PDA

View Full Version : VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU



Pages : 1 2 [3] 4 5

Nhím Hoàng Kim
08-05-2009, 06:58 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Liên hiệp Âu châu cảnh báo về ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu - 12 tháng 4 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=109&goto_url=&sca=sos_3&page=16&url=link2_0&#v)

Liên hiệp Âu châu cảnh báo về ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu .

Liên hiệp Âu châu vừa đưa ra báo cáo phát biểu rằng sự thay đổi khí hậu sẽ gây nên căng thẳng đáng kể về thực phẩm, nguồn nước, hệ thống chính trị và sự hòa hợp quốc tế cho các quốc gia. Báo cáo trên cũng gợi ý rằng việc di trú và đòi hỏi đất đai trên thế giới sẽ gia tăng khi con người gánh chịu thêm ảnh hưởng khắc nghiệt của sự thay đổi khí hậu.

Xin cảm kích sâu xa Liên hiệp Âu châu đã cảnh báo cho chúng ta về những gì sẽ xảy ra khi khí hậu tiếp tục thay đổi. Xin Thiên Đàng hướng dẫn tất cả chúng ta mau chóng áp dụng các biện pháp và lối sống bền vững để cứu vãn tinh cầu và người dân quý báu.

Ngân hàng Thế giới cảnh báo thiếu nước trong tương lai.

Ngân hàng Thế giới ước tính lượng nước sẵn có sẽ giảm 50% vào năm 2050 ở Trung Đông và Bắc Phi. Ngân hàng đang khuyên các chính phủ hành động ngay bây giờ để giảm lượng rác thải, xây dựng nhiều mạng lưới và tập quán bảo tồn hữu hiệu hơn.

Xin chân thành biết ơn Ngân hàng Thế giới cho lời khuyên đúng lúc. Cầu nguyện cho các giải pháp sinh thái xanh và hữu hiệu có thể được tìm thấy giúp gìn giữ nguồn tài nguyên quý báu.

Sóng thần ở sông Chí Lợi gây ra do nạn hâm nóng toàn cầu.

Khoa học gia về sông băng, Tiến sĩ Gino Casassa, cho biết hâm nóng toàn cầu đang thay đổi tiến trình tan đá tự nhiên của sông băng, khiến nước dâng lên và làm các hồ băng khô cạn. Khi sông băng Colonia gần đây tan chảy, mức nước thặng dư đã làm đầy Hồ Cachet. Áp suất nước tăng thêm lách qua băng đá của sông hoạt động giống đập nước và sau đó làm cạn Sông Baker, gây nên sóng thần ở sông.

Cám ơn Tiến sĩ Casassa cho nghiên cứu tận tâm nhằm cảnh báo tất cả chúng ta về các hình thức thiên tai mới đến từ sự thay đổi khí hậu. Mong thế giới hành động mau chóng hầu thực hiện lối sống bền vững giúp bảo tồn sự nâng đỡ an bình của tinh cầu.

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/109

Nhím Hoàng Kim
08-10-2009, 07:20 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

EPA của Formosa (Đài Loan) kêu gọi tiêu thụ ít thịt - 13 tháng 4 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=110&goto_url=&sca=sos_3&page=17&url=link2_0&#v)


Giá thực phẩm tăng gây nên khủng hoảng ở Trung Mỹ.

Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cảnh báo rằng giá thực phẩm tăng cao, gây nên tình trạng khủng hoảng ở Trung Mỹ. Đại biểu của FAO cho Châu Mỹ La Tinh và Caribbean, Jose Graziano, tuyên bố rằng vùng này, hiện đã có trên 7,5 triệu người thiếu dinh dưỡng rồi, sẽ cần đầu tư cho nghiên cứu cũng như chính sách của chính phủ, để gia tăng sản xuất thức phẩm trong phạm vi biên giới họ.

Chúng tôi xin cám ơn FAO cho tường trình quan tâm về các anh chị em ở Trung Mỹ. Chúng tôi cầu rằng con người đổi sang ăn chay (thuần chay) để đạt được lối sống bền vững hơn, và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý báu.

Ô nhiễm ny-lông tích lũy gây nguy hiểm cho đời sống hoang dã ở Thái Bình Dương.

Trong dự án nghiên cứu dài một tháng trên khoảng 700 dặm từ duyên hải phía Bắc Hạ Uy Di, thuyền trưởng Charles Moore và Tiến sĩ Marcus Eriksen đã quan sát thấy hàng tấn mảnh ny-lông có thể bị sinh vật đại dương nhầm lẫn là phiêu sinh vật. Hội Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ báo cáo rằng ny-lông đã gây nên sự mất mát hơn 1 triệu loài chim biển và 100.000 động vật hữu nhũ hàng năm. Theo Liên Hiệp Quốc, 80% lượng ny-lông trên biển bắt nguồn từ rác trên đất liền và được chuyên chở bởi gió hoặc đường sông nước vào đại dương.

Xin đa tạ thuyền trưởng Charles Moore và Tiến sĩ Marcus Eriksen cho nỗ lực cao cả giúp làm sáng tỏ tình trạng nguy hiểm cho môi sinh này Mong thế giới lưu ý lời kêu gọi hành động bằng cách làm mọi cách để có thể giảm và tái chế ny-lông.

EPA của Formosa (Đài Loan) kêu gọi tiêu thụ ít thịt đi.

Bộ trưởng Ban Quản trị Bảo vệ Môi sinh Formosa (Đài Loan,) Ông Winston Dang đã đưa ra đề nghị rằng người dân tiêu thụ ít thịt đi để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ông cho biết cách mà chăn nuôi gia súc gây nên thoái hóa trầm trọng cho đất đai và là ô nhiễm chính của nước.

Chúng tôi tri ân Ngài Bộ trưởng, cho đề nghị có trí huệ của ông. Chúng tôi cùng quý vị cầu rằng mọi người khắp nơi sẽ chuyển sang dinh dưỡng trường chay (thuần chay), để duy trì sức khỏe của họ cũng như của sinh quyển chúng ta.

Trong Diễn đàn Boao 3-ngày cho Á Châu cuối tuần này ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt cùng với các lãnh tụ khác trên thế giới kêu gọi hành động chống lại nạn hâm nóng hoàn cầu.

Sự quan tâm của ông, tiêu biểu cho những ai thuộc quốc gia miền bắc hiện đang đối diện với ảnh hưởng mãnh liệt thêm của khí hậu thay đổi, được lặp lại bởi Par Holmgren, khí tượng gia hàng đầu của Thụy Điển. Ông Holmgren hiện đang xuất hiện trên Truyền hình Thụy Điển, và trong thập niên qua, đã nghiên cứu ảnh hưởng xã hội của nạn khí hậu thay đổi.

Par Holmgren:Giảng viên Khí tượng học thuộc Truyền hình Thụy Điển
và chuyên gia về vấn đề khí hậu và xã hội

Par Holmgren: Tại các quốc gia Bắc Âu, mùa đông ấm hơn, với ít tuyết hơn. Nhưng quan tâm ngày càng nhiều hơn là làm sao sản xuất đủ thực phẩm cho mọi người trên địa cầu, với khí hậu thay đổi gây ấm hơn và khô hơn tại nhiều vùng, nơi có sản xuất lớn lao về thực phẩm.

Ông Holmgren tỏ ra quan tâm cho sự bất an ninh của việc sản xuất thực phẩm có liên hệ đến sự chọn lựa dinh dưỡng, nhất là về thịt.

Par Holmgren: Nếu ngày càng có nhiều người ăn thịt và ăn nhiều thịt hơn, thì sẽ tạo nên vấn đề lớn lao, bởi vì năng lượng, bởi vì sự thật là một số các thú vật này đang ăn các thực phẩm mà chúng ta có thể ăn. Ngoài ra là vấn đề thú vật gây ra các khí thải nhà kính. Ở đây tại Thụy Điển, chúng tôi chú trọng rất nhiều đến năng lượng trong vài năm qua. Chúng tôi chế tạo xe dùng ít dầu xăng hơn, hoặc dùng các dạng nhiên liệu khác. Nhưng bước kế tiếp, mà tôi chắc chúng ta sẽ ngày càng ý thức thêm, rằng thực phẩm chính nó ảnh hưởng đến khí hậu rất nhiều.

Chúng tôi cám ơn khí tượng gia Par Holmgren, cho sự thấu hiểu và tận tâm thông tin cho dân chúng về cách mà khí hậu thay đổi ảnh hưởng đời sống của họ. Hoan hô Thụy Điển về câu truyện thành công xanh. Cầu mong tất cả chúng ta nhận thức bối cảnh xã hội và kinh tế quan trọng của khí hậu thay đổi, và nhanh chóng hành động vì sự sinh tồn của chúng ta.

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/110

Nhím Hoàng Kim
08-10-2009, 07:23 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Cây củ tùng vĩ đại của Hoa Kỳ đang bị đe dọa bởi hâm nóng hoàn cầu - 14 tháng 4 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=111&goto_url=&sca=sos_3&page=16&url=link2_0&#v)


Cây củ tùng vĩ đại của Hoa Kỳ đang bị đe dọa bởi hâm nóng hoàn cầu.

Các cây củ tùng lâu đời, được tìm thấy ở rặng núi Sierra Nevada tại California, Hoa Kỳ, và thuộc vào các cây lớn nhất thế giới, có thể sớm biến mất vì khí hậu thay đổi. Các khoa học gia của Thăm dò Địa chất Hoa Kỳ nói rằng cây củ tùng tương lai sẽ phải mọc trong vùng mát hơn tại cao độ hơn, nhưng đất cạn và nguồn nước giảm sút vì khí hậu thay đổi do sông băng tan rã là những trở ngại cho cây non mới phát triển. Thêm vào đó, nhiều loài tùy thuộc vào cây củ tùng để sinh tồn cũng có thể bị đe dọa.

Chúng tôi tri ân các khoa học gia cho bài tường trình quan trọng này. Xin Thượng Đế hướng dẫn tất cả chúng ta thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ hệ động thực vật đa dạng và mỹ miều này.

http://www.scrippsnews.com/node/32257

Quốc hội và Bạn Địa Cầu ở Thụy Điển tổ chức một hội thảo dựa vào phim tài liệu “Giờ thứ 11”

Tuần vừa qua, Quốc hội Thụy Điển và Bạn Địa Cầu ở Thụy Điển tổ chức một loạt hội thảo dựa vào cuốn phim tài liệu về thay đổi khí hậu được ca ngợi rộng lớn: “Giờ Thứ 11,” được sản xuất và thuật lại bởi ngôi sao Hollywood Leonardo DiCaprio. Một trong các chuyên gia đóng phim “Giờ Thứ 11” cũng diễn thuyết tại hội nghị.

Tù trưởng Oren Lyons
Lãnh đạo tôn giáo của Turtle Clan
Lãnh tụ của Hội đồng Tù trưởng Quốc gia thuộc Liên bang Iriquois
Giáo sư Nghiên cứu về Người Da đỏ Hoa Kỳ, Đại học Tiểu bang Nữu Ước, Hoa Kỳ

Tù trưởng Oren Lyons: Như chúng ta đã thấy, điều này đến từ lâu lắm rồi... Và thời gian bộc phát thì thật là ngắn, thật ngắn.

Tù trưởng Oren Lyons là Giáo sư Nghiên cứu về Người Da đỏ Hoa Kỳ tại Đại học Tiểu bang Nữu Ước, và Lãnh tụ của Hội đồng Tù trưởng Quốc gia Onondaga thuộc Liên bang Iroquois. Đài Truyền Hình Vô Thượng Sư được mời đến Quốc hội Thụy Điển, nơi mà chúng tôi có cơ hội nói với Tù trưởng Lyons về quan điểm của ông đối với thay đổi khí hậu.

Tù trưởng Oren Lyons: Chúng tôi nhận được những tường trình này từ quốc gia miền bắc, từ Alaska, từ bắc Gia Nã Đại, từ Greenland, từ Thụy Điển, từ các dân địa phương khác nhau sống trên Đỉnh Bắc Cực. Chúng tôi ý thức về sự thay đổi đang xảy ra, như thiếu tuyết, địa cầu hâm nóng và ảnh hưởng đến thú vật ra sao, ảnh hưởng ra sao đến con người sống ở đó. Nhưng có một sự gia tăng về tốc độ. Thông điệp mà tôi đang muốn chuyển đạt đó là, thời gian hiện nay là yếu tố rất quan trọng. Chúng ta không còn nhiều thời giờ suy nghĩ nữa.

Chuyển hướng sự chú tâm về giá trị của chúng ta là điều Tù trưởng Oren Lyons nói là cần thiết cho các thay đổi mà chúng ta phải làm.

Tù trưởng Oren Lyons: Kết luận tại Diễn đàn Quốc tế của Lãnh tụ Tâm linh và Quốc hội đạt được vào năm 1991 là những dòng chữ sau: Thay đổi Giá trị để Sinh tồn. Nếu quý vị không thay đổi các giá trị của mình, quý vị chỉ sẽ không tồn tại nữa. Bởi vì những giá trị mà chúng ta ủng hộ và khích lệ trong lối sống ngày nay là một thách đố đối với tài nguyên thiên nhiên.

Chúng tôi cảm tạ Tù trưởng Oren Lyons và tất cả lãnh tụ đang mạnh dạn lên tiếng về nạn khí hậu thay đổi, vì sự tồn vong của họ và tất cả cộng đồng trên khắp hoàn cầu. Mong rằng chúng ta bắt đầu từ hôm nay thực hiện thay đổi về giá trị, và hành động cấp bách để cứu tài nguyên thiên nhiên quý báu của Mẹ Địa Cầu.

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/111

Nhím Hoàng Kim
08-19-2009, 07:25 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Người dân Gia Nã Đại nói về việc đánh “thuế thịt” - 15 tháng 4 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=112&goto_url=&sca=sos_3&page=17&url=link2_0&#v)


Người dân Gia Nã Đại nói về việc đánh “thuế thịt”

Gần đây, một bài báo xuất hiện trên tờ “Người dân,” báo lớn nhất ở thành phố Ottawa, miêu tả cách việc sản xuất thịt góp phần to lớn gây nên hâm nóng toàn cầu thế nào và trưởng ban chính sách của chính phủ nên quan tâm đến việc này ra sao. Bài báo đã trích dẫn báo cáo 2006 của Liên Hiệp Quốc cho thấy ngành kỹ nghệ thịt thải ra 18% tổng lượng khí nhà kính, nhiều hơn mọi ngành chuyên chở trên thế giới kết hợp lại.

Thanh niên: Hàng tấn xe vận tải chuyên chở các con bò này trên toàn quốc.

Bà lão 1: Tôi đã đọc nhiều bài báo và đã có một số nghiên cứu được thực hiện, đặc biệt về khí mê-tan.

Thanh niên: Việc chăn nuôi thú vật và những khoản phí tổn ngầm mà quý vị không thể thấy khi ăn một miếng bít-tết hay bất cứ món nào.

Tác giả bài báo mang tên “Pot Roasts Should Cost,” là Kate Heartfield, thành viên ban biên tập báo Người dân Ottawa, phát biểu: “Khi người ta nói về thuế thán khí, họ không hề nói về thịt. Sự im lặng kỳ lạ này giải thích một phần cho vấn đề về mặt ngôn ngữ: chúng ta nói rất nhiều về carbon dioxide mà quên rằng đây không chỉ là loại khí nhà kính duy nhất, hay thậm chí là loại khí nguy hiểm nhất.”

Cô Heartfield tiếp tục giải thích: "Ngành chăn nuôi thải thán khí vào trong không khí, đặc biệt qua việc san bằng các cánh rừng (gia súc cần rất nhiều đất đai và thức ăn). Nhưng việc này không đáng kể so với lượng khí mê-tan và ni-tơ ô-xít đáng sợ do các đàn gia súc và phân bón thải ra.”

Khoản thuế thịt sẽ khích lệ mọi người chuyển sang chế độ ăn không thịt. Phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư sẽ tìm hiểu cảm nghĩ của người dân Ottawa về khái niệm “thuế thịt” và lối dinh dưỡng trường chay (thuần chay) giúp giảm thiểu khí nhà kính.

Phụ nữ trung niên 2 tại Ottawa, Gia Nã Đại: Tôi nghĩ dinh dưỡng chay (thuần chay) nên được cổ động vì lý do sức khỏe, không chỉ riêng vì môi sinh, và đồng thời đạt được hai mục tiêu.

Thanh niên tại Ottawa, Gia Nã Đại: Tôi không nghĩ nhất thiết đánh thuế thịt là cách khả thi, nhưng có lẽ nên làm mọi người ý thức hơn về lựa chọn món mà họ có thể ăn được.

Như tác giả bài báo đã lưu ý: “Chính sách môi sinh có ý nghĩa là sắp đặt lại giá trị của chúng ta.” Có lẽ những người sẵn sàng nhất để thay đổi lối sống hầu bảo đảm sự bền vững môi sinh lâu dài là người dân và trẻ em.

Phóng viên Truyền Hình Vô Thượng Sư, Gia Nã Đại: Cách đây vài tuần có 1 bài báo về khả năng đánh thuế thịt hầu khích lệ người dân ăn chay (thuần chay) nhiều hơn. Ông nghĩ gì về khái niệm này?

Người cha với hai cô con gái nhỏ: Tôi hoàn toàn đồng ý. Tôi nghĩ chúng ta cần phải giải quyết nạn hâm nóng toàn cầu. Nhưng rõ ràng là mọi người phải góp phần giúp cứu vãn tinh cầu vì con cái mình.

Người cha với các cô con gái nhỏ: Quý vị không phải chịu khổ để thưởng thức món chay (thuần chay).

Ông có quan tâm đến việc làm mất ổn định thời tiết hay nạn hâm nóng toàn cầu?

Bà mẹ với ba con nhỏ: Chắc chắn là có, tôi rất quan tâm; mối lo ngại lớn của bất kỳ cha mẹ nào.

Và ông có hai con nhỏ?

Bà mẹ: Ba cháu.

Vài năm trước đây Liên Hiệp Quốc đã nghiên cứu, và đã liên hệ thấy việc sản xuất thịt là đóng góp chính gây ra nạn hâm nóng toàn cầu.

Bà mẹ với ba con nhỏ: Có nhu cầu rất lớn về thức ăn nhanh và nhiều nữa. Đây dường như là vấn đề to lớn, trong nhiều mặt, cũng như lợi ích sức khỏe; phải nói là tổn hại sức khỏe.

Cô có ăn chay (thuần chay) không?

Bà mẹ với ba con nhỏ: Vâng, tôi ăn chay.

Cám ơn cô Heartfield và báo Người dân Ottawa đã khuyến khích ý thức của công chúng về ảnh hưởng của thịt lên nạn hâm nóng toàn cầu. Xin kêu gọi các nhà lãnh đạo dũng cảm ở mọi quốc gia nhìn thẳng vào hiện thực của phí tổn không thể chấp nhận của việc sản xuất thịt - vì môi sinh và sức khỏe gia đình.

Thiếu thốn thực phẩm và nạn đói có thể được ngăn lại, bằng cách bỏ ăn thịt, cá và sản phẩm từ sữa.

Trong bài viết tựa đề: “Tại Sao Ăn Thuần Chay Là Luôn Luôn Đúng,” ký giả điều tra từng lãnh giải thưởng, George Monbiot, của tờ Guardian của Anh, giải thích rằng nuôi gia súc để lấy thịt gây nên sự phí phạm trong việc dùng nước và thóc lúa, vì gần mỗi ½ kí lô chất đạm thịt bò cần 100.000 lít nước và 2,66 kí lô thóc lúa. Khi nhu cầu về thịt gia tăng, các thú vật và thóc lúa cần thiết để nuôi chúng tăng lên theo luật số mũ. Ông Monbiot tuyên bố: “Cơ cấu nạn đói toàn cầu sẽ tránh được, chỉ cần nếu người giàu khởi sự ăn ít thịt.” Tuy nhiên, chuyển đổi thêm sang hoàn toàn ăn chay hoặc trường chay, mà không dùng sản phẩm từ sữa và trứng, thật sự là cần thiết để giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên đủ để tránh khỏi nạn đói. Ông kết luận rằng: “Đối diện với các con số này, hiện dường như đơn giản rằng ăn thuần chay là sự đáp ứng đạo đức duy nhất đối với vấn đề công bằng xã hội khẩn cấp nhất thế giới, không thể chối cãi được.”

Cám ơn ông Monbiot, giúp chúng ta thấy sự chọn lựa thực phẩm đóng góp trực tiếp ra sao, đến sự khủng hoảng thực phẩm quốc tế hiện thời. Chúng tôi cầu cho mọi người sẽ sớm chọn lựa từ một số rộng lớn của thực phẩm chay (thuần chay) ngon bổ, cho sự ích lợi của toàn dân trên thế giới.

http://www.guardian.co.uk/uk/2002/dec/24/christmas.famine, http://www.vivavegie.org/vv101/101.2005.htm

Nhiệt độ hâm nóng có thể gây nên sóng thần ở Bắc Hải.

Hâm nóng toàn cầu, đang làm nóng hơn các đại dương thế giới, cũng có thể tạo ra phân tán chất mê-tan thủy hợp, hoặc đỉnh băng đá chứa đựng khí mê-tan. Trong thể rắn, đỉnh băng đóng vai trò như xi măng đối với cơ cấu địa chất dưới lòng nước. Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây của Tiến sĩ Angus Best thuộc Đại học Southampton của Anh, nhiệt độ tăng cao có thể gây nên các khí bị thải ra và các cơ cấu bị sụp đổ. Điều này có thể tạo nên sóng thần tại Bắc Hải, với sự tàn phá tiên đoán là nặng nề nhất ở Na Uy và Tô Cách Lan.

Chúng tôi thành tâm tri ân Tiến sĩ Best và đồng nghiệp, chỉ rõ cho chúng ta thấy các hậu quả có thể xảy ra làm nghiêng đổ cân bằng mỏng manh của địa cầu. Mong sự quan tâm về hành tinh này là ưu tiên hàng đầu, bảo đảm sự sinh tồn của chúng ta và sức khỏe địa cầu tương lai.

http://www.spiegel.de/international/0,1518,441819,00.html

Các tham dự viên của Diễn đàn Á Châu ủng hộ tiêu thụ ít thịt.

Ở Trung Quốc, tại Diễn Đàn Boao Quốc tế Cho Á Châu 2008, các tham dự viên cũng tụ tập trong buổi họp gọi là: “Thay đổi khí hậu: Thay đổi Kinh doanh, Thay đổi Chúng ta.” Gerard Kleisterlee, chủ tịch và giám đốc điều hành của Nhóm Điện tử Royal Philips, là một trong số người đề nghị rằng chọn lựa chay (thuần chay) có thể giảm thiểu thán khí thải.

Chúng tôi chuyển lời cảm tạ các tham dự viên xanh của Diễn Đàn Boao Cho Á Châu và tất cả các lãnh tụ, những người khích lệ chuyển sang lối dinh dưỡng toàn thực vật để giảm thiểu thải khí nhà kính. Mong tất cả toàn dân thế giới được ban ân huệ để chuyển sang ăn chay (thuần chay) và cứu hành tinh quý báu này.

http://news.xinhuanet.com/english/2008-04/13/content_7969665.htm

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/112

Nhím Hoàng Kim
08-19-2009, 07:28 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Hiệu quả năng lượng là giải pháp then chốt cho nông nghiệp toàn cầu - 16 tháng 4 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=113&url=link1_0#v)


Hiệu quả năng lượng là giải pháp then chốt cho nông nghiệp toàn cầu.

Cơn khủng hoảng thực phẩm đang được cảm nhận ở nhiều nước xa như Ai Cập, Bolivia, Nam Dương, và Senegal khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về sự thay đổi khí hậu. Thay đổi khí hậu là yếu tố chính làm sụt giảm sản lượng vụ mùa trên toàn thế giới.

Phóng viên Truyền Hình Vô Thượng Sư ở Nam Phi đã tiếp chuyện với ông Wael Hmaidan, tổng giám đốc Liên đoàn Nhà hoạt động xã hội Độc lập trong chuyến viếng thăm Pretoria của ông. Có trụ sở ở Beirut, Lebanon, tổ chức này tập trung vào các vấn đề môi sinh toàn cầu.

Ông Wael Hmaidan, giám đốc điều hành của Liên đoàn Nhà hoạt động Độc Lập, Lebanon: Châu thổ sông Nile là vùng đất nông nghiệp quan trọng nhất ở Trung Đông. Nếu mực nước biển tăng lên 1m, 20% Châu thổ Sông Nile ở Ai Cập sẽ chìm dưới nước, và họ sẽ mất rất nhiều đất nông nghiệp. Thực phẩm sẵn có sẽ giảm sút trên toàn cầu và những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các quốc gia nghèo. Mặt tích cực của việc này là có thể giải quyết sự thay đổi khí hậu và chúng ta cần luôn nhấn mạnh khía cạnh khẳng định này.

Ông Hmaidan tin rằng việc này chưa quá trễ và các vấn đề xã hội nghiêm trọng có thể tránh được qua hành động khẩn cấp ở vùng riêng biệt.

Ông Wael Hmaidan: Thế giới đều biết rõ giải pháp cho thay đổi khí hậu. Chúng ta cần phải ngưng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta có thể sản xuất đủ năng lượng cho toàn thế giới bằng cách sử dụng một tỷ lệ năng lượng nhỏ cung ứng bởi mặt trời. Dĩ nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh loại thực phẩm chúng ta ăn.

Ông Hmaidan đã giải thích việc sản xuất thịt góp phần làm thay đổi khí hậu thế nào.

