Dan Lee
01-24-2009, 09:45 AM
Toà Thánh kêu gọi lưu tâm đặc biệt đến trẻ em nhân Ngày Bệnh Phong Thế Giới
Vatican (AsiaNews) - Trong cuộc chiến chống lại bệnh phong, cuộc chiến cần phải được dẫn dắt từ cả quan điểm về chăm sóc y tế và xã hội, nhất là phải chú ý đến sự cần thiết gìn giữ trẻ em tránh bị lây nhiễm bởi căn bệnh này, vốn hiện chiếm hơn 40 ngàn người trên khắp thế giới, trong đó có 12% các ca bệnh mới được phát hiện ở trẻ em dưới 15 tuổi. Chúng gặp phải nguy cơ có thể thấy được là "tương lai của chúng mờ mịt do những hậu quả tiêu cực của căn bệnh".
http://www.vietcatholic.org/pics/Dilinh-lebbra.JPG
Bệnh nhân phong tại Di Linh, Việt Nam
Trên đây là lời kêu gọi của Toà Thánh Vatican gởi đến các tổ chức chính phủ và tất cả những người dấn thân vào cuộc chiến chống lại bệnh phong, được Đức Hồng y Javier Lozano Barragán, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Chăm Sóc Mục Vụ cho Nhân Viên Y Tế đưa ra trong một sứ điệp công bố hôm 22/1 nhân Ngày Bệnh Phong Thế Giới lần thứ 56 sẽ được tổ chức vào ngày 26/01/2009.
Sứ điệp lưu ý rằng các tính toán gần đây nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được đề cập đến vào năm 2007, đã có 254.525 ca bệnh phong mới trong đó có 212.802 người đã được điều trị. Sứ điệp cho hay thêm: Thật không may là "căn bệnh này cũng không miễn thứ cho trẻ em. Theo tính toán của AIFO (Hiệp hội Bạn hữu của Raoul Follereau), mỗi năm trên thế giới có 40.000 trẻ em mắc bệnh phong, và khoảng 12% tất cả các trường hợp mới nhiễm bệnh phong là trẻ em dưới mười lăm tuổi".
Sứ điệp lưu ý: “Trong năm ‘Kỷ niệm lần thứ 20 Công ước về Quyền trẻ em, và với sự lưu tâm đặc biệt của Chúa Giêsu Kitô đối với chúng 'vì Nước Trời là thuộc về những ai giống như chúng"(Mt 19,14), "Tôi gửi lời kêu gọi đến những người đứng đầu các tổ chức chính phủ hãy lưu tâm đặc biệt - trong việc triển khai các chương trình và kế hoạch y tế ở các quốc gia trên thế giới – đến trẻ em bị bệnh phong và có thể thấy được nguy cơ tương lai của chúng mờ mịt do những hậu quả tiêu cực của căn bệnh. Từ điều này nảy sinh nhu cầu cấp thiết cho các tổ chức chính phủ đưa ra biểu hiện thực tế đối với 'quyền của trẻ em được hưởng tiêu chuẩn cao nhất có thể được về sức khỏe và có được các tiện nghi điều trị bệnh tật và phục hồi sức khỏe' đã được quy cho trẻ em trong điều 24 của Công ước về Quyền trẻ em".
http://www.vietcatholic.org/pics/INDIA-LEBBRA.jpg
Bệnh nhân phong tại Ấn Độ
Dù thế, thật đáng tiếc là trên bình diện xã hội, sự khiếp sợ vô căn cứ vẫn tiếp tục nảy sinh bởi sự dốt nát về căn bệnh Hansen (phong cùi). Những khiếp sợ này tạo ra cảm giác của sự loại trừ và thường tạo ra sự sỉ nhục nặng nề đối với những người bị nhiễm bệnh phong, nhất là làm cho họ dễ bị tổn thương. ‘Ngày Bệnh Phong Thế Giới lần thứ 56’ này là cơ hội thích hợp để mang đến cho cộng đồng nhân loại thông tinh chính xác, khái quát và huyết mạch về bệnh phong, về những hậu quả tàn phá của nó trên cơ thể con người nếu họ không được điều trị và trên các gia đình và trên xã hội, và để khuyến khích các cá nhân và tập thể có trách nhiệm dấn thân vào hoạt động liên đới huynh đệ".
