Dan Lee
01-26-2009, 03:37 PM
Đức Thánh Cha chúc Tết các nước Á Đông
http://vietcatholic.net/Pics/vatican_pope_xppc108.jpg
Kinh Truyền tin Chúa Nhật 25-1
Hôm qua là ngày 25 tháng giêng, lễ thánh Phaolô tông đồ trở lại. Năm nay tuy trùng vào Chúa Nhật, nhưng vẫn được cử hành đặc biệt bởi vì chúng ta đang mừng kỷ niệm hai ngàn năm sinh nhật của thánh Phaolô. Cũng như những năm trước, đức thánh cha đã ra đền thờ thánh Phaolô ngoại thành để chủ toạ phụng vụ Kinh chiều, bế mạc tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu được hợp nhất. Những chủ đề chính của bài giảng được tóm lại trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin. Ngoài ra, hôm qua cũng trùng với vài cơ hội đáng nhớ khác, chẳng hạn như ngày quốc tế dành cho các bệnh nhân phong cùi, và tại Italia là ngày kết thúc tháng học tập dành cho các thiếu nhi thuộc phong trào Công giáo tiến hành. Nhất là hôm qua là ngày áp Tết, và đức Bênêđictô XVI đã gửi lời chúc mừng đến nhân dân các nước Á Đông như sau:
Nhân dân tại nhiều quốc gia Á đông chuẩn bị mừng năm mới âm lịch. Tôi cầu chúc họ được sống những lễ này trong niềm hoan hỉ. Sự hoan hỉ bộc lộ tình trạng của con người sống hoà hợp với bản thân, và điều này chỉ có thể có được khi con người sống hoà hợp với Thiên Chúa và với vạn vật. Nguyện cầu cho niềm hoan hỉ luôn được sống động trong tâm hồn của hết mọi người trong các quốc gia mà tôi rất quý mến, và lan toả ra khắp thế giới.
Đề tài chính của bài huấn dụ nhằm giải thích ý nghĩa của lễ thánh Phaolô trở lại, trong tiếng latinh là “conversio”, quen dịch là “hoán cải”. Đây cũng là chủ đề của bài Tin mừng Chúa Nhật thứ ba mùa thường niên, thuật lại những lời kêu gọi của Chúa Giêsu vào lúc khai mạc sú vụ ở Galilê. Việc trở lại (hoán cải) không chỉ giới hạn vào sự từ bỏ con đường tội lỗi, nhưng cốt yếu là tin vào Chúa Giêsu Kitô, phó thác tất cả cuộc đời cho Chúa dẫn dắt. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin mừng Chúa Nhật hôm nay vang lên những lời giảng đầu tiên của Đức Giêsu ở miền Galilê: “Thời gian đã hoàn tất, vương triều Thiên Chúa đã gần kề: hãy hoán cải và tin vào Tin mừng” (Mc 1,15). Và đúng vào ngày hôm nay 25 tháng giêng là lễ kính việc hoán cải của thánh Phaolô. Thật là một cuộc trùng hợp may mắn, đặc biệt trong năm thánh Phaolô, nhờ thế chúng ta có thể hiểu rõ ý nghĩa của từ “hoán cải” – metanoia – khi nhìn vào kinh nghiệm của thánh tông đồ. Nói đúng ra, trong trường hợp của ông Phaolô, có vài người muốn tránh danh từ này, bởi vì theo họ, ông đã là một tín đồ rồi, thậm chí một tín đồ Do thái nhiệt thành, vì thế không phải là ông chuyển hoán từ chỗ vô đạo đến chỗ theo đạo, từ chỗ thờ tà thần đến chỗ tin nhận Thiên Chúa thật, và ông cũng không từ bỏ tín ngưỡng Do thái để tin theo Chúa Kitô. Thực ra, kinh nghiệm của ông Phaolô có thể trở thành khuôn mẫu cho mọi thứ hoán cải Kitô giáo.