Ông Hmaidan: Đầu tiên, để nuôi một con bò, quý vị phải hao tốn rất nhiều năng lượng để cho bò ăn. Một số vùng thậm chí còn chặt đốn rừng để làm trang trại nuôi gia súc. Chúng ta biết cây xanh rất quan trọng bởi chúng giúp hấp thu khí thải nhà kính carbon dioxide, cũng như giải quyết vấn nạn thay đổi khí hậu. Do đó, chặt đốn cây xanh và chăn nuôi gia súc đang làm tăng thêm vấn đề khí hậu thay đổi. Quả thật, bằng cách chuyển sang ăn chay (thuần chay), quý vị có thể tiết kiệm năng lượng và cứu (giải quyết) thay đổi khí hậu.

Cám ơn ông Wael Hmaidan đã chia sẻ tài chuyên môn và sự cống hiến về giải pháp toàn cầu thực tiễn mà mọi người có thể làm. Chúc mọi tôn giáo trên thế giới đứng dậy yêu cầu cứu vãn tinh cầu tuyệt vời.

Tổ chức Quốc gia của Anh nói rằng sinh vật bị đe dọa vì thay đổi khí hậu.

Một nghiên cứu thực hiện bởi hội từ thiện Tổ chức Quốc gia, liệt kê các loài thực vật và động vật đang bị nguy cơ vì hậu quả của nạn hâm nóng hoàn cầu. Nghiên cứu nêu lên rằng mực nước biển dâng cao có khả năng phá hủy nơi sinh sống của nhạn biển và loại chim khác, là loài vật làm tổ tại vùng đầm lầy ven biển.

Chúng tôi ân cần cám ơn Tổ chức Quốc gia, cho ấn hành bài tường trình đúng lúc về ảnh hưởng trực tiếp của nạn khí hậu thay đổi tại Vương quốc Anh. Cầu mong tất cả chúng ta làm việc tối đa khắp thế giới hầu ngăn thải khí nhà kính, để đời sống hải vật tuyệt diệu của quý quốc có thể sinh tồn.

Các khu rừng đất than bùn ở Nam Dương tiếp tục bị san bằng.

Tổ chức môi sinh Greenpeace gần đây tường trình rằng kỹ nghệ dầu cây cọ không được kiểm soát ở Nam Dương vẫn tiếp diễn. Dầu cây cọ được dùng trong thực phẩm, phấn son, và nhiên liệu sinh học, dẫn tới phá hủy và đốt cháy các khu rừng đất than bùn. Bởi vì một lượng thán khí rất lớn được dự trữ trong các rừng này, san bằng và đốt cháy rừng hiện nay xếp Nam Dương đứng thứ 3 trên thế giới về lượng khí thải nhà kính. Greenpeace yêu cầu chính phủ Nam Dương có hành động lập tức và kiểm soát chặt chẽ hoạt động canh nông của kỹ nghệ dầu cây cọ.

Đa tạ Greenpeace, đã lên tiếng quan tâm và báo động công chúng về vấn đề tối quan trọng này. Chúng tôi cầu rằng chính phủ Nam Dương hành động mau chóng để hồi phục hòa hợp sinh thái trong quốc gia quý vị.

Những vết nứt rạn lớn đánh dấu ngày tàn của Thềm Băng Ward Hunt.

Là một trong 5 thềm băng đá cuối cùng còn lại ở Gia Nã Đại, một vùng rộng 443 km của Thềm Băng Ward Hunt 3000 năm tuổi và dày 40-thước đang chìm nhanh chóng. Đầu năm nay, Derek Mueller thuộc Đại học Trent và Doug Stern, Nhân viên Bảo vệ Rừng Gia Nã Đại, thực hiện một thăm dò từ trên cao và khám phá rằng có rất nhiều vết nạn rứt trên mặt của thềm băng đá, với một vết nứt đo tới 10 cây số dài, và gần 40 thước chiều rộng. Theo lời của Mueller, thềm băng đá không được hồi phục bởi sông băng và vết nứt là vĩnh viễn. Ông nói thêm rằng khám phá này cho thấy khí hậu thay đổi trong vùng đã vượt qua giới hạn tối đa rồi.

Với lòng tri ân gửi đến Giáo sư Mueller, ông Doug Stern và các bạn đồng nghiệp, chúng tôi cám ơn quý vị đã cung cấp những khám phá đáng lo ngại này, về sự mất mát vĩnh viễn của kỳ quan bắc cực. Mong tất cả chúng ta được báo động để mau lẹ áp dụng các lối sống bền vững hầu ngăn nạn hâm nóng hoàn cầu, và cứu vãn hành tinh xinh đẹp này.

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/113

Nhím Hoàng Kim
08-19-2009, 07:31 PM
Nghị sĩ Hạ Uy Di phát biểu về giải pháp trường chay (thuần chay) - 17 tháng 4 , 2008


Đại diện tiểu bang Hạ Uy Di của Hoa Kỳ Joe Bertram III nổi tiếng cho khởi xướng thân thiện môi sinh nhằm mở rộng không gian, đường đi cho xe đạp, quản lý đường biển cũng như các chính sách khuyến khích sức khỏe cộng đồng và môi sinh. Gần đây nhất, ông đã giúp thông qua nghị quyết giúp bảo đảm kế hoạch thực đơn bổ dưỡng cho các trường công lập, bao gồm các bữa ăn chay và thuần chay. Nghị sĩ tin rằng chế độ dinh dưỡng chay (thuần chay) sẽ giải quyết 2 vấn đề quan trọng cộng đồng trực diện: bệnh béo phì và nạn hâm nóng toàn cầu.

Ông Joe Bertram đáng kính của Quốc hội Hạ Uy Di, cũng là người trường chay, sẽ chia sẻ cảm tưởng của mình với phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư tại Hạ Uy Di về việc vì sao chế độ ăn là then chốt cho giải pháp thay đổi khí hậu đa diện.

Joe Bertram III - Thành viên Hạ Viện Hạ Uy Di (người ăn chay)

Chúng tôi đã nghe ông nói về giải pháp trường chay (thuần chay) đối với vấn đề hâm nóng toàn cầu. Đâu là sự liên kết, giữa chế độ ăn và nạn hâm nóng toàn cầu?

Nhà lập pháp tiểu bang Hạ Uy Di Joe Bertram: Trước hết, có nhiều loại khí hết sức nguy hiểm, và một trong số đó là mê-tan. Khí mê-tan, dĩ nhiên, là do các con bò thải ra ở cả hai đầu, và có rất nhiều bò ngoài kia đang thải ra khí này. Người ta ước tính rằng khí mê-tan hợp tạo thành khoảng 25% tổng lượng khí nhà kính được thải ra. Vấn đề là khí này mãnh liệt hơn gấp 30 đến 50 lần so với các khí nhà kính khác, nên nó nguy hiểm hơn rất nhiều.

Việc chuyên chở thịt trên toàn quốc và thế giới cũng tác hại nặng nề trên môi sinh. Không chỉ vậy, như ông Bertram lưu ý, kỹ nghệ thịt là lý do chính trong việc phá rừng.

Nhà lập pháp tiểu bang Hạ Uy Di Joe Bertram: Họ đang đốn hạ các khu rừng và phá hủy cây xanh, là nguồn tài nguyên thật sự có thể hấp thu các loại khí nhà kính này. Chúng ta cần các cây này ở đây. Do đó, ăn chay (thuần chay) thật sự giải quyết mọi vấn đề này.

Vì là người tiên phong trong việc cổ động lối dinh dưỡng dùng rau quả trong chính sách cộng đồng, xin đa tạ đại diện của tiểu bang Hạ Uy Di Joe Bertram. Mong tiếng nói của ông sớm được nhiều nhà lập pháp và chính phủ tham gia hầu khuyến khích kế hoạch hành động tốt lành, hữu hiệu chi phí và toàn diện nhất: giải pháp ăn chay (thuần chay) cho việc thay đổi khí hậu.

Kính mời quý vị đón xem toàn bộ cuộc phỏng vấn với nghị sĩ Joe Bertram trong chương trình Sống Vui, Sống Khỏe trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào thứ hai tới, ngày 21 tháng 4.

Các rặng núi sẽ giảm bớt nguồn nước trong tương lai.

Theo một nghiên cứu mới bởi Đại học Berne của Thụy Sĩ, con người phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào nguồn nước từ các rặng núi, vì khí hậu thay đổi khiến nhiều khu đất thấp khô hơn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu cũng làm cho tuyết tan, cho nên bây giờ các rặng núi có ít nước hơn lúc trước. Những yếu tố này đang gây khó khăn cho nông dân, là người tùy thuộc vào nguồn nước để trồng thực phẩm.

Chúng tôi chân thành cám ơn khoa học gia ở Đại học Berne, đã kêu gọi chúng ta lưu tâm đến sự quan trọng tối hậu của các nguồn nước. Mong thông điệp của quý vị khích lệ tất cả chúng ta tiến đến hành động bền vững để cứu căn nhà địa cầu này.

http://www.earthtimes.org/articles/show/198870,worlds-mountains-will-not-remain-water-towers-forever--feature.html

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/114

Nhím Hoàng Kim
08-26-2009, 06:26 PM
Đổi sang ăn chay là then chốt trong việc giải quyết nạn thiếu thực phẩm toàn cầu .

Chủ bút về y tế Jeremy Laurance của tờ “The Independent” bên Vương quốc Anh đã nói rằng nếu con người áp dụng ăn chay (thuần chay) thì nạn đói toàn cầu và sự xung đột vì thực phẩm sẽ chấm dứt. Đề cập đến việc trồng trọt cho nhiên liệu sinh học, ông cũng tuyên bố: “Trong khi 100 triệu tấn ngũ cốc bị chuyển sang để chế tạo nhiên liệu sinh học năm nay, hơn gấp 7 lần số lượng này (760 triệu tấn) sẽ phải dùng để nuôi thú lấy thịt.” Ông Laurance xác định thêm rằng Anh quốc có thể nuôi toàn thể dân của mình chỉ với ½ diện tích đất hiện đang dùng để trồng trọt, nếu mọi người ăn thuần chay.

Thưa ông Laurance, cám ơn sự phục vụ của ông đối với độc giả, qua những bài viết quan trọng như vậy. Chúng tôi cầu rằng mọi người sẽ áp dụng ăn chay (thuần chay) hầu cung cấp dồi dào thực phẩm và bảo tồn hành tinh.

http://www.independent.co.uk/life-style/health-and-wellbeing/health-news/the-big-question-is-changing-our-diet-the-key-to-resolving-the-global-food-crisis-809566.html

Liên Hiệp Quốc nói nhân loại đang nhận “lời cảnh tỉnh cuối cùng.”

Đề cập đến tường trình số 4 của Viễn ảnh Môi sinh Hoàn cầu, Giám đốc Điều hành thuộc Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc, Achim Steiner, cảnh cáo rằng ảnh hưởng khí hậu thay đổi đang xảy ra với tốc độ gia tăng nhanh, mà một số vùng có thể vượt khỏi điểm vô phương cứu vãn. Sông băng Hy Mã Lạp Sơn, cung cấp nước cho hàng triệu người ở Ấn Độ, Trung Quốc và một số nơi ở Phi Châu, được xem là thí dụ điển hình về những nơi sẽ sớm bị khô cạn.

Thưa ông Steiner, chúng tôi xin gửi lời tri ân sâu xa, cho thông điệp rõ ràng và đúng lúc của ông. Mong chúng ta đáp ứng nhanh chóng để ngăn chặn khí thải nhà kính tai hại hầu cứu vãn căn nhà địa cầu không thể thay thế này.

http://www.naturalnews.com/023023.html

Mực biển dâng cao hơn như đã được tiên đoán.

Dựa theo nghiên cứu khoa học mới do một toán từ Vương quốc Anh và Phần Lan, cùng với các khám phá trước đây bởi nghiên cứu gia Đức, Stefan Rahmstorf, mực biển trung bình toàn cầu dự đoán sẽ dâng cao từ 0,8 thước đến 1,5 thước vào cuối thế kỷ này. Con số này cao hơn dự đoán của Ban Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu (IPCC) trong bài tường trình ấn hành năm ngoái. Mực nước biển dâng cao sẽ ảnh hưởng lớn lao đến các quốc gia như Bangladesh, nơi mà 80% đến 90% đất đai chỉ cách biển chừng 1 thước.

Xin đa tạ các khoa học gia đáng kính, cho tài liệu vô giá này. Cầu mong mọi quốc gia hành động để lập tức đảo ngược thay đổi khí hậu và hồi phục cân bằng sinh thái cho địa cầu.

http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/7349236.stm

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/115

Nhím Hoàng Kim
08-26-2009, 06:30 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Khoa học gia xác định rằng băng đá ở Băng Đảo đang tan nhanh chóng hơn - 19 tháng 4 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=116&goto_url=&sca=sos_3&page=17&url=link2_0&#v)

Tiến sĩ Sarah Das tại Học viện Đại Dương Woods Hole ở Hoa Kỳ, và Tiến sĩ Richard Alley thuộc Đại học Tiểu bang ở Pennsylvania, đã xác định rằng tiến trình băng tan mùa hè, tạo thành hồ, mà dường như biến mất, thật sự là dấu hiệu của việc băng tan nhanh chóng vào đại dương. Nước từ các hồ mùa hè tạo nên áp lực, gây nên rạn nứt ở lớp băng đá bên dưới. Rồi nước trong hồ chảy qua các kẽ nứt vào đá ngầm với tốc độ như Thác Niagara. Một khi đến đó, nước này khiến cho tảng băng trượt vào đại dương nhanh hơn là tảng băng tự nó tan ra.

Chúng tôi tri ân sâu xa các nỗ lực của Tiến sĩ Das và Alley và những nghiên cứu gia, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà khí thải nhà kính do con người gây ra ảnh hưởng hành tinh. Cầu tất cả hành động mau lẹ để ngăn hâm nóng hoàn cầu, và hồi phục sự cân bằng mỏng manh của sinh quyển.

http://www.businessweek.com/bwdaily/dnflash/content/apr2008/db20080417_425304.htm?chan=top+news_top+news+index_businessweek+exclus ives

Sức hấp thụ thán khí của đại dương giảm làm tăng tốc khí hậu thay đổi toàn cầu.

Nghiên cứu cho thấy rằng Bắc Đại Tây Dương hiện nay hấp thụ ít hơn ½ lượng thán khí so với giữa thập niên 1990. Với đại dương không còn là nơi chứa thán khí, các khí thải nhà kính vì thế đang lan tràn trong khí quyển. Nghiên cứu này đến từ một dự án tài trợ bởi Liên Hiệp Âu Châu về sự hấp thụ thán khí ở Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương, là hai đại dương tối quan trọng trong việc chứa thán khí cho toàn cầu. Nếu các đại dương này, trước đây từng hấp thụ ¼ tổng số thán khí thải ra từ thế giới, nay bắt đầu hấp thụ ít hơn, thì ảnh hưởng lên môi sinh sẽ lập tức nghiêm trọng, với những hậu quả có thể kéo dài đến trên một kỷ nguyên.

Chúng tôi cám ơn Liên Hiệp Âu Châu, đã chia sẻ tài liệu tối hậu về yếu tố then chốt này của tình trạng khí hậu thay đổi. Xin Thượng Đế ban ân để tất cả nỗ lực ủng hộ lối sống xanh và hồi phục sự bền vững của địa cầu.

http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSL1674158420080416

Hâm nóng hoàn cầu có thể giảm nước Sông Colorado thấp nhất trong 500-năm.

Khoa học gia nói rằng việc nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng cao sẽ ảnh hưởng đáng kể đến mực nước của Sông Colorado. Sông này là nguồn nước chính cho cư dân trên khắp vùng Tây nam của Hoa Kỳ. Khoa học gia McCabe của Thăm dò Địa chất Hoa Kỳ nói rằng nhiệt độ gia tăng như được dự đoán sẽ có thể giảm nước sông xuống mức thấp nhất trong 500-năm.

Chúng tôi tri ân sâu xa các khoa học gia, đã thông tin cho chúng tôi về ảnh hưởng nghiêm trọng, mà nạn hâm nóng hoàn cầu sẽ gây ra cho các nguồn nước uống quý báu này. Chúng tôi cầu cho chính phủ Hoa Kỳ và các vị lập pháp mau lẹ tìm cách để ngăn chặn thán khí thải từ con người và các loại khí giữ nhiệt khác, hầu bảo vệ hành tinh này.

http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601087&sid=aYrsREqqdzY4&refer=home

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/116

Nhím Hoàng Kim
08-26-2009, 06:33 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Hạn hán làm gạo biến mất khỏi Úc Đại Lợi - 20 tháng 4 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=117&goto_url=&sca=sos_3&page=17&url=link2_0&#v)

Theo sau 6 năm hạn hán liên tục, Nhà máy Deniliquin tại đông nam Úc Đại Lợi, từng là hãng lớn nhất ở Nam Bán cầu, đóng cửa tiệm. Là một nhà máy xay từng sản xuất gạo cho khoảng 20 triệu người, sự đóng cửa này được xem là yếu tố lớn gây nên giá gạo tăng vọt gần đây. Hạn hán dẫn đến sự đóng cửa, được biết là do nạn hâm nóng toàn cầu.

Xin tri ân các khoa học gia, đã đưa ra ánh sáng vấn đề nghiêm trọng này và làm việc tích cực để giảm bớt tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Xin Thượng Đế gia trì nỗ lực tận tụy của quý vị được thành công trong việc giảm thiểu nạn thiếu thực phẩm thế giới.

Nhiệt độ toàn cầu trong tháng 3 đạt kỷ lục nóng nhất.

Ban Quản trị Đại dương Và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ tường trình rằng trong tháng 3, nhiệt độ trung bình trên mặt đất toàn cầu được ghi nhận là gia tăng 1.83 độ C, là cao nhất kể từ năm 1880. Với nhiệt độ trung bình của mặt đất và đại dương, thì tháng 3 năm 2008 là nhiệt độ cao thứ nhì được ghi nhận trong gần trong 130 năm.

Các khoa học gia đáng kính, chúng tôi tri ân quý vị cho tài liệu về hâm nóng toàn cầu không thể chối cãi được, nhấn mạnh sự cần thiết để hành động ngay và mau lẹ, để ngăn cản thêm tai họa. Xin Thiên Đàng hướng dẫn chúng ta có trí huệ để làm quản trị gia tốt của hành tinh.

Thềm băng Gia Nã Đại đang trải qua hâm nóng hoàn cầu.

Trong 5 năm vừa qua, mất mát đáng kể được thấy tại các thềm băng cuối cùng của Gia Nã Đại. Thay đổi gần đây nhất là sự nứt lìa của Thềm băng Ward Hunt, và đây là thềm băng lớn nhất trên bắc bán cầu. Tiến sĩ Derek Mueller thuộc Đại học Trent ở Gia Nã Đại và toán của ông gồm khoa học gia địa cực đều quan tâm rằng những mất mát này dẫn đến sự biến mất hoàn toàn của một thềm băng đã từng hiện hữu bao nhiêu ngàn năm nay tại Bắc Cực.

Truyền Hình Vô Thượng Sư nói với Tiến sĩ Derek Mueller để hiểu thêm về sự quan trọng của hiện tượng Thềm băng Ward Hunt.

Tiến sĩ Derek Mueller Roberta Bondar Fellow tại miền Bắc và Nghiên cứu Cực

Đại học Trent, Gia Nã Đại

Để biết thêm chi tiết về nghiên cứu của Tiến sĩ Mueller, xin viếng: www.cen.ulaval.ca

Chúng tôi hiểu rằng thềm băng rất lớn ở phía bắc Gia Nã Đại bị nứt thành ba mảng, xin Tiến sĩ có thể nói điều gì đã xảy ra?

Tiến sĩ Derek Mueller: Những thay đổi này đi theo sau vết rạn đầu tiên năm 2002 khi thềm băng bị nứt làm hai, được thấy rõ trên hình ảnh vệ tinh, và cũng trong chuyến bay trên cao tôi đã thực hiện trước đây trong tháng 3. Và cuối cùng được xác định bởi những người trên bộ.

Tiến sĩ Derek Mueller: Đề cập về tầm quan trọng quốc tế, các thềm băng này đại biểu cho tính chất đặc biệt của một phong cảnh đang bị mất đi. Chỉ còn 900 cây số vuông của các thềm băng còn sót lại ở Gia Nã Đại. Thềm băng này từng lớn gấp 10 lần hiện nay vào cuối thế kỷ vừa qua.

Thềm băng Ward Hunt bị mất mát cũng gây ra sự biến dạng của hồ nước ngọt mà băng giúp tạo nên, ảnh hưởng đến nơi sinh vật sống thiên nhiên trong vùng.

Tiến sĩ Derek Mueller: Trong các hồ nước đó, chúng tôi tìm thấy một số cộng đồng vi khuẩn rất thú vị. Và hệ thống sinh thái này đang mất đi khi thềm băng tan biến.

Thềm băng Petersen gần đó đã mất trên 1/3 diện tích trong những năm gần đây. Chiều hướng mau lẹ này chứng tỏ hậu quả không thể đảo ngược của nạn hâm nóng hoàn cầu.

Tiến sĩ Derek Mueller: Điều này cho thấy rằng các thềm băng thật sự mất cân bằng với khí hậu và sẽ tiếp tục giảm và không hồi phục.
Các khoa học gia nhận biết các thời kỳ thiên nhiên khác của sự hâm nóng trong lịch sử địa cầu. Tuy nhiên, Tiến sĩ Mueller lưu ý rằng tác nhân gây nên khí hậu thay đổi có thể khác nhau, và rằng tác nhân chính hiện nay là con người.

Tiến sĩ Derek Mueller: Hâm nóng hoàn cầu chỉ là một dấu hiệu cho thấy chúng ta không có khả năng sống bền vững. Chúng ta phải nhận thức là con người có thể ảnh hưởng khí hậu với tầm quốc tế, và phải chấp nhận điều đó, và đối diện với điều đó trong cách của mình. Đây cũng là vấn đề đạo đức lưỡng nan. Chúng ta phải hiểu rằng chúng ta ảnh hưởng đến hành tinh.

Xin cám ơn Tiến sĩ Mueller và các vị đồng nghiệp, đã chia sẻ những khám phá quan trọng của quý vị tại vùng bắc bán cầu. Mong tất cả chúng ta chia sẻ trách nhiệm đạo đức và làm phần của mình để ngừng thêm hâm nóng toàn cầu gây ra bởi con người.

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/117

Nhím Hoàng Kim
08-26-2009, 06:36 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Giới thông tin Hoa Kỳ được khích lệ loan báo chính xác về hâm nóng toàn cầu - 21 tháng 4, 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=118&goto_url=&sca=sos_3&page=17&url=link2_0&#v)

Ngày lễ Quá hải (Passover) là thời gian để hồi tưởng cho dân Do Thái khắp thế giới.

Tối thứ bảy, các gia đình Do Thái khởi sự lễ Quá hải, một hội lễ quan trọng dài một tuần, để kỷ niệm hành trình giải phóng của người Do Thái, cũng như sinh nhật của quốc gia họ. Ngày Quá hải được kỷ niệm trong khung cảnh gia đình và bạn hữu, cùng chia sẻ với nhau những bữa ăn tiêu biểu. Gần đây, thêm nhiều dân Do Thái chuyển sang dinh dưỡng ăn chay (thuần chay) để vinh danh ngày lễ này.

Chiều hướng này được giải thích bởi Giáo sĩ David Rosen, chủ tịch của Ủy ban Do Thái Quốc tế về Cố vấn Liên-Tôn giáo, mà chính ông cũng là người ăn chay.

Để biết thêm chi tiết về Giáo sĩ David Rosen, xin viếng mạng http://rabbidavidrosen.net/

Cho nên bữa ăn Quá hải cũng thường được gọi là “Seder,” có nghĩa là nghi lễ phục vụ. Và hiện nay, ngày càng có thêm nhiều người Do Thái ăn chay (thuần chay) vì những lý do khác nhau. Không phải tối thiểu nhất, nhưng đơn giản hơn là chấp nhận luật dinh dưỡng của Do Thái, nếu quý vị ăn chay (thuần chay).

Giáo sĩ David Rosen: Có những người nói rằng: “Nào, đối với mục tiêu của luật dinh dưỡng Do Thái, dù sao mục đích rõ ràng là nên ăn chay (thuần chay), bởi vì xã hội lý tưởng, như được diễn tả trong Thánh Kinh, là vườn Địa đàng, khi Ađam và Evà ăn chay trong vườn Địa đàng.

Các cá nhân Do Thái tìm thấy rằng các chủ đề của lễ Quá hải nhấn mạnh đến giá trị ăn chay (thuần chay), mà chủ đề chính là sự tự do. Nhiều người Do Thái thấy sự liên kết giữa nhu cầu cho phép các nông súc được tự do thật sự, cũng như giải thoát hàng tỷ con người khỏi nạn đói.

Giáo sĩ David Rosen: Một trong các lý do để khích lệ chúng ta chuyển sang ăn chay (thuần chay) là sự ý thức về số lượng đất đai trồng trọt bị lãng phí để cung cấp nơi ăn cỏ cho gia súc nuôi lấy thịt, và sự nhận thức rằng ít nhất là gấp hàng trăm lần số người hơn có thể được nuôi với số bắp ngô, và ngũ cốc đang bị lãng phí bằng cách này. Nếu quý vị có ý thức trách nhiệm đối với nhân loại về phương diện đạo đức đối với người nghèo, người khốn khó và đói khát, tất cả những điều đó là giá trị căn bản trong truyền thống Do Thái, giá trị của Thánh Kinh, thì quý vị có trách nhiệm chọn lối sống dinh dưỡng có thể cung cấp nhiều hơn các điều đó.