Đức Hồng y Barragan nhắc lại về lịch sử lâu đời của Giáo Hội chăm sóc đặc biệt cho các bệnh nhân phong, với công việc thiện nguyện của các dòng tu, các tổ chức từ thiện và các giáo dân chăm sóc xã hội. Trong số những người này, sứ điệp nhắc đến chân phước Damiano di Veuster, "người tông đồ không mệt mỏi và mẫu mực đối với các anh em, chị em mắc bệnh phong", là "biểu tượng của tất cả những người tận hiến cho Chúa Kitô với lời khấn bắt đầu từ hôm nay hiến dâng cuộc đời mình cho những người như thế, mang tất cả nguồn lực sẵn có của mình vì sức khoẻ của những người bị nhiễm bệnh phong ở mọi miền của thế giới ", trong khi "Giới giáo dân Công Giáo có người chiến sĩ của mình nơi Raoul Follereau, nhà tổ chức và là người cổ võ cho 'Ngày Thế giới' này, người tiếp tục hoạt động mang lại lợi ích qua 'Hiệp hội Bạn hữu', vốn được lập nên để tưởng nhớ ngài ".
Sứ điệp kết luận: "Thật là tốt đẹp và an ủi khi nhận thấy rằng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh phong, các hiệp hội và tổ chức phi chính phủ đã hiện diện vượt ra ngoài những phạm trù tôn giáo, ý thức hệ, văn hóa, tất cả đều gặp gỡ nhau vì mục đích chung mang đến cho những người bệnh cơ hội của sự khôi phục tình trạng xã hội, chăm sóc sức khỏe, và hạnh phúc tinh thần. Nhất là, chúng tôi tỏ lòng biết ơn đối với Tổ chức Sasakawa vì những đóng góp vô giá trong nhiều thập kỷ đối với sự nghiệp này bằng sự hỗ trợ tài chính cho các tổ chức của cộng đồng quốc tế trong nghiên cứu ở lĩnh vực điều trị".
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
Vatican (AsiaNews) - Trong cuộc chiến chống lại bệnh phong, cuộc chiến cần phải được dẫn dắt từ cả quan điểm về chăm sóc y tế và xã hội, nhất là phải chú ý đến sự cần thiết gìn giữ trẻ em tránh bị lây nhiễm bởi căn bệnh này, vốn hiện chiếm hơn 40 ngàn người trên khắp thế giới, trong đó có 12% các ca bệnh mới được phát hiện ở trẻ em dưới 15 tuổi. Chúng gặp phải nguy cơ có thể thấy được là "tương lai của chúng mờ mịt do những hậu quả tiêu cực của căn bệnh".
http://www.vietcatholic.org/pics/Dilinh-lebbra.JPG
Bệnh nhân phong tại Di Linh, Việt Nam
Trên đây là lời kêu gọi của Toà Thánh Vatican gởi đến các tổ chức chính phủ và tất cả những người dấn thân vào cuộc chiến chống lại bệnh phong, được Đức Hồng y Javier Lozano Barragán, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Chăm Sóc Mục Vụ cho Nhân Viên Y Tế đưa ra trong một sứ điệp công bố hôm 22/1 nhân Ngày Bệnh Phong Thế Giới lần thứ 56 sẽ được tổ chức vào ngày 26/01/2009.
Sứ điệp lưu ý rằng các tính toán gần đây nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được đề cập đến vào năm 2007, đã có 254.525 ca bệnh phong mới trong đó có 212.802 người đã được điều trị. Sứ điệp cho hay thêm: Thật không may là "căn bệnh này cũng không miễn thứ cho trẻ em. Theo tính toán của AIFO (Hiệp hội Bạn hữu của Raoul Follereau), mỗi năm trên thế giới có 40.000 trẻ em mắc bệnh phong, và khoảng 12% tất cả các trường hợp mới nhiễm bệnh phong là trẻ em dưới mười lăm tuổi".