Cuộc hoán cải của ông Phaolô đã chín mùi trong cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô Phục sinh; chính cuộc gặp gỡ này đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của ông. Trên đường đi Đamascô đã xảy ra cho ông điều mà Chúa Giêsu đòi hỏi trong bài Tin mừng hôm nay: ông Saulô đã hoán cải, bởi vì nhờ ánh sáng của Chúa, ông đã “tin vào Tin mừng”. Đây là cốt yếu của việc hoán cải của ông Phaolô và của chúng ta, đó là tin vào Chúa Giêsu đã chết và sống lại, và mở lòng để cho ân sủng Chúa chiếu soi. Từ lúc đó, ông Saulô hiểu rằng sự cứu rỗi không tuỳ thuộc vào những việc thiện mà ông đã thi hành theo Lề luật Moisen, nhưng tuỳ thuộc vào việc Chúa Kitô đã chịu chết cho mình là một kẻ bách hại ngài, và đã sống lại. Chân lý này, chiếu soi cuộc đời của mọi Kitô hữu nhờ bí tích thánh tẩy, đã lật ngược nếp sống của chúng ta. Hoán cải, kể cả đối với chúng ta, có nghĩa là tin rằng Chúa Giêsu “đã trao hiến mình vì tôi” qua việc chết trên thập giá (xc Gl 2,20), và sống lại, Người sống với tôi và trong tôi. Nhờ việc tín thác vào quyền năng tha thứ của Người, để cho Người cầm tay dẫn dắt, tôi có thể ra khỏi bãi cát lún của tính kiêu ngạo và tội lỗi, của tật gian dối và buồn phiền, của tính ích kỷ và an toàn giả tạo, để nhận biết và sống tình thương phong phú của Người.
Các bạn thân mến, lời kêu gọi hoán cải, được củng cố nhờ chứng từ của thánh Phaolô, vang lên ngày hôm nay, mang tính cách quan trọng cho cả lãnh vực đại kết, vào lúc kết thúc Tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu được hợp nhất. Thánh Tông đồ đã chỉ dạy chúng ta thái độ tinh thần cần thiết để có thể tiến tới trên con đường hiệp thông. Người viết trong thư gửi các tín hữu Philippê (3,12): “tôi chưa đạt tới đich, tôi chưa đạt sự hoàn thiện, nhưng tôi cố gắng để chiếm đoạt nó, bởi vì chính tôi đã được Chúa Kitô Giêsu chinh phục”. Các Kitô hữu chúng ta chưa đạt được đích điểm của sự hợp nhất toàn diện, nhưng nếu chúng ta để Chúa Giêsu cải hoán chúng ta liên lỉ, thì chắc chắn chúng ta sẽ đến. Xin Đức trinh nữ Maria là Mẹ của Hội thánh duy nhất và thánh thiện, cầu cho chúng ta được ơn hoán cải chân thành, ngõ hầu sớm thể hiện niềm mong đợi của Chúa Kitô: Ut unum sint (Xin cho tất cả nên một), Chúng ta hãy ký thác cho Mẹ buổi nguyện kinh chiều nay mà tôi sẽ chủ toạ ở đền thánh Phaolô ngoại thành, và cũng như mọi năm, sẽ có sự tham dự của các đại diện của các giáo hội và giáo đoàn hiện diện tại Rôma
Sau khi ban phép lành Toà thánh, đức thánh cha còn nhắc tới ngày dành cho các bệnh nhân phong cùi, được thiết lập cách đây 55 năm do sáng kiến của ông Raoul Follereau. Giáo hội luôn bày tỏ lòng quan tâm đối với các bệnh nhân, và hỗ trợ tất cả những dự án nhằm giúp cho các bệnh nhân được lành bệnh và hội nhập vào xã hội. Chính vì thế mà Giáo hội hoan nghênh phủ Cao Uỷ Liên hợp quốc phụ trách nhân quyền, vì tuyên ngôn mới đây thúc đẩy các quốc gia hãy tìm cách vượt qua sự kỳ thị các bệnh nhân và thân nhân của họ.
Kế đó, các em thiếu nhi thuộc phong trào Công giáo tiến hành đã đến trình bày kết quả của cuộc học tập trong tháng giêng vừa qua, nhằm cổ võ hoà bình qua tình liên đới đối với người nghèo. Từ cửa sổ văn phòng đức thánh cha, các em đã tung lên không trung 2 chim bồ câu như dấu hiệu của ý chí xây dựng hoà bình.