Ăn chay (thuần chay) cũng được xem là hành động đạo đức hòa hợp với giáo lý Do Thái dạy về quản trị sinh thái.

Giáo sĩ David Rosen: Nếu chúng ta có thể bảo tồn nhân loại trên hành tinh này, và giúp hành tinh thành một nơi lành mạnh và cân bằng để sống, thì việc thay đổi lối sống thật sự là một yếu tố đạo đức khẩn thiết.

Chúng tôi cám ơn Giáo sĩ Rosen và tất cả anh chị em Do Thái của chúng ta cho nỗ lực mang lại thêm nhiều sự sống và tự do hơn trong thế giới này, qua dinh dưỡng ăn chay (thuần chay.) Chúc tất cả một lễ Quá hải đáng nhớ và đầy tình thương.

Giới thông tin Hoa Kỳ được khích lệ loan báo chính xác về hâm nóng toàn cầu.

Tại hội nghị Ngày Địa Cầu ở Wisconsin, diễn thuyết viên Tia Nelson, ái nữ của Gaylord Nelson, là sáng lập viên của Ngày Địa Cầu năm 1970, nhấn mạnh việc giới thông tin cần chuyển đạt sự thật về sự thay đổi khí hậu. Cô tuyên bố rằng trong tổng số 900 nghiên cứu được đồng nghiệp duyệt xét, ấn hành trong chu kỳ 10 năm, mỗi một bài đó đều kết luận rằng, hâm nóng hoàn cầu là vấn đề tối hậu và là kết quả của hành động con người. Jay Gulledge, khoa học gia cao cấp của Trung tâm Pew về Khí hậu Thay đổi Toàn cầu tại Hoa Kỳ, nói: “Chúng tôi... thấy rằng khả năng có đại họa nghiêm trọng thật sự là cao hơn mức chúng ta nghĩ rất nhiều, dựa vào khoa học cập nhật nhất.”

Thưa cô Nelson, Tiến sĩ Jay Gulledge và các lãnh tụ ở hội nghị, chúng tôi cám ơn quý vị cho thông điệp thẳng thắn về tình trạng khẩn trương của hành tinh chúng ta. Xin Thượng Đế hướng dẫn chúng ta thực hiện trách nhiệm của mình để bảo tồn căn nhà địa cầu này. http://www.dane101.com/current/2008/04/18/earth_day_conference_tackles_the_uncertainty_of_climate_change_predict ions

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/118

Nhím Hoàng Kim
08-31-2009, 03:27 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Tây Ban Nha đối diện hạn hán nặng nhất từ 70 năm - 22 tháng 4 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=119&goto_url=&sca=sos_3&page=17&url=link2_0&#v)

Tây Ban Nha đối diện hạn hán nặng nhất từ 70 năm .

Bộ Môi sinh Tây Ban Nha tường trình hạn hán kỷ lục năm nay, với các hồ chứa nước quốc gia trung bình chỉ còn 1/2, và một số hồ chứa hoàn toàn cạn khô. Cộng thêm vào nạn hạn hán này là việc các hồ chứa ở Tây Ban Nha vẫn chưa hồi phục từ 12 tháng khô nhất được ghi nhận cho quốc gia - từ tháng 10 năm 2004 đến tháng 9 năm 2005.

Xin thiên đàng gia trì cho Tây Ban Nha và mọi vùng đất bị hạn hán với rất nhiều mưa. Cầu mong các hành động của chúng ta cho sự cân bằng sinh quyển hành tinh sẽ có lại đầy đủ nước cho nhu cầu của mọi người.

Nhím Hoàng Kim
09-13-2009, 01:23 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Sự thay đổi của nước biển Nam Băng Dương có thể gây hậu quả toàn cầu sâu đậm - 23 tháng 4 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=120&goto_url=&sca=sos_3&page=17&url=link2_0&#v)

Sự thay đổi của nước biển Nam Băng Dương có thể gây hậu quả toàn cầu sâu đậm .

Tiến sĩ Steve Rintoul tại Trung tâm Cộng tác Nghiên cứu Nam Băng Dương xác định rằng nước biển ngoài khơi Nam Băng Dương đang mất dần độ mặn. Sự gia tăng độ ngọt của nước biển là điều đáng ngại vì hai lý do. Trước hết, nguồn nước ngọt có thể là hậu quả của sự tan băng ở Nam Cực bởi hâm nóng hoàn cầu. Thứ nhì, các dòng nước biển toàn cầu, giúp điều chỉnh thời tiết địa cầu, có thể ngừng hoạt động bởi chúng dựa vào sự chìm lắng của nước biển lạnh và rất mặn tại Nam Băng Dương.

Chúng tôi tri ân sâu xa Tiến sĩ Rintoul và đồng nghiệp đã chia sẻ tường trình này của quý vị về sự bất ổn định tại Nam Băng Dương. Chúng tôi chia sẻ quan tâm của quý vị và cầu nhân loại sẽ phản ứng nhanh chóng, để duy trì cân bằng sinh thái trong môi sinh thiên nhiên.

Báo động đỏ phát hành cho sinh vật đa dạng ở Đông Nam Á.

Theo lời Giám đốc Điều hành của Trung tâm cho Sinh học Đa dạng ASEAN (ACB), ông Rodrigo Fuentes, các trở ngại chính để Đông Nam Á đạt được cân bằng sinh thái là sự san bằng cây cối, sự săn bắn và mậu dịch thú hoang dã. Rodrigo Fuentes tuyên bố sự mất mát sinh vật đa dạng trong vùng sẽ là thảm cảnh cho thế giới, bởi vì vùng này dù chỉ bao gồm 3% diện tích hành tinh, nhưng lại là nơi trú ngụ cho 40% tất cả loại sinh vật. Trong buổi diễn văn cho Ngày Địa Cầu, giám đốc điều hành tuyên bố: “Nếu không có nỗ lực chung để bảo vệ và bảo tồn sự đa dạng sinh thái, 580 triệu người ở Đông Nam Á và toàn thể nhân loại sẽ bị hiểm nguy.”

Chúng tôi cám ơn ông Rodrigo Fuentes và ACB cho thông điệp rõ ràng về nhu cầu hành động ngay để cứu đời sống trên hành tinh. Chúng tôi cầu rằng với hành động mau lẹ, sinh quyển của chúng ta sẽ hồi phục tình trạng bền vững ban đầu.

Hâm nóng hoàn cầu có thể gây nên nhiều hạn hán hơn tại Ấn Độ.

Giám đốc Học viện Khí tượng Nhiệt đới ở Ấn Độ, B. N. Goswami, tuyên bố rằng hâm nóng hoàn cầu gây nên băng tan ở Greenland và Bắc Cực, có thể ảnh hưởng mùa màng tại Ấn Độ. Ông giám đốc giải thích rằng sự tan băng này làm yếu đi sự vận chuyển “luồng nhiệt” ở Đại Tây Dương, giảm nhiệt độ khí quyển và khiến cho các đợt gió mùa yếu hơn. Ông Goswami kêu gọi các nhà luật pháp Ấn Độ ủng hộ khởi xướng hoàn cầu để giảm thải thán khí và khí mêtan, hầu ngăn nạn hâm nóng hoàn cầu.

Chúng tôi tri ân Giám đốc Goswami cho tiếng nói rõ ràng và quan tâm. Mong tất cả chúng ta nghe và hành động bây giờ để ổn định tình trạng hầu hồi phục mùa màng dồi dào cho tất cả.

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/120

Nhím Hoàng Kim
09-13-2009, 01:30 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Cuộc tập hợp về hy vọng và hành động giải quyết khí hậu - 25 tháng 4 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=121&goto_url=&sca=sos_3&page=17&url=link2_0&#v)

Cuộc tập hợp về hy vọng và hành động giải quyết khí hậu .

Hôm thứ ba, Siêu Tập hợp Khí hậu Ngày Trái Đất đã được tổ chức như là một phần của phong trào đang lớn mạnh ở thủ đô Hoa Kỳ, để khích lệ hành động khẩn cấp của toàn xã hội vì môi sinh. Các diễn thuyết gia trứ danh đã khích lệ khán giả tụ họp tại Đại học George Hoa Thịnh Đốn. Phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn sẽ mang lại trường thuật này.

Amy Goodman, xướng ngôn viên của Democracy Now TV và tác giả ký giả đoạt giải thưởng: Tôi chỉ muốn nhắc nhở chúng ta rằng mọi việc đang phát triển nhanh thế nào, không chỉ về những tin xấu mà cả những tin tốt.

Reverend Jim Wallis, tác giả sách bán chạy nhất: Bạn sẽ thay đổi quốc gia khi làm một việc: thay đổi phương hướng. Chúng ta phải là những người thay đổi phương hướng này, phải đứng dậy ngay bây giờ, và bạn là thế hệ của phương hướng mới.

Tiến sĩ James Hansen, được biết là nhà khí hậu học hàng đầu của quốc gia, cũng trình bày sự khẩn cấp của việc thay đổi khí hậu, cho biết con người đã tạo ra một “cơn bão hoàn hảo” đưa đến sự thay đổi khí hậu.

Tiến sĩ James Hansen, Giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian NASA Goddard, khoa học gia khí hậu hàng đầu thế giới

Tiến sĩ James Hansen, khí hậu học Hoa Kỳ hàng đầu: Chúng ta đã đạt đến điểm khẩn cấp thực sự; và hậu quả là sự thay đổi khí hậu sắp tới sẽ lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng ta chứng kiến trước nay.

Tiến sĩ Hansen cho biết nhiều hiện tượng thiên nhiên quyết định sự ổn định của khí hậu đã vượt quá điểm vô phương cứu vãn như việc tan chảy của băng đá Bắc Cực.

Tiến sĩ James Hansen, khí hậu học Hoa Kỳ hàng đầu: Thậm chí nếu không có thêm khí nhà kính đi nữa thì độ ấm trong hệ thống cũng đã đủ để toàn bộ băng đá trên biển biến mất.

Tuy vậy, Tiến sĩ Hansen cũng kết luận với lời kêu gọi hành động từ cộng đồng khoa học, bao gồm việc ngưng mở rộng nhà máy năng lượng than và nhu cầu thiết yếu phải chuyển sang dùng năng lượng bền vững.

Tiến sĩ James Hansen, khí hậu học Hoa Kỳ hàng đầu: Bây giờ là về khía cạnh tươi sáng của việc này, đó là nếu chúng ta lập tức hiểu ra sự việc, và thực hiện hành động cần thiết thì tình hình thật sự sẽ khá hơn rất nhiều, bầu không khí sạch sẽ hơn, đại dương trong lành hơn; việc làm được tạo ra thật sự sẽ là những việc tốt đẹp hơn so với việc khai thác than. Tôi nghĩ chúng ta có thể đưa việc này đến đỉnh điểm trong đó các thương nghiệp, toàn thể chính phủ và dân chúng bắt đầu hành động theo đường hướng đúng đắn.

Tiến sĩ. James Hansen còn là người đoạt giải Gương Anh Hùng Sáng Ngời Thế Giới từ Thanh Hải Vô Thượng Sư. Kính mời quý vị đón xem chương trình đặc biệt về Tiến sĩ Hansen vào thứ bảy trên loạt Giải Gương Lãnh Đạo Sáng Ngời Thế Giới của Văn Nghệ Thiên Cung.

Xin gửi lời cảm ơn đến các tham dự viên của Siêu Tập hợp Khí hậu trong Ngày Địa Cầu. Mong nghị lực tiên phong trong tất cả chúng ta khích lệ lẫn nhau, cùng với xã hội, chính phủ và quốc gia, hầu mau chóng tiến đến một thế giới bền vững.

Phát biểu về sự thay đổi khí hậu, Thanh Hải Vô Thượng Sư cũng khuyến khích phản ứng lập tức và quy mô như sau:
Trích đoạn từ bài khai thị của Thanh Hải Vô Thượng Sư:
31 tháng 12, 2006 – Đức quốc

Tốt hơn là chúng ra nên chuẩn bị, và bất kỳ ai có thẩm quyển và quyền lực phải sử dụng nó để thay đổi cách sống của mình; phải dọn dẹp tinh cầu, và phải làm mau lẹ.

THAM KHẢO: GIỮA THẦY VÀ TRÒ TUẦN 73 – KỲ PHÁT HÌNH: 514
NGÀY PHÁT HÌNH: CHỦ NHẬT, 10 THÁNG 2, 2008

Trích đoạn từ bài khai thị của Thanh Hải Vô Thượng Sư:
Tháng 12, 2007 – Ba Lê, Pháp

Nếu việc này tùy vào tôi, tôi sẽ cấm mọi người ăn thịt. Thật vậy. Ngừng ngay lập tức. Ngưng tất cả xe gây ô nhiễm.

THAM KHẢO: GIỮA THẦY VÀ TRÒ TUẦN 72 – KỲ PHÁT HÌNH 505-506
NGÀY PHÁT HÌNH: THỨ SÁU - THỨ BẢY, 1-2 THÁNG 2, 2008

Quốc gia (NPR) định giá mức thán khí thải của các loại thực phẩm.

Các phát ngôn viên NPR nói với Tiến sĩ Gina Solomon, là khoa học gia cao cấp tại Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên. Tiến sĩ Solomon tuyên bố: “Một cân thịt bò thải ra tương đương trên 36 cân thán khí.” Bà cũng chỉ cho thính giả biết cách tính toán thán khí tại: www.coolcalifornia.org để hiểu cách mà sự thay đổi lối dinh dưỡng thay đổi mức thán khí thải của chúng ta.

Thán phục thay Tiến sĩ Solomon và NPR, đã nâng cao ý thức về mối quan hệ giữa những lựa chọn thực phẩm của chúng ta và sức khỏe của môi sinh. Chúng tôi cầu mong nhiều người sẽ tìm đến máy tính thán khí thải, và nhận ra rằng thậm chí sự chọn lựa của một người để ăn chay (thuần chay) cũng tạo lợi ích lớn lao cho hành tinh. Hãy chuyển xanh và ăn chay.

http://www.npr.org/templates/story/story.php?storyId=89808292

Mực nước biển dâng cao có thể khiến hàng trăm triệu người di tản.

Khoa học gia thuộc Phòng Thí nghiệm Đại dương Vương quốc Anh tuyên bố trong tường trình mới, rằng họ tiên đoán mực nước biển toàn cầu có thể dâng cao từ 0,8 đến 1,5 thước vào cuối thế kỷ này. Những tính toán này có kể đến tốc độ băng đá tan nhanh trên khắp thế giới, do hâm nóng hoàn cầu. Ngân hàng Quốc tế dự đoán rằng lên đến 56 triệu người thuộc các quốc gia đang phát triển có thể trở thành dân tỵ nạn, khi mực nước đại dương dâng lên thêm 1 thước.

Cám ơn các khoa học gia cho những khám phá tối hậu này về ảnh hưởng thay đổi đời sống của thay đổi khí hậu tiếp tục. Mong chính phủ cũng như cá nhân cùng hành động để ngăn hâm nóng hoàn cầu.

http://www.edie.net/news/news_story.asp?id=14531&channel=0 http://www.allheadlinenews.com/articles/7010721260

Cung cấp thực phẩm Hoa Kỳ chú trọng đến việc giảm thiểu thán khí thải.

Câu nói “chất bột thấp” hiện đang có ý nghĩa mới đối với các công ty dịch vụ thực phẩm tại California, Hoa Kỳ. Công ty Bon Appetit, phục vụ bữa ăn cho các phòng ăn tại 400 trường, bảo tàng viện và kinh doanh, tìm các nguồn thực phẩm có “thán khí thật thấp,” là một cách ngăn cản hâm nóng hoàn cầu. Thịt và sản phẩm từ sữa đứng đầu danh sách thức ăn sẽ được giảm hoặc loại trừ, cô Helene York, sáng lập gia của chương trình này nói vậy. Những thứ trên được thay thế với các thức ăn thân thiện môi sinh như trái cây và thảo mộc.

Thật là một tin ngon bổ. Xin cám ơn Bon Appetit, cho việc giúp nâng cao ý thức và cung cấp các thay thế cho thịt và các sản phẩm từ sữa. Xin Thượng Đế gia trì quý vị và tất cả những nhà cung cấp thực phẩm cho việc tạo ra các bữa ăn chay (thuần chay) có “thán khí thấp,” để nuôi dưỡng hành tinh cũng như con người.

http://www.npr.org/templates/story/story.php?storyId=89836312

Những người đoạt giải Quán quân của địa cầu thảo luận về các vấn đề thay đổi khí hậu.

Sau buổi lễ trao giải tại Tân Gia Ba hôm thứ ba hầu công nhận bảy nhà lãnh đạo của thời đại cho giải pháp môi sinh và phát triển bền vững, một cuộc hội nghị báo chí đã được tổ chức. Truyền Hình Vô Thượng Sư đã tham dự để lắng nghe các chuyên gia triển khai các mối quan tâm hàng đầu về sự thay đổi khí hậu.

Là người đoạt giải Âu châu, Thái tử Albert II of Monaco, là luật sư thế giới về chính sách bền vững.

Thái tử Albert of Monaco: Chúng tôi không thể tiếp tục công việc như thường lệ.

Cô Thomspon, người đoạt giải Quán quân địa cầu của vùng Mỹ La Tinh và Caribbean, đã phát biểu về tác động nghiêm trọng của việc thay đổi khí hậu trên quốc đảo nhỏ đang phát triển.

Cô Liz Thompson, cựu Bộ trưởng Môi sinh và Năng lượng của Barbados, Quán quân Địa Cầu cho Châu Mỹ La Tinh và Caribbean 2008

Cô Liz Thompson: Bất kỳ thiệt hại nào cho môi sinh cũng đều ảnh hưởng khả năng thu nhập và thanh toán chi phí của một quốc gia. Tôi tin sẽ rất quan trọng để chúng ta giải thích với thế giới rằng thay đổi khí hậu không chỉ là câu thần chú mới, ngôn ngữ mới được sử dụng trong các cuộc hội nghị quốc tế, nhưng với một số người, nó là sự đe dọa đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Tiến sĩ Atiq Rahman, Trung tâm Nghiên cứu Tiến bộ Bangladesh (BCAS), Quán quân Địa Cầu cho Á châu và Thái Bình Dương 2008

Tiến sĩ Atiq Rahman là chuyên gia hàng đầu về môi sinh và phát triển bền vững từ Bangladesh. Ông giải thích cách mà sự thay đổi khí hậu đang tạo thêm nhiều sự bất ổn về thực phẩm cho các quốc gia dễ bị ảnh hưởng.

Thưa tiến sĩ Atiq Rahman, ông đề cập rất nhiều về mối quan hệ giữa sự khan hiếm thực phẩm và việc thay đổi khí hậu. Ông có thể bình luận một chút về cách mà ông thấy các mối quan hệ này sẽ phát triển.

Tiến sĩ Rahman: Vấn đề quan trọng là phải có đủ thực phẩm dự trữ và sự an toàn thực phẩm. Thực phẩm dự trữ là số lượng thực phẩm được sản xuất ngoài đồng và nhập vào kho chứa. Sự an toàn thực phẩm là thực phẩm trên bàn ăn. Giữa hai tình huống này, là cả một hệ thống phân phối và tiếp cận. Vậy làm sao để chắc chắn người nghèo có được thực phẩm? Ngay lúc này, giá gạo đã tăng cao đến nỗi nhiều người nghèo ở Á châu không có tiền để mua loại thực phẩm này. Do đó, chúng ta đang nói đến các vùng mà thay đổi khí hậu gây ra nhiều thiên tai, nơi có hạn hán, lũ lụt, lốc xoáy, mùa mưa sai lệch, chế độ mưa thất thường. Việc này sẽ tạo ra sự bất ổn trong hệ thống sản xuất thực phẩm, và sau đó sẽ phản ảnh trên thị trường.

Xin biết ơn các lãnh đạo đầy quan tâm ở mọi quốc gia, đang giúp chúng ta lưu tâm đến các vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến việc sinh kế của người dân và sự sống mọi chúng sinh. Mong cộng đồng quốc tế hành động để giải quyết thiệt hại có thể tránh khỏi bằng cách giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn này của toàn cầu.

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/121

Nhím Hoàng Kim
09-13-2009, 01:43 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Mực độ thán khí và mêtan trên toàn cầu gia tăng đáng kể từ năm 2007 - 26 tháng 4 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=122&goto_url=&sca=sos_3&page=17&url=link2_0&#v)

Mực độ thán khí và mêtan trên toàn cầu gia tăng đáng kể từ năm 2007.

Ban Quản trị Hải dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) khám phá trong năm 2007, mực độ của thán khí, là khí chính yếu gây nên hâm nóng hoàn cầu, đã tăng lên 0,6%, hay là 19 tỷ tấn. Khoa học gia tại Phòng Thí nghiệm Hệ thống Nghiên cứu Địa cầu cũng cho thấy rằng số lượng mêtan, là khí nhà kính còn mạnh hơn thán khí, tăng lên 0,5% vào năm ngoái, hay là 27 triệu tấn.

Xin cám ơn NOAA rất nhiều, qua sự phát hành tài liệu cập nhật về mực độ thải khí cho công chúng biết. Cầu mong tất cả chúng ta mau làm phần mình để hồi phục tình trạng môi sinh ổn định và bền vững.

http://www.thewest.com.au/default.aspx?MenuID=29&ContentID=69550

Sông băng Tasman của Tân Tây Lan biến dạng nhanh chóng.

Chuyên gia về sông băng, Martin Brook, thuộc Đại học Massey ước lượng sông băng đã rút ngắn với tốc độ 180 thước mỗi năm kể từ thập niên 1990. Một hồ nước cũng hình thành bên dưới sông băng và đang gia tăng tốc độ băng tan. Tiến sĩ Brook tuyên bố rằng với tốc độ đó, sông băng này sẽ có thể biến mất hoàn toàn, vì lý do sông ở độ cao thấp và nhiệt độ tiếp tục tăng gia.

Thưa tiến sĩ Brook, chúng tôi tri ân tài liệu giá trị của ông. Cầu mong chúng ta có thể ngăn hâm nóng hoàn cầu để cứu kỳ quan thiên nhiên này của Tân Tây Lan.

http://www.massey.ac.nz/massey/about-us/news/article.cfm?mnarticle=tasman-glacier-retreat-extreme-23-04-2008

Đánh giá sự thay đổi khí hậu và hợp tác toàn cầu.

Năm ngoái, Ban Thay đổi khí hậu Đa Quốc gia của Liên Hiệp Quốc (IPCC) đã phát hành báo cáo ước định về tác động của khoa học và nhân loại lên sự thay đổi khí hậu, cùng nhiều phương cách giúp giảm nhẹ ảnh hưởng. 1 năm sau báo cáo này, việc nghiên cứu hiện đã được mở rộng với các giải pháp cho nạn hâm nóng toàn cầu được khảo sát ráo riết hơn bởi các chuyên gia trên toàn cầu.

Truyền Hình Vô Thượng Sư đã tiếp chuyện với Tiến sĩ Gordon McBean, giáo sư ở Đại học phía Tây Ontario, Gia Nã Đại, kiêm chủ tịch Học viện Chính sách Giảm Mất mát do Thảm họa. Tiến sĩ McBean sẽ chia sẻ khám phá mới nhất của ông về cách mà thay đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến sự cân bằng thiên nhiên của Địa Cầu.

Tiến sĩ Gordon McBean
Giáo sư Đại học Western Ontario
Chủ tịch về Chính sách tại Viện Giảm Mất mát do Thảm họa

Tiến sĩ Gordon McMean, Chủ tịch về Chính sách tại Viện Giảm Mất mát do Thảm họa: Khi chúng ta làm ấm tầng đất đóng băng vĩnh cửu hoặc đại dương khiến các nơi này dễ bay hơi, có thể biến đổi từ thể rắn cố định sang thể khí và bốc hơi lên. Khi khí hậu thay đổi đến độ hệ thực vật tự nhiên, mà trong tình trạng cân bằng hấp thu lượng thán khí lớn nhưng cũng thải ra một lượng tương đương, sẽ giảm hiệu suất, và rồi nó cũng sẽ không phát triển, không hấp thu thán khí được nhiều như trước. Nhưng khi hệ thực vật tàn lụi và hư hoại, nó vẫn thải nhiều thán khi như trước.

Điều chúng ta thấy trong các nghiên cứu này là hiểm họa gia tăng của một lượng lớn thán khí, không chỉ đến trực tiếp từ việc chúng ta đốt nhiên liệu hóa thạch, mà còn gián tiếp đến từ việc chúng ta làm thay đổi khí hậu, tạo ra vấn đề khác có vẻ như tự nhiên, trong trường hợp này không còn tự nhiên nữa, mà là can thiệp vào quá trình tự nhiên, làm tăng thêm thán khí thải. Quý vị có thể nhìn thấy một sư leo thang trong các mô hình này. Ngay cả khi lượng khí thải từ sinh hoạt của con người có giảm xuống, khí hậu vẫn tiếp tục ấm lên.

Bầu khí quyển của địa cầu có khả năng giữ một lượng lớn thán khí nhiều bằng bầu khí quyển chứa đầy thán khí của Kim Tinh và Hỏa Tinh. Một khi được giải phóng, carbon dioxide vẫn tồn tại hàng thế kỷ, gây ra vấn đề lâu dài mà Tiến sĩ McBean cho biết là cần phải có một giải pháp toàn cầu.

