PDA

View Full Version : VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU



Pages : 1 2 3 [4] 5

Nhím Hoàng Kim
03-08-2010, 09:23 PM
http://img74.imageshack.us/img74/1246/aulaceseloisongmoizg9.jpg

http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=149&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v

Zimbabwe ước tính bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nạn hâm nóng toàn cầu.

Từng kinh nghiệm từ năm 1987 sáu năm đạt kỷ lục ấm nhất, với hạn hán xuyên suốt tất cả mười vụ mùa, sự thay đổi khí hậu đang mang lại những hậu quả tàn phá khốc liệt. Ông Mutsa Chasi của Cơ quan Quản lý Môi trường trong quốc gia, nói: “Với dự đoán rằng năng suất nông nghiệp ở Zimbabwe có thể giảm tới 30% do khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn, sự thay đổi khí hậu là một trong những thử thách về sự an toàn thực phẩm nghiêm trọng nhất của thế kỷ 21 tại xứ này.”

Ông Chasi, chúng tôi tri ân sự đánh giá thẳng thắn về những thử thách đang trực diện Zimbabwe do nạn hâm nóng toàn cầu. Chúng tôi xin cầu nguyện cho dân tộc Zimbabwe có đầy đủ dinh dưỡng trong khi chúng ta tìm cách hồi phục sự cân bằng của bầu sinh quyển quan trọng.

http://allafrica.com/stories/200805220560.html

Mùa xuân đến sớm gây nguy hiểm cho loài tuần lộc và nai sừng.

Giáo sư Eric Post từ Đại học Penn Sate ở Pennsylvania, Hoa Kỳ nghiên cứu ảnh hưởng của mùa xuân đến sớm tại Greenland do sự thay đổi khí hậu. Ở đó, tuần lộc dựa vào một mô hình di trú được cân bằng một cách nhạy cảm để đi theo sự phát triển của thực vật non, rất cần thiết trong việc mang lại nguồn sữa bổ dưỡng cho con nhỏ của chúng. Tiến sĩ Post giải thích rằng mùa xuân đến sớm có thể khiến tuần lộc bỏ lỡ giai đoạn sinh trưởng của thực vật non mà chúng cần. Các nhà nghiên cứu Na Uy khám phá điều tương tự rằng mùa xuân đến sớm do bởi sự thay đổi khí hậu có thể nguy hại đến nai sừng Âu châu nhỏ, vốn cần những cành cây mềm khi hệ tiêu hóa của chúng không thể tiêu hóa cây cỏ lớn mạnh hơn.

Chúng tôi xin đa tạ Tiến sĩ Post, các khoa học gia và đồng nghiệp Na Uy, đã giám sát ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu đối với các bạn thú. Mong nỗ lực quan tâm của quý vị thay đổi nhiều người để bảo vệ đời sống trên tinh cầu chúng ta tốt hơn.

http://www.aftenposten.no/english/local/article2424960.ece, http://qnc.queensu.ca/story_loader.php?id=42cd92e28e5e9
http://environment.newscientist.com/article/dn13952-baby-caribou-hit-by-climate-double-whammy.html

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/149

Nhím Hoàng Kim
03-08-2010, 09:31 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=150&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v

Hội nghị quốc tế với Thanh Hải Vô Thượng Sư làm sáng tỏ thêm về sự thay đổi khí hậu.

Với nhiều tham dự viên của cuộc hội nghị CẤP CỨU! Hội nghị chuyên đề Quốc tế về nạn Hâm nóng Toàn cầu tại Hán Thành, Đại Hàn hôm thứ năm, đã bắt đầu giải quyết các vấn đề theo cách thức không giống bất kỳ hội nghị thay đổi khí hậu nào.

Park Soo Taek, ký giả truyền hình đoạt giải thưởng, Ký giả cao cấp về Vấn đề Môi sinh, SBS (Hệ thống Phát hình Hán Thành): Thành ngữ có câu: “Cứu rỗi linh hồn bằng cách chuyển xanh,” nghĩa là trồng cây, trồng vườn, và ăn thực phẩm từ thực vật - lối sống trường chay.

Roland Jung, Cố vấn Đảng Dân chủ Hoa Kỳ về Vấn đề Á châu: Tôi rất vui mừng về thông điệp tốt lành hôm nay và cơ hội để chúng ta có thể chia sẻ với nhiều người, và cùng bàn luận về nạn hâm nóng toàn cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Với một số người, đây là lần đầu tiên họ xem xét mối liên quan giữa sự thay đổi khí hậu và việc tiêu thụ thịt cũng như cách con người đối xử với thú vật. Tham dự hội nghị chuyên đề là các quan chức từ Anh, Đức, Ấn Độ và Nhật Bản cũng như 20 hội đồng viên của thành phố Hán Thành, Đại Hàn, và 1 nữ nghị sĩ quốc hội cùng một số nhóm truyền thông lớn nhất của Đại Hàn. Vị khách danh dự đặc biệt, Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nhã nhặn nhận lời mời tham dự hội nghị chuyên đề, và đã trả lời các câu hỏi nghiêm túc nhất của mọi tham dự viên qua hội nghị truyền hình trực tiếp trên Truyền Hình Vô Thượng Sư.

Acarya Shubhacintaananda Avadhuta, Hiệp hội Môi sinh Anandamarga từ Ấn Độ: Có phải sự thay đổi khí hậu sẽ tác động lên tâm lý của con người? Hoặc sự hiểu biết của con người sẽ mở mang và thăng hoa nhờ sự thay đổi này?

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Thưa ông, đó là điều tôi hy vọng. Đó là điều tôi hy vọng và sau tất cả thiên tai to lớn, việc này phụ thuộc vào những gì họ quyết định ngay lúc này. Thật ra, tôi hy vọng không có thiên tai. Tôi hy vọng mọi người quyết định ngay bây giờ để ngừng tất cả các thói quen không cần thiết hiện nay của họ và thay đổi sang một thói quen tốt đẹp hơn, cao thượng hơn, một lối sống cao thượng hơn. Rồi chúng ta không phải lo lắng về hậu quả. Khí hậu sẽ thay đổi thuận lợi hơn, chúng ta sẽ tiếp tục sống; sẽ vẫn còn tinh cầu này, và mọi người sẽ sáng suốt, tốt lành, đạo đức hơn, được gia trì nhiều hơn, và hòa bình sẽ ngự trị trên tinh cầu trong thời gian rất lâu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nhiều tham dự viên của cuộc hội nghị biết Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư là một nhà nhân đạo nổi tiếng thế giới, đã bày tỏ sự ngạc nhiên và chân thành biết ơn sau khi biết Ngài vô cùng quan tâm đến việc cứu vãn tinh cầu và mang lại ý thức về việc ăn chay, nghĩa là chế độ ăn không thành phần động vật.

Woo, Young-Bo, Giám đốc Hội Ăn chay Đời sống Tình thương: Trong lúc tôi lắng nghe Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư, tôi nghĩ nếu Chúa Giê-su giáng trần, Người sẽ nói như Ngài vậy. Vì vậy, tôi rất cảm động và biết ơn Ngài.

Ngawang Ludup, tu sĩ Tây Tạng: Tất cả những gì Ngài nói đều phù hợp với nguyên tắc đạo đức của nhà Phật, vâng.

Reverend Lee Gwang Woon: Tôi rất ấn tượng khi biết lối sống trường chay có thể ngừng nạn hâm nóng toàn cầu đến gần 80%. Tôi nghĩ tín đồ Cơ Đốc giáo nên tiến hành vận động để truyền bá kiến thức này đến những người mình gặp hầu chúng ta có thể cứu vãn Địa Cầu. Trước đây, tôi cũng nghĩ mình thương yêu thú vật, nhưng khi lắng nghe các bài thuyết giảng và thảo luận, tôi rất xúc động khi biết có nhiều nỗ lực đang được thực hiện, và tất cả đều đúng với Thánh Kinh. Tôi sẽ rời nơi đây và quyết tâm thực hành điều này trong cuộc sống của mình.

Nghĩa là ông sẽ chuyển sang ăn chay?

Reverend Lee Gwang Woon: Vâng, tôi dự định làm vậy. Bây giờ tôi quyết định ăn chay. Tôi đề nghị quý khán giả ngoài kia đổi sang ăn chay. Tôi đã hiểu rất rõ rằng mang thịt vào cơ thể sẽ gây hại. Vì vậy, chúng ta hãy hợp tác để cứu Địa Cầu và ngưng nạn hâm nóng toàn cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin đa tạ mọi nhà lãnh đạo, truyền thông và cá nhân quan tâm đã tham dự hội nghị chuyên đề này. Chúng tôi cũng hết sức cảm tạ Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư đã chia sẻ trí huệ của Ngài và nhắc nhở chúng ta rằng thương yêu các loài đồng cư là cách quan trọng nhất để cứu vãn tinh cầu quý báu. Mong tất cả chúng ta đoàn kết vì sự sống còn của Địa Cầu và mọi sự sống mà hành tinh này nâng đỡ.

Thán khí thải làm gia tăng sự axít hóa trong đại dương.

Với đại dương của chúng ta hấp thụ khoảng 1/3 tổng số lượng thán khí trong bầu khí quyển, hay là 22 triệu tấn mỗi ngày, khoa học gia Hoa Kỳ khám phá sự axít hóa trong đại dương tăng cao nguy hại. Điều này gây ra sự thoái hóa của vỏ sò và xương của sao biển, san hô, hến, và nhiều sinh vật khác. Tốc độ gặm mòn quá nhanh cũng ảnh hưởng đến một số lớn sinh vật, nhiều hơn là được biết trước đây, do đó, cho dù sự thải thán khí ngừng ngay hôm nay, sự phá hoại đối với đời sống hải vật sẽ tiếp tục trong 50 năm tới.

Chúng tôi xin cảm tạ các nghiên cứu gia Hoa Kỳ cho tài liệu về sự ảnh hưởng tai hại của khí thải nhà kính đối với hệ sinh thái của hải vật, là điều ảnh hưởng đến mọi sự sống Cầu mong chính phủ trên toàn cầu áp dụng tức khắc các kỹ thuật và biện pháp bền vững để ngưng sự thay đổi khí hậu và ảnh hưởng tai hại của nó trên địa cầu chúng ta.

http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSN2251795320080522?pageNumber=2&virtualBrandChannel=0, http://news.mongabay.com/2008/0522-oceans.html

Các quốc gia Andean có thể gánh chịu nhiều thiệt hại do sự thay đổi khí hậu.

Trường Đại học Thái Bình Dương của Peru đã chỉ đạo một nghiên cứu thay mặt Cộng đồng các Quốc gia Andean, bao gồm Bolivia, Colombia, Ecuador, và Peru, để tiên đoán ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu trên vùng này. Nghiên cứu kết luận rằng nạn hâm nóng toàn cầu sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế của các quốc gia thành viên tới 30 tỷ Mỹ kim. Các thiên tai gây ra bởi sự thay đổi khí hậu như lũ lụt và tuyết lở sẽ đi kèm với phí tổn cao của việc tái định cư các công dân bị ảnh hưởng cũng như xây dựng cư gia và hạ tầng cơ sở mới.

Xin đa tạ các nghiên cứu gia ở trường Đại học Thái Bình Dương của Peru. Cầu nguyện cho các báo cáo như vậy sẽ thúc đẩy toàn thế giới lập tức hành động nhằm chặn đứng sự thay đổi khí hậu. Mong chúng ta thành công để thay đổi tương lai của thế giới thành tốt đẹp hơn.

http://www.scidev.net/en/news/climate-change-will-cost-andes-us-30-billion-.html

Khí mê-tan gia tăng trong không khí là do nhiệt độ ấm lên.

Ban Quản trị Hải dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) tuyên bố rằng mực độ khí mê-tan trên hoàn cầu tăng 0,5% trong năm 2007, với vài vùng có mức tăng hơn gấp đôi số lượng nói trên. Dựa vào quan sát của các nhóm từ Na Uy, Thụy Điển, và Vương quốc Anh, lượng khí mê-tan gia tăng được cho là do 3 nguyên nhân: tầng đất đóng băng vĩnh cữu ở bắc cực tan chảy, nước bắc băng dương ấm lên, hoặc chất mê-tan thủy hợp dưới đáy biển tan rã. Các nghiên cứu gia cho biết ngay cả với lượng khí mê-tan trong khí quyển tăng rất nhỏ cũng có ảnh hưởng mãnh liệt đến khí hậu, vì khi mê-tan tiếp tục thải ra sẽ tạo nên một chu trình gia tăng nhiệt độ nguy hiểm, và sau đó sẽ khiến khí mê-tan thải thêm nhiều hơn.

Chúng tôi xin tri ân các khoa học gia quốc tế, cho sự quan sát chuyên cần và nghiên cứu đầy đủ. Chúng tôi cầu rằng chúng ta hợp tác hành động mau lẹ, để ngăn ảnh hưởng gia tăng của hâm nóng hoàn cầu và bảo đảm sự sinh tồn của đời sống trên thế giới này.

http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/7408808.stm

Cư gia ven biển Úc Đại Lợi bị đe dọa bởi mực biển dâng cao.

Một thăm dò chi tiết đầu tiên được thực hiện bởi chính phủ tiểu bang New South Wales, để xem xét bờ biển này cho thấy rằng hơn 1.600 cư gia gần Newcastle và Wyong hiện đối diện với hiểm họa do mực biển dâng cao do khí hậu thay đổi. Giai đoạn đầu trong bản đồ chụp từ trên không của tường trình này cho thấy nhà cửa, cao ốc, 73 cây số đường xá, 164 cây số vuông thuộc khu đất nhà ở, tất cả đều ít hơn 1 thước trên mực nước biển hiện nay. Tường trình nhận xét rằng sự thay đổi khí hậu phải được cứu xét trong mọi dự án xây cất và phát triển các vùng dọc theo bờ biển trong tương lai.

Chúng tôi tri ân chính phủ New South Wales, đã nghiên cứu về ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu đối với cư dân. Cầu mong tài liệu và ý thức mới mẻ này khích lệ thêm nhiều hành động để ngăn hâm nóng toàn cầu, và bảo đảm an toàn cho những thế hệ tương lai.

http://www.smh.com.au/news/environment/report-counts-homes-that-will-go-under/2008/05/23/1211183103034.html

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/150

Nhím Hoàng Kim
03-08-2010, 09:37 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=151&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v

Chung sống hòa bình là yếu tố then chốt để giải quyết hâm nóng toàn cầu .

Điều này rất đơn giản và rõ ràng, được tuyên bố bởi khoa học cũng như các tôn giáo lớn trên thế giới: Chúng ta gặt hái hậu quả từ những hành động của mình, và đó là tại sao chúng ta phải sống hài hòa với thế giới chung quanh mình.

Cho Won-Woong, Giám đốc, Trung tâm Ủy ban Quốc tế về Phòng ngừa Rượu và Ma túy Đại Hàn: Chủ đề quan trọng nhất hiện nay là trở về vườn Địa đàng. Có nghĩa là bỏ ăn thịt và ăn chay. Tôi nghĩ rằng chỉ với việc ăn chay thôi cũng sẽ mở ra một trang lịch sử mới có thể cứu vãn thế giới.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: SOS (Cấp cứu!) Hội thảo Quốc tế về Hâm nóng Toàn cầu là một kinh nghiệm thức tỉnh đối với nhiều tham dự viên, đến từ nhiều quốc gia và địa vị trong chính phủ, giới báo chí, tổ chức phi chính phủ và giáo dục khác nhau.

Kim Gi-Seong, Phó Chủ tịch Hội đồng Thành phố Hán Thành: Tôi nghĩ hội thảo này sẽ đánh thức không chỉ người dân, mà toàn xã hội về hiểm họa đối diện chúng ta.

Lee Hui-Jung, Tổng thư ký Hội Phụ huynh về Giáo dục Đúng Đại Hàn: Ngài ở đây không chỉ cho tình huống này, mà Ngài còn cho biết chính xác phải làm gì trong tương lai. Cho nên, tôi cảm thấy Ngài có mắt trí huệ để thấy, dù Ngài không hiện diện.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trong một hội trường với đầy quan khách được mời, bao gồm đa số các giới chức, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã tuyên bố một thông điệp thẳng thắn về sự thay đổi khí hậu, và đi vào trúng tâm điểm của vấn đề.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta phải giải quyết vấn đề tại gốc rễ. Gốc rễ của vấn đề này là nguyên nhân của nạn hâm nóng hoàn cầu, và gốc rễ đó là sự không nhân từ của chúng ta đối với đồng cư. Và chúng ta cũng không tử tế đối với môi sinh của mình. Chúng ta đã tàn sát các bạn thú đồng cư, và chúng ta đã hủy hoại môi sinh của mình, như phá rừng, hủy hoại nước và hủy hoại không khí. Từ tất cả hành động này, chúng ta không thể kỳ vọng một kết quả tốt lành hơn. Hầu giải quyết vấn đề chúng ta đang trực diện vào lúc này, chúng ta phải đảo ngược hành động của mình. Chúng ta phải tử tế với các đồng cư của mình.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nhiều tham dự viên tối hôm đó đã có cảm hứng để chuyển sang ăn chay, lãnh đạo bằng gương sáng.

Kim, Jong-Sun, Cựu hiệu trưởng Trường Trung học Đệ nhất cấp Andong: Khi mỗi cá nhân bỏ ăn thịt và ăn chay, trước hết chúng ta chăm sóc cho sức khỏe của chính mình và rồi chúng ta giúp hồi sinh địa cầu, nên rất có ý nghĩa.

Quý vị có bao giờ nghe đến Thanh Hải Vô Thượng Sư?

Kim, Jong-Sun: Chưa, cho đến ngày hôm nay. Tôi nghĩ Ngài có trái tim như biển cả và Ngài từ bi, và tôi có thể cảm thấy tình thương của Ngài làm tôi cảm động.

Gwon Tae-Hyung, Giám đốc Môi sinh Thành phố Daegu & Bộ Đất Xanh, Nam Hàn: Những điều Vô Thượng Sư nhấn mạnh thật sự vang vọng trong tim tôi. Tôi hy vọng chính phủ sẽ kết hợp giáo lý tốt này vào chính sách của họ, rằng chúng ta phải bắt đầu quảng bá việc ăn chay, yêu thương thú vật để ban rải lòng nhân ái đến tất cả các bạn thú, cây cỏ trong vũ trụ. Và ngoài chính sách của chính phủ, tôi hy vọng nhiều người sẽ tu tập giáo lý này nữa.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi ca ngợi tất cả những ai tự mình chọn lựa đổi sang lối dinh dưỡng không-thịt. Chúng tôi xin tri ân Thanh Hải Vô Thượng Sư cho lòng tận tâm truyền đạt thông điệp của Ngài tới nhiều người qua buổi hội thảo này, với lời ân cần nhắc nhở cho chúng ta đi trên con đường từ bi. Mong ngày càng nhiều người chuyển sang ăn chay, tức là dinh dưỡng không-thịt, để mang lại thật nhiều tình thương và sự hối lỗi đến hành tinh chúng ta, với ân điển của thiên đàng.

Xin mời quý vị đón xem Lời Pháp Cam Lồ vào thứ sáu 30 tháng 5, 2008 phần trình chiếu lại của CẤP CỨU! Cuộc Hội Thảo Quốc Tế về Nạn Hâm Nóng Toàn Cầu phụ đề với nhiều ngôn ngữ, tại đây trên Truyền Hình Vô Thượng Sư.

Khí hậu thay đổi khiến thời tiết Chí Lợi càng khắc nghiệt hơn.

Mưa lớn gây lũ lụt ở Chí Lợi cuối tuần qua chỉ trong vòng mấy tháng, sau khi hạn hán khiến các giếng nước trong quốc gia cạn khô và nước uống khẩn cấp phải được phân phát bởi chính phủ. Lũ lụt tại vùng thung lũng trung phần quốc gia hiện nay là một trong những trận lũ tệ hại nhất trong nhiều thập niên, khiến 15.000 người phải di tản và đóng cửa mỏ đồng lớn nhất thế giới. Khoa học gia lưu ý rằng hiện tượng thời tiết khắt khe như hạn hán và lũ lụt ở Chí Lợi có liên quan đến việc thay đổi khí hậu, mà thường ảnh hưởng một cách không cân xứng, đến những quốc gia thải ít khí nhà kính hơn.

Chúng tôi xin cầu nguyện người dân Chí Lợi hồi phục nhanh chóng và kêu gọi các chính phủ và công dân có biện pháp để bảo vệ sự cân bằng của khí hậu.

http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/7418242.stm
http://www.offnews.info/verArticulo.php?contenidoID=8572
http://www.reuters.com/news/video?videoId=76742&feedType=VideoRSS&feedName=Environment
http://www.enn.com/ecosystems/article/31573

Các thành phố California hạn chế nước.

Như một phần của kế hoạch khẩn cấp để tiết kiệm nước, cư dân ở quận Contra Costa và Alameda, tọa lạc gần Cựu Kim Sơn, California, Hoa Kỳ sẽ được yêu cầu giảm tiêu thụ 20% nước. Sự hạn chế đã có hiệu lực sau hai năm hạn hán và mùa xuân khô nhất trong lịch sử khiến mực nước xuống thấp kỷ lục.

Đa tạ chính quyền California, về những biện pháp để bảo tồn nguồn nước cho mọi người. Xin cầu nguyện California được ban phước với các trận mưa hiền hòa khi chúng ta nỗ lực làm việc để cứu tinh cầu khỏi ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu.

http://www.sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?f=/c/a/2008/05/23/HOR210N6T9.DTL
http://www.sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?f=/c/a/2008/05/12/MNVE10KVE0.DTL
http://www.signonsandiego.com/news/state/20080501-1323-ca-sierrasnowpack.html

Mực nước biển tăng cao sẽ có ảnh hưởng tai hại đến đời sống ven biển Hoa Kỳ.

Một tường trình mới từ Liên bang Hoang thú Quốc gia miêu tả ảnh hưởng rất có thể xảy ra do mực nước biển dâng cao từ sự thay đổi khí hậu trong vùng Vịnh Chesapeake thuộc bờ biển đông Hoa Kỳ. Là một cửa sông lớn nhất Hoa Kỳ, Vịnh Chesapeake là địa điểm sinh thái quan trọng cung cấp nơi sinh sống cho trên 3.600 loại động vật và thực vật, bao gồm chim di trú và các loại thú hiếm như rùa biển. Nếu nước biển tiếp tục dâng cao, hậu quả sẽ bao gồm sự mất mát khoảng 60% vùng bãi biển và cửa sông cùng với hơn 160.000 mẫu đất trống. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoang thú nữa.

Chúng tôi rất biết ơn tường trình quan trọng này và cầu rằng nó sẽ giúp thế giới hành động mau lẹ để giải quyết hâm nóng toàn cầu Cầu mong cân bằng sinh thái tại nơi sinh sống của hải vật được hồi phục vì sự an toàn của mọi đời sống.

http://www.sciencedaily.com/releases/2008/05/080523083007.htm

Viên chức khí hậu thay đổi của Liên Hiệp Quốc nói rằng mục tiêu khí hậu năm 2050 chưa đủ.

Bí thư về Thay đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc, Yvo de Boer, đề nghị rằng nhóm G8 gồm các cường quốc nên đặt ra mục tiêu ngắn hạn hơn là năm 2050, để giảm khí thải nhà kính. Ông tuyên bố: “Chúng ta ở vào giai đoạn mà thật sự rất cần sự lãnh đạo từ nhóm G8. Hy vọng của tôi là G8 không chỉ bàn luận về năm 2050, mà phải cố gắng đưa ra các mục tiêu ngắn hạn.”

Xin đa tạ Bí thư Yvo de Boer, cho mối quan tâm được tuyên bố rõ ràng về nhu cầu để thay đổi nhanh hơn, hầu giải quyết hâm nóng hoàn cầu Chúng tôi xin cùng với ông kêu gọi mục tiêu ngắn hạn để tạo ích lợi cho tất cả cư dân trên địa cầu.

http://www.javno.com/en/world/clanak.php?id=150739

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/151

Nhím Hoàng Kim
03-08-2010, 09:40 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=152&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v

Nam Phi khởi động trại năng lượng gió thương mại đầu tiên ở Western Cape

Nam Phi khởi động năng lượng gió. Được thiết lập tại Western Cape ở Nam Phi, trại gió Darling hiện nay hoạt động như một cơ sở độc lập dùng năng lượng thay thế đầu tiên của quốc gia. Với ủng hộ tài chánh từ Trợ giúp Phát triển Quốc tế của chính phủ Đan Mạch, trại gió này nối với hệ thống dây điện, được trang bị với 4 máy tua-bin gió thiết kế bởi Đức quốc, phát ra tổng số điện năng là 5,2 Megawatts. Chủ tịch Điều hành (CEO) của Năng lượng Gió Darling, Hermann Oelsner, nói rằng: “Quốc gia này có khả năng phát điện từ gió nhiều hơn là nhu cầu tiêu thụ điện của quốc gia, và không có ảnh hưởng tai hại của các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân.” Xin thán phục Western Cape ở Nam Phi, cho việc sự xây cất năng lượng gió vì một môi sinh sạch hơn. Mong khởi xướng thân thiện sinh thái này sớm được dùng trên khắp quốc gia để mọi nhu cầu điện của quý vị được đáp ứng từ năng lượng xanh.

Các chuyên gia tiên đoán những tình trạng hạn hán nghiêm trọng nếu hâm nóng toàn cầu tiếp tục.

Thêm nhiều ảnh hưởng khí hậu thay đổi tường trình tại Hoa Kỳ

Ảnh hưởng thêm nhiều từ khí hậu thay đổi được tường trình tại Hoa Kỳ. Khám phá của tổ chức Môi sinh Texas có trụ sở tại Hoa Kỳ, tiết lộ rằng nạn hâm nóng hoàn cầu sẽ gây nên hạn hán ở tiểu bang Texas với cấp độ thảm khốc. Điều phối viên của nhóm, ông Jere Locke, kêu gọi Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế giải quyết hâm nóng hoàn cầu bằng cách giảm thải thán khí xuống 350 phần mỗi triệu (ppm), với việc xây cất các trại năng lượng mặt trời trên khắp Texas, dùng làm nguồn năng lượng không ô nhiễm. Ông tuyên bố rằng thán khí trong không khí của thế giới hiện nay được đo lường là 387 ppm, với mức cô đặc 450 ppm được tiên đoán bởi các chuyên gia, là sẽ làm chìm tất cả các thành phố ven biển. Chúng tôi xin cảm tạ nhóm Bảo tồn Thiên nhiên và Môi sinh Texas, đã thẳng thắn lên tiếng về hiểm họa cho hiện tại và tương lai, gây ra bởi nạn hâm nóng hoàn cầu. Xin thiên đàng ban trí huệ cho chúng ta để thực hiện biện pháp khẩn cấp hầu bảo đảm tương lai tươi sáng cho mọi loài trên hành tinh.

Ngành đánh cá phá hủy san hô tại Spratlys đầy tranh chấp: các sinh học gia

Các cách đánh cá phá hoại san hô ở Nam Hải. Một toán sinh học gia về hải vật từ Đại học Tây Phi Luật Tân nghiên cứu san hô ngầm trong chuỗi đảo và đảo san hô thuộc quần đảo Trường Sa, nằm giữa Phi Luật Tân và Âu Lạc (Việt Nam). Họ khám phá rằng, vì lý do thiếu luật lệ, dân đánh cá dùng thuốc độc cyanide và khí ép để bắt cá, gây nên sự tàn phá to lớn cho san hô. Khoa học gia Phi Luật Tân, chúng tôi xin tri ân quý vị cho sự hiểu biết này. Chúng tôi cầu cho con người ý thức hơn rằng sự thiệt hại môi sinh, gây ra bởi hành động của họ, cuối cùng ảnh hưởng mọi đời sống.

Carbonfund.org cộng tác với Conscious Planet Media để giúp danh sách chuyển xanh của Hollywood và ngày Liệt Sĩ

Tiệc mừng với giới nổi tiếng ở Hoa Kỳ được tổ chức xanh. Tại Malibu, California, Carbonfund.org, một hội giúp các kinh doanh giảm và đền bù thán khí thải, cùng với Conscious Planet Media, một công ty khích lệ quan niệm bền vững, cộng tác để dựng nên khung cảnh cho buổi tiệc ở bãi biển nhân Ngày Liệt Sĩ, với các tài tử Hollywood, thể thao gia và giới văn nghệ. Trong các nhân vật tham dự buổi tiệc không thải khí, là tài tử Matthew McConaughey và ca sĩ Pink. Carbonfund.org và Conscious Planet Media, đã bảo đảm mọi khía cạnh của buổi tiệc ở bãi biển Malibu là bền vững và thân thiện sinh thái, từ cách trang hoàng cho đến biến rác thành phân trộn và tái tạo rác thải. Mỗi tham dự viên cũng tặng vật dụng cá nhân để bán đấu giá, hầu gây quỹ cho Hội Thông tin Môi sinh. Chúng tôi chân thành tri ân lựa chọn thân thiện địa cầu của các ngôi sao sáng. Mong tất cả chúng ta phấn khởi để bước đi nhẹ hơn trên hành tinh quý giá này.

Vấn đề hâm nóng toàn cầu khó giải quyết gây chấn động

Không giải quyết khí hậu thay đổi có thể tốn 3,8 tỷ Mỹ kim mỗi năm vào cuối thế kỷ này. Một nghiên cứu được chuẩn bị bởi Đại học Tufts ở Massachusetts, Hoa Kỳ, nhân danh Hội đồng Tài nguyên Quốc phòng, trụ sở Hoa Kỳ, (NRDC), kết luận rằng phí tổn từ các thiệt hại liên hệ đến nạn hâm nóng hoàn cầu, mất mát bất động sản, và giá năng lượng cao hơn, cùng phí tổn về nước uống ở Hoa Kỳ sẽ tổng cộng lên đến 1,9 tỷ tỷ vào năm 2100. Các nghiên cứu gia cũng ước đoán rằng một thất bại để ngăn thải thán khí sẽ dẫn đến nhiệt độ trung bình tăng 13 độ F tại Hoa Kỳ. Trưởng Trung tâm Khí hậu NRDC, Dan Lashof nói rằng: “Chúng ta càng đợi lâu, hậu quả càng đau đớn và đắt giá hơn sẽ xảy ra.” Chúng tôi tri ân sâu xa các nghiên cứu gia ở Tufts và NRDC, cho nỗ lực của quý vị đã cung cấp chúng ta thông tin khẩn cấp này. Cầu mong khám phá từ nghiên cứu của quý vị được hoàn toàn kể đến trong dự định của tất cả các cá nhân, chính phủ và hãng xưởng vì lý do sinh tồn của địa cầu này.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/152

Nhím Hoàng Kim
03-08-2010, 09:42 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=153&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v

Bờ biển trung phần Việt Nam có nguy cơ trở thành sa mạc

Bờ biển nam trung phần ở Âu Lạc (Việt Nam) có nguy cơ bị sa mạc hóa. Tường trình từ Viện Kỹ thuật và Khoa học Nông nghiệp cũng như Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp (FAO), cùng với UNESCO, tuyên bố rằng trên 1/2 của tổng số 3 triệu hecta bao gồm các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận thuộc bờ biển nam trung phần của Âu Lạc (Việt Nam) hiện được xem là “đất bỏ hoang.” Đất đai ở đó trở thành sa mạc bởi vì hạn hán khắc nghiệt cũng như nạn phá rừng, và sử dụng tài nguyên thiên nhiên thái quá. Ba vùng khác bị nguy hiểm tương tự cũng được nhận diện năm nay. Âu Lạc (Việt Nam) đang nỗ lực để ngăn chặn thêm tiến trình sa mạc hóa, với ngân sách thường niên khoảng 620 triệu Mỹ kim dành cho các hoạt động như trồng cây và điều hành tài nguyên, hầu ngăn chận tiến trình sa mạc hóa. Mong tường trình như vầy đánh thức lương tâm chúng ta về sự thật rằng hâm nóng hoàn cầu thay đổi địa cầu chúng ta thật mau lẹ. Xin cầu cho các nỗ lực giảm sa mạc hóa được thành công, để bảo tồn và hồi phục đất đai quý báu ở Âu Lạc và các quốc gia khác.

Gió ấm tạo điều kiện cho mô hình khí hậu thay đổi

Một tân kỹ thuật xác định tầng đối lưu bị hâm nóng. Những nỗ lực trước đây để nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu thay đổi đối với tầng đối lưu, cao từ 12 đến 16 cây số bên trên mặt địa cầu, không mang đến kết quả đáng tin cậy về nhiệt độ. Gần đây, hai khoa học gia về khí hậu, Robert Allen và Steven Sherwood, thuộc Đại học Yale ở Hoa Kỳ áp dụng một phương pháp gọi là máy thăm dò máy này dùng các đo lường gió để suy ra nhiệt độ. Kết quả của họ phù hợp với mô hình đương thời của sự thay đổi khí hậu, có nghĩa là tầng đối lưu dường như phản ảnh sự hâm nóng tương tự với mức hâm nóng của địa cầu. Xin cám ơn hai Tiến sĩ Allen và Sherwood cho nỗ lực kiên trì để ghi nhận một cách đáng tin cậy tiến trình thật sự của sự thay đổi khí hậu. Mong rằng chứng cớ xác nhận này về ảnh hưởng xa rộng của hâm nóng hoàn cầu buộc chúng ta hành động mau chóng hơn hầu bảo tồn căn nhà hành tinh yêu dấu.

Úc Đại Lợi tặng 4,5 triệu Mỹ kim cho các khu rừng ngoại quốc

Úc Đại Lợi giúp bảo tồn các khu rừng của nước láng giềng. Bộ trưởng Khí hậu Thay đổi của Úc Đại Lợi, Penny Wong, tuyên bố rằng Khởi xướng Thán khí Rừng Quốc tế sẽ tặng lên đến 4,3 triệu Mỹ kim cho các tổ chức hiện đang hoạt động tích cực để giảm nạn phá rừng. Đa số ngân quỹ này được dành cho Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế của Nam Dương, hiện chú trọng đến việc điều hành tài nguyên rừng. Phần tiền còn lại sẽ tặng cho các tổ chức phi chính phủ khác, vào các dự án hữu hiệu trong việc giảm phá rừng tại các quốc gia đang phát triển. Xin đa tạ nước Úc và xin Thượng Đế gia trì quý quốc, đã quan tâm chăm sóc cho các khu rừng trên thế giới và ủng hộ các quốc gia đang phát triển bảo tồn cây của hành tinh. Mong những biện pháp cao cả như vầy được thực thi ở khắp nơi trên thế giới.

WWF kêu gọi các dự án nhiên liệu sinh học ở Ba Tây

WWF Ba Tây khuyên bảo tồn sự đa dạng sinh học đối với các dự án nhiên liệu sinh học ở Ba Tây. Mặc dù sự sản xuất ethanol ở Ba Tây là từ mía, và không thay thế mùa màng thực phẩm hoặc gây nên phá rừng, nhưng Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) ở Ba Tây tuyên bố rằng phải có các biện pháp để bảo đảm sự đa dạng sinh học trong vùng và nguồn nước. WWF đề nghị bảo tồn các vùng đất ở cạnh các khu vực sản xuất mía hiện nay tại miền đất bằng của Ba Tây, mà được biết là một trong vài nơi có số sinh vật đa dạng nhất trên thế giới. Xin vô vàn cám ơn WWF Ba Tây, cho các đề nghị của quý vị để khích lệ sự cân bằng của các hoạt động xanh. Cầu mong sự chọn lựa nhiên liệu thân thiện sinh thái của Ba Tây phát triển phong phú bên cạnh các động thực vật thiên nhiên.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/153

Nhím Hoàng Kim
03-12-2010, 06:28 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=154&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v

Sự an toàn thực phẩm cần phương sách mới cho nước -29 tháng 5 , 2008

Sự an toàn thực phẩm cần phương sách mới cho nước

Tiết kiệm nước bằng cách cứu xét việc tiêu thụ thực phẩm. Viện Nước Quốc tế Stockholm vừa phát hành một báo cáo mới tên là “Tiết kiệm nước từ cánh Đồng tới Bàn ăn.” Các khám phá của viện đã được trình lên Liên Hiệp Quốc để giải thích sự cần thiết phải tiết kiệm nước hầu đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của tổ chức là giảm nạn đói trên thế giới.

Jan Lundqvist, đồng tác giả bài tường trình, Viện Nước Quốc tế Stockholm: Chúng ta phải xem xét thêm về những gì đang diễn ra từ cánh đồng đến bàn ăn. Từ nơi sản xuất thực phẩm đến nơi chúng ta ăn, có rất nhiều điều xảy ra. Và có rất nhiều sự tổn thất và lãng phí trong quá trình này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Jan Lundqvist thuộc Viện Nước Quốc tế Stockholm là đồng tác giả của báo cáo phát biểu rằng 70% tổng số nước đi vào việc sản xuất thực phẩm, trong khi mức sử dụng của cư gia là 10% và các kỹ nghệ khác là 20%. Hơn nữa, trung bình 1 người dân thành phố tiêu thụ đến 3.000 lít nước mỗi ngày chỉ cho thực phẩm.

Jan Lundqvist: Trên mỗi đầu người với thu nhập gia tăng và mức sống được cải thiện, người dân sẽ đòi hỏi loại thực phẩm hao tốn nhiều nước hơn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cần đến 2.000 lít nước để sản xuất 1 kg lúa mì và đến 20.000 lít nước để sản xuất 1 kg thịt bò. Người tiêu dùng có thể giúp tiết kiệm nước bằng cách hạn chế nhu cầu về loại thực phẩm hao tốn nhiều nước như thịt.

Jan Lundqvist: Ngụ ý chính là cỏ khô cho gia súc và việc nuôi ăn gia súc đòi hỏi rất nhiều nước để trồng vụ mùa, cỏ khô hoặc cỏ mà các con bò đang ăn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tránh lãng phí thực phẩm với hậu quả là gây ô nhiễm tại các bãi đất, là một cách dễ dàng khác để bảo tồn rất nhiều nước. Cám ơn Viện Nước Quốc tế Stockholm và mọi người đóng góp vào báo cáo đầy thông tin này. Mong mỗi người chúng ta sử dụng sáng suốt nguồn nước quý báu của tinh cầu tại tư gia và trong siêu thị.

Cháy rừng ở Santa Cruz phần nào được kiềm chế

Nhân viên cứu hỏa và tình nguyện viên cứu nhà cửa và thú vật trong trận cháy rừng ở California. Sự thay đổi khí hậu đang được nhận thấy trên khắp tiểu bang California, Hoa Kỳ trong hình thức ít mưa hơn, hạn hán và cháy rừng trong vùng. Mùa cháy rừng năm nay đã bắt đầu sớm hơn do mực nước mưa hiện là 70% dưới mức bình thường. Hàng ngàn nhân viên cứu hỏa và tình nguyện viên đang làm việc ngày đêm để kiềm chế trận hỏa hoạn đang càn quét vùng Núi Santa Cruz gần Đồi Morgan.

Ký giả:Chúng tôi đang tường trình cho Truyền Hình Vô Thượng Sư tại vùng hỏa hoạn. Các trận cháy rừng đã được kiềm chế 50%, nhưng 40.000 mẫu Anh đã bị đốt cháy. Chúng tôi có trực thăng hỗ trợ trên không cả ngày để kiểm soát tốt trận cháy. Bây giờ gió đã ngừng thổi. Lính cứu hỏa sẽ có thể kiềm chế tình huống này vào tối nay.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ở tiểu bang California, không chỉ có người dân mới được cấp nhà tạm trú sau trận cháy.

Stacey Daines: Mới vài năm gần đây kể từ sau trận bão Katrina, hiện nay tiểu bang yêu cầu phải quan tâm đến thú vật trong bất kỳ kế hoạch chống thiên tai nào.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Các khu hội chợ ở Quận hạt Santa Cruz đã được dùng làm trại tạm trú cho thú vật được cứu, bao gồm dê, ngựa, bò, lạc đà không bứu và lạc đà alpacas.

Stacey Daines: Hơn hàng ngàn người đã được sơ tán cùng với thú vật của họ. May mắn thay, thú vật được xem là một phần quan trọng trong nỗ lực sơ tán.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Một số tình nguyện viện thậm chí còn liều mạng để cứu thú vật thoát khỏi nguy hiểm.

Stacey Daines: Misty, một nhân viên sơ tán thú vật lớn được chứng nhận bởi FEMA, đã tình nguyện giúp và nói: “Này, tôi có thể giúp được gì?” Có 4 con lạc đà alpaca cần được cứu nguy. Họ thật sự phải đậu xe moóc của họ lại và đi bộ 2 dặm vào trong núi để cứu các con lạc đà alpaca này. Họ đã dồn các thú vật này lại, 4 con lạc đà không bứu alpaca, và dẫn chúng đi bộ 2 dặm trở xuống núi. Tất cả các thú vật đã được chăm sóc, mỗi thú vật đều có 1 nơi cho chúng đi và tôi biết tôi cảm thấy rất may mắn được sống trong quận hạt này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin tỏ lòng biết ơn sâu xa đến California và tất cả những người đang làm việc để dập tắt trận cháy rừng và bảo đảm người và thú được đưa đến nơi an toàn. Chúc mọi người bị ảnh hưởng và đang đấu tranh với các ngọn lửa được an toàn và sớm trở lại cuộc sống thường ngày. Đồng thời, chúng tôi cũng cầu nguyện có thêm nhiều hoạt động bảo vệ toàn diện để khôi phục trạng thái cân bằng của khí hậu.