Bình Hòa
http://vietcatholic.net/Pics/vatican_pope_xppc108.jpg
Kinh Truyền tin Chúa Nhật 25-1
Hôm qua là ngày 25 tháng giêng, lễ thánh Phaolô tông đồ trở lại. Năm nay tuy trùng vào Chúa Nhật, nhưng vẫn được cử hành đặc biệt bởi vì chúng ta đang mừng kỷ niệm hai ngàn năm sinh nhật của thánh Phaolô. Cũng như những năm trước, đức thánh cha đã ra đền thờ thánh Phaolô ngoại thành để chủ toạ phụng vụ Kinh chiều, bế mạc tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu được hợp nhất. Những chủ đề chính của bài giảng được tóm lại trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin. Ngoài ra, hôm qua cũng trùng với vài cơ hội đáng nhớ khác, chẳng hạn như ngày quốc tế dành cho các bệnh nhân phong cùi, và tại Italia là ngày kết thúc tháng học tập dành cho các thiếu nhi thuộc phong trào Công giáo tiến hành. Nhất là hôm qua là ngày áp Tết, và đức Bênêđictô XVI đã gửi lời chúc mừng đến nhân dân các nước Á Đông như sau:
Nhân dân tại nhiều quốc gia Á đông chuẩn bị mừng năm mới âm lịch. Tôi cầu chúc họ được sống những lễ này trong niềm hoan hỉ. Sự hoan hỉ bộc lộ tình trạng của con người sống hoà hợp với bản thân, và điều này chỉ có thể có được khi con người sống hoà hợp với Thiên Chúa và với vạn vật. Nguyện cầu cho niềm hoan hỉ luôn được sống động trong tâm hồn của hết mọi người trong các quốc gia mà tôi rất quý mến, và lan toả ra khắp thế giới.
Đề tài chính của bài huấn dụ nhằm giải thích ý nghĩa của lễ thánh Phaolô trở lại, trong tiếng latinh là “conversio”, quen dịch là “hoán cải”. Đây cũng là chủ đề của bài Tin mừng Chúa Nhật thứ ba mùa thường niên, thuật lại những lời kêu gọi của Chúa Giêsu vào lúc khai mạc sú vụ ở Galilê. Việc trở lại (hoán cải) không chỉ giới hạn vào sự từ bỏ con đường tội lỗi, nhưng cốt yếu là tin vào Chúa Giêsu Kitô, phó thác tất cả cuộc đời cho Chúa dẫn dắt. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin mừng Chúa Nhật hôm nay vang lên những lời giảng đầu tiên của Đức Giêsu ở miền Galilê: “Thời gian đã hoàn tất, vương triều Thiên Chúa đã gần kề: hãy hoán cải và tin vào Tin mừng” (Mc 1,15). Và đúng vào ngày hôm nay 25 tháng giêng là lễ kính việc hoán cải của thánh Phaolô. Thật là một cuộc trùng hợp may mắn, đặc biệt trong năm thánh Phaolô, nhờ thế chúng ta có thể hiểu rõ ý nghĩa của từ “hoán cải” – metanoia – khi nhìn vào kinh nghiệm của thánh tông đồ. Nói đúng ra, trong trường hợp của ông Phaolô, có vài người muốn tránh danh từ này, bởi vì theo họ, ông đã là một tín đồ rồi, thậm chí một tín đồ Do thái nhiệt thành, vì thế không phải là ông chuyển hoán từ chỗ vô đạo đến chỗ theo đạo, từ chỗ thờ tà thần đến chỗ tin nhận Thiên Chúa thật, và ông cũng không từ bỏ tín ngưỡng Do thái để tin theo Chúa Kitô. Thực ra, kinh nghiệm của ông Phaolô có thể trở thành khuôn mẫu cho mọi thứ hoán cải Kitô giáo.