Tiến sĩ McBean: Chỉ cần 2, 3, 4 năm để khí nhà kính, thán khí tuần hoàn quanh địa cầu. Thán khí thải đang di chuyển và hòa lẫn trên khắp tinh cầu, nên thán khí thải từ Gia Nã Đại, Ấn Độ, Nigeria, Trung Quốc, Âu châu, trong vài năm sẽ hòa lẫn với nhau. Do đó, chúng ta không thể giải quyết việc này chỉ với một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia hành động mà cần có nỗ lực toàn cầu để giải quyết vấn đề, vì đây vốn là vấn đề toàn cầu.

Đề cập đến mức độ nỗ lực chung, Tiến sĩ McBean đưa ra kế hoạch tương lai như sau:

Tiến sĩ McBean: Các đại dương vẫn đang ấm lên, vẫn đang tiếp diễn. Nếu chúng ta có thể ngừng tất cả khí nhà kính trong ngày mai qua một tiến trình kỳ diệu nào đó, và giữ lượng thán khí thải trong không khí không thay đổi trong vòng 100 năm tới ở mức 380 phần triệu như hiện nay, thời tiết sẽ vẫn ấm lên ở mức khoảng 0,1 độ C trên mỗi thập niên, tức là thêm 1 độ vào cuối thế kỷ này. Rất có thể khí hậu sẽ chỉ ấm lên 2 độ C vào cuối thế kỷ này nếu chúng ta làm gì cần. Nhưng nếu không làm gì, khí hậu có thể ấm lên ở mức 8 độ C trên mỗi thập niên vào cuối thế kỷ này. Việc này thật sự kinh khủng, vì sẽ vượt quá mức cao nhất.

Dù vậy, Tiến sĩ McBean cũng cho biết ông và nhiều người trong cộng đồng khoa học vẫn hy vọng. Nỗ lực của chính Tiến sĩ McBean vượt ngoài phạm vi khoa học thuần túy. Ông còn làm việc với quốc gia khác ở Á châu và Phi châu để ủng hộ nỗ lực nghiên cứu và chính sách của họ. Ông kêu gọi mọi chính phủ cũng nên hành động khẩn cấp với biện pháp toàn cầu.

Tiến sĩ McBean: Cuối cùng, hy vọng nhân loại sẽ hợp tác, và chúng ta sẽ thấy trí huệ của điều mình nên làm và lợi ích của nó, ở mức toàn cầu, để chúng ta có thể cùng giải quyết vấn đề này trước khi quá muộn. Tôi không nghĩ việc này đã quá muộn. Tôi cho rằng vẫn còn cơ sở để hành động, để cùng nhau làm việc. Nhưng phải là nỗ lực được thúc đẩy và chỉ đạo bởi những người có khả năng giúp đỡ cộng đồng toàn cầu.

Cám ơn Tiến sĩ McBean cùng nhiều khoa học gia là những nhà khám phá giải pháp cho sự thay đổi khí hậu. Mong tất cả chúng ta giúp nhau thực hiện các hệ thống và kỹ thuật tốt nhất có thể được vì mục đích sống còn và thậm chí còn quan trọng hơn là vì thế hệ tương lai của chúng ta.

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/122

Nhím Hoàng Kim
09-24-2009, 03:34 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Thịt và nhiên liệu sinh học gây khủng hoảng thực phẩm - 27 tháng 4 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=123&goto_url=&sca=sos_3&page=18&url=link2_0&#v)

Thịt và nhiên liệu sinh học gây khủng hoảng thực phẩm.

Ủy ban các chuyên gia thuộc Bàn luận Sau 8 Giờ của SA-FM, một chương trình phát thanh thuộc Nam Phi, kết luận rằng khủng hoảng thực phẩm quốc tế hiện nay là do 2 nguyên nhân chính: nhiên liệu sinh học và tiêu thụ thịt. Mùa màng trồng cho nhiên liệu sinh học chiếm đất trước đây trồng thực phẩm, tạo nên thiếu hụt. Đồng thời, sự gia tăng tiêu thụ thịt tại các quốc gia như Trung Hoa và Ấn Độ gây nên sự gia tăng về nhu cầu ngũ cốc để nuôi gia súc, và sau đó khiến giá thực phẩm lên cao.

Chúng tôi cảm tạ khám phá của các tham dự viên hội thượng đỉnh Nam Phi. Cầu mong tất cả chúng ta cứu xét cẩn thận hơn về phí tổn môi sinh trong các hành động của mình, và dành ngũ cốc nhiều hơn cho những người đang cần nhất.

Giảm ăn thịt tiết kiệm tiền bạc và giúp hành tinh.

Một bài được đăng hôm thứ năm bởi cơ quan thông tin quốc tế Reuters viện dẫn các nguồn tin như tường trình năm 2006 của Liên Hiệp Quốc, Viện Worldwatch, và tờ báo y khoa Lancet, tất cả đều nhấn mạnh sự lợi ích về việc giảm bớt hay không ăn thịt để ngăn chặn khí hậu thay đổi. Bài báo này cũng nhấn mạnh sự lợi ích của kinh tế toàn cầu ăn chay (thuần chay), nói rằng nhu cầu về thịt đẩy giá cả ngũ cốc hoàn cầu lên cao hơn. Một mạng điện tử của sáng lập viên Anna Lappé của Viện Hành tinh Nhỏ cũng được cung cấp. TakeaBite.cc cho biết thêm tài liệu về liên hệ giữa thực phẩm và sự hâm nóng toàn cầu.

Chúng tôi tri ân hãng Reuters và tất cả nghiên cứu gia, cho tài liệu đáng giá này, hầu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chọn lựa thực phẩm của mình ảnh hưởng toàn cầu ra sao. Mong rằng tất cả chúng ta thực hiện các bước khẩn cấp tiến đến ăn chay (thuần chay) hầu giải tỏa kinh tế toàn cầu và Mẹ Địa Cầu.

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/123

Nhím Hoàng Kim
09-24-2009, 03:40 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Thay đổi thói quen tiêu thụ để cứu vãn hành tinh - 28 tháng 4 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=124&goto_url=&sca=sos_3&page=18&url=link2_0&#v)

Thay đổi thói quen tiêu thụ để cứu vãn hành tinh.

Đất chôn rác được biết là nguồn chủ yếu tạo ra khí mê tan, loại khí nhà kính mạnh mẽ. Sự thải khí mêtan toàn cầu từ các khu đất chôn rác ước lượng mỗi năm là từ 30 đến 70 triệu tấn. Tiến sĩ Pablo Gonzalez Mesples, nhà môi sinh học và giáo sư kinh tế tại Đại học Buenos Aires của Á Căn Đình, nói với đài Truyền hình Vô Thượng Sư về sự liên kết giữa những gì chúng ta tiêu thụ và loại rác thải nào phát sinh từ đó.

Tiến sĩ Pablo Gonzalez Mesples, nhà môi sinh trường chay và giáo sư kinh tế, Đại học Buenos Aires, Á Căn Đình: Những gì chúng ta thật sự tiêu thụ từ các thứ mình mua thì quả là ít ỏi. Và tất cả thứ rác đó, nói chung, chủ yếu là khi nó trộn lẫn với các phân tử hữu cơ, sẽ hình thành một lượng khí mêtan khổng lồ, điều mà như đã nói, gây ra hiệu ứng khí nhà kính.

Tiến sĩ Mesples kêu gọi chỉ việc cắt giảm lượng rác của chúng ta thay vì tái tạo, bởi vì tái tạo cũng tiêu thụ năng lượng. Một cách có trách nhiệm để tạo nên ít rác hơn, là giảm tiêu thụ thực phẩm và quần áo có sản phẩm động vật.

Tiến sĩ Pablo Gonzalez Mesples: Để tạo ra 1 kílô gạo, cần 10 đến 100 lần ít nước hơn là tạo ra 1 kílô thịt. Và chúng ta phải nghĩ rằng tại một số nơi trên thế giới có người chỉ được 2 lít nước mỗi ngày để dùng, và tôi không nói rằng 2 lít nước để uống, nhưng là tổng số 2 lít nước. Đó là tất cả họ có để dùng. Nên chúng ta lãng phí nước qua việc tiêu thụ thịt.

Cảm tạ Tiến sĩ Mesples cho sự thấu hiểu đáng giá của ông. Cầu mong tất cả chúng ta thực tập tiết kiệm và bảo tồn mỗi ngày, để đóng góp phần mình vào đời sống bền vững và tương lai tươi sáng.

Hâm nóng toàn cầu dự đoán sẽ ảnh hưởng canh nông ở Ấn Độ.

Khi nhiệt độ toàn cầu tăng, nghiên cứu cho thấy gặt hái mùa màng tại những quốc gia như Ấn Độ sẽ chắc chắn bị ảnh hưởng. Chủ tịch của Ban Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi (IPCC), Tiến sĩ Rajendra K Pachauri nói rằng: “Hiệu suất của lúa mì sẽ giảm sút từ 5-10% với mỗi 1 độ Celcius tăng cao.” Ông tuyên bố thêm là tài liệu về nhiệt độ gia tăng cho thấy bệnh dịch tả và các bệnh khác sẽ có thể lan tràn.

Chúng tôi đa tạ Tiến sĩ Pachauri, cho thông điệp rõ ràng này về những tình huống chắc chắn đến từ hâm nóng hoàn cầu. Xin Phật gia hộ, để Ấn Độ và tất cả các quốc gia khác áp dụng những biện pháp bền vững, hầu bảo đảm cho người dân tránh khỏi ảnh hưởng tai hại của khí hậu tiếp tục thay đổi.

http://timesofindia.indiatimes.com/Earth/Climate_change_is_hurting_Indias_crops/articleshow/2984125.cms

Lãnh tụ cơ quan Liên Hiệp Quốc báo động về xung đột gây ra do thiếu thực phẩm.

Trưởng của Tổ chức Thực phẩm và Canh nông Liên Hiệp Quốc, Tiến sĩ Jacques Diouf nói rằng thiếu hụt thực phẩm có thể dẫn đến xung đột tại Phi Châu, Á Châu và Châu Mỹ La Tinh. Ông nêu lên các xáo trộn vì không đủ dự trữ thực phẩm tại các quốc gia như Haiti, Nam Dương, và Cameroon là dấu hiệu báo động cho những gì có thể sắp xảy ra. Để cải thiện tình trạng này, ông đang triệu tập một hội nghị thượng đỉnh về an ninh thực phẩm tại Rome, Ý Đại Lợi vào đầu tháng 6.

Chân thành cám ơn Tiến sĩ Diouf cho lời kêu gọi khẩn cấp để hành động vì sự an toàn thực phẩm. Cầu nguyện rằng tất cả các anh chị em chúng ta trên toàn thế giới luôn có đầy đủ dinh dưỡng.

http://www.france24.com/en/20080425-un-agency-chief-warns-food-crisis-civil-war

Những phí tổn ngầm của ngành chăn nuôi gia súc thật hết sức lớn lao.

Liên hiệp Khoa Học gia Quan tâm tường trình chi tiết về nhiều phí tổn ngầm cho người đóng thuế Hoa Kỳ, từ việc nuôi thú lấy thịt, tổng cộng lên đến trên 6 tỷ Mỹ kim mỗi năm. Các phí tổn này bao gồm 1,16 tỷ Mỹ kim mỗi năm để thải các chất cặn bã, giữa 1,5 – 3 tỷ Mỹ kim về phí tổn y tế công cộng vì sự tiêu thụ quá mức thuốc trụ sinh cho gia súc, và 3,86 tỷ Mỹ kim trong việc trợ cấp ngũ cốc để nuôi gia súc lấy thịt. Các phí tổn khác bao gồm khoảng 26 tỷ Mỹ kim về việc mất giá của đất đai ở gần các trại nuôi thú, và 4,1 triệu Mỹ kim để làm sạch cặn bã ô nhiễm không khí và nước dưới đất.

Xin đa tạ Liên hiệp Khoa Học gia Quan tâm; xin tri ân quý vị đã giúp chúng ta thấy rõ mình có thể tiết kiệm tiền nhiều chừng nào nếu tất cả mọi người chuyển sang ăn chay (thuần chay.) Xin Thượng Đế hướng dẫn trí huệ chúng ta để thực hiện các biện pháp vừa bền vững vừa lợi ích cho kinh tế.

http://www.ucsusa.org/food_and_environment/sustainable_food/cafos-uncovered.html

Các cuộc dấy loạn thực phẩm nổ ra trên toàn cầu do nạn đói từ sự thiếu hụt.

Bên cạnh gạo, hiện nay, dầu ăn, bột mì, và các thực phẩm chính khác đang cạn kiệt ở các quốc gia trên khắp thế giới. Cựu tổng thư ký của Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cho biết: “Có thể chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu của thảm họa đói kém lớn.” Nhiều tháng trước đã chứng kiến các cuộc phản kháng dữ dội ở trên 21 quốc gia đang phát triển vì sự thiếu hụt thực phẩm là hậu quả trực tiếp của sự thay đổi khí hậu. Thời tiết thay đổi đột ngột do nạn hâm nóng toàn cầu cũng làm tình hình tệ hơn, khi nông dân cố gắng đối phó với sự thiệt hại mùa màng hoặc mất mùa do các tình trạng khắc nghiệt như hạn hán hoặc lũ lụt.

Chúng ta nên nghiêm túc lưu ý lời cảnh báo của ông Kofi Annan và những người chuyên cần làm việc để cho chúng ta biết về tình trạng khốc liệt này. Xin thành tâm cầu nguyện cho người bị ảnh hưởng nặng nề nhất mau chóng có thức ăn và bớt đói kém. Mong chúng ta mau chóng thực hiện sự thay đổi cần thiết để làm ngưng nạn hâm nóng toàn cầu vì cuộc sống của những người phụ thuộc vào đó.

http://www.alertnet.org/thenews/newsdesk/L22878839.htm, http://www.straight.com/article-142853/food-crisis-sparks-violence-across-globe, http://www.alertnet.org/thenews/newsdesk/L20698300.htm, http://www.planetark.com/dailynewsstory.cfm/newsid/41369/story.htm

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/124

Nhím Hoàng Kim
09-27-2009, 08:05 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Người dân Hoa Kỳ nhận thấy ăn bớt thịt là rất hợp lý - 29 tháng 4 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=125&goto_url=&sca=sos_3&page=18&url=link2_0&#v)

Người dân Hoa Kỳ nhận thấy ăn bớt thịt là rất hợp lý.

Với giá cả thực phẩm leo thang rõ ràng từ năm ngoái, một số cư gia ở Hoa Kỳ đang tìm cách thay thế loại chất đạm đắt tiền từ thịt bằng loại rẻ tiền có nguồn gốc từ thực vật. Giá năng lượng và ngũ cốc cao hơn đã khiến việc chuyên chở và sản xuất thịt càng tốn kém hơn nhiều, điều này không chỉ có nghĩa là giá cả cao hơn, mà còn là lượng khí thải nhà kính lớn hơn.

Giáo sư Al Gini thuộc Trường Đạo đức Kinh doanh: Khi quý vị xem xét việc này trên đường dài, sẽ thấy là phải tốn nhiều thực phẩm hơn để sản xuất loại thực phẩm mà chúng ta có thể hấp thu chất đạm từ nguồn khác.

Để đánh giá ý thức của công chúng về hậu quả của chế độ ăn thịt, Truyền Hình Vô Thượng Sư làm cuộc thăm dò cộng đồng Đại học Loyola tại thành phố lớn hàng thứ ba Hoa Kỳ là Chicago.

Phóng viên Truyền Hình Vô Thượng Sư tại Chicago, Hoa Kỳ: Chúng tôi đang tiếp chuyện với ông Debra Shore, ủy viên hội đồng Khu vực Cải tạo Nguồn nước của Thủ đô Greater Chicago. Xin chào ngài ủy viên.

Debra Shore, nhân viên sở khai thác nước xe điện ngầm: Xin chào quý vị.

Kỹ nghệ chăn nuôi là yếu tố chính góp phần gây ô nhiễm và tất cả lượng khí thải trong môi trường, ông có ý kiến gì về việc ăn ít thịt hơn?

Debra Shore, nhân viên sở khai thác nước xe điện ngầm: À, đúng là phải tốn một lượng nước rất lớn để sản xuất 1 cân Anh thịt bò và việc này sẽ là một vấn đề. Có nhiều cách ẩm thực mà chúng ta có thể cung cấp đủ lượng đạm cho mình.

Hiện nay, kỹ nghệ thịt được nhiều nơi biết đến là 1 trong các ngành công nghiệp thải nhiều thán khí nhất trên thế giới.

Giáo sư Al Gini: Việc này rất đúng về mặt sức khỏe, sinh thái và kinh tế cá nhân. Hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa tim rằng: “Liệu tôi có nên cắt giảm lượng thịt không?” và câu trả lời sẽ là “Nên”! Tôi nghĩ thật sự tất cả những việc này là một phần của ý thức toàn cầu về hậu quả của kỹ nghệ thịt trong thời gian dài, và về lượng thán khí thải.

Summer Roberts, Quan hệ Cộng đồng, Đại học Loyola: Bây giờ chúng ta đang bắt đầu nhận thấy mình không thể lạm dụng. Và điều này bao gồm lối dinh dưỡng, sản phẩm, quần áo và mọi thứ mình tiêu dùng.

Khi công chúng ý thức hơn về việc sử dụng năng lượng, hàng triệu người đang tìm đến máy tính thán khí thải trên mạng lưới điện toán. Nhiều máy tính này bao gồm cả yếu tố ăn chay (thuần chay).

Alderman Joe Moore: Đơn giản là tinh cầu không đủ khả năng duy trì lối sống hiện nay ở mức độ này, nên tôi nghĩ giáo dục mọi người về cách ẩm thực lành mạnh hơn, cách ăn ít thịt hơn sẽ không chỉ lợi ích cho họ, lợi ích cho sức khỏe của họ mà còn có lợi ích cho tinh cầu.

Một trong những khởi xướng mà Truyền Hình Vô Thượng Sư cổ động là Ngày không ăn Thịt. Liệu thành phố của ông có quan tâm khuyến khích việc này như là cách giúp cắt giảm?

Alderman Joe Moore: Ồ, chắc chắn rồi. Chúng tôi đã có danh sách điện thư của hơn 4000 cư dân trong thành phố nhận thư đều đặn từ văn phòng của tôi về thông tin và sự kiện trong cộng đồng. Việc này chắc chắn là điều chúng tôi nhất định muốn ủng hộ.

Chris, Sinh viên, Đại học Loyola, Chicago, Hoa Kỳ: Chúng ta có thể giúp giảm mức thán khí thải trên tinh cầu nếu chúng ta chuyển xanh và ăn chay.

Người tiêu dùng thông minh khắp nơi đã làm rất tốt khi nghĩ đến việc chuyển sang dinh dưỡng bằng thực vật vì lý do sức khỏe, kinh tế và sinh thái. Rõ ràng là mọi người đều chiến thắng khi chúng ta tạo sự lựa chọn khẳng định, đó là đổi sang ăn chay!
http://www.desmogblog.com/eat-less-meat-to-fight-climate-change-ipcc-chief-says

Khí hậu thay đổi ảnh hưởng Âu Lạc (Việt Nam)

Với hai trong số vùng châu thổ phì nhiêu ở độ thấp nhưng lớn nhất trên thế giới, và 3.200 cây số bờ biển, địa hình Âu Lạc cũng đối diện hiểm họa lớn lao của nạn hâm nóng hoàn cầu.

Ngân hàng Quốc tế báo động về chứng cớ khoa học cho thấy rằng, ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao do khí hậu thay đổi có thể gây nên thảm họa. Hậu quả tàn khốc của hâm nóng hoàn cầu như lũ lụt, hạn hán và thời tiết cực đoan cùng với mất mùa đã được cảm nhận trên khắp quốc gia.

Chủ tiệm mì, Âu Lạc (Việt Nam): Có năm nay thời tiết khác, mọi năm chỉ mưa vài ba ngày, năm nay mưa hết tháng hai, thời tiết thất thường. Nhiều nhà lân cận trong khu vực này, rất nhiều người bị thiếu ăn.

Nữ nhân viên bán hàng tại tiệm thuốc, Âu Lạc (Việt Nam): Lạnh suốt hơn một tháng, cây cỏ chịu không được, lúa cũng vậy.

Từ Ấn Độ đến Thái Lan, từ Trung Quốc đến Âu Lạc, địa lục Á Châu đang đối diện với cơn khủng hoảng lớn, khi khí hậu thay đổi ảnh hưởng trầm trọng đến thực phẩm chủ yếu là gạo. Đài Truyền hình Vô Thượng Sư tường trình từ miền Trung Âu Lạc, nói với những người bị ảnh hưởng nặng nhất, là các nông dân.

Nông dân: Mọi lần thu hoạch khoảng 350 ký đến 400 ký trên một sào. Nay thì ít có đám đạt 300 ký trên một sào. Còn nói về vật giá thì leo thang, thí dụ trước đây một kg lúa giá 2.200 đồng. Hôm nay lên giá một ký lúa giá 5.500 đồng.

Xuất cảng gạo dự kiến sẽ bị hạn chế đến tháng 6. Như các quốc Á Châu khác, môi sinh ở Âu Lạc cũng đang bị đe dọa bởi sự phá rừng quá nhanh. Giáo sư Đại học Oxford, Norman Myers, thuyết viên chính tại hội nghị Tuần Lễ Lâm Nghiệp Á Châu-Thái Bình Dương ở Hà nội, tuyên bố rằng việc phá rừng tập thể đại biểu cho điều mà ông gọi là: “sự khủng hoảng kinh hãi.”

Nông dân: Khí hậu ô nhiễm gây ra đủ thứ bệnh, cây cối không phát triển được. Nạn ở đây mấy năm trước là chặt rừng, phá rừng, đốt rừng.

Một yếu tố gây phá rừng là việc gia súc ăn cỏ quá nhiều. Thêm vào đó, chất cặn bã thải từ các trại nuôi heo, nuôi gà, tàn hại sức khỏe của đất đai ven biển và đại dương, ảnh hưởng đến nguồn nước uống. Để bảo vệ sức khỏe, công dân Âu Lạc (Việt Nam) nói rằng ngăn cản tiêu thụ thịt sẽ giúp giảm nhẹ sự hâm nóng toàn cầu.

Chủ tiệm mì: Rất nhiều thông tin về sự hâm nóng toàn cầu, thành ra bây giờ là cái vấn đề mà mọi người mình dùng thực vật mình nuôi sống mình hàng ngày thì thấy nó tốt hơn là động vật, thì cái nguồn lúa gạo là nguồn chính, mà khi mà cái thời tiết cũng như là cái thiên tai lụt lội nó làm ảnh hưởng đến vấn đề mà sinh hoạt; Tình hình khí hậu thì bây giờ thì mưa thì mưa quá mưa, còn nắng thì nắng quá nắng.

Nữ nhân viên bán hàng tại tiệm thuốc: Chẳng hạn như bây giờ là, đừng nói chi lắm lúa thất bát nè, thiếu ăn nè. Thứ hai là nạn lũ lụt vô cớ nó không theo mùa. Bây giờ mình bảo vệ môi trường môi sinh; cho nên mình nghĩ là nên ăn chay là hơn.

Chúng tôi cầu nguyện cho dân tộc Âu Lạc (Việt Nam), nhất là những gia đình trong vùng nông nghiệp. Mong sao đất nước yêu kiều của quý vị và tất cả các quốc gia đang đối phó những thách đố của khí hậu thay đổi, được gia trì để nhanh chóng hồi phục sự hòa hợp sinh thái.

http://news.yahoo.com/s/afp/20080327/wl_asia_afp/vietnamenvironmentclimatesea_080327053004
http://www.upiasiaonline.com/Economics/2008/04/16/rice_crisis_and_southeast_asia/1309/
http://edition.cnn.com/2008/BUSINESS/03/27/asia.food.ap/index.html

Hạn hán ở Tây nam Hoa Kỳ liên hệ hâm nóng hoàn cầu.

Chuyên gia về thay đổi khí hậu, Tiến sĩ Jonathan Overpeck thuộc Đại học Arizona, xác định rằng hạn hán hiện nay có thể gây ra bởi nạn hâm nóng hoàn cầu. Sự kéo dài liên tục của giai đoạn khô khan này là tệ nhất trong vùng trong hơn 100 năm nay, và có thể đem đến tình trạng “bão bụi” như thập niên ‘30, khi nước từ Sông Colorado giảm hơn nữa.

Thưa Tiến sĩ Overpeck, thành thật đa tạ ông đã kêu gọi chúng ta lưu tâm đến hậu quả rộng lớn của khí hậu thay đổi. Cầu mong tất cả chúng ta bảo tồn tài nguyên quý báu như là nước khi làm việc để kiềm chế ảnh hưởng thay đổi khí hậu.

http://canadianpress.google.com/article/ALeqM5g9tnjjwDDLRLocGKcY3npii3dczw

Giảm thiểu phá rừng là then chốt trong việc ổn định khí hậu.

Tuần vừa qua, một giới chức thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) nói trước Thượng viện Hoa Kỳ rằng phá rừng chịu trách nhiệm cho 1/5 số lượng khí thải nhà kính. David Hayes, một giới chức cao cấp của WWF, phát biểu tại buổi họp Thượng viện về Phá rừng Quốc tế và Khí hậu Thay đổi, nói rằng: “Nói tóm lại, chúng ta không thể tiến triển chống lại khí hậu thay đổi, ngoại trừ chúng ta giảm bớt tốc độ phá rừng đáng lo ngại.”

