Dan Lee
01-20-2009, 10:22 PM
ĐỂ GIỮ MÃI MÙA XUÂN
Tôi yêu hoa, mến cây cảnh và thích nuôi chim cá. Ngắm một đoá hoa nở; chăm chút một dáng cây ưng ý; nhìn đàn cá tung tăng; nghe tiếng chim hót thánh thót, tâm hồn thấy vui tươi thanh thản nhẹ nhàng. Vui đời cho đời vui.
1. Cây cảnh
Xây xong Nhà thờ, bà con giáo dân trong xứ đem tặng nhiều cây kiểng quý. Vì thế, trong khuôn viên nhà thờ có nhiều cây cảnh đẹp. Đủ các thế, các dáng, mỗi cây một vẽ. Mỗi cây đều có tên gọi ý nghĩa như ”nghiêng phong”, “thác đổ”, “tam cương ngũ thường”…Mỗi dịp xuân về tết đến, các “nghệ nhân” cây nhà lá vườn nhiệt tình đến cần mẫn cắt tỉa, tạo dáng, chăm bón để những chậu kiểng mang nét đẹp mới cho mọi người vui xuân thưởng lãm.
Chơi cây cảnh là cả một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều công phu và sự kiên nhẫn. Có lẽ khởi đầu của thú chơi kiểng là khi trầm trồ ngắm nghía một bông hoa, con người đã hái cành hoa đem về nhà để cái đẹp còn ở bên mình lâu hơn. Rồi từ từ, thích một dáng cây, người ta bứng cây về trồng, dày công chăm sóc để hàng ngày nhìn ngắm, thưởng thức. Tại sao mình không can thiệp vào cây, vào hoa để tạo ra cái đẹp đa dạng và phong phú hơn? Những ý nghĩ đó thôi thúc. Con người đã đi từ cảm nhận thuần tuý đến tác động của lý trí khi đối diện với cây cảnh, với hoa. Dần dần con người góp phần tạo ra một thiên nhiên mới theo từng phong cách riêng biệt.
Lối chơi, phong cách chơi được hình thành một phần từ đặc điểm thiên nhiên của từng vùng miền.
Sài gòn khai thác thế mạnh ở các giống cây: cần thăng, mai chiếu thuỷ, mai xuân từ rào, vườn vào bồn, chậu. Thân lớn, đế gốc đẹp (vì mạch ngầm cạn, rễ ăn ngang), chi cành chủ yếu tán, mảng - cắt tỉa thành phiến vun lên ở giữa.
Hà Nội rất giỏi về cây tạo tầng, tán với các chủng loại sanh, tùng, la hán, ngâu. Bộ phận chơi bonsai khá táo bạo ở đường nét: thoáng gốc, cành không theo trật tự cứng nhắc mà thoải mái, hài hoà. Nắng gắt, mưa dầm và bão lũ của miền Trung đã tạo ra kiểu khí tiết độc đáo của cây: cằn cỗi, gân guốc, tỷ lệ chi cành, thân gốc phù hợp, gần với tự nhiên. Các loại kiểng trồng chủ yếu là tùng, mai, gừa, sanh, me. Cây khai thác ở Bình Định đặc sắc có sam, sơn liễu… Các nghệ nhân vùng này cắt tỉa rất công phu tạo thành từng mảng chi rất khúc chiết, thanh thoát. Cây vừa đẹp rất tự nhiên vừa phơi trải đường nét đầy quyến rũ từ dáng thế đến gốc rễ, thân cành.
Theo dòng thời gian giao lưu nên có sự pha trộn phong cách ba miền theo nhu cầu sử dụng. Cái độc đáo của đường nét miền Trung đã du nhập khá mạnh vào vườn cảnh Bắc, Nam. Và cách tạo dáng cây cảnh đầy ưu thế cho trang trí của Sài Gòn, Hà Nội đã hiện hữu ở khắp các ngoại viên miền Trung.
Ngoài yếu tố thưởng ngoạn, với cây cảnh, khi tạo tác và chăm sóc, con người đã ký thác nhiều triết lý nhân sinh hoặc ít nhất là sự thể hiện mình, thể hiện cái tôi với cuộc đời.
Với hoa, con người nhập cuộc bằng cả hệ thống ẩn ngữ. Nhiều khi mọi thứ thật đơn giản: sau bao công phu chăm sóc, cái chồi hoa, nụ hoa nhú ra và lúc hoa bừng nở tinh khôi, rạng rỡ như một tặng vật tuyệt vời thiên nhiên dành cho ta, con người cảm nhận được cái hạnh phúc vừa nhân quả vừa bất ngờ. Và, dù trường phái nào, phong cách nào, quá trình tạo tác cây cảnh đã góp phần làm con người tự hoàn thiện mình hơn.
Xuân đến, hoa về trên mọi lối, thấy nôn nao và bận rộn. Một cành mai, một nhánh đào cũng đã làm nên phong vị Tết. Đào được ví như cốt cách người quân tử, vượt qua cô đơn giá lạnh mà tấm thân khô gầy vẫn giữ nguyên sắc màu cho hoa. Xuân cũng là mùa hoa cúc. Trong muôn vàn loài hoa, cúc được xếp vào hàng tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai). Cúc phong phú về chủng loại và đậm đà hương sắc. Cúc đẹp bởi sự giản dị khiêm nhường làm cho không gian mùa xuân thêm đằm thắm và lưu luyến. Một nhành mai tinh khiết, một đóa hồng tình yêu, cuộc đời thêm niềm vui.
Những ngày Tết, hoa rực rỡ khoe sắc, hoa ngào ngạt toả hương, hoa mang nét đẹp thanh thoát đến với mọi nhà. Mấy ngày vui Tết đi qua, hoa ủ rũ héo tàn. Hương sắc của hoa hôm qua, bây giờ rụng úa tàn tạ. Mau vứt vào thùng rác. Hôm trước nâng niu, hôm sau vứt bỏ. Một đời hoa chóng tàn phai. Hoa và rác, một bài học nhân sinh như lời sách Giảng viên: “Phù hoa nối tiếp phù hoa, chi chi chăng nữa cũng là phù hoa” (Gv 1,2).
Có gì bền vững đâu. Thánh Vịnh ví von đời người như hoa cỏ:
“Đời sống con người giống như hoa cỏ.
Như bông hoa nở trên cánh đồng.
Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi.
Nơi nó mọc không còn mang vết tích” (TV 102).
2. Nuôi chim
Cùng với cây cảnh, chim cá là những vật nuôi làm đời sống tinh thần con người thêm phong phú. Ký ức tuổi thơ của nhiều người còn lưu giữ niềm vui, sự đam mê chăm sóc những con chim non trong cái hộp giấy hoặc chuyện lùng bắt cá thia, nuôi cá ngũ sắc trong các chậu đất hay chai lọ.
Cái hấp dẫn của chơi chim có nhiều chặng: bẫy rập, thuần dưỡng và thưởng thức. Nghề bẫy rập cuốn hút sự đam mê không ít người. Từ huấn luyện chim mồi đến chọn địa điểm, cách điều khiển chim mồi chớp cánh (ở cu cườm)…, người đi nhử chim vừa có cái hồi hộp của thú đi săn khi con mồi lò dò đến bẫy, vừa có cái niềm vui chiến thắng hoặc hậm hụi luyến tiếc khi thất bại. Con chim bẫy được mang về, người nuôi chim công phu nhử chim ăn rồi tạo sự thích nghi từ con chim bổi thành chim nhà. Nó chịu ăn, chịu sống gần người rồi sinh đẻ (với yến, phụng, sẻ Tàu…) hoặc líu lo giọng hót (khướu, chích choè, hoạ mi, chớp mào…). Niềm vui của người chơi chim là chăm sóc và thưởng thức sắc màu, tiếng hót của chim. Đặc biệt là tiếng hót. Tiếng gáy, tiếng gù của chim cu cườm luôn làm nôn nao lòng người. Nó gợi nhớ đến vùng quê nơi ta sinh trưởng hoặc một lần đi qua. Con chích choè hay ríu rít ở bờ tre. Con sơn ca bay vút lên tầng không và thả xuống, cao dần từng dải âm thanh lảnh lót trên đồng ngập nắng mai. Con hoạ mi ngửa cổ phóng vào không gian những âm thanh ngọt sắc, đầy uy vũ khiến hồn người thoáng chút lãng đãng nhớ đến những khu rừng, những đêm trăng kỳ ảo.