Cuộc hoán cải của ông Phaolô đã chín mùi trong cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô Phục sinh; chính cuộc gặp gỡ này đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của ông. Trên đường đi Đamascô đã xảy ra cho ông điều mà Chúa Giêsu đòi hỏi trong bài Tin mừng hôm nay: ông Saulô đã hoán cải, bởi vì nhờ ánh sáng của Chúa, ông đã “tin vào Tin mừng”. Đây là cốt yếu của việc hoán cải của ông Phaolô và của chúng ta, đó là tin vào Chúa Giêsu đã chết và sống lại, và mở lòng để cho ân sủng Chúa chiếu soi. Từ lúc đó, ông Saulô hiểu rằng sự cứu rỗi không tuỳ thuộc vào những việc thiện mà ông đã thi hành theo Lề luật Moisen, nhưng tuỳ thuộc vào việc Chúa Kitô đã chịu chết cho mình là một kẻ bách hại ngài, và đã sống lại. Chân lý này, chiếu soi cuộc đời của mọi Kitô hữu nhờ bí tích thánh tẩy, đã lật ngược nếp sống của chúng ta. Hoán cải, kể cả đối với chúng ta, có nghĩa là tin rằng Chúa Giêsu “đã trao hiến mình vì tôi” qua việc chết trên thập giá (xc Gl 2,20), và sống lại, Người sống với tôi và trong tôi. Nhờ việc tín thác vào quyền năng tha thứ của Người, để cho Người cầm tay dẫn dắt, tôi có thể ra khỏi bãi cát lún của tính kiêu ngạo và tội lỗi, của tật gian dối và buồn phiền, của tính ích kỷ và an toàn giả tạo, để nhận biết và sống tình thương phong phú của Người.
Các bạn thân mến, lời kêu gọi hoán cải, được củng cố nhờ chứng từ của thánh Phaolô, vang lên ngày hôm nay, mang tính cách quan trọng cho cả lãnh vực đại kết, vào lúc kết thúc Tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu được hợp nhất. Thánh Tông đồ đã chỉ dạy chúng ta thái độ tinh thần cần thiết để có thể tiến tới trên con đường hiệp thông. Người viết trong thư gửi các tín hữu Philippê (3,12): “tôi chưa đạt tới đich, tôi chưa đạt sự hoàn thiện, nhưng tôi cố gắng để chiếm đoạt nó, bởi vì chính tôi đã được Chúa Kitô Giêsu chinh phục”. Các Kitô hữu chúng ta chưa đạt được đích điểm của sự hợp nhất toàn diện, nhưng nếu chúng ta để Chúa Giêsu cải hoán chúng ta liên lỉ, thì chắc chắn chúng ta sẽ đến. Xin Đức trinh nữ Maria là Mẹ của Hội thánh duy nhất và thánh thiện, cầu cho chúng ta được ơn hoán cải chân thành, ngõ hầu sớm thể hiện niềm mong đợi của Chúa Kitô: Ut unum sint (Xin cho tất cả nên một), Chúng ta hãy ký thác cho Mẹ buổi nguyện kinh chiều nay mà tôi sẽ chủ toạ ở đền thánh Phaolô ngoại thành, và cũng như mọi năm, sẽ có sự tham dự của các đại diện của các giáo hội và giáo đoàn hiện diện tại Rôma
Sau khi ban phép lành Toà thánh, đức thánh cha còn nhắc tới ngày dành cho các bệnh nhân phong cùi, được thiết lập cách đây 55 năm do sáng kiến của ông Raoul Follereau. Giáo hội luôn bày tỏ lòng quan tâm đối với các bệnh nhân, và hỗ trợ tất cả những dự án nhằm giúp cho các bệnh nhân được lành bệnh và hội nhập vào xã hội. Chính vì thế mà Giáo hội hoan nghênh phủ Cao Uỷ Liên hợp quốc phụ trách nhân quyền, vì tuyên ngôn mới đây thúc đẩy các quốc gia hãy tìm cách vượt qua sự kỳ thị các bệnh nhân và thân nhân của họ.
Kế đó, các em thiếu nhi thuộc phong trào Công giáo tiến hành đã đến trình bày kết quả của cuộc học tập trong tháng giêng vừa qua, nhằm cổ võ hoà bình qua tình liên đới đối với người nghèo. Từ cửa sổ văn phòng đức thánh cha, các em đã tung lên không trung 2 chim bồ câu như dấu hiệu của ý chí xây dựng hoà bình.
Bình Hòa