Chúng tôi xin thán phục ông Hayes, cho sự ủng hộ tận tâm của ông để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của thế giới. Vì sự sinh tồn của muôn loài, chúng tôi cầu rằng các khu rừng thế giới được bảo vệ tốt hơn, hầu chúng ta có thể tiếp tục giữ vững đời sống của mình tại đây trên địa cầu này.

http://www.commondreams.org/news2008/0422-07.htm
http://foreign.senate.gov/hearings/2008/hrg080422a.html

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/125

Nhím Hoàng Kim
10-06-2009, 08:53 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Thượng nghị sĩ Úc kêu gọi chuyển sang chế độ ăn chay (thuần chay) để giải quyết sự thay đổi khí hậu - 30 tháng 4 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=126&goto_url=&sca=sos_3&page=18&url=link2_0&#v)

Thượng nghị sĩ Úc kêu gọi chuyển sang chế độ ăn chay (thuần chay) để giải quyết sự thay đổi khí hậu.

Trực diện với trận hạn hán tệ nhất của đất nước trong 1 thế kỷ, chính phủ đang chuẩn bị các biện pháp để giải quyết tình trạng khan hiếm nước và thời tiết khắc nghiệt đã được dự đoán.

Thượng nghị sĩ Bartlett: Ngay cả trước khi sự thay đổi khí hậu trở thành vấn đề quan trọng, chúng tôi đã có nhiều vấn đề lớn ở Queensland, Úc, thí dụ, việc phát quang đất đai và tác động của nó lên chất lượng nguồn nước, xói mòn đất, mất mùa rau cải, và phần lớn của vấn đề này liên quan đến kỹ nghệ thịt, một nguyên nhân trực tiếp.

Thượng nghị sĩ Andrew Bartlett của tiểu bang Queensland sẽ nói với Truyền Hình Vô Thượng Sư về cách ông tin rằng tốt nhất để giải quyết thay đổi khí hậu là qua một biện pháp toàn diện.

Thượng nghị sĩ Bartlett: Tôi không có ý nói là mọi việc chúng ta cần làm là ăn thuần chay và vấn đề khí nhà kính sẽ được giải quyết! Nhưng đây là 1 điều quan trọng và dễ dàng mà mọi người có thể làm. Họ không cần phải ở đó hy vọng chính phủ sẽ sửa chữa mọi vấn đề. Họ không phải đợi cho tới khi hệ thống chuyên chở công cộng được cải thiện. Họ có thể làm ngay bây giờ. Ngay cả khi người ta cắt giảm đáng kể và tìm kiếm các lựa chọn thuần chay hoặc trường chay, nếu công chúng càng yêu cầu điều này, càng nhiều lựa chọn sẽ được cung ứng và việc này sẽ càng dễ dàng thực hiện hơn.

Là người thuần chay lâu dài, thượng nghị sĩ Bartlett đã nói thẳng về lợi ích sức khỏe và kinh tế của chế độ ăn dùng rau cải. Hiện nay, lý do để loại bỏ thịt đã trở nên khẩn thiết hơn đối với môi sinh.

Thượng nghị sĩ Bartlett: Thuần chay đang ngày càng được công nhận là việc mà mọi người nên làm, và đây là lối sống hoàn toàn hợp lý và lành mạnh. Khi quý vị đặt việc này trong tình huống của sự thay đổi khí hậu thì càng cấp bách hơn rất nhiều. Đây không phải là việc cố gắng thay đổi thế giới dần dần thành tốt đẹp hơn qua tiến trình của vài thế kỷ, mà là nhận biết rằng nếu không cắt giảm lượng khí nhà kính khổng lồ trong thời gian rất ngắn, thì chúng ta sẽ gây thiệt hại vĩnh viễn và nghiêm trọng cho môi sinh.

Cám ơn thượng nghị sĩ Bartlett cho quyết tâm làm việc vì lợi ích tốt nhất của người dân Úc và môi sinh. Chúng tôi hết sức cảm kích tiếng nói dũng cảm và chân thật của ông về sự thay đổi lối sống dễ dàng thực hiện mà có thể có ảnh hưởng to lớn nhất trong việc giảm nạn hâm nóng toàn cầu. Xin cùng ông ủng hộ lối dinh dưỡng trường chay (thuần chay) lành mạnh, ít thán khí.

Úc Đại Lợi đối diện với thời tiết bất ổn kỷ lục.

Trong khoảng 6 tháng qua, Úc Đại Lợi chứng kiến mô hình thời tiết bất thường nhất từ trước tới nay. Sydney kinh nghiệm giai đoạn mưa phùn dài nhất vào tháng 4, từ 77 năm qua, tiếp theo sau cơn nóng hè tệ nhất trong lịch sử mà quốc gia ghi nhận. Adelaide, ngược lại, nhận cơn mưa đáng kể đầu tiên sau 6 tháng, với các vùng chỉ có từ 22 mm đến 28 mm nước mưa. Tuyết rơi trái mùa đã bắt đầu trên rặng Núi Snowy, trong khi các vùng miền nam tiếp tục đối phó với hậu quả của hạn hán nhiều năm liên tục.

Xin Thượng Đế giúp dân Úc Đại Lợi thích nghi với các hiện tượng do sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Chúng tôi cầu rằng tất cả được khích lệ hành động mau để hồi phục mô hình thời tiết thiên nhiên của địa cầu.

http://www.smh.com.au/articles/2008/04/27/1209234655241.html?s_rid=theage:top5
http://www.theaustralian.news.com.au/story/0,25197,23605614-5006787,00.html

Núi băng trôi tan chảy ở Gia Nã Đại.

Người dân tại Newfoundland của St. John, Gia Nã Đại, đã chứng kiến cảnh một núi băng trôi tan rã ngay bên ngoài nhà của họ. Vốn nằm gần một vịnh nhỏ, người ta thấy núi băng này đã lăn tròn và trôi giạt về một bên.

Cám ơn người dân ở Newfoundland của St. John đã thuật lại sự chứng kiến trực tiếp về ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu đang diễn ra gần nhà. Mong mọi người lưu ý lời kêu gọi hành động khẩn cấp nhằm bảo vệ Mẹ Địa Cầu vì lợi ích của thế hệ hiện tại và tương lai.

http://www.ireport.com/docs/DOC-16819

Nhím Hoàng Kim
10-17-2009, 01:24 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Các nhà giáo dục Đại Hàn chú trọng đến chế độ ăn chay (thuần chay) vì sức khỏe của trẻ e. - 1 tháng 5 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=127&goto_url=&sca=sos_3&page=18&url=link2_0&#v)

Các nhà giáo dục Đại Hàn chú trọng đến chế độ ăn chay (thuần chay) vì sức khỏe của trẻ em.

Hội đồng quốc gia Đại Hàn gần đây đã tuyên bố Ngày Sức khỏe Trẻ em toàn quốc, công nhận quyền lợi cơ bản của trẻ em là được khỏe mạnh, cùng với việc sức khỏe của trẻ em là điều kiện tất yếu cho một xã hội bền vững. Sự kiện Ngày Sức khỏe Trẻ em ở Hán Thành có sự tham dự của nghị sĩ, giáo viên cũng như các lãnh đạo từ Hiệp hội Giáo viên và Nhân viên Giáo dục của Đại Hàn.

Hội Quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư đã được mời đến sự kiện này để diễn thuyết về lối sống trường chay (thuần chay) và những tổn hại của việc ăn thịt đối với sức khỏe của trẻ em và môi sinh.

Truyền Hình Vô Thượng Sư ở Hán Thành, Nam Hàn, sẽ tường trình cảm tưởng của các nhà giáo dục về tầm quan trọng của chế độ ăn dùng thực vật.

Jung Jin Hwa, Giám đốc, Hiệp hội Giáo viên và Nhân viên Giáo dục Đại Hàn: Quý vị nghĩ gì về dinh dưỡng chay (thuần chay) và lối dinh dưỡng này có ảnh hưởng thế nào đến lãnh vực giáo dục trẻ em và môi sinh?

Giám đốc Công đoàn Giáo viên: Loài voi rất to lớn, hưu cao cổ cũng vậy. Động vật ăn chay rất hiền hòa, nhưng hiện nay trẻ em Đại Hàn ăn quá nhiều thực phẩm ăn liền và thịt và trở nên nóng tính, kém tập trung và gánh chịu 6 loại bệnh kể cả hội chứng dị ứng. Do đó, nếu chuyển sang trường chay và ăn thực phẩm hữu cơ, con cái chúng ta sẽ điềm tĩnh và có tinh thần hợp tác. Đây là hy vọng của tôi.

Park Kyeong Yong, Giám đốc Hội Nấu Cơm Trường: Tôi nghĩ nếu chúng ta có thể chế biến loại thực phẩm dùng thay thế thịt và cung cấp cho trường học, nếu có thể chế biến thêm món ăn bổ dưỡng dựa trên thực phẩm chay, đây sẽ là điều được mong muốn nhất.

Các nhà giáo dục không chỉ ý thức về ảnh hưởng của chế độ ăn đối với sức khỏe mà còn với môi sinh.

Yoon Sook Ja, Giám đốc Hội Phụ huynh về Giáo dục Bao quát Đại Hàn: Tôi thấy lối sống trường chay và mối liên hệ giữa việc ăn thịt và nạn hâm nóng toàn cầu nên được phổ biến đến thêm nhiều người nữa, và trẻ em cũng cần được giáo dục về điều này.

Tiến sĩ Lee Ki Young, Giáo sư Công nghệ sinh học Thực phẩm, Viện trưởng Trường Sư phạm Sau đại học, Đại học Hoseo: Nguyên nhân chính của nạn hâm nóng toàn cầu không chỉ do xe hơi mà còn vì ăn thịt. Chăn nuôi bò thải ra rất nhiều khí mê-tan qua sự nhai lại của chúng. Và vì rừng cây phải bị đốn hạ để nuôi bò, mức độ hấp thu thán khí thải bị giảm sút, nên tinh cầu đang bị đe dọa bởi nạn hâm nóng toàn cầu do việc ăn thịt.

Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nạn hâm nóng toàn cầu?

Tiến sĩ Lee Ki Young, Giáo sư Công nghệ sinh học Thực phẩm, Viện trưởng Trường Sư phạm Sau đại học, Đại học Hoseo: Điều quan trọng nhất dĩ nhiên là bớt ăn thịt và kế đến là tiết kiệm năng lượng. Việc này cũng rất tốt cho sức khỏe, mà thật ra còn được lợi ích gấp đôi.

Lợi ích của lối sống trường chay (thuần chay) ngày càng được biết đến rộng rãi. Ăn thịt không còn được xem là điều thiết yếu trong xã hội hiện đại, mà đúng hơn là lối sống đang nhanh chóng trở thành một gánh nặng và đang biến mất dần.

Lee, Su Il, Người ăn chay, Giáo viên Lịch sử, cựu giám đốc Hiệp hội Giáo viên và Nhân viên Giáo dục Đại Hàn: Tôi bỏ thói quen ăn thịt khi bỏ hút thuốc lá vào năm 2001. Có một thời chúng tôi gọi hút thuốc lá là “văn hóa hút thuốc.” Thuốc lá giống như một loại ma túy, nhưng chúng tôi gọi là văn hóa thuốc lá, từng là mốt của một thời. Nay thấy điều này biến mất, tôi tin sẽ có ngày “văn hóa ăn thịt,” sớm muộn gì cũng sẽ bị cấm hẳn như việc hút thuốc lá.

Hoan hô các nhà giáo dục ở Nam Hàn và khắp thế giới đã thành thật quan tâm cho tương lai. Mong ngày càng nhiều người mau chóng tìm hiểu về chế độ ăn chay (thuần chay), cách tốt nhất để gìn giữ tinh cầu yêu quý và mọi cư dân.

Tường trình Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh sự quan tâm cho trẻ em khi khí hậu thay đổi.

Với nhiệt độ hoàn cầu đang tăng cao, sự thay đổi khí hậu tiếp tục tạo khó khăn kinh tế qua thời tiết khắt nghiệt như hạn hán và lũ lụt. Tường trình của UNICEF: “Khí hậu của Chúng ta, Con em của Chúng ta, Trách nhiệm của Chúng ta,” nhận định rằng các gia đình kém may mắn sẽ có thể buộc phải cho con họ ra khỏi trường học, nơi mà trẻ em hiện bảo đảm có ít nhất một bữa ăn mỗi ngày, để thay vì giúp với sinh kế gia đình. Giám đốc UNICEF ở Anh, David Bull, nói rằng: “Rõ ràng rằng thất bại giải quyết sự thay đổi khí hậu là thất bại trong việc bảo vệ trẻ em.”

Xin đa tạ UNICEF, đã làm sáng tỏ ảnh hưởng có thể xảy ra do khí hậu thay đối với công dân vô tội nhất thế giới. Chúng tôi cầu cho tất cả mọi người lập tức thay đổi lối sống và bảo toàn tương lai của các trẻ em quý báu.

http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSL2862439920080428?pageNumber=1&virtualBrandChannel=0

Khí hậu thay đổi có thể khiến gần 1 tỷ người trở thành vô gia cư.

Hôm thứ ba, Viện Nghiên cứu Chính sách Công cộng tổ chức hội nghị ở Luân Đôn về tương lai của hâm nóng toàn cầu đối với nhân loại. Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) báo động khoa học gia và chính trị gia rằng sự tăng cao về nhiệt độ, mực nước biển, và giá cả thực phẩm, cùng với sự giảm sút về nước, hoa lợi mùa màng, và đất trồng trọt có thể mang lại hậu quả thảm khốc. Di tản tập thể tới 1 tỷ người sẽ xảy ra, khi nhà của họ bị chìm dưới nước, hoặc đối với những người không còn có nguồn thực phẩm nữa.

Chúng tôi tri ân UNHCR, cho cảnh cáo của quý vị về ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu. Mong lời của quý vị khiến tất cả hành động cấp tốc.

http://www.independent.co.uk/environment/climate-change/climate-change-could-force-1-billion-from-their-homes-by-2050-817223.html

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/127

Nhím Hoàng Kim
10-17-2009, 01:27 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Giá thực phẩm leo thang tại Bắc Hàn - 2 tháng 5, 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=128&goto_url=&sca=sos_3&page=18&url=link2_0&#v)

Giá thực phẩm leo thang tại Bắc Hàn.

Phí tổn thực phẩm tăng cao năm nay, cộng với các yếu tố như mất mùa từ lũ lụt năm ngoái đã gây ra tình trạng thiếu hụt thực phẩm trong quốc gia. Nếu nguồn thực phẩm giảm sút nữa có thể khiến cho các thành viên mậu dịch như Trung Quốc không thể xuất cảng gạo năm nay.

Chúng tôi thành tâm cầu nguyện để Bắc Hàn được cung cấp đầy đủ lương thực. Mong người dân cần mẫn của Bắc Hàn được ban ân với thức ăn dồi dào, thoải mái và lành mạnh.

http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/2008/4/30/worldupdates/2008-04-30T095801Z_01_NOOTR_RTRMDNC_0_-333162-1&sec=Worldupdates

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/128

Nhím Hoàng Kim
10-27-2009, 07:44 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Formosa (Đài Loan) áp dụng lối dinh dưỡng trường chay (thuần chay) - 3 tháng 5 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=129&goto_url=&sca=sos_3&page=18&url=link2_0&#v)

Formosa (Đài Loan) áp dụng lối dinh dưỡng chay (thuần chay).

Ở Formosa, chế độ ăn chay (thuần chay) không chỉ cho thiểu số người ý thức về sức khỏe. Một phong trào đã được phát động hầu khuyến khích người dân quan tâm đến sức khỏe của tinh cầu và của chính họ để ký vào cam kết ăn chay giúp làm ngưng nạn hâm nóng toàn cầu.

Sau khi Cô bạn Ăn chay đưa rau cải được địa cầu sản xuất cho Anh bạn Vô danh, anh khám phá thấy mình không cần phải ăn thịt nữa.

Hoạt động này được tổ chức bởi nhóm hiệp hội “Không Thịt, Không Nhiệt”! với khoảng 50 tổ chức phi chính phủ từ mọi cộng đồng, bao gồm nhà môi sinh, nhà ủng hộ quyền lợi thú vật, tổ chức tôn giáo, và thậm chí là Đảng Xanh của Đài Loan. Hội Quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư cũng tham gia, với 100 điểm ký tên trên khắp tỉnh thành chung quanh Đài Bắc. Chỉ trong vòng 5 ngày, các hội viên chúng tôi đã thâu thập hơn 300.000 cam kết của những người ký tên, với mục tiêu cuối cùng là tập hợp được 1 triệu cam kết trong vòng chưa đầy hai tháng.

Em có biết ăn chay (thuần chay) và giảm bớt sự phát triển của nghề chăn nuôi gia súc có thể giúp kiềm hãm nạn hâm nóng toàn cầu?

Học sinh 1: Trước đây em đã nghe về điều này từ thông tin.

Em có nghĩ mình sẽ ăn chay (thuần chay) nhiều hơn để giúp kiềm hãm nạn hâm nóng toàn cầu sau khi tham gia hoạt động ký tên hôm nay không?

Học sinh 2: Dạ có! Chắc chắn như vậy!

Học sinh 1: Vâng, em cũng vậy!

Cuộc vận động dân sự quy mô này đã lập tức trở thành trọng điểm của hầu hết giới truyền thông trên quốc đảo này, bao gồm tập san, đài truyền hình, và mạng lưới điện toán.

Dịch vụ Truyền hình Công cộng Đài Bắc Trực tuyến: Theo sự đánh giá do các tổ chức môi sinh thực hiện, năng lượng dùng để sản xuất thịt cho 1 người ăn thịt có thể dùng để cung ứng bữa ăn cho 10 người ăn chay. Ăn thịt không thân thiện môi sinh.

Dai Ai TV: Nhiều nhóm môi sinh đã phát động phong trào Ăn Chay hôm nay.

FTV: Theo hiệp hội của cuộc vận động này, nếu chuyển sang ăn chay, một người có thể cắt giảm 4,1 kg thán khí, tương đương lượng thán khí mà 180-360 cây xanh có thể hấp thu mỗi ngày.

CTS, Đài Truyền hình Formosan (Đài Loan): Hiệp hội Vận động Ăn chay Chống lại nạn Hâm nóng Toàn cầu khuyến khích mọi người ngăn chặn nạn hâm nóng và cứu vãn tinh cầu bằng cách ăn chay. Ăn thịt đã lỗi thời, nguyên tắc ngày nay là cứu vãn hành tinh.

Để ủng hộ cuộc vận động, các viên chức chính phủ cũng ký vào cam kết “Không Thịt, Không Nhiệt”!

Nhà lập pháp Thành phố Đài Bắc Tien Chiu Chin: Chúng ta cần phải thông báo cho công chúng biết bằng mọi cách. Hãy để mọi người nhận thức rằng ăn chay có thể giúp kiềm hãm nạn hâm nóng toàn cầu.

Trưởng Sheng Shi Hong, Cục Bảo vệ Môi sinh Thành phố Đài Bắc: Chúng ta nên ăn chay! Đúng không? Chỉ khi đó chúng ta mới có cơ hội sống lâu hơn.

Thị trưởng Thành phố Đài Bắc Hau Lung Bin: Ngày nay, nếu mình muốn cắt giảm thán khí thải, lối sống trường chay tuyệt đối là cách vô cùng hữu hiệu. Sự khác biệt giữa chế độ ăn chay và ăn thịt là giảm thán khí thải, vì lượng khí thải của chế độ ăn thịt cao gần gấp ba lần. Ngoài ra, chế độ ăn chay còn rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Các sinh viên đại học với nhau: Hãy Ăn Chay và làm Địa Cầu Mát mẻ!

Vô cùng thán phục người dân ý thức sinh thái ở Formosa! Cám ơn mọi viên chức chính phủ, giới truyền thông, tổ chức, và tham dự viên ở Đài Bắc đã truyền bá lối sống trường chay (thuần chay) tuyệt vời - là giải pháp để cứu vãn tinh cầu. Hay như người dân Formosa nói : “Không Thịt, Không Nhiệt” cho hành tinh mát mẻ hơn.

Làng ven biển Đông Ấn Độ đang đối diện nạn chìm.

Mực nước biển dâng cao do khí hậu thay đổi khiến cho hơn 100 gia đình từ các làng Satabhaya và Kanhupur phải đi sâu vào nội địa để tìm nơi trú ngụ. Mực nước được dự đoán sẽ tiến sâu vào làng Kanhupur ít nhất là 30 bộ riêng trong năm nay, và đã ngập lụt nhiều cư gia, đất đai nông nghiệp, một trường tiểu học, và 2 giếng nước được dùng bởi dân làng. Ở Satabhaya, ngôi đền lâu đời 800 năm tọa lạc 2 cây số cách bờ biển 10 năm trước đây, hiện đứng trong nước khi thủy triều lên.

Chúng tôi gửi lời cầu nguyện cho sự bảo vệ và an toàn của những dân làng Ấn Độ bị ảnh hưởng. Mong tất cả chúng ta lập tức áp dụng lối sống bền vững vì lợi ích của đời sống chúng ta và của các anh chị em mình.

http://southasia.oneworld.net/article/view/160270/1/

Hồ lớn nhất trên thế giới đang bị hâm nóng mau lẹ do khí hậu thay đổi.

Hồ băng đá Baikal ở Siberia, chứa khoảng 20% dự trữ nước ngọt cho thế giới, ấm lên gấp 3 lần nhanh hơn nhiệt độ của không khí, hay là 1,21 độ Celcius, trong 60 năm qua. Điều này ảnh hưởng đến sự sinh tồn của 2.500 loại sinh vật sinh sống ở đó, nơi có một số sinh vật hoàn toàn đặc biệt, như là loại hải cẩu nước ngọt duy nhất trên thế giới. Các khoa học gia Hoa Kỳ và Nga tuyên bố nhiệt độ tăng của Hồ Baikal có thể báo hiệu vấn đề của các hồ nhỏ hơn, vì chúng phản ứng mau hơn với nhiệt độ thay đổi.

Chúng tôi thành tâm tri ân các khoa học gia, đã báo động chúng ta về chiều hướng nóng lên của Hồ Baikal. Mong rằng chúng ta hành động để ngăn chặn việc thay đổi khí hậu để các kho báu duy trì sự sống như vậy được bảo tồn.

http://www.reuters.com/article/latestCrisis/idUSN30550060

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/129

Nhím Hoàng Kim
11-01-2009, 11:37 AM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Hội Thiên Chúa giáo của Tân Tây Lan khuyên bớt ăn thịt để ngưng thay đổi khí hậu - 4 tháng 5 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=130&goto_url=&sca=sos_3&page=19&url=link2_0&#v)

Hội Thiên Chúa giáo của Tân Tây Lan khuyên bớt ăn thịt để ngưng thay đổi khí hậu.

Hội đồng Interchurch Bioethics (ICBC) vừa ấn hành sách nhỏ mới tên là “Việc Cấp bách và Cá nhân: Giải pháp của tín đồ Thiên Chúa đối với thay đổi khí hậu toàn cầu.” Sách này, có thể tải xuống miễn phí từ trang mạng justice.anglican.org.nz, miêu tả việc thay đổi khí hậu bằng ngôn ngữ dễ hiểu và phác thảo nhiều bước đơn giản mà mọi người đều có thể thực hiện, như dùng phương tiện chuyên chở khác, lắp đặt cách nhiệt trong nhà, và bớt ăn thịt. Tiến sĩ Audrey Jarvis, chủ tịch của ICBC, cho biết: “Chúng ta cần hành động về thay đổi khí hậu ngay bây giờ; nhu cầu này là thực tế và khẩn cấp.”

Xin ca ngợi và cám ơn Tiến sĩ Jarvis và ICBC cho phương pháp tiến bộ nhằm cung cấp thông tin dễ dàng và các đề nghị thân thiện sinh thái. Với sự lãnh đạo như của quý vị, chắc chắn chúng ta sẽ thành công trong việc bảo vệ căn nhà địa cầu tuyệt diệu được ban tặng này.

Hâm nóng hoàn cầu tạo nên nhiều “Biển Sa Mạc” hơn.

Nghiên cứu bởi Tiến sĩ Lothar Stramma thuộc Đại học Kiel ở Đức cùng với các khoa học gia khác khám phá rằng lượng dưỡng khí trong một số nước biển đang giảm dần, đưa đến sự hình thành các vùng gọi là “sa mạc biển.” Đặc biệt tại phía đông Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, các vùng thiếu dưỡng khí này đang nới rộng thêm, và vấn đề còn tệ hơn vì khả năng hấp thụ dưỡng khí đang giảm sút với nước biển ấm hơn. Trong một bài tường trình của tờ báo Khoa học, các khoa học gia tuyên bố: “Mực độ dưỡng khí giảm có thể gây hậu quả thảm hại cho hệ thống sinh thái và nền kinh tế ở ven biển.”

Chúng tôi tri ân Tiến sĩ Stramma và các đồng nghiệp cho khám phá mà sự ảnh hưởng đã được cảm nhận bởi hải vật cư ngụ trong đại dương. Cầu mong tất cả chúng ta hợp tác để bảo tồn đời sống quý báu của đất liền và biển cả.

Hạn hán ở nam Úc Đại Lợi có liên quan đến sự thay đổi khí hậu.

Nghiên cứu gần đây bởi Tổ chức Khoa học và Nghiên cứu Liên bang (CSIRO) đề nghị rằng miền nam của quốc gia đang ngày càng thiếu hụt nước trầm trọng hơn, khi hệ thống khí áp cao cận nhiệt đới đang được củng cố bởi hâm nóng hoàn cầu. Tiến sĩ Wendy Craik, trưởng điều hành của Ủy ban Vùng chảo Murray Darling, tuyên bố: “Nghiên cứu cho thấy có dấu hiệu rõ ràng rằng các đợt hạn hán hiện nay tương quan với các tiên đoán về lượng mưa giảm sút ở miền nam Úc Đại Lợi.”

Chúng tôi tri ân các khoa học gia đáng kính, cho nghiên cứu đầy dữ kiện này về ảnh hưởng rộng lớn của hâm nóng hoàn cầu. Chúng tôi cầu rằng tất cả công dân thế giới mau chóng áp dụng lối sống bền vững để ngăn thay đổi khí hậu toàn cầu.

Khủng hoảng thực phẩm toàn cầu ảnh hưởng quốc gia như Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Nhật báo Telegraph của Anh đã tường trình rằng vì giá cả tăng cao, hơn 80% cư gia ở Nhật phải mua hàng sỉ hoặc các hiệu với giá rẻ hơn. Tại Hoa Kỳ, các tiệm bán hàng như Sam’s Club và Cosco phải đặt giới hạn mua gạo sỉ. Các ngân hàng thực phẩm địa phương báo cáo số người xin trợ cấp tăng từ 20-25%, ngay cả những người hiện đang có việc làm. Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thực phẩm Cộng đồng Atlanta, Bill Bolling nói: “Con người đang phải quyết định có nên trả hóa đơn bác sĩ hay là mua thực phẩm, trả tiền dùng máy sưởi hay là mua thực phẩm.”

Chúng tôi cầu rằng ân điển của thiên đàng cung cấp thực phẩm dồi dào và sức khỏe an toàn cho tất cả cư dân trên địa cầu, khi chúng ta cố gắng kiềm hãm khí hậu thay đổi và cân bằng lại sinh quyển mỏng manh của chúng ta.

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/130

Nhím Hoàng Kim
11-01-2009, 11:41 AM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Bắc Cực ấm lên trong khi Nam Cực nguội lạnh là do con người gây ra - 6 tháng 5 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=131&goto_url=&sca=sos_3&page=19&url=link2_0&#v)

Nhím Hoàng Kim
11-01-2009, 11:43 AM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Hạn hán tiếp tục trên phần lớn Úc Đại Lợi - 7 tháng 5 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=132&goto_url=&sca=sos_3&page=19&url=link2_0&#v)

Nhím Hoàng Kim
11-18-2009, 03:59 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Nhà khí hậu học Formosa (Đài Loan) kêu gọi giải pháp ăn chay (thuần chay) - 8 tháng 5 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=133&goto_url=&sca=sos_3&page=19&url=link2_0&#v)

Nhím Hoàng Kim
12-07-2009, 06:52 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Bão lốc Nargis là dấu hiệu của khí hậu thay đổi (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=134&goto_url=&sca=sos_3&page=20&url=link2_0&#v)


Bão lốc Nargis là dấu hiệu của khí hậu thay đổi.

Theo tin từ Trung tâm cho Khoa học và Môi sinh (CSE), sự tàn phá gần đây do bão lốc Nargis ở Miến Điện (Myanmar), cũng được biết là Burma, với thiệt hại nặng nề về nhân mạng, có thể là hậu quả của sự thay đổi khí hậu. Nêu lên tường trình về sự thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, Giám đốc CSE, Sunita Narain tuyên bố: “Nargis là dấu hiệu của những gì sẽ xảy ra. Năm 2007, Bangladesh bị tàn phá khốc liệt bởi bão lốc nhiệt đới Sidr. Các nạn nhân của các trận bão lốc này là nạn nhân của sự thay đổi khí hậu.” Bà Narain sau đó kêu gọi các cường quốc hành động cấp tốc hơn để giải quyết vấn đề khí thải nhà kính, hầu giúp giảm thiểu các hậu quả thảm khốc của mô hình thời tiết bất ổn đối với các quốc gia với nông nghiệp dựa vào mưa.

Chúng tôi cám ơn sâu xa Bà Narain và CSE, cho sự quan sát quan trọng này. Chúng tôi cầu rằng tất cả nhân loại mau chóng hợp tác để đảo ngược sự thay đổi khí hậu và cứu mạng sống trên địa cầu.

http://howrah.org/india_news/11628.html, http://voanews.com/english/2008-05-07-voa58.cfm, http://en.wikipedia.org/wiki/Centre_for_Science_and_Environment

Nạn hâm nóng toàn cầu xáo trộn việc sản xuất thực phẩm ở Ấn Độ.

Trong lúc nhu cầu về ngũ cốc gia tăng ở quốc gia đang đô thị hóa nhanh chóng này, sản lượng của các thực phẩm chủ yếu như lúa mì đã thay đổi trong những năm gần đây do áp lực về nguồn nước và đất đai thoái hóa., Đây là một số trong các ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu. Tiến sĩ Mihir Deb, giám đốc Trường Nghiên cứu Môi sinh ở Đại học Delhi, Ấn Độ, sẽ giải thích với phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư ở Ấn độ về hàng loạt các vấn đề liên quan đến sự thay đổi khí hậu hiện đang xảy ra ở quốc gia này.

Tiến sĩ Mihir Deb: Chúng tôi dự đoán rằng sự thay đổi khí hậu toàn cầu sẽ ảnh hưởng các lục địa thấp của Ấn trong 6 lãnh vực cơ bản, bao gồm nguồn tài nguyên nước, lâm nghiệp, nông nghiệp, sức khỏe, các vấn đề sức khỏe cấp quy mô có thể xảy ra, và các kỹ nghệ, ngành chuyên chở, và sau cùng là khả năng mực nước biển dâng cao.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nạn hâm nóng toàn cầu ở Ấn bắt đầu với các dòng sông băng, như sông băng Gangotri là nguồn nước chính cung cấp cho Sông Hằng. Tốc độ nước rút xuống đã tăng gấp hai lần trong các năm gần đây ở mức hàng năm là hơn 100 bộ Anh.

Tiến sĩ Mihir Deb, Giám đốc Trường Nghiên cứu Môi sinh, Đại học Đề Li, Ấn Độ: Việc sông băng sụt giảm dần như vậy có hai tác động. Một là lúc đầu nước tan chảy với tốc độ nhanh hơn vì nhiệt độ tăng lên. Đây là điều đang xảy ra. Đa số các dòng sông ở Bắc Ấn được cung cấp nước bởi các sông băng, nên có rất nhiều nước đang chảy vào các sông này, và điều này gây ra lũ lụt. Ngoài ra, dòng nước khổng lồ chảy xuống Vịnh Bengal trong vùng châu thổ, khiến nhiều hải đảo đang bị nhận chìm, một số đảo ở Sundarbans đã hoàn toàn biến mất.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Sự mất mát nhiều hải đảo ở nước láng giềng Bangladesh đã khiến nhiều người phải di trú đến Đông Bắc Ấn. Nhưng cũng nghiêm trọng như mực nước dâng tràn là sự trái ngược cực độ.

Tiến sĩ Mihir Deb: Một mặt, lúc đầu nước dâng lên do băng tan. Rồi có thể là sau vài thập niên, sẽ không còn băng đá để tan chảy nữa, rồi mực nước sẽ hạ xuống. Việc này sẽ có ảnh hưởng thảm khốc đối với nông nghiệp. Vì số lượng người rất lớn sống tại các vùng đồng bằng ở Bắc Ấn là nơi các dòng sông được sông băng cung cấp nước.

Ấn Độ, đặc biệt có số dân chiếm 16% dân số toàn cầu nhưng nguồn tài nguyên nước chỉ chiếm 4%. Một phần lớn của Ấn Độ đã bị thiếu nước rất trầm trọng rồi và cũng có nhiều nơi khác đang bị lũ lụt.

Chúng ta phải ý thức về các vấn đề này, phải loan truyền ý thức này càng sâu rộng càng tốt. Rồi chúng ta sẽ có 1 hành tinh tốt đẹp hơn để sinh sống.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn Tiến sĩ Deb đã giải thích tình hình hiện thời ở Ấn Độ. Cầu nguyện cho người dân và quốc gia Ấn được bảo vệ càng nhiều càng tốt khỏi những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu.

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/134

Nhím Hoàng Kim
12-07-2009, 06:56 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Bộ trưởng Đức công du Ba Tây để kêu gọi tiêu thụ ít thịt hơn (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=135&goto_url=&sca=sos_3&page=20&url=link2_0&#v)


Bộ trưởng Đức công du Ba Tây để kêu gọi tiêu thụ ít thịt hơn.

Trong buổi thảo luận về ảnh hưởng của việc sản xuất nhiên liệu sinh học đối với rừng mưa, Bộ trưởng Môi sinh Sigmar Gabriel lên tiếng quan tâm đến ảnh hưởng của sự tiêu thụ thịt. Ông bình phẩm về sự tàn phá rừng mưa để trồng đậu nành dùng để xuất cảng hầu nuôi gia súc ở Âu Châu. Để giúp bảo vệ cây của rừng mưa Amazon, Bộ trưởng Gabriel đề nghị một hệ thống định giá mức bền vững của sản phẩm nhập cảng và đánh thuế dựa vào đó.

Thán phục Bộ trưởng Gabriel cho nỗ lực của ông để bảo vệ các rừng mưa không thể thay thế được. Mong lá phổi quý giá này của hành tinh chúng ta được bảo tồn hầu tiếp tục ủng hộ tất cả đời sống.

http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,552027,00.html

Sự thay đổi khí hậu và ô nhiễm ảnh hưởng cầm thú trên khắp toàn cầu.

Chương trình Môi sinh của Liên Hiệp Quốc (UNEP) tuyên bố hôm thứ ba rằng sự giảm sút toàn diện của số lượng chim di trú là dấu hiệu nguy hiểm cho sự thay đổi về đa dạng sinh học trên khắp thế giới. Chim rất nhạy cảm với sự thay đổi môi sinh, và do đó có thể là những dấu hiệu chính xác về sự thay đổi mô hình. Chim sống nơi nước như giống chim cụt đặc biệt dễ bị tổn thương bởi nạn hâm nóng toàn cầu. Heidi Geisz, nhà sinh học hải dương tại Học viện Virginia về Khoa học Hải dương Hoa Kỳ, tìm thấy chất hóa học DDT bị cấm ở chim cánh cụt Adélie. Điều này được nghĩ là do chất DDT bị kẹt trong băng đá vào thập niên 1960 khi DDT được sản xuất, và bây giờ đang thải ra vì khí hậu thay đổi. Cám ơn UNEP và các nghiên cứu gia như Tiến sĩ Geisz cho nỗ lực quan tâm để nâng cao ý thức, rằng hành động của chúng ta ảnh hưởng tất cả đời sống trên toàn cầu. Cầu nguyện Thượng Đế hướng dẫn chúng ta hồi phục hành tinh đẹp đẽ trở lại tình trạng nguyên thủy lành mạnh.

http://www.telegraph.co.uk/earth/main.jhtml?xml=/earth/2008/05/08/eatoxic108.xml, http://green.yahoo.com/news/afp/20080508/sc_afp/wildlifeclimateenvironmentbirds.html

Giáo sư ở Purdue khích lệ hành động cá nhân về hâm nóng hoàn cầu.

Tại một hội thảo gần đây về khí hậu thay đổi, Kirk Alter, Phó Giáo sư thuộc Đại học Purdue ở Indiana, Hoa Kỳ, nói rằng mọi người có thể góp phần, và đưa ra các đề nghị sau: “Đi bộ. Đạp xe đạp hay đi xe buýt. Chuyển sang bóng đèn huỳnh quang. Tiết kiệm điện. Ăn ít thịt.”

Xin ca ngợi Giáo sư Alter, đã khích lệ tất cả chúng ta thực hiện các thay đổi lối sống cá nhân, nhằm bảo vệ hành tinh dễ thương và duy nhất này cho các thế hệ tương lai.

http://www.catholic.org/diocese/diocese_story.php?id=27833, http://www.purdue.edu/climate/people/kirk-alter.html

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/135

Nhím Hoàng Kim
12-07-2009, 06:59 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Mực độ nước biển dâng cao có thể cao hơn là dự đoán trước đây (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=136&goto_url=&sca=sos_3&page=20&url=link2_0&#v)


Mực độ nước biển dâng cao có thể cao hơn là dự đoán trước đây.

Trong buổi hội nghị của Liên hiệp Khoa học Địa chất Âu Châu tháng vừa qua, các khoa học gia tiên đoán băng đá tan ra và báo động đại dương có thể dâng cao mực nước biển lên nhiều đến 1,5 thước vào cuối thế kỷ này. Sự tiên đoán này là gấp 3 lần cao hơn mực độ được tường trình bởi Ban Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi của Liên Hiệp Quốc (IPCC) vào năm ngoái. Những khám phá này nêu lên sự quan tâm cho cả hai: khoa học gia và chính phủ của quốc gia đảo hay có bờ biển, là những nơi dễ bị ảnh hưởng nặng nhất.

Tiến sĩ Benjamin Fong Chao là Khoa trưởng của Học viện Khoa học Địa cầu tại Đại học Trung ương Quốc gia ở Formosa (Đài Loan.)

Tiến sĩ Benjamin Fong Chao, Khoa trưởng Học viện Khoa học Địa cầu, Đại học Trung ương Quốc gia của Formosa (Đài Loan, cựu khoa học gia NASA: Một trong các hậu quả chính của nạn hâm nóng hoàn cầu là mực độ nước biển dâng cao. Đây thật sự là vấn đề quốc tế bởi vì một phần chính của nền văn minh chúng ta thật ra tọa lạc chỉ có một vài thước trên mực nước biển. Do đó, bất cứ độ cao của mực biển dâng lên theo thời gian sẽ có ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế trên thế giới và đời sống con người. Là một quốc gia hải đảo, Đài Loan phải và dĩ nhiên rất quan tâm về vấn đề này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Dựa trên phân tích mới nhất được thực hiện bởi toán chung Anh-Phần Lan, mực nước biển qua 2.000 năm qua đã được ổn định. Các đo lường ấn định độ cao chỉ lên 2 centimét trong thế kỷ thứ 18 và 6 centimét vào thế kỷ 19, nhưng đột nhiên và đáng lo ngại, lên 19 centimét hoặc hơn 1/2 bộ nội trong thế kỷ vừa qua. Điều này rất có thể bị gây ra do các tảng băng đá tan ra. Đối với các nhà khí hậu học, những con số nhỏ này rất quan trọng, vì có thể ngụ ý phức tạp nhiều hơn là được hiểu biết cho đến nay.

Tiến sĩ Benjamin Fong Chao: Điều này rất nghiêm trọng, bởi vì chúng ta không biết làm sao tiên đoán tương lai. Không biết mực nước biển dâng cao sẽ trở nên đại họa, mà sẽ là điều vượt ngoài khả năng tiên đoán của chúng ta. Và đồng thời, mực nước biển thật sự là hàn thử biểu phản ảnh sự nghiêm trọng của nạn hâm nóng hoàn cầu. Trong khía cạnh đó, vấn đề mực biển dâng cao phải được giám sát kỹ lưỡng.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn Tiến sĩ Chao và tất cả các khoa học gia cập nhật tinh tấn và chia sẻ tài liệu này về nạn hâm nóng hoàn cầu. Mong chúng ta tiếp tục hành động mau lẹ khi có thêm kiến thức về hệ thống khí hậu, hầu cứu vớt những đời sống quý báu.

http://news.bbc.co.uk/1/hi/sci/tech/7349236.stm , http://environment.newscientist.com/article/dn13721-sea-levels-will-rise-15-metres-by-2100.html

Nghị viên Thụy Điển kêu gọi cái nhìn mới về nông nghiệp.

Thành viên Quốc hội Âu Châu Jens Holm đồng tác giả viết bài tường trình tựa đề: “Kỹ nghệ Nông súc và Khí hậu.” Trong bài đó, ông Holm kêu gọi hãy đặt câu hỏi về hành động trồng trọt để nuôi nông súc, nhất là vì việc này đóng góp vào lãnh vực nông nghiệp khiến ngành này trở thành một trong những thủ phạm thải khí nhà kính cao nhất. Bài tường trình tuyên bố: “Trên 1/3 tất cả ngũ cốc được gặt hái trở thành cỏ khô cho thú vật. Như vậy có hữu lý không? Tại sao lại không sản xuất ít thịt hơn và nuôi thú ít hơn với mùa màng thực phẩm, do đó có ngũ cốc nhiều hơn để nuôi con người?” Bài tường trình kết luận với hai đề nghị chính cho Thụy Điển và Âu Châu: trước hết, bãi bỏ trợ cấp thịt, để giá thịt tại các tiệm bán phản ảnh trung thực giá phí tổn môi sinh và thứ nhì, để khích lệ dinh dưỡng tân thời ăn chay (thuần chay). Xin thán phục ông Jens Holm đã phân tích chín chắn về tình trạng mùa màng thực phẩm và các đề nghị đúng lúc của ông, hầu bảo vệ hành tinh không thể thay thế. Cầu mong tất cả con người làm hành tinh nguội đi bằng cách chuyển sang ăn chay (thuần chay).

http://www.jensholm.se/wp-content/uploads/2008/03/meat_climate_report.pdf, http://www.jensholm.se/category/english/, http://www.guengl.eu/showPage.jsp?ID=130, http://en.wikipedia.org/wiki/European_United_Left%E2%80%93Nordic_Green_Left

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/136

Nhím Hoàng Kim
12-07-2009, 07:02 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Khoa học gia nghiên cứu tác động của thay đổi khí hậu trên sông băng Hindukush - Hy Mã Lạp Sơn (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=137&goto_url=&sca=sos_3&page=20&url=link2_0&#v)


Khoa học gia nghiên cứu tác động của thay đổi khí hậu trên sông băng Hindukush - Hy Mã Lạp Sơn.

Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc, Trung tâm Phát triển Đồi Núi Hợp nhất Đa Quốc gia và các tổ chức khác đều đang nghiên cứu về ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu trên các sông băng và hồ đóng băng ở Nepal. Báo cáo gần đây cho thấy mực nước ở 20 hồ băng đá hiện đang ở mức cao nguy hiểm, dẫn đến nguy cơ lớn hơn về Lũ lụt Bộc phát Hồ Băng, tức là lũ lụt gây ra do đập nước của hồ băng bị vỡ tung. Đa số các sông băng ở thung lũng được báo cáo là có mức tan chảy và giảm sút nhanh hơn vào các thập niên gần đây so với trong quá khứ.

Thưa các khoa học gia đáng kính, cám ơn nghiên cứu của quý vị đã giúp chúng ta thấu hiểu về mức độ tổn hại mà thay đổi khí hậu đem đến cho Nepal và nhiều cộng đồng khác. Mong nỗ lực của quý vị tiếp tục mang lại ý thức to lớn hơn về nhu cầu hành động để bảo vệ bầu sinh quyển của tinh cầu.

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/137

Nhím Hoàng Kim
12-07-2009, 07:04 PM
Số lượng cá trên thế giới hiện đang giảm dần.

Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp thuộc Liên Hiệp Quốc tuyên bố 75% của tất cả loại cá dùng cho mục đích thương mại hiện bị đánh bắt thái quá. Callum Roberts, giáo sư bảo tồn hải vật tại Đại học York ở Vương quốc Anh, cũng như khoa học gia khác, nói rằng việc đánh cá cấp thương mại trong hơn 90 năm qua, đã dẫn đến sự mất mát không chỉ có cá, mà toàn thể chuỗi thực phẩm sinh học. Tiến sĩ Roberts đề nghị ấn định tức khắc các vùng sinh sống vĩnh viễn trên khắp các đại dương thế giới, để có thể hồi phục cá trước khi quá trễ.

Xin đa tạ các chuyên gia đáng kính, đã nâng cao ý thức về sự mất mát mà con người gây ra nơi các đại dương. Cầu cho chúng ta có hành động để hồi phục môi sinh đại dương, hầu cho đời sống dưới nước phát triển dồi dào.

http://www.guardian.co.uk/environment/2008/may/11/fishing.food

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/138

Nhím Hoàng Kim
12-07-2009, 07:14 PM
Trung tâm nghiên cứu ở Hoa Kỳ kêu gọi áp dụng lối sống ăn chay, có nghĩa là lối dinh dưỡng không-thịt.

Tiến sĩ Hope Ferdowsian, Phó Giám đốc của Trung tâm Washington cho Nghiên cứu Y học có trụ sở ở Hoa Kỳ, là một chi nhánh của nhóm thuần chay bất vụ lợi, Ủy ban Bác sĩ về Thuốc men có Trách nhiệm cảnh cáo rằng dân Hoa Kỳ đang làm gương tai hại cho các quốc gia đang phát triển với lối dinh dưỡng chủ yếu dựa trên thịt. Bà tuyên bố rằng ngoài ảnh hưởng xấu về sức khỏe, ăn thịt còn dẫn tới các hiểm họa khác nữa. Tiến sĩ Ferdowsian nói: “Dân số thế giới ước đoán sẽ lên tới 9 tỷ người vào giữa thế kỷ này. Nếu cộng đồng toàn cầu tìm cách cung cấp mỗi người trong số dân đó với 200 cân thịt mà dân Hoa Kỳ trung bình ăn mỗi năm, thì chúng ta sẽ đối diện đại họa về kinh tế và môi sinh.”

Xin đa tạ Tiến sĩ Ferdowsian, đã báo động về chiều hướng đáng lo ngại này. Chúng tôi cầu rằng tất cả mọi người mau lẹ áp dụng dinh dưỡng trường chay để bảo đảm đủ thực phẩm và cân bằng môi sinh cho hành tinh chúng ta.

http://www.themonitor.com/opinion/food_1

Các rừng cây đước là vùng đệm rất cần thiết để giảm thiên tai.

Theo tài liệu trong tường trình mới của Dự án Hành động Cây đước (MAP), sự tàn phá rộng lớn về đời sống và tài sản gây ra bởi Bão lốc Nagris tại Miến Điện có thể được giảm thiểu qua sự bảo tồn các rừng cây đước của quốc gia này, bởi chúng đã từng cung cấp vùng đệm thiên nhiên dọc theo bờ biển của Châu thổ Irawaddy. Trong thế kỷ vừa qua, trên 80% cây đước Miến Điện đã bị phá hủy. Quan tâm về sự dễ dàng bị tổn thương của vùng này đối với thời tiết khắc nghiệt bởi hâm nóng hoàn cầu, Giám đốc Điều hành của MAP, Alfredo Quarto, nói rằng: “Chúng ta phải tái thiết vùng đệm cây đước, mà trước đây đã từng bảo vệ con người và tài sản khỏi nhiều bão tố và sóng thần.” Chúng tôi xin tri ân ông Quarto và MAP, cho tường trình đúng lúc này. Mong tất cả chúng ta hành động tức khắc để hồi phục mô hình hoàn hảo của Mẹ Thiên nhiên.

Thuốc trừ sâu bọ là lý do cho sự giảm sút khổng lồ của số ong ở Đức quốc.

Các nhà nuôi ong ở Đức trong vùng giàu nông nghiệp, Baden-Württemburg, đang đối diện với mất mát hàng trăm con ong mỗi ngày, mà không giải thích được. Nội trong cuối tuần qua thôi, hàng ngàn ong bị chết. Các nhà nuôi ong tin rằng việc sử dụng rộng lớn loại thuốc trừ sâu mới, clothianidin, chịu trách nhiệm về việc này. Các đồng nghiệp nuôi ong và giới chức ở Pháp, Ý, và Hòa Lan cũng đều nhận thấy sự giảm sút tương tự, mà một số người cho là do việc dùng thuốc trừ sâu này. Ong gắn liền với sức khỏe của môi sinh, và chỉ riêng nước Đức thôi, ong thụ phấn cho 80% mùa màng quốc gia. Chúng tôi cầu khoa học gia và chính phủ có thể mau chóng tìm ra giải pháp để cứu loài ong. Cầu mong các nông gia tìm thứ thay thế cho thuốc trừ sâu thân thiện địa cầu, để vừa gia tăng mùa màng và vừa bảo vệ các đồng cư tối quan trọng và đáng quý.

http://www.spiegel.de/international/germany/0,1518,552556,00.html

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/139

Nhím Hoàng Kim
12-07-2009, 07:26 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Lối dinh dưỡng thịnh hành ở Úc Đại Lợi được biết là có hại cho môi sinh (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=140&goto_url=&sca=sos_3&page=19&url=link2_0&#v)


Lối dinh dưỡng thịnh hành ở Úc Đại Lợi được biết là có hại cho môi sinh.

Lối dinh dưỡng đề ra bởi hội nghiên cứu CSIRO của Úc Đại Lợi, được gọi là không lành mạnh vì sự đề nghị tiêu thụ số lượng lớn thịt đỏ, mà hiện được xem là làm hại cho hành tinh. Một nghiên cứu in trong tờ “Dinh dưỡng và Ăn kiêng” tuyên bố rằng lối dinh dưỡng với thịt đỏ này tiêu thụ hơn 15.000 lít nước mỗi tuần trên mỗi đầu người và tạo ra thêm 4,3 tấn khí thải nhà kính mỗi năm. Hai tác giả nghiên cứu là Suzie Ferrie thuộc Bệnh viện Hoàng gia Thái tử Alfred ở Sydney, và Geoff Russell, vận động gia giải phóng thú vật ở Nam Úc Đại Lợi, nói về dinh dưỡng này: “Nó không thể được đề nghị là một chọn lựa có trách nhiệm với môi sinh.”

Xin đa tạ bà Ferrie và ông Russell, cho sự nhắc nhở mạnh mẽ này. Chúng tôi cầu rằng nhiều người chuyển sang các chọn lựa không thịt, vì sức khỏe cá nhân và của hành tinh mát mẻ.

Estonia đánh thuế khí thải từ các trại nuôi bò.

Trồng trọt được thấy là chịu trách nhiệm cho 25% lượng khí thải nhà kính ở Estonia. Để phản ánh chính xác hơn về phí tổn môi sinh, chính phủ hiện đang yêu cầu nông dân nuôi bò phải trả “thuế khí tiêu hóa” cho khoảng 350 lít mê-tan và 1.500 lít carbon dioxide mà mỗi con bò thải ra vào không khí.

Hoan hô Estonia cho nỗ lực tiên phong trong việc nhận diện ảnh hưởng của kỹ nghệ thịt đến nạn hâm nóng toàn cầu! Cầu nguyện cho tất cả người dân ở quý quốc thay thế thịt và sản phẩm làm từ bơ sữa với các thực phẩm dùng rau cải thân thiện môi sinh.

Số lượng cá voi Narwhal có thể bị nguy hiểm vì khí hậu thay đổi.

Nghiên cứu gần đây đề nghị rằng loài cá voi Bắc Cực huyền bí có thể không thích nghi nổi với nạn hâm nóng toàn cầu, nên có thể đi đến tuyệt chủng. Điều kiện sinh sống và khoảng cách di chuyển rất đặc biệt của narwhal có thể khiến loài cá khổng lồ hiền lành này bị nguy hiểm nhiều hơn loài gấu bắc cực khi nhiệt độ nước biển gia tăng nhanh chóng.

Chúng tôi thành tâm tri ân các nghiên cứu gia, đã báo động về nguy hiểm có thể xảy ra cho narwhal. Cầu cho thế giới là một nơi thân thiện sinh thái để các bạn thú đồng cư yêu dấu của chúng ta có thể tiếp tục ban ân cho hành tinh này với vẻ đẹp và sự đặc thù tuyệt vời của chúng.

Mức thán khí và mê-tan đã tăng lên rõ rệt trong năm 2007.

Một báo cáo mới của cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia của chính phủ Hoa Kỳ (NOAA) cho biết mức độ của hai loại khí nhà kính này trong năm 2007 thật sự đã vượt ra khỏi đồ thị. Mức thán khí đã tăng từ 2/1.000.000 trong vòng 1 năm lên 390/1.000.000. Giáo sư Martin Parry, đồng chủ tịch Ban Thay đổi Khí hậu Đa Quốc gia (IPCC), phát biểu rằng: “Bất kể mọi cuộc đàm thoại, tình hình ngày càng tệ hơn. Mức khí thải nhà kính vẫn tiếp tục tăng cao trong không khí và tỷ lệ tăng lên này đang gia tốc. Chúng ta đã chứng kiến tác động của thay đổi khí hậu và phạm vi của các tác động này cũng đang tăng tốc, đến khi chúng ta quyết định làm gì đó với điều này.”

Một lý do cho sự tăng vọt của hai loại khí nhà kính trên là khả năng của cây xanh, ao hồ và đại dương trên địa cầu để hấp thu thán khí đã lên đến cực độ. Tiến sĩ Kon-Kee Liu ở Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Đại dương Quốc gia Formosa (Đài loan) sẽ giải thích về khả năng có hạn của đại dương trong việc hấp thu thán khí.

(Phỏng vấn tiếng Trung Hoa)

Tiến sĩ Kon-Kee Liu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Biển Quốc gia: Khi thán khí tăng cao trong không khí, nó sẽ hòa tan trong nước và tăng độ axit của nước. Đại dương càng trở nên axit thì càng khó hấp thu carbon dioxide Do đó, carbon dioxide sẽ gia tăng ngày càng nhanh, rồi ảnh hưởng của khí nhà kính sẽ nghiêm trọng hơn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nước bị axit hóa có thể làm toàn bộ hệ sinh thái đại dương biến mất. Nhưng mối lo lắng lớn khác của các nhà hải dương học là thể tích của khí mê-tan dưới lòng đại dương. Nước ấm lên có thể khiến cho khí mê-tan hiện đông lạnh dưới lòng biển băng giá bị mất ổn định đến độ chúng có thể biến đổi thành hơi và thoát ra.

Tiến sĩ Kon-Kee Liu: Việc thoát ra của mọi loại khí thiên nhiên là vấn đề rất nghiêm trọng, không chỉ do hậu quả của việc khí mê-tan thoát lên mà còn vì việc này sẽ gây việc lở đất dưới lòng biển. Giống như một quả bóng đột ngột bùng nổ và một lượng lớn chất lắng bị thoát ra. Việc lở đất trong lòng biển cũng sẽ gây nên sóng thần. Nói về mặt niên đại thì dường như việc này đã xảy ra trong lịch sử địa chất. Tuy hiểu biết của chúng tôi rất giới hạn, nhưng chúng tôi điều này có thể xảy ra!

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin cám ơn Tiến sĩ Liu và tất cả các khoa học gia về khí hậu cho các nghiên cứu về nạn hâm nóng toàn cầu. Mong tất cả chúng ta có hành động can đảm cần thiết để chặn đứng sự gia tăng của khí thải nhà kính.

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/140

Nhím Hoàng Kim
12-27-2009, 07:33 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Đài ABC News đề nghị con người ăn ít thịt để ngăn nạn hâm nóng hoàn cầu - 16 tháng 5, 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=141&goto_url=&sca=sos_3&page=20&url=link2_0&#v)


Đài ABC News đề nghị con người ăn ít thịt để ngăn nạn hâm nóng hoàn cầu.

Một chương trình đặc biệt trên đài truyền hình hàng đầu ở Hoa Kỳ, ABC News, trình chiếu mục: “Lực Lượng Của Hai,” hay là 2 bước nhỏ con người có thể thực hiện để giải quyết khí hậu thay đổi. Theo lời của phóng viên Dan Harris, những bước này là để giảm tiêu thụ thịt và kiểm tra năng lượng hầu giám sát khí thoát ra trong nhà. Trong chương trình, Harris nói: “Quý vị đang trực diện một điều mà quý vị có thể làm để chống lại thay đổi khí hậu: Đừng động đến con bò nữa và ăn ít thịt đi. Theo Liên Hiệp Quốc, 18% lượng khí thải nhà kính trên thế giới phát xuất từ tiến trình mang thịt bò và sản phẩm từ sữa đến bàn ăn của quý vị.” Ông Harris kết luận rằng: “Nếu tất cả chúng ta chỉ giảm ăn thịt 20% thôi, sẽ tương đương với việc chúng ta chuyển từ xe thường sang xe hỗn hợp. Và cũng tốt cho sức khỏe của mình nữa.”

Chúng tôi xin tri ân ABC News, đã cống hiến khán giả cơ hội để hiểu biết vể ảnh hưởng tai hại cho môi sinh của việc tiêu thụ thịt và sản phẩm từ sữa. Mong mọi người tìm một cách thải thán khí ít hơn bằng cách chuyển sang lối dinh dưỡng không thịt.

http://www.abcnews.go.com/Technology/story?id=4845543&page=1

Ảnh hưởng của thay đổi khí hậu được cho là chịu trách nhiệm về các cơn bão gần đây ở Ấn Độ.

Nhiều trận gió mạnh 75km/giờ đã đánh vào tiểu bang Uttar Pradesh ở phía Bắc vào hôm thứ tư, nhổ bật rễ nhiều cây cối, làm đứt dây điện thoại và dây điện. Gần 100 người đã bị thiệt mạng. Theo sau những trận gió này là các cơn bão sấm sét dữ dội. Các khoa học gia cho biết những trận bão này gây ra do sự rối loạn các gió xoáy là luồng khí di chuyển nhanh ở rất cao bên trên địa cầu. Sự rối loạn của gió xoáy được biết là do ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu.

Xin cầu nguyện cho người dân Uttar Pradesh mau chóng hồi phục sau chấn động này. Mong các hành động toàn cầu mau chóng phản ánh bước tiến cần thiết để đẩy lùi sự thay đổi khí hậu.

http://www.ciw.edu/news/changing_jet_streams_may_alter_paths_storms_and_hurricanes, http://news.bbc.co.uk/2/hi/south_asia/7403284.stm, http://www.bbc.co.uk/weather/world/news/15052008news.shtml, http://www.usatoday.com/weather/climate/2006-05-25-wider-tropics_x.htm

Nghiên cứu gia chỉ ra thêm nhiều mối liên hệ giữa nạn hâm nóng toàn cầu và các tác động thiên nhiên.

Phát hành trên tập san Thiên nhiên, báo cáo này chỉ ra nhiều thay đổi trong mô hình thiên nhiên như sông băng và tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy, mùa xuân đến sớm hơn, vùng duyên hải bị xói mòn, vì nạn hâm nóng toàn cầu do con người dây ra. Một trong các khoa học gia cùng cộng tác, Tiến sĩ Cynthia Rosenzweig từ Viện Nghiên cứu Không gian Goddard ở Nữu Ước đã phát biểu: “Việc này liên tục thúc đẩy con người nhận thức rằng sự thay đổi khí hậu đang biến đổi cách vận hành của tinh cầu. Chúng ta cần phải cùng nhau hành động, để thích nghi với các thay đổi đang xảy ra hiện nay và để giảm bớt các hiểm họa lâu dài.”

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đến mọi khoa học gia đóng góp vào tường trình này để cho chúng ta biết về bầu sinh quyển mong manh. Cầu nguyện cho hành động liên tục của chúng ta sẽ kiềm hãm nạn hâm nóng toàn cầu và bảo tồn tinh cầu đặc biệt và mọi cư dân.

http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/7399162.stm

Sản xuất thịt tiếp tục là nguyên do chính của nạn phá rừng ở Ba Tây.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên của năm 2008, hai tiểu bang Ba Tây Mato Grosso và Para, nơi mà 70% rừng đang bị phá hủy, hiện chứng kiến gần gấp 3 lần diện tích bị tàn phá, so với cùng thời vào năm ngoái. Luis Laranja, Điều phối gia của Chính sách Nông nghiệp thuộc Quỹ Quốc tế cho Thiên nhiên (WWF) ở Ba Tây, ước đoán 50 triệu hécta của rừng mưa trước đây hiện nay dùng cho bò ăn cỏ. Sau khi đất này không còn dùng cho bò ăn cỏ được nữa, và được đổi sang trồng đậu nành, thì khoảng 80% số mùa màng này sẽ được dùng để nuôi gia súc hầu sản xuất thịt.

Chúng tôi thành tâm tri ân WWF và tất cả những người góp phần cảnh cáo chúng ta về nguy tai của rừng mưa Amazon. Chúng tôi cầu các chính phủ trên thế giới giúp Ba Tây thật sự đảo ngược lại chiều hướng phá rừng, gây ra bởi ngành chăn nuôi và việc trồng mùa màng để nuôi gia súc lấy thịt.

http://www.newkerala.com/one.php?action=fullnews&id=59952, http://www.mariri.net/content/view/38/1/,http://www.sustainabletable.org/issues/feed/, http://www.greenpeace.org/raw/content/international/press/reports/eating-up-the-amazon.pdf

Nạn hâm nóng toàn cầu, một yếu tố trong hoạt động lốc xoáy mãnh liệt.

Đối với khoa học gia, lốc xoáy Nargis đem lại đau buồn to tát cho vùng đồng bằng Myanmar rộng lớn là một dấu hiệu của hệ thống khí hậu bị mất ổn định bởi sự hâm nóng toàn cầu. Bản tường trình thứ tư của hội thảo Chính quyền Liên đới Liên Hiệp Quốc về Thay đổi Khí hậu (IPCC) tháng hai vừa qua ghi lại sự gia tăng của hoạt động lốc xoáy nhiệt đới mãnh liệt toàn cầu, kết luận rằng sự ấm lên của đại dương đang đóng góp vào sự kiện này.

Nhà khí tượng học Thụy Điển Pär Holmgren từng là chủ bút đã lâu của mục dự báo thời tiết trên Truyền hình Thụy Điển, và là nhà chuyên môn về sự thay đổi khí hậu trong thập niên qua. Hiện tại là thuyết trình viên tại Stockholm trong Đại học Uppsala, ông chuyên dạy về sự thay đổi khí hậu. Chúng tôi xin ông Holmgren giải thích về mối quan hệ giữa sự hâm nóng toàn cầu và bão tố mạnh mẽ hơn như những lốc xoáy và bão tố vừa rồi.

Pär Holmgren, Nhà khí tượng học Thụy Điển: Sự hâm nóng toàn cầu không chỉ là về việc không khí trở nên ấm hơn, mà còn là việc đại dương đang ấm lên. Khi chúng (bão nhiệt đới) tiếp nhận năng lượng từ đại dương, chúng ta có thể thấy rằng mùa bão tố nhiệt đới này kéo dài hơn, và ngày càng có nhiều trận bão có cường độ rất mãnh liệt. Thật không may, vì tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy thêm nhiều những trận bão mạnh này trong những năm tới.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Một vấn đề nữa phát sinh từ khí hậu ấm hơn là sự bốc hơi tăng thêm, khiến những vùng khô cằn trên Địa Cầu trở nên khô cằn hơn nữa. Đồng thời, tuy nhiên, sự bốc hơi đưa nhiều hơi nước hơn vào trong không khí và kết tụ trong đó.

Pär Holmgren, Nhà khí tượng học Thụy Điển: Có nghĩa là, cuối cùng, có nhiều vùng sẽ có nhiều kết tụ nặng nề hơn, sự kết tụ này sẽ càng trở nên nặng nề hơn. Do đó, tại rất nhiều vùng trên thế giới, quý vị sẽ thấy khuynh hướng của những vùng khô trở nên khô hơn và vùng ẩm ướt sẽ trở nên ẩm ướt hơn. Điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề to lớn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi cảm ơn nhà khí hậu học Pär Holmgren đã chia sẽ sự phân tích này. Dù cho Bão Katrina tại Bắc Mỹ hay Lốc Xoáy Sidr hay Nargis tại Á Châu, những trận bão mạnh hơn chưa từng có phản ảnh nhiệt độ tăng lên của tinh cầu. Chúng tôi cảm kích những nghiên cứu liên tục về những sự kiện này và cùng lúc cầu nguyện cho sự an toàn của những người bị ảnh hưởng trên toàn cầu.

http://ap.google.com/article/ALeqM5jc3qimBeHZZVdK4kKeexLYkwBo4wD90HLNSO0
http://www.wunderground.com/education/ipcc2007.asp

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/141

Nhím Hoàng Kim
01-16-2010, 09:11 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Tường trình Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh ăn chay , có nghĩa là dinh dưỡng không-thịt , để giảm nạn nghèo quốc tế.. -17 tháng 5 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=142&goto_url=&sca=sos_3&page=21&url=link2_0&#v)


Tường trình Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh ăn chay, có nghĩa là dinh dưỡng không-thịt, để giảm nạn nghèo quốc tế.

Anders Berntell thuộc Viện về Nước Quốc tế Stockholm tường trình rằng: “Tiết kiệm Nước từ Ruộng đến Bàn ăn,” cùng với các đồng tác giả từ Tích Lan và Thụy Điển. Định giá nhu cầu nước để đạt Các Mục tiêu Phát triển Thiên Niên kỷ của Liên Hiệp Quốc là giảm thiểu 50% nạn đói trên thế giới vào năm 2015, bài tường trình cho biết nhu cầu nước tùy thuộc rất nhiều vào lối dinh dưỡng của con người hơn bất cứ yếu tố nào khác như việc dùng nước trong nhà Tiến sĩ Berntell tuyên bố rằng ăn chay tiêu thụ nước 10 lần ít hơn là dinh dưỡng ăn thịt, và do đó là một trong các đề nghị chính của bài tường trình.

Thưa Tiến sĩ Berntell và các đồng nghiệp, chúng tôi tri ân sâu xa quý vị đã nhấn mạnh sự hữu hiệu của lối dinh dưỡng trường chay trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Chúng tôi cầu rằng tất cả chính phủ lắng nghe thông điệp này trong nỗ lực bảo đảm rằng mọi người trên thế giới nhận được đầy đủ thực phẩm.

Khí hậu thay đổi do con người gây ra hiện đã ảnh hưởng sinh thái trên khắp hoàn cầu.

Một nhóm chuyên gia quốc tế thực hiện nghiên cứu với gần 30.000 loại động vật và thực vật, quan sát thay đổi về hành vi và dân số của chúng từ năm 1970. Xem xét lại hồ sơ lưu trữ để tính đến các biến đổi thiên nhiên, các nghiên cứu gia thấy rằng những thay đổi ghi nhận chỉ có thể được giải thích bằng sự hâm nóng hoàn cầu trong 90% các trường hợp, và 95% các thay đổi môi sinh như là sông băng giảm sút và thềm băng tan rã, cũng tương ứng với nhiệt độ tăng cao. Cynthia Rosenzweig, trưởng viên của nhóm ảnh hưởng khí hậu tại Viện Goddard về Nghiên cứu Không gian NASA ở Nữu Ước, nói: “Khi chúng ta nhìn chung vào tất cả các ảnh hưởng này, thì rõ ràng chúng xảy ra khắp các lục địa và địa phương.

Chúng ta ý thức được rằng sự thay đổi khí hậu đang thay đổi cách thế giới hoạt động.” Chúng tôi tri ân các khoa học gia quan tâm, cho nghiên cứu chi tiết và bao quát này, để cho thấy tình trạng nghiêm trọng của địa cầu. Mong chúng ta hiểu được bản chất tương quan của tất cả đời sống và thực hiện hành động hữu hiệu hầu cứu hệ thống sinh thái đặc thù này.

trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/142

Nhím Hoàng Kim
02-05-2010, 11:06 PM
http://img385.imageshack.us/img385/3621/honghieu8uz9.gif

VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên gia quyền lợi cho thú vật và thuần chay kêu gọi mối quan hệ mới giữa con người và thú vật - 18 tháng 5 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=143&goto_url=&sca=sos_3&page=21&url=link2_0&#v)


Chuyên gia quyền lợi cho thú vật và thuần chay kêu gọi mối quan hệ mới giữa con người và thú vật.

Trong Hội nghị Thứ nhất về Quyền lợi Thú vật ở Sao Paulo, Ba Tây, nhóm hội thảo đa diện chia sẻ quan điểm của họ, với sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc ăn thuần chay, tức là dinh dưỡng không-thịt.

Tôi thấy đây là là vấn đề liên kết chặt chẽ, liên kết đạo đức. Do đó, từ điểm này, tôi nghĩ rằng sự chọn lựa của chính mình cho một lối sống từ bi nhiều hơn, hóa ra là kết quả hợp lý. Và ăn chay (thuần chay,) tôi thấy đó là một cách, có lẽ là cách duy nhất mà quý vị có liên hệ chặt chẽ này.

Rynn Berry, tác giả và cố vấn của Hội Ăn chay Bắc Mỹ: Đúng vậy, tôi muốn mọi người áp dụng lối ăn thuần chay; tức là dinh dưỡng dựa vào thực vật và không bao gồm bất cứ thành phần động vật nào. Con người nên ngừng mặc các sản phẩm từ thú vật cả bên ngoài lẫn bên trong. Họ không nên tiêu thụ sản phẩm từ thú vật nữa, vì lợi ích cho địa cầu, để bảo tồn sự toàn vẹn của hành tinh, cũng như sức khỏe và vệ sinh của chính họ.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tất cả các tham dự viên nhận thức được khẩn cấp của việc giảm tiêu thụ thịt, vì ảnh hưởng nghiêm trọng của nó trong việc gia tăng nạn hâm nóng hoàn cầu. Thật ra, nhiều người chỉ ra rằng chăm sóc cho môi sinh cũng chính là chăm sóc cho các sinh vật đồng cư.

Tiến sĩ George Guimarães, nhà dinh dưỡng học và vegan: Mỗi lần chúng ta loại bỏ từ bữa ăn, các sản phẩm có nguồn gốc từ thú vật, không chỉ có thịt thôi, mà cả trứng và sữa nữa, thì chúng ta đang giảm bớt sự tác động lên môi sinh, tức là mức thiệt hại đối với môi sinh của tinh cầu từ lối dinh dưỡng của mình.

Rynn Berry, tác giả và cố vấn của Hội Ăn chay Bắc Mỹ: Lò sát sinh là nguồn thải thán khí chính. Và nó làm ô nhiễm. Đó là kỹ nghệ ô nhiễm địa cầu này nhiều hơn bất cứ gì khác. Cho nên nếu tất cả chúng ta đổi sang ăn chay, chúng ta có thể giảm lượng thán khí thải vào khí quyển, và bảo vệ địa cầu khỏi bị ô nhiễm bởi các phế thải từ lò sát sinh cũng như xóa bỏ sự tàn ác, và đây thật sự là mục tiêu quan trọng nhất.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin cảm tạ vô vàn các chuyên gia như ông Levai, Tiến sĩ Guimarães và ông Berry, đã chỉ cho chúng ta lối dinh dưỡng thuần chay từ bi và cứu vãn địa cầu. Mong tất cả chúng ta đều là các quán quân của đời sống, vì sức khỏe của mình và của hành tinh.

Các khoa học gia tiên đoán nạn hâm nóng hoàn cầu sẽ gây ra bão tố mạnh hơn.

Nghiên cứu gia tại Phòng Thí nghiệm Chất lưu Địa Vật lý ở Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ, tiên đoán các bão tương lai ở Đại Tây Dương rất có thể sẽ mạnh mẽ hơn, với gió và mưa mãnh liệt hơn. Sự tiên đoán này dựa vào mô hình từ máy vi tính mà đã tiên đoán chính xác các trận bão trong quá khứ. Tiến sĩ Tom Knutson, tác giả chính của tường trình, nói rằng các khám phá này phù hợp với những gì được tường trình bởi Ban Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi (IPCC), có nghĩa là các trận bão sẽ ngày càng trở nên mãnh liệt hơn khi thời tiết tiếp tục bị hâm nóng.

Chúng tôi chân thành cám ơn Tiến sĩ Knutson và những nghiên cứu gia đồng nghiệp, đã cho chúng ta biết về tác động của thay đổi khí hậu lên đời sống chúng ta. Mong chúng ta hành động ngay bây giờ để giảm thiểu các ảnh hưởng trên và bảo vệ hành tinh tuyệt diệu này.

http://www.thedailygreen.com/environmental-news/latest/hurricanes-global-warming-47051603, http://www.noaa.gov/wx.html, http://www.gfdl.noaa.gov/reference/AR97/AppendixD.html

Sinh học đa dạng trên thế giới đối diện thách đố lớn lao.

Theo tường trình ấn hành hôm thứ sáu bởi Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), số lượng thú hoang đã giảm xuống gần 1/3 nội trong 35 năm qua. Các quốc gia như Úc Đại Lợi đang mất dần các loài vật đặc thù nhất trên thế giới. Nông nghiệp và bành trướng thành thị, ô nhiễm, và mậu dịch thú hoang từng là những yếu tố quan trọng làm giảm sút số lượng này, và ảnh hưởng của chúng đang gia tăng bởi sự thay đổi khí hậu. Trong buổi họp tuần tới tại Đức, Buổi Họp thứ 9 của Các Nhóm cho Hội nghị về Đa đạng Sinh học, WWF sẽ kêu gọi các quốc gia tham dự thực thi các biện pháp mà ưu tiên là việc bảo vệ sự bền vững.

Chúng tôi chân thành cám ơn WWF và khoa học gia, đã đưa tin quan trọng này lên hàng đầu. Chúng tôi cầu rằng hội nghị của quý vị kết thúc thành công với các biện pháp để bảo vệ các loài vật quan trọng và đa dạng. Xin lực lượng yêu thương của Thượng Đế giúp chúng ta bảo toàn hành tinh này.

http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/2008/5/16/worldupdates/2008-05-16T082155Z_01_NOOTR_RTRMDNC_0_-336043-2&sec=Worldupdates, http://news.bbc.co.uk/1/hi/uk/7403989.stm, http://news.xinhuanet.com/english/2008-05/16/content_8188562.htm

Chủ tịch Quỹ Từ thiện Noble ủng hộ lối dinh dưỡng chay.

Tại Diễn đàn Hữu hiệu Năng lượng và Môi sinh Xanh ở Formosa (Đài Loan,) Tiến sĩ Michael Nobel, là chắt trai của ông Alfred Nobel, đã khuyến khích công chúng ăn chay, tức là dinh dưỡng không thành phần động vật, và dùng năng lượng bền vững để giảm bớt ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu. Nói về ảnh hưởng tai hại của khí nhà kính mê-tan, Tiến sĩ Nobel tuyên bố: “Năng lượng tiết kiệm bởi mọi người trên thế giới, khi chuyển sang ăn chay, sẽ còn lớn lao hơn là việc mỗi chủ xe hơi đổi xe to lớn của họ sang chiếc xe nhỏ hơn.”

Thưa Tiến sĩ Nobel, chúng tôi thành tâm ca ngợi cho tiếng nói quan tâm và đề nghị thực tế của ông, hầu cứu vãn địa cầu quý báu của chúng ta. Mong tất cả chúng ta đổi sang ăn chay và chuyển xanh.

http://udn.com/NEWS/NATIONAL/NAT5/4339881.shtml, http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/2008/05/14/2003411922, http://www.free-press-release.com/news/200805/1210971032.html

Các khoa học gia nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm thiểu thải khí nitơ.

Trong thế kỷ qua, sự gia tăng sử dụng phân bón dựa vào nitơ và nhiên liệu hóa thạch, đã gây nên số lượng vô kể của hợp chất ni-tơ tác động đi vào môi sinh. Một trong hợp chất này là khí thuốc mê (NOx), một khí nhà kính mạnh hơn thán khí gấp 300 lần. Tiến sĩ James Galloway thuộc Đại học Virginia ở Hoa Kỳ đang làm việc với một toán khoa học gia để đo lường mức ni-tơ, nói rằng: “Chúng ta đang thải khí ni-tơ tác động vào môi sinh ở tốc độ đáng báo động và điều này có thể cũng nghiêm trọng như thải thán khí vào không khí.” Một khoa học gia khác trong nghiên cứu này, Giáo sư Peter Liss, thuộc Đại học East Anglia ở Vương quốc Anh, nói rằng: “Giải pháp là nằm trong việc kiểm soát sử dụng phân bón ni-tơ, và giải quyết ô nhiễm từ số lượng xe hơi gia tăng nhanh chóng nhất là tại các quốc gia đang phát triển.”

Chúng tôi chân thành cám ơn các Giáo sư Galloway, Liss, và các đồng nghiệp đã làm sáng tỏ vai trò của khí ni-tơ trong nạn hâm nóng hoàn cầu Chúng tôi cầu cho chính sách của các lãnh tụ thế giới phản ảnh sự khẩn cấp của tình trạng này để mang lại cho các thế hệ tương lai một địa cầu có thể duy trì đời sống.

http://www.telegraph.co.uk/earth/main.jhtml?view=DETAILS&grid=&xml=/earth/2008/05/16/eanitro116.xml, http://www.sciencedaily.com/releases/2008/05/080515145350.htm

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/143

Nhím Hoàng Kim
02-05-2010, 11:11 PM
Các khoa học gia về môi sinh hàng đầu nói rằng hâm nóng toàn cầu thúc đẩy xã hội tiến đến lối sống lành mạnh và tân tiến hơn - 19 tháng 5 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=144&goto_url=&sca=sos_3&page=21&url=link2_0&#v)


Các khoa học gia về môi sinh hàng đầu nói rằng hâm nóng toàn cầu thúc đẩy xã hội tiến đến lối sống lành mạnh và tân tiến hơn.

Tiến sĩ Jonathan Patz là Giáo sư tại Phân khoa về Khoa học Sức khỏe Môi sinh thuộc Trường Johns Hopkins Bloomberg cho Sức khỏe Công cộng, ông còn là tác giả chính của 4 tường trình từ Ban Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi của Liên Hiệp Quốc (IPCC). Các khám phá của IPCC đều cho thấy rằng hâm nóng hoàn cầu đe dọa sức khỏe con người trên rất nhiều phương diện.

Khí hậu thay đổi không chỉ là tác nhân duy nhất gây bệnh tật. Đây không phải là một tế bào một vi khuẩn hay một chất hóa học độc hại nào đó, mà là một tiến trình thật sự bị tác động bởi nhiều thứ, bất kể đó là sóng nhiệt, hay ô nhiễm khói ozon từ mặt đất, hay các bệnh truyền nhiễm. Nên sự tác động rộng lớn này là điều mà chúng ta quan tâm và đó là tại sao sự thay đổi khí hậu là một kiểu đe dọa sức khỏe rất khác với những gì chúng ta thường đối phó. Chúng ta thường tìm ra thuốc chủng ngừa và y dược, cũng như khám phá cách chữa trị cho một số bệnh tật, nhưng khi mình làm rối loạn khí hậu của địa cầu và do đó ảnh hưởng nơi sống cùng hệ sinh thái mà trong đó các bệnh sinh học có thể phát sinh, thì có thể còn có rất nhiều ảnh hưởng rộng lớn hơn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Với những hiện tượng nghiêm trọng ngày nay như nước Miến Điện bị bão lốc, vấn đề dịch bệnh liên quan đến khí hậu là quan tâm lớn nhất đối với các cơ quan y tế quốc gia trên khắp thế giới. Nhưng Tiến sĩ Patz tỏ ra lạc quan, nói rằng bằng cách giảm ô nhiễm để ngừng hâm nóng hoàn cầu, chúng ta cũng sẽ tân tiến hóa đời sống mình theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Tiến sĩ Jonathan Patz, Tác giả dẫn đầu của Hội đồng Liên Chính phủ Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc, Giáo sư môi sinh và sức khỏe: Chúng ta không chỉ giảm thiểu bệnh tật liên hệ đến khí hậu, nhưng giải quyết khí hậu thay đổi, chúng ta có thể đạt được giao thông hữu hiệu hơn, hầu con người có thể tập thể thao nhiều hơn. Nên chúng ta có được sự lợi ích lớn lao của thể dục, sức khỏe tinh thần, xây dựng cộng đồng, mà chúng ta thật sự phấn khởi để làm cho thành phố và cộng đồng lành mạnh hơn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Một khía cạnh khác của sự tiến bộ mà Tiến sĩ Patz đề cập đến là xã hội chuyển sang dinh dưỡng ăn chay.

Tiến sĩ Jonathan Patz, Tác giả dẫn đầu của Hội đồng Liên Chính phủ Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc, Giáo sư môi sinh và sức khỏe: Việc chăn nuôi từng được cho thấy là sử dụng rất nhiều năng lượng, nước, và đất đai. Biến đổi rừng cây thành đất cho bò ăn cỏ, chúng ta thay đổi rất nhiều phong cảnh của mình. Thật ra, riêng nông nghiệp đã thay đổi phong cảnh của hành tinh nhiều hơn bất cứ gì khác. Cho nên tôi ủng hộ việc ngừng ăn thịt; điều đó thật sự là không bền vững. Không những thế, chúng ta biết từ dinh dưỡng tây phương rằng quá nhiều thịt là không tốt cho mình, và còn vấn đề đau tim, ung thư, mập phì, tiểu đường nữa. Chúng ta được lợi ích vô vàn. Nên chúng ta bảo tồn môi sinh là chúng ta cải thiện sức khỏe của mình.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Thưa Tiến sĩ Jonathan Patz, xin cám ơn ông cho những lời sáng suốt và khích lệ. Xem xét thay đổi khí hậu trên cơ bản của sức khỏe cộng đồng, chúng ta trân quý hơn giá trị về hành động bảo vệ của mình trên nhiều phương diện.

Khói xe khiến ‘sốt dị ứng thành thị’ lan tràn quá mức.

Một nghiên cứu đã khám phá thấy triệu chứng sốt dị ứng đang gia tăng do phấn hoa lan tràn qua khí thải ra từ ống xả của xe hơi chạy dầu diesel. Các chuyên gia khoa học nhận thấy phấn hoa hiện diện trong không khí từ lâu, trước khi mùa sốt dị ứng bình thường bắt đầu, một hiện tượng có liên quan đến nạn hâm nóng toàn cầu. Giao thông nặng nề trong thành phố kết hợp với việc phấn hoa phát tán sớm hơn do thay đổi khí hậu có thể làm tăng số người bị sốt dị ứng trong cả năm.

Xin khen ngợi và cám ơn các nghiên cứu gia chuyên cần cho các khám phá đầy thông tin này của quý vị. Mong tất cả chúng ta tìm thấy phương cách, của cá nhân hay tập thể, để giảm thiểu khói dầu diesel và giúp phục hồi sự cân bằng của tinh cầu vì sự thoải mái nhiều hơn cho mọi cư dân.

http://www.dailymail.co.uk/pages/live/articles/news/news.html?in_article_id=566684&in_page_id=1770

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/144

Nhím Hoàng Kim
02-05-2010, 11:17 PM
Kêu gọi nỗ lực toàn thế giới bảo vệ san hô ngầm . Thường được gọi là rừng mưa của đại dương , san hô ngầm là nhà của 1/4 toàn bộ đời sống dưới đại dương - 20 tháng 5 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=145&goto_url=&sca=sos_3&page=21&url=link2_0&#v)


Kêu gọi nỗ lực toàn thế giới bảo vệ san hô ngầm. Thường được gọi là rừng mưa của đại dương, san hô ngầm là nhà của 1/4 toàn bộ đời sống dưới đại dương.

San hô ngầm là một trong hải vật đầu tiên bị ảnh hưởng bởi hâm nóng hoàn cầu, khi sinh học gia ước đoán 70% các loại san hô ngầm bị đe dọa, và 20% đã bị phá hủy không ngoài mức cứu vãn. Giai đoạn hâm nóng kéo dài khiến đời sống thực vật trên san hô bị tàn lụi, và rồi san hô tùy thuộc vào các thực vật trên bị tẩy thành một màu trắng không còn sinh khí.

Charles Delbeek, người trông nom bể nuôi cá, Waikiki Aquarium Hạ Uy Di: Tôi nghĩ rằng ảnh hưởng chính sẽ là đất lở, với sự mất mát của san hô, mất mát đa dạng sinh vật.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: San hô Hạ Uy Di được tìm hiểu tại địa phương bởi các nghiên cứu gia của Khu Hải vật Waikiki ở Honolulu. Họ khám phá rằng ngoài việc làm bảo tồn toàn thể hệ sinh thái hải dương, san hô ngầm đệm cho đảo tránh ảnh hưởng sóng thần.

Tiến sĩ Andrew Rossiter, Giám đốc Waikiki Aquarium: San hô ngầm bao quanh hải đảo và chúng tác động như vùng đệm thiên nhiên để chống bão, chống giông tố, v.v... Bằng không, sóng lớn sẽ không ngừng đập vào hải đảo và tạo nên đất lở khổng lồ. Cho nên sự sống còn của nhiều hải đảo tùy thuộc vào san hô ngầm.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: San hô thật sự là sinh vật sống rất dễ bị tổn hại bởi sự thay đổi của môi trường đại dương. Cộng thêm với nhiệt độ gia tăng, nạn phá rừng còn tạo ra sạn cát lắng đọng rất tai hại, trong khi đó đánh cá thái quá cũng gây thiệt hại cho san hô. Càng ngày, các nhà sinh học càng thấy rằng phần lớn các ảnh hưởng đối với san hô đến từ nơi rất xa.

Tiến sĩ Andrew Rossiter, Giám đốc Waikiki Aquarium: Rất hết sức quan trọng để nhận thức rằng mặc dù chúng ta nói về san hô Hạ Uy Di, ảnh hưởng của ô nhiễm xảy ra ở rất xa phía đầu nguồn, rất xa các san hô ngầm, cũng vẫn quan trọng, bởi vì bất cứ gì đi vào sông đều cuối cùng đi vào biển. Bất cứ gì quý vị cho vào trong vườn của mình, như thuốc giết sâu bọ, vv... nó chảy vào ống tháo mưa, và cống rãnh, rồi sau cùng cũng đi vào đại dương. Cho nên đây là vấn đề của toàn thế giới.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Thật hay để biết là tất cả chúng ta có thể góp phần bảo vệ san hô ngầm bằng sự ý thức sinh thái hơn trong đời sống. Xin cám ơn Tiến sĩ Rossiter, ông Delbeek, và tất cả khoa học gia, những người nghiên cứu san hô ngầm tuyệt vời, là một phần tử tối quan trọng cho sự bền vững của hành tinh. Mong san hô ngầm quý báu của địa cầu được bảo tồn, để sự kỳ diệu của chúng được trân quý lâu dài về sau.

Để biết thêm chi tiết, xin viếng www.waquarium.org

Loài người có thể đang trên đường tuyệt chủng.

Phát biểu tại Diễn đàn Thay đổi Khí hậu do hội Chữ Thập Đỏ Quốc gia Phi Luật Tân bảo trợ, Roger Bracke thuộc Liên đoàn Hội Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi liềm Đỏ Quốc tế cho biết con người có thể biến mất khỏi hành tinh nếu không nỗ lực để ngưng sự thay đổi khí hậu trong thế hệ hiện thời. Nhấn mạnh ảnh hưởng mà nạn hâm nóng toàn cầu đang đặt lên Địa Cầu, ông cho biết: “Ngày nay, không 1 con khủng long nào còn sống sót. Có thể một ngày nào đó các mẫu hóa thạch của chúng ta sẽ được loài khác đào lên trong tương lai.” Ông Bracke và nhiều chuyên gia khác tại cuộc họp đã kêu gọi nhân loại có hành động khẩn cấp để giảm nhẹ và thích nghi với sự thay đổi khí hậu.

Xin đa tạ lời cảnh báo thẳng thắn của ông Bracke. Cầu mong với sự hợp tác, chúng ta có thể xây đắp một tương lai bền vững với hồng ân Thượng Đế.

http://www.abs-cbnnews.com/storypage.aspx?StoryId=118533

Thay đổi khí hậu đang đe dọa làm tuyệt chủng nhiều loài chim.

Tại cuộc họp về sự đa dạng sinh học của Liên Hiệp Quốc ở Bonn, Đức, Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã báo cáo từ Danh sách Đỏ về Chim 2008 rằng 1.226 loài, hoặc 1 trong 8 loài, hiện đang gặp nguy hiểm do ảnh hưởng của thay đổi khí hậu. Jane Smart, người chỉ đạo Chương trình các Loài IUCN, cho biết: “Cập nhật mới nhất của Danh sách Đỏ IUCN cho thấy các loài chim đang chịu áp lực to lớn từ sự thay đổi khí hậu.”

Chân thành cám ơn IUCN đã nỗ lực không ngừng để nâng cao ý thức và bảo vệ các bạn thú đồng cư của chúng ta, là mối liên kết vô giá trong hệ sinh thái. Mong tất cả cùng hành động để ngưng sự thay đổi khí hậu hầu giúp bảo đảm sự sống còn mến yêu của chúng.

http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSL1973159820080519?sp=true

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/145

Nhím Hoàng Kim
02-05-2010, 11:21 PM
Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê ba mối quan tâm hàng đầu - 21 tháng 5 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=146&goto_url=&sca=sos_3&page=21&url=link2_0&#v)


Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê ba mối quan tâm hàng đầu.

Trong Hội nghị Y Tế Thế giới lần thứ 61, Bác sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc của WHO, đã nhấn mạnh vấn đề thiếu thực phẩm, thay đổi khí hậu, và dịch cúm trên nghị trình là hiểm họa chính của nhân loại. Sự bất lợi về tài chánh có thể nhận thấy rõ nhất khi giá thực phẩm gia tăng, bởi phần tiền bỏ ra thêm cho thực phẩm là phần tiền bớt đi để chi cho sức khỏe. Nói về nạn hâm nóng toàn cầu, Bác sĩ Chan cảnh báo: “Trong suốt thế kỷ này… các sự kiện do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt sẽ xảy ra đột ngột và khốc liệt.”

Chúng tôi vô cùng biết ơn Bác sĩ Chan và Tổ chức Y tế Thế giới, đã hướng sự chú ý của chúng ta đến những quan tâm chính này cho sự sinh tồn của nhân loại. Mong chúng ta được ban ân để kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan hầu cứu trợ nhanh chóng những người cần giúp và bảo về đời sống tương lai.

http://news.xinhuanet.com/english/2008-05/20/content_8210634.htm

Thay đổi khí hậu tạo thêm nhiều vùng chết trong đại dương.

Một nghiên cứu cho thấy số “vùng chết” trong đại dương đã tăng gấp đôi kể từ năm 1995, với 1 số nơi rộng bằng nước Cộng hòa Ái Nhĩ Lan. Khi các vùng biển tiếp tục ấm lên, dưỡng khí ở nhiều vùng hạ xuống, gây thiệt hại cho sự sống trong đại dương. Tác giả của nghiên cứu trên, Lothar Stramma thuộc Viện Khoa học Đại dương Leibniz ở Đức, và Janet Sprintall, nhà hải dương học vật lý tại Viện Hải dương học Scripps ở Hoa Kỳ, đã khám phá thấy các vùng chết thiếu dưỡng khí này cũng đang phát triển theo hướng thẳng đứng và hiện đang lan sâu và gần hơn với mặt nước.

Chân thành cám ơn các khoa học gia đáng kính về nghiên cứu của quý vị, đã cho biết tình trạng xuống cấp của đại dương. Cầu nguyện rằng thông qua những hành động có ý thức, sự lành mạnh và cân bằng của sự sống trong đại dương trên tinh cầu sớm hồi phục.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/146

Nhím Hoàng Kim
02-16-2010, 03:53 PM
10 lý do để ăn chay , có nghĩa là lối dinh dưỡng không-thịt - 22 tháng 5 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=147&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v)


10 lý do để ăn chay, có nghĩa là lối dinh dưỡng không-thịt.

Là một phần của Tuần lễ Ăn chay Quốc tế, thông tin Times Online đưa ra 10 lý do để áp dụng lối dinh dưỡng không-thịt.

Lý do #1 là ăn chay có lợi cho con người, bởi vì ngũ cốc không còn bị dùng cho kỹ nghệ chăn nuôi nữa.

Lý do #2 là ăn chay phát triển lòng nhân từ, bằng cách bãi bỏ hành động như nuôi nhốt thú chật chội.

#3, ăn chay tốt cho môi sinh.

#4, ăn chay tránh bệnh Cúm Cầm.

#5, tất cả thú vật đều thông minh và dễ mến.

#6, bạn có thể sống khỏe và ít nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.

#7, ăn chay là cách tốt để duy trì mức cân nặng lành mạnh.

#8, ăn chay khiến cho thế giới hòa bình hơn.

#9, trái cây và rau cải rất ngon.

Và cuối cùng, #10, như lời Ngài Paul McCartney nói: “Bất cứ ai muốn cứu vãn hành tinh, tất cả những gì họ phải làm là ngừng ăn thịt. Đó là điều duy nhất tối quan trọng mà quý vị có thể làm.”

Chúng tôi xin ca ngợi tất cả những người tham gia Tuần lễ Ăn chay Quốc tế, và chúc quý vị một kinh nghiệm sống động tuyệt vời, và một khởi đầu của một lối sống ăn chay đầy thú vị.

http://www.timesonline.co.uk/tol/life_and_style/food_and_drink/real_food/article3931260.ece

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/147

Nhím Hoàng Kim
02-16-2010, 03:57 PM
CẤP CỨU ! Hội nghị chuyên đề Quốc tế về nạn Hâm nóng toàn cầu để lại ấn tượng sâu đậm và nhiều cảm hứng - 23 tháng 5 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=148&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v)


CẤP CỨU ! Hội nghị chuyên đề Quốc tế về nạn Hâm nóng toàn cầu để lại ấn tượng sâu đậm và nhiều cảm hứng.

Cuộc hội nghị hôm thứ năm ở Hán Thành, Đại Hàn, về việc tìm kiếm giải pháp khí hậu có tính xây dựng đã thu hút tham dự viên từ nhiều quốc gia khác nhau và mọi thành phần xã hội. Hội nghị chuyên đề mở đầu với lời chào mừng của khoa học gia và chính khách dẫn đầu.

Nghị sĩ Andrew Bartlett, Thành viên Quốc hội Úc Đại Lợi – Queensland, người biện hộ phúc lợi thú vật, trường chay: Tôi muốn góp lời chào mừng quý vị đến với Hội nghị chuyên đề Quốc tế về nạn Hâm nóng Toàn cầu và chúc quý vị thành công trong các cuộc bàn bạc và thảo luận của mình. Tôi nghĩ nạn hâm nóng toàn cầu có lẽ là vấn đề tối quan trọng đang trực diện tất cả chúng ta và nếu nhìn về lâu dài, chúng ta đang trực diện mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng của sự thay đổi khí hậu to lớn. Tôi đã thấy trong phạm vi hoạt động chính trị, người ta thật sự sợ nhắc đến tầm quan trọng của việc thay đổi chế độ ăn, giảm bớt tiêu thụ thịt và các sản phẩm bơ sữa, nhưng đây lại là 1 trong những cách dễ dàng nhất mà chúng ta có thể thực hiện ngay lập tức và có tác động rất đáng kể trong việc giảm ảnh hưởng làm ấm lên tức thì của khí thải trong không khí.

Tiến sĩ Jonathan Patz, Tác giả dẫn đầu của tường trình thuộc Hội đồng Liên Chính phủ Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc, Giáo sư Môi sinh và Sức khỏe Công cộng: Tôi nghĩ nếu chúng ta thật sự bắt đầu cùng nhau hành động và theo nhiều cách bắt đầu bảo tồn năng lượng, chúng ta có thể giảm bớt sự thay đổi khí hậu và duy trì sức khỏe của người dân và sự lành mạnh của tinh cầu. Xin cám ơn rất nhiều và tôi hy vọng quý vị có buổi họp mặt thành công.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kế đến là các bài thuyết trình về nhiều khía cạnh khác nhau của nạn hâm nóng toàn cầu do các vị thượng khách trình bày, bao gồm ông Tony Clemson, trưởng ban thay đổi khí hậu của tòa Đại sứ Anh tại Hán Thành.

G: Vạch đỏ chỉ ra các khu vực có nguy cơ bị lũ lụt trên thế giới. Nếu chúng ta nhìn phần cuối của biểu đồ này, ở đây cho thấy nhiều khu vực trên thế giới trong hơn 50 năm qua đã có xung đột hoặc chiến tranh. Tôi nghĩ khi quý vị thấy các khu vực bất ổn định trên thế giới, và kết hợp với tác động của sự thay đổi khí hậu, tôi nghĩ tất cả chúng ta có thể hiểu rằng điều này có ý nghĩa sâu sắc liên quan đến sự an ninh của quốc gia. Các nhà lãnh đạo quốc gia và xã hội cùng người dân phải tiên phong trong việc giải quyết sự thay đổi khí hậu. Một hành động cần thiết hơn cả 100 lời phát biểu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Điểm nổi bật của sự kiện này là một buổi hội thảo truyền hình trực tuyến với vị khách danh dự là Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư. Mặc cho thời gian biểu bận rộn, Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư vẫn dành thời gian trả lời các câu hỏi về nhiều khía cạnh của sự thay đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến nhân loại. Câu trả lời của Ngài cho câu hỏi của một quan chức chính phủ đã tiết lộ một số điều ưu tiên trong giải pháp cho nạn hâm nóng toàn cầu.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Từ tất cả các bằng chứng cụ thể được cung cấp bởi Liên Hiệp Quốc qua sự nghiên cứu và bằng chứng khoa học của các khoa học gia, đừng nói gì đến trách nhiệm đạo đức, tôi nghĩ rằng, thứ nhất: Chúng ta phải ngừng mọi sự sát hại, như tôi đã đề cập trước đó. Chúng ta ngừng mọi việc sát hại, ngừng mọi việc gây hại cho loài người cũng như thú vật. Thứ nhì: Ngừng tiêu thụ tất cả các sản phẩm từ động vật. Thứ ba: Cổ động hơn nữa lối sống đạo đức, bắt đầu từ trên ngọn nghĩa là từ chính các nhà lãnh đạo. Thứ tư: Hướng tâm mọi người đến tôn giáo nhiều hơn, nghĩa là họ nên tưởng nhớ Thượng Đế nhiều hơn. Và thứ năm: Chúng ta phải ăn năn và cầu xin hồng ân Thiên Đàng. Chúng ta phải khẩn cầu sự khoan dung từ Thiên Đàng và từ tất cả chúng sinh cho mọi thiệt hại mà chúng ta đã gây ra cho chúng. Và năng lực tập trung mãnh liệt, khẳng định và đầy thương yêu này của toàn thế giới sẽ đẩy lùi bóng tối đang tiến về phía chúng ta, đang trực diện với chúng ta vào lúc này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúc mừng các tham dự viên cho buổi họp mặt rất hữu ích đã bao gồm nhiều vấn về liên quan nhiều nhất đến cuộc sống của chúng ta. Chúng tôi xin đặc biệt đa tạ Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư luôn thương yêu chăm sóc cho tinh cầu và nhiều cư dân. Mong thế giới nhanh chóng có hành động cần thiết để giúp khôi phục và bảo tồn tinh cầu.

Kính mời quý vị đón xem buổi tái phát hình của hội nghị CẤP CỨU! Hội nghị chuyên đề Quốc tế về nạn Hâm nóng Toàn cầu với nhiều phụ đề vào hôm sau tại đây trên Truyền Hình Vô Thượng Sư.

Thái tử Charles của Anh lên tiếng cảnh báo về sự thay đổi khí hậu.

Thái tử Charles ngày càng lên tiếng mạnh mẽ hơn về tình trạng khốc liệt của tinh cầu và gần đây nhất đã phát biểu rằng thế giới chỉ có 18 tháng để đẩy lùi thảm họa hâm nóng toàn cầu. Thái tử còn cho biết số tiền 29,7 tỷ Mỹ kim như là quỹ toàn cầu, cần được chi dụng hàng năm để chặn đứng việc phá rừng và tránh mọi hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại. Không có các biện pháp như vậy, ông phát biểu: “Chúng ta sẽ chỉ chứng kiến thêm nhiều hạn hán và đói kém với quy mô lớn. Tình hình thời tiết sẽ càng trở nên kinh khủng hơn và ngày càng ít mưa hơn. Chúng ta sẽ chuốc lấy những điều rất khủng khiếp trừ khi chúng ta thật sự thấu hiểu vấn đề hiện nay và trình trạng cấp bách của chúng.”

Cám ơn Thái tử đã quan tâm sâu sắc. Chúc ông thành công trong cuộc vận động giúp nâng cao ý thức về sự nghiêm trọng của nạn hâm nóng toàn cầu. Mong tất cả chúng ta lưu ý và quyết tâm thực hiện hành động cần thiết để khôi phục sự cân bằng của tinh cầu quý báu.

http://www.telegraph.co.uk/news/newstopics/theroyalfamily/1961719/Prince-Charles-Eighteen-months-to-stop-climate-change-disaster.html, http://www.newkerala.com/one.php?action=fullnews&id=59952, http://www.mariri.net/content/view/38/1/,http://www.sustainabletable.org/issues/feed/, http://www.greenpeace.org/raw/content/international/press/reports/eating-up-the-amazon.pdf, http://www.fao.org/docrep/010/a0701e/a0701e00.htm

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/148