3. Nuôi cá.
Nếu như tiếng nhạc chim làm trong trẻo cả không gian, làm thư thái và giàu có cho tâm hồn con người thì những vũ điệu im lặng và huyền ảo của cá cũng thật đặc biệt. Nhìn những con cá thần tiên buông các dải lụa mềm, thướt tha, uyển chuyển, những màu sắc và hình thể sinh động của cá bốn đuôi, cá đen, cá tỳ bà… bơi lượn, thần kinh con người dịu lại, vơi đi những căng thẳng lo toan. Người ta đã cho các bệnh nhân đau răng ngồi ngắm bể cá 15 phút trước khi nhổ răng, kết quả thật bất ngờ: sự lo âu, hồi hộp giảm hẳn! Hình như vẻ bình yên, an nhiên rất “đạt đạo” của cá đã “dạy” cho con người một điều gì đó.
4. Mùa xuân và tuổi trẻ.
Mùa xuân hàng năm, người ta thường tổ chức những hội hoa xuân, hội thi chim, thi cá. Đó cũng là biết cách chăm sóc mình hơn. Cũng là thêm các hoạt động vui tươi, bổ ích cho đời sống xã hội.
Xuân đến với bao sắc màu tươi trẻ. Đời người ta cũng có mùa xuân. Tuổi trẻ với niềm vui tươi thắm, sức sống dạt dào, khối óc và con tim rộng mở với muôn tình ý cao đẹp. Đó chính là mùa xuân cuộc đời. Với tuổi trẻ, bao nhiêu ước mơ đã chớm nở, bao nhiêu lý tưởng sáng ngời được định hướng, bao nhiêu tình cảm cao thượng đựơc khơi nguồn, bao nhiêu đam mê nồng nhiệt trào dâng. Tuổi trẻ, giấc mộng đời đẹp hơn cả hoa cỏ mùa xuân, ý hướng đời cao hơn trời mây lồng lộng. Xuân đất trời đến rồi đi. Còn xuân cuộc đời, nếu biết gìn giữ thì cả cuộc đời là mùa xuân bất diệt. Đặc điểm của xuân đất trời là niềm vui, sự thắm tươi của màu sắc, sự đâm chồi nảy lộc của cỏ cây. Với đời người cũng thế. Khi ta vui ta tươi tắn, phát sinh những tư tưởng những tình cảm tốt đẹp…khi ấy ta có cả mùa xuân. Khi ta yêu thương chan chứa, trái tim rung động với những tình cảm trong sáng, ta cảm xúc tình người dào dạt. Khi lý tưởng là ngôi sao hướng dẫn đời ta; khi ta còn biết ước mơ những điều cao đẹp và quyết tâm thực hiện ước mơ đó thành sự thật; khi ta sống an hoà với chính mình với tha nhân…khi ấy mùa xuân vẫn còn mãi trong ta; cho dù có thể làn da ta không còn mịn màng, đôi môi ta không còn tươi mọng, vầng trán ta không còn phẳng phiu, tay ta không còn nhanh nhẹn, chân ta không còn vững mạnh. Nhưng làm sao có đựơc mãi mùa xuân cuộc đời? Có nhiều phương pháp tập luyện nâng cao sức khoẻ. Quan trọng là tinh thần giữ niềm vui, tâm hồn trong sạch, làm việc hết nghị lực. Trên tất cả, để có mãi mùa xuân cuộc đời, cần hướng lòng về Thiên Chúa. Ngài là Đấng tác tạo mùa xuân đất trời cũng như mùa xuân tâm hồn. Ngài là mùa xuân viên mãn vì Ngài là Đấng ban sự sống cho muôn loài. Ngài là mùa xuân hạnh phúc vì Ngài là tình yêu.
Cây cảnh, hoa lá, chim cá đã song hành cùng mùa xuân làm đẹp hồn người. Gần gũi thiên nhiên sẽ giúp con người giữ mãi mùa xuân. Yêu mến thiên nhiên sẽ nâng tâm hồn con người hướng về Thiên Chúa Tuyệt Mỹ, Đấng tác tạo muôn vẻ đẹp tươi trẻ cho nhân trần.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Tôi yêu hoa, mến cây cảnh và thích nuôi chim cá. Ngắm một đoá hoa nở; chăm chút một dáng cây ưng ý; nhìn đàn cá tung tăng; nghe tiếng chim hót thánh thót, tâm hồn thấy vui tươi thanh thản nhẹ nhàng. Vui đời cho đời vui.
1. Cây cảnh
Xây xong Nhà thờ, bà con giáo dân trong xứ đem tặng nhiều cây kiểng quý. Vì thế, trong khuôn viên nhà thờ có nhiều cây cảnh đẹp. Đủ các thế, các dáng, mỗi cây một vẽ. Mỗi cây đều có tên gọi ý nghĩa như ”nghiêng phong”, “thác đổ”, “tam cương ngũ thường”…Mỗi dịp xuân về tết đến, các “nghệ nhân” cây nhà lá vườn nhiệt tình đến cần mẫn cắt tỉa, tạo dáng, chăm bón để những chậu kiểng mang nét đẹp mới cho mọi người vui xuân thưởng lãm.
Chơi cây cảnh là cả một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều công phu và sự kiên nhẫn. Có lẽ khởi đầu của thú chơi kiểng là khi trầm trồ ngắm nghía một bông hoa, con người đã hái cành hoa đem về nhà để cái đẹp còn ở bên mình lâu hơn. Rồi từ từ, thích một dáng cây, người ta bứng cây về trồng, dày công chăm sóc để hàng ngày nhìn ngắm, thưởng thức. Tại sao mình không can thiệp vào cây, vào hoa để tạo ra cái đẹp đa dạng và phong phú hơn? Những ý nghĩ đó thôi thúc. Con người đã đi từ cảm nhận thuần tuý đến tác động của lý trí khi đối diện với cây cảnh, với hoa. Dần dần con người góp phần tạo ra một thiên nhiên mới theo từng phong cách riêng biệt.
Lối chơi, phong cách chơi được hình thành một phần từ đặc điểm thiên nhiên của từng vùng miền.
Sài gòn khai thác thế mạnh ở các giống cây: cần thăng, mai chiếu thuỷ, mai xuân từ rào, vườn vào bồn, chậu. Thân lớn, đế gốc đẹp (vì mạch ngầm cạn, rễ ăn ngang), chi cành chủ yếu tán, mảng - cắt tỉa thành phiến vun lên ở giữa.
Hà Nội rất giỏi về cây tạo tầng, tán với các chủng loại sanh, tùng, la hán, ngâu. Bộ phận chơi bonsai khá táo bạo ở đường nét: thoáng gốc, cành không theo trật tự cứng nhắc mà thoải mái, hài hoà. Nắng gắt, mưa dầm và bão lũ của miền Trung đã tạo ra kiểu khí tiết độc đáo của cây: cằn cỗi, gân guốc, tỷ lệ chi cành, thân gốc phù hợp, gần với tự nhiên. Các loại kiểng trồng chủ yếu là tùng, mai, gừa, sanh, me. Cây khai thác ở Bình Định đặc sắc có sam, sơn liễu… Các nghệ nhân vùng này cắt tỉa rất công phu tạo thành từng mảng chi rất khúc chiết, thanh thoát. Cây vừa đẹp rất tự nhiên vừa phơi trải đường nét đầy quyến rũ từ dáng thế đến gốc rễ, thân cành.
Theo dòng thời gian giao lưu nên có sự pha trộn phong cách ba miền theo nhu cầu sử dụng. Cái độc đáo của đường nét miền Trung đã du nhập khá mạnh vào vườn cảnh Bắc, Nam. Và cách tạo dáng cây cảnh đầy ưu thế cho trang trí của Sài Gòn, Hà Nội đã hiện hữu ở khắp các ngoại viên miền Trung.
Ngoài yếu tố thưởng ngoạn, với cây cảnh, khi tạo tác và chăm sóc, con người đã ký thác nhiều triết lý nhân sinh hoặc ít nhất là sự thể hiện mình, thể hiện cái tôi với cuộc đời.
Với hoa, con người nhập cuộc bằng cả hệ thống ẩn ngữ. Nhiều khi mọi thứ thật đơn giản: sau bao công phu chăm sóc, cái chồi hoa, nụ hoa nhú ra và lúc hoa bừng nở tinh khôi, rạng rỡ như một tặng vật tuyệt vời thiên nhiên dành cho ta, con người cảm nhận được cái hạnh phúc vừa nhân quả vừa bất ngờ. Và, dù trường phái nào, phong cách nào, quá trình tạo tác cây cảnh đã góp phần làm con người tự hoàn thiện mình hơn.
Xuân đến, hoa về trên mọi lối, thấy nôn nao và bận rộn. Một cành mai, một nhánh đào cũng đã làm nên phong vị Tết. Đào được ví như cốt cách người quân tử, vượt qua cô đơn giá lạnh mà tấm thân khô gầy vẫn giữ nguyên sắc màu cho hoa. Xuân cũng là mùa hoa cúc. Trong muôn vàn loài hoa, cúc được xếp vào hàng tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai). Cúc phong phú về chủng loại và đậm đà hương sắc. Cúc đẹp bởi sự giản dị khiêm nhường làm cho không gian mùa xuân thêm đằm thắm và lưu luyến. Một nhành mai tinh khiết, một đóa hồng tình yêu, cuộc đời thêm niềm vui.
Những ngày Tết, hoa rực rỡ khoe sắc, hoa ngào ngạt toả hương, hoa mang nét đẹp thanh thoát đến với mọi nhà. Mấy ngày vui Tết đi qua, hoa ủ rũ héo tàn. Hương sắc của hoa hôm qua, bây giờ rụng úa tàn tạ. Mau vứt vào thùng rác. Hôm trước nâng niu, hôm sau vứt bỏ. Một đời hoa chóng tàn phai. Hoa và rác, một bài học nhân sinh như lời sách Giảng viên: “Phù hoa nối tiếp phù hoa, chi chi chăng nữa cũng là phù hoa” (Gv 1,2).
Có gì bền vững đâu. Thánh Vịnh ví von đời người như hoa cỏ:
“Đời sống con người giống như hoa cỏ.
Như bông hoa nở trên cánh đồng.
Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi.
Nơi nó mọc không còn mang vết tích” (TV 102).
2. Nuôi chim
Cùng với cây cảnh, chim cá là những vật nuôi làm đời sống tinh thần con người thêm phong phú. Ký ức tuổi thơ của nhiều người còn lưu giữ niềm vui, sự đam mê chăm sóc những con chim non trong cái hộp giấy hoặc chuyện lùng bắt cá thia, nuôi cá ngũ sắc trong các chậu đất hay chai lọ.
Cái hấp dẫn của chơi chim có nhiều chặng: bẫy rập, thuần dưỡng và thưởng thức. Nghề bẫy rập cuốn hút sự đam mê không ít người. Từ huấn luyện chim mồi đến chọn địa điểm, cách điều khiển chim mồi chớp cánh (ở cu cườm)…, người đi nhử chim vừa có cái hồi hộp của thú đi săn khi con mồi lò dò đến bẫy, vừa có cái niềm vui chiến thắng hoặc hậm hụi luyến tiếc khi thất bại. Con chim bẫy được mang về, người nuôi chim công phu nhử chim ăn rồi tạo sự thích nghi từ con chim bổi thành chim nhà. Nó chịu ăn, chịu sống gần người rồi sinh đẻ (với yến, phụng, sẻ Tàu…) hoặc líu lo giọng hót (khướu, chích choè, hoạ mi, chớp mào…). Niềm vui của người chơi chim là chăm sóc và thưởng thức sắc màu, tiếng hót của chim. Đặc biệt là tiếng hót. Tiếng gáy, tiếng gù của chim cu cườm luôn làm nôn nao lòng người. Nó gợi nhớ đến vùng quê nơi ta sinh trưởng hoặc một lần đi qua. Con chích choè hay ríu rít ở bờ tre. Con sơn ca bay vút lên tầng không và thả xuống, cao dần từng dải âm thanh lảnh lót trên đồng ngập nắng mai. Con hoạ mi ngửa cổ phóng vào không gian những âm thanh ngọt sắc, đầy uy vũ khiến hồn người thoáng chút lãng đãng nhớ đến những khu rừng, những đêm trăng kỳ ảo.
3. Nuôi cá.
Nếu như tiếng nhạc chim làm trong trẻo cả không gian, làm thư thái và giàu có cho tâm hồn con người thì những vũ điệu im lặng và huyền ảo của cá cũng thật đặc biệt. Nhìn những con cá thần tiên buông các dải lụa mềm, thướt tha, uyển chuyển, những màu sắc và hình thể sinh động của cá bốn đuôi, cá đen, cá tỳ bà… bơi lượn, thần kinh con người dịu lại, vơi đi những căng thẳng lo toan. Người ta đã cho các bệnh nhân đau răng ngồi ngắm bể cá 15 phút trước khi nhổ răng, kết quả thật bất ngờ: sự lo âu, hồi hộp giảm hẳn! Hình như vẻ bình yên, an nhiên rất “đạt đạo” của cá đã “dạy” cho con người một điều gì đó.
4. Mùa xuân và tuổi trẻ.
Mùa xuân hàng năm, người ta thường tổ chức những hội hoa xuân, hội thi chim, thi cá. Đó cũng là biết cách chăm sóc mình hơn. Cũng là thêm các hoạt động vui tươi, bổ ích cho đời sống xã hội.
Xuân đến với bao sắc màu tươi trẻ. Đời người ta cũng có mùa xuân. Tuổi trẻ với niềm vui tươi thắm, sức sống dạt dào, khối óc và con tim rộng mở với muôn tình ý cao đẹp. Đó chính là mùa xuân cuộc đời. Với tuổi trẻ, bao nhiêu ước mơ đã chớm nở, bao nhiêu lý tưởng sáng ngời được định hướng, bao nhiêu tình cảm cao thượng đựơc khơi nguồn, bao nhiêu đam mê nồng nhiệt trào dâng. Tuổi trẻ, giấc mộng đời đẹp hơn cả hoa cỏ mùa xuân, ý hướng đời cao hơn trời mây lồng lộng. Xuân đất trời đến rồi đi. Còn xuân cuộc đời, nếu biết gìn giữ thì cả cuộc đời là mùa xuân bất diệt. Đặc điểm của xuân đất trời là niềm vui, sự thắm tươi của màu sắc, sự đâm chồi nảy lộc của cỏ cây. Với đời người cũng thế. Khi ta vui ta tươi tắn, phát sinh những tư tưởng những tình cảm tốt đẹp…khi ấy ta có cả mùa xuân. Khi ta yêu thương chan chứa, trái tim rung động với những tình cảm trong sáng, ta cảm xúc tình người dào dạt. Khi lý tưởng là ngôi sao hướng dẫn đời ta; khi ta còn biết ước mơ những điều cao đẹp và quyết tâm thực hiện ước mơ đó thành sự thật; khi ta sống an hoà với chính mình với tha nhân…khi ấy mùa xuân vẫn còn mãi trong ta; cho dù có thể làn da ta không còn mịn màng, đôi môi ta không còn tươi mọng, vầng trán ta không còn phẳng phiu, tay ta không còn nhanh nhẹn, chân ta không còn vững mạnh. Nhưng làm sao có đựơc mãi mùa xuân cuộc đời? Có nhiều phương pháp tập luyện nâng cao sức khoẻ. Quan trọng là tinh thần giữ niềm vui, tâm hồn trong sạch, làm việc hết nghị lực. Trên tất cả, để có mãi mùa xuân cuộc đời, cần hướng lòng về Thiên Chúa. Ngài là Đấng tác tạo mùa xuân đất trời cũng như mùa xuân tâm hồn. Ngài là mùa xuân viên mãn vì Ngài là Đấng ban sự sống cho muôn loài. Ngài là mùa xuân hạnh phúc vì Ngài là tình yêu.
Cây cảnh, hoa lá, chim cá đã song hành cùng mùa xuân làm đẹp hồn người. Gần gũi thiên nhiên sẽ giúp con người giữ mãi mùa xuân. Yêu mến thiên nhiên sẽ nâng tâm hồn con người hướng về Thiên Chúa Tuyệt Mỹ, Đấng tác tạo muôn vẻ đẹp tươi trẻ cho nhân trần.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An