Người đi tiên phong chỉ dẫn người Hoa Kỳ cách sống

Sống “ngoài dây điện” là chiều hướng đang thịnh hành. Với giá năng lượng tăng quá cao, hiện có chiều hướng tiến đến nguồn năng lượng ngoài hệ thống dây điện. Todd Bogatay, một kiến trúc gia Hoa Kỳ, là một trong những người đầu tiên đến sống tại căn nhà dùng điện từ mặt trời và gió ở Arizona 20 năm trước đây, bây giờ ông giúp 15 người láng giềng xây dựng và cài đặt lựa chọn năng lượng bền vững của riêng họ. Nick Rosen, tác giả của sách: ‘Cách Sống Ngoài Dây Điện’ dự đoán rằng số cư gia tự cung ứng cho nhu cầu điện của mình, đang gia tăng ở tốc độ 30% mỗi năm.

Một nhà sáng chế ở Iowa, Lonnie Gamble, đã sáng tạo một khu cư gia gọi là Abundance Ecovillage, với những khu đất để xây nhà với điện lực từ gió và mặt trời miễn phí, cũng như dịch vụ tái tạo, nơi chứa nước mưa phụ, và tiếp cận với một nông trại địa phương. Hoan hô mọi nhà tiên phong xanh, đang giúp mang lối sống bền vững đến với công chúng. Cầu mong tất cả chúng ta tìm cách trong đời sống hàng ngày để bước đi nhẹ hơn trên hành tinh này.

Chim muông bị nguy cơ tuyệt chủng do khí hậu thay đổi

Thêm nhiều chim bị nguy hại vì khí hậu thay đổi. Là hội môi sinh lớn nhất trên thế giới, Hiệp hội Quốc tế để Bảo tồn (IUCN) tường trình rằng ảnh hưởng phá hoại của sự thay đổi khí hậu khiến thêm nhiều loại chim bị nguy hiểm và với tốc độ nhanh hơn mức dự đoán. Các quốc gia với con số cao nhất về sinh vật bị ảnh hưởng gồm có Ba Tây, Chí Lợi, Peru, Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện nay, cứ 1 trong 8 loại chim có nguy cơ bị diệt chủng, điều này có nghĩa là trên 1.000 loài mà sự sinh tồn đang bị đe dọa. Chúng tôi thành thật cảm tạ IUCN cho tường trình đầy dữ kiện này. Mong tất cả chúng ta hành động để tiến đến đời sống bền vững hầu bảo đảm tương lai cho các bạn lông vũ đồng cư đẹp đẽ.

Sông băng tay chảy có thể thải ra DDT và ô nhiễm môi trường Nam Cực

Nghiên cứu mới cho thấy chất DDT thoát ra khi sông băng tan. Nghiên cứu gia Hoa Kỳ, Heidi N. Geisz và các đồng nghiệp khám phá rằng thuốc diệt sâu bọ DDT, bị cấm từ lâu, đã di chuyển đến vùng băng đá Nam Cực và bị đông lạnh khoảng 40 năm trước, hiện đang thoát ra đi vào nước biển khi băng đá tan bởi nạn hâm nóng hoàn cầu. Hiện diện của chất DDT trong chuỗi thức ăn ở Nam Cực gây nên quan tâm vì chất này được biết là làm mỏng trứng, và có thể ảnh hưởng tai hại rất nhiều đến số lượng thú hoang như loài chim cánh cụt Adelie. Thưa Tiến sĩ Geisz và cộng sự viên, chúng tôi rất biết ơn về thông tin này. Chúng tôi cầu mong chúng ta hành động tức khắc để ngăn ảnh hưởng tai hại của sự thay đổi khí hậu hầu mọi chúng sinh trên địa cầu có thể sống mạnh khỏe.

Cuộc vận động trồng cây được khởi xướng

Thụy Sĩ trồng cây ở Âu Lạc (Việt Nam). Tổ chức phi chính phủ của Thụy Sĩ, Thụy Sĩ Caritas, đã quyên góp đủ tiền để khởi sự cuộc vận động trồng 1.400 cây tại nhiều vùng khác nhau ở Âu Lạc, để nâng cao ý thức về các vấn đề như ô nhiễm không khí và sự thay đổi khí hậu. Sự kiện này đã được cảm hứng từ Tuần lễ Xanh Việt Nam và Ngày Môi sinh Thế giới. Tổ chức Thụy Sĩ Caritas sẽ cung cấp cây con và phân bón cho nông dân địa phương để trồng và chăm sóc các cây này. Thượng Đế gia trì sự hợp tác cao thượng của Thụy Sĩ và Âu Lạc. Mong việc hợp tác xanh để trồng cây gây rừng như vậy giúp tinh cầu một lần nữa phát triển trong nét đẹp xanh tươi và tinh khôi.

Bill Berry: Đó là việc ăn thịt, khờ dại

Một bài viết trong nhật báo ở Hoa Kỳ liên kết nạn thiếu thực phẩm toàn cầu với việc ăn thịt. Ký giả Bill Berry viết một bài trong nhật báo “The Capital Times” ở Wisconsin, nhấn mạnh khía cạnh đạo đức và môi sinh của việc ăn thịt. Ông chỉ ra rằng giá thực phẩm leo thang và nạn đói toàn cầu có liên quan nhiều với việc phần lớn ngũ cốc thế giới bị sử dụng để nuôi thú vật, hơn là việc thực phẩm bị dùng cho nhiên liệu sinh học.

Ông Berry kết luận bằng lời công bố từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ: “Loại thực phẩm và số lượng thực phẩm, mà mỗi cá nhân chọn để ăn, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của chính họ, mà còn ảnh hưởng đến xã hội nói chung nữa.” Xin thán phục ông Berry và tờ báo The Capital Times, đã nâng cao ý thức về ảnh hưởng của việc ăn thịt đối với xã hội và môi sinh chúng ta. Mong chúng ta dùng thức ăn làm từ thực vật, vì sức khỏe của chính mình và địa cầu.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/154

Nhím Hoàng Kim
03-12-2010, 06:32 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=155&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v

Nhiều khí mê-tan thải ra có thể gây khí hậu thay đổi bất ngờ như đã xảy ra 635 triệu năm trước - 30 tháng 5 , 2008

Nhiều khí mê-tan thải ra có thể gây khí hậu thay đổi bất ngờ như đã xảy ra 635 triệu năm trước

Khí mê-tan thải ra có thể khiến toàn cầu ấm lên cực kỳ nhanh trong đời chúng ta. Khoa học gia Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ đã phát hành một tường trình trong tờ báo “Thiên nhiên” nói rằng sự hâm nóng rất nhanh xảy ra 655 triệu năm trước đây là do khí mê-tan thải ra từ sự tan rã của tinh thể mê-tan đông đặc. Các nghiên cứu gia quan tâm rằng hâm nóng địa cầu hiện nay có thể gây ra hiện tượng tương tự. Tiến sĩ Martin Kennedy của Đại học California Riverside, dẫn đầu cuộc nghiên cứu, tuyên bố: “Đây là quan tâm rất lớn, bởi vì có thể chỉ một chút hâm nóng thêm có thể khiến khí mê-tan thoát ra.” Với mê-tan là khí nhà kính mạnh gấp 25 lần thán khí, sự thoát ra như vậy có thể gây nên sự thay đổi lớn lao mà khoa học gia gọi là hâm nóng “chạy dài,” sẽ rất khó để ngăn lại. Chúng tôi tri ân nghiên cứu tối quan trọng này của Tiến sĩ Kennedy và các đồng nghiệp của ông. Cầu rằng tất cả nhân loại có hành động hữu hiệu mau chóng để giảm bớt thay đổi khí hậu và tránh hiện tượng như vậy ở địa cầu.

Energy Globe Awards at the European Parliament: Annan, Gorbachev, Gandhi and Morissette to attend - 26 and 27 May

Giải Năng lượng Toàn cầu công nhận nỗ lực địa phương vì sự bền vững của thế giới. Giải Năng lượng Toàn cầu lần thứ 9 đã được trao tặng bởi các nhà lãnh đạo thuộc Tòa Đại Sảnh của Nghị viện Âu châu ở Brussels, Bỉ. Các giải thưởng này công nhận các dự án từ 109 quốc gia trên khắp thế giới cho việc thúc đẩy năng lượng sạch và bền vững trong 5 hạng mục khác nhau: Đất, Lửa, Nước, Không khí và Giới trẻ.

Giải nhất trong hạng mục Lửa được trao cho Tây Ban Nha cho kỹ thuật mặt trời có thể dự trữ năng lượng để sử dụng sau này. Kính mặt trời trực tiếp biến đổi tia mặt trời thành điện nặng. Đầu tiên chúng ta lấy nhiệt từ ánh sáng mặt trời và đây là lợi điểm lớn vì chúng ta có thể dự trữ nhiệt lượng này với chi phí rất ít để có thể sử dụng tua-bin hơi nước suốt đêm khi không có ánh sáng mặt trời. Tôi cho rằng đây là nguồn năng lượng quý giá nhất mà quý vị có thể sản xuất.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nhân vật đoạt giải trong hạng mục Không khí là nhà chế tạo tế bào nhiên liệu Fronius của nước Áo, cho việc chế tạo pin hyđrô không khí thải. Và phiếu khán giả ưa chuộng đã được trao cho Áo quốc với Giải Năng lượng Toàn cầu toàn diện.

Chúc mừng ông cho giải thưởng tối nay. Cảm tưởng của ông thế nào?

Cám ơn rất nhiều. Tôi nghĩ đây là giấc mơ trở thành sự thật.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Quan khách đặc biệt gồm các danh nhân như tài tử Ấn Độ Aamir Khan và ca sĩ Gia Nã Đại Alanis Morissette cũng như cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan.

Kofi Annan, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc: Giải Năng lượng Toàn cầu cho hạng mục Nước được trao cho Mozambique.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Các nhà đoạt giải thuộc các hạng mục khác của giải Năng lượng Toàn cầu bao gồm Peru cho mục Đất, Tây Ban Nha cho mục Lửa và Nam Phi cho Giải Giới trẻ.

Hans-Gert Poettering, Chủ tịch Quốc hội Âu châu: Tôi nghĩ đây là một đêm tuyệt vời bởi vì sự nỗ lực tận tâm về trí tuệ và tình cảm để chống lại sự thay đổi khí hậu. Tôi nghĩ người ta không nhận thức rằng một thay đổi nhỏ có thể tạo nên sự khác biệt thế nào. Và tôi nghĩ đó là điều mà chúng ta cố gắng làm, là cho họ thấy điều đó.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Giải thưởng danh dự đặc biệt cho thành quả cả đời đã được trao cho cựu tổng thống Xô Viết Mikhail Gorbachev. Cựu bộ trưởng môi sinh của Ấn Độ Maneka Gandhi, người gần đây kêu gọi cho một thế giới không thán khí, cũng tham dự và chia sẻ với đài Truyền Hình Vô Thượng Sư thông điệp riêng của bà về sự bền vững, mà trọng tâm xoay quanh lối sống không ăn thịt.

Maneka Gandhi, Thành viên Quốc hội Ấn Độ, cựu Bộ trưởng Môi sinh: Trừ khi chúng ta thay đổi lựa chọn thực phẩm của mình không có điều gì khác sẽ giúp cả, bởi vì thịt đang hủy hoại hầu hết các khu rừng của chúng ta, thịt gây ô nhiễm nguồn nước, thịt tạo ra bệnh tật, khiến tất cả tiền bạc của chúng ta bị đổ vào các bệnh viện. Do đó, đây là lựa chọn hàng đầu cho bất kỳ ai muốn cứu vãn tinh cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúc mừng tất cả các nhà đoạt Giải Năng lượng Toàn cầu. trong nước và quốc tế. Mong nỗ lực ngời sáng của quý vị được chia sẻ đến khắp toàn cầu để kiến tạo một thế giới thật sự bền vững, xanh sạch cho tất cả.

Các quốc gia Trung Á nhấn mạnh khủng hoảng Biển Aral Sea để được sự giúp đỡ của quốc tế

Các quốc gia Trung Á kêu gọi hổ trợ để giảm bớt khủng hoảng môi sinh ở Biển Aral. Tại hội nghị bảo trợ bởi Liên Hiệp Quốc, các đại sứ Trung Á nhất trí yêu cầu giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế, để hồi phục Biển Aral, là biên giới của tất cả quốc gia họ. Biển này từng là hồ lớn hàng thứ 4 trên thế giới, mà hiện nay chỉ còn 1/10 của kích thước ban đầu, phần lớn là do thiếu hụt điều hành tài nguyên qua bao năm nay. Đại sứ Liên Hiệp Quốc cho Tajik, Sirodjidin Aslov, nói rằng hồ này có thể được hồi phục qua sự ủng hộ của quốc tế để giúp tài trợ các nỗ lực hợp tác trong vùng. Cám ơn các quốc gia Trung Á, đã có hành động để bảo tồn hồ nước thiên nhiên hiếm quý này trên hành tinh chúng ta. Cầu mong lời kêu gọi của quý vị mang lại kết quả tốt đẹp hầu cứu vãn Biển Aral xinh đẹp.

Tổng thống Mã của Formosa sẽ nhận thức hơn việc ăn chay để giảm thán khí

Tổng thống của Formosa (Đài Loan) đề nghị các biện pháp xanh. Tổng thống Mã của Formosa (Đài Loan) đang hoạch định các biện pháp thân thiện sinh thái từ chính phủ, như tái tạo, dùng bóng đèn điện hữu hiệu và đi chung xe. Từng bộ riêng của chính phủ cũng đề ra các phương cách để tiết kiệm năng lượng. Bộ Giao thông và Thông tin, chẳng hạn, dự định sẽ sử dụng kỹ thuật hội nghị qua truyền hình nhiều hơn để giảm thán khí thải, cùng với một hệ thống tiết kiệm năng lượng có thể tự động điều chỉnh đèn và máy điều hòa không khí.

Tổng thống Mã sẽ tuyên bố chi tiết về các biện pháp này trong Ngày Môi sinh Quốc tế, vào hôm 5 tháng 6. Hoan hô Ngài Tổng thống và chính phủ Formosa, cho dẫn đạo về môi sinh. Mong các khởi xướng xanh của quý vị nhắc nhở tất cả chúng ta về cách mìnn có thể bước đi nhẹ hơn trên địa cầu này.

Các Bắc Cực cần giúp trong vùng Nordic

Khí hậu thay đổi gây đe dọa mới cho cáo Bắc Cực. Gần bị tuyệt chủng vì săn bắn thái quá vào đầu thế kỷ 20, số lượng cáo bạch tuyết ở Bắc Cực đã tăng gấp đôi trong thập niên qua, nhờ vào nỗ lực của Chương trình Cáo Bắc Cực của Thụy Điển-Phần Lan-Na Uy. Tuy nhiên, sự đe dọa gần đây nhất cho số lượng của cáo đến từ sự thay đổi khí hậu, khi cáo đỏ di chuyển lên miền bắc. Cáo bắc cực do đó tìm thấy ít thức ăn hơn và bị hạn chế trong vùng sinh sống nhỏ hơn.

Tiến sĩ Tom Arnbom của Thụy Điển thuộc tổ chức bảo tồn quốc tế WWF tuyên bố: “Vùng dất hoang đặc biệt của Thụy Điển chúng tôi là nơi sinh sống của cáo bắc cực và nhiều loại thú vật cùng thực vật đặc biệt khác, có thể sẽ chỉ là ký ức, nếu chúng ta không cắt giảm thán khí thải.” Thưa Tiến sĩ Arnbom, chúng tôi chân thành tri ân cho lời kêu gọi nhắc nhở rằng hành tinh hâm nóng đe dọa ra sao đến sự sinh tồn của các đồng cư đẹp đẽ này trên địa cầu mà tất cả chúng ta đều chia sẻ. Chúng tôi cầu có hành động mau chóng để cứu tất cả chúng sinh đặc biệt ở địa cầu.

Băng đá vỡ quá sớm trong miền đất mặt trời mọc thế nào

Vùng Shiretoko ở Nhật Bản đang hâm nóng. Là nơi di sản quốc tế của UNESCO, Vùng Shiretoko ở Nhật Bản, cũng là điểm cực nam trên bắc bán cầu, nơi mà băng đá trôi từ Nam Cực được tìm thấy, đang cảm nhận ảnh hưởng quy mô hâm nóng hoàn cầu. Theo các hồ sơ ghi nhận khí tượng địa phương, bờ biển Abashiri trong vùng nước đóng băng trung bình 90 ngày từ năm 1971 đến 2000. Tuy nhiên, trên 3 năm qua, trung bình chỉ có khoảng 65 ngày thôi. Đại học Hokkaido tường trình nhiệt độ trung bình nước biển trong vùng đã tăng 0,6 độ Celcius từ 50 năm qua và có thể lên cao thêm 3-4 độ C trong các thập niên kế tiếp. Ông Sakae Gorai, cựu thị trưởng của thành phố địa phương Shari, nói: “Chúng ta không thể đợi thêm 40-50 năm nữa. Chúng ta cần có lãnh đạo chính trị về về khí hậu thay đổi lập tức.” Chúng tôi chia sẻ ước muốn khẩn thiết của ông, thưa cựu Thị trưởng Gorai, rằng các lãnh tụ và công dân thế giới sẽ hành động bây giờ để cứu vùng Shiretoko đẹp đẽ không thể thay thế được, và cứu thế giới thoát khỏi nạn thay đổi khí hậu.

Những thay đổi đến băng đá Nam Cực làm loài hải cẩu ngạt thở

Khí hậu thay đổi ảnh hưởng thú vật ở Nam Băng Dương. Toán khoa học gia Hoa Kỳ dẫn đầu bởi nhà sinh thái học kiêm sinh học gia về tiến hóa, Terrie Williams, khám phá rằng tảng băng đá khổng lồ gọi là B-15 bị sụp đổ vì hâm nóng toàn cầu, gây nên xáo trộn lớn lao cho đời sống thú vật trong vùng.

Qua những cuốn phim thâu hình cả dưới nước và trên mặt băng đá, toán của Tiến sĩ Williams tìm thấy rằng các hải cẩu mẹ giống Weddell trong vùng bắt đầu rời bỏ con của chúng vì kiệt sức do sự thiếu hụt các lỗ thở trong thềm băng mới được tạo ra sau khi tảng băng đá B-15 sụp đổ. Ảnh hưởng tương tự cũng xảy ra với loài chim cánh cụt Adelie, đã chịu gian khổ trong hành trình từ tổ của chúng đi ra biển, mà nay lại còn phải đi xa hơn nữa vì chiều dài của thềm băng mới, khiến nhiều chim cánh cụt không bao giờ trở về tổ. Xin đa tạ Tiến sĩ Williams và toán của bà, cho công việc tận tâm tại vùng Nam Cực để có thể chia sẻ những khám phá này. Chúng tôi kêu gọi nhân loại hãy nhận thức ảnh hưởng từ hành động của chúng ta và tìm giải pháp tức khắc cho nạn hâm nóng toàn cầu.

Macedonia bị sóng nhiệt đạt kỷ lục cao nhất trong tháng năm

Macedonia bị sóng nhiệt sớm hơn bình thường. Nhiệt độ trong tháng năm đã tăng lên kỷ lục cao nhất từ xưa đến nay, với ước đoán lên đến 38 độ Celcius. Bác sĩ khuyên mọi người nên ở trong nhà, giới hạn mọi hoạt động và uống nhiều nước. Nước lân cận Bulgaria và Serbia cũng kinh nghiệm kỷ lục nóng trong tháng này kể từ 100 năm qua. Nhiệt độ cao hơn này phù hợp với tiên đoán thời tiết tháng 5 nóng hơn do khí hậu thay đổi, như được tường trình bởi Trung tâm Hadely của Vương quốc Anh. Chúng tôi cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng, rằng sức khỏe của quý vị có thể được duy trì trong giai đoạn này. Chúng tôi cầu cho quý quốc có thời tiết mát mẻ hơn, cùng với hành động kiềm chế khí hậu thay đổi vì hạnh phúc lâu dài của mọi cư dân trên địa cầu.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/155

Nhím Hoàng Kim
03-12-2010, 06:54 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=156&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v

Bắc Cực có thể không còn băng đá vào năm 2008 - 31 tháng 5 , 2008

Bắc Cực có thể không còn băng đá vào năm 2008

Bắc Cực được dự đoán sẽ không còn băng đá trong năm nay. Trong khi vào mùa hè năm 2007, mực nước biển giảm mạnh kỷ lục ở Bắc Cực, thì nay hầu hết nơi này chỉ còn lại một lớp băng rất mỏng mới được hình thành từ mùa thu trước. Vì đá mới thường tan chảy vào mùa hè kế tiếp, các khoa học gia dự đoán là Bắc Cực có thể, lần đầu tiên, sẽ không còn băng đá sau mùa hè năm nay. Đáng lo sợ hơn nữa là lớp băng đá lâu đời hơn hiện đang tan chảy nhanh hơn tốc độ tích lũy. Nghiên cứu gia cao cấp tại Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về Tuyết và Đá của Hoa Kỳ (NSIDC), Tiến sĩ Mark Serreze, nói: “Tình trạng của mùa hè này rất đáng lo ngại. Thậm chí chỉ còn lớp băng một năm tuổi rất mỏng ở Bắc Cực vào lúc này. Điều này tăng khả năng đáng lo ngại là Bắc Cực sẽ có thể không còn băng đá trong năm nay.” Cám ơn Tiến sĩ Serreze và các đồng nghiên cứu gia ở NSIDC cho thông tin sửng sốt này về tình hình ở cực bắc của Địa Cầu. Cầu nguyện rằng dữ liệu này của quý vị sẽ thúc đẩy các công dân trên thế giới hành động nhanh chóng để ngưng gây thêm mất mát cho bầu sinh quyển không thể thay thế được.

Đức tặng hàng triệu Âu kim để cứu các khu rừng

Đức gia tăng ngân quỹ để bảo vệ sự đa dạng sinh học. Bắt đầu từ năm 2012, Đức sẽ chi tiêu 500 triệu Âu kim thường niên cho việc bảo vệ lâm nghiệp và sự đa dạng sinh học. Đây là mức gia tăng rất lớn từ chi phí thường niên hiện nay là 200 triệu Âu kim. Thủ tướng Angela Merkel nhấn mạnh đến sự mất mát vì tuyệt chủng của gần 150 loại thực vật và động vật khác nhau mỗi năm, nói rằng: “Chúng ta sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm. Chúng ta sẵn sàng làm mọi việc có thể được để bảo đảm sự phong phú của địa cầu và nền móng đời sống của nhân loại.” Chúng tôi tri ân Đức quốc và Thủ tướng Merkel, đã đặt vấn đề môi sinh lên hàng đầu trong bàn luận và hành động của quý vị. Chúng tôi cầu cho các sinh vật đa dạng và quý giá tiếp tục tồn tại trên hành tinh này.

Nạn hâm nóng cho thấy làm rút cạn Ngũ Đại Hồ thậm chí nhiều hơn

Nạn hâm nóng hoàn cầu đe dọa Ngũ Đại hồ ở Hoa Kỳ-Gia Nã Đại. Tường trình gần đây về sức khỏe của ngũ hồ, là nơi chứa 20% tổng số nước ngọt trên thế giới, cho thấy khí hậu thay đổi gây nên hiểm họa cho mực nước hồ và hệ sinh thái. Chỉ riêng năm ngoái, mực nước Hồ Superior đã rút xuống thấp nhất kể từ 77 năm qua. Các tác giả của tường trình kêu gọi biện pháp liên bang để hồi phục ngũ hồ với tiền thâu được từ một hệ thống mậu dịch thán khí. Trong khi đó, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đề nghị nên hoàn tất một hiệp ước giữa tám tiểu bang Hoa Kỳ và hai tiểu bang Gia Nã Đại nằm cạnh ngũ hồ, để bảo đảm ngũ hồ được bảo vệ tốt hơn. Chúng tôi biết ơn tường trình đúng lúc và các đề nghị khích lệ này. Mong Ngũ Đại hồ vô giá được bảo tồn như một phần trong nỗ lực của chúng ta để đạt đến một thời tiết lành mạnh cho toàn cầu.

Hình ảnh khắc nghiệt về khí hậu thay đổi

Chính phủ Hoa Kỳ phát hành tường trình về sự thay đổi khí hậu. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ hôm thứ ba đưa ra bản tường trình 203 trang với tựa đề: “Ảnh hưởng của Khí hậu Thay đổi Đối với Nông nghiệp, Đất đai Nguồn nước và sự Đa dạng Sinh học tại Hoa Kỳ.” Tường trình này, được Tổng thống Bush yêu cầu, và có thể xem trên mạng tại www.climatescience.gov, nhấn mạnh về những thay đổi gây rối loạn được tiên đoán là hậu quả của nạn hâm nóng hoàn cầu. Hai mối quan tâm chính được tiên đoán là sự thiếu hụt nước và thất bại mùa màng. Chúng tôi xin tri ân Tổng thống Bush và các chuyên gia khoa học đóng góp vào tường trình này Cầu mong tin này khích lệ các nhà lãnh đạo và công dân có giải pháp nhanh chóng về sự thay đổi khí hậu để cứu căn nhà địa cầu này.

Bây giờ các bạn sẽ bị buộc tái chế rác trên đường phố

Việc tái tạo được đặt sẵn trên đường phố ở Vương quốc Anh. Chính phủ Anh khai mạc một chương trình mới để giảm rác và cải thiện môi sinh bằng cách thay thế các thùng rác trên đường phố với thùng tái tạo. Chương trình tình nguyện “tái chế trên đường đi” sẽ được sắp đặt sẵn trên đường phố, công viên, nơi mua sắm, và khu du lịch. Các viên chức nói rằng biện pháp rất dễ thấy này sẽ giúp tạo nên một “văn hóa tái chế.” Thật hay, Vương quốc Anh. Mong chương trình mới của quý quốc cho mọi người thấy việc tái chế dễ dàng cùng với nhiều lợi ích cho địa cầu chúng ta.

Một số nhiên liệu sinh học có thể tổn hại cho môi sinh.

Một số nhiên liệu sinh học có thể tổn hại cho môi sinh. Một nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà sinh học bảo tồn Hoa Kỳ, Martha Groom, tại Đại học Washington tìm thấy rằng thậm chí không tính đến việc thực phẩm bị chuyển hướng sử dụng, ngũ cốc như bắp được dùng để sản xuất ethanol đại biểu cho hình thức không hữu hiệu của năng lượng thay thế. Tuy nhiên, cây trồng như cỏ nhiệt đới, và tảo (rong rêu) cần rất ít năng lượng để tạo ra nhiên liệu. Các khoa học gia đề nghị nên tính toán toàn diện hơn để xác định mức thán khí thải của một nhiên liệu sinh học trước khi cho phép sản xuất. Chúng tôi vô cùng tri ân Tiến sĩ Groom và cộng sự viên cho khám phá này và cho nhắc nhở về sự cân bằng môi sinh toàn diện. Mong rằng chúng ta cũng định giá cẩn thận để làm các chọn lựa bền vững thật sự hầu bảo tồn các tài nguyên quý giá của chúng ta.

Bộ lạc da đỏ không liên lạc được phát hiện tại Ba Tây

Ba Tây kêu gọi bảo vệ các bộ lạc ở Amazon. Chính phủ Ba Tây phát hành các hình chụp về các bộ lạc ở Amazon, sống giữa hai quốc gia Ba Tây và Peru, để xác định và để mọi người biết về sự hiện hữu của các bộ lạc này Các giới chức kêu gọi bảo vệ đất đai của dân bộ lạc khỏi bị phá rừng bất hợp pháp. Fiona Watson thuộc nhóm nhân quyền dân bản xứ tên là Survival International, nói rằng: “Để cho người dân bản xứ này sinh tồn, quyền sở hữu đất của họ phải được công nhận và bảo vệ.” Cám ơn chính phủ Ba Tây và nhóm Survival International, cho sự chăm lo và quan tâm của quý vị, đối với các bộ lạc bản xứ trong vùng Amazon và nơi sống của họ ở rừng mưa. Mong rằng sự đóng góp đặc biệt của họ cho thế giới chúng ta được tiếp tục trong ân điển và bảo vệ của thiên đàng.

Ngân hàng Thế giới chấp thuận 1,2 tỷ Mỹ kim tài trợ cho khủng hoảng thực phẩm

Ngân hàng Thế giới dành ra ngân quỹ để hổ trợ thực phẩm hoàn cầu. Trong nỗ lực để gia tăng lượng thực phẩm toàn cầu, Ngân hàng Thế giới dành ra 1,2 tỷ Mỹ kim tiền tặng và tiền vay, hầu cung cấp hạt giống và phân bón cho nông dân, cũng như thực phẩm cho trẻ em học sinh tại các quốc gia ít may mắn. Ngân hàng cũng dự định gia tăng hổ trợ cho nông nghiệp và thực phẩm quốc tế tới 50% vào năm tới, lên đến 6 tỷ Mỹ kim. Chúng tôi xin tri ân và xin Thượng Đế gia trì Ngân hàng Quốc tế, cho sự ủng hộ đại lượng này. Cầu mong tất cả mọi người trên thế giới sớm vui hưởng lương thực dồi dào và mùa màng sung túc.

Các quốc gia ven biển Bắc Cực đồng ý cộng tác về bảo vệ môi sinh

5 quốc gia vùng Bắc Cực cộng tác để bảo vệ môi sinh. Tại phiên họp cấp bộ trưởng của Gia Nã Đại, Đan Mạch, Na Uy, Nga, và Hoa Kỳ, một hiệp ước đã đạt được để cộng tác giải quyết mọi vấn đề liên hệ đến quan tâm chung về tài nguyên ở biển Bắc Cực của những quốc gia này. Các bộ trưởng tuyên bố thêm rằng: “Chúng ta sẽ thực hiện các bước theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, để đoan chắc việc bảo vệ và bảo tồn môi sinh mỏng manh của Bắc Băng Dương.” Xin thán phục các quốc gia vùng Bắc Cực cho quyết tâm hợp tác của quý vị. Chúng tôi chúc các quý quốc lời tốt lành nhất trong việc duy trì cân bằng của hệ thống sinh thái yếu ớt này, trong khi theo đuổi các mục tiêu cao cả chung.

Trung Mỹ, Caribbean hợp tác để ngăn khí hậu thay đổi

Trung Mỹ và quần đảo Caribbean hợp tác để ngăn hâm nóng hoàn cầu. Tại hội nghị thượng đỉnh ở San Pedro, Honduras, các lãnh tụ và giới chức từ Belize, Costa Rica, Dominica, Guatemala, Honduras, Mễ Tây Cơ, Panama và Salvador, tất cả đều ký kết Tuyên ngôn San Pedro Sula. Hiệp ước này đưa vấn đề hâm nóng toàn cầu thành ưu tiên quốc gia, với mỗi quốc gia cam kết thực hiện các biện pháp để cắt giảm hữu hiệu khí thải nhà kính. Xin cám ơn xanh vô vàn những quốc gia tham dự, đã thực hiện các biện pháp quan trọng để cắt giảm thán khí thải. Mong mọi quốc gia cộng tác để thực hiện các biện pháp cần thiết hầu bảo tồn căn nhà hành tinh chúng ta.

Tổng thống Hung Gia Lợi tại Tân Gia Ba cho cuộc công du chính thức lần đầu của quốc gia

Tổng thống Hung Gia Lợi kêu gọi nỗ lực đoàn kết. Trong bài diễn văn gần đây đọc tại Đại học Quản trị Tân Gia Ba, Tổng thống Hung Gia Lợi, Tiến sĩ Laszlo Sólyom, trình bày quan điểm của Hung Gia Lợi về việc thay đổi khí hậu và sự bền vững. Đài Truyền Hình Vô Thượng Sư đã trình chiếu buổi diễn thuyết trong đó tổng thống mô tả ảnh hưởng của nạn hâm nóng hoàn cầu tại Hung Gia Lợi.

Tiến sĩ Laszlo Sólyom, Tổng thống Hung Gia Lợi: Mô hình thời tiết từng một thời đáng tin cậy, sự có sẵn theo chu kỳ của mặt trời, nước, đất đai và cây cỏ, không thể bị xem thường nữa. Ở Hung Gia Lợi, chúng tôi được nhắc nhở về điều này gần đây sau khi trải qua các cơn lạnh giá trái mùa và hạn hán dài hơn bình thường đã phá hủy sự sinh sống của các cộng đồng thôn quê; và sau những đợt nóng chưa từng có cùng với bão tố mãnh liệt gây nên mất mát sinh mạng.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cũng trong bài diễn văn của ông, để kết thúc chuyến công du qua Nam Dương và Âu Lạc (Việt Nam,) Tổng thống Sólyom nói rằng thay đổi quyết liệt phải được thực hiện tiến đến lối sống thân thiện sinh thái.

Tiến sĩ Laszlo Sólyom, Tổng thống Hung Gia Lợi: Việc thải khí phải được cắt giảm dứt khoát và không thể chậm trễ qua sự tiêu thụ và sản xuất bền vững.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi cám ơn Ngài Tiến sĩ Sólyom cho lời kêu gọi hành động hợp tác về nạn thay đổi khí hậu. Cầu mong tất cả chính phủ dẫn đầu trong việc hình thành lối sống bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai của quốc gia họ.

Danh ca Hồng Kông khích lệ giới hâm mộ trẻ tuổi cứu vãn tinh cầu.

Lowell Lo được yêu mến ở Hồng Kông, là một nam tài tử, ca sĩ, kiêm nhà soạn nhạc phim đa tài, và còn là một người hết lòng ủng hộ môi sinh và sự bền vững. Anh hiện đang thực hiện một sứ mệnh ca hát và diễn thuyết trước khán giả về sự cần thiết phải chuyển xanh và ăn chay để cứu vãn tinh cầu. Đó là vì chúng tôi có một sứ mệnh tối nay. Chúng tôi tổ chức buổi trình diễn này vì mục đích bảo vệ môi sinh và truyền bá thông điệp tình thương.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Buổi nhạc hội gần đây của Lowell Lo đã trình diễn trong Đại hý trường Hồng Kông chật kín người, kết hợp nhạc pop và rock sống động với thông điệp thành khẩn của anh về nạn hâm nóng toàn cầu.

Lowell Lo : Một bài học cho mọi người là tình hình đang trở nên trầm trọng. Nhẫn tâm sát hại và ăn thịt chúng sinh khác sẽ chỉ gây ra sự hủy diệt hết lần này tới lần khác cho nhân loại.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Sau khi hát xong, anh xin phép khán giả được chia sẻ mối quan tâm và thông tin của anh về thời điểm nguy cấp mà chúng ta đang trực diện.

Lowell Lo: Trên toàn thế giới, tất cả nhân loại phải làm gì đó vì Quỹ Hoang dã Thế giới đã phát biểu, khoa học gia trên khắp thế giới cũng đã nói rằng chúng ta chỉ có 5 năm để giải quyết vấn đề này. Thời gian đang sắp hết. Hy vọng quý vị sẽ phổ biến thông điệp này cho bạn bè, tất cả trường học, và toàn thế giới. Sống trong hòa bình (sống trong hòa bình) Thế giới mới (thế giới mới) Sức mạnh mới (sức mạnh mới)

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Việc làm của anh Lo không kết thúc sau buổi nhạc hội cảm động này mà anh còn gặp riêng giới truyền thông.

Lowell Lo: Bớt ăn thịt sẽ giúp rất nhiều cho tinh cầu.

SupremeMasterTV: Anh sẽ truyền đạt thông điệp này như thế nào?

Lowell Lo: Tôi sẽ viết ra. Cách tốt nhất là phát hành thông điệp này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Người nghệ sĩ này cũng đã có cuộc phỏng vấn riêng với đài Truyền Hình Vô Thượng Sư.

CHÚ THÍCH: Lowell Lo, người viết nhạc Hồng Kông nổi tiếng, nhạc sĩ phổ nhạc phim và tài tử nâng cao ý thức môi sinh

SupremeMasterTV: Anh Lowell Lo là một nhạc sĩ kỳ cựu ở Hồng Kông. Anh tổ chức buổi hòa nhạc để nhắc nhở mọi người ý thức về môi sinh.

Lowell Lo: Tôi hy vọng mỗi người trong chúng ta có thể làm điều gì đó để giảm bớt ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu. Điều chúng ta đang làm bây giờ không chỉ cho chính mình mà còn cho các thế hệ kế tiếp. Rất đơn giản: chỉ cần chúng ta bớt ăn thịt thì có thể giúp đỡ tinh cầu rất, rất nhiều. Nói cách khác, việc sản xuất điện gây nên 11% của nạn hâm nóng toàn cầu. Nhưng ngành chăn nuôi gia súc lại gây nên 18%. Do đó, nếu quý vị ăn thịt bảy ngày trong tuần, chỉ cần giảm xuống còn ba ngày thì quý vị đã giúp được rất nhiều. Nếu mọi người làm một chút thì phép lạ sẽ xảy ra trên quy mô toàn cầu.

Lowell Lo bài hát cuối/buổi hòa nhạc: Có lý tưởng cao cả đối với thế giới thì sẽ không còn biên giới nữa. Xin cám ơn tất cả quý vị.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin Thiên Đàng gia hộ anh Lowell Lo là một danh nhân đã tận tâm với âm nhạc để truyền cảm hứng cho giới trẻ hầu góp phần cứu vãn tinh cầu. Chúng tôi xin cùng anh mơ ước về một tương lai an bình, thương yêu và chúc nỗ lực cao cả của anh thành công lớn hơn nữa.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/156

Nhím Hoàng Kim
03-12-2010, 07:00 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=157&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v

Nhân viên đổi sang bốn ngày làm việc mỗi tuần để tiết kiệm xăng - 1 tháng 6 , 2008

Nhân viên đổi sang bốn ngày làm việc mỗi tuần để tiết kiệm xăng

Nhân viên Hoa Kỳ đổi sang bốn ngày làm việc mỗi tuần để giảm khí thải. Để vơi bớt ảnh hưởng của giá nhiên liệu tăng vọt, Đại học Kent State tại Ohio và các cơ sở làm việc khác ở Hoa Kỳ đang cung ứng lịch trình uyển chuyển với tuần làm việc bốn ngày. Khuynh hướng mới này giúp tiết kiệm 20% chi phí đi lại hàng tuần, đã được nhiều nhân viên hoan nghênh, dựa theo cuộc khảo sát gần đây của Hoa Kỳ, và cũng đang trở thành một thông lệ phổ biến hơn. Thật là một đề nghị tuyệt vời, các công ty. Chúc thông lệ mới của quý vị mọi điều tốt nhất trong việc giảm thán khí thải trên địa cầu chúng ta và cải thiện phẩm chất đời sống của nhân viên.

UNDP, Nhật khởi xướng việc cộng tác để thích nghi khí hậu tại Phi châu

Chương trình mới ủng hộ Phi châu để thích nghi với sự thay đổi khí hậu. Nhật Bản và Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) giới thiệu dự án của họ tại Hội nghị Quốc tế Tokyo về Phát triển Phi châu (TICAD.) Chương trình gồm 93 triệu Mỹ kim chính thức khai mạc vào tháng 8. Olav Kjorven, Phó Quản trị và Giám đốc Văn phòng Chính sách Phát triển của UNDP, nói: “Trừ khi chúng ta hành động lập tức, nạn thay đổi khí hậu có thể đe dọa tất cả những gì chúng ta muốn đạt được trong tương lai.” Xin cám ơn chương trình minh bạch và cao cả của quý vị, thưa UNDP và Nhật Bản. Mong rằng tất cả chúng ta nhận thức sự quan trọng của việc giúp đỡ lẫn nhau trong thời gian thay đổi này.

Liberia: Ngân hàng Thế giới tặng 10 triệu Mỹ kim đến quốc gia ở TICAD

Ngân hàng Quốc tế trợ giúp Liberia trong việc gia tăng an toàn thực phẩm. Là một quốc gia hiện đang nhập cảng 70% thực phẩm tiêu thụ, Liberia hiện là một trong các nước được nhận ngân quỹ, tạo ra để giúp với giá cả thực phẩm leo thang và lạm phát. Ngân hàng Quốc tế tặng 10 triệu Mỹ kim để dùng ủng hộ các nông dân gia tăng sản suất hoa màu, cùng với chương trình làm việc và trợ cấp thực phẩm cho phụ nữ và trẻ em yếu đuối. Xin thiên đàng gia trì Ngân hàng Quốc tế, và chúng tôi rất tri ân quý vị đã ủng hộ cho Liberia. Mong sự trợ giúp của quý vị bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng cho người dân, trong khi chúng ta làm việc tiến đến ổn định quốc tế lớn hơn để kiềm chế thay đổi khí hậu.

Nhu liệu Print Audit Green giúp nhiều công ty bảo tồn 90.000 cây mỗi năm

Nhu liệu giúp tiết kiệm tiền, bảo tồn cây cối và môi sinh. Một nhu liệu mới của Print Audit gọi là Print Audit Green, cung ứng các công ty với khả năng giám sát các hoạt động in ấn và đề nghị phương cách để giảm thiểu lãng phí giấy. Chương trình này hiện đang giúp các công ty bảo tồn hơn 90.000 cây và tiết kiệm hàng ngàn Mỹ kim mỗi năm. Chúng tôi ca ngợi quyết tâm của quý vị để bảo vệ môi sinh, Print Audit và các tập đoàn tham gia. Mong tất cả chúng ta được khích lệ để tiết kiệm giấy hầu bảo vệ lá phổi nâng đỡ đời sống của Địa Cầu.

Tâng Tây Ban bảo vệ cá heo hiếm có

Tân Tây Lan bảo vệ cá heo Hector hiếm có. Trong nỗ lực ngăn chặn số lượng cá heo Hector sụt giảm, luật cấm câu cá vùng ven biển cho mục đích thương mại được hoạch định. Đánh cá được cho là chịu trách nhiệm cho ba phần tư sự mất mát, khi các thú vật hữu nhũ thở không khí này kiếm ăn gần bờ biển và bị mắc vào lưới cá. Số cá heo Hector ngày nay chỉ còn 7.400 con so với 30.000 con 30 năm về trước. Một loài liên hệ là cá heo Maui, mà số lượng đã giảm xuống còn 111 con và được xem là gần tuyệt chủng. Chúng tôi vô cùng tri ân hành động bảo vệ đời sống của Tân Tây Lan. Thiên đàng soi sáng quý vị và những người quan tâm về đời sống quý báu của các chúng sinh trên tinh cầu.

GE ủng hộ các biện pháp tiết kiệm nước

Hãng GE dự định giảm tiêu thụ nước xuống 1/5. Với nạn hạn hán do khí hậu thay đổi và nạn thiếu hụt nước đang xảy ra trên khắp thế giới, hãng chế thiết bị trong nhà có trụ sở ở Hoa Kỳ, General Electric, đặt một mục tiêu mới cho khởi xướng Ecomagination, nhằm giảm mức tiêu thụ nước của họ xuống 1/5 vào năm 2012. Công ty này đã ấn hành một tờ kiến nghị cung cấp thêm tài liệu cho các nhà lập chính sách của chính phủ và dự án để chia sẻ kỹ thuật bảo tồn nước và tái tạo cho các quốc gia khác. Hoan hô GE cho quyết tâm giảm mức thán khí thải của quý vị. Chúng tôi hoan hô nỗ lực của công ty để cắt giảm tiêu thụ nước và bảo tồn tài nguyên có hạn này vì lợi ích của toàn thế giới.

Các quốc gia Balkan đồng ý về những giai đoạn bảo vệ đời sống hoang dã

Các quốc gia Balkan cộng tác với nhau để bảo tồn đời sống hoang dã. Để giúp bảo vệ sự đa dạng phong phú của các loài khỏi nguy cơ tuyệt chủng đang gia tăng do sự thay đổi khí hậu, 6 quốc gia vùng đông nam Âu Châu đã hội họp với một mục tiêu chung. Tại Hội nghị Sinh học Đa dạng của Liên Hiệp Quốc, các chính phủ của Albania, Bosnia, Croatia, Montenegro, Serbia và Slovenia đồng ý thiết lập 13 vùng bảo vệ mới và mở rộng thêm 9 vùng khác trong Vòng cung Dinaric, trải dài từ Ý Đại Lợi đến Albania. Việc này sẽ đem một vùng tối quan trọng vào hành lang bảo vệ hoang thú đã thiết lập của liên Âu châu, trải dài từ Pháp đến Hy Lạp. Xin ca ngợi quan tâm chung của các quốc gia Balkan để bảo vệ các loài bị nguy cơ diệt chủng trong vùng quý vị. Cầu mong đời sống của thực vật và động vật đa dạng được che chở hơn bao giờ hết bởi ân điển của thiên đàng.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/157

Nhím Hoàng Kim
03-12-2010, 07:11 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=158&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v

Tác giả “Hết Thực Phẩm” kết luận rằng ăn thịt có vấn đề về đạo đức - 2 tháng 6 , 2008

Tác giả “Hết Thực Phẩm” kết luận rằng ăn thịt có vấn đề về đạo đức.

Tác giả Paul Roberts, viết quyển sách đầu tiên: “Hết Dầu Hỏa” tiên đoán chính xác một số tình trạng mà chúng ta chứng kiến ngày nay, đã viết quyển sách khác tựa đề “Hết Thực Phẩm,” tuyên bố rằng do hâm nóng hoàn cầu, thực phẩm không còn rẻ nữa, và sự thiếu thực phẩm trở thành sự thật. Ông cũng tin rằng ăn thịt là vấn đề đạo đức nan giải, bởi vì ăn thịt tiêu thụ nhiều tài nguyên hơn để sản xuất ra thịt, và do đó không thể bù đắp cho nạn đói mà những người khác trên thế giới đang gánh chịu. Chúng tôi chúc mừng ông về quyển sách mới, thưa ông Paul Roberts, và cảm tạ ông, đã giúp chúng ta hiểu biết những vấn đề liên quan đến sản xuất thực phẩm, khi chúng ta đối diện với sự thay đổi khí hậu. Cầu mong chúng ta hợp tác để chia sẻ kiến thức và tài nguyên, để tạo lợi ích cho các anh chị em toàn cầu cũng như chính chúng ta.

Các cuộc họp khủng hoảng thực phẩm sắp bắt đầu

Các quốc gia thành viên LAES họp để tìm giải pháp cho khủng hoảng thực phẩm. Các nhà lãnh đạo Châu Mỹ La Tinh và Hệ thống Kinh tế Caribbean (LAES) đang tìm cách để nhận ra và giải quyết nguồn gốc của khủng hoảng thực phẩm, sự kiện đã dẫn đến giá thực phẩm tăng vọt trong ba năm qua. Chủ tịch LAES Geronimo Cardozo phát biểu rằng các tham dự viên cũng nên đạt đến một quan điểm hợp nhất trước cuộc hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc sắp tới, để bàn thảo về khủng hoảng thực phẩm tại La Mã, Ý trong tuần này. Xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả các tham dự viên về nỗ lực của quý vị để tìm phương sách mới hầu bảo đảm mọi người có được thức ăn. Mong mọi người khắp toàn cầu được ân điển với đầy đủ dinh dưỡng.
Tòa Bạch Ốc: Loài người “rất có thể” gây ra sự hâm nóng

Tường trình từ Tòa Bạch Ốc tuyên bố sự thay đổi khí hậu do con người tạo ra là mối đe dọa nghiêm trọng. Tường trình vừa phát hành từ các cố vấn khoa học hàng đầu của Tổng thống Hoa Kỳ George Bush, xác định rằng nạn hâm nóng toàn cầu là rất có thể do con người tạo ra. Tường trình cũng tiên đoán về sự tàn phá mùa màng và rừng tại Hoa Kỳ, bệnh tật gia tăng, và vùng ven biển Hoa Kỳ bị nhận chìm bởi mực nước biển dâng cao.

Philip Clapp, phó giám đốc điều hành thuộc Nhóm Môi sinh Pew, tóm tắt thông điệp của bài tường trình như sau: “Hâm nóng hoàn cầu đã có ảnh hưởng rõ ràng trên quốc gia Hoa Kỳ, và các ảnh hưởng này sẽ càng tệ hại thêm, thậm chí với hành động quyết liệt nhất để giảm thán khí thải.” Chúng tôi cám ơn các tác giả của bài tường trình rõ ràng và sửng sốt này. Chúng tôi tri ân tất cả những người thực hiện biện pháp để giải quyết vấn đề khẩn cấp nhất ở thời đại này. Chúng tôi cầu rằng Hoa Kỳ và các chính phủ khác sẽ đáp ứng mau chóng để thế giới chúng ta có thể tiếp tục bảo tồn đời sống cho các thế hệ tương lai.

'Sông băng Gangotri co rút do hâm nóng toàn cầu'

Tiểu bang Himachal Pradesh ở Ấn Độ giải quyết tình trạng sông băng giảm sút nghiêm trọng. Sự thay đổi khí hậu khiến nhiệt độ của tiểu bang Himachal Pradesh ở Ấn Độ tăng lên đúng 1 độ Celcius kể từ năm 1970. Hậu quả là hai sông băng Gangotri và Khumbu được khám phá thấy đang thu nhỏ với tốc độ báo động. Để đáp ứng, Bộ trưởng Môi sinh Quốc gia, Jagat Prakash Nadda, khởi sự một chương trình để từng ban bộ của quốc gia có thể giúp ngăn chặn sự thay đổi khí hậu, bằng cách kiểm tra và cắt giảm tiêu thụ điện lực, nước và nhiên liệu xe hơi. Một hành động tiết kiệm năng lượng sẽ được thi hành trên toàn quốc là thay đổi sang các Bóng đèn Huỳnh quang loại nhỏ trong tất cả văn phòng chính phủ. Chúng tôi xin thán phục Ngài Bộ trưởng và tiểu bang Himachal Pradesh cho khởi xướng xanh của quý vị để bảo vệ các sông băng tuyệt vời này qua những hành động bảo tồn. Mong sao tất cả chúng ta áp dụng các thay đổi như vậy trong đời sống hàng ngày hầu ổn định tình trạng của nạn hâm nóng toàn cầu trên địa cầu chúng ta.

Đệ nhất Phu nhân Nam Dương được trao tặng giải môi sinh Liên Hiệp Quốc

Giải Liên Hiệp Quốc trao tặng Đệ nhất Phu nhân của Nam Dương. Đệ nhất Phu nhân của Nam Dương, Kristiani Herrawati Bambang Yudhoyono, được công nhận bởi Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc (UNEP) cho công việc của bà qua một dự án mà trong đó phụ nữ Nam Dương trồng một triệu cây trong một ngày cùng một lúc trên khắp quốc gia. Đệ nhất Phu nhân Yudhoyono có công lớn trong việc điều phối việc trồng cây tập thể, với mục đích giảm bớt hâm nóng hoàn cầu qua cách hồi phục rừng. Chúng tôi chân thành chúc mừng Bà Yudhoyono, cho sự công nhận xứng đáng này. Xin Allah gia trì tấm gương sáng ngời của bà, để chứng tỏ là chúng ta có thể làm nhiều chừng nào trong một ngày để ngăn chặn sự thay đổi khí hậu, và giúp bảo đảm tương lai của hành tinh chúng ta.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/158

Nhím Hoàng Kim
03-12-2010, 07:18 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=159&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v

Thế giới có thể không còn gì để cứu vãn ngày mai : Maneka Gandhi - 3 tháng 6, 2008

Thế giới có thể không còn gì để cứu vãn ngày mai: Maneka Gandhi

Không thải thán khí để cứu vãn tinh cầu khỏi sự thay đổi khí hậu. Trong một cuộc họp báo trước khi giới thiệu Giải Năng lượng Toàn cầu tại Nghị viện Âu châu, nghị sĩ kiêm bộ trưởng môi sinh của Ấn Độ, Maneka Gandhi, đã kêu gọi thế giới lập kế hoạch để ngưng thải thán khí hoàn toàn. Nhắc đến nhiều sự thay đổi khí hậu tàn phá mà chúng ta đang gánh chịu hiện nay, cô phát biểu: “Chúng ta hiện quá gần lằn ranh đỏ đến độ có thể ngày mai tỉnh dậy, chúng ta phát hiện là không còn gì để cứu vãn.” Chân thành cám ơn cô Gandhi cho lời kêu gọi để thức tỉnh mọi người về sự cấp bách phải giải quyết tình trạng khốc liệt của tinh cầu. Mong tất cả chúng ta lưu ý đến lời khuyên này và hành động ngay bây giờ để gìn giữ ngôi nhà địa cầu.

Maldives được Liên Hiệp Quốc đặt ưu tiên cơ quan nhân quyền để nghiên cứu khí hậu thay đổi

Các hải đảo đang chìm xuống ở nam Thái Bình Dương. Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã tham gia nhiều nỗ lực giúp bảo vệ người dân khỏi sự thay đổi khí hậu. UNEP ủng hộ việc nghiên cứu chính sách xã hội của Ban Thay đổi Khí hậu Đa Quốc gia (IPCC) và giúp các quốc gia đang phát triển ở Phi châu tăng cường tối đa sự hữu hiệu năng lượng.

Các thành viên của tổ chức cũng ngày càng lo lắng về các quốc đảo đang chìm xuống đại dương do mực nước biển dâng cao. Giám đốc Khu vực Châu Á Thái Bình Dương của UNEP, ông Surendra Shrestha là một thổ dân Nê-pan, cũng rất nổi tiếng với việc động viên chính trị và ủng hộ tài chính hữu hiệu cho các chương trình của UNEP.

Surendra Shrestha, Văn phòng Khu vực của Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc cho Á châu và Thái Bình Dương: Nếu chúng ta xem xét các quốc đảo nhỏ thí dụ như Maldives, trong 4 năm qua, đã mất 6 hải đảo. Ở Nam Dương, ngài bộ trưởng cho chúng tôi biết rằng họ đã mất 30 hải đảo, tất cả đều nằm dưới biển. Do đó, với các quốc gia như Maldives, nếu mực nước biển tăng lên 1 mét hoặc hơn thì họ sẽ không còn tồn tại nữa. Toàn bộ quốc đảo sẽ biến mất. Nên đây quả thật là một vấn đề nghiêm trọng.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hơn phân nửa dân số thế giới sinh sống gần khu vực ven biển. Mực nước biển dâng cao chắc chắn sẽ dẫn đến sự di trú khổng lồ của những người gọi là tỵ nạn môi sinh. UNEP đang làm việc để thành lập chương trình di trú tự do, nhưng trong tương lai, điều này có thể không đủ.

Surendra Shrestha: Liên Hiệp Quốc đang trợ giúp chương trình này, giúp đỡ chính phủ với vấn đề này, nhưng đó chỉ cho một hoặc hai hải đảo. Nhưng nếu là toàn thể dân số của đảo quốc Maldives, hoặc nếu nhìn vào Nam Thái Bình Dương, ví dụ Tuvalu, một quốc đảo nhỏ, toàn bộ quốc gia sẽ bị chìm xuống nước. Do đó, chúng ta phải nghĩ tới một chiến lược lớn hơn để giúp đỡ những người này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin cầu nguyện có nhiều nỗ lực to lớn hơn giúp làm ngưng nạn hâm nóng toàn cầu để các hải đảo quý báu trên địa cầu và người dân xinh đẹp nơi đó được bảo vệ an toàn.

Trợ cấp xe hơi sinh thái của Thụy Điển có thể vượt ngân sách

Xe hơi sinh thái ở Thụy Điển phổ biến hơn dự đoán. Trong một chương trình được phát động hồi tháng 4, chính phủ Thụy Điển đã hứa 1 khoản trợ cấp gần 1.700 Mỹ kim cho người mua xe hơi sinh thái. Xe sinh thái là chạy bằng ethanol hoặc khí sinh học. Dựa trên khuynh hướng mua xe này hiện thời, người ta dự tính đến cuối tháng 12 năm 2009, thời điểm đánh dấu kết thúc chương trình, số xe hơi sinh thái bán ra sẽ gần 250.000 chiếc. Quả là khởi xướng xanh thành công, thưa Thụy Điển. Chúc tất cả các quốc gia có cảm hứng tương tự với việc đi xe thân thiện môi sinh.

Băng biển Baltic hiện ở mức thấp kỷ lục

Đá băng ở Biển Baltic hiện ở mức thấp kỷ lục. Mực độ băng đá trong vùng Biển Baltic vào mùa đông năm nay ở mức thấp nhất từ khi có hồ sơ lưu trữ, dựa theo dữ kiện phát hành gần đây bởi cơ quan khí tượng của Thụy Điển. Chỉ còn 49.000 cây số vuông của biển còn đóng băng - tức chỉ 1/4 của diện tích băng đá thường thấy. Cám ơn các khoa học gia ở Thụy Điển đã chia sẻ thông tin quan trọng và báo động này. Mong sao mọi chính phủ và công dân trên toàn thế giới hành động cấp tốc để bảo vệ hành tinh chúng ta thoát khỏi hiểm họa hâm nóng hoàn cầu.

Nạn phá rừng phải ngưng để hạn chế thán khí thải

Tường trình mới của Ủy ban Âu Châu kêu gọi Nam Dương ngừng phá rừng. Tường trình tuyên bố rằng Nam Dương là một trong các quốc gia thải khí nhà kính lớn nhất thế giới vì phá rừng và đốt than bùn, đa số để đáp ứng cho nhu cầu của thế giới về bột giấy, giấy và dầu cây cọ. Với ảnh hưởng rõ rệt của nạn hâm nóng hoàn cầu cũng như hỗn hợp thật sự đặc biệt của đời sống thực vật và động vật ở vùng Sumatra, Ủy ban Âu Châu kêu gọi Nam Dương tạo khởi xướng chấm dứt phá rừng, bao gồm việc sử dụng chương trình mậu dịch thán khí. Xin tri ân Ủy ban Âu Châu cho tiếng nói rõ ràng và quyết tâm để kiềm chế nạn hâm nóng hoàn cầu. Chúng tôi cầu cho Nam Dương tức khắc bảo vệ các khu rừng và đất than bùn, là bộ phổi tối quan trọng của địa cầu và là nhà của quá nhiều tạo vật từ Thượng Đế.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/159

Nhím Hoàng Kim
03-12-2010, 07:27 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=160&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v

Bảo vệ Gấu Bắc Cực cần bao gồm việc giảm hâm nóng toàn cầu , nhóm bàn cãi - 4 tháng 6 , 2008

Bảo vệ Gấu Bắc Cực cần bao gồm việc giảm hâm nóng toàn cầu, nhóm bàn cãi

Theo lời tổ chức bảo tồn toàn cầu WWF, sự đa dạng sinh học của các loài động-thực vật hoang dã trên địa cầu đã sụt giảm trầm trọng trong vòng 30 năm qua. Tuần trước, Hoa Kỳ đã tuyên bố gấu Bắc Cực là loài đang bị đe dọa gần đây nhất. Đến nay, hầu hết sự sụt giảm được quan sát thấy trong hệ sinh thái đất liền do mất môi trường sống, nhưng hiện nay, một sự giảm sút rõ rệt trong đại dương đang thay đổi do nạn hâm nóng toàn cầu.

Tiến sĩ Sybille Klenzendorf, Giám đốc Chương trình Bảo tồn Loài vật, Tổ chức Đời sống Hoang dã Thế giới: Chúng tôi dự đoán là các mối đe dọa này cũng sẽ tập trung vào sự thay đổi khí hậu, và môi trường đại dương đang thay đổi nhanh chóng.

SupremeMasrerTV: Những thiệt hại này chuyển sang cuộc sống thường ngày như thế nào? Vì đôi lúc tôi nghĩ mọi người xem các loài thú và loài người là hai hệ sinh học khác nhau.

Tiến sĩ Sybille Klenzendorf: Thay đổi trong sự đa dạng sinh học thật sự đặt con người vào nguy hiểm. Thí dụ, sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái lành mạnh cung cấp nguồn nước sạch. Nhiều thuốc men được điều chế từ thực vật bản xứ. Cũng vậy, hệ sinh thái nguyên vẹn bảo vệ chúng ta khỏi những mối nguy hiểm tự nhiên, như sóng thần đánh vào Sumatra, nơi không còn cây đước ở các vùng ven biển, từng là lớp bảo vệ chống lại các thiên tai như vậy. Do đó, chúng ta nhận được rất nhiều sự yên ổn, chất lượng cuộc sống từ hệ sinh thái nguyên vẹn. Thí dụ, nếu chúng ta mất đi một lưu vực sông lớn cung cấp nước uống sạch, thì sẽ là mối đe dọa lớn cho chính sự an toàn và chất lượng cuộc sống của mình.

SupremeMasrerTV: Gần đây có nhiều bài báo ghi rõ rằng dinh dưỡng chay là cách nhanh nhất giúp giảm thiểu ảnh hưởng thán khí thải của chúng ta. Ông có thể liên hệ điều này trở lại với nạn tuyệt chủng khó xử đối với thú hoang mà chúng ta đang trực diện ngay lúc này?

Tiến sĩ Sybille Klenzendorf: Vâng. Khi sản xuất thịt cho con người ăn, có nhiều việc phải xảy ra. Thứ nhất là rất nhiều đất đai phải bị phát hoang để trồng cỏ cho gia súc, điều luôn làm thay đổi môi trường sống tự nhiên cung cấp cho sự đa dạng sinh học. Kế đến là việc sản xuất thịt thật sự thải ra 1 lượng khí mê-tan rất lớn, đây là một loại khí nhà kính khác, cũng tăng lên rất nhiều theo thời gian. Do đó, chúng ta đang gánh chịu tác động gấp đôi khi sản xuất, cần nhiều đất để trồng cỏ cho gia súc, và đồng thời, gia súc thải ra loại khí nhà kính khác.

Để biết thêm chi tiết, xin viếng wwf.org

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn Tiến sĩ Klenzendorf đã chia sẻ thông tin quý giá này với quý khán giả của chúng tôi. Cầu nguyện cho hệ sinh thái quý báu của chúng ta được bảo vệ, giúp bảo đảm sự an cư của nhân loại và tất cả các loài động-thực vật kỳ diệu trên Địa Cầu.

Nam Dương kế hoạch giảm khí thải tiến bộ vào năm 2025

Nam Dương hoan nghênh mục tiêu thán khí thải tiến bộ. Nam Dương vừa công bố kế hoạch cắt giảm thán khí thải trong nước xuống 17% vào năm 2025. Bộ trưởng Môi sinh Rachmat Witoelar phát biểu: “Tôi muốn bày tỏ quan tâm rằng nếu vấn đề này không được quản lý cẩn thận, thì sẽ đe dọa đến sự tồn tại của người dân ở Á châu nói riêng và toàn thế giới nói chung. Nam Dương đã nhận ra sự quan trọng của vấn đề này và quyết tâm đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán về sự thay đổi khí hậu.” Xin khen ngợi hành động và cám ơn Nam Dương đã nhận ra tầm quan trọng của việc nhanh chóng giải quyết thay đổi khí hậu. Mong quý quốc thành công trong nỗ lực cao cả hầu khôi phục nét đẹp và sự cân bằng môi sinh của quý quốc, và mong sự lãnh đạo của quý vị truyền cảm hứng cho nhiều nước khác trên thế giới.

Báo cáo của Na Uy tìm thấy có thể trở thành bình điện của Âu châu với nông trại gió ngoài khơi

Na Uy đề nghị cung cấp năng lượng gió cho các nước trong Liên hiệp Âu châu. Với chiều dài bờ biển lớn nhất ở Âu châu và tài chuyên môn trong việc quản lý thiết bị khoan dầu ngoài khơi, Bộ Dầu hỏa và Năng lượng Na Uy vừa đưa ra báo cáo cho thấy khả năng của quốc gia này trong việc cung cấp nguồn năng lượng có công suất 40 terawatt cho Âu châu vào năm 2025 từ năng lượng gió và hyđrô. Dự án năng lượng gió sẽ tốn khoảng 44 tỷ Mỹ kim và nguồn năng lượng sạch được cung cấp này sẽ loại bỏ 22 triệu tấn thán khí thải. Một dự án như vậy cũng sẽ trợ giúp mục tiêu của Liên hiệp Âu châu là đạt 20% lượng điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2020. Hoan hô đề xướng của Na Uy và Thiên Đàng gia trì nỗ lực của quý quốc hầu giúp Liên hiệp Âu châu cũng bước đi nhẹ nhàng hơn trên tinh cầu. Chúc dự án cao cả của quý vị vạn sự thành công.

Không khí thải có thể xảy ra ở Papua New Guinea: Garnaut

Papua New Guinea đến lúc quyết định về môi sinh. Cố vấn về khí hậu thay đổi của Úc Đại Lợi, Ross Garnaut, nói rằng quốc đảo này có thể xếp hạng là có nền kinh tế thải khí rất thấp, nếu họ giải quyết mối đe dọa cho rừng của họ. Theo nghiên cứu 5-năm bởi Đại học Papua New Guinea và Đại học Quốc gia Úc Đại Lợi, quốc gia này có thể mất 1/2 diện tích rừng vào năm 2021 vì lý do đốn cây lấy gỗ và phá rừng. Tuy nhiên, Giáo sư Garnaut tuyên bố rằng quốc gia này cũng có cơ hội tương đương để đạt mức zêrô thán khí thải, và ông nói: “Tôi nghĩ rằng điều đó có thể xảy ra, với sự điều hành cẩn thận, tái hồi phục rừng, sử dụng nhiên liệu sinh học đúng đắn, và dùng khí hydrô và địa nhiệt thay vì năng lượng từ dầu hỏa.” Giáo sư Garnaut xác định Úc Đại Lợi ủng hộ cho chương trình như vậy. Xin chúc Papua New Guinea mọi điều tốt lành nhất. Cầu mong quý quốc trở thành kiểu mẫu về thành công xanh bằng cách đạt được mục tiêu trở thành một quốc gia không thải thán khí.

Neil Young cảm thấy chuyển sang xe điện có hữu hiệu

Chuyển xe chạy bằng xăng sang xe chạy điện trở nên dễ dàng hơn. Nhiều tài liệu tham khảo hiện đã có sẵn để cung cấp cách thức chuyển đổi xe chạy bằng dầu xăng sang xe không khí. thải Rất nhiều tổ chức cũng sẽ cung cấp trợ giúp kỹ thuật và ủng hộ để tìm các bộ phận cần thiết cho việc chuyển đổi. Phí tổn để chuyển đổi được đền bù với sự hoạt động lâu dài và bảo trì tối thiểu của máy xe điện. Nhạc sĩ kích động Hoa Kỳ, Neil Young, mang xe cổ điển mui trần 1959 Lincoln Continental của anh để chuyển đổi sang xe chạy bằng điện, qua sự cộng tác với Jonathan Goodwin, cơ khí viên có tài sáng chế ở Wichita, Kansas. Mục tiêu của họ là phát triển một mô hình kiểu mẫu cho phép sản xuất đại trà các xe điện giá phải chăng. Chúc may mắn cho hai vị, Young và Goodwin. Chúng tôi thật sự hy vọng sớm thấy xe điện bền vững thân thiện môi sinh cho tất cả.

Công ty Best Buy thử chương trình tái chế miễn phí tại 117 tiệm

Một hãng ở Hoa Kỳ mở rộng chương trình tái tạo thiết bị điện tử. Xây dựng trên một dịch vụ đã có sẵn để giúp khách hàng tái tạo, công ty Best Buy đang thử nghiệm việc mở rộng chương trình để bao gồm ngay cả các món hàng không mua tại tiệm Best Buy. Tất cả máy truyền hình, điện thoại và máy vi tính, đều có thể bỏ tại tiệm để tái tạo miễn phí, tại bất cứ chi nhánh nào trong số 117 tiệm Best Buy ở khắp thành phố Baltimore, San Francisco, và tiểu bang Minnesota. Công ty này hy vọng mở rộng chương trình này để bao gồm tất cả 922 tiệm trên toàn quốc Hoa Kỳ. Xin cảm tạ Best Buy vô vàn, cho đóng góp đầy giá trị của quý vị, để giảm thiểu và tái dùng các dụng cụ điện tử phế thải. Xin thiên đàng gia trì các nỗ lực cao cả của quý vị để tạo lợi ích cho Địa Cầu.

Tân Gia Ba trông cậy vào giới trẻ để lãnh đạo về môi sinh.

Ở Tân Gia Ba, giới trẻ được cho cơ hội thiết lập dự án dài hạn về các vấn đề môi sinh mà các em quan tâm. Các bộ ở Tân Gia Ba đang lắng nghe và cam kết giúp các em thực hiện giải pháp đề nghị trong những năm tới.

Tiến sĩ Amy Khor, Thư ký cao cấp Quốc hội, Bộ Môi sinh và Tài nguyên Nước: Thật vô cùng khích lệ khi biết ngày càng nhiều người dân Tân Gia Ba có ý thức về môi sinh.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Việc bảo vệ môi sinh có vô số khía cạnh, ít nhất một trong số đó là việc xúc phạm ý thích của người khác, từ vấn đề tôn giáo…

Sofiah Jamil: Tất cả tôn giáo đều đều ít nhiều đề cập đến thuyết môi sinh, chăm sóc Địa Cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: tới cách ăn bền vững.

Tình nguyên viên thiếu niên: Một việc hữu hiệu nhất mà bạn có thể làm để giảm mức thán khí thải là bớt ăn thịt.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Bất kể lãnh vực nào mà giới trẻ quan tâm, các em được khích lệ để thực hiện bốn bước, bắt đầu với việc hoạt động ở địa phương và tham gia vào cộng đồng chung quanh.

Wilson Ang, Chủ tịch ECO Tân Gia Ba, người tổ chức chương trình: Bắt đầu nghĩ đến toàn cầu, vì bạn không còn là một người Tân Gia Ba nữa, mà là một công dân thế giới. Và cuối cùng luôn là việc thực hiện điều mình nói. Đây là một diễn đàn, mà chúng tôi muốn đem các thanh thiếu niên quan tâm ủng hộ môi sinh thật sự đến với nhau và cứu xét lại chính sách môi sinh ở địa phương.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin thán phục giới trẻ Tân Gia Ba và tất cả thanh thiếu niên khắp thế giới, những người đang thực hiện điều mình nói để cứu vãn tinh cầu. Chúc mọi nỗ lực từ tâm hồn đơn thuần của các em đạt được kết quả tốt nhất khi các em góp phần kiến tạo một tương lai tốt đẹp hơn cho mình và thế hệ tương lai.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/160

Nhím Hoàng Kim
03-12-2010, 07:31 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=161&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v

Hơn 1.000 cây số vuông rừng mưa Amazon bị tàn phá vào tháng 4 - 5 tháng 6 , 2008

Hơn 1.000 cây số vuông rừng mưa Amazon bị tàn phá vào tháng 4

Sự phá hủy quá độ ở rừng mưa Amazon. Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia của Ba Tây tường trình hôm thứ hai rằng khoảng 1.123 cây số vuông rừng mưa Amazon đã bị san bằng vào tháng 4. Trong 2 thập niên qua, 700.000 cây số vuông đã bị phá hủy, tương đương với một sân vận động túc cầu bị san bằng mỗi 10 giây. Tổ chức môi sinh như Greenpeace và WWF bày tỏ quan tâm sâu xa về nạn phá rừng gia tăng trong năm nay, và việc này sẽ gây ra thêm sự thay đổi khí hậu và mất mát về sinh học đa dạng. Về sự kiện này, Tổng thống Ba Tây Luiz Inacio Lula da Silva tuyên bố: “Việc chăn nuôi gia súc có trách nhiệm trên 80% nạn phá rừng.” Ông nói thêm rằng các tân đạo luật bảo tồn sẽ sớm có hiệu lực hầu ngăn cản nông dân đốn phá cây bất hợp pháp để dùng đất sản xuất thịt thú. Chúng tôi cầu rằng nỗ lực của Ba Tây sẽ mau chóng ngăn chặn sự tàn phá phần quý giá và quan trọng này của sinh quyển chúng ta. Chúng tôi cầu cho có sự bảo vệ rừng mưa Amazon và sinh học đa dạng, vì lợi ích của tất cả cư dân trên địa cầu.

Tân Tây Lan cam kết dẫn đầu về khí hậu thay đổi, nhà lãnh đạo nói

Ngày Môi sinh Thế giới của Liên Hiệp Quốc được kỷ niệm vào ngày 5 tháng 6, 2008. Hơn 100 quốc gia cử hành ngày này hàng năm kể từ lúc khởi sự vào năm 1972 hầu nâng cao ý thức về việc bảo tồn môi sinh.

Thành phố tổ chức lễ kỷ niệm quốc tế chính là Wellington, Tân Tây Lan, nơi mà nước này phát hành tập san đầu tiên về lối sống bền vững và trung hòa thán khí. Phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư báo cáo từ buổi lễ khai mạc. Ngày Môi sinh Thế giới, bắt đầu mỗi năm vào 5 tháng 6, là một trong những phương tiện chính mà qua đó Liên Hiệp Quốc kích thích ý thức môi sinh toàn thế giới và nâng cao sự chú ý và hành động chính trị. Khẩu hiệu của Ngày Môi sinh Thế giới cho năm 2008 là "Từ bỏ Thói quen. Hướng đến Kinh tế Ít thán khí." Vào ngày này, Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc (UNEP) kêu gọi các quốc gia, công ty và cộng đồng chú tâm vào khí thải khí nhà kính và cách giảm khí thải.

Sự kiện này chú trọng về việc nhấn mạnh nguyên liệu và khởi xướng nhằm xúc tiến nền kinh tế và lối sống ít thán khí. Những khởi xướng này bao gồm: tiết kiệm năng lượng cải tiến, nguồn năng lượng thay thế, bảo tồn rừng và tiêu thụ thân thiện sinh thái.

Những lễ mừng quốc tế về Ngày Môi sinh Thế giới năm 2008 sẽ được tổ chức tại Tân Tây Lan. Thành phố Wellington sẽ tổ chức ngày Liên Hiệp Quốc này. Nghị trình cho ngày này gồm: mang lại một bộ mặt con người đến các vấn đề môi sinh; cho phép mọi người trở thành đại lý tích cực về phát triển bền vững và vô tư; xúc tiến sự hiểu biết rằng các cộng đồng là then chốt của thái độ thay đổi hướng đến các vấn đề môi sinh; và tán thành sự cộng tác để bảo đảm tất cả quốc gia và dân tộc vui hưởng một tương lai an toàn hơn và thịnh vượng hơn.

Để biết thêm chi tiết, xin viếng www.unep.org/wed

SupremeMasterTV: Vì sao quý vị khởi sự tạp chí này?

Martin Bell, Nhà xuất bản tạp chí mới “GOOD”: Lý do chúng tôi ra mắt tờ “Good” là vì có nhu cầu rất rõ ràng của giới tiêu thụ về điều này, có cơ hội truyền thông, có nhóm người tiêu dùng đang gia tăng mà hiện rất quan tâm đến các vấn đề môi sinh, ủng hộ các công ty và mua sản phẩm có một thông điệp và một mẩu chuyện nói về sự bền vững. Để biết thêm chi tiết, xin viếng: www.good.net.nz

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tham gia sự kiện này ở Tân Tây Lan là các quan chức được mời, bao gồm tổng giám đốc Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc, Achim Steiner.

Ông Achim Steiner (Dưới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và Giám đốc điều hành Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc): Tôi nghĩ ngày càng có nhiều người dân biết rất rõ về những gì đang xảy ta cho tinh cầu của chúng ta, vì quy mô và tốc độ của sự thay đổi môi sinh ở đầu thế kỷ 21 này là một sự kêu gọi thức tỉnh nghiêm trọng tới chúng ta, là nhân loại trên tinh cầu này. Nên họ cảm thấy muốn có hành động ở địa phương và rồi hợp tác với nhiều người khác trên toàn cầu, là thông điệp lạc quan mà tôi nghĩ tất cả chúng ta đáng được nghe.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ở nơi khác trên thế giới, một loạt lễ hội đã diễn ra để kỷ niệm dịp này. Vườn Bách thảo ở Chicago, Hoa Kỳ, đã được chỉ định tổ chức các hoạt động trong ngày này ở bắc Mỹ. Chủ đề của Ngày Môi sinh Thế giới năm nay là “Thán khí thải – Từ bỏ thói quen! Hướng đến kinh tế ít thán khí thải.” Nên một lần nữa, lại nói về mức thán khí thải và tác động của những việc chúng ta làm hàng ngày.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Phát biểu về mức thán khí thải, Ngày Môi sinh Thế giới ở Formosa (Đài Loan) đang khích lệ công chúng áp dụng thói quen ăn uống mới để cắt giảm thán khí thải, bao gồm việc cam kết thử chế độ ăn không thành phần động vật ít thán khí. Hơn 1,2 triệu người dân Formosa, kể cả các viên chức chính phủ, đã hứa giúp cắt giảm thán khí thải bằng cách chuyển sang dinh dưỡng chay, nghĩa là chế độ ăn không có thành phần động vật, giúp loại bỏ 1,5 triệu tấn thán khí thải ra khỏi không khí mỗi năm.

Chen Tien-Wen, Phó chủ tịch Hội đồng Thành phố Đài Trung: Hiện tôi đang ăn chay 6 ngày một tuần. Tôi bảo thư ký mua bữa trưa cho tôi với nhiều món rau và một chén cơm.

Tseng Chao Jung, Hội đồng viên Thành phố Đài Trung, Formosa (Đài Loan): Tôi khuyến khích mọi người áp dụng dinh dưỡng chay. Thí dụ, tất cả đồng nghiệp của tôi trong văn phòng đều ăn chay. Tất cả chúng tôi đều ăn chay. Chúng ta hãy cùng chăm sóc thật tốt cho môi trường của địa cầu.

Tiến sĩ Lin Tzu-Mu, Văn phòng Vấn đề Sinh viên của Đại học Chung Hsing Quốc gia: Vì sức khỏe của chúng ta, vì con cháu của chúng ta, cũng như luật nhân quả trong Phật giáo, vì các thế hệ tương lai và hiện tại, chúng ta nên hành động ngay bây giờ và làm hết sức để áp dụng dinh dưỡng chay.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chân thành chúc mừng tất cả tham dự viên đã quyết tâm cứu vãn tinh cầu này hầu tôn vinh Ngày Môi sinh Thế giới. Mong buổi lễ kỷ niệm giúp đổi mới quyết tâm của chúng ta hầu góp phần bước đi nhẹ nhàng hơn như là một cách giúp gìn giữ tinh cầu và tất cả cư dân.

Ethiopia: Liên Hiệp Quốc dành ra 13 triệu Mỹ kim cho nạn nhân hạn hán

Cơ quan Liên Hiệp Quốc gửi hàng cứu trợ đến nạn nhân hạn hán ở Ethiopia. Ước tính có khoảng 126.000 trẻ em ở miền trung Ethiopia đang gặp nguy hiểm do thiếu thực phẩm. Để đáp lời, Quỹ Hưởng ứng Nhân đạo của Liên Hiệp Quốc (HRF) đã cấp 7,2 triệu Mỹ kim để mua thực phẩm và thuốc men. Đây là khoản bổ sung cho số tiền 5,5 triệu Mỹ kim được cung cấp trước đó cho các dự án khác liên quan đến hạn hán. Các quốc gia chính tặng tiền cho việc cứu trợ của UN HRF là Na Uy, Hòa Lan, và Anh. Xin chân thành biết ơn HRF của Liên Hiệp Quốc và các quốc gia tham gia. Xin Thiên Đàng ban ân cho việc làm từ bi của quý vị. Thật phấn khởi khi thấy các quốc gia hợp tác để hỗ trợ những người mà tính mạng đang bị ảnh hưởng bởi các tình trạng liên quan đến sự thay đổi khí hậu.

Quebac, Ontario cộng tác để giải quyết hâm nóng toàn cầu

Hai tiểu bang của Gia Nã Đại đặt mục tiêu để giải quyết nạn khí hậu thay đổi. Hai tiểu bang Ontario và Quebec đã hành động để giải quyết khí hậu thay đổi, trước khi chương trình quốc gia được tuyên bố. Hai tiểu bang lớn nhất này đồng ý giảm khí thải nhà kính bằng cách đề ra chương trình giới hạn-và-mậu dịch dựa vào thị trường. Hệ thống mới, dự định có hiệu lực vào năm 2010, sẽ giới hạn mức khí thải của các công ty và bắt buộc họ phải trả tiền phạt cho số lượng vượt trên giới hạn đến những công ty nằm trong mức hạn định. Đó thật là tinh thần xanh, thưa Ontario và Quebec. Mong mục tiêu của quý vị khích lệ nhiều người khác tình nguyện hành động hôm nay để cứu hành tinh.

NHIỀU NƠI của Bờ Đông đang thiếu nước.

Hạn hán ở Úc Đại Lợi lan đến tiểu bang Tasmania. Khi ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu tiếp tục được ghi nhận trên khắp quốc gia Úc Đại Lợi, các vùng ven biển của tiểu bang đảo cực nam của quốc gia hiện đang trải qua đợt hạn hán tệ nhất trong lịch sử được ghi lại. Hội đồng thành phố của Glamorgan Spring Bay ở Tasmania có thể sắp sửa tuyên bố tình trạng khẩn cấp, vì mực nước Sông Prosser trong vùng dự kiến chỉ có thể cung cấp nước cho 70 ngày nữa. Thị trưởng Bertrand Cadart tuyên bố: “Chúng tôi cầu nguyện cho một cơn mưa thật lớn.” Chúng tôi xin cùng ông và người dân Tasmanian cầu nguyện với nhau, thưa Thị trưởng Cadart. Xin trời mưa ban phước lành rải lên Úc Đại Lợi, khi chúng ta hành động mau lẹ để cứu hành tinh thoát khỏi ảnh hưởng thay đổi khí hậu.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/161

Nhím Hoàng Kim
03-27-2010, 10:29 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=162&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v

Có phải đến lúc chuyển sang ăn chay ?

Ăn chay để giảm giá thực phẩm -- trưởng ban khí hậu LHQ tuyên bố. Tuần này, hội nghị về thay đổi khí hậu ở Đức chú trọng đến vấn đề nhiên liệu sinh học làm cho giá thực phẩm leo thang. Bí thư Điều hành của Ủy ban Cơ cấu về Khí hậu Thay đổi thuộc Liên Hiệp Quốc, Yvo de Boer, cho thấy rằng phần lớn của lý do dẫn tới giá thực phẩm tăng cao là do việc dùng ngũ cốc để nuôi thú lấy thịt. Bí thư de Boer tuyên bố: “Giải pháp tốt nhất là tất cả chúng ta đổi sang ăn chay.” Chúng tôi xin tri ân quan điểm của ông về vấn đề tối quan trọng này, thưa ông de Boer. Mong tất cả chúng ta cùng nhận thức rằng ăn chay là sự chọn lựa tốt nhất để giảm giá thực phẩm và đảo ngược nạn hâm nóng hoàn cầu.

Ngày Môi sinh kêu gọi chấm dứt nghiện thán khí

Từ Tunisia đến Thái Lan, Hy Lạp, Pakistan, khắp Mỹ châu và Úc Đại Lợi, Ngày Môi sinh Thế giới vào ngày 5 tháng 6 đã được kỷ niệm bởi học sinh thuộc mọi lứa tuổi, công ty thuộc mọi quy mô, và các lãnh đạo ở mọi cấp bậc. Các lễ kỷ niệm bao gồm xây vườn, trồng cây, và tìm hiểu điều mới mẻ về tác động hàng ngày của chúng ta trên môi sinh. Các hoạt động chính của năm nay đã diễn ra tại quốc gia tổ chức là Tân Tây Lan. Truyền Hình Vô Thượng Sư đã đến quốc gia trên cho tường trình đặc biệt này.

SupremeMasterTV: Chúng ta đang có mặt trong một sinh hoạt quan trọng được tổ chức tại Bảo tàng viện Tepapa ở Wellington, thành phố thủ đô của Tân Tây Lan, nơi tổ chức Ngày Môi sinh Thế giới năm nay. Chúng ta sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo trong một cuộc họp báo đặc biệt nhằm giải quyết cơn khủng hoảng lớn nhất trực diện nhân loại hiện nay: sự thay đổi khí hậu.

Ông Trevor Mallard đáng kính Khí hậu thay đổi, Bộ trưởng Môi sinh Tân Tây Lan: Quả là một niềm vui cho Tân Tây Lan và là niềm vinh hạnh cho chúng tôi khi tổ chức một sinh hoạt đặc biệt như vậy.

SupremeMasterTV: Các vị khách đặc biệt tại cuộc họp báo hôm nay bao gồm Tiến sĩ Rajendra Pachauri, chủ tịch Ban Thay đổi Khí hậu Đa Quốc gia của Liên Hiệp Quốc, ông Trevor Mallard đáng kính, Bộ trưởng Môi sinh, và tổng thống Tong của quốc đảo Kiribati.

ÔngTrevor Mallard đáng kính, Bộ trưởng Môi sinh; và Chủ tịch Tong của Kiribati:Nếu cộng đồng quốc tế, các quốc gia khác nhau không từ bỏ thói quen thải ra thán khí thì sẽ có nhiều nước khác gặp nguy hiểm.

Ông Achim Steiner, Dưới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và giám đốc điều hành Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc: Và đây chỉ là khởi đầu của tác động hữu hình của sự thay đổi khí hậu. Phần vô hình, những việc nhỏ mà chúng ta không nhất thiết hiểu rõ đang diễn ra chung quanh chúng ta, cũng đang phát triển.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cách quan trọng nhất để thực hiện chủ đề của sinh hoạt năm nay và “bỏ thói quen thải thán khí” bằng cách bớt ăn thịt. Tiến sĩ Rajendra Pachauri, trưởng Ban Thay đổi Khí hậu Đa Quốc gia của Liên Hiệp Quốc, đã nói chuyện vể giải pháp then chốt này trong cuộc họp báo.

SupremeMasterTV: Từ đài Truyền Hình Vô Thượng Sư, xin được hỏi Tiến sĩ Pachauri rằng: ông đã có lần đưa ra một thỉnh cầu là “Xin bớt ăn thịt; thịt là loại hàng hóa tạo ra rất nhiều thán khí.” Xin ông vui lòng giải thích cho quý khán giả toàn cầu về việc bớt ăn thịt sẽ giúp kiềm hãm nạn hâm nóng toàn cầu thế nào?

Tiến sĩ Rajendra Pachauri, Chủ tịch của Hội đồng Liên Chính phủ Thay đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc: Nếu quý vị xem xét toàn bộ tiến trình sản xuất thịt, hãy bắt đầu từ việc giết hại thú vật. Thịt phải được bảo quản trong môi trường lạnh, và ngày nay, đây là ngành kinh doanh toàn cầu, chúng ta không chỉ cần phải ướp lạnh tại nguồn mà còn cần phải ướp lạnh trong quá trình chuyên chở. Rồi tất cả lượng thịt được trữ trong kho, và từ đó đi đến các cửa hàng bán lẻ. Tại những nơi bán lẻ này, thịt lại được giữ trong tủ lạnh.

Người mua thịt thì mua rất nhiều một lần và mang về nhà. Tủ lạnh ngày càng có ngăn đông lạnh lớn hơn. Tại sao vậy? Vì quý vị cần phải bảo quản thịt. Và tôi thậm chí chưa nói đến việc phát hoang rừng để lấy đất trồng cỏ. Do đó, nếu quý vị nghĩ đến toàn bộ tiến trình này, toàn bộ chu trình sản xuất và tiêu thụ thịt, thì thật là khổng lồ về khía cạnh thán khí thải. Do đó, tôi luôn nói rằng nếu quý vị bớt ăn thịt, quý vị sẽ khỏe mạnh hơn và tinh cầu sẽ lành mạnh hơn!

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Sau đó Tiến sĩ Pachauri đã nhận lời phỏng vấn với Truyền Hình Vô Thượng Sư, chia sẻ nhiều lời khuyên hơn.

Tiến sĩ Rajendra Pachauri, Chủ tịch của Hội đồng Liên Chính phủ Thay đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc: Tôi nghĩ sẽ giúp được cộng đồng thế giới rất nhiều nếu chúng ta bớt ăn thịt. Nhưng tôi chỉ nhấn mạnh một sự thật, đó là toàn bộ chu trình sản xuất thịt là một diễn tiến tạo ra rất nhiều, rất nhiều thán khí thải. Tôi sẽ kêu gọi Ăn chay, Chuyển Xanh, và Cứu vãn tinh cầu! Và tôi muốn nói điều này với đài Truyền Hình Vô Thượng Sư: Chúc quý đài lời tốt lành nhất cho nỗ lực hướng đến một thế giới bền vững. Xin cám ơn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn Tiến sĩ Rajendra Pachauri và tất cả các nhà lãnh đạo quan tâm đến tương lai của khí hậu và môi sinh trên thế giới. Mong tất cả chúng ta khởi sự thực hiện nỗ lực giảm lượng thán khí thải bằng cách chuyển sang chế độ ăn dùng rau cải lành mạnh hơn.

Canberra được trung tâm khí hậu thay đổi đầu tiên trên thế giới

Úc Đại Lợi khai mạc trung tâm nghiên cứu về thay đổi khí hậu hợp pháp đầu tiên. Tọa lạc tại Đại học Quốc gia Úc Đại Lợi (ANU) ở Canberra, một thông báo từ đại học nói rằng: “Trung tâm ANU cho Luật và Chính sách Khí hậu được thiết lập để đáp ứng với ý thức tăng gia về khía cạnh luật pháp đối với hâm nóng hoàn cầu.” Trung tâm này sẽ cống hiến các môn học cao đẳng về khí hậu thay đổi, bao gồm luật quốc tế, kiện tụng liên hệ đến khí hậu, khích lệ năng lượng bền vững và điều hành thán khí thải trong ngành giao thông và lâm nghiệp. Thán phục thay cho ANU và Úc Đại Lợi. Chúng tôi vô vàn tri ân viện đầu tiên này, đã chú tâm đến chính sách và quyết định toàn cầu có ảnh hưởng đến tương lai của hành tinh. Cầu mong những sinh viên và nghiên cứu gia của quý vị là các tiếng nói thông minh và cao cả giúp khích lệ thêm nhiều giải pháp hầu cứu vãn căn nhà hành tinh quý báu.

Anh quốc tặng 894 triệu Mỹ kim để giảm khủng hoảng thực phẩm

Hội nghị về thực phẩm vận động quyên 3 tỷ Mỹ kim. Các nhà lãnh đạo và đại diện của họ từ khắp nơi trên thế giới đã họp mặt tại Rome, Ý, trong tuần này để tìm kiếm giải pháp cho cơn khủng hoảng thực phẩm hiện thời. Cuộc họp do Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) bảo trợ đang cố gắng hoàn thành kế hoạch để huy động viện trợ trong thời gian ngắn, giảm bớt rào cản mậu dịch, và thúc đẩy nông nghiệp ở các quốc gia có nguy cơ đói kém cao nhất. Các mạnh thường quân hứa tặng tổng cộng 3 tỷ Mỹ kim, gồm Tây Ban Nha, Anh và Tân Tây Lan.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon đã bày tỏ tầm quan trọng của các khoản quyên tặng này và tuyên bố hội nghị kết thúc thành công, cho biết: “Nạn đói làm thoái hóa mọi thứ chúng ta đã đấu tranh trong những năm và thập niên gần đây. Chúng ta có bổn phận phải hành động ngay bây giờ và thống nhất.” Thiên Đàng gia ân và xin cảm tạ UN FAO, và tất cả mạnh thường quân cho sự ủng hộ hợp nhất để cố gắng bảo đảm những người đói kém trên thế giới được nuôi dưỡng. Cầu nguyện có một thế giới nơi mọi người có đủ dinh dưỡng với cuộc sống an lạc và hòa bình.

Miền đông nam Tây Ban Nha thành đất sa mạc

Nạn hâm nóng toàn cầu biến miền nam Tây Ban Nha thành đất sa mạc khô cằn. Trong tỉnh Murcia, các gia đình được phân phát chỉ 30% lượng nước mà họ thường nhận được, khi nguồn nước địa phương eo hẹp dần và nước đến từ miền bắc Tây Ban Nha giảm sút do sự thiếu hụt trong vùng. Các nông gia đang cố gắng thích nghi bằng cách trồng mùa màng dùng ít nước hơn. Barbara Helferrich, phát ngôn viên cho Ban Giám đốc Môi sinh của Liên Hiệp Âu Châu, nói rằng: “ Nước sẽ là vấn đề môi sinh trong năm nay. Vấn đề này thật khẩn cấp và ngay tức thời.” Chúng tôi cầu nguyện cho người dân Tây Ban Nha được gia trì với mưa và các biện pháp bảo tồn để tăng thêm nguồn nước nuôi dưỡng đời sống. Mong chúng ta cố gắng sống bền vững hơn vì lợi ích của chính đời sống mình và các láng giềng trên hành tinh.

Môi sinh 'quan trọng hơn kinh tế'

Kinh tế ít quan trọng hơn là môi sinh. Trong một buổi phỏng vấn với đài Thông tin BBC, Tổng Thư ký của Tổ chức cho Cộng tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Angel Gurria, bày tỏ sự quan tâm của ông rằng thay đổi khí hậu là quan trọng hơn nhiều so với các vấn đề kinh tế ngắn hạn. Với nghị quyết Kyoto đã đặt mục tiêu cho khí thải nhà kính, hết hạn vào năm 2012, ông Gurria kêu gọi các cường quốc ủng hộ tài chánh cho các quốc gia đang phát triển để họ trở nên thân thiện môi sinh hơn. Ông cũng khích lệ tất cả các quốc gia tham dự vào hiệp ước tương lai, để cứu hành tinh vì lợi ích chung. Thưa Ngài Tổng Thư ký, chúng tôi tri ân cho sự minh định của ông về tầm quan trọng của việc hồi phục căn nhà hành tinh. Mong tất cả các quốc gia cùng nhau giải quyết mối quan tâm chung là ngưng sự thay đổi khí hậu.

Thượng Hải chú tâm đến không khí và nước sạch

Thượng Hải ở Trung Quốc chú tâm đến không khí và nước sạch. Các hành động dự định bởi Văn phòng Bảo vệ Môi sinh của thành phố này bao gồm cải tiến hoặc đóng cửa các nhà máy điện, phát triển cơ sở trị liệu rác, và giám sát các công ty địa phương để cải thiện hồ sơ sinh thái của họ. Vào năm 2010, thành phố kỳ vọng giảm thiểu ô nhiễm nước cũng như bớt thải khí lưu huỳnh (SO2) độc hại. Thán phục thay Thượng Hải, cho các mục tiêu xanh cao cả. Mong rằng các hành động có ý thức về môi sinh của quý vị hồi phục sự trong sạch cho tài nguyên tối quan trọng này, để mọi người được lợi ích.

Đài Khám Phá giới thiệu đài sinh thái mới.

Đài Khám phá giới thiệu đài sinh thái mới. “Hành tinh Xanh” đã khai mạc với nhiều chương trình phát hình 24 giờ, 7 ngày trong tuần ở Hoa Kỳ. Các tiết mục bao gồm “Greenovate,” với nhiều sáng kiến đổi mới giúp tiết kiệm tiền và giảm ảnh hưởng môi sinh; “Hollywood Xanh,” về các tài tử và tiết mục xanh, và “Sống với Ed,” 1 chương trình với nam tài tử ăn chay có ý thức sinh thái Ed Begley, Jr. Chủ tịch đài Hành tinh Xanh Eileen O’Neill phát biểu: “Hiện nay là lúc nguy cấp cho sức khỏe của tinh cầu. Người ta đang tụ tập kêu gào ngoài kia, và bây giờ chúng ta thật sự sẽ đưa việc này đến tư gia của khán giả để truyền cảm hứng cho họ hầu tạo nhiều thay đổi trong cư gia và lối sống của họ.” Xin thán phục Đài Khám phá đã mang ý thức xanh đến với công chúng. Xin chúc lời tốt đẹp nhất cho thành công của quý đài. Mong nhiều khán giả được khích lệ bởi các tiết mục của quý đài để cứu tinh cầu!

Nga tác động đến sự cởi mở về năng lượng sạch

Nga cam kết ủng hộ năng lượng sạch. Tại hội nghị giữa các viên chức cao cấp hôm thứ ba, Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev, hứa dành riêng ngân sách chính phủ để tài trợ các dự án năng lượng bền vững. Ông nói rằng: “Tôi không thể quên lãng sự cần thiết để kiểm tra toàn bộ hệ thống trách nhiệm về sinh thái.” Ngày hôm sau, Sergei Mironov, Chủ tịch Thượng viện, nhấn mạnh nhu cầu thiết lập giới hạn để giảm khí thải nhà kính và ô nhiễm. Chúng tôi chân thành cảm tạ Ngài Tổng thống và các nhà lãnh tụ của Nga, cho hành động ủng hộ hầu bảo vệ con người và hành tinh quý báu khỏi ảnh hưởng tai hại của sự thay đổi khí hậu. Cầu mong Nga tiến triển nhanh chóng trong các khởi xướng xanh.

Cuộc vận động chống thực phẩm thịt để cứu tinh cầu

PETA kêu gọi áp dụng dinh dưỡng không-thịt ở Ấn Độ. Hội Con người Đối xử Nhân đạo Đối với Thú vật (PETA) tổ chức buổi tập họp tại thành phố thủ đô Bhopal của tiểu bang Madhya Pradesh, hầu chuyển đạt thông điệp rằng cách dễ và mau nhất để giúp môi sinh toàn cầu là ăn trường chay. Nikunj Sharma, điều kết viên cho PETA nói rằng: “Rất có thể, cách tốt nhất để giảm hâm nóng toàn cầu trong đời này của chúng ta là giảm bớt hoặc bỏ hẳn việc tiêu thụ sản phẩm từ thú vật.” Ông cũng nêu lên tường trình của Liên Hiệp Quốc rằng sản xuất thịt chịu trách nhiệm cho lượng khí thải nhà kính lớn hơn lượng khí thải đến từ mọi giao thông trên toàn cầu. Chúng tôi cảm tạ PETA đã lên tiếng và thức tỉnh của con người về vấn đề thiết yếu này, vì lợi ích của các bạn thú, hành tinh và nhân loại. Mong thông điệp của quý vị khai sáng con người để họ thử dinh dưỡng không-thịt, bổ ích và cứu vãn đời sống.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/162

Nhím Hoàng Kim
03-27-2010, 10:32 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=163&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v

Một triệu người cam kết ăn thực phẩm thân thiện sinh thái ở Formosa

Hơn 1 triệu người Formosa (Đài Loan) cam kết ăn chay để cứu tinh cầu. Kể từ tháng 4 khi cuộc vận động “Không Thịt, Không Nhiệt” khởi sự, giới truyền thông đã quan tâm theo dõi khởi xướng phổ biến này. Hiện nay, sau chưa đầy hai tháng, người ta hầu như có thể nghe Mẹ Địa Cầu hoan hô khi hoạt động về hâm nóng toàn cầu đặc biệt này đã cho thấy kết quả.

Người đọc tin, Da Ai TV Evening News: Việc khuyến khích hoạt động ký đơn kiến nghị về việc “ăn chay để giảm thán khí thải” đã có số chữ ký vượt trội là 1,18 triệu người. Người kiến nghị đại diện cho những người sẵn sàng ăn chay để giảm nhẹ cơn khủng hoảng thế giới.

Người đọc tin, Da Ai TV Noon News: Mỗi người đổi từ ăn thịt sang ăn chay trong 1 ngày có thể cắt giảm 4,1 kí-lô thán khí.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: “Không Thịt, Không Nhiệt” đã vượt mục tiêu có 1 tập hợp 1 triệu tham dự viên trước ngày 5 tháng 6, tức là trùng với Ngày Môi sinh của Liên Hiệp Quốc. Những người tổ chức phong trào này đại diện cho một liên minh gồm nhiều tình nguyện viên trường chay và các nhóm ủng hộ sinh thái, kể cả Hội Quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư.

Tiếng nói qua máy phóng thanh: Đừng ăn thịt. Càng nhiều người ăn chay, Địa Cầu sẽ càng mát mẻ hơn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Khi đến với người dân địa phương, tình nguyện viên đã giải thích mối liên hệ giữa dinh dưỡng chay, tức chế độ ăn không thịt, và việc bảo vệ môi sinh. Phản ứng của công chúng rõ ràng là rất tích cực, nhất là các trẻ em. Nhiều em thích ý tưởng là tạo một sự khác biệt lớn với thán khí thải cùng lúc giúp chính mình khỏe mạnh. Với nhiều người khác, giá trị từ bi của lối dinh dưỡng chay là điều thu hút họ.

Shi Chuang-Fa, Thư ký của Hội Người Bảo tồn Đời sống: Điều này tượng trưng cho 1 giá trị chung trên thế giới, Giá trị chung này ám chỉ giá trị của lòng tôn trọng đối với tất cả chúng sinh.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Có lẽ điều làm cuộc vận động này còn đặc biệt hơn nữa là số lượng lớn các viên chức chính phủ, gồm cả thị trưởng Thành phố Đài Bắc, đã ủng hộ và cũng đã ký tên.

Lin Hung Chih, Nhà lập pháp Formosan (Đài Loan): Trong tương lai, chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ khích lệ thêm công nghiệp sản xuất sản phẩm chay.

Tien Chiu Chin, Nhà lập pháp Formosan (Đài Loan): Thành công của chúng tôi chứng minh là người dân Đài Loan quan tâm và sẵn sàng làm gì đó về nạn hâm nóng toàn cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúc mừng Formosa (Đài Loan) cho thành công to lớn của quý vị trong phong trào “Không Thịt, Không Nhiệt” toàn quốc. Với sự hưởng ứng hết lòng như vậy đối với lối sống trường chay, chắc chắn quý vị đang trên đường tiến nhanh tới một xã hội thật sự bền vững, lành mạnh và thương yêu.

Các chuyên gia về sự đa dạng sinh học nhấn mạnh vấn đề nhiên liệu sinh học và thịt.

Các chuyên gia về sự đa dạng sinh học nhấn mạnh vấn đề nhiên liệu sinh học và thịt. Hội nghị quốc tế về sự đa dạng sinh học được tổ chức tại Bonn, Đức, đã kết thúc vào hôm thứ sáu sau tròn hai tuần với một thỏa thuận nhất trí. Nhiều biện pháp hiện đang được áp dụng để giúp bảo vệ tốt hơn các loài thực-động vật khỏi sự thay đổi khí hậu thông qua việc hợp tác toàn cầu.

Mutuma Kathurima, Đại sứ Kenya đến Đức, Tham dự viên Hội nghị Đa dạng sinh học Liên Hiệp Quốc: Tôi nghĩ thế giới đang thấy việc chúng ta hợp tác là quan trọng thế nào.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trong hội nghị này, Na Uy và Đức đã tuyên bố hàng trăm triệu Âu kim để hỗ trợ thêm cho việc bảo tồn rừng cây ở các quốc gia khác. Tâm điểm của cuộc thảo luận là việc sử dụng không hữu hiệu và mang tính phá hoại vùng đất rừng để trồng mùa màng nhằm sản xuất nhiên liệu sinh học bất bền vững và nuôi gia súc.

Christine v. Weizsäcker, Nhà sinh vật học tại Đức, chuyên gia đa dạng sinh vật học: Lý do gây ra mất mát sự đa dạng sinh học có liên quan đến mô hình sản xuất và tiêu thụ của chúng ta. Và như đã được trình bày ngày càng nhiều trong các cuộc đàm phán, phương thức sử dụng đất nông nghiệp toàn cầu phải được kiểm tra.

Martin Kaiser, Phát ngôn viên Greenpeace và chuyên gia về rừng mưa: Vấn đề sản xuất hoặc tiêu thụ bền vững hiện đang được giải quyết khẩn cấp trên bình diện quốc tế. Và về vấn đề tiêu thụ thịt, một lần nữa rất quan trọng để kêu gọi mỗi người giảm bớt 1 hoặc 2 ngày ăn thịt, vì việc này thật sự là một đóng góp rất quan trọng.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Thịt và việc sản xuất một số loại nhiên liệu sinh học cạnh tranh với ngũ cốc có thể được trực tiếp tiêu thụ bởi con người. Với giá thực phẩm leo thang hiện nay, việc này khiến nhiều chuyên gia lo lắng.

Martin Kaiser, Phát ngôn viên Greenpeace và chuyên gia về rừng mưa: Một người phải đóng góp bằng cách hy sinh một chút thịt, để có thêm thực phẩm cho nhiều người hơn.

Helena Paul, Đồng giám đốc của nhóm nghiên cứu EcoNexus tại Anh quốc và người ăn chay: Việc nuôi gia súc tập trung với loại thực phẩm mà con người có thể sử dụng, với thức ăn cho súc vật mà con người có thể dùng, là điều không thể chấp nhận, là không có hiệu quả.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nghiên cứu gia Anh hàng đầu về việc phát triển nhân loại, Helena Paul, tin rằng nếu chúng ta muốn loại bỏ 1 hệ thống nông nghiệp như vậy, thì phải bắt đầu bằng sự thay đổi từ trong tâm.

Helena Paul: Trong tất cả các phương cách thực tiễn, thậm chí là bớt ăn các hóa chất, đó là một chuyện, nhưng cũng không ăn thịt nữa và bớt bạo lực đối với các đời sống khác, sẽ giúp thay đổi tâm trí và thái độ của chúng ta đối với mọi thứ chung quanh mình.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn các nhà lãnh đạo môi sinh và chính phủ, đang kêu gọi việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm bền vững hơn. Trong mọi việc làm, mong chúng ta luôn nhớ đến nhu cầu to lớn hơn của việc sống hòa hợp với vạn vật quanh mình.

Gia Nã Đại lần đầu tiên trên thế giới áp dụng mục tiêu giảm 80% ô nhiễm vào năm 2050

Gia Nã Đại chấp thuận gia hạn nghị quyết Kyoto. Với luật vừa được thông qua, Đạo luật Trách nhiệm về Khí hậu Thay đổi, Gia Nã Đại trở nên quốc gia đầu tiên trên thế giới gia hạn Nghị quyết Kyoto và đặt mục tiêu để giảm khí thải nhà kính xuống 80% dưới mức 1990 vào năm 2050. Mục tiêu ngắn hạn bao gồm giảm 25% vào năm 2020. Jack Layton, lãnh tụ của Đảng Tân Dân chủ cũng là vị bảo trợ luật này, nói rằng: “Luật pháp chúng ta đặt mục tiêu gắt gao nhưng có thể đạt được, sẽ bảo đảm Gia Nã Đại góp phần mình, để tránh cho nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 độ C, là mức nguy hiểm mà các khoa học gia đã cảnh báo chúng ta.” Chúng tôi thành thật ca ngợi Gia Nã Đại cho quyết tâm giảm hâm nóng hoàn cầu. Cầu mong luật của quý quốc báo trước các biện pháp xanh tương tự của quốc gia khác, để bảo tồn địa cầu chúng ta.

Thị trưởng Toronto lãnh đạo nhóm khí hậu quốc tế

Thị trưởng Gia Nã Đại hiện lãnh đạo C40 để đối phó với khí hậu thay đổi. Thị trưởng David Miller của Toronto được bầu làm chủ tịch của Hiệp hội Thành phố Quốc tế, lập vào năm 2005, được ủy quyền để thi hành các biện pháp hầu bảo vệ hành tinh thoát khỏi ảnh hưởng của khí hậu thay đổi. Được biết là C40, nhóm này bao gồm một số thành phố lớn nhất thế giới, như là Luân Đôn, Nữu Ước, Ba Lê, Tokyo, Thượng Hải, Mexico City và Mumbai. Hoan hô Thị trưởng Miller trong chức vị mới của ông. Chúng tôi xin chân thành chúc lời tốt nhất cho vai trò lãnh đạo của ông về vấn đề tối hệ trọng này. Mong các thành phố thế giới mau áp dụng các biện pháp thân thiện môi sinh để giữ hành tinh chúng ta được an toàn và bền vững.

Hoa Kỳ đưa ra chính sách bảo vệ Bắc Cực từ kỹ nghệ đánh cá

Hoa Kỳ thực hiện hành động để bảo vệ Bắc Cực. Tuần này, Tổng thống George Bush của Hoa Kỳ ký thuận chính sách quốc gia để ngăn chặn kỹ nghệ đánh cá phát triển thêm tại Bắc Cực. Biện pháp này được đặt ra để bảo tồn và ngăn ngừa thiệt hại thêm cho vùng Bắc Cực, là nhà của nhiều loại động vật hữu nhũ, cá và hải âu, cũng như cộng đồng người bản xứ. Chúng tôi tri ân sự quan tâm ân cần của Tổng thống Bush và tất cả những người góp phần thực hiện chính sách này. Xin thiên đàng ban thưởng sự ủng hộ của quý vị đối với đời sống của loài người, thú vật và môi sinh.

Thái tử Charles kêu gọi thêm nhiều việc được thực hiện về phá rừng

Thái tử Charles kêu gọi lần nữa để lập tức ngưng phá rừng. Trong bài viết đăng trên nhật báo Daily Telegraph cho Ngày Môi sinh Quốc tế, Thái tử của Wales tuyên bố: “Ngừng phá rừng là một trong các cách nhanh chóng và chắc chắn nhất, để làm chậm lại khí hậu thay đổi, và do đó cho chúng ta không gian để hít thở.” Ngài Thái tử tuyên bố đã khai trương một trang mạng điện tử cho Dự án Rừng mưa của ông được thiết lập trước đây, tại PrincesRainforestsProject.org. Trang mạng mới này chia sẻ tài liệu về bảo tồn rừng mưa, bằng cách trả tiền cho các quốc gia đang phát triển để tránh cho rừng bị phá hủy. Chúng tôi tri ân Ngài Thái tử. Cầu mong các nỗ lực của ông giúp giảm thiểu cả hai yếu tố nhu cầu và cung ứng, dẫn đến sự tàn phá rừng mưa trên khắp toàn cầu.

Bỏ thói quen ăn thịt

Thi sĩ người Anh, Benjamin Zephaniah nói rằng đây là thời điểm để đổi sang dinh dưỡng dùng thực vật. Trong bài viết trên nhật báo Guardian cho Ngày Môi sinh Quốc tế, ông Zephaniah, là người ăn thuần chay và cũng là nhà ủng hộ quyền của thú vật, kêu gọi độc giả cứu xét ảnh hưởng môi sinh của việc ăn thịt. Vị thi sĩ này, từng được bầu là một trong những văn sĩ hiện đại có uy tín nhất ở Anh, tuyên bố: “Thật là hữu hiệu và tiết kiệm biết bao nhiêu, khi trồng mùa màng để dùng trực tiếp làm thực phẩm cho con người, thay vì trồng mùa màng để nuôi nông súc và rồi tiêu thụ các thú vật đó.” Chúng tôi tri ân ông Zephaniah và tờ báo Guardian, đã đăng bài viết giá trị này. Mong rằng lời lẽ của ông khích lệ cho tất cả chúng ta đổi sang ăn chay, tức là dinh dưỡng không thịt, để cứu vãn hành tinh.

Greek PM calls environmental crisis greatest challenge facing human beings

Greek leaders call for environmental protection. In observance of World Environment Day, Greek President Karolos Papoulias, Prime Minister Costas Karamanlis, and other leaders presented urgent messages about the importance of protecting the environment. President Papoulias said, “Reversal of the destruction in the environment constitutes the great moral, political and economic challenge of our era. It demands a new way of thinking.” Prime Minister Karamanlis noted that plans for sustainability and environmental protection are being implemented. The day was also commemorated with the planting of 57,000 saplings to reforest Mount Parnitha. Our sincere appreciation, Your Excellencies, for bravely facing the challenges of climate change. Heaven bless your endeavors in leading the country towards a green and sustainable path.

Famous chimpanzee scholar urges everyone to help preserve Mother Nature

Protect Mother Nature, says Dr. Jane Goodall. At an international summit on World Environment Day in north Tanzania, Africa, the world-renowned primate expert addressed representatives from 40 countries, where she called upon nations to play their part in helping protect the environment. Dr. Goodall, who is also a United Nations Messenger of Peace, also cautioned African governments to carefully consider proposals for short-term solutions. She said, “We should make the thoughtful decision to work for a better future.” Our accolades, Dr. Jane Goodall, for your every effort to protect the habitat of beings great and small. May God bless your continued tireless endeavors with abundant returns.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/163

Nhím Hoàng Kim
03-27-2010, 10:35 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=164&goto_url=&sca=sos_3&page=22&url=link2_0&#v

Tuần Đại dương Capitol Hill Giải quyết Ảnh hưởng của Hâm nóng Toàn cầu trên Sinh vật biển và Hệ sinh thái

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ quan tâm đến đại dương và sự thay đổi khí hậu. Ngày 5 tháng 6 đã bế mạc hội nghị chuyên đề 3 ngày ở Hoa Thịnh Đốn, nơi các khoa học gia hàng đầu Hoa Kỳ, nhà ủng hộ việc bảo tồn và nhà lập pháp đã thảo luận về ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu trên đại dương.

Truyền Hình Vô Thượng Sư đã tường thuật về sự kiện này từ thủ đô Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Lara Hansen, Khoa học gia trưởng, Chương trình Khí hậu Thay đổi Quốc tế của Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới: Chúng ta đang tiếp tục gia tăng thán khí thải trên toàn cầu. Chúng ta cần phải giảm loại khí này ở mức lý tưởng là trên 90% bởi vì những vấn đề như sự a-xít hóa đại dương sẽ tiếp tục khi đại dương tiếp tục hấp thu thán khí trong không khí.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Các chuyên gia của Quỹ Hoang dã Thế giới cho biết đời sống trong đại dương chưa bao giờ dễ bị tổn hại như lúc này. Họ nói về các tác động khổng lồ gần đây lên các loài động vật lệ thuộc vào đại dương như gấu Bắc Cực và sư tử biển. Các đề tài khác được nêu lên tại hội nghị bao gồm từ các rặng san hô đến các mảnh vỡ và sự thích nghi trong đại dương.

Một trong các cuộc thảo luận tập trung vào mối liên hệ giữa đại dương và sức khỏe con người. Tiến sĩ Paul Sandifer và nghị sĩ John Kerry là hai thành viên trong buổi thảo luận này. Cuộc đối thoại đã kết thúc với nhiều hành động thực tiễn mà mỗi cá nhân có thể làm để giúp bảo vệ nguồn nước của Địa Cầu và sự sống còn của mọi loài.

Tiến sĩ Paul Sandifer, Khoa học gia Cao cấp, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia, Hoa Kỳ: Chúng ta có thể cẩn thận hơn nhiều khi sử dụng dược phẩm và vứt bỏ chúng, khi sử dụng các hóa chất gia dụng, những thứ thoát ra từ các bãi cỏ, cánh rừng và đồng ruộng của chúng ta.

Nghị sĩ John Kerry, Đảng Dâng chủ – Massachusetts, Hoa Kỳ: Người dân thường có thể làm rất nhiều việc. Chỉ cần chọn lựa khôn ngoan khi mua các sản phẩm. Tìm hiểu trên mạng lưới điện toán về sản phẩm xanh và những việc khác mà họ có thể làm. Bớt lái xe lại, đi xe hữu hiệu hơn, đổi bóng điện, hữu hiệu năng lượng hơn trong nhà, nhạy cảm hơn với lượng thán khí thải, bằng cách này hay cách khác, và tôn trọng môi sinh trong mọi hoạt động mà họ tham gia.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin thán phục các chuyên gia khoa học và nhà lập pháp trong cuộc hội nghị, đã cùng làm việc vì đại dương của chúng ta. Mong tất cả chúng ta đều là quản gia có trách nhiệm trên đất liền và dưới biển để giúp bảo đảm sự sống còn của vô số loài kỳ diệu sinh sống nơi đây.

Thủ tướng ca ngợi Ngày Môi sinh Quốc tế về việc loại trừ chất thải độc hại từ bãi rác của chúng ta

Thế giới trung hòa thán khí là trọng tâm của Ngày Môi sinh Quốc tế 2008. Ngày Môi sinh Quốc tế nhấn mạnh đến giải pháp để loại trừ thán khí thải từ kinh tế và lối sống. Là một trong các quốc gia cam kết một tương lai zêrô thán khí, Tân Tây Lan là quốc gia chủ tọa chính trong năm nay.

Thủ tướng Helen Clark trao tặng Giải Băng Xanh để ca ngợi các công ty và nhóm môi sinh hàng đầu cho những nỗ lực sáng kiến thân thiện sinh thái.

Đài Truyền hình Vô Thượng Sư có mặt tại địa điểm để trình chiếu sự kiện này.

Catherine Ellery, Cố vấn giáo dục môi sinh của Green Rig, Hội đồng Thành phố Horizons: Đây là xe bán-vận tải với rờ mọc được ráp tại Manawatu, để đem thông điệp bền vững đến cộng đồng rộng lớn hơn, đến trường học, nhóm nông gia, và bất cứ ai mà quan tâm để nghe thông điệp này.

Lawrence Zwimpfer, Điều phối viên quốc gia của cuộc vận động thu thập rác thải môi sinh cho Ngày Môi sinh: Chúng tôi thu thập khoảng 50 tấn, chỉ tại nơi đây thôi, chỉ từ một bên thành phố Wellington.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Phi trường Tân Tây Lan, để hoan nghênh các vị khách quý quốc tế tham dự sự kiện hôm đó, cũng tham gia bằng cách chuyển xanh.

Sarah, phát ngôn viên phi trường Auckland: Một vài điều như là: nhân viên sẽ nhận được bóng đèn hữu hiệu, và du khách, 100 khách du lịch được tặng túi đeo thân thiện môi sinh in hình phi trường Auckland với các thông điệp cho Ngày Môi sinh Quốc tế.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tại Christchurch, cây miễn phí được tặng cho công chúng bên ngoài hội trường, nơi ông trưởng ban của Ban Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi thuộc Liên Hiệp Quốc Tiến sĩ Rajendra Pachauri, đích thân trình bày về các cách để đạt mục tiêu trung hòa thán khí, và đề cập về điều mà ông luôn nói, rằng quyết tâm chủ yếu cho sự bền vững là giảm thiểu sự tiêu thụ thịt.

Tiến sĩ Rajendra Pachauri: Sự chọn lựa cá nhân chịu trách nhiệm cho khoảng 50% số lượng khí thải nhà kính. Và đó là tại sao Ban Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi nhấn mạnh trong tường trình, rằng chúng ta đã nhận diện thay đổi lối sống và hành vi là phần quan trọng của biện pháp cắt giảm, cần phải được thi hành. Giảm ăn thịt xuống 50%, và đây là sự ước đoán thấp, tương đương với 700 kí-lô thán khí không thải ra mỗi năm.

Thủ tướng Tân Tây Lan Helen Clark: Và mỗi chúng ta đều tạo sự khác biệt; mỗi chúng ta có thể đóng góp.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi thán phục tất cả mọi người tham dự Ngày Môi sinh Quốc tế 2008. Cầu mong ý thức thân thiện môi sinh lớn rộng thêm mỗi ngày, khi chúng ta hành động nhiều hơn để bảo đảm tương lai bền vững.

Công ty Auntie Litter, Inc. ở Alabama vinh danh Các Giải thưởng Xuất sắc Không khí sạch Hàng năm lần thứ 8 của EPA

EPA vinh danh các tổ chức và cơ quan cho nỗ lực xanh của họ. Trong buổi lễ tổ chức tại Hoa Thịnh Đốn, D.C., Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) công nhận các tổ chức xuất sắc, đã góp phần cải thiện chất lượng không khí và giảm thiểu thải khí nhà kính. Trong số 11 quán quân thắng giải năm nay của Giải thưởng Xuất sắc về Không khí Trong sạch, là Quận hạt Greenville ở South Carolina và hãng Auntie Litter, Inc. ở Alabama, qua sự tham gia vào cộng đồng và thông tin công chúng về sự quan trọng của không khí trong sạch.

Ba cơ sở khác được vinh danh với Giải Ngôi sao Năng lượng Hỗn hợp Điện và Nhiệt (CHP) cho sự xây dựng hữu hiệu của hệ thống CHP, tiết kiệm từ 20% đến 30% về nhu cầu điện. EPA cũng vừa tuyên bố một chương trình giám sát rộng lớn hơn cho các bãi biển và vịnh ở Nữu Ước và New Jersey, nhằm bảo vệ đời sống của con người dùng các nơi này. Chúc mừng và đa tạ tất cả quán quân và EPA, cho sự tham gia đáng giá của quý vị để bảo vệ môi sinh chúng ta. Mong có thêm nhiều biện pháp xanh như vậy để giúp giảm bớt ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu hầu tạo một tương lai bền vững.

Trung tâm cho Kỹ thuật Ít Thán khí Trong Cao ốc Bố trí để Chống Khí hậu Thay đổi

Trung tâm mới cho kỹ thuật xây cất xanh tìm được nhà ở Anh. Trung tâm cho Năng lượng Hữu hiệu và Tái tạo Trong Cao ốc, được xây cất tại Đại học South Bank ở Luân Đôn, sẽ cung cấp một nơi để giáo huấn và nghiên cứu, cũng như là cơ sở để trình bày cho công chúng xem. Với những kỹ thuật như điện quang, nhiệt lượng từ mặt trời và năng lực gió, cao ốc sẽ được làm mát và sưởi ấm với năng lượng địa nhiệt.

Thị trưởng Luân Đôn Boris Johnson hoan nghênh trung tâm này, nói rằng: “Trung tâm tân kỹ thuật hào hứng này... thật rất đặc biệt bởi nó cung cấp cơ sở nghiên cứu và giáo huấn, nhưng cũng cho con người thấy được, thực hành, cách thức kỹ thuật có thể sử dụng như thế nào.” Hoan hô Luân Đôn. Thật là đóng góp tuyệt diệu cho tương lai xây cất cao ốc bền vững. Mong trung tâm này sẽ là một bước tiến quan trọng để đạt đến việc xây cất và kỹ thuật thân thiện môi sinh cho tất cả các cao ốc.

Mã Lai Á giúp Riau 'làm sạch không khí'

Mã Lai Á trợ giúp Nam Dương hồi phục môi sinh. Mã Lai Á tặng 600.000 Mỹ kim để huấn luyện hành động bền vững, bao gồm cải thiện đất than bùn, các hệ thống báo động sớm về bụi mù, và các cách thay thế để dọn dẹp và đốt cháy. Bộ trưởng Môi sinh và Nguyên liệu Thiên nhiên của Mã Lai Á, Datuk Douglas Unggah Embas, nói rằng: “Chúng ta thấy khí hậu thay đổi như một thử thách mà chúng ta phải giải quyết trong bối cảnh của sự phát triển bền vững. Các sự kiện gần đây tại Miến Điện và Trung Quốc chứng tỏ cường độ mạnh mẽ của vấn đề mà chúng ta đối diện ngày nay.” Xin Allah gia trì và xin cám ơn Mã Lai Á đã đại lượng trợ giúp nước láng giềng hồi phục không khí trong sạch và hạn chế thán khí thải. Cầu mong cả hai quý quốc được dồi dào sức khỏe và đẹp đẽ xanh tươi.

Nhóm ăn chay kêu gọi ngày Shabbat ít thịt

Ngày Shabbat Ăn Chay giải quyết khí hậu thay đổi. Hội Ăn chay Do Thái Bắc Mỹ hiện đang khích lệ chế độ ăn không thịt giữa dân Do Thái bằng cách thiết lập cuối tuần sắp tới là Ngày Shabbat Ăn Chay đầu tiên mỗi năm. Để kêu gọi những tổ chức và giáo đường Do Thái tham dự vào các sự kiện liên hệ đến ăn chay, trưởng ban tổ chức, Tiến sĩ Richard Schwartz, nói rằng: “Chuyển sang dinh dưỡng chay cũng sẽ là cách tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ căn bản của người Do Thái hầu chăm sóc sức khỏe của chúng ta, đối xử với thú vật từ bi, bảo vệ môi sinh, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, và giúp đỡ người đói khát, và từ đó giúp phục hưng Đạo Do Thái.” Chúng tôi xin tri ân sự lãnh đạo tận tâm và từ ái của Tiến sĩ Schwartz. Cầu mong nhiều người trong đạo Do Thái trải nghiệm được lợi ích cho cá nhân và hành tinh trong Ngày Shabbat Ăn Chay, và nhiều hơn thế nữa.

Lấy đi vụ mùa nhiên liệu sinh học khỏi đất liền và trồng ngoài biển

Trồng rong biển có thể là nhiên liệu sinh học hứa hẹn. Ricardo Radulovich, giám đốc của Dự án Sea Gardens tại Đại học ở Costa Rica, tuyên bố rằng nuôi thực vật ở biển, hoặc trồng trọt ở biển, có nhiều lợi điểm so với nông nghiệp trên đất liền, nhất là đối với sự thay đổi khí hậu. Đại dương có rất nhiều ánh nắng mặt trời và nước, nước phế thải sau khi trị liệu có thể được dùng làm phân bón, và đất đai lại có thể được dùng để trồng trọt thực phẩm dành riêng để nuôi người. Cám ơn quý vị đã nhấn mạnh tiềm năng đáng giá của nguồn cung ứng từ biển cho nhiên liệu sinh học. thưa ông Radulovich. Mong rằng rong biển sẽ là lựa chọn bền vững và hệ trọng trong sự tìm kiếm tiếp tục các cách để giảm khí hậu thay đổi.

Toyota phát triển xe hơi tế bào nhiên liệu hydrogen cải tiến

Xe dùng pin nhiên liệu tối tân từ khí hydrô được sáng chế bởi hãng Toyota. Cải tiến từ pin nhiên liệu FCHV mà trước đây chạy được 205 dặm bằng mỗi bình nhiên liệu với tốc độ 97 dặm một giờ, loại pin FCHV-tối tân với zêrô khí thải, dùng hydrô để chạy 516 dặm đường vớỉ một bình nhiên liệu ở nhiệt độ có thể xuống tới - 30 độ C. Ngoài ra, bình nhiên liệu lớn có mức hữu hiệu nhiên liệu tăng thêm 25%, với pin nhiên liệu và hệ thống thắng cải thiện, đồng thời xe chỉ thải ra nước thôi. Xe dùng pin nhiên liệu được nâng cấp này sẽ sẵn sàng vào cuối năm nay để các tổ chức chính phủ và tư nhân ở Nhật Bản thuê dài hạn. Thật thán phục Toyota cho phát minh nhiên liệu giao thông thay thế thật tài tình. Mong rằng xe tối tân của quý vị sớm giúp xoa dịu mối quan tâm quốc tế về giá nhiên liệu leo thang, cùng lúc làm mát hành tinh với sự du hành zêrô khí thải.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/164

Nhím Hoàng Kim
04-08-2010, 10:16 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=165&goto_url=&sca=sos_3&page=23&url=link2_0&#v

HÀNG TRĂM Ý KIẾN GIẢM THÁN KHÍ TRIỂN LÃM TẠI VƯỜN BÁCH THẢO CỦA CHICAGO

Ngày Môi trường Thế giới soi sáng lối sống xanh hơn. Vườn Bách thảo Chicago tại Illinois, Hoa Kỳ có 26 khu vườn ngoạn mục trên 385 mẫu đất.

Sophia Siskel, Tổng Giám đốc Vườn Bách Thảo của Chicago, phát ngôn viên Bắc Mỹ của Ngày Môi sinh Thế giới 2008: Vườn Bách thảo Chicago nổi tiếng quốc tế về việc bảo tồn thực vật, sinh học và các chương trình sinh thái học bảo tồn và phục hồi.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Khu vườn đã được chọn để đại diện Bắc Mỹ cho Ngày Môi trường Thế giới, 5 tháng 6, của Liên Hiệp Quốc. Ngày này được mở đầu với bài diễn văn về thực phẩm và phí tổn sinh thái.

Ashok Khosla, Lựa chọn Phát triển Phi chính phủ tại Tân Đề Li, Ấn Độ, cựu giám đốc hệ thống thông tin của Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc: Có sự liên quan với việc sử dụng năng lượng và các sản phẩm từ đất. Cho mỗi kí-lô thịt bò quý vị sản xuất, quý vị phải dùng 10 kí-lô ngũ cốc, trong dạng ngũ cốc mà con người có thể ăn được. Cho nên đó là việc sử dụng sản phẩm của thiên nhiên một cách không hữu hiệu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ngoài trời, phong cảnh xanh tươi, là một bối cảnh thích hợp cho hội chợ triển lãm kỹ thuật, không những thân thiện môi sinh mà còn hữu ích những người đang cần nhất.

Ashok Khosla, Lựa chọn Phát triển Phi chính phủ tại Tân Đề Li, Ấn Độ, cựu giám đốc hệ thống thông tin của Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc: Cách chúng ta làm việc này là áp dụng khoa học thật tốt, kỹ thuật tốt, nguyên lý công nghệ tốt để làm những việc có thể cho phép mọi người tạo một cách sinh kế, một việc làm cho bản thân, giải quyết vấn đề của họ và của cộng đồng bằng việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ họ cần và làm việc đó trong một cách không phá hoại môi trường.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Bếp mặt trời này có thể nấu thức ăn cho 6-8 người chỉ dùng năng lượng mặt trời. Lò này không có khí thải và có khả năng giúp hàng triệu người tránh nhu cầu mua và đốt số lượng lớn than củi, vốn có hại cho hệ hô hấp cũng như môi sinh.

Paul Munsen, Chủ tịch Hội Quốc tế Sun Ovens: Quý vị chỉ cần dựng lò lên như vầy, mở lò lên và rồi mở bên trong ra, và quý vị có thể nấu bên trong hộp này. Lò này sẽ đun nóng lên đến 400 độ F. Bếp lửa này có thể nướng, nấu sôi hoặc hấp thức ăn. Thức ăn không bị cháy khi được nấu trong lò mặt trời bởi vì đó là một sức nóng lan rất đều. Nếu lò này được dùng tại 1 quốc gia đang phát triển, sẽ giúp giữ được cây khỏi bị đốn xuống, sự tái tạo dưỡng khí thật sự tạo ra từ cây cối có một ảnh hưởng thật khẳng định.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn Vườn Bách thảo Chicago đã ân cần tổ chức sinh hoạt sinh thái này. Xin ngã nón chào những nhà phát minh và công chúng cởi mở, đã sốt sắng lắng nghe và chia sẻ về những cách bền vững mà chúng ta có thể bắt đầu sống. Mừng cho 1 tương lai xanh, thông minh và thịnh vượng.

Quốc hội Đức áp dụng biện pháp khí hậu

Đức thực hiện thêm các biện pháp để ngừng hâm nóng hoàn cầu. Quốc hội của nước này đặt một mục tiêu mới để giảm thải thán khí xuống 36% vào năm 2020. Trong cùng giai đoạn đó, quốc gia cũng có ý định tăng gấp đôi điện lực xuất phát từ nguồn năng lượng bền vững như gió và mặt trời lên 30%, và gia tăng sử dụng phối hợp nhiệt và điện (CHP) lên 25%. Các nhà lập pháp đang làm luật để cung cấp cơ cấu đánh thuế xe hơi dựa vào lượng khí thải. Thưa Đức quốc, chúng tôi hoan nghênh sự tận tâm của quý quốc cho các mục tiêu chống lại khí hậu thay đổi. Cầu mong đất đai của quý vị phong phú với sức khỏe và vẻ đẹp bền vững hầu phản ảnh các biện pháp được thực hiện để bảo tồn địa cầu yêu dấu này.

Các công ty hàng đầu, Schwarzenegger, Blair khởi xướng cuộc vận động Khí hậu 'Với nhau'

Nhóm Khí hậu khai mạc vận động ở Hoa Kỳ. Với sự ủng hộ của Thống đốc California Arnold Schwarzenegger và cựu Thủ tướng của Anh, Tony Blair, Vận động “Cùng Nhau” của Nhóm Khí hậu đã khởi sự tại Hoa Kỳ. Khởi xướng “Cùng Nhau” được khai mạc năm ngoái tại Vương quốc Anh để giúp giảm thán khí thải xuống 1/2 triệu tấn, và tiết kiệm cho giới tiêu thụ trên 200 triệu Mỹ kim trong hóa đơn điện. Với dự án nhằm khai mạc vận động “Cùng Nhau” kế tiếp ở Úc Đại Lợi, Trung Quốc và Ấn Độ, Tiến sĩ Steve Howard, CEO của Nhóm Khí hậu, tuyên bố: “Khí hậu thay đổi là vấn đề toàn cầu và cần có sự đáp ứng toàn cầu.” Thật là tin phấn khởi. Đa tạ Nhóm Khí hậu và tất cả tham dự viên cho cho nỗ lực đoàn kết để giải quyết mối lo chung về nạn hâm nóng toàn cầu. Vì lợi ích cho tất cả cư dân trên địa cầu, chúng tôi chúc quý vị mọi thành công.

Các công ty chuỗi tiệm cung cấp đang thiết kế một tương lai xanh

Các công ty tái thiết kế chuỗi tiệm cung cấp dựa trên nguyên tắc xanh. Một thăm dò bao gồm 350 kinh doanh trên toàn cầu, được thực hiện bởi hãng nghiên cứu ở Hoa Kỳ, Nhóm Aberdeen, tìm thấy rằng 83% số giám đốc của chuỗi tiệm cung cấp đã thực hiện tái thiết kế xanh cho chuỗi tiệm cung cấp của họ, hoặc cho tiến trình chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ công ty đến giới tiêu thụ. Một số các lý do chủ yếu doanh nghiệp đã làm vậy là để cắt giảm phí tổn, nâng cao trách nhiệm đối với xã hội, và giảm rác thải. Chúng tôi tri ân các công ty và giám đốc chuỗi tiệm cung cấp cho nỗ lực ý thức sinh thái. Mong quý vị đạt được nhiều lợi ích cho cả Mẹ Địa cầu và doanh nghiệp của quý vị qua những biện pháp thương mại bền vững này.

Mưa mùa đông mang hy vọng đến cho nông phu trong mùa thu hoạch

Mưa đem hy vọng đến cho mùa màng ở Úc Đại Lợi. Những cơn mưa mùa đông lên tới trên 50 millimét ở Queensland và miền bắc của New South Wales tại Úc Đại Lợi mang lại hy vọng thu hoạch hoa màu tốt đẹp trong vụ mùa này, nhất là vụ mùa ngũ cốc. Các cơn mưa đặc biệt được hoan nghênh, nhất là khi Úc Đại Lợi đang đối phó với 6-năm hạn hán mà nhiều chuyên gia cho là do nạn hâm nóng hoàn cầu. Trung tâm Khí hậu Quốc gia Úc Đại Lợi hiện nay tiên đoán mưa tại các miền trung phần và đông nam của Úc Đại Lợi vào tuần tới, là điều mọi người hân hoan đón mừng. Xin cám ơn Thượng Đế ban mưa mùa đông tại Úc Đại Lợi và cầu cho điều kiện tiếp tục thuận lợi mang lại mùa màng dồi dào và một hành tinh khỏe mạnh.

ETHIOPIA THỰC HIỆN DỰ ÁN “3 CÂY CHO 3000”

Ethiopia thực hiện biện pháp để kiềm chế ảnh hưởng của khí hậu thay đổi. Diễn thuyết tại hội nghị Liên Hiệp Quốc hôm thứ năm, là Ngày Môi sinh Quốc tế, Tổng thống Ethiopia Girma Wolde Giorgis xác định nỗ lực liên tục của quốc gia ông để giải quyết nạn hâm nóng toàn cầu và bảo vệ môi sinh. Khởi xướng mới nhất của Ethiopia: “3 Cây Cho 3000,” dựa vào dự án trước đây mà kết quả là trồng được trên 6 triệu cây. 3 Cây Cho 3000 sẽ tiếp tục gia tăng diện tích rừng trên khắp quốc gia để giúp ngăn ngừa sa mạc hóa và bảo vệ quốc gia khỏi mô hình thời tiết khắc nghiệt. Hoan hô Ngài Tổng thống và Ethiopia cho các khởi xướng xanh của quý vị. Xin Allah gia trì các nỗ lực của quý vị với tương lai sung túc và bền vững cho người dân Ethiopia đáng yêu.

10 lý do tại sao hữu cơ có thể nuôi thế giới

Đặc san sinh thái học tuyên bố thực phẩm hữu cơ có thể nuôi thế giới một cách bền vững. Ký giả nhân viên cao cấp Mark Anslow và nhà viết văn tự do Ed Hamer kết luận rằng với sự thay đổi thực phẩm chúng ta ăn và phương cách chúng ta trồng trọt hữu cơ có thể cung cấp đủ để nuôi cả thế giới. Nghiên cứu này tiết lộ rằng lối trồng trọt hữu cơ cần ít năng lượng hơn, thường sản xuất hoa lợi cao hơn, và giảm rất đáng kể sự thải ra khí NO (nitrous oxide), một khí nhà kính nguy hiểm mạnh gần gấp 300 lần hơn thán khí. Dựa vào một phân tích về năng lượng, các tác giả cũng tuyên bố rằng con người sẽ cần phải giảm bớt tiêu thụ thịt và sản phẩm từ sữa để sản xuất đủ thực phẩm cho các năm sắp tới, hầu nuôi dân số trên hành tinh. Chúng tôi tri ân sự hiểu biết thấu đáo của các ông Anslow và Hamer. Thật tuyệt diệu khi có thể gia tăng hoa màu lành mạnh và dồi dào và cùng lúc áp dụng cách thức trồng trọt góp phần mang lại đời sống bền vững trên địa cầu.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/165

Nhím Hoàng Kim
04-08-2010, 10:18 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=166&goto_url=&sca=sos_3&page=23&url=link2_0&#v

Thành phố Mễ Tây Cơ trồng cỏ trên mái nhà để chống hâm nóng

Thành phố Mễ Tây Cơ đầu tư vào dự án môi sinh để giảm khí thải nhà kính. Thị trưởng Thành phố Mễ Tây Cơ Marcelo Ebrard tuyên bố rằng các viên chức của thành phố có mục tiêu rõ ràng để giảm thải thán khí xuống 4,4 triệu tấn mỗi năm. Dự án để đạt mục tiêu này bao gồm 5,5 tỷ Mỹ kim để đầu tư vào việc thu thập khí mê-tan từ nơi chôn rác và gia tăng giao thông công cộng. Thêm vào đó, các mái nhà của cao ốc thuộc sở hữu chính phủ sẽ được trồng với cỏ và bụi cây để hấp thu thán khí từ xe hơi và công xưởng. Thật là tiến bộ tuyệt vời. Xin hết sức thán phục Thị trưởng Ebrard và tất cả những ai tham dự để tạo Thành phố Mễ Tây Cơ thân thiện môi sinh hơn bao giờ hết. Với hồng ân Thiên Đàng, cầu mong thành phố yêu dấu của quý vị thấy được bầu trời xanh và vẻ đẹp xanh tươi hồi phục mau lẹ.

Greenpeace - Tàn phá rừng Amazon để sản xuất thịt

Tường trình của Ba Tây xác nhận thịt là động lực chính gây ra nạn phá rừng Amazon. Bài tường trình của Amigos da Terra ở Ba Tây (Hội Bạn Hữu của Địa Cầu), “Thế giới Nông súc,” tìm thấy rằng nuôi nông súc là yếu tố chính của nạn phá rừng Amazon. Tường trình tuyên bố: “Trên thực tế, nếu có yếu tố nào khác có thể liên quan đến sự biến đổi và thay thế các hoạt động nông nghiệp, thay đổi cách sử dụng đất đai trong vùng Amazon, thì đó là hậu quả chủ yếu của việc chăn nuôi. Đó là móng của của các nông súc ở ven rừng, nơi mà ảnh hưởng của sự đầu tư và thay đổi trong cách tiêu thụ thực phẩm và năng lượng, được cảm nhận rõ rệt.” Chúng tôi tri ân Amigos da Terra, cho tường trình rõ ràng rằng sản xuất thịt là lý do hàng đầu gây nên nạn phá rừng Amazon. Chúc chúng ta hành động với Tốc độ của Thượng Đế cứu bộ phổi tối hậu và không thể thay thế được của hành tinh.

10 cách tốt nhất để giúp cứu đại dương

Ngày Đại dương Quốc tế cho một cơ hội để bảo vệ đại dương. Để vinh danh ngày này, tuy không chính thức kỷ niệm bởi Liên Hiệp Quốc và các tổ chức khác vào ngày 8 tháng 6, hội Nature Conservancy ở Hoa Kỳ phát hành danh sách gồm những thay đổi đơn giản mà mọi người có thể làm, để chăm sóc tốt hơn cho các đại dương trên thế giới. Ưu tiên trên danh sách này là giảm thiểu dùng ny-lông, bằng cách đi mua hàng với các túi vải có thể sử dụng lại. Một thay đổi sinh thái khác là thải bỏ chất hóa học đúng cách và không đổ xuống ống rãnh, vì các chất này có thể trôi trực tiếp ra sông và biển. Chúng tôi thành tâm cảm tạ tổ chức Nature Conservancy, đã nhắc nhở đúng lúc để bảo vệ đại dương quan trọng. Xin cầu cho nỗ lực chung của chúng ta để bảo vệ đại dương xinh đẹp sẽ giúp hồi phục sức khỏe và sự sống của bầu sinh quyển.

Vụ mùa của bà tiên đoán mang đến cho tác giả sự tôn trọng mới

Frances Moore Lappe lãnh giải Người Nhân đạo Trong Năm của Tổ chức James Beard. Bà Lappe, tác giả của sách: “Dinh dưỡng cho Hành tinh Nhỏ,” được công nhận bởi Tổ chức James Beard, qua 40 năm viết văn và diễn thuyết của bà, để nói lên những nguyên nhân chính gây nên nạn đói toàn cầu. Bà Lappe là một trong những người đầu tiên nhận thức và cho thấy rằng có đủ thực phẩm trên thế giới để nuôi mọi người. Sách nổi tiếng của bà: “Dinh dưỡng cho Hành tinh Nhỏ,” trình bày thông điệp rằng nạn đói là hiện tượng do con người gây nên, một phần vì mang1/2 ngũ cốc của thế giới để nuôi thú vật lấy thịt. Bà Lappe khích lệ nên ăn chay, có nghĩa là dinh dưỡng không thịt, cũng như đề nghị rằng con người nên lưu ý đến ảnh hưởng môi sinh của mỗi món hàng, đây là một cách để sử dụng tài nguyên địa cầu tốt hơn. Chúc mừng bà Lappe, và cảm tạ bà cho chúng ta thấy rõ liên hệ giữa chọn lựa thực phẩm và giảm bớt nạn đói. Mong rằng thông điệp của bà vang vọng khắp toàn cầu để bảo đảm mọi người được nuôi dưỡng đầy đủ.

11 quốc gia đồng ý thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho thị trường ổn định, khí hậu

11 quốc gia đồng ý hợp tác tiết kiệm năng lượng. Trong cuộc họp của các thành viên quốc gia Bát Cường (G8) cũng như Trung Quốc, Nam Hàn, và Ấn Độ, một hiệp ước đạt được giữa các bộ trưởng năng lượng cho một cơ cấu để cộng tác trong việc ngăn chặn thay đổi khí hậu. Một tân Hiệp hội Quốc tế cho Hợp tác Hữu hiệu Năng lượng sẽ được trình bày tại hội nghị thượng đỉnh G8 vào tháng 7. Hoan hô G8, Trung Quốc, Nam Hàn, và Ấn Độ, đã cộng tác với nhau để tìm cách giảm thán khí thải và làm mát hành tinh. Chúc hội nghị sắp tới của quý vị thành công trong việc thi hành biện pháp đổi ngược nạn hâm nóng hoàn cầu.

Phòng thí nghiệm thiên nhiên cho thấy con đường axít của biển

Mức độ thán thí tăng cao trong không khí làm rối loạn đời sống hải vật. Các khoa học gia từ Đại học Plymouth tại Vương quốc Anh định giá ảnh hưởng của thán khí hấp thụ bởi đại dương, qua sự nghiên cứu các lỗ thông thán khí thiên nhiên ở Biển Địa Trung Hải. Nghiên cứu cho thấy rằng gần các lỗ thông dưới lòng biển này, thán khí khiến nước biển trở nên axít hơn, gây nên sự mất mát sinh học đa diện trong biển, theo tỷ lệ tương ứng với mực độ axít. Đồng thời chất vôi cũng ít đi trong nước cao axít cho nên vỏ ốc sên bị tan rã và san hô ngầm không thể hình thành. Tiến sĩ Carol Turley thuộc Phòng Thí nghiệm Hải vật Plymouth nói rằng: “Điều này có nghĩa rằng cách duy nhất để giảm ảnh hưởng tương lai của sự axít hóa đại dương là giảm thật nhiều và thật cấp tốc lượng thán khí thải ra.” Cám ơn các khoa học gia Vương quốc Anh, cho sự khám phá về vấn đề hệ trọng này. Cầu mong chúng ta mau áp dụng cách thức hữu hiệu, để giảm thải thán khí vì lợi ích của mọi sinh vật trên địa cầu.

Chương trình canh nông thành thị của Cuba thành công vượt bực

Nông nghiệp thành thị ở Cuba giúp quốc gia trở thành tự lập. Sau khi thoát khỏi giai đoạn thiếu thực phẩm cách đây vài năm trước, một số công dân đã khởi sự trồng rau cải trên các mảnh đất trống nhỏ của chính phủ. Các khu vườn thành thị này đã biến đổi cách dinh dưỡng lẫn mức thu nhập của người dân, với trên 350.000 công việc phát xuất từ sự kiện được cung cấp thù lao khá cao. Hoạt động này hiện nay cũng cung ứng đa số rau cải tươi cho Cuba, mà phần lớn được trồng trọt hữu cơ. Thật là một tiến bộ vượt bực, thưa Cuba. Chúng tôi ca ngợi kiểu mẫu thành công xanh của quý vị đã cung cấp cho nhiều người qua sự sử dụng đất đai có sáng kiến và hữu ích.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/166

Nhím Hoàng Kim
04-08-2010, 10:21 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=167&goto_url=&sca=sos_3&page=23&url=link2_0&#v

Sức khỏe con người đặc biệt bị ảnh hưởng bởi khí hậu thay đổi

Địa chất gia cho thấy rõ về sức khỏe con người khi khí hậu thay đổi. Theo như Tổ chức Y tế Thế giới, sự thay đổi khí hậu sẽ có ảnh hưởng trực và gián tiếp đến sức khỏe con người, từ miền nhiệt đới đến Bắc cực. Tiến sĩ Olle Selinus là chuyên gia y khoa của ban Thăm dò Địa chất Thụy Điển, thực hiện nghiên cứu cho Năm Quốc tế Hành tinh Địa cầu thuộc UNESCO.

Tiến sĩ Olle Selenus, chuyên gia địa chất và y khoa: Thuốc men trị liệu đa số vấn đề của môi trường trong nhà và chỗ làm, nhưng chúng ta cũng có môi trường ngoài trời nữa, nghĩa là thiên nhiên cũng ảnh hưởng chúng ta rất nhiều.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Với nhiệt độ thay đổi mau lẹ do sự hâm nóng toàn cầu, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người có thể còn khắc nghiệt hơn.

Tiến sĩ Olle Selenus, chuyên gia địa chất và y khoa: Chẳng hạn, khí hậu không khí ở đây, tại vùng bắc Âu, nếu nhiệt độ tiếp tục gia tăng, chúng ta có thể cũng có bệnh sốt rét trong tương lai, v.v... Cho nên sự liên kết giữa nhiệt độ và các bệnh tật khác nhau rất quan trọng.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Selenus chia sẻ kết luận của thông điệp này với khán giả đài Truyền Hình Vô Thượng Sư.

Tôi tên là Olle Selenus ở Thụy Điển. Tôi làm việc rất nhiều với Năm Quốc tế của Hành tinh Địa cầu, vì trách nhiệm về mặt sức khỏe trên hành tinh địa cầu. Đa tạ quý vị đã giúp làm cho hành tinh này xanh hơn. Điều rất quan trọng, hãy nhớ rằng đây là hành tinh duy nhất chúng ta có. Cho nên, chúng ta phải rất ư cẩn thận với hành tinh này, và nên làm cho nó xanh hơn. Cám ơn quý vị.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi cảm tạ Tiến sĩ Selenus cho sự hiểu biết địa chất sâu xa về sức khỏe bị ảnh hưởng ra sao bởi sự thay đổi trong khí quyển. Mong chúng ta lắng nghe lời chuyên môn của ông và có hành động quan tâm tốt nhất cho sự sinh tồn của hành tinh.

Vương quốc Anh phát minh máy giặt không dùng nước.

Đại học Leeds Xeros Ltd tuyên bố kỹ thuật giặt quần áo với mức tiêu thụ nước và điện trong nhà giảm từ khoảng 13% xuống dưới 2%. Máy giặt mới này, kỳ vọng có mặt trên thị trường vào năm tới, cũng sẽ cùng giá bán như máy giặt thông thường hiện nay. Chúc mừng và cám ơn vô vàn Xeros cho phát minh đầy sáng kiến này. Những sáng chế xanh như trên chắc chắn sẽ giúp bảo đảm tương lai bền vững cho thế giới chúng ta.

Nhật cắt giảm 60-80% thán khí

Nhật Bản tìm cách giảm thật gắt gao lượng thán khí thải. Thủ tướng Yasuo Fukuda tuyên bố rằng mục tiêu của Nhật Bản là giảm thải khí từ 60 đến 80% vào năm 2050. “Khởi xướng Mát Địa cầu” của quốc gia cũng sẽ cung cấp 1,2 tỷ Mỹ kim cho quỹ quốc tế giảm khí thải nhà kính, và dự định các khởi xướng xanh khác như đầu tư vào tân kỹ thuật, tiêu chuẩn xây cất khắt khe, giảm thuế, và vận động giáo dục công chúng. Hoan hô Nhật Bản cho quyết tâm giảm lượng thán khí thải của quý quốc Xin thiên đàng ban phước cho tất cả quốc gia cùng nhau chia sẻ mục tiêu bảo tồn hành tinh xinh đẹp này cho toàn thể chúng sinh.

Phá rừng gây nên sự thay đổi khí hậu nghiêm trọng ở Pakistan.

Cựu Giám đốc của Hội đồng Pakistan cho Nghiên cứu Khoa học và Kỹ nghệ, Tiến sĩ Mirza Arshad Ali Baig, giải thích tại hội thảo gần đây về hâm nóng hoàn cầu ở Karachi, rằng Pakistan hiện đang trở nên nóng hơn, các sông băng phía Đông Hy Mã Lạp Sơn đang thu hẹp và Vùng Châu thổ Indus trở nên nhỏ hơn, với nạn phá rừng là nguyên nhân chính. Ông nêu lên bằng chứng khác rằng Pakistan bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hâm nóng toàn cầu, như thay đổi về mô hình mùa mưa và cường độ của bão lốc ảnh hưởng quốc gia trong những năm gần đây. Chúng tôi tri ân nghiên cứu quan tâm của Tiến sĩ Baig, và cầu rằng Pakistan cùng với tất cả quốc gia khác sẽ cộng tác để khắc phục nạn hâm nóng toàn cầu, hầu hồi phục sự cân bằng mỏng manh của đời sống trên địa cầu này.

Tân Tây Lan trợ giúp dân đảo Kiribati đối phó với nạn khí hậu thay đổi.

Vì mực nước biển dâng cao, khoảng 94.000 người sống trên quần đảo Kiribati nằm ở vị trí thấp, đã phải dời nhà. Tổng thống Kiribati Anote Tong đã bày tỏ lòng tri ân đối với sự trợ giúp của Tân Tây Lan, cho phép các gia đình Kiribati bị ảnh hưởng di trú và hy vọng các quốc gia khác sẽ hành động tương tự. Tân Tây Lan và Kiribati cũng ký tuyên ngôn chung để cung cấp Kiribati 30 triệu Mỹ kim cho các nỗ lực như dự án thành thị bền vững. Xin ca ngợi Tân Tây Lan và xin Thượng Đế gia trì cho sự trợ giúp của quý quốc đối với láng giềng thật sự bị ảnh hưởng vì thay đổi khí hậu.Cầu mong thế giới hành động với tốc độ của Thượng Đế để giải quyết hâm nóng toàn cầu tức khắc nhằm bảo đảm tương lai rực rỡ cho địa cầu của chúng ta và cư dân nơi đây.

Trung Quốc thấy sự mở rộng rừng nhân tạo nhanh chóng

Nỗ lực trồng cây gây rừng tiếp tục mở rộng thêm tại Trung Quốc. Ở Trung Quốc, hơn 50 triệu hécta rừng đã được trồng bởi con người. Trên 30 năm qua, 51,5 tỷ cây đã được trồng, với hơn 2 tỷ cây được trồng bởi 58% dân số vào năm ngoái. Ban Quản trị Lâm nghiệp Quốc gia tuyên bố rằng các diện tích đất rừng tại Trung Quốc đã tăng từ 8,6% trong thập niên ‘50 đến 18,2% hiện nay. Xin hoan nghênh Trung Quốc và tất cả người dân tích cực của quý quốc, cho nỗ lực trồng cây gây rừng trên toàn quốc, để làm đẹp xứ sở quý vị và hồi phục cân bằng cho sinh quyển của chúng ta.

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/167

Nhím Hoàng Kim
04-19-2010, 08:10 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=168&goto_url=&sca=sos_3&page=23&url=link2_0&#v

Kêu gọi cho hành động từ bi thực tiễn ở Cologne , Đức quốc .

Là một trong các thành phố cổ nhất và dồi dào di sản, Cologne cũng là trung tâm dẫn đầu về thông tin và văn hóa. Tuần vừa qua, thành phố trở thành địa điểm để công chúng hiểu biết hơn về những lợi ích của lối sống không-thịt, qua một buổi tập hợp tổ chức bởi các tổ chức bảo vệ thú vật, môi sinh và công bằng xã hội. Mục tiêu chung của họ là nâng cao ý thức về nạn đói toàn cầu.

Juergen Foss, Die Tierfreunde (Hội Bạn hữu của Thú vật): Bởi vì tiêu thụ thịt ở đây, con người ở những nơi khác trên thế giới chịu đau khổ, bị đói và chết đói. Không thể như vậy được.

Regina Kowalzick, thầy giáo Gymnasium Rodenkirchen: Nếu một người quan tâm rằng nhiều người khác chết đói trên toàn cầu, chỉ vì họ không có đủ thực phẩm để ăn, lý do là họ không đủ mùa màng…

Juergen Foss, Die Tierfreunde (Hội Bạn hữu của Thú vật): Chỉ cho 1 kílôgam thịt chúng ta tiêu thụ, mà phải cần khoảng 8 kílôgam ngũ cốc để nuôi thú vật hầu sản xuất thịt.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hiện thời, mùa màng trồng trọt ở nhiều quốc gia được xuất cảng như thức ăn cho thú vật, thay vì trực tiếp dùng để nuôi con người. Nhu cầu cao về ngũ cốc nhập cảng cũng khiến giá cả thực phẩm chủ yếu leo thang.

Jeannine, Tierversuchsgegner Aachen, nhóm chống thử nghiệm trên thú vật: Tất cả đều tương quan, đơn giản chỉ vì quá nhiều thực phẩm bị lãng phí vào việc dùng để nuôi thú vật. Con người có thể trực tiếp tiêu thụ thực phẩm này. Rất nhiều tài nguyên năng lượng cũng bị lãng phí, chẳng hạn như, nước và điện.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Bất cứ cuộc đàm thoại nào về việc sản xuất thịt cuối cùng đều đề cập đến ảnh hưởng của nó đối với việc thay đổi khí hậu.

Nicole Stuebs, Tierrechtsinitiative Rhein-Khởi xướng quyền lời thú vật chính: Thật sự rằng thịt là sát nhân số một của khí hậu. Nó còn tệ hại hơn là xe hơi và phi cơ. Khí mê-tan thải ra từ kỹ nghệ chăn nuôi quả là khổng lồ.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Những ai đi qua đều được khích lệ ăn chay, có nghĩa là dinh dưỡng không-thịt, để góp phần vào việc chấm dứt nạn đói toàn cầu. Mọi người dường như cởi mở và lắng nghe.

Nicole Stuebs: Đồng thời, gần đây, nhiều người ăn thuần chay chỉ vì vấn đề môi sinh. Con người ngày càng nhận ra mối tương quan.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin đa tạ quý vị, những tổ chức viên và du khách tham dự vào sự kiện có ý nghĩa này. Đặc biệt trong thời đại này và hiện nay, điều quan trọng hơn bao giờ hết, là thực hiện lối sống không-thịt. Cầu mong ngày càng có nhiều người ở khắp nơi chuyển sang ăn chay vì lý do từ bi, và để bảo tồn hành tinh của chúng ta.

Các loại hải cẩu xưa nhất đã tuyệt chủng vì sinh hoạt của con người .

Sau khi không nhìn thấy trên 50 năm qua, hải cẩu “đầu trọc” Caribbean, hay Tây Ấn, hiện được coi là tuyệt chủng. Hải cẩu bán nhiệt đới này, từng được tìm thấy rất nhiều tại vùng biển Caribbean, Vịnh Mễ Tây Cơ, và tây Đại Tây Dương, đã bị săn đến tuyệt chủng. 2 loại hải cẩu khác có liên hệ với hải cẩu “đầu trọc,” là Địa Trung Hải và Hạ Uy Di, hiện bị xếp vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ tích cực để tránh cho chúng không bị tuyệt chủng.

Chúng tôi cầu cho có sự bảo tồn của hải cẩu “đầu trọc” Địa Trung Hải và Hạ Uy Di và tất cả loại sinh vật mà sự sinh tồn đang bị hiểm nguy. Mong rằng sự mất mát của Hải cẩu “Đầu trọc” Caribbean nhắc nhở chúng ta về ảnh hưởng lớn lao của hành động của mình đối với địa cầu, và khiến chúng ta tạo một môi trường yêu thương và an toàn cho tương lai.

http://www.ens-newswire.com/ens/jun2008/2008-06-09-02.asp

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/168

Nhím Hoàng Kim
04-19-2010, 08:14 PM
http://img74.imageshack.us/img74/1246/aulaceseloisongmoizg9.jpg

http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=169&goto_url=&sca=sos_3&page=23&url=link2_0&#v

Hội nghị truyền hình với Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư về thay đổi khí hậu .

Các hội viên chúng tôi ở Anh quốc gần đây đã thỉnh mời Thanh Hải Vô Thượng Sư tham dự cuộc hội nghị để thảo luận về các mối quan tâm mới nhất liên quan đến sự tiến triển hiện nay của thế giới trong việc giải quyết thay đổi khí hậu. Mặc dù thời khóa biểu bận rộn, Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư vẫn dành thời gian để trả lời các câu hỏi qua hội nghị truyền hình. Các câu hỏi sau đây đã được soi sáng qua những lời giảng luôn mới mẻ và sâu sắc của Thanh Hải Vô Thượng Sư.

Hội viên của hội từ Anh quốc: Có phải các thiên tai gần đây trên khắp thế giới có liên quan đến việc hàng tỷ thú vật bị giết hại hàng năm cho con người tiêu thụ?

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tất nhiên là như vậy. “Gieo nhân nào, gặt quả nấy.” “Đồng thanh tương ứng.” Trên phương diện khoa học và tâm linh, chúng ta đã được cảnh báo. Cho nên, mọi thiên tai xảy ra trên khắp thế giới dĩ nhiên có liên quan đến sự nhẫn tâm của con người đối với các bạn đồng cư. Đó là cái giá chúng ta phải trả cho những gì mình đã làm đối với các thú vật vô tội, không làm hại chúng ta, cũng là con cái Thượng Đế, được gửi xuống địa cầu để giúp đỡ và mang lại niềm vui cho chúng ta.

Hội viên của hội từ Anh quốc: Kính chào Sư Phụ. Thưa Sư Phụ, nếu thế giới ăn chay 100%, ngay bây giờ, địa cầu mà chúng ta sinh sống sẽ ra sao và điều này có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế thế giới, cũng như những thay đổi này sẽ to lớn chừng nào và sẽ mất bao lâu để thấy ảnh hưởng của những thay đổi này trên môi sinh của chúng ta?

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Nếu thế giới ăn chay 100% ngay bây giờ, thì ảnh hưởng tốt đẹp của việc này sẽ được thấy trong khoảng 60 ngày. 60 ngày.

Hội viên của hội: Ồ!

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Trong vòng 8 tuần, chúng ta sẽ lập tức thấy kết quả. Dĩ nhiên, quý vị cũng sẽ thấy tức thì, gần như là ngay tức khắc, nhưng để thấy toàn bộ, quý vị có thể nhận ra điều này trong vòng 8 tuần.

Hội viên của hội: Ồ!

Thanh Hải Vô Thượng Sư: 8 tuần ngắn ngủi, đúng vậy. Và tinh cầu mà chúng ta sinh sống sẽ như thế nào? Sẽ thành Thiên Đàng trở lại. Đúng vậy, Chúng ta sẽ có hòa bình bất ngờ, sẽ có nhận thức bất ngờ về sự tương đồng giữa tất cả quốc gia, giữa mọi người với nhau, giữa loài người và loài vật.

Hội viên của hội: Thật tuyệt vời. Xin cảm ơn Sư Phụ.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tất cả sẽ trở nên tươi tốt, phong phú hơn. Người ta sẽ thấy vui hơn, ngay cả khi không có lý do. Họ sẽ không biết vì sao họ cảm thấy hạnh phúc. Và sẽ có đủ thực phẩm ở khắp mọi nơi. Sông ngòi sẽ luân lưu, dồi dào trở lại. Thiên tai sẽ chấm dứt. Thiên Đàng sẽ gia ân cho nhân loại và những lời chúc lành sẽ được viên thành. Đó là một hình thức Thiên Đàng, đúng vậy. Nếu chúng ta ăn chay, tất cả mọi người trên tinh cầu này, thì kết quả sẽ như vậy. Đây là điều chúng ta mong ước, phải không?

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã chia sẻ thông điệp đầy hy vọng tuyệt vời này. Thật vậy, cầu mong thêm nhiều người sớm ăn chay, lối dinh dưỡng giúp mang lại sự sống, nghĩa là không ăn động vật, và do đó lựa chọn con đường nhiều phước báu để lập tức gặt hái sự an vui.

Mực độ phá rừng cao nhất từ 50 năm qua ở Tân Tây Lan .

Tường trình Thường niên Diễn tả Rừng Quốc Gia Đẹp Kỳ Diệu của Bộ Nông Lâm nghiệp Tân Tây Lan, tiết lộ rằng mất mát rừng năm 2007 là cao nhất trong 50 năm qua ở Tân Tây Lan. Kể từ năm 2003, nhiều cây bị đốn ngã hơn là được trồng, với riêng năm ngoái đã mất đến 13.600 hécta, tức là 3,4 triệu cây. Bộ này cũng tuyên bố rằng phá rừng như vầy dẫn đến sự thải thêm thán khí vào khí quyển tổng cộng 10 triệu tấn.

Xin đa tạ Bộ Nông Lâm nghiệp cho báo động đáng lo ngại về khí hậu thay đổi. Chúng tôi chúc lời tốt nhất cho năm nay và các năm tới, để đánh dấu sự bắt đầu của khuynh hướng tái trồng cây, hầu bổ sung rừng xanh tươi và tối quan hệ của quốc gia.

http://www.scoop.co.nz/stories/PA0806/S00135.htm

Đá Bắc Cực tan rã ảnh hưởng đến thềm băng .

Các nghiên cứu gia từ Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu Khí quyển (NCAR) và Trung tâm Tài liệu Tuyết và Băng đá Quốc gia (NSIDC), tại Colorado, Hoa Kỳ, khám phá liên kết giữa các dải băng đá tan nhanh với nhiệt độ tăng cao của thềm băng. Trong mùa thu năm 2007, các dải băng đá Bắc Cực tan rã trên 30% cao hơn mức trung bình, trong khi nhiệt độ của vùng thềm băng ở Alaska và nhiều phần ở Gia Nã Đại tăng thêm hơn 2 độ Celcius so với trung bình trước đây. Nếu đà này tiếp tục, mặt đất thềm băng sẽ tan và bất ổn định, có thể đưa đến sự thải ra hàng tỷ tấn thán khí và khí mê-tan độc và mạnh, với tai hại không thể đoán được cho cả người và môi sinh.

Chúng tôi cám ơn các khoa học gia tận tâm, đã báo động kịp thời về hiểm nguy thật sự của nạn hâm nóng toàn cầu. Chúng tôi cầu rằng mọi người trên thế giới mau chóng thực hiện các biện pháp cần thiết để ổn định nhiệt độ của hành tinh chúng ta.

http://sciencenow.sciencemag.org/cgi/content/full/2008/610/2

Vụ lúa mì ở A Phú Hãn dự kiến sẽ giảm sút do sự thay đổi khí hậu .

Tình trạng mưa ít và hạn hán sẽ làm giảm đáng kể việc sản xuất lúa mì ở A Phú Hãn trong năm nay. Với tình trạng bất an toàn thực phẩm hiện nay, số người dễ bị ảnh hưởng ước tính sẽ tăng lên đến 3,5 triệu người. Việc sản xuất lúa mì dự đoán sẽ giảm xuống 0,7 triệu tấn, chỉ còn lại khoảng ¾ số lượng bình thường của loại ngũ cốc này trong nước. Với nền nông nghiệp giúp nâng đỡ việc sinh kế của khoảng 2/3 dân số A Phú Hãn, những điều kiện thời tiết bất lợi này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của nhiều gia đình cũng như nguồn thực phẩm của họ.

Cầu nguyện cho sự hổ trợ mau chóng được gửi đến để giúp đồng bào A Phú Hãn, và tăng tốc mọi nỗ lực làm ngưng ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu vì lợi ích của tất cả những người khó khăn.

http://www.irinnews.org/Report.aspx?ReportId=78642 http://www.cattlenetwork.com/Content.asp?ContentID=228571 http://www.irinnews.org/Report.aspx?ReportId=78715 http://www.gulf-times.com/site/topics/article.asp?cu_no=2&item_no=223449&version=1&template_id=41&parent_id=23

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/169

Nhím Hoàng Kim
04-19-2010, 08:18 PM
http://www.suprememastertv.com/au/bbs/board.php?bo_table=sos_au&wr_id=170&goto_url=&sca=sos_3&page=23&url=link2_0&#v

Xác định việc lãnh đạo chân chính trước sự thay đổi khí hậu .

Các hội viên chúng tôi ở Anh quốc đã có dịp hầu chuyện cùng Thanh Hải Vô Thượng Sư về sự thay đổi khí hậu. Họ đã thỉnh mời Thanh Hải Vô Thượng Sư tham dự một hội nghị qua truyền hình, và đã được Ngài rộng lượng nhận lời, để bàn về mối quan tâm hâm nóng toàn cầu. Buổi thảo luận lưu ý những khuynh hướng trong giới truyền thông và chính phủ về việc khích lệ giải pháp cứu địa cầu.

Hội viên của hội từ Anh quốc: Thưa Sư Phụ, Thái tử Charles gần đây đã nói lên mối quan tâm về nhu cầu khẩn cấp để giải quyết hâm nóng toàn cầu trong một bài viết tựa là “18 tháng để ngưng thảm họa do thay đổi khí hậu,” ấn hành vào tháng 5 năm 2008 trên nhật báo Telegraph ở Anh quốc.

Con xin hỏi Sư Phụ có lời khích lệ nào đối với các nhà lãnh đạo để giúp họ nói lên sự thật và để thông điệp quan trọng của họ được tiếp nhận.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tôi rất biết ơn Thái tử và nhiều nhà lãnh đạo dũng cảm khác trên thế giới, đã bước ngoài phạm vi của mình và lên tiếng vì lợi ích của mọi người.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Người lãnh đạo là một người được ban cho sự cam đảm, lòng từ bi và cao thượng. Đó là lý do quý vị là người lãnh đạo. Tất nhiên, vị trí của một người lãnh đạo không phải dễ. Một người lãnh đạo phải biết điều gì tốt cho dân mình và điều gì không tốt. Điều gì tốt, chúng ta phải khuyến khích họ làm, tạo điều kiện để họ thực hiện. Điều gì xấu, chúng ta phải chặn đứng để bảo vệ họ. Đó là ý nghĩa thật sự của một nhà lãnh đạo.

Hội viên của hội từ Anh quốc: Vâng, thưa Sư Phụ. Ngày càng có nhiều thông tin đề cập đến việc ăn chay là một giải pháp để chống lại sự thay đổi khí hậu. Thí dụ, tuần trước trên đài BBC2, có một chương trình trong phần bản tin về các phương thức giải quyết thay đổi khí hậu, và tựa đề đại khái như sau: “Đã đến lúc chuyển sang ăn chay?” Tin Buổi Tối của đài BBC2 ngày 3 tháng 6, năm 2008 nói rằng giải pháp tốt nhất là tất cả chúng ta chuyển sang ăn chay.

Hội viên của hội từ Anh quốc: Tốt cho họ.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tôi muốn báo cho quý vị biết vài tin vui. Được chứ? Thông điệp, nếu mọi người lắng nghe và thực hiện thêm nữa, thì dĩ nhiên chúng ta có thể cứu được địa cầu. Ngay bây giờ, chúng ta được thêm 7 tháng nữa.

(Nhóm): Ồ!

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Nghĩa là ngay bây giờ, chúng ta có 2 năm 2 tháng, cộng vài ngày để thay đổi.

(Nhóm): Ồ!

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta phải cám ơn những người đã đổi sang ăn chay, và cám ơn chính phủ đã nỗ lực gìn giữ môi sinh. Chúng ta phải cám ơn một số cơ quan truyền thông đang nỗ lực nhắc nhở mọi người về tình trạng hiểm nghèo của chúng ta.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cho nên, nếu quý vị tiếp tục giúp đỡ, nhắc nhở mọi người, nếu chính phủ ban ân thêm cho chúng ta, nếu giới truyền thông tiếp tục chiều hướng cung cấp cho công chúng thêm kiến thức, thì chúng ta vẫn có thể cứu địa cầu này. Tôi thật tình hy vọng vậy.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư luôn tin tưởng và khuyến khích các nỗ lực trên thế giới để ngưng nạn thay đổi khí hậu. Với hồng ân Ơn Trên đang tiếp tục ban phát, cầu mong nhiều vị lãnh đạo sẽ lên tiếng, hành động vì lợi ích tốt nhất cho mọi sự sống trên địa cầu.

Kính mời quý vị đón xem chương trình Giữa Thầy và Trò trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào thứ bảy và chủ nhật, 21 và 22 tháng 6, 2008 phát hình trọn vẹn hội nghị truyền hình đặc biệt này với Thanh Hải Vô Thượng Sư. với phụ đề nhiều ngôn ngữ.

Phát minh mới về tái tạo nước .

Tại Trung tâm Nghiên cứu Palo Alto ở California, Hoa Kỳ, nghiên cứu gia Meng Lean và toán của ông đã sáng chế một đồ lọc nước nhỏ gọn và rẻ tiền, dùng hệ thống lọc xoắn ốc, để tái tạo nước được sử dụng cho các mục tiêu không uống, mà 5 lần nhanh hơn các hệ thống đương thời. Toán của Tiến sĩ Lean hy vọng có thể đạt được dung tích tái tạo là 100 lít nước mỗi phút, để phục vụ nông nghiệp và các nhu cầu khác ở cấp quy mô tại các quận.

Hoan hô Tiến sĩ Lean và các đồng nghiệp. Mong rằng kỹ thuật xanh của quý vị được ban thưởng với nhiều thành công trong việc giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.

http://abclocal.go.com/kgo/story?section=news/environment&id=6198707

Tình trạng mỏng manh của dược thảo gây nguy hiểm cho sức khỏe công chúng .

Một thăm dò quốc tế được thực hiện bởi hội Quốc tế Bảo tồn Vườn Bách thảo ấn định rằng vào khoảng 400 dược thảo có nguy cơ tuyệt chủng do ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu lên hệ sinh thái, cũng như do việc trồng trọt và phá rừng thái quá. Hiện nay các loại dược thảo bị nguy hiểm bao gồm hoa mộc lan, từng được dùng trong thuốc Bắc truyền thống, để trị chứng mất trí vì già và bệnh đau tim. Trên 1/2 đơn thuốc trên thế giới ngày nay xuất phát từ thảo mộc, và đại đa số dân chúng trên thế giới dựa chính yếu vào thuốc men dùng dược thảo. Tác giả của bài tường trình, Belinda Hawkins, tuyên bố: “Không phải là phóng đại khi nói rằng nếu sự giảm sút quá nhanh của những dược thảo này không được ngăn chặn, điều này có thể gây bất ổn cho y tế toàn cầu tương lai.”

Chúng tôi tri ân hội Quốc tế Bảo tồn Vườn Bách thảo, cho lời kêu gọi hành động để bảo tồn dược thảo đa dạng trên thế giới cùng với vô vàn lợi ích mà dược thảo mang lại cho đời sống.

http://www.naturalnews.com/023402.html

Sự thay đổi khí hậu có thể đi đến điểm không quay trở lại được .

Giáo sư Barry Brook, Giám đốc của Viện Nghiên cứu về Khí hậu Thay đổi và Bền vững, thuộc Đại học Adelaide bên Úc Đại Lợi, tường trình tại hội nghị ở Canberra, rằng sự thay đổi liên quan đến hâm nóng toàn cầu hiện xảy ra nhanh hơn nhiều so với dự đoán trước đây. Tiến sĩ Brook nói rằng: “Chúng tôi đang thấy những sự kiện tiên đoán vào cuối thế kỷ thứ 21 xảy ra ngay bây giờ.” Riêng tại Úc Đại Lợi, sự thay đổi bao gồm hạn hán dài lâu, do bởi sự thay đổi địa cực của vùng nhiệt đới, đẩy mô hình khí hậu chứa nhiều mưa cần thiết ra đại dương để mưa rơi ngoài đó thay vì trên đất liền.

Chúng tôi tri ân Giáo sư Brook, đã chia sẻ với thế giới sự khám phá của ông một cách can đảm. Chúng tôi cầu rằng toàn thể nhân loại sẽ gắng hết sức để hợp tác hầu tái ổn định hành tinh yêu dấu của chúng ta.

http://www.theage.com.au/environment/no-return-fears-on-climate-change-20080611-2p53.html, http://www.independent.co.uk/environment/climate-change/expanding-tropics-a-threat-to-millions-761326.html

trackback :

http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/170

Nhím Hoàng Kim
04-26-2010, 08:00 PM
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=171&page=23#v

Cách hiệu lực nhất để ngưng nạn hâm nóng toàn cầu .

Nạn hâm nóng toàn cầu và nhiều hậu quả thảm khốc từ đó đã được nhìn nhận là do hành động của con người. Nhưng có lẽ chúng ta chưa nhận thấy việc ngưng những hành vi gây hại của mình đối với các chúng sinh khác sẽ giúp đảo ngược tai ương. Trong hội nghị truyền hình gần đây với các hội viên chúng tôi ở Surrey, Anh, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã dành thời gian trong thời khóa biểu bận rộn của Ngài để giải thích.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta phải tôn trọng tất cả sự sống, bao gồm ngay cả những ai gọi là kẻ thù của mình. Trực tiếp hoặc gián tiếp, chúng ta phải ngừng giết hại. Tất cả chúng ta phải ăn chay và tránh mọi sản phẩm từ động vật. Đó là cách mà việc giết hại sẽ chấm dứt. Mọi thứ khác đều là chuyện phụ.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Lời kêu gọi cứu vãn tinh cầu là lời kêu gọi mọi người cứu mạng. Như các Minh Sư trong quá khứ đã giảng dạy từ thời xa xưa, sự sống tạo ra sự sống. Bằng cách tôn trọng sự sống, chúng ta sẽ khôi phục tiêu chuẩn cao thượng của nhân loại.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Thiên Đàng là một nơi tất cả chúng sinh hành động cùng một cách, cùng một mức độ từ bi, cùng mức độ thương yêu, cùng mức độ hiểu biết và kiến thức về tâm linh, cùng mức độ cao thượng. Chỉ cần con người chuyển hướng, tất cả sẽ được tha thứ. Trời Đất rất khoan dung. Bởi vì loài người không biết về việc ăn thịt.

Nhưng nay đã đến lúc! Chúng ta nên nghiên cứu, nên biết về việc này. Khắp nơi đều có nhiều sách khuyên ăn chay, công thức chay. Không có lý do nào nữa để nhai một miếng thịt vốn đã thối rữa. Điều này không xứng đáng với phẩm giá và mất vệ sinh, không lành mạnh, rất độc hại, thấp kém. Cho nên, đã đến lúc chúng ta thức tỉnh và thay đổi hành vi, để trở nên cao thượng, để xứng đáng với phẩm giá con người.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nhắc nhở phương cách giúp mang lại hòa bình mà mọi người đang tìm kiếm, thậm chí là mang Thiên Đàng trở lại cuộc sống. Lựa chọn ngày nay rõ ràng và dễ hơn bao giờ hết: đã đến lúc chúng ta bước trên con đường thương yêu trên địa cầu một lần nữa.

Kính mời quý vị đón xem chương trình Giữa Thầy và Trò, trên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư, vào thứ bảy và chủ nhật, ngày 21 và 22 tháng 6, 2008, cho buổi phát hình trọn vẹn về hội nghị truyền hình đặc biệt này với Thanh Hải Vô Thượng Sư được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.

Hồi phục rừng mưa có thể cần tới 4.000 năm .

Nghiên cứu được thực hiện bởi Marcia Marques và đồng nghiệp ở Đại học Liên bang Parana tại Ba Tây, tìm hiểu về khoảng thời gian cần thiết để rừng mua hoàn toàn hồi phục tình trạng nguyên thủy của thực vật bản xứ. Nghiên cứu này tập trung vào khu rừng Đại Tây Dương ở Ba Tây và cho thấy rằng mặc dù một số loại có thể tái xuất hiện sau 65 năm, các loại khác như cây thích bóng mát sẽ cần khoảng 160 năm. Cuối cùng, các loại bản xứ đặc thù và cần thiết cho rừng hồi phục hoàn toàn, có thể phải đợi đến 4.000 năm.

Chúng tôi đa tạ cô Marques và đồng nghiệp, đã chia sẻ các khám phá này về sự tiến hóa đặc biệt và cân bằng mỏng manh của rừng mưa. Chúng tôi cầu rằng tài liệu như vậy nhấn mạnh nhu cầu cấp bách hơn về nỗ lực hợp tác để bảo tồn nguồn tài nguyên không thể thay thế và duy trì sự sống này.

http://www.newkerala.com/one.php?action=fullnews&id=72204

Báo cáo kết luận là rừng mưa ở Papua New Guinea đang bị đe dọa .

Một nghiên cứu dài 5 năm về các hình ảnh vệ tinh từ giữa năm 1972 đến 2002 của các khoa học gia từ Đại học Papua New Guinea (PNG) và Đại học Quốc gia Úc cho thấy các khu rừng ở Papua New Guinea đang bị phát hoang ở mức báo động là 362.000 héc-ta mỗi năm. Với tốc độ tàn phá nhanh chóng này, nửa số rừng cây ở nước này sẽ biến mất vào năm 2021.

Cám ơn báo cáo của các khoa học gia đáng kính hầu kêu gọi sự chú ý đến vấn đề nghiêm trọng này. Mong chính phủ Papua New Guinea mau chóng thực hiện các chính sách bền vững để bảo tồn các khu rừng mưa quý báu.

http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/7431589.stm

Các khoa học gia phác thảo các nguy cơ xuất phát từ sự thay đổi khí hậu và khích lệ nhóm Bát Cường lập tức hành động .

Trong lời kêu gọi lần thứ 4 đến nay 13 học viện khoa học từ các nước trong nhóm Bát Cường và 5 nước sắp trở thành cường quốc đã kêu gọi một tuyên bố chung là một quyết tâm nghiêm túc đối với các mục tiêu và thời gian biểu hầu lập tức hành động về sự thay đổi khí hậu là điều rất cần thiết tại hội nghị của nhóm Bát Cường ở Nhật vào tháng tới. Tuyên bố cảnh báo: “Quá trình cắt giảm khí nhà kính toàn cầu quá chậm. Việc thay đổi khí hậu là vấn đề cấp bách hiện nay. Các lĩnh vực chính dễ bị ảnh hưởng gồm nguồn nước, nguồn thực phẩm, sức khỏe, sự tái định cư miền ven biển và một số hệ sinh thái, đặc biệt là ở Bắc Cực, lãnh nguyên, vùng núi cao và rặng san hô.”

Xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các khoa học gia cho lời kêu gọi khẩn cấp của quý vị. Cầu cho tất cả tham dự viên của hội nghị lưu ý lời kêu gọi và hành động ngay bây giờ.

http://www.france24.com/en/20080610-scientists-warn-g8-climate-peril-food

Nhím Hoàng Kim
04-26-2010, 08:06 PM
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=172&page=23#v

Ed Begley, Jr., nam tài tử của Hoa Kỳ cho biết là đã đến lúc để ăn chay.

Nam tài tử nổi tiếng kiêm nhà môi sinh lâu năm, Ed Begley, Jr. đã phát biểu trước các khán giả nhiệt tình tại “Hội chợ Xanh ở Thung lũng Silicon” tại San Jose, California. Anh đã trích dẫn nhiều thí dụ về các đề xướng môi sinh thành công trong nhiều thập niên qua, kể cả các khởi xướng của anh.

Ed Begley, Jr.: Tôi đã khởi sự năm 1970, cách đây 38 năm, vào Ngày Địa Cầu đầu tiên. Tôi muốn làm điều gì đó. Tôi đã ở đó, Tôi bắt đầu tái chế, làm phân trộn; Tôi mua mọi loại xà phòng và thuốc tẩy có thể phân hủy; Tôi thay đổi dinh dưỡng, trở thành người ăn chay… Tôi làm mọi thứ mà tôi có thể… Xin cám ơn! Có một số người ăn chay ngoài kia. Và tôi làm tất cả những việc này… Cám ơn. Và tôi cảm thấy vui...

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Anh Begley đã nhận lời dự một cuộc phỏng vấn với đài Truyền Hình Vô Thượng Sư sau bài diễn văn hùng hồn của anh. Chúng tôi đã hỏi cảm tưởng của anh về việc ăn chay, nghĩa là dinh dưỡng không động vật.

Ed Begley, Jr.: Tôi nghĩ chúng ta cần phải chuyển sang lối ăn dùng toàn thực vật nhiều hơn. Tôi nghĩ cách này lành mạnh hơn cho chúng ta. Rồi vấn đề với lượng khí thải rất lớn từ gia súc. Tất cả điều này cần phải được xem xét. Đây là vì sao tôi ngừng ăn bò, cừu, heo, và gà cách đây nhiều năm.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Lời khuyên của anh đối với công chúng, như thường lệ, rất chân thành và thẳng thắn.

Ed Begley, Jr.: Cho dù quý vị ăn mặn, thôi được, hãy ăn ít thịt lại vì Chúa. Hiện giờ đang có 6 tỷ người trên Địa Cầu, không có đủ chỗ để làm việc này. Nên hy vọng nhiều người sẽ thức tỉnh về việc này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin khen ngợi anh Ed Begley, Jr. cho tấm gương lãnh đạo môi sinh nổi tiếng khắp thế giới của anh. Mong ngôi sao của anh chiếu sáng vì tương lai xanh của tinh cầu chúng ta, và xin chúc anh thêm nhiều năm thành công mãn nguyện với lối sống thân thiện sinh thái của mình.

Hình dung tương lai một thế giới phát triển trong sự quân bình.

Trong thời điểm khủng hoảng hiện nay của Địa Cầu với nhiều vấn đề phức tạp xảy ra cùng một lúc, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã cho thấy rõ đâu là chiều hướng thuận lợi nhất để đi theo.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Ăn chay và kỹ thuật mới. Hãy tiết kiệm và hướng về tâm linh. Đó là điều chúng ta làm.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trong một hội nghị truyền hình chân thành với các hội viên chúng tôi ở Surrey, Anh quốc, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã trả lời nhiều câu hỏi về nạn hâm nóng toàn cầu trong phạm vi bao quát hơn của sự phát triển nhân loại.

(Vấn): Nếu nạn hâm nóng toàn cầu được ngừng kịp lúc và được đảo ngược, liệu có cách nào những người nghèo nhất và các nước kém phát triển trên thế giới sẽ có thể bắt kịp với đà tiến triển và trở thành ngang hàng với các quốc gia tân tiến, hay sự bất bình đẳng sẽ vẫn tồn tại giữa các quốc gia?

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Vẫn còn, nhưng họ sẽ được giúp đỡ bởi nhiều quốc gia phát triển hơn.

(Vấn): Vâng, Sư Phụ.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Điều chủ yếu là chúng ta sẽ có hòa bình giữa các quốc gia, dù là phát triển hay chưa phát triển. Điều chủ yếu là chúng ta sẽ có đủ thực phẩm cho mọi người, ở các nước đã phát triển hoặc chưa phát triển. Mọi thú vật sẽ sống trong an bình, không sợ hãi, không đau khổ, đó là điểm chính. Sẽ rất tốt nếu chúng ta cũng phát triển về tâm linh và kỹ thuật cùng một lúc. Rồi thế giới sẽ rất quân bình. Đó là điều vĩ đại nhất mà chúng ta có thể đạt được.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư hướng dẫn chúng ta đến một tương lai tươi sáng cho hành tinh. Cầu mong nhân loại cùng tiến bước trên con đường cao quý này. Kính mời quý vị đón xem chương trình Giữa Thầy và Trò trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào thứ bảy và chủ nhật, 21 và 22 tháng 6, 2008 cho buổi phát hình trọn vẹn về hội nghị truyền hình đặc biệt này với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.

Tảng băng ở Nam Cực tiếp tục rạn nứt.

Tảng Băng Wilkins thuộc nam của Nam Mỹ La Tinh trên Bán đảo Nam Cực đang thu nhỏ thêm. Tảng băng 160 cây số vuông đứt rời từ ngày 30 đến 31 tháng 5, 2008. Tảng băng này nối liền 2 đảo Charcot và Latady. Vào tháng 2 vừa qua, tảng băng này dài 6 cây số. Sau sự kiện hồi tháng 5, tảng băng còn lại 2,7 cây số. Tiến sĩ Matthias Braun thuộc Trung tâm Quan sát Từ xa về Diện tích Đất đai ở Đại học Bonn, và Tiến sĩ Angelika Humbert thuộc Viện Địa chất Vật lý học ở Đại học Münster, nói rằng: “Tảng băng còn lại có vết rạn hình cong tại địa điểm hẹp nhất, khiến cho nó rất có thể đứt rời hoàn toàn trong những ngày sắp tới.”

Chúng tôi cảm tạ hai Tiến sĩ Braun và Humbert cho tài liệu quan trọng này. Mong những thay đổi trên tinh cầu như vậy thức tỉnh chúng ta về nhu cầu thay đổi để cứu hành tinh này

Mực nước ở Tử Hải giảm xuống thêm.

Tử Hải, giáp ranh với Do Thái, Tây Ngạn và Jordan, cho thấy dấu hiệu bị mất nước liên tục, điều này được tuyên bố bởi nhóm bảo tồn Tử Hải. Đưa ra dữ liệu từ Dịch vụ Thủy học của Do Thái, nhóm trên nói rằng tháng 5 vừa qua, mực nước trong Tử Hải giảm xuống 10 centimét và tháng trước đó giảm 8 centimét. Tuyên bố rằng đây có thể là do sự gia tăng về mức tiêu thụ nước từ dòng Sông Jordan và các nguồn nước khác, Mishmar Hamiflas đề nghị lãnh vực nông nghiệp sử dụng nước hữu hiệu hơn như là một giải pháp để hồi phục nước ở Tử Hải. Chúng tôi thành tâm tri ân các khám phá có giá trị của Mishmar Hamiflas, và Dịch vụ Thủy học của Do Thái. Cầu mong cư dân toàn cầu bảo tồn và sử dụng đúng các tài nguyên quý giá của địa cầu, như là nước.

Mọi chính phủ phải chú tâm đến hâm nóng toàn cầu như là ưu tiên hàng đầu.

Tường trình gần đây của ban cố vấn năng lượng thuộc Liên Hiệp Âu Châu, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tiên đoán rằng nếu thế giới tiếp tục đà tiêu thụ năng lượng như hiện nay, lượng thải thán khí toàn cầu sẽ tăng lên 57% năm 2030, thay vì giảm xuống 50-80% vào năm 2050, như đề nghị bởi Ban Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi của Liên Hiệp Quốc (IPCC). IEA tuyên bố rằng giảm khí thải nhà kính xuống tới mức độ được đề nghị bởi IPCC sẽ không thể đạt được, trừ khi mọi chính phủ xem sự thay đổi khí hậu là ưu tiên khẩn cấp nhất, với sự cộng tác vô tiền khoáng hậu của quốc tế. Thưa IEA, chúng tôi xin cùng quý vị báo động thế giới về nhu cầu phải hành động tức khắc. Với ân điển của thiên đàng, mong chúng ta đoàn kết trong mục tiêu chung là ngăn chặn nhanh chóng nạn hâm nóng toàn cầu.

Làng ở Alaska được trợ giúp để di tản vì lý do khí hậu thay đổi.

Làng Newtok và 400 cư dân Yupik Eskimo nhận được 3 triệu Mỹ kim từ tiểu bang Alaska, Hoa Kỳ, để giúp họ di chuyển đến vùng đất cao và an toàn hơn. Trong 213 làng địa phương của Alaska, gần 86% đã chứng kiến băng đá lâu đời ở biển tan rã, thềm băng bị chìm, lũ lụt, bão tố mãnh liệt hơn, và đất ven biển bị lở, với 6 làng phải hành động tức khắc hầu bảo đảm an toàn cho cư dân. Với tài trợ của tiểu bang, cư dân Yupik Eskimos của làng Newtok hiện có thể khởi sự tái thiết làng của họ trên đất đai cao ráo và được che chở hơn. Chính phủ cũng dành ra thêm 13 triệu Mỹ kim để bảo vệ các làng của dân Yupik có thể bị nguy hiểm vào năm tới.

Chúng tôi cảm tạ chính phủ Alaska đã quan tâm đến dân Eskimo địa phương. Xin cầu cho tất cả đất đai đều được hồi phục trở về tình trạng tinh khôi của thuở ban sơ.

WWF nói rằng hội thảo về khí hậu cần nhiều tiến triển cụ thể hơn.

Vào lúc kết thúc của buổi hội thảo LHQ dài 2 tuần ở Bonn, Đức, về việc thay thế Nghị quyết Kyoto, nhóm bảo tồn quốc tế, WWF, khuyến cáo rằng việc phát triển một dự án hành động quốc tế cho sự thay đổi khí hậu cần tiến nhanh hơn nhiều. Kathrin Gutmann, điều phối viên cho chính sách về khí hậu của WWF, nói: “Khoa học cho thấy rằng các chính phủ cần phải nghĩ đến việc hành động ở mức quy mô hơn nhiều hầu có thể kiềm chế sự thay đổi khí hậu.”

Chúng tôi tri ân lời kêu gọi của WWF, để hành động mau lẹ hơn. Mong tất cả các chính phủ nhận thức mối hiểm họa rõ ràng và hiện nay của sự thay đổi khí hậu và mau chóng hành động để cứu vãn căn nhà hành tinh.

Nhím Hoàng Kim
04-26-2010, 08:09 PM
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=173&page=23&url=link2_0&eps_no=&show=&flag=#v

Lòng quan tâm của Minh Sư đối với sự tiến bộ tâm linh của loài người.

Trong buổi hội thảo truyền hình đặc biệt tuần qua về sự thay đổi khí hậu với Thanh Hải Vô Thượng Sư và các hội viên chúng tôi tại Surrey, vương quốc Anh, Thanh Hải Vô Thượng Sư bày tỏ sự quan tâm chân thật của Ngài cho hành tinh và sự thăng hoa tâm linh của nhân loại.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Đau khổ về tâm linh, sự mất mát về tâm linh, là một mất mát rất lớn. Loài người đã làm những điều kinh khủng đối với chính họ mỗi ngày, khiến họ mất mát công đức tâm linh vì giết hại thú vật, giết hại lẫn nhau, vì ăn thịt thú vật.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Nếu ngừng sát sinh, nếu thực hành không bạo động, đối với người, đối với thú vật, nếu chúng ta chấm dứt mọi giết chóc, mọi hậu quả xấu sẽ ngừng, hầu như tức khắc. Sẽ có niềm hạnh phúc và tự do vô biên, trong bất cứ phương diện nào, thân thể và tinh thần, nếu ngừng nguyên nhân chính của thiên tai, đó là sát sinh.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin tri ân Thanh Hải Vô Thượng Sư suốt bao năm tận tâm hướng dẫn chúng ta đến một con đường nhân ái hơn, từ bi hơn trong đời sống. Với ân điển của thiên đàng, cầu xin tất cả chúng sinh trên địa cầu có thể cùng phát triển trong hòa bình và hạnh phúc đời đời.

Kính mời quý vị đón xem Giữa Thầy và Trò trên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư vào thứ bảy và chúa nhật, ngày 21 và 22 tháng 6, 2008 cho buổi trình chiếu toàn bộ hội thảo truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.

Nhím Hoàng Kim
08-07-2010, 08:27 PM
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=174&page=26&url=link2_0&eps_no=&show=&flag=#v

Lời kêu gọi tất cả chính phủ bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Kể từ lúc đạo luật cấm hút thuốc lá được thi hành ở nhiều quốc gia, nghiên cứu đã xác nhận rằng lệnh cấm này mang lại lợi ích lớn lao và mau chóng cho sức khỏe cộng đồng. La Mã, Ý đã chứng kiến trường hợp khẩn cấp về tim mạch đã giảm 11% kể từ khi có lệnh cấm vào tháng 1, 2005. Pháp quốc cũng tuyên bố các trường hợp bệnh đã giảm 15% chỉ 6 tháng sau khi lệnh cấm này được thi hành. Thanh Hải Vô Thượng Sư đã đề cập đến các dấu hiệu thành công này của lệnh cấm hút thuốc lá trong hội nghị truyền hình gần đây với các hội viên chúng tôi tại Surrey, Anh quốc.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Quý vị xem có bao nhiêu người đã bớt hút thuốc. Dầu hút thuốc lá không bị cấm hoàn toàn, chỉ cấm ở nơi công cộng, quý vị xem có bao nhiêu phầm trăm số người đã bớt hút thuốc lá, và có bao nhiêu bệnh tật đã được giảm thiểu, bao nhiêu tiền của người trả thuế đã được tiết kiệm, chỉ trong vài tháng. Quý vị có thể tưởng tượng nếu điều này được cấm hẳn, một ngày nào đó, hay nếu thịt bị cấm, hoặc được khuyên ăn bớt dần, quý vị có thể tưởng tượng việc này sẽ tốt lành thế nào không?

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trên khắp thế giới, các lệnh cấm tạm thời hoặc thu hồi toàn bộ số thịt đã được thực hiện vì lý do các nông súc bị cho ăn kích thích tố hoặc nhiễm bệnh bò điên và nhiều căn bệnh khác. Nhiều trung tâm nghiên cứu ung thư hàng đầu thế giới đã khuyên tiêu thụ ít thịt lại vì nguy cơ mang nhiều bệnh ung thư đang gia tăng.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chính phủ đúng ra là phải trị vì, tốt đẹp, đúng đắn. Hãy xem đây là một việc chính đáng, một việc tự nhiên! Giống như trẻ em phải đi học. Ở một vài quốc gia, luật pháp bắt buộc cha mẹ phải cho con họ đến trường. Nên có lẽ một ngày nào đó chúng ta sẽ buộc mọi người để yên cho thú vật, cũng như chính chúng ta muốn được yên thân.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Thật vậy, đổi lối dinh dưỡng sẽ cứu mạng sống, tiết kiệm phí tổn y tế và bảo vệ môi sinh, tất cả cùng một lúc. Xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư về lời khuyên đầy trí huệ của Ngài về phương cách phục hồi sức khỏe cộng đồng và sức khỏe của địa cầu.

Nhím Hoàng Kim
08-07-2010, 08:31 PM
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=175&page=26&url=link2_0&eps_no=&show=&flag=#v

Hội nghị truyền hình mới giữa Thanh Hải Vô Thượng Sư và các hội viên chúng tôi tại Luân Đôn, Anh quốc.

Đầu tuần này, các hội viên chúng tôi đã thỉnh cầu Thanh Hải Vô Thượng Sư giúp trả lời thêm và giải tỏa các mối quan tâm của họ về những vấn đề hiện tại liên quan đến sự thay đổi khí hậu. Thanh Hải Vô Thượng Sư đã từ ái nhận lời mời này. Buổi nói chuyện tập trung vào các khía cạnh tâm linh và thực tiễn của lối dinh dưỡng chay không động vật, cũng như các hành động cụ thể mà chính phủ và mọi thành phần xã hội đều có thể thực hiện để ngăn chận hữu hiệu nhất mối nguy hiểm sắp xảy ra.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Họ phải giải thích thêm cho người dân về tầm nghiêm trọng của sự thay đổi mà chúng ta đang trực diện ngay lúc này, mối nguy hiểm mà chúng ta đang đối mặt, và hậu quả tệ hại nhất nếu chúng ta không làm gì, nếu chúng ta không ăn chay, nếu chúng ta không giảm khí thải. Họ cũng có thể đánh thuế thịt cao hoặc cấm thịt hoàn toàn, và bày cho người dân một lối sống mới, đầy thú vị. Hãy cho họ một số công việc mới để làm, và giải thích cho họ về lợi ích của lối sống mới, hoàn toàn lành mạnh, tràn đầy sinh lực, hòa bình, thương yêu, vui vẻ. Mọi người đều trông đợi điều đó. Ít ra họ sẽ thử. Một khi thử, họ sẽ biết là có hiệu quả. Nếu tất cả những người khác đều thử cách này, hàng xóm của họ thử, bạn bè họ thử thì sẽ có một năng lực ủng hộ. Và cả thế giới sẽ thay đổi. Tôi rất mong để thấy ngày tất cả chúng ta vui hưởng tình thương, sự mãn nguyện, và khai ngộ. Sống trong hòa bình.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư về những chỉ dẫn đầy trí huệ và thương yêu của Ngài hầu giải tỏa mối lo lắng cấp bách nhất mà chúng ta đang trực diện lúc này. Cầu xin chính phủ, giới truyền thông và người dân hợp tác để thay đổi chiều hướng của tinh cầu cho một tương lai bền vững.

Kính mời quý vị đón xem trong tương lai toàn bộ buổi hội nghị được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ trên Truyền Hình Vô Thượng Sư.

Băng đá Bắc Cực tan có thể khiến tầng đất đóng băng tan chảy.

Nghiên cứu gần đây bởi các nghiên cứu gia tại Trung tâm Quốc gia Hoa Kỳ về Nghiên cứu Khí quyển (NCAR) tìm thấy rằng băng trên biển tan mau kỷ lục hồi hè năm ngoái đã lấn thêm 1.000 dặm vào đất liền đến các vùng đất thường đóng băng quanh năm Vì vùng Bắc Cực là nơi chứa khoảng 1/3 tổng số thán khí được dự trữ trong đất, một sự tan chảy rộng lớn có thể gây ra hậu quả thảm khốc. Claire Parkinson của NASA phẩm bình về các ảnh hưởng hâm nóng này, tuyên bố: “Chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng lên khí hậu qua sự thoát ra của khí nhà kính và lên cộng đồng địa phương vì đường xá và cao ốc bị phá hủy, khi lớp đất đông đá bên dưới tan ra và trở nên bất ổn định.”

Chúng tôi tri ân nghiên cứu của NCAR và các khoa học gia NASA, và cầu rằng nhân loại cùng hành động mau chóng để bảo tồn hành tinh này.

http://www.independent.co.uk/environment/climate-change/arctic-thaw-threatens-siberian-permafrost-846951.html

Các dòng sông ở Úc đang bên bờ vực không thể hồi phục.

Một báo cáo của Ban Quản lý Nguồn tài nguyên của Lưu vực sông Murray-Darling ở nam Úc đang cảnh báo chính phủ Úc rằng trừ khi đợt hạn hán hiện tại kết thúc và một lượng mưa lớn đổ xuống trước tháng 10 này, vùng đầm lầy Coorong và nhiều phần ở phía nam Sông Murray và Darling sẽ bị thiệt hại lâu dài và không thể hồi phục. Chính phủ liên bang Úc hiện đang nghĩ đến biện pháp cấp bách hơn qua việc mua nước để bổ sung cho hệ thống sông ngòi.

Xin bày tỏ sự lo lắng cho việc phục hồi của vùng đầm lầy Coorong và Sông Murray-Darling. Cầu xin Thiên Đàng ban mưa xuống và mong chính phủ Úc hành động mau lẹ để giúp cung cấp nước rất cần thiết cho các dòng sông này.

http://www.abc.net.au/news/stories/2008/06/18/2278836.htm?section=australia, http://ap.google.com/article/ALeqM5ji18lPpTcmkbLlayqCSS3kygCvrwD91CH48G1

Nhím Hoàng Kim
08-07-2010, 08:34 PM
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=176&page=26&url=link2_0&eps_no=&show=&flag=#v

Hiện tượng của rừng là hậu quả lẫn nguyên nhân của nạn hâm nóng toàn cầu.

Thời tiết lạnh bất bình thường vào lúc này ở Phần Lan, khiến một số người tự hỏi là nạn hâm nóng địa cầu có thật hay không. Tiến sĩ Timo Vesala thuộc Đại học Helsinki, Phần Lan, đáp lời rằng sự thay đổi nhiệt độ ở địa phương không giống với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu mà các nhà khí tượng báo động. Thật ra, là nhà khí tượng hàng đầu, ông thấy sự thay đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Tiến sĩ Timo Vesala, Giáo sư Khí tượng học, Đại học Helsinki, Phần Lan: Bầu khí quyển là hệ thống hết sức phức tạp. Không phải chỉ có không khí mà nó còn tương tác với mặt đất, hệ thống sinh thái, và tất cả những gì ở trên mặt địa cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Vesala và toán ông nghiên cứu vùng cao độ Boreal ở Phần Lan, nơi ảnh hưởng của khí hậu thay đổi nhìn thấy rõ hơn. Trong nghiên cứu mới, họ thấy rằng các khu rừng ở vùng đó, không chỉ phản ứng mà còn cộng thêm vào sự hâm nóng không khí nữa.

Tiến sĩ Timo Vesala: Cho nên khi nhiệt độ không khí gia tăng, nhiệt độ của mặt đất cũng tăng theo. Và với nhiệt độ cao hơn, với mùa thu và mùa đông ấm áp, thán khí thiên nhiên thải từ đất đai, từ sự thoái hóa của vật chất hữu cơ, rác, v.v.. thán khí trong không khí sẽ ở mức cao hơn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trong mùa xuân, cây cối có thể hấp thụ nhiều thán khí hơn, qua một tiến trình gọi là quang hợp. Tuy nhiên, Tiến sĩ Vesala tìm thấy rằng hạn hán mùa thu, kéo dài bởi khí hậu thay đổi, thật sự đảo ngược các ảnh hưởng tốt này.

Tiến sĩ Timo Vesala: Bởi vì thật sự không có nước, cây cối do đó ngưng tiến trình quang hợp của chúng. Và khu rừng bình thường này đáng lẽ hấp thụ thán khí, bây giờ thật sự đang thải ra thán khí, và thải rất nhiều. Thật ra, số lượng khí thải thậm chí còn ngang với lượng thán khí gây ra bởi con người.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nói một cách khác, với nhiệt độ không khí trên toàn cầu gia tăng, đất và rừng ở Bắc Cực hiện đang là nguồn thải khí nhà kính. Tiến sĩ Vesala hy vọng rằng ngày nào đó, bầu khí quyển sẽ không quá phức tạp như vậy, và ông đưa ra một số lời khuyên sẽ giúp điều đó thành sự thật:

Tiến sĩ Timo Vesala: Hãy luôn mang tương lai vào đời sống và mọi hoạch định mỗi ngày. Ăn chay, Sống xanh, Cứu Hành tinh.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin cảm tạ Tiến sĩ Vesala và toán của ông cho nghiên cứu và nỗ lực để thông tin các thay đổi xảy ra trong thiên nhiên chung quanh chúng ta. Mong chúng ta hành động với sự hướng dẫn từ các khám phá khoa học này, để mang lại thay đổi tốt hơn.

Liên Hiệp Quốc tường trình số dân tỵ nạn tăng cao nhất do sự thay đổi khí hậu.

Cao Ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) báo động rằng thiên tai liên quan đến sự thay đổi khí hậu và nguồn tài nguyên giảm dần như nước, khiến cho người dân tại các quốc gia đang phát triển phải di tản. Với các sông băng trên Rặng núi Rwenzori ở Uganda và Hy Mã Lạp Sơn ở Nêpan đang thu nhỏ dần các hồ ở Mali, Chad và Ethiopia đang bốc hơi cùng với đất lở do phá rừng ở Haiti, dân tỵ nạn trên thế giới tăng lên tới 3 triệu người. Kêu gọi thế giới gia tăng nỗ lực để giảm bớt khí thải nhà kính, Nick Nuttall thuộc Chương trình Liên Hiệp Quốc, nói rằng: “Chúng ta thấy trên khắp toàn cầu, nhất là tại các quốc gia đang phát triển, khí hậu thay đổi đang làm thoái hóa môi sinh, và làm kiệt quệ các hệ thống nâng đỡ sự sống mà hàng triệu người tùy thuộc vào.”

Chúng tôi tri ân sâu xa Liên Hiệp Quốc và ông Nuttall, cho quan sát và báo động của quý vị. Mong tất cả chúng ta đưa hâm nóng toàn cầu lên ưu tiên hàng đầu, để bảo vệ phúc lợi của người dân và môi sinh.

http://www.timesonline.co.uk/tol/news/environment/article4159923.ece, http://www.scoop.co.nz/stories/WO0806/S00400.htm, http://www.abc.net.au/news/stories/2008/06/18/2277891.htm

Băng đá Bắc Băng Dương biến mất nhanh chóng hơn là dự đoán.

Khoa học gia thuộc Trung tâm Dữ kiện về Tuyết và Đá của Hoa Kỳ tìm thấy rằng băng đá trên mặt Bắc Băng Dương tan rã cùng một diện tích giống như tháng 6 năm ngoái, mặc dù năm nay bắt đầu với nhiều đá băng hơn, vì mùa đông lạnh hơn. Tiến sĩ Ian Willis thuộc Viện Nghiên cứu Scott về Địa Cực ở Cambridge, Vương quốc Anh, nói rằng: “Băng đá trên biển có độ phản chiếu cao hơn nước biển cho nên khi băng đá tan, nước biển sẽ hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời hơn và nóng lên nhiều hơn, và từ đó sẽ làm nóng không khí nhiều hơn.”

Chúng tôi tri ân cho công việc tận tâm của các khoa học gia quốc tế cho dữ liệu tối quan hệ này. Mong tất cả chúng ta nhận thức tình trạng khẩn cấp của hành tinh và hợp tác mau chóng để làm ngưng nạn hâm nóng toàn cầu.

http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/7461707.stm

Khí hậu thay đổi khiến các loại chim Úc Đại Lợi sắp bị tuyệt chủng.

Với 10 loại chim đã tuyệt chủng và 60 loại nữa sắp có cùng số phận, Giáo sư David Paton thuộc Đại học Adelaide ở Úc Đại Lợi nói rằng: “Thật sự có nguy cơ sẽ mất 1/2 các loại chim từ vùng này. Tôi nghĩ đây là điều mà không xã hội nào có thể làm ngơ.” Giáo sư Paton dự định dự án quy mô để tái trồng trọt tới 150.000 hécta đất đai ở vùng miền nam Rặng núi Lofty của Úc Đại Lợi, nơi sẽ bảo vệ thực vật và động vật địa phương, và ngăn ngừa các loại chim có nguy cơ bị diệt chủng. Ước đoán tối thiểu gần 19 triệu Mỹ kim để bắt đầu Khởi xướng Hồi phục Đất rừng, Tiến sĩ Paton lạc quan rằng có thể tránh mất mát thêm loài vật, nếu nơi sinh sống thích hợp và phong phú được tái thiết lập.

Chúng tôi thành tâm tri ân Tiến sĩ Paton, cho nỗ lực tối quan hệ để cứu thực vật và động vật còn sót lại khỏi bị tuyệt chủng. Với gia trì của Thượng Đế, mong sao tất cả các quốc gia cùng nhau ngăn chặn khí hậu thay đổi và hồi phục tất cả hoang vật đa dạng trở về vẻ đẹp tuyệt vời của nó.

http://www.abc.net.au/news/stories/2008/06/18/2277949.htm?section=justin; http://www.sciencedaily.com/releases/2008/06/080618114738.htm

Nhím Hoàng Kim
09-29-2010, 09:35 PM
Nhiều lý do chính đáng để ngừng ăn thịt (http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=177&page=28&url=link2_0&eps_no=&show=&flag=#v)



Hâm nóng hoàn cầu khiến cho thú vật di trú.

Nghiên cứu cho thấy rằng 30 loại bò sát và động vật lưỡng cư hiện đang di chuyển lên nơi sinh sống cao và mát hơn. Sinh học gia Raxworthy thuộc Bảo Tàng viện Hoa Kỳ về Lịch sử Thiên nhiên nói rằng cuối cùng sẽ không còn đất cao nữa. 2 loại cóc và 1 loại tắc kè đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Thưa ông Raxworthy, chúng tôi tri ân sự quan sát bén nhạy của ông. Chúng tôi cầu nguyện cho thế giới mau chóng hành động hữu hiệu để duy trì đời sống của các bạn thú đồng cư cũng như của chính chúng ta.

Nhiều lý do chính đáng để ngừng ăn thịt.

Nạn đói trên thế giới, tai hại cho sức khỏe, giá thực phẩm quá cao, đất đai thoái hóa và nhiều nguồn tài nguyên như nước bị tổn thất. Những điều này và nhiều thử thách hàng đầu khác trên thế giới, như vấn đề môi sinh và xã hội, bắt nguồn từ việc sản xuất thịt, đều liên quan với nhau. Thanh Hải Vô Thượng Sư đã bàn về tất cả những điều này trong hội nghị truyền hình được tổ chức đầu tuần với các hội viên chúng tôi tại Luân Đôn, Anh quốc.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Nếu chúng ta không ăn thịt thì sẽ không cần phải chuyên chở và sẽ cần ít nhiên liệu hơn. Tất cả những người đó có thể được đào tạo để làm việc khác. Tình trạng đói kém sẽ bớt đi vì chúng ta sẽ dùng các sản phẩm nông nghiệp, ngũ cốc, để nuôi sống con người thay vì chăn nuôi thêm gia súc trong tương lai. Cho nên chúng ta sẽ không có nạn đói nữa, sẽ không còn chiến tranh vì đói kém. Do đó, ảnh hưởng rất to lớn. Cứ nhân lên, rồi quý vị sẽ biết ý tôi muốn nói.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kỹ nghệ thịt là nguồn thải khí nhà kính nhiều nhất. Liên Hiệp Quốc tường trình rằng việc tiêu thụ thịt thải ra 37% lượng khí mê-tan trên toàn thế giới, là khí gây hâm nóng toàn cầu mạnh gấp 23 lần thán khí. Quá trình chế biến thịt cũng gây ra 65% lượng khí thải nitrous oxide, loại khí mạnh gấp 310 lần thán khí. Một nghiên cứu mới trong số tháng 5 của tập san khoa học “Thiên Nhiên” tiết lộ mối lo của các khoa học gia rằng chỉ cần Địa Cầu ấm lên thêm một chút thôi cũng có thể làm thoát ra khí mê-tan hiện đang dưới tầng nước ngầm. Lượng khí khổng lồ này ước tính là nhiều gấp đôi lượng nhiên liệu hóa thạch dự trữ mà thế giới biết.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Bởi vì khí mê-tan bị giữ lại trong bao thế kỷ qua do kỹ nghệ thịt thải vào các vùng hồ, vào tầng đất đóng băng vĩnh viễn, vào đại dương, và hiện giờ nếu nó tan chảy rồi khí này cũng sẽ được phát ra. Ngoài ra, mỗi ngày chúng ta chăn nuôi thêm gia súc, tạo thêm khí mê-tan thì chúng ta sẽ không bao giờ chấm dứt. Chúng ta sẽ có rắc rối ngày càng nhiều, ngày càng chìm sâu vào vấn nạn. Vậy hãy ngưng giết hại thú vật, ngừng chăn nuôi gia súc. Rồi chúng ta sẽ không tạo ra khí mê-tan nữa. Đây là một viễn ảnh hoàn toàn tốt đẹp.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã cho thấy toàn bộ sự việc về tình cảnh của chúng ta, từ ảnh hưởng về mặt kinh tế đến tâm linh. Cầu xin chúng ta sẽ tránh được chuỗi tai ương từ việc sản xuất thịt, vì lợi ích của lối sống không ăn thịt còn to hơn rất nhiều lần. Mong chúng ta hưởng ứng lối sống cứu sinh mạng vì tương lai tươi sáng của tất cả.

Kính mời quý vị đón xem trong một ngày gần đây buổi hội nghị trọn vẹn được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ trên Truyền Hình Vô Thượng Sư.

http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=177&page=28&url=link2_0&eps_no=&show=&flag=#v

Nhím Hoàng Kim
09-29-2010, 09:40 PM
Báo Ái Nhĩ Lan Độc Lập (Irish Independent) phỏng vấn Thanh Hải Vô Thượng Sư - 22 tháng 6 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=178&page=28&url=link2_0&eps_no=&show=&flag=#v)



Báo Ái Nhĩ Lan Độc Lập (Irish Independent) phỏng vấn Thanh Hải Vô Thượng Sư.

Tuần vừa qua, tờ nhật báo có nhiều độc giả nhất ở Ái Nhĩ Lan, Báo Ái Nhĩ Lan Độc Lập, đã mời Thanh Hải Vô Thượng Sư dự một buổi phỏng vấn qua điện thoại để chia sẻ quan điểm của Ngài về những việc cần làm hầu cứu vãn hành tinh. Thanh Hải Vô Thượng Sư dành thời giờ trong thời khóa biểu bận rộn để trả lời tất cả các câu hỏi của tờ nhật báo này. Sau đây là phần trích dẫn từ câu trả lời của Thanh Hải Vô Thượng Sư cho ký giả của Báo Ái Nhĩ Lan Độc Lập về về câu hỏi là chúng ta sẽ có một thế giới như thế nào khi mọi người chuyển sang ăn chay.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta không còn có địa cầu nữa, mà sẽ có thiên đàng. Bởi vì từ trường mà chúng ta phát ra đều hoàn toàn từ ái và tử tế do việc ăn chay, có nghĩa là không sát sinh, không ngược đãi, không làm thú vật đau khổ, và chúng ta cũng không còn bệnh tật, sẽ hòa bình hơn và nhân từ hơn. Điều tốt đẹp sẽ thu hút điều tốt đẹp, và chúng ta sẽ có tràn đầy mọi thứ cần thiết. Chúng ta sẽ có một lương tâm vui vẻ và một trái tim thương yêu sẽ trở lại với chúng ta, với cả người lẫn thú. Và rồi chúng ta sẽ sống trong sự hòa hợp và an bình hoàn hảo.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Một bài báo chi tiết tựa là “Vô Thượng Sư Mang Tin Về Con Đường Tiến Bước” sẽ được đăng tải trên tuần báo mới của Ái Nhĩ Lan Độc Lập, tên là “Địa Cầu,” có bán tại mọi CỬA TIỆM, CÁC QUẦY BÁO VÀ CÁC PHI TRƯỜNG QUỐC TẾ Ở ÁI NHĨ LAN VÀ KHẮP ANH QUỐC VÀO THỨ BA, 24 THÁNG 6, 2008.

Chúng tôi cảm tạ Báo Ái Nhĩ Lan Độc Lập cho mọi nỗ lực của quý vị để thông tin tới độc giả về lối sống bền vững và chọn lựa ăn chay.

Chúng con xin tri ân Thanh Hải Vô Thượng Sư đã dành thời giờ quý giá, để một lần nữa nhắc nhở nhân loại về phần thưởng sẽ được ban nếu chuyển sang dinh dưỡng hòa bình dùng rau quả. Cầu xin mọi lãnh vực trong xã hội thực hiện ngay sứ mạng cứu địa cầu duy nhất của chúng ta.

Cơ quan Hoa Kỳ xác nhận thời tiết biến đổi khắc nghiệt là do khí hậu thay đổi.

Theo bài tường trình của Chương trình Khoa học Khí hậu Thay đổi Hoa Kỳ, được sưu tập bởi nhiều cơ quan chính phủ, nạn hâm nóng hoàn cầu sẽ khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn, với hạn hán và lũ lụt ngày càng mãnh liệt hơn và kéo dài hơn. Tường trình cũng tiên đoán các sự kiện khắc nghiệt này sẽ xảy ra thường xuyên hơn, và báo động rằng các biện pháp phòng ngừa phải tính đến chiều hướng khí hậu thay đổi, hầu bảo đảm hữu hiệu cho tương lai.

Xin đa tạ các nghiên cứu gia Hoa Kỳ, làm sáng tỏ thêm về nguyên nhân của các sự kiện khốc liệt đang xảy ra khắp thế giới. Mong mọi quốc gia mau chóng áp dụng tiêu chuẩn sống xanh, để giảm ảnh hưởng của khí hậu thay đổi và bảo đảm tốt hơn cho tương lai trên địa cầu.

http://ap.google.com/article/ALeqM5jXqXnWulOVVpi1gZO44HR_L01uYAD91DB2583

Động đất gia tăng hiện nay được liên hết với hâm nóng hoàn cầu.

Tiến sĩ Tom Chalko, trưởng địa chất vật lý học thuộc Nghiên cứu Kỹ sư Khoa học tại Úc Đại Lợi đã ghi nhận rằng có sự gia tăng đáng lo ngại về con số động đất, mà hiện nay là nhiều gấp 5 lần so với 20 năm trước. Trích dẫn dữ liệu của NASA cho thấy địa cầu hiện đang hấp thụ nhiều nhiệt lượng từ mặt trời hơn là có thể phản chiếu lại vào không gian, Tiến sĩ Tom Chalko tuyên bố: “Nhiệt năng không cân bằng, có nghĩa là sức nóng phát ra từ bên trong hành tinh không thể thoát ra và điều đó khiến bên trong hành tinh nóng thái quá. Sự gia tăng của hoạt động địa chấn, lục địa va chạm, và núi lửa, là hậu quả không tránh được của sự mất cân bằng nhiệt lượng trên hành tinh .” Tiến sĩ Chalko kêu gọi cộng đồng khoa học quốc tế chia sẻ tài liệu này với công chúng và nói rằng: “Hậu quả của sự không hành động chỉ có thể thảm họa. Không còn thời gian cho các biện pháp nữa chừng.”

Chúng tôi tri ân sâu xa Tiến sĩ Chalko, đã chỉ ra mối liên kết giữa hâm nóng hoàn cầu và động đất, cũng như hoạt động của núi lửa. Chúng tôi cầu rằng tất cả công dân thế giới hành động nhanh chóng để bảo tồn căn nhà địa cầu yêu dấu này.

http://www.earthtimes.org/articles/show/earthquakes-became-five-times-more,437288.shtml

http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=178&page=28&url=link2_0&eps_no=&show=&flag=#v

Nhím Hoàng Kim
09-29-2010, 09:45 PM
Mất mát về đa dạng sinh học cũng làm hại con người - 23 tháng 6 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=179&page=28&url=link2_0&eps_no=&show=&flag=#v)



Mất mát về đa dạng sinh học cũng làm hại con người.

Qua bao năm, khoa học gia kêu gọi thế giới lưu ý về tốc độ báo động của thú vật bị tuyệt chủng, hiện nay tăng từ 100 đến 1.000 lần nhanh hơn tốc độ tự nhiên. Trong một phỏng vấn qua điện thoại, nhật báo hàng đầu của Ái Nhĩ Lan, tờ Ái Nhĩ Lan Độc Lập, nêu lên các khám phá của tổ chức bảo tồn WWF, rằng 1/3 tổng số các loại thú vật đã bị mất kể từ thập niên 1970, và thỉnh ý kiến Thanh Hải Vô Thượng Sư về chiều hướng đáng lo này cũng như nguyên nhân.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Hành động của chúng ta khiến quá nhiều thú vật trên hành tinh bị mất đi. Khoa học gia đã chứng minh. Cho nên tất cả chúng ta biết rằng việc đánh cá thái quá, săn bắn thái quá, ô nhiễm môi sinh là lý do hâm nóng hoàn cầu và làm giảm số thú vật trên hành tinh. Nhiều lời khuyến cáo để ngừng các hành động đó thường không ai nghe. Thật là đáng tiếc. Chúng ta nên bảo vệ các loài sinh vật, bởi vì khi bảo vệ chúng, chúng ta bảo vệ sinh thái. Sinh thái liên quan đến sức khỏe của chúng ta, sức khỏe của hành tinh và của nhân loại.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Thật vậy, phá rừng bất cẩn, dùng đất đai không bền vững, và bây giờ khí hậu thay đổi đưa đến thêm sự bất ổn của đất đai, không khí và nước – tất cả các thứ mà con người phụ thuộc hoàn toàn vào đó cho các hoạt động sinh sống.

Chúng con xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã quan tâm sâu xa về tất cả tạo vật của Thượng Đế xứng đáng được bảo vệ trong lúc này. Khi sự tương quan giữa vạn vật trên địa cầu trở nên rõ ràng hơn với chúng ta, mong rằng tất cả sẽ được khích lệ để làm việc tích cực hơn vì sự sinh tồn.

Chúng tôi cũng xin cám ơn nhật báo Ái Nhĩ Lan Độc Lập đã quan tâm đến môi sinh và cung cấp tài liệu hầu độc giả có thể hành động xây dựng để bảo tồn hành tinh này.

Để đọc toàn bộ buổi phỏng vấn Thanh Hải Vô Thượng Sư, xin xem tờ đặc san mới kèm trong nhật báo Ái Nhĩ Lan Độc Lập tên “Địa Cầu.” Tờ báo này sẽ được bán tại tất cả các CỬA TIỆM, QUẦY BÁO, VÀ PHI TRƯỜNG QUỐC GIA TRONG ÁI NHĨ LAN VÀ TRÊN KHẮP ANH QUỐC VÀO THỨ BA, NGÀY 24 THÁNG 6, 2008.

http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSL1480124020080514

Vùng nước chết ở Vịnh Mễ Tây Cơ dự kiến gia tăng.

Giáo sư Hải dương học Steven DiMarco thuộc Đại học Texas A&M tuyên bố rằng nước sông tràn chảy ra nhiều thêm từ các trận lũ lụt gần đây ở Hoa Kỳ rất có thể khiến cho vùng nước chết rộng 7.900 dặm vuông trong Vịnh Mễ Tây Cơ trở nên lớn hơn nữa. Vùng nước chết là vùng biển không còn chứa đủ dưỡng khí để hổ trợ đời sống hải vật nữa. Nước sông tháo ra chứa đầy chất muối nitrô từ phân bón nông nghiệp là nguyên nhân chính gây nên các vùng thiếu dưỡng khí này và vùng chết tại Vịnh Mễ Tây Cơ năm nay dự kiến sẽ tăng lên hơn 10.000 dặm vuông.

Chúng tôi thành tâm tri ân Giáo sư DiMarco và các khoa học gia khác, đã thức tỉnh chúng ta về ảnh hưởng tai hại của phân bón nông nghiệp. Cầu mong thế giới hồi phục sự quân bình thiên nhiên không hóa chất duy trì mọi đời sống.

http://www.economist.com/science/displaystory.cfm?story_id=11367884, http://news.yahoo.com/s/ap/20080620/ap_on_sc/sci_midwest_flooding_dead_zone, http://www.fao.org/docrep/010/ai465e/ai465e01.htm, http://www.fao.org/docrep/010/a0701e/a0701e00.htm

http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=179&page=28&url=link2_0&eps_no=&show=&flag=#v

Nhím Hoàng Kim
09-29-2010, 09:52 PM
Thanh Hải Vô Thượng Sư đã hoàn toàn ban tặng sự tận tụy , hướng dẫn và ủng hộ cho nhân loại để khắc phục và bảo vệ tương lai của chúng ta - 24 tháng 6 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=180&page=28&url=link2_0&eps_no=&show=&flag=#v)



Thanh Hải Vô Thượng Sư đã hoàn toàn ban tặng sự tận tụy, hướng dẫn và ủng hộ cho nhân loại để khắc phục và bảo vệ tương lai của chúng ta.

Cho đến nay, chưa bao giờ ý thức về tình trạng khẩn cấp của hành tinh chúng ta lên đến cao điểm như vậy. Công dân toàn cầu kêu gọi chính phủ của họ hành động, vì ý thức rằng chỉ có một cơ hội để sửa đổi hướng đi của nhân loại. Vào điểm khẩn trương nhất của lịch sử hiện nay, Thanh Hải Vô Thượng Sư ban tặng hoàn toàn lòng tận tâm, sự hướng dẫn, và ủng hộ của Ngài cho nhân loại để vượt qua và bảo toàn tương lai chúng ta. Trong buổi phỏng vấn bằng điện thoại về khí hậu thay đổi được đồng ý bởi Thanh Hải Vô Thượng Sư với nhật báo Ái Nhĩ Lan Độc Lập, vị ký giả hỏi rằng Ngài có thông điệp gì cho các nhà lãnh đạo thế giới.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tôi muốn nói với các vị lãnh đạo thế giới rằng hãy khích lệ người dân nhiều hơn nữa để theo lối sống không ăn thịt, bởi vì điều đó trong sạch, lành mạnh, cao thượng, và sẽ cứu thế giới. Hãy bỏ qua mọi nghi thức và chính sách không cần thiết. Hiện rất khẩn cấp. Chúng ta cần hành động khác và hành động tức khắc để cứu thế giới. Rất khẩn cấp. Hãy là một lãnh tụ anh hùng. Công dân thế giới trông cậy vào quý vị để cứu mạng sống của họ, và các thế hệ tương lai sẽ ghi nhớ công lao đạo đức của quý vị. Hãy dùng quyền lực vạn năng của quý vị cho mục tiêu cao cả này. Bởi vì quý vị chỉ có một lần để làm điều phi thường này. Chúng ta chỉ có duy nhất một lần, chỉ lúc này thôi, để cứu hành tinh. Xin làm ơn thực hiện.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin tri ân sự hướng dẫn và khích lệ của Thanh Hải Vô Thượng Sư cho những người thật sự ước muốn tạo nên sự khác biệt cho thế giới. Mong thời điểm chưa bao giờ xảy ra như hiện nay sẽ được sự lãnh đạo với khởi xướng mới vì sự sinh tồn của mọi cư dân trên địa cầu.

Chúng tôi cũng cảm tạ báo Ái Nhĩ Lan Độc Lập, cho lập trường cung cấp thông tin hữu ích và xây dựng cho công chúng, hầu áp dụng lối sống bền vững.

Để đọc toàn bộ bài phỏng vấn với Thanh Hải Vô Thượng Sư, quý vị có thể xem đặc san mới, kèm trong báo Ái Nhĩ Lan Độc Lập, tên “Địa Cầu.” Tờ báo này sẽ được bán trong tất cả CỬA TIỆM, QUẦY BÁO VÀ PHI TRƯỜNG TRÊN TOÀN QUỐC ÁI NHĨ LAN VÀ TRÊN KHẮP ANH QUỐC HÔM NAY, THỨ BA, 24 THÁNG 6, 2008.

http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSL1480124020080514

Khoa học gia thế giới hội họp để nghiên cứu thủy học tại Bắc Cực.

Tình trạng của thềm băng, sự thay đổi về lượng mưa, tuyết và độ đá tan. Tóm lại, hệ thống thủy học của Bắc Cực là rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi khí hậu. Một hội nghị quốc tế được tổ chức tuần rồi bởi Trung tâm Đại học ở Svalbard, Na Uy, là nơi dẫn đầu thế giới về nghiên cứu Bắc Cực. Các tham dự viên được hướng dẫn trong chuyến khám phá Bắc Cực để thăm dò tình trạng ở đó.

Tiến sĩ Stein Beldring, Ban giám đốc Tài nguyên Nước và Năng lượng của Na Uy: Điều chúng tôi dự kiến là sự gia tăng nhiệt độ và mưa sẽ tạo ra một dòng nước chảy lớn hơn trong gần suốt năm nay.

Giáo sư Erland Källen, Nhà khí tượng học, Đại học Stockholm, Thụy Điển: Sự hâm nóng ở Bắc Cực là gấp đôi sự hâm nóng trên toàn cầu nói chung. Và chúng tôi thấy rằng Bắc Cực đặc biệt rất nhạy đối với khí hậu thay đổi hoàn cầu. Nhưng chúng tôi cũng biết rằng thay đổi thiên nhiên cũng rất lớn ở Bắc Cực. Cho nên chúng ta có thể có giai đoạn mát ở Bắc Cực, mặc dù thật sự toàn thể hoàn cầu đang bị hâm nóng.

Giáo sư Jon Ove Hagen, nhà băng hà học, Đại học Oslo: Điều chúng tôi thấy ở đây tại Svalbard là sự thu nhỏ của các sông băng trong gần 100 năm qua, khởi sự từ thập niên 1920, và từ đó chúng tôi thấy có sự thu nhỏ dần. Nhưng trong 10 năm qua, chúng tôi đã thấy mức độ băng tan tiếp tục gia tăng, chủ yếu là do thời gian tan trong mùa hè dài và ấm hơn.

Tiến sĩ Carl Bøggild, nhà nghiên cứu băng đá và tuyết tan, Trung tâm Đại học tại Svalbard, Na Uy: Các sông băng ở Greenland cũng như ở Nam Cực và các nơi khác hiện thu nhỏ nhanh hơn là chúng ta nghĩ trước đây. Sự việc như thế không được tính đến, bởi vì chưa ai thật sự hiểu nó hoàn toàn, và chúng ta cần phải hiểu nó để đưa nó vào mô hình, hầu có thể đưa ra các mô hình đáng tin cậy hơn cho tương lai. Nhưng theo mô hình hiện tại, mực biển có thể dâng cao hơn mức tuyên bố 1 năm trước bởi IPCC (Ban Liên Chính Phủ về Khí Hậu Thay Đổi).

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Với các quan sát là quan tâm từ những người đã chính mắt nhìn thấy ảnh hưởng lớn lao nhất của sự thay đổi khí hậu.

Tiến sĩ Stein Beldring, Ban giám đốc Tài nguyên Nước và Năng lượng của Na Uy: Khí hậu thay đổi khiến chúng ta quan tâm và tất cả chúng ta có trách nhiệm giữ cho sự tàn phá càng ít càng tốt.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi cảm tạ tất cả tham dự viên của hội thảo tại Bắc Cực, một vùng quan trọng không chỉ cung cấp các dữ liệu đáng giá, mà còn giúp khí hậu hành tinh và đại dương được quân bình. Mong sao chúng ta làm việc để bảo vệ phong cảnh đẹp đẽ của địa cầu chúng ta từ Bắc cực đến Nam cực.

http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=180&page=28&url=link2_0&eps_no=&show=&flag=#v

Nhím Hoàng Kim
09-29-2010, 10:00 PM
Văn phòng chính phủ ở Formosa (Đài Loan) tuyên bố hãy ăn thêm rau cải và bớt ăn thịt - 25 tháng 6 , 2008 (http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=181&page=28&url=link2_0&eps_no=&show=&flag=#v)


Văn phòng chính phủ ở Formosa (Đài Loan) tuyên bố hãy ăn thêm rau cải và bớt ăn thịt.

Là một phần trong lễ kỷ niệm Ngày Môi sinh Thế giới, thủ tướng Mã Anh Cửu của Formosa (Đài Loan) và phó thủ tướng Vincent Siew đã dẫn đầu toàn bộ văn phòng chính phủ đã ký bản tuyên ngôn về các biện pháp cắt giảm thán khí thải và tiết kiệm năng lượng, bao gồm việc ăn thực phẩm trồng tại địa phương, ăn thêm rau cải và bớt thịt lại. Cùng với các biện pháp xanh khác, thủ tướng Mã khích lệ tất cả người dân bắt đầu từ việc nhỏ và tập tính tiết kiệm để giúp biến việc giảm thán khí thải trở thành một phần trong cuộc sống mỗi người.

Chúng tôi rất xúc động trước sự lãnh đạo xuất sắc của thủ tướng và các viên chức ở Formosa. Mong đồng bào quý quốc và các lãnh tụ thế giới khác noi theo tấm gương cao quý này hầu giúp cứu Mẹ Địa Cầu quý báu.

http://ivy3.epa.gov.tw/co/index.html, http://www.president.gov.tw/php-bin/prez/shownews.php4?Rid=14079, http://www.president.gov.tw/php-bin/docset/filepool/pool1/00/0k/3i.jpg, http://www.president.gov.tw/php-bin/docset/filepool/pool1/00/0k/3g.jpg, http://www.president.gov.tw/php-bin/docset/filepool/pool1/00/0k/3e.jpg

Khủng hoảng thực phẩm là do dùng ngũ cốc để nuôi thú.

Tờ báo Hoa Kỳ Huffington Post, là nhật ký điện toán được xếp hàng đầu do một số mạng lưới liên kết với báo này, đã ấn bản một bài hôm thứ sáu của nhà văn được mời, và là Phó Giám đốc của PETA, Bruce Friedrich, nhận xét về nạn thiếu thực phẩm quốc tế. Nêu lên quan tâm của Liên Hiệp Quốc rằng nhiên liệu sinh học có thể xem là tội phạm đối với nhân loại, bởi vì nó tiêu thụ mùa màng thực phẩm, ông Friedrich nhấn mạnh sự thật rằng hơn gấp 7 lần lượng ngũ cốc dùng cho nhiên liệu sinh học được đem nuôi nông súc thay vì sử dụng để nuôi người, khiến cho vấn đề càng trở nên lớn hơn. Cho nên ông kêu gọi các chính phủ chấm dứt mọi trợ cấp làm lợi cho kỹ nghệ thịt và sữa, thay vì vậy, nên chú tâm đến chương trình giúp con người tránh dùng sản phẩm có phần động vật trong lối ăn của họ.

Chúng tôi tri ân ông Friedrich và báo Huffington Post, qua sự cộng tác để giúp cho công chúng ý thức hơn về ý tưởng này. Cầu mong chúng ta nhanh tiến đến các giải pháp hữu hiệu, như là lối ăn không thành phần động vật để đem lại lương thực dồi dào cho anh chị em chúng ta và sự quân bình cho hành tinh.

http://www.huffingtonpost.com/bruce-friedrich/taking-the-food-crisis-pe_b_107992.htmlsunny

Vị thuyền trưởng trong một sứ mạng bảo vệ sự sống trong đại dương.

Nổi tiếng khắp thế giới về dịch vụ bảo vệ trên biển, thuyền trưởng Paul Watson của Hội Bảo tồn Biển Shepherd được gọi là “người có hành động trực tiếp tốt nhất” trong một bài báo trên tờ Người Bảo Vệ tựa là “50 người có thể cứu tinh cầu.” Là đồng sáng lập viên của tổ chức Hòa bình Xanh, ông tuần tra các vùng biển trên thế giới để ngăn chặn những người săn hải cẩu và cá trái phép, cùng lúc bảo vệ hàng ngàn động vật biển khác. Gần đây ông có mặt trong chuyến du lịch thế giới ở Ba Lê, Pháp, hầu nâng cao ý thức về các vấn đề nguy cấp của việc bảo tồn môi trường biển.

Thuyền trưởng Paul Watson, Chủ tịch Hội Bảo tồn Sea Shepherd: Đến năm 2030 sẽ không còn kỹ nghệ đánh bắt cá trên thế giới. Chúng ta sẽ không còn gì để đánh bắt vào lúc đó. Và chúng ta phải chấm dứt việc này. Không bao nhiêu người nhận ra rằng nửa số cá được đánh bắt từ đại dương thậm chí không được con người ăn mà là để nuôi gia súc. Chúng ta đã biến con lợn thành loài thú ăn thịt trên biển lớn nhất hành tinh.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hội Bảo tồn Biển Shepherd đã được chọn bởi quốc gia Iroquois cho giá trị tôn trọng thiên nhiên của người Mỹ Bản xứ. Truyền trưởng Watson và các thành viên đội thủy thủ cũng là người ăn thuần chay trong sứ mạng bảo vệ mọi thú vật.

Thuyền trưởng Paul Watson, Chủ tịch Hội Bảo tồn Sea Shepherd: Tôi lái một con tàu trường chay trong nhiều năm nhưng chỉ đến năm 2000 mới trở thành tàu thuần chay. Chúng tôi không ăn sản phẩm bơ sữa, hoàn toàn không có sản phẩm động vật.

Quý vị không cần phải là người ăn thuần chay để tham gia tàu này, nhưng quý vị sẽ ăn thuần chay khi ở trên tàu. Chúng tôi cố làm gương, mọi người sẽ học điều này. Và nếu quý vị có thể ăn thuần chay trên tàu thì chắc chắn quý vị cũng có thể làm vậy ở nhà.

Thuyền trưởng Paul Watson, Chủ tịch Hội Bảo tồn Sea Shepherd: Tôi là thuyền trưởng Paul Watson thuộc Hội Bảo tồn Biển Shepherd, và thông điệp của tôi là hãy Ăn chay, Sống Xanh và Cùng Cứu Tinh cầu.

Để biết thêm chi tiết về Hội Bảo tồn Sea Shepherd, xin viếng www.seashepherd.org

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin khen ngợi thuyền trưởng Paul Watson và Hội Bảo tồn Biển Shepherd cho nỗ lực táo bạo và quả cảm giúp cứu mạng sống. Vô số thú vật vô tội được cứu vớt sẽ rất biết ơn, kể cả chúng tôi, vì quý vị đã giúp bảo vệ các vùng biển sinh động mênh mông và ngôi nhà Địa Cầu chung.

Khí hậu thay đổi là nguyên do đàng sau tai họa như Lũ lụt Trung tây Hoa Kỳ.

Tai họa gần đây gây ra bởi những trận bão và lũ lụt tại các tiểu bang trung tây Wisconsin, Illinois, Indiana và Iowa được cho là do nạn hâm nóng hoàn cầu. Perry Beeman, ký giả từng đoạt giải thưởng viết cho tờ báo ở Iowa: The Des Moines Register, nói rằng trước các cơn bão, ông và đồng nghiệp đã phát triển một loạt bài về sự thay đổi khí hậu để ấn hành trên tờ nhật báo, tiên đoán các ảnh hưởng này.

Cám ơn ông Beeman cho lời phẩm bình thẳng thắn và minh bạch của ông. Cầu mong tất cả chúng ta hiểu rằng các thiên tai như những tai họa trên là do nạn khí hậu thay đổi, hầu có hành động khẩn cấp hơn về vấn đề đương thời này.

http://www.alternet.org/environment/88739/

Hội thảo Formosa đặt câu hỏi “Tôi Có thể Làm gì?” Trong nỗ lực làm sáng tỏ vai trò của chính phủ và công chúng về việc giải quyết nạn hâm nóng toàn cầu, một hội thảo đặc biệt sẽ được tổ chức ở Formosa, Đài Loan vào chúa nhật 29 tháng 6. Hội thảo mang chủ đề: “Thời điểm Khẩn cấp 2008 để Cứu Địa cầu: Tôi Có thể Làm gì?”

Một số giới chức chính phủ có uy tín ở Formosa sẽ đọc diễn văn về các lãnh vực nên chú trọng cho cả hai ngành hành chính: hành pháp và lập pháp. Các chính phủ địa phương gần đây cũng đã chứng tỏ sự lãnh đạo đáng ca ngợi, qua việc làm tấm gương về lối sống xanh và ăn chay cho hành tinh. Thị trưởng Thành phố Đài Bắc và một số nghị viên đã cam kết ăn chay trong các tháng gần đây.

Hsiao, Chia-Chi, Phó Thị trưởng, Thành phố Đài Trung, Formosa (Đài Loan): Tôi đã ăn chay được 2 tháng nay kể từ ngày 22 tháng 4, Ngày Địa cầu. Làm như vậy ít nhất là để bảo vệ địa cầu, cũng như quan tâm cho đời sống, nhất là đời sống của các thú vật tuy nhỏ bé, nhưng không kém quan trọng. Sau khi ăn chay, tôi cảm thấy tốt và đầy sinh lực.

Thịt thú vật tiêu thụ nhiều năng lượng hơn trong quá trình sản xuất, cũng như quá trình nuôi thú vật để lấy thịt. Chẳng hạn như, bò, dê, và heo, chất phế thải và thức ăn của chúng thật sự tiêu thụ rất nhiều năng lượng và tài nguyên của địa cầu. Do đó, cắt bớt tiêu thụ thịt có nghĩa là bảo vệ địa cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Được mời để thảo luận về khía cạnh quan trọng là “Con người có thể làm gì?” Thanh Hải Vô Thượng Sư đã ưu ái chấp thuận tham dự hội thảo như vị diễn giả đặc biệt qua hội nghị truyền hình. Theo sau hội thảo, một buổi hòa nhạc cho Mẹ Địa cầu sẽ được tổ chức vào tối hôm đó. Chúng tôi trông đợi xem buổi diễn đàn có ý nghĩa này và chúc cho các tham dự viên thảo luận thành công, với viễn ảnh rõ ràng về các biện pháp để hồi phục địa cầu chúng ta.

Xin hãy đón xem trên đài Truyền hình Vô Thượng Sư phần trình chiếu trực tiếp buổi hội thảo với Thanh Hải Vô Thượng Sư, vào chúa nhật này, 29 tháng 6 lúc 3:30 chiều giờ Formosa (Đài Loan,) hay là 9:30 sáng chúa nhật, Giờ Trung phần Âu Châu.

http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=181&page=28&url=link2_0&eps_no=&show=&flag=#v

Nhím Hoàng Kim
11-30-2010, 08:33 PM
Chính quyền quận hạt tại Formosa (Đài Loan) quyết tâm làm ngưng nạn hâm nóng toàn cầu (http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=182&page=27#v)

Chính quyền quận hạt tại Formosa (Đài Loan) quyết tâm làm ngưng nạn hâm nóng toàn cầu .

Hôm thứ tư, một cuộc hội nghị báo chí đã được tổ chức về một buổi hội thảo và nhạc hội đặc biệt sắp tới, được tổ chức bởi chính quyền Quận hạt Đài Bắc vào chủ nhật này, ngày 29 tháng 6.

SupremeMasterTV: Chúng tôi đang có mặt tại Hội trường Quận hạt Đài Bắc ở Formosa, nơi buổi Hội thảo “2008 Thời điểm cấp bách để cứu tinh cầu - Tôi có thể làm gì?” và nhạc hội “Tình thương trường chay cho Mẹ Địa Cầu” sẽ được tổ chức.

Cô Chin Chun Kuo, người đọc tin tại Formosa (Taiwan): Đầu tiên: Hưởng ứng 10 biện pháp của chính quyền hầu cắt giảm thán khí thải. Thứ nhì: Giảm tiêu thụ thịt và chuyển sang ăn chay. Thứ ba: Chuyển sang dùng bóng đèn tiết kiệm năng lượng. Chúng ta phải quan tâm đến thế hệ kế tiếp và thế hệ tương lai của các cháu. Chúng ta phải chuyển đạt thông điệp bảo vệ môi sinh này đến mọi người.

Lee Chih Hong, Trưởng thư ký, Cục Bảo vệ Môi sinh, Huyện Đài Bắc, Formosa (Đài Loan): Hiện tại, Ban Bảo vệ Môi sinh đang khuyến khích chính sách cắt giảm thán khí vì sinh thái và “không hối tiếc.” Cuộc vận động này khích lệ mọi người ăn thêm rau cải và bớt ăn thịt để cắt giảm lượng thán khí thải. Tôi nghĩ mọi người đều biết quá trình sản xuất thịt thải ra rất nhiều khí thải nhà kính.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chính quyền quận hạt đã mời nhiều nghệ sĩ trình diễn và các nhân vật quần chúng nổi tiếng đến tham dự buổi hội thảo, công nhận sự lãnh đạo của họ trong việc kêu gọi và khích lệ công chúng.

Tung Huan Chang, nhạc sĩ tây ban cầm cổ điển Formosa (Đài Loan) nổi tiếng: Nếu chính quyền có thể giúp những người đang sẵn sàng muốn mở một nhà hàng chay hoặc doanh nghiệp nhỏ trồng rau cải và cung cấp cho họ nguồn tiếp liệu sẵn có, thì tôi tin là sẽ có nhiều chủ nhà hàng sẵn sàng làm vậy. Tôi tin số người ăn chay sau đó sẽ tăng lên ngay lập tức.

Yifei Tang, Nữ tài tử: Điều quan trọng nhất là cứu tinh cầu. Chính tôi đã ăn chay từ lúc nhỏ.

Chou, Hsi-Wei / Quan tòa Huyện Đài Bắc

Tôi hy vọng mọi người sẽ có thể giảm thán khí, thực hiện việc này trong từng hành vi nhỏ trong cuộc sống thường ngày. Tôi hy vọng mọi người sẽ cùng làm hết lòng. Hành tinh “Địa Cầu” là nhà của chúng ta.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Buổi hội thảo sẽ diễn ra vào chủ nhật này, 29 tháng 6, cũng sẽ mời Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư như vị một khách danh dự để trò chuyện với các tham dự viên qua hội nghị truyền hình về điều mà mọi người có thể làm để giúp cứu tinh cầu.

Cám ơn chính quyền Quận hạt Đài Bắc và mọi người tham gia cho nỗ lực quan tâm của quý vị và thân chúc quý vị có một sự kiện thành công giúp nâng cao ý thức về lợi ích của lối dinh dưỡng dùng rau cải bền vững.

Kính mời quý vị xem trên Truyền Hình Vô Thượng Sư buổi phát hình trực tiếp cuộc thảo luận về sự thay đổi khí hậu với Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư vào chủ nhật này, 29 tháng 6 vào lúc 3:30 chiều theo giờ Formosa (Đài Loan), hoặc 9:30 sáng chủ nhật, theo Giờ Trung tâm Âu châu. Chúng tôi cũng sẽ phát hình một phần của buổi nhạc hội trực tiếp từ 6:30 đến 7:30 tối theo giờ Formosa, hoặc 12: 30 đến 1:30 chiều theo Giờ Trung tâm Âu châu.

Văn phòng chính phủ ở Formosa (Đài Loan) tuyên bố hãy ăn thêm rau cải và bớt ăn thịt .

Là một phần trong lễ kỷ niệm Ngày Môi sinh Thế giới, thủ tướng Mã Anh Cửu của Formosa (Đài Loan) và phó thủ tướng Vincent Siew đã dẫn đầu toàn bộ văn phòng chính phủ ký bản tuyên ngôn về các biện pháp cắt giảm thán khí thải và tiết kiệm năng lượng, bao gồm việc ăn thực phẩm trồng tại địa phương, ăn thêm rau cải và bớt thịt. Cùng với các biện pháp xanh khác, thủ tướng Ma khích lệ tất cả người dân bắt đầu từ việc nhỏ và tập tính tiết kiệm để giúp biến việc giảm thán khí thải trở thành một phần trong cuộc sống mỗi người.

Khi nghe tin tốt lành này, Sư Phụ chúng tôi rất cảm động và yêu cầu chúng tôi lập tức phát hình. Ngài gửi lời chúc tốt lành nhất và tình thương của Ngài đến chính phủ Formosa và người dân nơi đây. Ngài còn gửi lời chúc mừng Formosa vì đã có vị thủ tướng quả cảm đầu tiên trên thế giới ký kết tuyên bố cao thượng nhằm cổ động lối sống từ bi không động vật để cứu tinh cầu.

http://ivy3.epa.gov.tw/co/index.html, http://www.president.gov.tw/php-bin/prez/shownews.php4?Rid=14079, http://www.president.gov.tw/php-bin/docset/filepool/pool1/00/0k/3i.jpg, http://www.president.gov.tw/php-bin/docset/filepool/pool1/00/0k/3g.jpg, http://www.president.gov.tw/php-bin/docset/filepool/pool1/00/0k/3e.jpg

Tiến sĩ James Hansen kêu gọi đánh thuế thán khí thải .

Trong buổi trình thuyết tại Quốc hội Hoa Kỳ, Tiến sĩ James Hansen, giám đốc của Viện Goddard cho Nghiên cứu Không gian thuộc Ban Quản trị về Hàng không và Không gian Hoa Kỳ (NASA), kêu gọi đánh thuế thán khí để giảm khí thải gây hâm nóng toàn cầu và khích lệ các nguồn năng lượng bền vững. Ông nói: “Chúng ta nên nói thẳng với công chúng rằng phải có cái giá về việc thải thán khí. Đó là cách duy nhất mà chúng ta khởi sự tiến đến nền kinh tế không thán khí.” Ông lưu ý rằng tiền thuế thu được sẽ trả lại cho công chúng, để phát triển thêm các kỹ thuật hữu hiệu năng lượng. Tiến sĩ Hansen cũng kêu gọi ngưng hoàn toàn các nhà máy điện đốt than mà không có hệ thống hấp thụ thán khí. Chúng tôi bày tỏ lòng tri ân đến Tiến sĩ James Hansen, đã lên tiếng về sự khẩn cấp của tình trạng môi sinh trên địa cầu. Xin thiên đàng gia trì cho các nỗ lực tiếp tục của ông để thúc đẩy hành động mau lẹ hầu bảo đảm tương lai bền vững của địa cầu.

http://www.presstv.ir/Detail.aspx?id=61239&sectionid=3510203 http://southernstudies.org/facingsouth/2008/06/nasas-hansen-one-hundred-percent.asp http://www.businessgreen.com/business-green/news/2219885/hansen-demands-carbon-tax

Ghana nâng cao ý thức công cộng về nạn hâm nóng hoàn cầu .

Tại một hội thảo về khí hậu thay đổi ở Ghana, Chủ tịch Hạ Nghị viện, Ebenezer Begyina Sekyi-Hughes, nói rằng tất cả các lãnh vực cần phải cùng nhau thông tin cho công chúng biết về tầm quan trọng sống còn của việc bảo tồn môi sinh. Ông nói: “Khí hậu thay đổi rõ ràng là hiểm họa lớn nhất đang trực diện nhân loại trong các năm tới. Tại đây ở Ghana, năm 2007 hạn hán trầm trọng dẫn đến đất đai nứt nẻ, tiếp theo là trận lũ lụt khổng lồ, gây ra sự tàn phá cho sản phẩm nông nghiệp và những tài sản khác với mức chưa từng có. Do đó, chúng ta không thể ngồi yên mà không quan tâm, và đây là thời điểm chúng ta phải giáo huấn công chúng về vấn đề này.”

Chúng tôi vô cùng tri ân Chủ tịch Sekyi-Hughes, đã khích lệ việc nâng cao ý thức về khí hậu thay đổi cho mọi tầng lớp trong xã hội ở Ghana. Chúng tôi chúc ông và đồng bào của ông điều tốt lành nhất trong việc cộng tác để hồi phục quân bình thiên nhiên và vẻ đẹp xanh tươi ở Ghana.

http://allafrica.com/stories/200806240674.html

http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=182&page=27#v

Nhím Hoàng Kim
11-30-2010, 08:40 PM
Nhân viên tình báo Hoa Kỳ cảnh báo về ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu đối với an ninh quốc tế .

Thomas Fingar, chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia, đã trình một báo cáo lên Quốc hội Hoa Kỳ, kết luận rằng nạn hâm nóng toàn cầu có thể dẫn đến tình trạng mất ổn định quốc tế. Ông cho biết: “Chỉ riêng sự thay đổi khí hậu có thể sẽ không hủy hoại quốc gia, nhưng sẽ làm cho các vấn đề hiện tại trở nên tệ hơn như là sự nghèo nàn, căng thẳng xã hội, thoái hóa môi sinh, lãnh đạo kém hiệu quả, và bộ máy chính trị suy yếu, những điều này sẽ làm cho các vấn đề hiện tại trở nên trầm trọng hơn.”

Chân thành cám ơn ông Fingar cho báo cáo bộc trực này, nêu ra những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu đối với an ninh quốc gia và quốc tế. Mong chúng ta lưu ý cảnh báo này và có hành động ngay bây giờ để ngưng sự thay đổi khí hậu, hầu bảo tồn sự sống và an bình trên tinh cầu này.

http://www.latimes.com/news/nationworld/washingtondc/la-na-intel26-2008jun26,0,5875448.story

Các chuyên gia thủy học lo lắng về hậu quả xã hội của sự thay đổi khí hậu .

Mức độ thường xuyên và nghiêm trọng của bão tố và lụt lội ở nhiều nơi do khí hậu thay đổi cũng đã ảnh hưởng đến việc phân phối nước trên thế giới, hoặc thủy học trên Địa Cầu. Khoa học gia hiện e ngại rằng tình trạng khan hiếm nước ở các quốc gia khô hơn sẽ trầm trọng hơn, dẫn đến sự xung đột nhiên liệu. Việc này đã bắt đầu ở một số vùng. Hai khoa học gia môi sinh người Na Uy giải thích như sau:

Tiến sĩ Ånund Killingtveit, Đại học Khoa học và Kỹ thuật, Na Uy: Thủy học là một điều quan trọng vì nhiều nơi hiện có rất ít nước, nhất là Lưu vực sông Nile. Có rất nhiều xung đột mà có lẽ quý vị đã biết ở Lưu vực sông Nile. Có một sự cạnh tranh ở đó.

Tiến sĩ Knut H. Alfsen, Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu và Môi sinh Quốc tế, Na Uy: Chúng ta đang phân phối lại nguồn nước trên thế giới. Sông băng tan chảy sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước của hàng tỷ, hàng tỷ người và họ phải di chuyển vì không thể sống nơi không có nước. Cho nên, chúng ta đang tạo ra hoặc đang sắp đặt một cuộc xung đột xã hội trên quy mô lớn. Điều này đe dọa rất nhiều đối với sự bền vững trên tinh cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ngoài ra, còn có hàng triệu người bị di tản vì môi sinh, với con số đã tăng tới mức chưa từng thấy là 37 triệu người hồi năm ngoái, theo lời của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR). Tiến sĩ Killingtveit và Alfsen sẽ nói về sự cấp bách hành động trước khi có thêm nhiều xã hội và quốc gia bị ảnh hưởng bất lợi.

Tiến sĩ Ånund Killingtveit: Chúng ta phải bớt đi xe, bớt sử dụng than đá.

Tiến sĩ Knut H. Alfsen: Dùng nguồn tài nguyên ở địa phương, cố giảm thiểu việc chuyên chở, cố mua hàng hóa được sản xuất và trồng tại địa phương.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn nghiên cứu về thủy học của các khoa học gia như Tiến sĩ Killingtveit và Tiến sĩ Alfsen của Na Uy. Mong nguồn nước thiết yếu được bảo tồn và chu trình cung cấp nước được ổn định để người dân trên thế giới có thể sinh sống khỏe mạnh, an toàn và hòa bình.

http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=183&page=26#v

Nhím Hoàng Kim
11-30-2010, 08:42 PM
Báo Seattle Times cho biết là có sự gia tăng về chọn lựa chay và thuần chay trong thành phố .

Cư dân của thành phố Seattle, Washington, Hoa Kỳ, trở nên quen thuộc với sự phổ biến rộng rãi của các chọn lựa không thịt, hiện ngày càng gia tăng. Tờ nhật báo hàng đầu của thành phố tường trình một số trong các tiệm bán sẵn các món ăn chay, bao gồm Tiệm Bánh thuần chay Mighty-O, Tiệm bánh Thuần chay Flying Apron, tiệm tạp hóa thuần chay Sidecar for Pigs’ Peace, Tiệm kem thuần chay thân thiện Molly Moon, tiệm thực phẩm thuần chay Hillside Quickie, và gần một tá tiệm ăn thuần chay. Phẩm bình về cơ hội rộng lớn cho những người chọn lối sống dựa vào thực vật, chủ nhân tiệm ăn chay Carmelita, Michael Hughes, tuyên bố: “Dường như thành phố Seattle và môi trường nơi đây thu hút những người có ý thức nhiều hơn về môi sinh và sức khỏe.”

Vô cùng tri ân Seattle Times cho thông tin về khuynh hướng khích lệ này tại thành phố chính Hoa Kỳ. Chúng tôi xin gửi lời cảm tạ nồng ấm đến tất cả các tiệm và khách hàng thuần chay ở Seattle, đã tạo nên một thị trường phát đạt lợi ích cho sức khỏe, cho các bạn thú đồng cư và Địa Cầu của chúng ta.

http://seattletimes.nwsource.com/html/foodwine/2008015467_vegan25.html

http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=184&page=26#v

Nhím Hoàng Kim
01-16-2011, 03:20 PM
Thềm băng ở Siberia đang bị nguy hiểm bởi băng đá Bắc Cực tan rã.

Thềm băng ở Siberia đang bị nguy hiểm bởi băng đá Bắc Cực tan rã. Nghiên cứu bởi khoa học gia Hoa Kỳ khám phá sự tan rã của đất đóng băng trải dài từ Siberia đến Alaska và Gia Nã Đại có thể là gấp 3 lần nhanh hơn dự đoán trước đây, vì băng đá tan rã mau chóng tại vùng biển Bắc Cực, đã lấn sâu khoảng 1.000 dặm vào đất liền. Với mức độ băng đá tan rã nhanh và nhiệt độ không khí tăng thêm gần 2 độ bách phân trên nhiệt độ trung bình, đất đóng băng tan rã thêm có thể hoàn toàn phá hủy đường xá, ống dẫn dầu, cao ốc và đời sống hoang thú. Nó cũng có thể gây nên sự bốc hơi của các khí nhà kính mạnh mẽ mà hiện thời bị đông lạnh dưới đất.

Các khoa học gia Hoa Kỳ, chúng tôi tri ân tường trình thẳng thắn này về ảnh hưởng nghiêm trọng của băng đá Bắc Cực tan rã. Với hồng ân của thiên đàng, cầu mong tất cả chính phủ mau chóng thực hiện các chính sách xanh, để giúp hồi phục môi sinh thiên nhiên tối quan hệ của chúng ta.

http://env.people.com.cn/GB/7426754.html, http://www.independent.co.uk/environment/climate-change/arctic-thaw-threatens-siberian-permafrost-846951.html

Thiệt hại về sự đa dạng sinh học ở vùng nhiệt đới có thể rất thảm khốc.

Đại học Adelaide ở Úc vừa ấn hành bài phê bình quan trọng về thiệt hại của sự đa dạng sinh học ở vùng nhiệt đới vì mất môi trường sống và ảnh hưởng đến sự an cư của con người. Theo nghiên cứu này thì chúng ta đang gần cực điểm và đòi hỏi phải hành động lập tức và thống nhất trên toàn cầu. Nạn tuyệt chủng ở nhiều loài hiện đang xảy ra nhanh hơn gấp 10.000 lần do sự có mặt của con người và các hoạt động của họ như việc đốn phá 15 triệu héc-ta rừng nhiệt đới hàng năm. Theo lời trưởng tác giả kiêm phó giáo sư Corey Bradshaw, “Phần lớn dân số thế giới sinh sống ở vùng nhiệt đới, và điều đang lâm nguy là sự sống còn của nhiều loài giúp thụ phấn cho hầu hết các vụ mùa thực phẩm trên thế giới, lọc hệ thống nước, làm giảm nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng, cô lập thán khí (lọc thán khí khỏi không khí) và điều hòa thời tiết... “Chúng ta cần bắt đầu quý trọng rừng cây vì tất cả lợi ích chúng cung cấp.”

Cám ơn ông Bradshaw và các bạn khoa học gia cho lời cảnh báo đầy quan tâm của quý vị. Cầu nguyện cho nhân loại kịp thời nhận ra sự cần thiết phải yêu mến và bảo tồn các khu rừng quý báu.

http://www.enn.com/wildlife/article/37491

Sự thay đổi khí hậu khiến mưa gió mùa đến sớm hơn thường lệ ở Bangladesh.

Mùa mưa tại vùng thấp ở Bangladesh, thường xảy ra giữa tháng 7 và tháng 8, năm nay đến sớm hơn, khiến hàng ngàn người phải di tản khỏi nhà, phá hoại mùa màng và xoi mòn bờ sông. Kinh tế gia môi sinh Atiur Rahman nói rằng: “Hâm nóng toàn cầu khiến cho băng đá trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn tan sớm và với số lượng nhiều hơn, khiến cho lượng nước sớm hơn và nhiều hơn chảy vào Sông Hằng và Sông Brahmaputra. Số nước này cùng với lượng nước do mưa gió mùa mang lại, gây nên lũ lụt sớm hơn và kéo dài hơn, gây nên sự tàn phá lớn lao.” Các hình ảnh từ vệ tinh của Trung tâm Dịch vụ Tài liệu về Môi sinh và Địa lý (CEGIS) cho thấy gần 3.000 hécta đất trồng trọt và 31 cơ sở giáo dục dọc theo bờ sông Jamuna and Padma hiện có nguy cơ bị mất do đất bờ sông bị xói mòn.

Cám ơn ông Rahman và các khoa học gia tại CEGIS đã tiết lộ rõ ràng ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu ở Bangladesh. Xin hãy cùng nhau tức khắc ngăn chặn các hậu quả phá hoại rất có thể xảy ra do nạn thay đổi khí hậu.

http://www.reliefweb.int/rw/RWB.NSF/db900SID/AMMF-7FXDAF?OpenDocument

Tường trình về hệ sinh thái ở Hoa Kỳ báo động.

Một tường trình mới từ hội vô vị lợi ở Hoa Kỳ: Trung tâm Heinz về Khoa học, Kinh tế và Môi sinh đánh giá sức khỏe của hệ sinh thái tại Hoa Kỳ trong bối cảnh thay đổi khí hậu. Một trong các khám phá của tường trình này là hầu như tất cả lòng sông nước ngọt trên quốc gia này, nơi dòng nước bị ảnh hưởng bởi hâm nóng toàn cầu, chứa ít nhất một chất độc do thuốc trừ sâu, phân bón hay dược phẩm chảy vào nước. Trong số 50% sông ngòi và 33% giếng nước ngầm được thử, các chất độc này đã vượt trên mức an toàn cho sức khỏe của người và thủy vật. Đây thật sự là tin đáng lo ngại.

Chúng tôi xin tri ân Trung tâm Heinz cho tường trình thẳng thắn về nhu cầu hành động khẩn cấp để hồi phục sức khỏe và sức sống của địa cầu đại lượng này.

http://www.environmental-expert.com/resultEachPressRelease.aspx?cid=28754&codi=33371&idproducttype=8&level=0

Tốc độ hâm nóng của biển nhanh hơn là được dự kiến.

Một nghiên cứu mới bởi các khoa học gia Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ khám phá rằng đại dương toàn cầu trong 40 năm qua đã bị hâm nóng nhanh hơn mức tường trình của IPCC vào năm 2007. Sự hâm nóng mau lẹ hơn gây nên sự giãn nở, cùng với băng đá tan rã ở Bắc Cực, khiến cho dung tích nước tăng lên, có nghĩa là mực nước biển dâng cao. Mực nước dâng cao này đã ảnh hưởng nghiêm trọng và thậm chí làm chìm một số quốc đảo và các vùng châu thổ trên khắp thế giới. Nghiên cứu gia hàng đầu của Úc, Catia Dominguez, nói: “Đây là lần đầu tiên, chúng tôi có thể cung cấp tường trình đầy đủ về các tiến trình khiến mực nước biển toàn cầu dâng mau trong 4 thập niên qua, là một nan đề đã dẫn đến nhiều thảo luận khoa học từ tường trình IPCC 2001, nhưng cho đến nay vẫn chưa có tiến bộ nào đáng kể.”

Chúng tôi tri ân khoa học gia của Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ, cho tường trình cập nhật này, giúp chúng ta nhận thức sự nghiêm trọng của hâm nóng toàn cầu. Mong tất cả chúng ta áp dụng lối sống thân thiện môi sinh để bảo tồn căn nhà địa cầu không thể thay thế này.

http://www.itwire.com/content/view/18880/1066/

Số lượng ong mật ở Hoa Kỳ sụt giảm khiến thực phẩm càng thiếu hụt hơn.

Sự biến mất một số lượng ong mật khổng lồ, một tình trạng gọi là Rối loạn Sụp đổ Bầy đàn, tiếp tục gây hoang mang cho người nuôi ong và đang bắt đầu ảnh hưởng đến nguồn và giá thực phẩm. Sự sụt giảm đột ngột này đã bắt đầu từ năm 2006, với 1 số người nuôi bị mất đến 90% đàn ong. Loài ong đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp, với ¾ các loại thực vật ra hoa dựa vào sự thụ phấn, giúp đóng góp cho sản lượng thu hoạch trị giá 15 tỷ Mỹ kim. Dennis Cardoza, chủ tịch Ban Nông nghiệp Hữu cơ và Nghề làm vườn, cảnh báo: “Nếu không có ong thì nông dân trong nước không thể tiếp tục trồng các loại thực phẩm có chất lượng cao, và nhiều dưỡng chất mà quốc gia chúng ta dựa vào đó. Đây là 1 cơn khủng hoảng mà chúng ta không thể làm ngơ.” Nhiều công ty cam kết tài trợ để giúp tìm ra nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ này, trong khi chờ sự chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ về sự trợ cấp nghiên cứu trị giá khoảng 11 triệu Mỹ kim.

Cầu nguyện cho điều bí ẩn gây nên sự sụt giảm số lượng loài ong chăm chỉ và vui vẻ sớm được khám phá. Quả thật, mỗi sáng tạo nhỏ trong thiên nhiên đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì địa cầu và các cư dân.

Tin Hội Quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư từ Tân Tây Lan.

Luôn tiên phong trong hành động vì sự thay đổi khí hậu, Tân Tây Lan là một trong các quốc gia đầu tiên cam kết trung hòa thán khí 100%, và đã thực hiện các biện pháp tiến bộ để cắt giảm tiêu thụ năng lượng. Hiện giờ có nhiều đoàn thể quan tâm đang nâng cao ý thức công chúng về việc giảm tiêu thụ thịt để giúp quốc gia đạt được mục tiêu. Cuộc vận động mang tên “Đi bộ vì Địa Cầu” đã được phát động bởi các Hội viên chúng tôi ở Tân Tây Lan với Hội Trường chay, Hội Hare Krishna, hội Cứu Thú vật khỏi bị Bóc lột (SAFE), Đảng xanh trẻ. Sự kiện này đã thu hút sự ủng hộ rộng khắp của cả công chúng lẫn chính phủ, nhất là thủ tướng Tân Tây Lan Helen Clark.

Phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư sẽ tường trình từ Wellington, thành phố thủ đô của Tân Tây Lan.

Supreme Master TV: Chào mừng quý vị đến với Truyền Hình Vô Thượng Sư. Chúng tôi đang có mặt tại Wellington, Tân Tây Lan. Nhiều tổ chức và người dân sẽ đi bộ qua các đường phố ở Wellington, cổ động lối dinh dưỡng chay như là một giải pháp cho nạn hâm nóng toàn cầu.

Jagdish Prasad, Chủ tịch Hội Hare Krishna: Mỗi hành động đều sẽ có một phản ứng ngược lại tương đương với nó. Nên đó là vì sao có nhiều thiên tai trên thế giới ngày nay, chủ yếu cũng là vì có quá nhiều việc giết hại thú vật đang tiếp diễn.

Công dân ủng hộ: Tôi nghĩ ngày nay đây đúng là một vấn đề lớn đối với mọi người, và phong trào này là vận động lớn nhất thế giới.

Tiến sĩ Neeta Haribhai, Bác sĩ y khoa: Tôi nghĩ chính phủ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ em, đi vào trường học và giải thích cho các em hiểu tầm quan trọng của lối dinh dưỡng chay. Tôi nghĩ chúng ta thường thấy trẻ em muốn ăn chay. Nên chính phủ chắc chắn có thể đóng một vai trò trong việc này.

Đại diện của Earth Walk, tại Quốc hội của Tân Tây Lan: Mến chào mọi người. Hôm nay, đầu tiên chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn thủ tướng cho thông điệp tử tế của bà, gửi lời chúc lành nhất của bà đến những người tham gia cuộc Đi bộ vì Địa Cầu hôm nay. Bà đã ân cần gửi đại biểu của mình là cô Marian Hobbs đáng kính. Chúng tôi đang yêu cầu chính phủ dành nhiều ưu tiên để cổ động lối dinh dưỡng dùng rau cải, và giáo dục người dân Tân Tây Lan về tầm quan trọng của lối dinh dưỡng này và cách mà dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự thay đổi khí hậu.

Marian Hobbs, Thành viên Quốc hội của Tân Tây Lan: Tôi có một con trai đã ăn thuần chay từ lúc khoảng 16 tuổi. Tôi đã quen với ý tưởng, với khái niệm ăn thuần chay, và đây là lối dinh dưỡng rất thích hợp mà chúng ta nên áp dụng. Kế đến, lối dinh dưỡng này cũng rất phù hợp với sức khỏe tốt hơn, ăn uống lành mạnh hơn và lối ăn bổ dưỡng hơn. Cám ơn quý vị đã liên kết việc này rất khéo léo với địa cầu và sự bền vững, vì đây là cách nên làm.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin khen ngợi tất cả tham dự viên đã giúp biến cuộc Đi bộ vì Địa Cầu này trở thành 1 bước thành công tiến đến sự thay đổi có tính xây dựng trên thế giới. Mong người dân khắp nơi có cơ hội nghĩ đến việc áp dụng lối ăn chay, nghĩa là lối ăn không có thành phần động vật, để giúp hồi phục sức khỏe, cứu mạng sống và bảo đảm cho các thế hệ tương lai.

http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=185&page=28#v

Nhím Hoàng Kim
01-16-2011, 03:23 PM
Trình chiếu trực tiếp Hội thảo và Hòa nhạc kêu gọi xã hội ăn chay để cứu địa cầu.

Thật là một quyết tâm nhất trí đáng ca ngợi từ phía chính phủ, trường học, công ty, nhân vật nổi tiếng, cùng các nghệ sĩ. Thời Điểm Quan Trọng Để Cứu Địa Cầu 2008: Hội thảo “Tôi Có Thể Làm Gì” được tổ chức chủ nhật 29 tháng 6 tại Đại sảnh Quận hạt Đài Bắc, Formosa (Đài Loan) Đồng tổ chức bởi Chính phủ Quận hạt Đài Bắc và Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư, buổi hội thảo quy tụ các đại biểu từ hầu hết các lãnh vực trong xã hội, bao gồm giới giáo huấn, giám đốc truyền thông và quảng cáo, các nhà lãnh đạo tôn giáo và một nghệ sĩ trẻ nổi tiếng. Cùng tham dự là quan khách từ Hội “Thiên thần Ăn chay,” một liên hiệp các trường và doanh nghiệp đã cam kết ủng hộ ít nhất mỗi tuần ăn chay một ngày.

Buổi Hội thảo thỉnh mời Thanh Hải Vô Thượng Sư làm khách danh dự để tham gia buổi thảo luận, được khai mạc với diễn văn từ Phó Thẩm phán Quận hạt Đài Bắc, Li Hong-Yuen, và nghị viên Lin Hong-Chi. Cả hai mô tả tình trạng hâm nóng toàn cầu, vai trò của chính phủ và sự cần thiết của việc ăn chay như một giải pháp và hành động chính yếu để ngăn thay đổi khí hậu.

Deputy Magistrate của Quận hạt Đài Bắc Li Hong-Yuen: Trước hết, kỹ thuật không thể cứu chúng ta. Kỹ thuật làm cho đời sống của chúng ta thoải mái, nhưng nó cũng thải ra thán khí. Ngày nay, các khoa học gia không thể giải quyết vấn đề của chúng ta. Đây không còn là vấn đề khoa học nữa. Đây là vấn đề của chính sách và vấn đề giá trị đạo đức của nhân loại.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Thanh Hải Vô Thượng Sư diễn thuyết thêm cho cử tọa với lời ca ngợi nỗ lực của Formosa (Đài Loan) và đưa ra những hiểu biết chi tiết để trả lời các câu hỏi từ những vị thượng khách.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cho nên tôi chỉ đề nghị duy nhất một điều: Ăn chay. Hãy ăn chay. Chọn lối ăn chay. Rồi tất cả sẽ mát lại. Tất cả tai họa sẽ biến mất. Chúng ta sẽ thấy đời sống đơn giản và hạnh phúc, chúng ta sẽ suy nghĩ rõ ràng và tâm chúng ta sẽ rộng mở, hỷ lạc nhiều hơn; chúng ta sẽ hiểu nhiều hơn những điều chúng ta từng hiểu. Chúng ta thật sự có thể sống với ít thứ hơn là mình có thể tưởng, mà vẫn hạnh phúc và tồn tại, toại nguyện và an khang.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư đã được trình chiếu trực tiếp trên Truyền Hình Vô Thượng Sư. Tối hôm đó, chính phủ Quận hạt Đài Bắc chủ tọa buổi “Hòa nhạc Thương yêu Chay cho Mẹ Địa Cầu,” phần bổ túc cho buổi hội thảo ban trưa. Những màn trình diễn khác nhau bởi đa số các nghệ sĩ ăn chay, là cách kêu gọi mạnh mẽ cho sự từ bi và hòa bình qua âm nhạc. Thanh Hải Vô Thượng Sư được mời để khai mạc buổi tối với lời mở đầu chương trình. Trong phần kết thúc hòa nhạc thật hân hoan và ngạc nhiên cảm động khi nghe tiếng ca du dương của Thanh Hải Vô Thượng Sư hát tặng cho mọi chúng sinh trên địa cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi cảm tạ chính phủ Quận hạt Đài Bắc, các tổ chức ủng hộ cùng các cá nhân tích cực tham gia giúp hội thảo này thành công mỹ mãn. Chúng con xin đặc biệt đa tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư cho sự hướng dẫn quan tâm và đầy trí huệ của Ngài để mau chóng đạt đến một thế giới bền vững, qua lối sống không dùng động vật và đầy yêu thương.

Xin quý vị đón xem vào một ngày sắp tới phần trình chiếu lại buổi Hội thảo và Hòa nhạc, tại đây trên Truyền Hình Vô Thượng Sư, với phụ đề nhiều ngôn ngữ.

Paul McCartney yêu cầu đồng bào Anh tham gia vào Thứ hai không ăn thịt.

Cựu ca sĩ ban Beatle, kiêm nhà vận động quyền lợi cho thú vật và ăn chay trường Ngài Paul McCartney khích lệ đồng bào Anh của ông hãy ăn chay một ngày mỗi tuần để giúp hạn chế khí thải nhà kính. Trong buổi phỏng vấn với đặc san The Grocer, Ngài Paul tuyên bố rằng Liên Hiệp Quốc khuyến khích ăn ít thịt một cách mạnh mẽ để giảm ảnh hưởng thay đổi khí hậu. Ngài Paul nói: “Ngày thứ hai không ăn thịt giống như đi tập thể dục - tạo ích lợi là bảo vệ hành tinh.”

Thật là đề nghị tuyệt vời, thưa Ngài Paul McCartney. Chúng tôi chân thành tri ân lòng quan tâm từ bi và cao cả của ông đối với các bạn thú của chúng ta. Mong đồng bào của ông nghe lời khuyên và ngừng ăn thịt càng nhiều càng tốt để ngăn chặn sự thay đổi khí hậu và bảo tồn địa cầu.

http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=188&page=28#v

Nhím Hoàng Kim
01-16-2011, 03:27 PM
Trình chiếu trực tiếp Hội thảo và Hòa nhạc kêu gọi xã hội ăn chay để cứu địa cầu.

Trình chiếu trực tiếp Hội thảo và Hòa nhạc kêu gọi xã hội ăn chay để cứu địa cầu. Thật là một quyết tâm nhất trí đáng ca ngợi từ phía chính phủ, trường học, công ty, nhân vật nổi tiếng, cùng các nghệ sĩ. Thời Điểm Quan Trọng Để Cứu Địa Cầu 2008: Hội thảo “Tôi Có Thể Làm Gì” được tổ chức chủ nhật 29 tháng 6 tại Đại sảnh Quận hạt Đài Bắc, Formosa (Đài Loan) Đồng tổ chức bởi Chính phủ Quận hạt Đài Bắc và Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư, buổi hội thảo quy tụ các đại biểu từ hầu hết các lãnh vực trong xã hội, bao gồm giới giáo huấn, giám đốc truyền thông và quảng cáo, các nhà lãnh đạo tôn giáo và một nghệ sĩ trẻ nổi tiếng. Cùng tham dự là quan khách từ Hội “Thiên thần Ăn chay,” một liên hiệp các trường và doanh nghiệp đã cam kết ủng hộ ít nhất mỗi tuần ăn chay một ngày.

Buổi Hội thảo thỉnh mời Thanh Hải Vô Thượng Sư làm khách danh dự để tham gia buổi thảo luận, được khai mạc với diễn văn từ Phó Thẩm phán Quận hạt Đài Bắc, Li Hong-Yuen, và nghị viên Lin Hong-Chi. Cả hai mô tả tình trạng hâm nóng toàn cầu, vai trò của chính phủ và sự cần thiết của việc ăn chay như một giải pháp và hành động chính yếu để ngăn thay đổi khí hậu.

Deputy Magistrate của Huyện Đài Bắc Li Hong-Yuen: Trước hết, kỹ thuật không thể cứu chúng ta. Kỹ thuật làm cho đời sống của chúng ta thoải mái, nhưng nó cũng thải ra thán khí. Ngày nay, các khoa học gia không thể giải quyết vấn đề của chúng ta. Đây không còn là vấn đề khoa học nữa. Đây là vấn đề của chính sách và vấn đề giá trị đạo đức của nhân loại.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Thanh Hải Vô Thượng Sư diễn thuyết thêm cho cử tọa với lời ca ngợi nỗ lực của Formosa (Đài Loan) và đưa ra những hiểu biết chi tiết để trả lời các câu hỏi từ những vị thượng khách.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cho nên tôi chỉ đề nghị duy nhất một điều: Ăn chay. Hãy ăn chay. Chọn lối ăn chay. Rồi tất cả sẽ mát lại. Tất cả tai họa sẽ biến mất. Chúng ta sẽ thấy đời sống đơn giản và hạnh phúc, chúng ta sẽ suy nghĩ rõ ràng và tâm chúng ta sẽ rộng mở, hỷ lạc nhiều hơn; chúng ta sẽ hiểu nhiều hơn những điều chúng ta từng hiểu. Chúng ta thật sự có thể sống với ít thứ hơn là mình có thể tưởng, mà vẫn hạnh phúc và tồn tại, toại nguyện và an khang.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư đã được trình chiếu trực tiếp trên Truyền Hình Vô Thượng Sư. Tối hôm đó, chính phủ Quận hạt Đài Bắc chủ tọa buổi “Hòa nhạc Thương yêu Chay cho Mẹ Địa Cầu,” phần bổ túc cho buổi hội thảo ban trưa. Những màn trình diễn khác nhau bởi đa số các nghệ sĩ ăn chay, là cách kêu gọi mạnh mẽ cho sự từ bi và hòa bình qua âm nhạc. Thanh Hải Vô Thượng Sư được mời để khai mạc buổi tối với lời mở đầu chương trình. Trong phần kết thúc hòa nhạc thật hân hoan và ngạc nhiên cảm động khi nghe tiếng ca du dương của Thanh Hải Vô Thượng Sư hát tặng cho mọi chúng sinh trên địa cầu.

Thanh Hải Vô Thượng Sư:

Tạm biệt em yêu
Tình thương của Thiên Đàng
Ta thương em vô cùng
Ngày càng thương thêm

Em đẹp tuyệt vời
Em đẹp tuyệt vời
Em thiêng liêng biết bao
Em là tình thương của Ta

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi cảm tạ chính phủ Quận hạt Đài Bắc, các tổ chức ủng hộ cùng các cá nhân tích cực tham gia giúp hội thảo này thành công mỹ mãn. Chúng con kính xin đa tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư cho sự hướng dẫn quan tâm và đầy trí huệ của Ngài để mau chóng đạt đến một thế giới bền vững, qua lối sống không dùng động vật và đầy yêu thương.

Xin quý vị đón xem vào một ngày sắp tới phần trình chiếu lại buổi Hội thảo và Hòa nhạc, tại đây trên Truyền Hình Vô Thượng Sư, với phụ đề nhiều ngôn ngữ.

Nạn hâm nóng toàn cầu đi quá trớn có dẫn tới sự tiêu diệt đa số nhân loại ?

Một bài đăng trong tờ nhật báo Gia Nã Đại đưa ra điều được biết là “giả thuyết thủy hợp,” lần đầu tiên được trình bày bởi khoa học gia Nhật Bản R. Matsumoto, tuyên bố rằng số lượng khí mê-tan khổng lồ, hiện bị đông lạnh tại lãnh nguyên và lòng biển, sẽ thoát ra nếu không khí ấm lên đến một nhiệt độ nào đó. Vào điểm đó, con người trên địa cầu sẽ không thể ngăn chặn nạn hâm nóng toàn cầu đã quá trớn và gây ra sự diệt vong tập thể. Một sự tan rã tương tự của khí thủy hợp ở biển đã xảy ra 55 triệu năm trước đây, là một trong các sự kiện mau chóng và kinh hoàng nhất trong lịch sử địa chất. Bài này mặc nhận rằng vào năm 2012, 4,5 tỷ người có thể tử vong vì đói, hỗn loạn, bệnh tật và chiến tranh, ảnh hưởng bởi sự hâm nóng của hành tinh.

Tuy rằng khả năng này rất có thể xảy ra, chúng tôi vẫn tri ân tờ Gia Nã Đại, cho lời đánh thức về tình trạng hiểm nguy của hành tinh này. Chúng tôi cầu nguyện rằng tất cả nhân loại sẽ hợp tác để làm ngưng nạn hâm nóng toàn cầu.

http://www.agoracosmopolitan.com/home/Frontpage/2007/01/08/01291.html, http://eora.wordpress.com/2007/01/22/

http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=194&page=28#v

Nhím Hoàng Kim
01-16-2011, 05:15 PM
Hiện tượng nguội lại là phần của nạn hâm nóng toàn cầu.

Trong lúc Bắc Cực mất mát một lượng băng đá khổng lồ do không khí ấm lên, các khoa học gia phát hiện phát hiện thấy vùng Nam cực đang nguội lại. Điều này có thể trái ngược với các chứng cớ mà chúng ta gọi là “hâm nóng toàn cầu.” Giáo sư Jennifer Francis ở Đại học Rutgers, Hoa Kỳ, đã so sánh sự thay đổi khí hậu ở cả hai vùng, và cho biết hiện tượng này ở cả hai cực có thể được giải thích bởi các hoạt động của con người làm ảnh hưởng đến bầu khí quyển.

Tiến sĩ Jennifer Francis, Nghiên cứu gia khí quyển, Đại học Rutgers, New Jersey, Hoa Kỳ

Tiến sĩ Jennifer Francis, Khoa học gia khí quyển, Đại học Rutgers, New Jersey, Hoa Kỳ: Hâm nóng toàn cầu là một từ dùng không đúng vì nhiệt độ trung bình trên toàn cầu có ấm lên, nhưng đây có nghĩa là nhiệt độ trung bình trên toàn cầu và một số nơi ấm lên rất nhiều so với mức trung bình trên toàn cầu trong khi một vài nơi lại mát hơn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ở Nam cực, Tiến sĩ Francis và toán của bà đang lưu ý đặc biệt đến tầng ozôn vì ozôn làm không khí ấm lên tự nhiên bằng cách hấp thu tia cực tím từ mặt trời.

Tiến sĩ Jennifer Francis: Có nhiều yếu tố đang xảy ra, nhưng thật sự yếu tố quan trọng nhất khiến cho Nam Cực mát hơn là lỗ hổng ozôn. Hiện nay, tầng ozôn đã mỏng bớt do chlorofluorocarbons và nhiều hóa chất khác chúng ta thải vào không khí, nên tầng ozôn đã mỏng đi. Và điều này có nghĩa là tầng khí quyển đó đã không ấm lên nhiều như thường lệ. Nên đang có sự mát hơn, một nhiệt độ trung bình mát hơn đang xảy ra ở tầng khí quyển trên cao.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ngược lại, không khí mát sẽ ảnh hưởng luồng không khí ở phía trên Nam Cực, hoạt động giống như một dòng sông bao quanh vùng.

Tiến sĩ Jennifer Francis: Sự mát hơn đang xảy ra vì tầng khí ozôn làm đường đi của bão mạnh lên. Điều này nghĩa là sẽ có nhiều mưa bão và dữ dội hơn, để rồi sẽ kết thúc với nhiệt độ mát hơn trên mặt đất.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn Tiến sĩ Francis cho nghiên cứu và hiểu biết sâu sắc của bà về khí hậu ở các cực và cách chúng ảnh hưởng đến mô hình thời tiết toàn cầu. Càng cảm kích hệ thống phức tạp của Địa Cầu, chúng ta càng nên tránh gây ảnh hưởng bất lợi bằng cách hành động mau lẹ để ổn định tình trạng trên tinh cầu.

Chính phủ và truyền thông có khả năng dẫn dắt đồng bào ra khỏi cơn khủng hoảng.

Thời điểm nguy cấp 2008: Hãy Cứu Địa Cầu: Tôi có thể làm gì?” Cuộc hội thảo được tổ chức tại Đài Bắc, Formosa (Đài Loan) hôm chủ nhật đã tập trung vào trách nhiệm rõ ràng và tốt nhất mà mỗi thành viên trong xã hội có thể làm để ngưng nạn hâm nóng toàn cầu.

Lin Hong-Chi, Formosan (Taiwan) legislator: Chính phủ nên lãnh trách nhiệm làm ngưng nạn hâm nóng toàn cầu. Dĩ nhiên, chính phủ nên tạo nhiều thay đổi trong chính sách năng lượng, kể cả chính sách công nghiệp. Nhưng tôi đặc biệt muốn đề nghị chúng ta thật sự làm ngưng nạn hâm nóng toàn cầu bằng cách ăn chay.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Đưa ra nhiều giải pháp thẳng thắn, sâu sắc cũng như sự ủng hộ nhiệt thành cho việc ăn chay, lối ăn không động vật, là vị khách danh dự của buổi hội thảo, Thanh Hải Vô Thượng Sư. Ngài thảo luận với các quan chức tham dự qua hội nghị truyền hình trực tiếp.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta chỉ có một ngôi nhà này, đó là Địa Cầu. Nếu bị phá hủy thì sẽ không thể tạo cái khác. Không giống như căn nhà, có thể xây lại nếu bị phá hủy, chúng ta không thể tạo dựng một Địa Cầu khác nếu nó bị hủy hoại. Do đó, việc quan trọng nhất để các chính phủ thực hiện là truyền bá thông tin này đến công chúng. Tất cả giới truyền thông cũng nên hết lòng ủng hộ nỗ lực này. Bằng không sẽ quá muộn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã mang lại cho mọi người sự quan tâm và lời khuyên chân thành như một người bạn chân thật đang cảnh báo mọi người từ tình thương vô điều kiện. Chúng tôi kêu gọi các lãnh tụ, giới truyền thông trên thế giới quảng bá lợi ích của việc ăn chay. Vì sức khỏe của người dân và sự sống còn của nhân loại, đã đến lúc tất cả chúng ta ăn chay!

Kính mời quý vị đón xem trong một ngày gần đây buổi phát hình trọn vẹn về cuộc hội thảo “Thời điểm nguy cấp 2008: Hãy Cứu Địa Cầu: Tôi có thể làm gì?” với phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ trên Truyền Hình Vô Thượng Sư.

http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=195&page=28#v