Sứ điệp lưu ý: “Trong năm ‘Kỷ niệm lần thứ 20 Công ước về Quyền trẻ em, và với sự lưu tâm đặc biệt của Chúa Giêsu Kitô đối với chúng 'vì Nước Trời là thuộc về những ai giống như chúng"(Mt 19,14), "Tôi gửi lời kêu gọi đến những người đứng đầu các tổ chức chính phủ hãy lưu tâm đặc biệt - trong việc triển khai các chương trình và kế hoạch y tế ở các quốc gia trên thế giới – đến trẻ em bị bệnh phong và có thể thấy được nguy cơ tương lai của chúng mờ mịt do những hậu quả tiêu cực của căn bệnh. Từ điều này nảy sinh nhu cầu cấp thiết cho các tổ chức chính phủ đưa ra biểu hiện thực tế đối với 'quyền của trẻ em được hưởng tiêu chuẩn cao nhất có thể được về sức khỏe và có được các tiện nghi điều trị bệnh tật và phục hồi sức khỏe' đã được quy cho trẻ em trong điều 24 của Công ước về Quyền trẻ em".
http://www.vietcatholic.org/pics/INDIA-LEBBRA.jpg
Bệnh nhân phong tại Ấn Độ
Dù thế, thật đáng tiếc là trên bình diện xã hội, sự khiếp sợ vô căn cứ vẫn tiếp tục nảy sinh bởi sự dốt nát về căn bệnh Hansen (phong cùi). Những khiếp sợ này tạo ra cảm giác của sự loại trừ và thường tạo ra sự sỉ nhục nặng nề đối với những người bị nhiễm bệnh phong, nhất là làm cho họ dễ bị tổn thương. ‘Ngày Bệnh Phong Thế Giới lần thứ 56’ này là cơ hội thích hợp để mang đến cho cộng đồng nhân loại thông tinh chính xác, khái quát và huyết mạch về bệnh phong, về những hậu quả tàn phá của nó trên cơ thể con người nếu họ không được điều trị và trên các gia đình và trên xã hội, và để khuyến khích các cá nhân và tập thể có trách nhiệm dấn thân vào hoạt động liên đới huynh đệ".
Đức Hồng y Barragan nhắc lại về lịch sử lâu đời của Giáo Hội chăm sóc đặc biệt cho các bệnh nhân phong, với công việc thiện nguyện của các dòng tu, các tổ chức từ thiện và các giáo dân chăm sóc xã hội. Trong số những người này, sứ điệp nhắc đến chân phước Damiano di Veuster, "người tông đồ không mệt mỏi và mẫu mực đối với các anh em, chị em mắc bệnh phong", là "biểu tượng của tất cả những người tận hiến cho Chúa Kitô với lời khấn bắt đầu từ hôm nay hiến dâng cuộc đời mình cho những người như thế, mang tất cả nguồn lực sẵn có của mình vì sức khoẻ của những người bị nhiễm bệnh phong ở mọi miền của thế giới ", trong khi "Giới giáo dân Công Giáo có người chiến sĩ của mình nơi Raoul Follereau, nhà tổ chức và là người cổ võ cho 'Ngày Thế giới' này, người tiếp tục hoạt động mang lại lợi ích qua 'Hiệp hội Bạn hữu', vốn được lập nên để tưởng nhớ ngài ".
Sứ điệp kết luận: "Thật là tốt đẹp và an ủi khi nhận thấy rằng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh phong, các hiệp hội và tổ chức phi chính phủ đã hiện diện vượt ra ngoài những phạm trù tôn giáo, ý thức hệ, văn hóa, tất cả đều gặp gỡ nhau vì mục đích chung mang đến cho những người bệnh cơ hội của sự khôi phục tình trạng xã hội, chăm sóc sức khỏe, và hạnh phúc tinh thần. Nhất là, chúng tôi tỏ lòng biết ơn đối với Tổ chức Sasakawa vì những đóng góp vô giá trong nhiều thập kỷ đối với sự nghiệp này bằng sự hỗ trợ tài chính cho các tổ chức của cộng đồng quốc tế trong nghiên cứu ở lĩnh vực điều trị".
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương