View Full Version : VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU
Nhím Hoàng Kim
01-16-2011, 05:18 PM
http://img194.imageshack.us/img194/749/toroi.jpg
80% nạn hâm nóng toàn cầu sẽ chấm dứt nếu thế giới ăn chay.
Với khí nhà kính từ kỹ nghệ thịt đang gia tăng và độc hại hơn so với các loại khí gây ra bởi tất cả các phương tiện vận chuyển, rõ ràng rằng chấm dứt việc sản xuất và ăn thịt sẽ giúp kiểm soát và ngăn chận nạn hâm nóng toàn cầu một cách đáng kể. Ngoài hậu quả về vật chất, ngành chăn nuôi lấy thịt còn có cái giá vô hình về đạo đức. Trong buổi hội thảo đặc biệt về giải pháp cho sự thay đổi khí hậu được tổ chức ở Đài Bắc, Formosa, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã làm sáng tỏ điều mà thế giới cần thực hiện để tránh cả hai tổn hại nghiêm trọng trên.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Lối sống ăn chay hầu như là tất cả những gì chúng ta cần ngay bây giờ để ngưng hâm nóng toàn cầu, giúp quân bình cán cân của những hậu quả nguy hại. Thậm chí nếu nói về mặt vật chất thì phần lớn sự ô nhiễm sẽ chấm dứt khi mọi người trên thế giới ăn chay. Thật sự là như vậy. 80% tình trạng ô nhiễm sẽ chấm dứt. 80% nạn hâm nóng toàn cầu sẽ ngừng lại nếu mọi người bắt đầu ăn chay. Ý tôi là ăn chay hoàn toàn, hoặc ít nhất nên ăn chay trên 2/3. Nhưng tại sao lại không ăn chay hoàn toàn? Ăn chay không có hại, chỉ tốt cho chúng ta mà thôi, ăn chay giúp đỡ thế giới, cứu địa cầu và bảo vệ con cháu chúng ta. Nếu chúng ta thật sự thương yêu con cháu thì đây là điều phải làm.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ sự hướng dẫn không ngừng của Thanh Hải Vô Thượng Sư giúp soi sáng giải pháp nhiều hiệu quả nhất cho nạn thay đổi khí hậu, đó là lựa chọn lối dinh dưỡng từ bi. Thật lợi ích và mãn nguyện biết bao với lối sống ăn chay, không động vật!
Kính mời quý vị đón xem một ngày gần đây buổi phát hình trọn vẹn cuộc Hội thảo “Thời điểm nguy cấp 2008 - Hãy Cứu Địa Cầu: Tôi có thể làm gì?” và buổi nhạc hội, tại đây trên Truyền Hình Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Chim cánh cụt biến mất do hành động của con người.
So với 15 năm trước, khi có khoảng 6 loại chim cánh cụt thuộc loại dễ bị tổn hại, Liên hiệp Quốc tế cho Bảo tồn Thiên nhiên hiện ghi nhận là 3 loại chim cánh cụt bị hiểm nguy, 7 loại dễ bị tổn hại, và 2 hay nhiều loại hơn sắp bị đe dọa. Các sinh học gia thuộc Đại học Washington tại Hoa Kỳ liên kết sự giảm sút số chim cánh cụt với sức khỏe đang thoái hóa ở các đại dương miền nam. Hâm nóng toàn cầu do con người gây ra và các hoạt động như du lịch, đánh cá, phát triển, và ô nhiễm dầu, đều ảnh hưởng ngay cả đến chim cánh cụt sinh sống ở nơi xa với con người. Tiến sĩ Susie Ellis, chuyên gia lâu năm về chim cánh cụt báo động: “Những gì xảy ra cho chim cánh cụt, vài năm sau có thể xảy ra cho loài khác và có thể cho loài người.”
Chúng tôi tri ân Tiến sĩ Ellis và đồng nghiệp, cho các khám phá nhằm báo động chúng ta về trách nhiệm của mình đối với sự sinh tồn của các loài khác. Với ân điển của thiên đàng, mong sao chúng ta hành động nhanh chóng để cứu chim cánh cụt và các đồng cư quý giá khác của địa cầu.
http://news.xinhuanet.com/english/2008-07/02/content_8477945.htm, http://www.wcs-ahead.org/index.html
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=196&page=28#v
Nhím Hoàng Kim
01-16-2011, 05:22 PM
Cảm tưởng về buổi hội thảo nạn hâm nóng toàn cầu ở Formosa (Đài Loan).
Tại buổi hội thảo ở Đài Bắc, Formosa (Đài Loan) về sự thay đổi khí hậu, nhiều đại biểu khác nhau trong xã hội đã có cơ hội thẩm định mức độ nguy cấp của thời điểm này trước thảm cảnh của tinh cầu.
Cha Brendan O’Connell, Linh mục Công giáo, Sáng lập viên Tổ chức Bethlehem: Tôi nghĩ thông điệp là Địa Cầu, hành tinh mà chúng ta sinh sống, đang nguy ngập vô cùng. Mọi người trên thế giới phải thực hiện điều chi đó để giải quyết vấn đề này. Đây là một thử thách thực sự cho mỗi cá nhân, họ phải quyết định cho sinh mạng của họ, lối sống của họ và thậm chí thức ăn của họ.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hội thảo “Thời Điểm Cấp Bách 2008 – Hãy Cứu Tinh Cầu: Tôi Có Thể Làm Gì?” có chủ đề thích hợp. Từ tôn giáo đến giáo dục, chính phủ, y tế và truyền thông, các tham dự viên đã nhận thông điệp là lời kêu gọi hành động.
Lee Po-Lin, Hiệu trưởng Trường Trung học Đệ nhất cấp Hsih-Hu của Đài Bắc: Tất cả chúng ta phải cổ động lối dinh dưỡng chay trong việc giáo dục ở trường học và qua các ban ngành chính phủ, vì lợi ích của chính mình và các thế hệ tương lai.
Lin Hong-Chi, Legislator, Formosa (Đài Loan): Nếu ăn bớt thịt lại, nhiều rau trái hơn thì chúng ta không cần nuôi quá nhiều thú vật. Đây là hành động thực tiễn mà chúng ta có thể hưởng ứng, nhằm trì hoãn hoặc ngay cả cải thiện nạn hâm nóng toàn cầu. Tôi tin là công chúng sẽ sớm thấu hiểu và nhận ra bản chất cấp bách của việc này, và sẽ có hành động thực tiễn giúp ngăn chận nạn hâm nóng toàn cầu. Bằng cách kết hợp quyền lực của chính phủ và các nguồn tài nguyên dân sự, tôi tin rằng kết quả sẽ rất hữu hiệu. Hãy Ăn Chay. Sống Xanh. Cứu tinh cầu! Chúng ta có thể cùng làm!
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Là vị khách danh dự của cuộc hội nghị, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã được thỉnh mời để giải đáp những thắc mắc mà công chúng và các chuyên gia tại buổi họp nêu ra. Lời giảng của Ngài là trọng tâm của hội thảo.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Hãy tự hỏi một câu. Tại sao không sống một cuộc đời tiết kiệm và thánh thiện? Cuộc đời đạo đức? Cuộc đời không tội lỗi? Thực phẩm không nhuốm máu? Sống không gây tổn thương cho Địa Cầu và tất cả mạng sống nơi đây? Chỉ cần bỏ mấy miếng thịt. Một sự thay đổi dinh dưỡng đơn giản có thể giảm thiểu rất nhiều lệ thuộc, có thể ngưng rất nhiều đau khổ và có thể cứu cả hành tinh. Trời ơi, ngưng hâm nóng toàn cầu dễ chừng nào nếu mình chỉ đổi sang ăn chay, không thành phần động vật, chuyển sang lối sống ăn chay, rồi chúng ta sẽ có cơ hội giữ lại ngôi nhà mà mình hết sức thương yêu, cũng là vì tương lai của con cháu.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin vô cùng cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã cống hiến năng lực thương yêu và thời gian, hầu nâng cao ý thức về tình trạng cấp bách của tinh cầu. Cầu mong tất cả chúng ta thực hiện mọi việc tiết kiệm, đạo đức và tôn trọng sự sống, bắt đầu bằng lối dinh dưỡng ăn chay, không động vật.
Nữ tài tử Hollywood Daryl Hannah đang làm những điều tốt nhất để bảo vệ gia đình và tư gia.
Daryl Hannah đã nhận ra vai trò của cô trong phim ảnh và hoạt động sinh thái của mình. Cô nổi tiếng và được yêu mến khi thủ diễn trong các bộ phim Hollywood như “Vận động viên chạy bộ vui nhộn,” “Hoa Mộc Lan” và Giải Sao Thần Nông cho nữ diễn viên xuất sắc nhất trong bộ phim giả tưởng “Splash” với Tom Hanks khi cô thủ vai một người cá xinh đẹp. Ăn chay từ nhỏ, cô Hannah còn là một nhà môi sinh sâu sắc. Truyền Hình Vô Thượng Sư đã có cơ hội tiếp chuyện với cô Hannah về điều quan trọng nhất mà mọi người có thể làm để giúp đỡ địa cầu.
Để biết thêm chi tiết về nữ tài tử và nhà bảo vệ môi trường Daryl Hannah, xin viếng
www.dhlovelife.com
Daryl Hannah, Nữ tài tử Hollywood, nhà bảo vệ môi trường và thuần chay: Rõ ràng, điều quan trọng nhất mà quý vị có thể làm, nếu mình thật sự muốn thực hiện các bước đơn giản và bảo vệ môi sinh, cũng là giúp bảo vệ chính mình, gia đình và người thân, là ăn thuần chay. Đây là điều thật sự có tác động mạnh mẽ nhất mà mọi người có thể làm, ở nhiều cấp độ: A, vì khí mê-tan thải ra từ kỹ nghệ thịt. Rõ ràng đây không phải là một kỹ nghệ nhân đạo.
Đó là vì việc chuyên chở, nhiên liệu, xăng dầu và năng lượng đều đổ vào để nuôi các gia súc bị đối xử hết sức tệ hại. Có vô số lý do vì sao ăn chay được chứng minh bằng khoa học và mọi cách khác là việc hữu hiệu nhất mà một người có thể làm. Do đó, thật sự quý vị không thể xem mình là nhà môi sinh chân chính trừ khi quý vị ăn chay. Sự việc là vậy.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Daryl Hannah cho biết hiện tại trong cuộc sống riêng cô đang cố gắng ý thức về ảnh hưởng của mọi hành động của mình và trao đổi thông tin với người khác qua diễn đàn trực tuyến của cô về các giải pháp bền vững.
Daryl Hannah, Nữ tài tử Hollywood, nhà bảo vệ môi trường và thuần chay: Lợi ích nhân đạo, phúc lợi xã hội và môi sinh đều là một thứ. Nên bất kỳ quyết định nào quý vị làm mà tốt nhất cho mình và sức khỏe của mình cuối cùng đều sẽ là quyết định tốt nhất cho các sinh vật khác. Và cuối cùng mọi chuyện sẽ quy về tình thương, nên hãy ban rải tình thương và ăn thuần chay!
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin gửi lời cám ơn ấm áp đến cô Hannah đã làm người cầm đuốc mẫu mực kiêm nhà ủng hộ dinh dưỡng thuần chay. Ngôi sao của cô sẽ mãi tỏa sáng trên con đường tình thương và hòa bình. Cầu xin Thượng Đế gia ân cho nỗ lực cao thượng của cô hầu cứu giúp tinh cầu.
Việc quản lý đất yếu kém đẩy ¼ dân số trên thế giới vào tình trạng nguy hiểm.
Hôm thứ tư, Chương trình Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đã cảnh báo rằng ảnh hưởng tích lũy của tình trạng thoái hóa trên toàn thế giới hiện là mối đe dọa có thật đối với sự an toàn thực phẩm của khoảng 1,5 tỷ người. Giám đốc Phân khu Đất và Nước của FAO Parviz Koohafkan cho biết: “Sự mất mát khối lượng sinh học và chất hữu cơ trong đất khiến thán khí thoát ra vào không khí và ảnh hưởng đến chất lượng, khả năng giữ nước và dưỡng chất của đất.” Nghiên cứu đã cho thấy ảnh hưởng này có thể được ngăn chặn nhờ các biện pháp quản lý đất cải tiến.
Cám ơn FAO cho thông tin kịp thời này. Cầu mong sự cảnh báo quan trọng của quý vị giúp nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm quản gia của tinh cầu để giúp bảo đảm an toàn thực phẩm cho tất cả mọi người.
http://timesofindia.indiatimes.com/Earth/Developmental_Issues/
15_bn_people_may_starve_due_to_land_erosion/articleshow/3188696.cms
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=197&page=28#v
Nhím Hoàng Kim
01-16-2011, 05:24 PM
Thanh Hải Vô Thượng Sư khích lệ sự ý thức và hành động để cứu vãn Địa Cầu.
Nhiều tham dự viên tại buổi hội thảo chủ nhật vừa qua đã chuyển đến Truyền Hình Vô Thượng Sư thông điệp họ ghi khắc vào tâm từ sinh hoạt hôm đó, và đặc biệt là hội nghị truyền hình khó quên với Thanh Hải Vô Thượng Sư.
Li Ai-de, Trung tâm Ngôn ngữ, Đại học Thiên Chúa giáo Chang Jung: Ăn chay có hiệu xuất cao hơn nhiều, cho nên ăn chay thải ra ít thán khí hơn. Năng lượng hiện dùng để đông lạnh và phân phối thịt. Ăn thịt vốn đã ít hữu hiệu; chỉ khoảng 10% mức hiệu xuất của ăn chay. Cho nên ăn chay tốt cho mình và cho hành tinh.
Lou Ji-Zhong, Giáo sư ăn chay, Viện Kỹ sư Môi trường, Đại học Sun Yat-Sen Quốc gia: Như Thanh Hải Vô Thượng Sư nói hôm nay, tôi nên có can đảm đi ra ngoài và nói với người khác là tôi ăn chay. Tôi ăn chay nhiều năm nay rồi. Tôi nghĩ rằng tôi có trách nhiệm này và có bổn phận phải làm giương. Thanh Hải Vô Thượng Sư nói rằng ăn chay là cách nhanh nhất để cứu Địa Cầu. Tôi sẽ phổ biến quan niệm đúng đắn này đến chính phủ. Tôi nghĩ rằng đây là hai điều mà tôi có thể làm. Tôi nhất định sẽ cố gắng hết sức mình.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trong buổi hội thảo, Thanh Hải Vô Thượng Sư nêu lên rất nhiều lợi ích hữu hiệu mà ăn chay, lối dinh dưỡng không động vật, có thể mang đến cho tương lai.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tất cả những cách khác quá lâu, chúng ta không có thời gian. Nên chúng ta phải chọn ăn chay; không gầy giống thêm thú vật nữa. Chọn lối canh nông hữu cơ, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ thực phẩm mà chúng ta có.
Bởi vì nếu chúng ta ăn chay, tất cả đều ăn chay, sẽ có rất nhiều thực phẩm để chia sẻ với mọi người; không còn ai phải đói khi đi ngủ vào ban đêm nữa. Và rồi chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời giờ, năng lượng, tiền bạc để giúp họ chống lại bệnh tật và tái lập đời sống. Việc gì cũng có thể làm được, bởi vì sẽ không còn chiến tranh nữa, ngay cả với thú vật. Hòa bình bắt đầu từ mình.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư cho thông tin toàn diện và kiến thức sâu xa mà Ngài đưa ra để giúp đỡ xã hội quyết định tốt đẹp nhất. Chúng tôi cầu nguyện rằng các bữa ăn chay ngon bổ sẽ hiện diện trên bàn ăn thường xuyên hơn, mang hòa bình đến cho con người và các bạn thú khắp nơi.
Xin quý vị đón xem vào một ngày gần đây buổi phát hình trọn vẹn cuộc hội thảo và nhạc hội: “Thời điểm nguy cấp 2008 – Hãy Cứu Địa Cầu: Tôi có thể làm gì?” trên Truyền Hình Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Các loài vật có thể bị diệt chủng mau chóng hơn sự dự đoán trước đây.
Tường trình từ các sinh thái gia Hoa Kỳ, Brett Melbourne và Alan Hastings, được đăng trong tờ “Thiên nhiên,” cho thấy các dự đoán về số lượng hiện nay của động vật và thực vật có thể không dùng mô hình diệt chủng cập nhật. Tiến sĩ Melbourne tuyên bố: “Các mô hình cũ hơn có thể dự đoán quá cao về thời gian diệt chủng. Một vài loài vật có thể bị diệt chủng 100 lần mau hơn mức dự đoán.” Hải cẩu ở Sông Dương tử là một thí dụ điển hình. Loại động vật nước ngọt này, từ lâu là nguồn di sản cho người Trung Quốc, dường như đã bị biến mất từ con số hàng ngàn cho đến diệt chủng, hầu như qua một đêm.
Chúng tôi tri ân nghiên cứu có giá trị của các Tiến sĩ Melbourne và Hastings. Cầu cho sự hiểu biết thấu đáo của hai vị giúp chúng ta hành động mau lẹ để bảo vệ di sản sinh vật dồi dào Thượng Đế ban cho chúng ta.
http://www.guardian.co.uk/environment/2008/jul/02/climatechange.endangeredspecies
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=198&page=28#v
Nhím Hoàng Kim
01-16-2011, 05:28 PM
Tập trung vào nguồn nước và sự phát triển bền vững.
Hội nghị chuyên đề về Nước ở Cannes thường niên được tổ chức hàng năm tại Palais des Festivals et des Congrès of Cannes, Thủ đô Nước Thế giới, trên Bờ biển Azur tuyệt mỹ ở Pháp. Đây là buổi hội họp của 3.000 nhà lãnh đạo, khoa học gia, và chuyên gia từ 78 quốc gia khác nhau và Liên Hiệp Quốc. Hội nghị chuyên đề lần 10 trong năm nay chú trọng vào nguồn nước và sự phát triển nền vững khi trực diện với việc thay đổi khí hậu.
Mme Pascale-Vaillant, Đại biểu môi sinh tại Cannes: Thành phố Cannes hoàn toàn tin tưởng rằng tương lai con cháu chúng ta cũng như tương lai của Địa Cầu phụ thuộc vào tốc độ của sự quyết tâm mạnh mẽ đối với môi sinh.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chủ đề thảo luận chính là nông nghiệp, tức là ngành tiêu thụ nguồn nước lớn nhất thế giới.
Ông Khan: Với người thích ăn cơm, thì chỉ cần dùng khoảng 2.000 lít nước để sản xuất 1kg gạo. Và nếu quý vị sản xuất các thực phẩm như thịt bò, thì với 1kg thịt phải tốn khảng 10.000 lít nước.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư đã tham vấn các chuyên gia tham dự về tác động của việc sản xuất thịt trên mức tiêu thụ nước.
Tiến sĩ Janos J. Bogardi, Giám đốc Đại học Liên Hiệp Quốc - Viện Môi sinh và An toàn của con người: Câu trả lời là đúng, nếu chúng ta ăn bớt thịt lại, cắt giảm những thứ tiêu thụ nhiều năng lượng hoặc thải ra khí mê-tan thì khí hậu sẽ tôn vinh điều này, dĩ nhiên là trong một thời gian dài.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Quyển sách bán chạy nhất thế giới của Thanh Hải Vô Thượng Sư “Các Bạn Chim Trong Đời Tôi” cũng được tặng cho sáng lập viên Hội nghị chuyên đề về Nước ở Cannes, Tiến sĩ Raoul-Caruba.
Tiến sĩ Raoul-Caruba, Đồng sáng lập viên Cannes Water Symposium, Giám đốc Network Méditéranéen Unesco: Mỗi lần thấy một chú chim, tôi luôn tự bảo mình rằng đó là sứ giả của tương lai, sứ giả của hy vọng. Nên, hãy cùng bảo vệ mọi loài; đó là nhiệm vụ, là cam kết của chúng ta, và trên hết, đây là tất cả di sản mình có thể để lại cho con cháu.
Tiến sĩ Raoul-Caruba: Mỗi ngày có 30.000 trẻ em trên thế giới thiệt mạng do các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước như bệnh lỵ, sốt rét, v.v… Nên, cứ mỗi 10 ngày lại có một đợt “sóng thần” trên thế giới và không ai nói về điều này. Tôi nghĩ Hội nghị chuyên đề Quốc tế về Nước có nhiệm vụ mang mọi người lại với nhau để cùng thảo luận. Nhưng đây cũng là vai trò rất quan trọng có liên quan đến giới truyền thông. Mọi người, cần biết là mọi vấn đề liên quan tới nguồn nước đều sẽ là vấn đề của chúng ta sau này.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn mọi tham dự viên của Hội nghị chuyên đề về Nước ở Cannes 2008 cho sự quan tâm và nỗ lực chân thành. Cầu mong tất cả chúng ta hợp tác bảo tồn nguồn nước quý báu của Địa Cầu để mọi người có thể sống an khang ngay bây giờ và nhiều thế hệ về sau.
Rặng san hô đang sụt giảm do nạn hâm nóng toàn cầu.
Một báo cáo mới của các khoa học gia Hoa Kỳ, Tiến sĩ Ken Caldeira ở Ban Sinh thái Toàn cầu thuộc Viện Carnegie và Tiến sĩ Richard Zeebe ở Đại học Hạ Uy Di, kết luận rằng do hoạt động của con người thải ra một lượng lớn thán khí thải vào không khí trong hơn 200 năm qua, nên đại dương trên toàn cầu trở nên a-xít hơn vì đã hấp thu đến 40% loại khí nhà kính này.
Tính a-xít này ngăn chặn sự hình thành khung vôi cần thiết cho rặng san hô và vỏ của các sinh vật đại dương. Nếu thán khí thải không mau chóng giảm bớt thì rặng san hô có thể ngừng phát triển vào năm 2050, và sẽ hủy diệt hàng triệu loài ở dưới biển sinh sống phụ thuộc vào các rặng san hô. Cám ơn Tiến sĩ Caldeira và Zeebe cho nghiên cứu nhiều thông tin này.
Mong chúng ta mau chóng hành động trong nỗ lực hợp tác nhằm giảm thiểu ảnh hưởng thán khí thải và ổn định hệ sinh thái biển quý báu của chúng ta.
http://www.heraldtribune.com/article/20080622/COLUMNIST13/806220649/-1/newssitemap, http://www.newkerala.com/one.php?action=fullnews&id=81035
Thêm 50 triệu người bị đói vì giá thực phẩm leo thang.
Tổng Giám đốc của Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Jacques Diouf cho biết là do khủng hoảng thực phẩm toàn cầu, thêm 50 triệu người đã thiếu dinh dưỡng trong năm 2007. Nêu lên việc giá cả tiếp tục gia tăng cùng với trợ giúp về nông nghiệp giảm sút đáng kể từ năm 1980 đến 2006, ông Diouf kêu gọi quốc tế trợ giúp các quốc gia đang phát triển về nông nghiệp.
Chúng tôi cảm tạ sâu xa Tổng Giám đốc Diouf, đã quan tâm và nâng cao ý thức về nhu cầu để giải quyết các vấn đề liên quan đến nạn thiếu thực phẩm toàn cầu Phúc lành thay cho tất cả quốc gia cộng tác để giúp cung cấp đầy đủ thực phẩm và dinh dưỡng cho tất cả mọi người.
http://news.xinhuanet.com/english/2008-07/04/content_8485999.htm
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=199&page=28#v
Nhím Hoàng Kim
01-16-2011, 05:31 PM
James Hansen cảnh báo về sự tuyệt chủng của nhân loại và tình trạng bần cùng trên toàn cầu.
Tiến sĩ James Hansen, giám đốc Viện Nghiên cứu Vũ trụ Goddard của NASA ở Hoa Kỳ đã viết một lá thư gửi cho thủ tướng Nhật. Trong thư, ông cám ơn Nhật Bản cho sự lãnh đạo trong việc thay đổi khí hậu, nhưng cũng cảnh báo rằng để bảo vệ địa cầu như chúng ta biết ngày nay thì nạn hâm nóng toàn cầu phải được lập tức đảo ngược. Kêu gọi Nhật Bản tiếp tục lập trường tiến bộ của họ, lá thư của Tiến sĩ Hansen viết như sau: “Viễn cảnh cho trẻ em ngày nay, và nhất là sự nghèo nàn trên thế giới, tùy thuộc vào sự thành công trong việc ổn định khí hậu… Suy nghĩ rõ ràng và sự lãnh đạo dũng cảm của cộng đồng quốc tế là rất cần thiết trong 1-2 năm tới để thay đổi tiến trình của lịch sử nhân loại.”
Tiến sĩ Hansen, xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc nhất cho nỗ lực tận tâm của ông hầu giúp cứu vãn tinh cầu. Xin thiết tha cầu nguyện cho các lãnh tụ trên toàn cầu đều được khuyến khích để thay đổi nhằm bảo tồn Địa Cầu xinh đẹp.
http://udongo.org/letter-to-minister-yasuo-fukuda-to-g8-james-hansen/
Nghiên cứu khám phá khí NF3 từ truyền hình HD mạnh gấp 17.000 thán khí.
Khoa học gia Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi khám phá rằng các máy truyền hình LCD và HD, rất thịnh hành, một phần vì hiệu suất năng lượng cao, được sản xuất bằng cách dùng khí nitrogen tri-flouride (NF3) là khí có thể gây nên hâm nóng khí quyển nhiều hơn vô cùng so với thán khí. Mặc dù lượng thải khí NF3 hiện chưa được giám sát như một loại khí nhà kính, viên chức của chính phủ Vương quốc Anh ấn định ảnh hưởng của khí này sẽ được định giá và cứu xét vào hội nghị về hiệp ước thay đổi khí hậu tại Liên Hiệp Quốc vào năm tới.
Chúng tôi xin thán phục khoa học gia và những người đang nỗ lực nâng cao ý thức của chúng ta về nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe môi sinh thật sự.
http://www.reghardware.co.uk/2008/07/03/nitrogen_trifluoride_tv/, http://newpaper.asia1.com.sg/news/story/0,4136,170014,00.html
Chủ tịch IPCC đưa ra viễn ảnh ảm đạm và lời cảnh báo trong cuộc họp của Nhóm Bát Cường.
Khi bộ trưởng của các nền kinh tế hàng đầu đang sửa soạn cho cuộc họp vào tuần này ở Nhật, trưởng Ban Thay đổi Khí hậu Đa Chính phủ (IPCC), Tiến sĩ Rajendra Pachauri, đã gặp gỡ Liên hiệp Âu châu để khuyến khích sự lãnh đạo và hành động mau lẹ của họ. Tiến sĩ Pachauri lưu ý rằng các đợt sóng nhiệt, lũ lụt và nhiệt độ cao hơn đã có nhiều ảnh hưởng tàn phá trên các dòng sông băng và thác tuyết trên thế giới, cho biết: “Mục tiêu hết sức sáng suốt mà EU đã lập là 2.0 (độ C, 3,6 độ F) có thể cần cứu xét lại lần nữa, vì tác động hóa ra lại nghiêm trọng hơn so với ước đoán của chúng ta trước đó.”
Xin trân trọng cám ơn lời cảnh báo khẩn cấp của Tiến sĩ Pachauri, và cầu nguyện cho mọi người lưu ý đến những lời khuyên không ngừng của ông hầu ăn chay và sống xanh để kiềm chế sự thay đổi khí hậu mau lẹ nhất.
http://timesofindia.indiatimes.com/Earth/Global_Warming/7_years_left_for_climate_control/articleshow/3198258.cms
Số bướm đêm giảm dần ở Vương quốc Anh.
Số lượng bướm đêm giảm xuống 50% tại một số vùng ở Vương quốc Anh, với các loài như bướm cọp vườn đặc biệt và bướm đốm đỏ đen hiện giảm dần trên 80% trong 30 năm qua. Ông Richard Fox, trưởng ban của dự án Đếm Bướm đêm thuộc hội từ thiện Bảo tồn Bướm, nói rằng: “Con số mà chúng tôi nghe nói trong năm nay thì thật thấp.” Nguyên do của sự giảm dần bao gồm sự gia tăng dùng chất hóa học trừ sâu bọ, cách canh nông thay đổi, và vườn tược sạch sẽ hơn, cung cấp ít nơi hơn để bướm đêm đẻ và đặt trứng. Thay đổi khí hậu liên quan đến hâm nóng toàn cầu, như các trận mưa lớn vào mùa hè năm ngoái cũng giảm bớt số lượng của loài vật dễ thương này.
Chúng tôi cầu cho các bạn thú đồng cư tiếp tục sinh tồn để nhiều người hơn có thể vui hưởng vẻ đẹp và sự huy hoàng của tạo vật tuyệt diệu từ Thượng Đế.
http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-1028089/Climate-change-pesticides-tidy-gardens--reasons-Britains-vanishing-moth-population.html
Các thành phố trên thế giới chia sẻ ý tưởng định hình môi trường đô thị bền vững.
Hội nghị thượng đỉnh các Thành phố trên Thế giới năm 2008 được tổ chức ở Tân Gia Ba tập trung vào chủ đề quy hoạch, quản trị tốt khu đô thị. Các nhà lãnh đạo thành phố trên khắp thế giới năm nay đặc biệt quan tâm đến thay đổi khí hậu và sự bền vững.
Jeremy Harris, Cựu Thị trưởng Thành phố Honolulu, Hạ Uy Di, Hoa Kỳ: Hâm nóng toàn cầu thật sự là một thử thách của khu đô thị. Và chúng ta sẽ không giải quyết được việc này trừ khi chỉnh đốn lại thành phố của mình. Các thành phố thành công sẽ là nơi mang lại cuộc sống có phẩm chất cao và sự an sinh.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Một trong các thử thách chính được nêu ra trong hội nghị là để các thành phố chịu phí tổn thực sự cho các món hàng được tiêu thụ qua các sinh hoạt và lối sống của con người.
Thị trưởng Kerry Prendergast của Wellington, thủ độ Tân Tây Lan: Nhưng là nhà sản xuất thực phẩm lớn, 50% lượng khí nhà kính toàn quốc của chúng tôi đến từ nông nghiệp, chủ yếu dưới dạng khí mê-tan.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Thị trưởng của các thành phố cùng với hội viên của viện tài chính thế giới, giới học viện và các nhóm tư vấn như World Resources Institute, đã nêu ra rằng một môi trường lành mạnh và nền kinh tế lành mạnh có thể đồng tồn tại – thật ra là đi đôi với nhau.
Robert Bradley, Giám đốc, Đề xướng Chính sách Khí hậu Quốc tế của Viện Tài nguyên Thế giới: Một trong các nguyên nhân lớn của giá gạo gia tăng là do thế giới đang giàu hơn, nên người ta đổi sang ăn thịt nhiều hơn. Chúng ta thật sự phải tự hỏi đây có phải là môi trường mà mình muốn thấy không? Thật ra, có nhiều lý do để nghĩ rằng đây không nhất thiết là lối ăn lành mạnh nhất.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúc mừng các tham dự viên của Hội nghị thượng đỉnh các Thành phố trên Thế giới năm 2008, đã thật sự quan tâm và dùng khả năng để cải thiện phẩm chất đời sống người thành phố.
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=200&page=28#v
Nhím Hoàng Kim
01-16-2011, 05:41 PM
Lễ hội Sinh thái Làn Sóng Xanh biến lối sống xanh thành niềm vui.
Lễ hội sinh thái bền vững đầu tiên ở Brighton, Anh, đã đưa rất nhiều công ty và doanh nghiệp địa phương đến với nhau để giúp mọi người sống theo lối bền vững hơn.
SupremeMasterTV: Kính chào tất cả quý khán giả thân thiện sinh thái. Chúng tôi đang có mặt ở bờ biển phía nam nắng ấm tại Brighton, Anh quốc. Đây là một sự kiện Làn Sóng Xanh, được Brighton và hội đồng thành phố Hove đồng tổ chức, nhằm nâng cao ý thức về năng lượng xanh và bền vững.
Matthew Bird, Viên chức Năng lượng và Bền vững Hội đồng Lewis: Chúng tôi bàn đến các vấn đề như sự thay đổi khí hậu, năng lượng tái tạo, và tái chế rác thải. Chúng tôi cho mọi người lời khuyên về mọi mặt để giúp họ đạt được lối sống ít thán khí thải.
SupremeMasterTV: Matt này, anh có nghĩ ăn bớt thịt góp phần giảm bớt nạn hâm nóng toàn cầu không?
Matt: Vâng, tôi cũng nghĩ vậy. Tôi nghĩ đây hầu như là điều chủ yếu, và tôi đã nói là kế hoạch hành động về khí hậu của chúng tôi dựa rất nhiều vào quan điểm ảnh hưởng sinh thái. Sản xuất thịt đòi hỏi nhiều đất đai để chăn nuôi lấy thịt. Có rất nhiều năng lượng đổ vào việc sản xuất thịt, gây ra hậu quả là khí nhà kính, kể cả khí mê-tan; cũng như các loại phân bón dùng để trồng thực phẩm nuôi gia súc.
Frank Jay, Giám đốc Lễ hội Thực phẩm và Thức uống Brighton & Hove: Chủ yếu là thực phẩm chay đang thu hút công chúng. Nên đây là một cách khác để tìm hiểu về sự khác biệt đối với môi sinh mà mình có thể thực hiện. Quý vị biết là nếu mình cho thêm rau cải vào dinh dưỡng và ăn bớt thịt lại, thì sẽ giúp giảm thán khí thải, chắc chắn là như vậy.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Thành viên Đảng Xanh của Nghị viện Âu châu đại diện cho vùng đông nam Anh quốc đã chia sẻ quan điểm của đảng cô như sau:
Caroline Lucas, Thành viên Quốc hội Âu châu và người thuần chay: Các chính sách của chúng tôi về cơ bản là nhằm bảo đảm mọi người có thể sống theo lối xanh hơn.
SupremeMasterTV: Việc tiêu thụ thịt có một ảnh hưởng rất lớn trên môi sinh. Đảng Xanh sẽ giúp truyền bá thông điệp này chứ?
Caroline Lucas: Chúng tôi rất quan tâm tới tác động của việc sản xuất trong kỹ nghệ thịt về sự thay đổi khí hậu. Thông điệp của chúng tôi là và luôn luôn là mọi người nên ăn bớt thịt lại; điều này thật sự rất tốt cho sức khỏe con người. Nhưng rõ ràng là chúng ta cần ăn bớt thịt lại, và tôi nghĩ thông điệp là hãy ra ngoài khám phá thêm nhiều loại rau cải và để thật sự hiểu rằng chúng ta không cần ăn thịt ba bữa mỗi ngày. Thật sự là không cần thiết.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúc mừng Làn Sóng Xanh, Hội đồng Brighton và Hove của Anh cho lễ hội sinh thái thành công của quý vị. Cầu chúc người dân quý quốc và trên toàn cầu sống xanh, ăn chay nhiều hơn và gặt hái lợi ích của lối sống bền vững.
Loài cáo Bắc Cực phấn đấu để sinh tồn khi băng đá tan rã.
Khi hâm nóng hoàn cầu tiếp tục làm băng Bắc Cực tan chảy, nhiều loại thú địa phương bị ảnh hưởng. Dựa vào một nghiên cứu theo dõi 14 cáo con Bắc Cực trong suốt mùa đông đầu tiên của chúng ở vùng bắc Alaska, thì chỉ còn 3 con cáo sống sót, được thấy đi lang thang hàng trăm dặm trên khắp băng đá ở biển để tìm thực phẩm. Loài cáo ở lại trên đất liền không sống qua được mùa đông. Nghiên cứu trưởng, Nathan Pamperin, khoa học gia tại Đại học Alaska ở Fairbanks, nói: “Với vùng biển đóng băng thu nhỏ, có thể rằng, trong những năm mà cáo thường du hành trên băng đá, chúng có thể đối diện hoàn cảnh khó khăn hơn trên đất liền, và có thể sống sót ít hơn.”
Cám ơn ông Pamperin và các khoa học gia khác, đã cho thấy vai trò tối hậu của băng đá trên biển trong sự sinh tồn của cáo Bắc Cực. Mong tất cả quốc gia mau lẹ áp dụng các biện pháp giới hạn thán khí để bảo tồn đời sống hoang thú tuyệt vời.
http://www.guardian.co.uk/environment/2008/jul/09/wildlife.poles
Hâm nóng hoàn cầu gây ra bởi con người khiến chim cánh cụt mất dạng.
Số lượng chim cánh cụt trên thế giới hiện đang bị nguy hiểm trầm trọng, với 10 loại được kiến nghị trong năm 2006 đã vào danh sách Các Loài Bị Nguy hiểm Diệt vong. Trong chuyến thám hiểm vào mùa hè ở Nam Cực, nhà thám hiểm Hoa Kỳ Jon Bowermaster, chứng kiến nhiều trận mưa bất thường trong vùng này, khiến hàng ngàn chim con cánh cụt bị chết đông lạnh. Băng đá trên biển tan rã tại các vùng khác cũng đẩy các chim cánh cụt xuống nước, làm cho các chim non cánh cụt chưa phát triển phải chết.
Xin cầu nguyện cho tình trạng mất dần các chim biển yêu dấu này giúp con người nhận thức nhu cầu hành động ngay lập tức như 1 cộng đồng quốc tế để cứu các loài vật, cũng như cứu chúng ta, thoát khỏi ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu. Cầu mong Thượng Đế hướng dẫn chúng ta cai quản, để bảo tồn tất cả chúng sinh trên địa cầu.
http://news.nationalgeographic.com/news/2008/07/080702-endangered-penguins_2.html
Thành phố Trung hòa Khí hậu trong tương lai của Na Uy đang tiến tới.
Vào tháng 2 năm 2008, Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc khởi đầu một đề xướng để làm việc với nền kinh tế được cam kết trong việc trung hòa thán khí. Cùng với Costa Rica, Băng Lan và Tân Tây Lan, Na Uy là một trong những quốc gia đầu tiên cam kết với hoài bão “Hệ thống Trung hòa Khí hậu.” Thêm vào đó, thành phố cảng miền nam của Na Uy, Arendal là một trong bốn thành phố đầu tiên trên thế giới tham gia. Thị trưởng Norge Torill Rolstad Larsen của Arendal giải thích:
Torill Rolstad Larsen, Thị trưởng Hội đồng Thành phố Arendal, Na Uy: Chúng tôi quyết định sẽ là thành phố trung hòa khí hậu đầu tiên tại Na Uy trong năm 2008, và chúng tôi đã rất gần với mục tiêu đó. Chúng tôi có một số mục tiêu đầy hoài bão. Một trong các nỗ lực của chúng tôi là giảm 90% khí thải thán khí trong vòng 10 năm.
Svein Tveitdal, Cựu Giám đốc Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc ở Na Uy: Biện pháp trợ giúp kế hoạch hiện đang được khởi xướng với 20 đề án, trong số những điều khác: chấm dứt hệ thống sưởi chạy bằng xăng dầu trong tòa nhà thuộc về đô thị tự trị.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Giới thẩm quyền của Arendal nhiệt tình tham gia mọi lãnh vực cùng với 40.000 cư dân để góp phần tiến tới thành phố không khí thải. Thật ra, dự án Liên Hiệp Quốc cuối cùng sẽ tổ chức làn sóng phát triển gồm các quốc gia, thành phố và công ty, xã hội dân sự và cá nhân, để tất cả cùng thực hiện hành động thực tế. Những hành động thực tế cũng có thể bao gồm thay đổi về dinh dưỡng.
Svein Tveitdal, Cựu Giám đốc Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc ở Na Uy: Bò góp phần thải ra khoảng 4 tấn khí thải nhà kính hàng năm. Số lượng đó gần bằng với số trung bình tạo ra bởi con người trên thế giới. Như vậy là rất nhiều. Cũng bởi vì trồng bắp, v.v. để làm thức ăn cho nông súc. Vì vậy, thật là khó nghĩ về một tương lai, khi mà ngày càng có thêm nhiều người lâm cảnh nghèo túng, mà chúng ta lại có thể ăn nhiều thịt như hiện nay. Cho nên tôi tin rằng chúng ta đang tiến đến một cộng đồng với nhiều người hơn cần phải ăn chay.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hoan hô thành phố Arendal và những người tham dự đầy quyết tâm của đề xướng Hệ thống Trung hòa Khí hậu thuộc Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc. Kính chúc quý vị được thành công nhất, và cầu cho thêm nhiều cộng đồng sẽ tham gia làm những việc cần thiết để tạo một thế giới sống được cho mọi người noi theo.
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=201&page=28#v
Nhím Hoàng Kim
01-16-2011, 05:43 PM
Nhiều đợt nóng gay gắt dự kiến sẽ xảy ra vì nạn hâm nóng toàn cầu.
Mô hình từ máy vi tính được sáng tạo bởi Tiến sĩ Andreas Sterl, nghiên cứu gia cao cấp của Viện Khí tượng Hoàng gia Hòa Lan (KNMI), tiên đoán các đợt nóng ngày càng gay gắt tại các vùng khác nhau trên thế giới khi nhiệt độ toàn cầu tăng cao. Tiến sĩ Sterl tuyên bố rằng sẽ có nhiều đợt nóng hơn với luồng nóng mãnh liệt hơn, như luồng nóng xảy ra ở Âu Châu năm 2003, từng khiến cho 15.000 người thiệt mạng riêng ở Pháp thôi. Giáo sư về sức khỏe môi sinh thuộc Đại học Wisconsin, Tiến sĩ Jonathan Patz xác định các hiểm họa do mô hình hâm nóng, nói rằng: “Nhiệt độ khắc nghiệt gây áp lực lớn lao cho thân thể, nhất là những ai có vấn đề về tim. Những người cao niên chịu đựng yếu nhất.”
Chúng tôi cảm tạ hai Tiến sĩ Sterl và Patz, đã nhắc nhở chúng ta về một ảnh hưởng nguy hại khác của sự thay đổi khí hậu. Mong chúng ta hợp tác để giải quyết tình trạng cấp bách này, để bảo đảm cho tinh cầu được mát mẻ và bền vững.
http://www.physorg.com/news134235008.html, http://en.wikipedia.org/wiki/KNMI_%28institute%29, http://www.knmi.nl/~sterl/
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=202&page=28#v
Nhím Hoàng Kim
01-16-2011, 05:53 PM
Hội nghị truyền hình ở Seattle, Washington, về nạn thay đổi khí hậu, với Thanh Hải Vô Thượng Sư.
Ảnh hưởng trên khắp thế giới của nạn hâm nóng toàn cầu dự đoán sẽ làm tình trạng sương mù ở thành thị trở nên tệ hại hơn do khí ozôn gần mặt đất gia tăng, gây ra nhiều vấn đề hô hấp, bệnh tim mạch, dị ứng và hen suyễn cho trẻ em. Nhiều quốc gia ở hải đảo và ven biển đang đương đầu với mực nước biển cao hơn và lũ lụt. Các nước ở độ cao hơn cho biết mùa xuân ấm hơn, gây thêm nhiều trường hợp do côn trùng truyền bệnh. Theo lời các chuyên gia sức khỏe cộng đồng, thì chắc chắn sự thay đổi khí hậu sẽ ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe công chúng.
Để giải tỏa các mối quan tâm và hoang mang này, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã ban cho nhiều hiểu biết sâu sắc vô giá, cũng như lời khuyên rõ ràng để giúp ngưng hâm nóng toàn cầu một cách hữu hiệu. Chủ nhật tuần trước, các thành viên Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư tại Seattle, Washington, ở duyên hải phía tây Hoa Kỳ, đã thỉnh mời Thanh Hải Vô Thượng Sư dự hội nghị truyền hình hầu thảo luận các mối quan tâm đặc biệt của họ về sự thay đổi khí hậu.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Khí thải trong không khí có thể ảnh hưởng quý vị có lẽ vì Seattle được bao quanh bởi nước. Nếu trời không lạnh thì thậm chí tất cả các tầng đất, đó là các lớp bùn đông cứng, cũng sẽ tan chảy, rồi khí từ tầng đất đóng băng vĩnh cửu cũng sẽ thoát ra. Đó là lý do có lẽ làm quý vị thấy mệt mỏi hơn. Một số nơi có thể có nhiều bệnh tâm thần hơn, và đủ loại bệnh khác; bệnh tật sẽ lan đến những nơi mà trước giờ chưa từng xảy ra. Như muỗi chẳng hạn, chúng di chuyển tới nhiều nơi khác nhau mà trước giờ chưa từng đến vì khí hậu ấm hơn.
Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cho nên trong vòng hai năm và vài tháng, điều này tùy vào số người đổi sang ăn chay. Càng nhiều người ăn chay, càng bớt giết hại thú vật, thì chúng ta càng có nhiều thời gian để cứu tinh cầu và sự sống trên địa cầu.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nhẫn nại dành thời gian giải đáp các quan tâm hàng đầu về điều chúng ta có thể làm để bảo đảm một tương lai tươi sáng hơn. Mong sao nhiều người theo lối sống an bình, không dùng động vật, vì sự sống còn và an sinh của mọi người.
Kính mời quý vị theo dõi trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây về buổi phát hình hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Chuyên gia khí hậu hàng đầu, Tiến sĩ James Hansen, kêu gọi hành động cấp bách vì khí hậu.
“Ảnh hưởng nhà kính đã được phát hiện, và đang làm thay đổi khí hậu ngay lúc này.” Lời phát biểu này của nhà khí hậu học hàng đầu Hoa Kỳ đưa ra cách đây 20 năm được xem là lời kêu gọi thức tỉnh đầu tiên đối với sự đe dọa của nạn hâm nóng toàn cầu, giúp khởi sự nhiều luật lệ đầu tiên và cuối cùng là các biện pháp quốc tế như Nghị định thư Kyoto. Hôm nay, Tiến sĩ Hansen đang kêu gọi sự chú ý đến nhiều cao điểm mà chúng ta đã vượt quá và những điểm chúng ta phải tránh vượt qua nếu muốn duy trì địa cầu như hiện nay Cho việc làm tận tâm của ông vẫn tiếp tục đến ngày nay, Tiến sĩ Hansen đã nhận Giải Anh hùng Sáng ngời Thế giới từ Thanh Hải Vô Thượng Sư.
Truyền Hình Vô Thượng Sư gần đây đã tiếp chuyện với Tiến sĩ Hansen.
Ghi chú: Tiến sĩ James Hansen: Giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian NASA Goddard Institute, Hoa Kỳ Tiến sĩ James Hansen: Quý vị thấy, sự thật là chúng ta sẽ phải cắt giảm thán khí thải xuống khoảng 100% vì lượng thán khí thải mà mình thải vào trong không khí phần lớn sẽ lưu lại đó đến hơn một ngàn năm. Do đó đơn giản là chúng ta không thể sử dụng tất cả nhiên liệu hóa thạch này và thải thán khí vào không khí. Các chính phủ vẫn chưa nhận ra điều này. Họ nghĩ là họ có thể làm vài thay đổi nhỏ và như vậy là đủ, nhưng không phải vậy. Rõ ràng là chúng ta sẽ phải thực hiện những thay đổi rất lớn.
Tiến sĩ James Hansen: Như tôi đã nói cách đây 2 năm là chúng ta có 10 năm, nhưng ý tôi là có 10 năm để đi con đường khác; nghĩa là chúng ta phải bắt đầu thay đổi đường hướng - ngay bây giờ, và bằng hành động. Điều này thật sự có nghĩa là trong năm tới, trong 1 năm rưỡi, chúng ta thật sự cần phải đi con đường khác.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Hansen tin rằng điều cốt yếu lúc này là sự lãnh đạo mạnh mẽ của chính phủ. Hãy để các nhà lãnh đạo biết rằng khí hậu là chính sách ưu tiên, và do đó cũng là trách nhiệm của công dân, trong số nhiều việc khác mà công chúng có thể làm.
Tiến sĩ James Hansen: Những việc mà mỗi cá nhân có thể làm là rất hữu ích. Một trong những điều thật sự hữu ích nhất là ăn chay, vì sẽ tạo ra ít khí nhà kính hơn rất nhiều so với ăn thịt.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cuối cùng, Tiến sĩ Hansen đã chia sẻ một thông điệp mà ông hy vọng chính phủ và người dân sẽ ghi nhớ.
Tiến sĩ James Hansen: Tôi nghĩ chúng ta không chỉ nên nhấn mạnh vấn đề này, mà thực tế là giải pháp có nhiều đặc điểm lớn: không khí trong sạch và duy trì sự sáng tạo, tinh cầu mà chúng ta có trong nhiều ngàn năm nay.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn Tiến sĩ James Hansen cho nỗ lực cao cả của ông trong việc nghiên cứu và lên tiếng về sự thay đổi dũng cảm và rộng khắp, như một anh hùng chân chính trong thời điểm cấp bách này. Xin cùng ông cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo thế giới bước trên đường mới, kể từ lúc này, với định mệnh tươi sáng hơn.
Úc Đại Lợi chịu đựng thêm nóng và hạn hán khắc nghiệt do nạn khí hậu thay đổi.
Tường trình mới từ các khoa học gia hàng đầu của Úc Đại Lợi tiên đoán rằng quốc gia cần sửa soạn cho hạn hán tăng gấp đôi và sóng nhiệt tăng gấp 10 lần do khí hậu thay đổi. Tường trình cho thấy rằng mực nước mưa giảm dần kể từ thập niên 1950, và các vùng trong quốc gia bị ảnh hưởng bởi sóng nhiệt có thể tăng lên từ 5% mỗi năm đến 95%. Khám phá này phù hợp với những dữ kiện của Giáo sư Ross Garnaut, là người đã cảnh cáo rằng Úc Đại Lợi cần thi hành khẩn cấp các chính sách giảm thải khí nhà kính vào năm 2010, hoặc sẽ chứng kiến sự hủy diệt của San Hô ngầm Great Barrier, các vùng đất ẩm ở Kakadu và Murray-Darling, là đồng bằng nông nghiệp của quốc gia.
Chúng tôi tri ân tất cả khoa học gia đáng kính cho tài liệu về ảnh hưởng của khí hậu thay đổi đối với anh chị em Úc Đại Lợi. Mong tất cả chúng ta hợp tác mau lẹ để ngăn cản ảnh hưởng tai hại của sự hâm nóng trên khắp hoàn cầu.
http://www.guardian.co.uk/environment/2008/jul/07/climatechange.drought
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=205&page=28#v
Nhím Hoàng Kim
01-16-2011, 05:57 PM
Có thêm thời gian và hy vọng, nhờ nỗ lực tích cực.
Qua bao thời đại, những người có tâm linh cao có thể nhận rõ những ảnh hưởng do hành động của con người. Tháng 6 vừa qua, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã lưu ý rằng sự thành tâm và nỗ lực toàn cầu nhằm bảo vệ Trái Đất đã mang lại kết quả. Chúng tôi rất phấn khởi được lắng nghe từ Thanh Hải Vô Thượng Sư thêm nhiều tin tốt lành vào chủ nhật tuần qua trong hội nghị truyền hình với các Hội viên chúng tôi ở tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Bây giờ chúng ta được thêm ba tháng nữa, tính từ lần trước, nghĩa là chúng ta có khoảng 2 năm và 6 tháng, để thay đổi nạn hâm nóng toàn cầu, để ngưng lại hoặc chận đứng. Nhưng khí hậu ngày càng ấm hơn rồi, nên dù cho có thêm thời gian, cũng không lý tưởng lắm. Do đó, trong vòng 2 năm và 6 tháng này, mọi người phải cùng nhau ăn chay, ngừng giết hại, ngưng hại người khác và thú vật, tiết kiệm năng lượng bằng mọi cách và sống “xanh” bất cứ nơi nào, thì vẫn có thể cứu địa cầu này.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ tình thương bao la của Thanh Hải Vô Thượng Sư dành cho nhân loại. Được trấn an dưới sự dìu dắt của Ngài, chúng tôi cầu nguyện với sự lạc quan rằng địa cầu này sẽ là nơi để mọi người tiếp tục trân quý cuộc sống và nhà Địa Cầu xinh đẹp.
Kính mời quý vị theo dõi trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây buổi phát hình hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Tiến sĩ Nobel khuyến khích phát minh kỹ thuật và bớt ăn thịt để giải quyết sự thay đổi khí hậu.
Cũng như cụ cố Alfred Nobel của ông là người đã sáng lập Giải Nobel nổi tiếng thế giới, Tiến sĩ Michael Nobel chuyên môn về lãnh vực đa dạng như dược phẩm, cố vấn quản lý và truyền thông qua vệ tinh. Là người từ lâu đã quan tâm đến mối liên hệ mật thiết của các sự kiện trên thế giới, Tiến sĩ Nobel là một nhà nhân đạo và hết sức quan tâm đến vấn đề toàn cầu là sự thay đổi khí hậu.
Tiến sĩ Michael Nobel: Địa cầu sẽ sống sót. Vấn đề ở đây là liệu chúng ta có sống sót trên địa cầu này không.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cùng nhiều thân quyến khác. ông đã sáng lập Niềm tin Từ thiện Nobel, một tổ chức khuyến khích sự lãnh đạo và các kỹ thuật mới để giúp giảm hâm nóng toàn cầu. Tại một diễn đàn môi sinh ở Formosa (Đài Loan) tháng trước, Tiến sĩ Nobel đã phát biểu về một số biện pháp hữu hiệu để giúp giảm hâm nóng toàn cầu; một trong số đó là chuyển sang ăn chay. Truyền Hình Vô Thượng Sư đã có cơ hội gặp gỡ Tiến sĩ Nobel tại tư gia ở Stockholm, Thụy Điển.
Tiến sĩ Michael Nobel: Chính tôi cũng không ăn thịt nếu tôi có thể tránh được. Tổ chức FAO (Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc) đã nói rõ rằng sẽ hữu hiệu hơn nếu ngưng chăn nuôi gia súc lấy thịt, so với việc mọi người chuyển sang dùng xe hơi ít tiêu thụ năng lượng hơn. Và tôi nghĩ nuôi gia súc lấy thịt là phương pháp kém hữu hiệu năng lượng hết sức. Chúng ta sử dụng rất nhiều nguồn tài nguyên, trong số đó là nước. Cùng với năng lượng thì nước sẽ là vấn đề lớn kế tiếp của chúng ta. 1kg thịt đòi hỏi một mức năng lượng khổng lồ để sản xuất. Chúng ta không cần làm vậy. Chúng ra sẽ khỏe mạnh hơn rất nhiều nếu không ăn thịt. Đó là quan điểm của tôi.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Nobel tin rằng mọi người cuối cùng sẽ thay đổi tấm lòng, thông qua nhiều nỗ lực liên tục và cảnh báo giúp bảo vệ từ phía chính phủ.
Tiến sĩ Michael Nobel: Tôi nghĩ chính phủ cũng có thể tham gia bằng cách làm cho việc ăn thịt trở nên đắt đỏ hơn, thí dụ vậy. Đánh thuế, thêm thuế trên thịt, v.v… Trong xã hội Tây phương, người ta không hút thuốc nhiều như trước nhờ vào các cảnh báo của chính phủ, cũng như qua việc giao tiếp và tấm gương của đồng bạn. Do đó, nếu có một xu hướng đang gia tăng để tiến tới một lối sống lành mạnh hơn, bao gồm việc ăn chay hoặc ít ra là không ăn thịt, thì tôi nghĩ việc này sẽ đến một cách tự nhiên thôi. Vâng.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ngoài những thay đổi trong hành động, Tiến sĩ Nobel còn xét đến tầm quan trọng của một khía cạnh khác để giúp biến thế giới này thành nơi tốt đẹp hơn.
Tiến sĩ Michael Nobel: Tôi muốn thấy ngày càng có nhiều người thử thay đổi từ việc tích lũy của cải vật chất sang một lối suy nghĩ thiên về tâm linh hơn, rằng họ có thể tập trung vào việc giúp đỡ tha nhân hơn là chỉ cho chính họ. Và tôi nghĩ rằng nếu có thêm người có thể nói “Này, tôi muốn thấy mình có thể làm được gì cho con người,” thì thế giới này sẽ trở thành nơi tốt đẹp hơn.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn Tiến sĩ Nobel cho tấm lòng cởi mở và nỗ lực cao cả của ông hầu ủng hộ những hành động cần thiết để gìn giữ địa cầu. Cầu mong tất cả chúng ta cùng đấu tranh cho nhân loại và ngôi nhà Địa Cầu xinh đẹp của mình.
http://www.free-press-release.com/news/200805/1210971032.html
Sông băng ở Á Căn Đình tan rã vào giữa mùa đông.
Sông băng ở Á Căn Đình tan rã vào giữa mùa đông. Lần đầu tiên trong lịch sử, một phần sông băng Perito Moreno sụp xuống hồ Argentino. Sông băng này, được gọi là “Đại Bạch,” một trong những nơi thu hút du lịch lớn nhất của Á Căn Đình, với dòng sông băng dài 18 dặm. Quản lý công viên cho rằng sự sụp đổ của sông băng là vì hâm nóng toàn cầu, báo cáo rằng hôm thứ tư, sau nhiều ngày rạn nứt từng phần, mái của hầm đá đã hoàn toàn bị sụp đổ.
Chúng tôi cám ơn các nhân viên Á Căn Đình đã chuyên cần quan sát và chia sẻ tường trình này. Chúng tôi nguyện cầu rằng tất cả nhân loại sẽ hợp tác để ngăn hâm nóng toàn cầu, và bảo tồn sự sống của chúng ta trên hành tinh mỹ miều này.
http://news.yahoo.com/nphotos/Most-Recommended-Photos/ss/1750;_ylt=Ain6cJkZdBOr68jP_eAgP0sHcggF#photoViewer=/080707/ids_photos_wl/r3495171939.jpg, http://www.reuters.com/article/latestCrisis/idUSN09392988
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=206&page=27#v
Nhím Hoàng Kim
01-16-2011, 06:00 PM
Tiền lệ vượt qua khủng hoảng ở các tinh cầu khác.
Mặc dù có thể chúng ta đang gặp khủng hoảng toàn cầu đầu tiên trong thời đại này, nhưng đây không phải là lần đầu trong vũ trụ. Thanh Hải Vô Thượng Sư đã cho biết trong hội nghị truyền hình gần đây với các hội viên chúng tôi tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ, về cách các hành tinh khác đối phó với tình trạng tương tự.
(e): Nhiều hành tinh khác đã gặp khủng hoảng hâm nóng toàn cầu tương tự như chúng ta. Những tinh cầu đã chận đứng được hâm nóng toàn cầu, họ đã làm điều gì?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Làm giống như những điều tôi khuyên quý vị. Trở về bản tánh thương yêu và đạo đức nguyên thủy. Ăn chay, sống “xanh,” cầu nguyện. Thiền định.
Xướng Ngôn Viên: Trong khi đó, vì thời gian chúng ta có hạn, Thanh Hải Vô Thượng Sư cũng nhắc nhở hãy huy động quyền lực của các nhà lãnh đạo, thành một phần cốt yếu và hữu hiệu để giải quyết vấn đề.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Các vị đó phải công khai tán thành việc này và giúp mọi người nhận ra là rất cần kíp để cứu địa cầu bằng cách ăn chay và thi hành một chính sách “xanh.” Chính phủ, giới truyền thông, những người có quyền lực, người có thể quyết định và ảnh hưởng dân chúng, họ phải giúp đỡ.
Xướng Ngôn Viên: Thật khích lệ và vui mừng khi được biết về trường hợp những người khác đã có thể vượt qua và thành công nhờ nỗ lực chuyên cần và đạo đức của họ. Kính xin tri ân Thanh Hải Vô Thượng Sư đã hướng dẫn cách đặt ưu tiên và phối hợp hành động. Cầu nguyện rằng với hồng ân Thiên Đàng, mọi chúng sinh trên tinh cầu sẽ được an toàn và trở nên cao quý nhờ vượt qua những thử thách này.
Kính mời quý vị theo dõi trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây buổi phát hình hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Vùng đất đai bị thoái hóa lớn hơn là dự đoán,
Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) tường trình rằng 24% đất liền trên khắp hoàn cầu đã bị hao mòn về chất lượng cũng như khả năng trồng trọt mùa màng. Con số này lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ 10 đến 20% được tường trình trước đây. Trong các nguyên nhân của đất đai thoái hóa, là cầy cấy thái quá từ nông nghiệp và việc nuôi gia súc ăn cỏ, gây nên đất mòn lở. Điều này dẫn đến sự giảm sút sinh học đa dạng và hiệu suất trồng ngũ cốc, khiến cho nông gia đôi lúc phải di cư đến nơi khác. Trung Quốc, Á Căn Đình, và Nam Phi bị ảnh hưởng gia tăng trong những năm gần đây.
Chúng tôi xin thành tâm cám ơn FAO cho nghiên cứu đầy tài liệu này.
Nghiên cứu gia tính toán khả năng của băng đá Bắc Băng Dương vào cuối mùa hè này.
Các khoa học gia từ Viện Nghiên cứu Bắc Cực và Đại dương Alfred Wegener của Đức đã mô hình hóa diện tích băng đá biển dự kiến vào tháng 9, 2008. Khám phá mà họ cho biết là có khả năng chính xác đến 100%, là phần băng đá còn lại vào cuối mùa hè 2008 sẽ ít hơn mức thấp nhất thứ 2 đo được trước nay vào năm 2005. Một lượng băng đá lớn hơn đã mất vào năm 2007. Sự tính toán mà các khoa học gia Đức đang đưa ra là một phần của cuộc thi khoa học quốc tế, với mục tiêu hình thành các dự đoán chính xác nhất về sự mất mát của băng Bắc Cực.
Xin đa tạ tất cả các nghiên cứu gia đã theo đuổi sự chính xác khi dự đoán tương lai của băng Bắc Cực rất cần thiết. Cầu chúc nỗ lực tận tâm của các khoa học gia toàn cầu giúp mang lại sự nhận biết to lớn hơn về sự cần kíp thực hiện các biện pháp để làm ngưng nạn hâm nóng toàn cầu và bảo đảm sự sống còn của hành tinh.
http://in.news.yahoo.com/139/20080710/981/tsc-ice-cover-in-arctic-ocean-in-2008-wi.html, http://www.sciencedaily.com/releases/2008/04/080430124607.htm (Noble C11)
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=207&page=27#v
Nhím Hoàng Kim
01-16-2011, 06:05 PM
http://img87.imageshack.us/img87/5465/soss.jpg
Số lượng cần thiết để đổi mới có thể trong tầm tay với !
Dựa trên các khám phá cập nhật, khoa học gia về hâm nóng toàn cầu đã rút ngắn thời gian của các thay đổi không thể đảo ngược như việc băng biển tan biến. Dường như tốc độ thay đổi của thiên nhiên nhanh hơn phản ứng của chúng ta. Nhưng may thay, các cao điểm dẫn đến sự biến đổi không tùy thuộc vào thiên nhiên mà thôi. Sau đây là một trích đoạn khác từ hội nghị truyền hình gần đây của các hội viên chúng tôi tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ, với Thanh Hải Vô Thượng Sư..
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư
với Trung tâm Seattle, Washington, Hoa Kỳ - 6 tháng 7, 2008
(F): Có một giả thuyết về khối lượng cần thiết cho rằng nếu chúng ta đạt được, thì phong trào sẽ tự động tiếp diễn. Con muốn biết còn bao xa mới đến khối lượng cần thiết này, hoặc có phải mình đã đạt được rồi?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chưa, mình chưa đạt tới. Tôi rất tiếc. Nhưng có thể chúng ta sẽ sớm đạt được. Có thể trong vòng nửa năm, nếu chúng ta nỗ lực, nếu mọi người siêng năng, nếu chính phủ giúp đỡ, nếu giới truyền thông trợ giúp, nếu mọi tổ chức thật sự chuyên tâm hành động về việc này, loan tin tình trạng cấp bách, và quảng bá giải pháp ăn chay để giúp gìn giữ địacầu, thì có thể chúng ta sẽ đạt được trong vòng nửa năm, chỉ để đạt tới khối lượng cần thiết.
(F): Dạ.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Không phải để hoàn toàn thay đổi cả địa cầu.
(F): Cám ơn Sư Phụ.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta chỉ có thể tiếp tục cố gắng.
Xướng Ngôn Viên: Kính xin tri ân kiến thức vô giá và thông điệp khích lệ của Thanh Hải Vô Thượng Sư để chúng ta tiếp tục nỗ lực thành tâm vào thời điểm này. Quả thật, với hồng ân Thiên Đàng và sự kiên trì của mọi người, tương lai tươi sáng thật sự cho địa cầu đang chờ đợi chúng ta ở chân trời..
Kính mời quý vị theo dõi trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây buổi phát hình về hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Hệ thống sinh thái Nam Cực bị hại bởi hâm nóng toàn cầu.
Dựa theo ba nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, chuyên môn khảo cứu Nam Cực, thì đại lục già 30 triệu năm, hầu như hoàn toàn cô lập, bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới bởi khí hậu thay đổi, với nhiệt độ tăng lên hơn 10 độ F từ năm 1950. Hệ thống sinh thái Bán đảo Nam Cực do đó chuyển đổi nhanh chóng vì nước ấm hơn và băng đá ở biển tan rã, rồi sau đó gây nguy hại cho nhiều loại sinh vật như thực vật nổi ở biển, nhuyễn thể giống tôm nhỏ, và chim cánh cụt Adelie. Hugh Ducklow thuộc Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Sinh Hải học tại Woods Hole, Massachusetts, Hoa Kỳ, nói: “Chúng ta trông thấy những sự kiện này xảy ra mau lẹ. Đây là chuông đánh thức rất tốt cho chúng ta.”
Báo cáo của EPA liên hệ khói và hâm nóng toàn cầu.
Một báo cáo mới phát hành từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ (EPA) cho biết tại nhiều vùng ở Hoa Kỳ, thay đổi khí hậu là nguyên nhân chính làm tăng mức sương khói trong không khí, kể cả việc gây thiệt hại to lớn cho tầng ozôn gần mặt đất. Lớp khí ozôn này đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em, người cao niên và người có vấn đề về hô hấp. Chủ tịch Frank O’Donnell của tổ chức bất vụ lợi có trụ sở ở Hoa Kỳ Clean Air Watch, cho biết: “Báo cáo này nhắm đến vấn đề cơ bản rằng hâm nóng toàn cầu đang đe dọa sức khỏe của công chúng.”
Xin cám ơn EPA cho thông tin này. Cầu chúc nỗ lực chung của chúng ta để làm ngưng thay đổi khí hậu sẽ mang lại kết quả thành công là bầu không khí trong sạch, an toàn cho mọi chúng sinh Địa Cầu.
http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSN1041605320080710?sp=true
Namibia cảm thấy sức nóng của sự thay đổi khí hậu.
Nhu cầu về nước ở Namibia dự đoán sẽ vượt quá nguồn cung cấp vào năm 2015 ở quốc gia khô hanh nhất thuộc vùng ngoại vi Saharan ở Phi châu. Một báo cáo từ Viện Năng lượng Tái tạo và Hữu hiệu Năng lượng của nước này cho biết: “Các phân tích gần đây về dữ liệu khí hậu trong nước trong hơn 100 năm qua cho thấy một sự gia tăng nhiệt độ có thể nhận thấy là vào khoảng từ 1 đến 1,2 độ C. Trong những năm gần đây, nhiệt độ đang ngày càng nóng bức hơn, những ngày nóng trên 35 độ C đang ngày càng thường xuyên hơn và số đêm lạnh đang giảm xuống.” Nông dân Namibia đã trải qua mùa mưa bắt đầu muộn hơn và kết thúc sớm hơn, do đó đe dọa đến nguồn thực phẩm.
Cám ơn các nghiên cứu gia Namibia đã ghi nhận tài liệu về ảnh hưởng nghiêm trọng của nạn hâm nóng toàn cầu. Cầu nguyện cho cộng đồng trên toàn cầu mau chóng áp dụng lối dinh dưỡng dùng rau cải rõ ràng giúp bảo tồn nước và không thải thán khí để làm mát hành tinh và bảo đảm có đủ nước cho mọi người.
http://afp.google.com/article/ALeqM5i2Q8OxnASIyAciQMm7K0umyx_7iA
Số lượng cá đang sụt giảm do đại dương trên thế giới ấm lên.
Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đã báo cáo tại hội nghị chuyên đề khoa học dài 4 ngày được tổ chức ở La Mã, Ý Đại Lợi, rằng nhiều thay đổi liên quan tới thay đổi khí hậu trong nhiệt độ nước biển đang ảnh hưởng bất lợi đến sự trao đổi chất, tốc độ phát triển, sự sinh sản và dễ mắc bệnh tật của cá. Phần nước gần bề mặt dễ bị bốc hơi cũng gia tăng độ mặn và chua, gây tổn hại cho các rặng san hô và nhiều sinh vật có vôi.
Cám ơn tổ chức FAO của Liên Hiệp Quốc cho thông tin về tình trạng báo động của các đại dương trên thế giới. Ơn trên gia trì chúng ta mau thực hiện các việc làm hữu hiệu để bảo vệ tất cả sự sống trên địa cầu quý báu.
http://www.ens-newswire.com/ens/jul2008/2008-07-10-02.asp, http://timesofindia.indiatimes.com/Earth/Warming_trouble_for_fish/articleshow/3223175.cms
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=208&page=27#v
Nhím Hoàng Kim
01-16-2011, 06:11 PM
Hội nghị truyền hình tại San Jose, California, Hoa Kỳ với Thanh Hải Vô Thượng Sư.
Hôm thứ năm, các hội viên chúng tôi ở San Jose đã có dịp hội kiến qua truyền hình cùng Thanh Hải Vô Thượng Sư về những quan tâm liên quan tới thay đổi khí hậu. Có nhiều câu hỏi về những việc có thể xảy ra trong tương lai. Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nêu rõ rằng bên cạnh nỗ lực liên tục, một thái độ khẳng định đối với thế giới cũng rất hữu ích.
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư
với Trung tâm San Jose, California, Hoa Kỳ – 10 tháng 7, 2008
Hội viên của hội (F): Con xin hỏi điều gì sẽ xảy ra cho địa cầu vào cuối năm 2009??
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Bây giờ chúng ta đã có thêm thời gian, vì ngày càng nhiều người ăn chay và cắt đứt rất nhiều nhân quả xấu gần đây. Người ta cũng đã cố gắng sống “xanh” hơn, tái chế, trồng cây, tiết kiệm trong mọi việc sử dụng, giúp đỡ nhau nhiều hơn, khoan dung hơn, nhiều cuộc hòa đàm hơn. Càng có thêm nhiều người ăn chay, điều đó quan trọng hơn, nghĩa là chúng ta sẽ bớt nghiệp xấu, mình càng có thêm thời gian. Cho nên hãy khẳng định. Ngay cả các chính phủ và nhiều hội đoàn cũng đổi sang sống “xanh” và ăn chay. Có thể chúng ta sẽ có thời gian dài hơn. Bây giờ tôi muốn quý vị tập trung nhiều hơn về việc quý vị muốn thế giới ra sao. Như là ăn chay, sống “xanh”, tốt lành.
Hội viên của hội (F): Vâng, thưa Sư Phụ. Cảm ơn Sư Phụ rất nhiều.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Không có chi. Nhưng vẫn tiếp tục công việc của mình, như là phát tờ thông tin, thiền định, cầu nguyện, giúp nhau, giúp đỡ người khác. Đồng thời giữ một viễn ảnh và thái độ rất khẳng định. Mọi việc có thể thay đổi qua đêm. Ai biết được? Điều đó có thể xảy ra!
Xướng ngôn viên: Viễn ảnh thật tuyệt vời! Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã thương yêu hỗ trợ hết lòng và nỗ lực không ngừng để giúp tất cả cư dân Địa Cầu. Cầu xin thế giới chúng ta tiếp tục duy trì một tâm hồn tràn đầy hy vọng về một tương lai từ ái và hòa bình trên hành tinh.
Kính mời quý vị theo dõi trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây buổi phát hình về hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Mô hình khí hậu cho thấy quá khứ và tương lai của địa cầu.
Hàng ngàn nghiên cứu gia trên khắp thế giới dựa vào những tính toán từ kết quả của những mô hình khí hậu để thông hiểu hệ thống hâm nóng hoàn cầu phức tạp. Đây là cơ bản cho các tường trình của Ban Liên-Chính phủ về Khí hậu Thay đổi, thuộc Liên Hiệp Quốc, (IPCC). Tiến sĩ Jouni Raisanen, một trong các đóng góp viên cho tường trình IPCC, giải thích:
Tiến sĩ Jouni Raisanen, nhà khí hậu học, Đại học Helsinki, Phần Lan, thành viên IPCC: Dưới viễn cảnh này, chúng ta sẽ hâm nóng hoàn cầu lên khoảng 2,5 độ C. Nhưng như chúng ta thấy đa số đất đai ở đây, nơi con người thật sự sinh sống, hâm nóng sẽ vượt quá mức trung bình toàn cầu.
Xướng ngôn viên: Các mô hình khí hậu có hiệu lực nhất khi được tổng hợp với các cách học hỏi khác, như dữ kiện từ vệ tinh và sự thông hiểu về lịch sử địa cầu.
Tiến sĩ Jouni Raisanen: Cho nên, 20.000 năm trước là vừa chấm dứt thời đại đóng băng lần cuối cùng. Cường độ thán khí lúc đó khá thấp, vào khoảng 180 phần một triệu (ppm) trong không khí. Rồi, bởi vì tiến trình thiên nhiên, nó tăng lên 280 ppm, nhưng sự gia tăng đó xảy ra qua hàng ngàn năm. Nhưng bây giờ, trong chỉ 200 năm, cường độ đã tăng lên trên 100 ppm, cũng nhiều như là trong 10.000 năm trước đây.
Xướng ngôn viên: Cùng với thán khí, những nhà khoa học đang ngày càng lưu tâm đến khí mê-tan, gây cho nhiệt bị giam hãm trong bầu khí quyển, mà khí này ít nhất 23 lần mạnh mẽ hơn khí CO2. Nguồn duy nhất và lớn nhất của khí mê-tan ngày nay là kỹ nghệ nuôi gia súc.
Tiến sĩ Jouni Raisanen: Nông nghiệp rất quan trọng, nhất là về khí thải mê-tan. Nếu có thể giảm khí này, thì đó là cách rất hữu hiệu và rẻ để giảm bớt hâm nóng hoàn cầu.
Xướng ngôn viên: Tiến sĩ Raisanen cũng đồng ý với các lo ngại của tất cả khoa học gia ở IPCC, về sự cần thiết cấp bách để giảm tối đa khí thải nhà kính.
Tiến sĩ Jouni Raisanen: Thật không may là điều này khẩn cấp khá lâu rồi, và chúng ta đã thức tỉnh hơi quá trễ. Nhưng thật sự đây là vấn đề sẽ cần đòi hỏi nỗ lực vĩ đại từ nhân loại và không thể chậm trễ thêm chút nào nữa.
Xướng ngôn viên: Xin cảm tạ Tiến sĩ Raisanen, và tất cả khoa học gia khí hậu cho nỗ lực tinh tấn và lo âu của quý vị cho hành tinh này. Mong các nỗ lực của quý vị tiếp tục đánh thức chúng ta tiến đến hành động nhanh chóng và chắc chắn để giảm hâm nóng hoàn cầu.
Đại Hàn thay đổi vì hâm nóng hoàn cầu.
Dựa theo tường trình của chính phủ, sự thay đổi khí hậu đo lường trong nội 5 năm qua được ghi nhận là lý do gây ra nhiều thay đổi bi thảm cho hệ thống sinh thái Đại Hàn. Các cây đã trổ nụ và đơm hoa sớm hơn quá nhiều so với thường lệ, và số lượng chim mùa hè cũng gia tăng đáng kể, nhưng các vật lưỡng cư nhạy cảm về thay đổi khí hậu thì đang giảm dần.
Chúng tôi chia sẻ quan tâm của Đại Hàn, về ảnh hưởng do hâm nóng toàn cầu trong mối quan hệ tương tác mỏng manh này. Với ân điển của thiên đàng, mong sao nỗ lực thành tâm của chúng ta đảo ngược được tình trạng này để hồi phục sự cân bằng của địa cầu.
http://www.koreatimes.co.kr/www/news/nation/2008/07/117_27399.html
Nga đối diện khả năng bị tai họa vì khí hậu thay đổi.
Tổ chức bảo tồn hoàn cầu WWF, và hội vô vị lợi của Anh, Oxfam, phát hành một tường trình diễn tả các ảnh hưởng có thể xảy ra do khí hậu hâm nóng tại quốc gia Nga. Với 60% quốc gia này được bao phủ bởi thềm băng, đất đai đông lạnh biến thành bùn khi tan rã, nhiệt độ hâm nóng này sẽ gây nên kết quả thiệt hại không tránh được cho hạ tầng cơ sở, gia tăng bệnh tật như bệnh sốt rét và làm cạn nguồn tiếp tế nước.
Chúng tôi tri ân cho báo động kịp thời này và cầu rằng các lãnh tụ thế giới thi hành biện pháp làm mát hành tinh để giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi này.
http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/2008/7/9/worldupdates/2008-07-08T230730Z_01_NOOTR_RTRMDNC_0_-344315-1&sec=Worldupdates, http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/7503060.stm
Khí mê-tan ảnh hưởng đến nạn hâm nóng toàn cầu trước đây bị đánh giá thấp.
Theo sau một báo cáo sâu sắc của Tiến sĩ Ross Garnaut về hậu quả tàn phá trong tương lai của nạn hâm nóng toàn cầu ở Úc, 3 khoa học gia đã lưu ý trên báo “Thời đại” của Úc về việc đánh giá thấp nghiêm trọng về ảnh hưởng của khí mê-tan đối với khí hậu. Nguồn khí mê-tan lớn nhất do hoạt động của con người là từ bò và cừu được nuôi lấy thịt, sữa và lông. Khí mê-tan thường được tường trình là mạnh gấp 25 lần thán khí. Dù vậy, các khoa học gia chỉ ra rằng hiệu lực của loại khí này tồn tại trung bình hơn 100 năm. Họ cho biết: “Phần lớn khí mê-tan biến đổi sau 1 thập niên, và hầu như toàn bộ lượng khí đều tan biến sau 20 năm, nên trung bình hơn 1 thế kỷ tác động rõ ràng của khí này mới thấy giảm nhiều.” Qua những tính toán được cứu xét của họ, khí mê-tan thật sự là 72 lần mạnh hơn thán khí trong giai đoạn 20 năm.
Cám ơn sự nghiên cứu cẩn thận của các khoa học gia. Cầu nguyện cho mọi người mau chóng hành động để giảm bớt loại khí nhà kính gây hại là mê-tan bằng cách ngưng sử dụng các sản phẩm từ động vật và ăn chay.
http://www.theage.com.au/opinion/the-missing-link-in-the-garnaut-report-20080709-3cjh.html, http://www.fao.org/docrep/010/a0701e/a0701e00.htm, http://www.grida.no/climate/ipcc_tar/wg1/248.htm#tab67
Các rặng san hô bị hâm nóng toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nghiên cứu gia tại Hội nghị chuyên đề Quốc tế về Nghiên cứu San hô (ICRS) ở Fort Lauderdale, Florida, Hoa Kỳ, đã kêu gọi lập tức hành động để giảm bớt thán khí. Gần 1/3 trong hơn 700 loài san hô được biết trên toàn cầu hiện đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do thay đổi khí hậu và sự a-xít hóa đại dương.
Xin cám ơn các nghiên cứu gia cho tiếng nói đầy quan tâm để giúp cứu các rặng san hô. Mong tất cả các quốc gia mau cắt giảm tiêu thụ thịt, dầu, khí và than đá để giảm khí thải nhà kính và phục hồi sự đa dạng sinh học trước đây.
http://www.thewest.com.au/aapstory.aspx?StoryName=496795, http://latimesblogs.latimes.com/greenspace/2008/07/coral-reef-buil.html,
Vỉa băng Nam Cực tiếp tục tan chảy trong mùa đông.
Hôm thứ năm, các khoa học gia đã tuyên bố rằng một phần của Vỉa Băng Đá Wilkins đã đột ngột gãy vỡ trước dự đoán 15 năm hồi tháng 3, dầu vẫn còn dính liền với lục địa này nhờ một cây cầu băng đá nhỏ, nhưng cầu băng này dự đoán cũng sẽ sớm tan rã. Tiến sĩ David Vaughan thuộc trung tâm Nghiên cứu Nam Cực của Anh cho biết: “Vỉa Băng đá Wilkins là mới nhất trong danh sách ngày càng dài thêm của các vỉa băng ở Bán đảo Nam Cực đang phản ứng lại với sự ấm lên nhanh chóng ở khu vực này trong 50 năm qua. Nhiều sự việc hiện tại đang cho thấy là chúng ta đã quá bảo thủ khi đưa ra lời dự đoán vào đầu thập niên 1990 rằng Vỉa Băng đá Wilkins sẽ biến mất trong vòng 30 năm. Sự thật là việc này đang xảy ra nhanh hơn so với dự đoán.”
Xin đa tạ nghiên cứu của các khoa học gia giúp mang lại cho chúng ta thông tin báo động và làm thức tỉnh về vỉa băng đá ở Nam Cực. Cầu nguyện cho toàn thế giới mau chóng áp dụng các biện pháp thân thiện sinh thái để giúp ổn định bầu sinh thái gìn giữ sự sống.
http://news.xinhuanet.com/english/2008-07/11/content_8529248.htm
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=211&page=27#v
Nhím Hoàng Kim
04-07-2011, 10:30 PM
Một lời hy vọng cho trẻ em.
Nhiều trẻ em rất ý thức về môi trường chúng sắp thừa hưởng và một số em không tránh khỏi cảm thấy tuyệt vọng. Trong hội nghị truyền hình gần đây với các hội viên chúng tôi tại San Jose, California, Hoa Kỳ, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã giải đáp tình trạng khó xử này với một thông điệp thích hợp cho người lớn lẫn trẻ em.
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư với Trung tâm San Jose, California, Hoa Kỳ– 10 tháng 7, 2008
Hội viên của hội (F): Gần đây con nghe các học sinh tiểu học nói về việc các cháu muốn làm nghề gì khi lớn lên. Một trong các câu trả lời là: “Mình sẽ không còn sống vì nạn hâm nóng toàn cầu, vậy trả lời có ích lợi gì?” Con xin hỏi Sư Phụ, có nguồn cảm hứng nào để khích lệ các em đang cảm thấy tuyệt vọng về nạn hâm nóng toàn cầu?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Quý vị nói với các em hãy khẳng định. Nói với các em hãy luôn hy vọng và ăn chay. Hãy sống xanh và làm điều thiện. Rồi Thiên Đàng sẽ bảo vệ các em. Chúng ta vẫn còn tương lai. Hãy nói với các em mọi việc luôn có thể thay đổi. Do đó việc này tùy thuộc vào thái độ của các em, tùy thuộc vào thái độ và sự đóng góp của những người khác. Nếu tất cả đều ăn chay và khích lệ người khác thì mọi việc sẽ tươi sáng.
Xướng ngôn viên: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư và niềm hy vọng Ngài mang đến cho tâm hồn chúng ta trong lúc này. Cầu xin chúng ta hướng đến những hành động cao quý mang an ủi tốt nhất cho thế hệ tương lai và bảo đảm một tinh cầu xanh hơn cho các em thừa hưởng.
Kính mời quý vị theo dõi trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây buổi phát hình hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Nhà thực vật Pháp Jean-Marie Pelt kêu gọi quay về với tâm linh để giải quyết thay đổi khí hậu.
Một dược sĩ, nhà thực vật, xướng ngôn viên đài phát thanh kiêm tác giả, trong suốt sự nghiệp của mình, Jean-Marie Pelt có lẽ nổi tiếng nhất qua nhiều quyển sách của ông về thế giới rau cải và dược lý. Ông được công nhận cho việc truyền đạt khoa học đến công chúng qua đài phát thanh và truyền hình. Ông Pelt đã phát biểu về sự thay đổi khí hậu tại Lễ hội Trái Đất Toàn cầu, một hội chợ quốc tế ở Ba Lê, Pháp, để khuyến khích việc tiêu thụ bền vững, được tổ chức bởi Terralliance.
Jean-Marie Pelt, khoa học gia Pháp nổi tiếng, nhà thực vật học, sáng lập viên của Viện Sinh thái Âu châu
Jean-Marie Pelt, nhà thực vật học kiêm nhà văn Pháp nổi tiếng: Mực nước biển được cho là sẽ dâng lên tối đa 50cm vào cuối thế kỷ này. Hiện giờ, cũng các chuyên gia đó đang cho biết là mực nước sẽ tăng lên 1 thước thay vì 50cm, Với 1 thước nước, tất cả đảo san hô vòng đều ngập nước, Bangladesh chìm dưới nước, một phần Hòa Lan ngập trong nước, Camargue nằm dưới nước; mọi người sẽ không còn nhà cửa nữa.
Xướng ngôn viên: Các quyển sách của ông Pelt có rất nhiều độc giả nhờ kiến thức rộng khắp và phương cách khéo léo giúp làm vấn đề dễ hiểu. Các sách này bao gồm “Thiên nhiên và Tâm linh,” “Đời sống Xã hội và Thực vật,” và “Từ Vũ trụ đến Chúng sinh.” Về sự thay đổi khí hậu, ông phác thảo 3 ý tưởng và 1 mục tiêu cho nhân loại vào thời điểm này.
Jean-Marie Pelt: Nếu chúng ta làm xáo trộn khí hậu thì rõ ràng mình phải hoàn toàn gánh chịu hậu quả. Ý tưởng thứ nhì là chúng ta phải sử dụng đúng mức tài sản của thiên nhiên, nghĩa là chúng ta không nên lãng phí. Ý tưởng thứ 3 là chúng ta không nên làm thần Promethean và hành động như thể mình là Thượng Đế. Các truyền thống tôn giáo vĩ đại không hề ủng hộ ý tưởng này chút nào.
Và để kết luận thì câu hỏi sẽ là: Đâu là tương lai của nhân loại, nền kinh tế, việc tiêu thụ, sự tăng trưởng, kỹ thuật? Hay đúng hơn là một người khác mà chúng ta muốn thấy xuất hiện sẽ cứu xét tất cả mọi điều từng được nói đến nay và sẽ thực hiện bằng tâm linh qua hành động, và tràn đầy tình thương, lòng cảm mến đối với người khác cũng như thú vật và cây cỏ.
Xướng ngôn viên: Cám ơn Jean-Marie Pelt đã phục vụ cả đời hầu khai mở tâm chúng ta về thế giới thiên nhiên tuyệt vời quanh ta. Mong chúng ta chuyên cần làm việc để bảo tồn, gìn giữ và vui hưởng thiên nhiên trong nhiều năm sắp tới.
Chuyên gia phát hiện thấy các sông băng đang biến mất ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ. Giáo sư Ali Fuat Doğu, trưởng khoa địa lý ở Đại học Yüzüncü Yıl của Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo rằng các sông băng cung cấp nước cho Hồ Van ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp nguy hiểm vì bị tan chảy. Ông cho biết: “Các quan sát của chúng tôi khác với những báo cáo trước đây về các vùng này cách đây 30 đến 40 năm. Các sông băng này không thể tồn tại thêm 3 năm nữa. Chúng tôi có thể nói rõ rằng các sông băng này đang biến mất nhanh chóng.” Giáo sư cũng nói thêm rằng nếu không có sông băng, Hồ Van chỉ có lượng mưa theo mùa làm nguồn cung cấp nước. Do đó mực nước trong hồ có thể rút xuống và sự đa dạng sinh học ở đây sẽ bị ảnh hưởng đáng kể do thiếu nước.
Cám ơn những lời cảnh báo của giáo sư Ali Fuat Doğu về tình trạng của các sông băng ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ. Với hồng ân Thiên Đàng, mong tất cả chúng ta có trách nhiệm giải quyết các vấn đề có liên quan đến sự thay đổi khí hậu như vậy và sự tan chảy của các sông băng khác đang xảy ra trên thế giới.
http://www.panarmenian.net/news/eng/?nid=26489,
http://en.wikipedia.org/wiki/Lake_Van
Quần đảo phía cực bắc của Na Uy phản ánh một địa cầu đang ấm lên.
Longyearbyen, 1 thành phố gồm 1.500 người trên Quần đảo Svalbard, tọa lạc giữa Na Uy và Bắc Cực, đang trải qua nhiều thay đổi to lớn ở các vịnh hẹp và sông băng chung quanh do sự thay đổi khí hậu. Anh Kristin Grotting, một người dân đã sinh sống ở Longyearbyen được 12 năm, cho biết Icefjord hiện giờ không rét lắm vào giữa mùa đông và sông băng chung quanh ngày càng rút xuống thêm.
Xin được chia sẻ sự lo lắng với người dân Longyearbyen về các ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu trên cuộc sống của chúng ta. Cầu nguyện cho chúng ta có bước tiến cần thiết để giúp bảo tồn môi sinh quý báu của mình.
http://news.bbc.co.uk/2/hi/programmes/from_our_own_correspondent/7501691.stm
Các khoa học gia Nga buộc phải sơ tán khỏi trạm Bắc Cực do nạn hâm nóng toàn cầu.
Hôm chủ nhật, 21 nhà nghiên cứu Bắc Cực của Nga cùng 2 chú chó phải được cứu thoát khỏi trạm của họ trên một tảng băng trôi đang tan mau. Trạm Bắc Cực 35 được thành lập vào tháng 9 năm 2007 với chủ ý ban đầu là sẽ lưu lại đến cuối tháng 8, 2008. Dù vậy, mùa tan chảy năm 2008 lại đến sớm cùng với tảng băng nổi của trạm hiện đang trôi đến luồng nước ấm hơn, đặt mạng sống của các khoa học gia vào tình trạng nguy hiểm.
Xin cảm tạ Thượng Đế cho sự an toàn của các nghiên cứu gia Nga và các bạn thú của họ. Cầu mong tất cả chúng ta lưu ý đến lời cảnh báo của thiên nhiên qua những sự việc như vậy và mau chóng hành động để giúp gìn giữ ngôi nhà địa cầu mến yêu.
http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/7503060.stm
http://www.fortmilltimes.com/124/story/224333.html
http://www.monstersandcritics.com/news/europe/news/article_1416908.php/Russian_researchers_evacuated_from_fast_melting_ice_floehttp://afp.google.com/article/ALeqM5ghCixOYzpbZHoUH670X2ppbmt2Hg
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=212&page=30#v
Nhím Hoàng Kim
04-07-2011, 10:32 PM
Ăn chay là cách thiên nhiên và nhanh nhất để hồi phục cân bằng của địa cầu.
Nạn hâm nóng toàn cầu đã được xác định là do hậu quả của hành động con người. Điều đáng chú ý, và như Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói rõ, việc trở lại lối sống hòa bình với những người chung quanh và loài vật cũng sẽ có tác động hữu ích đối với môi sinh. Thanh Hải Vô Thượng Sư đã giảng chi tiết hơn trong một hội nghị truyền hình gần đây với các hội viên chúng tôi tại San Jose, California, Hoa Kỳ.
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư với Trung tâm San Jose, California, Hoa Kỳ– 10 tháng 7, 2008
(F): Làm cách nào để phục hồi băng đá trở về trạng thái tự nhiên nếu chúng ta có thể ngưng nạn hâm nóng toàn cầu? Và sẽ mất bao lâu nếu việc này có thể xảy ra? Cám ơn Sư Phụ.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Nếu mọi người đều ăn chay thì nghiệp quả xấu sẽ thay đổi, thiên nhiên sẽ quân bình trở lại một cách tự nhiên; nhanh hay chậm tùy chúng ta. Giả sử mọi người đổi sang ăn chay từ từ, và chúng ta hành động quá chậm thì có lẽ sẽ mất 2 năm, nghĩa là chỉ trong 100 tuần. Cách nhanh hơn là 2 tháng, nghĩa là 8 tuần. Chúng ta sẽ thấy sự thay đổi hầu như ngay lập tức.
Xướng ngôn viên: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã chia sẻ điều thâm thúy và tình thương thiêng liêng của Ngài với tất cả cư dân trên địa cầu. Cầu xin công dân trên thế giới có hành động quan tâm và mau chóng khôi phục sự quân bình của bầu sinh quyển.
Kính mời quý vị theo dõi trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây trình chiếu lại buổi hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
California rất có thể gánh chịu thêm nhiều đợt sóng nhiệt.
Nghiên cứu bởi khoa học gia Hoa Kỳ, Norman Miller, thuộc Đại học California và Katharine Hayhoe từ Đại học Texas Tech, báo động rằng những ngày với sóng nhiệt tại các thành phố ở California rất có thể tăng gấp đôi hoặc gấp bốn. Đây cũng có nghĩa là tiêu thụ điện sẽ lớn lao hơn và gây nên nạn thiếu điện, vì máy điều hòa không khí sẽ được dùng nhiều hơn rất đáng kể, và do đó tạo thêm nhiều khí nhà kính, làm ấm bầu khí quyển hơn, nếu điện được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Chiều hướng này cũng được dự kiến ở các tiểu bang khác, như là Texas, New Mexico, và Arizona.
Chúng tôi thành tâm tri ân các nghiên cứu gia đáng kính của Hoa Kỳ, đã thức tỉnh con người qua một thoáng nhìn vào tương lai không mấy vui thú. Với ân điển của thiên đàng, mong tất cả chúng ta cùng hành động để tạo nên sự xanh mát cho chúng ta và hành tinh quý báu này.
http://www.sciencedaily.com/releases/2008/07/080710125527.htm
“Khí hậu bật đèn đỏ” báo cáo rằng chúng ta đang ở trong tình trạng khí hậu khẩn cấp.
Trong một buổi phát thanh gần đây của “Tiết mục Hai Độ C” ở Anh với chủ đề đặc biệt “Khí hậu bật đèn đỏ,” những diễn thuyết viên được mời gồm Tiến sĩ Stuart Parkinson thuộc Các Khoa Học gia cho Trách nhiệm Toàn cầu, và Richard Hawkins thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quan tâm Công cộng, nhấn mạnh về sự cấp bách của nạn hâm nóng toàn cầu, nêu lên các con số từ IPCC và khoa học gia NASA, Tiến sĩ James Hansen.
Nói rằng một số cao điểm mà Tiến sĩ Hansen cảnh báo vào năm 2005, nay đã bị vượt quá, các diễn thuyết viên tuyên bố rằng trừ khi các biện pháp mạnh nhất để giảm thán khí được thi hành, địa cầu và nhân loại có thể rất mau chóng đạt đến điểm không thể trở lại. Chẳng hạn như, băng đá ở Bắc Cực có thể tan hết vào năm 2013, 70 năm trước dự đoán của IPCC.
Nước biển không băng đá sẽ sẵn sàng hấp thụ 90% nhiệt lượng mặt trời. Tình trạng này sẽ khiến mực nước biển dâng cao hơn và khí hậu nóng hơn một các nguy hiểm, làm tan thềm băng và thải ra khí mêtan. Thật ra, mức gia tăng nhiệt độ lên 2 độ C như được đề cập trong chủ đề của mục phát thanh, là sự gia tăng nhiệt độ có thể chấp nhận, nhưng thật sự không còn là ước đoán an toàn nữa, bởi vì những phản hồi của chu kỳ thán khí sẽ khiến nhiệt độ tăng đến 3-4 độ C. Do đó, các mục tiêu hiện nay như là giảm thán khí xuống 60-80% vào năm 2050 không còn đủ nữa. Tiến sĩ Parkinson đề nghị các biện pháp có trách nhiệm cần được thực thi mau hơn để ngừng các khí nhà kính.
Cảm tạ Tiến sĩ Hansen, Tiến sĩ Parkinson, ông Hawkins, và chương trình phát thanh: “Tiết mục Hai Độ C,” đã báo động về tình trạng nguy hiểm mà chúng ta phải giảm bớt lập tức để bảo tồn đời sống trên địa cầu. Mong thiên đàng hướng dẫn sứ mạng của chúng ta để làm công dân thân thiện sinh thái.
http://www.theecologist.org/pages/ecologist_media.asp?podcast_id=89
http://www.climatecodered.net/, http://www.indymedia.org.uk/en/2008/07/403092.html
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=213&page=30#v
Nhím Hoàng Kim
04-07-2011, 10:34 PM
Hội nghị truyền hình từ Nữu Ước, Hoa Kỳ với Thanh Hải Vô Thượng Sư.
Các hội viên chúng tôi tại Nữu Ước, Hoa Kỳ, hôm chủ nhật vừa qua đã có cơ hội tổ chức một cuộc hội nghị với Thanh Hải Vô Thượng Sư. Do công chúng ngày nay ý thức hơn về sự cấp bách của sự thay đổi khí hậu, nhiều câu hỏi chú trọng vào ảnh hưởng tâm linh do nạn hâm nóng toàn cầu và cách chúng ta có thể giải quyết. Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nhắc nhở về mục đích sâu sắc hơn của các nỗ lực cứu vãn địa cầu.
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư với Trung tâm Nữu Ước, Hoa Kỳ – 13 tháng 7, 2008
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cứu Địa Cầu trước rồi mọi việc sẽ thay đổi. Không chỉ riêng quý vị có thể cứu hành tinh, mà là loài người thay đổi tâm thức của họ. Nếu họ ăn chay, sống “xanh,” làm điều thiện, nghĩa là họ thay đổi trở nên tốt hơn, tâm thức của họ lên một đẳng cấp cao hơn, thì dĩ nhiên họ xứng đáng được hưởng Địa Cầu. Họ có thể tiếp tục sống ở đây, và con cái, cháu chắt của họ, v.v… Lúc đó, mọi người sẽ ở một tầng tâm thức cao hơn, và tất cả sẽ rõ ràng hơn đối với họ và mọi người. Chúng ta sẽ sống trong hòa bình và tình thương. Quý vị phải hình dung một thế giới khẳng định, Thiên Đàng tại thế mà quý vị muốn. Quý vị phải hình dung một thế giới cao thượng hơn, một thế giới khẳng định, một thế giới xinh đẹp, một thiên giới. Cứu thế giới là một hành động từ bi.
Xướng ngôn viên: Kính xin ngỏ lời tri ân Thanh Hải Vô Thượng Sư, tình thương vô điều kiện của Ngài là nguồn cảm hứng và niềm an ủi sâu xa cho nhân loại ngày nay. Cầu mong tất cả chúng ta đều thiết tha với cách sống từ bi, để không những duy trì tinh cầu này mà còn bản tánh cao thượng vốn có của mình.
Kính mời quý vị theo dõi trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây buổi trình chiếu lại hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Nghiên cứu cho thấy chất lượng không khí ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ em.
Một nghiên cứu của Đại học Columbia ở Hoa Kỳ so sánh trẻ em ra đời ở Trung Quốc trong lúc một nhà máy than gần đó đang hoạt động với các trẻ em ra đời sau khi nhà máy đã đóng cửa. Họ phát hiện thấy không khí sạch sẽ sau khi nhà máy đóng cửa cũng giúp loại trừ nhiều vấn đề liên quan đến sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ em ra đời trong lúc nhà máy vẫn đang hoạt động. Trưởng nghiên cứu gia giáo sư Frederica Perera đã trích dẫn bằng chứng trực tiếp từ nghiên cứu này, cho biết: “Các khám phá này có ý nghĩa lớn lao đối với sức khỏe môi sinh và chính sách năng lượng vì đã chứng minh rằng sự giảm lệ thuộc vào than đá để sản xuất năng lượng có thể mang lại ảnh hưởng tích cực đáng kể đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ em ở Trung Quốc và nhiều nơi khác.” Cám ơn các khoa học gia đã chỉ ra mối liên hệ vô giá giữa chất lượng không khí và sức khỏe của các trẻ em quý báu. Nhờ thông tin này, cầu mong các chính phủ cố gắng hướng đến các tiêu chuẩn môi sinh cao hơn vì lợi ích của toàn thể dân chúng.
Khí hậu thay đổi có thể gia tăng các trường hợp sạn thận.
Theo nghiên cứu vừa được phát hành trong tờ: “Biên bản Lưu trữ của Viện Khoa học Quốc gia,” bởi hai bác sĩ tiết niệu, Tom Brikowski và Margaret Pearle, thuộc Đại học Texas, Hoa Kỳ, rằng khi nhiệt độ tăng cao tại Hoa Kỳ do hâm nóng toàn cầu, những ai có nguy cơ cao hơn về sạn thận sẽ tăng lên 56% trong dân số của Hoa Kỳ. Nhiệt độ cao hơn gây ra mất mồ hôi nhiều hơn, là một trường hợp khiến cho sạn thận hình thành mau hơn. Tuy nhiên, các khoa học gia tuyên bố, dựa vào kinh nghiệm quá khứ rằng có thể con người không tăng số lượng nước uống để đáp ứng cho khí hậu nóng hơn.
Nghiên cứu này dự đoán rằng khí hậu thay đổi sẽ tạo nên thêm 2 triệu trường hợp sạn thận, phí tổn đến 1 tỷ Mỹ kim thường niên.
Xin đa tạ hai Tiến sĩ Brikowski và Pearle cho nghiên cứu đầy tài liệu của quý vị, để chuyển đạt ảnh hưởng y tế quan trọng gây ra bởi khí hậu thay đổi. Chúng tôi cầu rằng nghiên cứu như vậy thức tỉnh công dân cũng như lãnh tụ để họ có hành động tức khắc hầu ngăn chặn hâm nóng toàn cầu và hồi phục địa cầu xanh tươi.
http://blog.wired.com/wiredscience/2008/07/climate-change.html
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=214&page=30#v
Nhím Hoàng Kim
04-07-2011, 10:36 PM
Giải pháp đơn giản: Hãy sống và hình dung một thế giới tốt đẹp hơn.
Thật tuyệt vời khi biết con đường kiến tạo hòa bình trên địa cầu được rộng mở trước mắt chúng ta, và chúng ta có thể bước trên con đường đó ngay từ giây phút này. Trong hội nghị truyền hình với các hội viên chúng tôi tại Nữu Ước, Hoa Kỳ, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã được thỉnh cầu để ban thêm lời khuyên cho những người bình dân hầu bảo đảm ngưng thay đổi khí hậu.
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư với Trung tâm Nữu Ước, Hoa Kỳ – 10 tháng 7, 2008
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Nếu quý vị tiếp tục làm như hiện giờ, thì sẽ có thêm hy vọng. Nếu người dân trên thế giới ăn chay, ít nhất là hai phần ba dân số, và kỹ thuật xanh, bảo tồn rừng cây, trồng rừng, v.v… hoặc trồng trọt hữu cơ cũng như sống tiết kiệm thì mọi nỗ lực nhỏ đều giúp ích. Ngoài ra, hãy hình dung một hình ảnh khẳng định về một thế giới tốt đẹp, một thế giới mà quý vị muốn, nơi mọi người sống trong hòa bình, thương yêu và an toàn. Một thế giới thuần chay, một thiên giới, nơi tất cả chúng sinh vui hưởng cuộc sống không sợ hãi nhau, nơi tất cả được đối xử với lòng tử tế và tôn trọng. Hãy hình dung mọi điều này.
Xướng Ngôn Viên: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã ban viễn ảnh thiêng liêng nhất mà mọi người có thể hình dung cho tương lai. Khi nhiều người theo lối sống an bình, không dùng động vật mỗi ngày, chúng tôi mong rằng những điều tuyệt vời này sẽ trở thành hiện thực!
Kính mời quý vị theo dõi trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây phát hình buổi hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Tuyết tan sớm và hâm nóng phản hồi gia tăng hạn hán ở Hoa Kỳ.
Một nghiên cứu mới của các học giả quốc tế tiết lộ rằng tuyết tan tại miền tây Hoa Kỳ sớm hơn thường lệ hai tháng, với phản hồi nhiệt độ từ mặt đất mạnh gấp 2 lần được dự đoán trước đây. Phản hồi nhiệt độ từ mặt đất vì tuyết tan gia tăng hâm nóng hoàn cầu tương tự như cách băng đá tan chảy tại Bắc Cực.
Tác giả chính của nghiên cứu Sara A. Rauscher, giải thích: “Khi tuyết tan hoặc không tích tụ ngay lúc đầu, nhiều nhiệt lượng mặt trời được hấp thụ bởi mặt đất hơn và rồi hâm nóng mặt đất. Chu kỳ phản hồi hình thành bởi vì đất nóng hơn và do đó làm tuyết khó tích tụ hơn và kéo dài mãi ảnh hưởng này.” Tuyết tan sớm nếu tiếp tục, có thể gây ra thiếu nước vào cuối năm, dẫn đến nguy cơ cháy rừng cao hơn cũng như tình trạng hạn hán cho nông nghiệp, hệ thống sinh thái, và dân cư thành thị.
Cảm tạ các học giả, cho nghiên cứu đầy dữ kiện này. Với ân điển của thiên đàng, mong chúng ta áp dụng lối sống bền vững thật sự để hồi phục cân bằng tự nhiên cho địa cầu của chúng ta.
http://www.sciencedaily.com/releases/2008/07/080715155513.htm
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=215&page=30#v
Nhím Hoàng Kim
04-07-2011, 10:39 PM
Tấm chắn bên trong là sự bảo vệ tốt nhất.
Trong nhiều buổi thảo luận chi tiết gần đây với Thanh Hải Vô Thượng Sư về thay đổi khí hậu, chúng ta có thể thấy bản chất của cơn khủng hoảng toàn cầu này không chỉ là vấn đề kỹ thuật. Một câu hỏi được đặt ra trong hội nghị truyền hình gần đây nhất ở Nữu Ước, Hoa Kỳ, đã tiết lộ một phương pháp bảo vệ vững chắc trong thế giới này.
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư tại Trung tâm Nữu Ước, Hoa Kỳ – 13 tháng 7, 2008
Hội viên của hội: Có thể nào tạo nên một tấm chắn tâm linh trên khắp Địa Cầu để loại trừ tâm thức thấp hơn? Con biết thiền định là tấm chắn riêng của mình. Nhưng có thể tạo nên một tấm chắn cho tinh cầu không?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Nếu một số người không thay đổi ý thức thấp thì không thể có tấm chắn. Không màn chắn nào có thể ngăn được nghiệp quả xấu. Không có sự mặc cả trong luật nghiệp quả. Nếu mình có thể tạo tấm chắn thì Thượng Đế đã làm rồi. Hoặc tất cả thánh nhân đã làm rồi. Chúng ta chỉ làm hết sức để mang lại cho mọi người tấm chắn cá nhân đó. Rồi sau đó thậm chí cũng không cần tấm chắn nữa. Không có tai ương, không có biến cố phủ định, không gì cả. Quý vị sẽ sống trên Thiên Đàng, an toàn. Cho nên, chỉ có cách sửa đổi thói quen phủ định mới có thể giúp tạo nên cái gọi là tấm chắn này. Con người phải thay đổi để trở nên tốt hơn, tâm hồn cao thượng hơn. Đó là tấm chắn duy nhất mà chúng ta có thể sở hữu.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ trí huệ và tình thương sâu xa được truyền đạt qua lời khuyên của Thanh Hải Vô Thượng Sư. Cầu nguyện cho mọi người khôi phục lại tấm chắn tâm linh bền vững và tốt nhất. Cầu chúc tất cả được bảo vệ cho đến ngày chúng ta có thể cùng sống trong một thế giới của trí huệ, tình thương và niềm vui!
Kính mời quý vị theo dõi trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây phát hình buổi hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Sông băng trên dải Andes ở Peru có thể tan rã hoàn toàn nội trong 25 năm.
Một nhóm học giả hàng đầu trên thế giới về sông băng gần đây hội họp tại Peru để thảo luận về tốc độ tan chảy báo động của các sông băng trên dãy Andes. Là nguồn nước uống và thủy lực chủ yếu cho hàng triệu cư dân, các sông băng tan rã mau lẹ có thể ảnh hưởng trầm trọng đến 70% dân số trên rặng Andes vào năm 2025. Chính phủ Peru đang tìm cách chuyển nước biển thành nước ngọt để giúp xoa dịu ảnh hưởng này.
Lời báo động của những học giả sông băng đáng kính rất được trân quý.Cầu mong chúng ta có biện pháp mau lẹ để bảo tồn tài nguyên và giải quyết nguyên nhân chính của thay đổi khí hậu, vì sự sinh tồn của mọi công dân thế giới.
http://www.climateark.org/shared/reader/welcome.aspx?linkid=103103,
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=216&page=30#v
Nhím Hoàng Kim
04-07-2011, 10:42 PM
Nghiên cứu gia Hoa Kỳ tìm thấy khí hậu thay đổi tương tự trên Hỏa tinh.
Trong chuyến du hành đến Alaska, Hoa Kỳ, với đồng nghiệp, Jeffrey Trop, để tìm hiểu các nét đặc biệt về địa chất trong vùng, Giáo sư Craig Kochel lưu ý một phong cảnh có mô hình gọi là cánh quạt, mà ông nhớ lại là gần giống với những gì ông thấy khi làm việc với các sứ mệnh Viking Hỏa tinh cho NASA trước đây. Để tìm hiểu và giải thích vì sao các cánh quạt ở Alaska được thành hình, hai Giáo sư Kochel và Trop khám phá rằng các cánh quạt đó còn sót lại sau nhiều trận băng đá lở, gây bởi hâm nóng toàn cầu trong vùng. Sau khi đệ trình khám phá của họ lên NASA, các khoa học gia có thể xác định thêm rằng giả thuyết của họ song song với các thay đổi trên hành tinh khác khi Vệ tinh Thám thính Hỏa tinh gửi về các hình ảnh của một trận băng đá lở đang xảy ra trên mặt Hỏa tinh.
Chúng tôi thành tâm tri ân hai Giáo sư Kochel và Trop, làm sáng tỏ những liên kết giữa thế giới chúng ta và Hỏa tinh. Chúng tôi cầu thế giới hành động mau chóng để bảo tồn hành tinh quý báu và căn nhà địa cầu này.
http://news.yahoo.com/s/space/20080717/sc_space/howmarsandalaskaarealike
TỰA: LUẬT NHÂN QUẢ
Ngày: 4 tháng 8, 1999
Địa điểm: Nữu Ước
Số 664 (1 giờ 19 phút)
Thanh Hải Vô Thượng Sư đã tiết lộ những bí mật về mối liên hệ môi sinh của chính địa cầu với Hỏa Tinh trong một bài thuyết giảng, tựa đề: “Luật nhân quả,” được thuyết pháp vào ngày 4 tháng 8, 1999 ở Nữu Ước, Hoa Kỳ:
Chúng ta không thể ngưng tất cả mọi người chặt đốn cây và tích lũy của cải cho riêng họ với cái giá của chính chúng ta và con cháu mình. Họ thải rác, đốn chặt rất nhiều cây mà đó là người cứu mạng của tinh cầu này, đúng vậy. Nếu chúng ta cứ chặt cây như vậy thì Địa Cầu có thể sớm trở thành như Hỏa Tinh. Chỉ toàn bụi, khí, độc chất… (Ô nhiễm không khí) Ô nhiễm không khí. Rồi chúng ta không thể sống được. Quý vị nghĩ Hỏa Tinh là gì chứ? Hỏa Tinh cũng giống như chúng ta cho đến khi mình kết liễu nó.
Chúng ta làm điều tốt nhất có thể, và hy vọng thế giới sẽ học hỏi, nhé? Và truyền bá bất kỳ thông tin nào quý vị có thể cho bất cứ người nào quý vị biết.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trong một dịp khác, vào ngày 25 tháng 10, 2007, tại buổi hội nghị truyền hình với giới báo chí Formosa (Đài Loan) để ra mắt quyển sách bán chạy hạng nhất: “Các Bạn Chó Trong Đời Tôi,” Thanh Hải Vô Thượng Sư được phỏng vấn bởi cô Chen Yalin, là sản xuất viên chương trình Truyền hình Tiêu khiển Sanlih, trưởng biên tập viên, và xướng ngôn viên, với câu hỏi sau đây về Hỏa tinh và hâm nóng hoàn cầu.
Hội thảo truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư và giới báo chí Formosa (Đài Loan) - 25 tháng 10, 2007
Chen: Ngài cũng có thể thấy người ngoại tinh?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Có, một vài lần, chỉ “chào” nhau thôi.
Chen: Theo hiểu biết của tôi, thân thể của họ khác với chúng ta, thưa phải không?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Đúng. Một số thì khác, Một số rất đẹp, một số không đẹp lắm. Một số hiền hơn chúng ta, một số ít tử tế hơn chúng ta.
Chen: Ít tử tế hơn chúng ta, nên họ cũng cần phải tu hành thêm nữa?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Đúng, đúng. Người ngoại tinh không nhất thiết tu hành giỏi hơn chúng ta. Không nhất thiết như vậy. Còn tùy vào họ từ đâu đến, và họ có thầy giỏi hay không, vị thầy tâm linh. Cô muốn biết về hành tinh nào? Cho tôi biết, rồi tôi nói cho nghe.
Chen: Hỏa tinh.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Hỏa tinh, họ khá tử tế, không giống như chúng ta nghĩ họ là những người nóng nảy. Không đâu. Trong quá khứ, Hỏa tinh cũng giống như địa cầu.
Chen: Thưa thật sao?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Và rồi họ phát triển quá nhanh, rồi trở nên xấu. Nếu người địa cầu không cẩn thận, chúng ta cũng sẽ trở nên như vậy sau này.
Chen: Ngài vừa đề cập rằng Hỏa tinh giống như địa cầu trong quá khứ. Hiện tại, chủ đề thịnh hành nhất đang được bàn luận trên thế giới là vấn đề hâm nóng toàn cầu.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Phải.
Chen: Vấn đề này có thật sự nghiêm trọng? Liệu địa cầu sẽ thật sự đối diện tận thế không?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Đây là vấn đề nghiêm trọng. Nếu chúng ta không tìm cách cải tiến, thì sẽ nghiêm trọng, và không lâu đâu, sớm hơn là chúng ta tưởng tượng nữa. Không còn thời gian để đợi.
Giảm mưa toàn diện tại vùng Mumbai báo hiệu sự giảm sút hoa lợi.
Thống kê khí hậu gần đây tại Mumbai thuộc tiểu bang Maharashtra ở Ấn Độ, cho thấy chỉ có 4 trong số 35 quận hạt sẽ nhận đủ nước mưa trong mùa bão năm nay. Thời tiết khắc nghiệt liên hệ đến khí hậu thay đổi cũng được thấy trên khắp tiểu bang với các quận hạt như Solapur là vẫn hoàn toàn không bị ảnh hưởng, trong khi Ratnagiri đã nhận trên 1.000 mm nước mưa. Kết quả là ít hơn một nửa của tổng số 1,28 tỷ hécta đất đai trồng trọt ở tiểu bang Maharashtra là đang được gieo hạt giống mùa.
Chúng tôi cảm tạ các viên chức của tiểu bang Maharashtra, đã cung cấp dữ kiện kịp thời này. Mong sao chúng ta tỉnh thức hầu có hành động mau lẹ để hồi phục cân bằng và cung cấp đầy đủ lương thực cho tất cả đời sống trên địa cầu.
http://economictimes.indiatimes.com/Earth/Developmental_Issues/
Drought_threat_looms_large_over_Maharashtra/articleshow/3244534.cms
Tiến triển trong việc cứu tinh cầu.
Với dân số gần 8,3 triệu người, thành phố Nữu Ước là một trong các vùng đô thị lớn nhất trên thế giới. Là một thành phố ven biển, nơi đây nước biển đang dâng cao một cách đáng ngại, vì nhanh hơn so với mức trung bình trên toàn cầu. Các nghiên cứu gia ở Đại học Columbia dự đoán sẽ có thêm các đợt sóng nhiệt, hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng khi nạn hâm nóng toàn cầu tiếp diễn. May thay, người dân và chính quyền của thành phố Nữu Ước đang đáp ứng. Chiều hướng này đã được chú ý trong hội nghị truyền hình gần đây giữa Thanh Hải Vô Thượng Sư và các hội viên chúng tôi đang sống ở thành phố này.
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư tại Trung tâm Nữu Ước, Hoa Kỳ – 13 tháng 7, 2008
Hội viên của hội: Chúng con thấy nhiều thay đổi đang tiếp diễn. Ngày càng có nhiều người nhận rõ hơn sự cấp bách của nạn hâm nóng toàn cầu. Ngày càng có nhiều người ăn chay hoặc ý thức hơn rằng ăn chay rất hữu ích. Chúng con cũng thấy nhiều thay đổi trong chính sách điều hành của chính quyền.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tốt.
Hội viên của hội: Thí dụ, thị trưởng Nữu Ước Bloomberg đã đưa ra các chính sách “xanh” tốt đẹp cho thành phố. Tất cả xe hơi trong thành phố và thậm chí là tắc-xi đều đổi thành xe lai điện. Rất nhiều cây xanh đã được trồng trong trung tâm thành phố.
Hội viên của hội: Thưa Sư Phụ có nghĩ là tất cả những việc này cho thấy đẳng cấp tâm thức của người dân thế giới đang tăng lên mau chóng? Có phải Địa Cầu sẽ sớm trở thành Thiên Đàng tại thế không?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: À, tôi không biết sớm chừng nào nhưng hy vọng sẽ rất sớm. Tôi hy vọng điều quý vị hy vọng, đúng vậy. Nhưng tất cả những thay đổi tích cực này chắc chắn đều cho thấy một đẳng cấp tâm thức cao hơn. Khi người dân trên thế giới ngày càng ý thức hơn về bản chất phù du của cuộc đời và tinh cầu này mong manh đến chừng nào, và nhận thấy nên thay đổi thói quen sống của họ. Nên bây giờ họ bắt đầu đối xử với môi sinh với lòng tôn trọng, bắt đầu chọn ăn chay nhiều hơn. Điều đó rất tốt. Nếu chúng ta giúp tiến trình này nhanh hơn thì sẽ có Thiên Đàng tại thế.
Hội viên của hội: Thưa đúng vậy.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta có hơn 2 năm. Tôi hy vọng chúng ta có thể làm được. Chỉ cần chuyển sang ăn chay. Còn gì dễ bằng, phải không?
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã cho chúng ta thấy cách dễ dàng và nhanh nhất để giúp gìn giữ và cải biến thế giới mình đang sinh sống. Chúng tôi cũng xin cảm ơn sự quan tâm của tất cả các chính quyền và đồng bào đang góp phần trong giải pháp này. Cầu mong Thiên Đàng tại thế sớm thành hiện thực.
Kính mời quý vị theo dõi trên Truyền Hình Vô Thượng Sư một ngày gần đây phát hình buổi hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=217&page=30#v
Nhím Hoàng Kim
07-26-2011, 04:53 PM
Định nghĩa một hành tinh văn minh thật sự .
Trong suốt lịch sử nhân loại, kỹ thuật đã phát triển với tốc độ ngày càng nhanh hơn. Chỉ riêng thế kỷ trước, chúng ta đã chứng kiến nhiều phát minh lớn lao giúp nền văn minh tiến triển, gồm các phát minh trong lĩnh vực chuyển vận, y khoa và du hành vũ trụ. Dù vậy, trong bối cảnh của sự thay đổi khí hậu, là hậu quả của một số điều gọi là “tiến bộ” này, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã đưa ra những nhận xét như sau trong hội nghị truyền hình gần đây với các hội viên chúng tôi ở Nữu Ước, Hoa Kỳ.
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư
tại Trung tâm Nữu Ước, Nữu Ước, Hoa Kỳ – 13 tháng 7, 2008
Hội viên của hội: Mỗi lần nền văn minh đạt đến đỉnh điểm, thì tai họa lại xảy ra. Thí dụ, nạn hâm nóng toàn cầu và các trận phun trào núi lửa đã phá hủy tất cả những thành tựu của toàn thể nhân loại không để lại chút dấu vết. Nhưng hiện nay Địa Cầu đã thăng hoa lên một đẳng cấp tâm thức cao hơn, vậy có phải nền văn minh này sẽ không hoàn toàn bị xóa sạch và những thành tựu tâm linh và khoa học sẽ được tồn tại?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Không phải lúc nào thế giới đạt đến đỉnh điểm của nền văn minh thì tinh cầu sẽ bị tiêu diệt và mọi thành tựu đều bị phá hủy. Không phải vậy. Có thể trong thế giới này, nhưng không phải trong mọi thế giới. Sự hủy diệt chỉ xảy ra khi phát triển kỹ thuật nhiều hơn thành tựu tâm linh. Cho nên, vì thế giới chúng ta nói chung vẫn chưa thăng hoa đủ, nên mọi người vẫn còn tranh đấu để bỏ một số thói quen không lành mạnh, và dấu vết ít khẳng định.
Thậm chí sẽ lý tưởng hơn nếu tâm linh và khoa học phát triển song song, thì sự hủy diệt sẽ không bao giờ xảy ra. Vì con người sẽ khai ngộ đủ để quản trị tiến bộ kỹ thuật mà không gây hại cho môi trường chung quanh và đời sống của họ, cũng như đời sống của các loài khác trên cùng hành tinh. Cho nên, điểm chính là chúng ta cũng phải phát triển tâm linh. Khi tâm thức mọi người trên hành tinh này phát triển thì chúng ta có thể gọi rằng Trái Đất là một tinh cầu văn minh.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư cho lời chỉ dẫn về cách xã hội toàn cầu có thể thật sự bền vững. Xin cầu nguyện với hồng ân của Thiên Đàng, tinh cầu này sẽ trở thành nơi có nền văn minh đại khai ngộ.
Kính mời quý vị theo dõi trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây phát hình buổi hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Nghị sĩ Na Uy Inga Thorkildsen phát biểu về yếu tố thịt trong chính sách môi sinh.
Na Uy là một trong các quốc gia dẫn đầu Âu châu trong việc lập mục tiêu cắt giảm thán khí. Truyền Hình Vô Thượng Sư đã phỏng vấn Inga Marte Thorkildsen, thành viên của Hội đồng Thường trực về Năng lượng và Môi sinh trong Nghị viện của Na Uy cho quan điểm của cô về môi sinh.
Inga Marte Thorkildsen, Thành viên quốc hội Na Uy: Chúng tôi đang tiến tới trung hòa thán khí trong vòng từ đây tới năm 2030, nghĩa là chúng tôi sẽ cắt giảm khí thải ở Na Uy và mua chỉ tiêu cho tất cả lượng khí thải của mình.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi đã hỏi nghị sĩ Inga Marte Thorkildsen về khả năng mở rộng chính sách thay đổi khí hậu của Na Uy để bao gồm việc sản xuất và tiêu thụ bớt thịt lại – một trong các lãnh vực có khả năng giảm khí thải nhà kính nhiều nhất.
IInga Marte Thorkildsen, Thành viên quốc hội Na Uy: Rất quan trọng khi giúp mọi người ý thức rằng việc tiêu thụ thịt của họ góp phần rất lớn vào việc làm thay đổi khí hậu, cũng như gây khủng hoảng thực phẩm trên toàn cầu. Có khả năng rất lớn sẽ giảm tiêu thụ thịt, và tôi nghĩ chúng ta không chỉ phải cứu xét hệ thống giá cả và chính sách nông nghiệp trong nước, mà còn trên bình diện quốc tế ở EU (Liên hiệp Âu châu) và WTO (Tổ chức Mậu dịch Thế giới), thí dụ vậy. Do đó, chúng ta phải yêu cầu người tiêu dùng và dám thực hiện một số lựa chọn cứng rắn trong vai trò là chính trị gia, đồng thời yêu cầu các tổ chức quốc tế, và không chấp nhận chính sách phát triển đơn phương cho phép mọi người tiêu thụ hoặc ăn thêm thịt. Tôi nghĩ chúng ta phải đưa ra vài lựa chọn từ những người đứng đầu và khẳng định nền nông nghiệp sẽ sản xuất ít thịt lại, thí dụ vậy.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn cô Thorkildsen đã quan tâm tới chính sách của chính phủ nhằm giảm tiêu thụ thịt. Mong sao ngày càng có nhiều nhà lãnh đạo chính phủ nhận thấy các biện pháp mới để hạn chế việc sản xuất thịt sẽ là những bước tiến dài hướng đến một thế giới bền vững và phồn thịnh.
Tài nguyên nước giảm dần ở Nam Dương.
Khi nguồn nước giảm đến 60% trên khắp quốc đảo này, các vụ mùa tại các vùng nhiếp chính như Cirebon và Indramayu đang bị đe dọa. Người dân ở các vùng này cũng gặp khó khăn tìm được nước uống sạch, và phải trả tiền cho người bán cho thậm chí chỉ một lượng nhỏ. Chính phủ các vùng nhiếp chính đang tìm cách phân phối máy bơm nước cho quận hạt, cũng như áp dụng chuyển nước biển thành nước ngọt.
Cám ơn các chính phủ quan tâm, cho nỗ lực để cung cấp nước cho người dân. Mong tất cả chúng ta thức tỉnh trong thời điểm khẩn cấp này để hồi phục cân bằng cho bầu sinh quyển quý giá.
http://www.thejakartapost.com/node/175256
Thế giới loài vật ảnh hưởng bởi hoạt động của con người.
Bài viết gần đây trong mạng “LiveScience” đã đưa ra thí dụ về cách thích nghi với khí hậu thay đổi gây ra bởi con người, bao gồm các loài thú vật bị buộc phải thay đổi thói quen ăn uống vì sự khan hiếm thực phẩm. Thật ra, nhiều loài ăn thực vật thậm chí không thể tìm thấy thức ăn. Một số đang cố di cư đến vùng mát hơn, bao gồm loài bò sát, vật lưỡng cư và loài ký sinh. Số lượng hải vật cũng thay đổi vì nhiệt độ nước biển tăng cao, và phân tán trong đại dương của những ô nhiễm độc hại và dầu hỏa bởi con người đang tăng tốc hủy diệt hải vật Đồng thời, mô hình di cư cũng bị thay đổi khi gần 25% các loài hải vật cuối cùng sống ở nơi khác vì phương tiện giao thông của con người.
Chúng tôi tri ân mạng LiveScience, đã nhắc nhở về ảnh hưởng rộng lớn của hành động từ con người. Mong chúng ta quan tâm và mau lẹ chuyển xanh, hầu bước đi nhẹ nhàng hơn và chung sống hòa hợp với tạo vật của Thượng Đế.
http://news.yahoo.com/s/livescience/20080718/sc_livescience/
8signstheanimalkingdomisoutofwhack;_ylt=AmmCMElK.QxZePYo2OlNULppl88F
Al Gore xuất hiện ngạc nhiên để thảo luận về nạn hâm nóng toàn cầu.
Cựu phó tổng thống Hoa Kỳ kiêm người đoạt Giải Nobel Hòa bình Al Gore đã bất ngờ làm vị khách được hoan nghênh tại hội nghị Netroots Toàn quốc thường niên ở Austin, Texas, Hoa Kỳ. Ông Gore đến để khích lệ những người tham gia hội nghị Netroots Toàn quốc sử dụng tác động của họ đối với dân chúng để cổ động thử thách năng lượng mà ông đã đưa ra, là giúp Hoa Kỳ chuyển sang sử dụng 100% năng lượng bền vững trong vòng 10 năm. Trong bài diễn văn của mình, các khán giả đã hỏi ông Gore về ảnh hưởng khi ăn thịt đối với hâm nóng toàn cầu. Ông phát biểu rằng: “Đúng là sẽ khỏe mạnh hơn cho chúng ta như những cá nhân và như một tinh cầu nếu chúng ta ăn bớt thịt lại.”
Xin đa tạ ông Gore đã khuyến khích các bước tiến hướng đến sự bền vững bao gồm một lối ăn dùng nhiều rau cải hơn. Cầu nguyện cho mọi người đều ý thức về lối sống trường chay không dùng động vật là cách nhanh và hữu hiệu nhất để đảo ngược nạn hâm nóng toàn cầu.
http://www.sfgate.com/cgi-bin/blogs/sfgate/detail?blogid=14&entry_id=28345,
http://www.nytimes.com/2008/07/20/us/politics/20netroot.html
http://www.statesman.com/blogs/content/shared-gen/blogs/austin/politics/entries/2008/07/19/al_gore_steals_the_show_at_net.html
http://www.denverpost.com/headlines/ci_9935667
http://hotlineblog.nationaljournal.com/archives/2008/07/gore_makes_surp.html
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=218&page=34#v
Nhím Hoàng Kim
07-26-2011, 04:56 PM
Thanh Hải Vô Thượng Sư tiếp tục giúp soi sáng giải pháp cho sự thay đổi khí hậu .
Thứ bảy, 26 tháng 7, 2008, các diễn thuyết gia lỗi lạc sẽ tề tựu cho Hội nghị Quốc tế về Thay đổi Khí hậu tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Cô Jane Velez-Mitchell, ký giả truyền hình từng được trao giải Emmy, sẽ điều hợp chương trình do Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư tổ chức.
Vào ngày hôm sau, chi nhánh Hội chúng tôi tại Nhật Bản cũng sẽ tổ chức SOS: Hội thảo Ngưng Hâm nóng Toàn cầu ở thủ đô Đông Kinh. Các quan khách trong hai buổi hội nghị đều là các nhà lãnh đạo xuất chúng thuộc nhiều lãnh vực, cùng đoàn kết trong việc tìm tương lai bền vững, an bình. Ban tổ chức đã thỉnh mời Thanh Hải Vô Thượng Sư, vị khách danh dự đặc biệt trong hai buổi hội nghị. Ngài sẽ tham dự các cuộc thảo luận qua hội nghị truyền hình trực tuyến.
SOS! Hội thảo quốc tế về hâm nóng toàn cầu
Hội nghị truyền hình trực tiếp với Thanh Hải Vô Thượng Sư
22 tháng 5, 2008 - Đại Hàn
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta phải giải quyết tận gốc rễ của vấn đề. Gốc rễ của vấn đề này là nguyên nhân gây hâm nóng toàn cầu, gốc rễ đó là sự nhẫn tâm của mình đối với các bạn đồng cư. Ngoài ra, chúng ta đã không tử tế với môi sinh. Cho nên, để giải quyết vấn đề mình đang trực diện ngay lúc này, chúng ta phải đổi ngược hành động của mình. Chúng ta phải tử tế với các bạn đồng cư.
Hội Thảo Lúc Khẩn Cấp Để Cứu Địa Cầu 2008: "Tôi Có Thể Làm Gì?”
Hội nghị truyền hình trực tiếp với Thanh Hải Vô Thượng Sư
29 tháng 7, 2008 – Formosa (Đài Loan)
Thanh Hải Vô Thượng Sư:: Nạn hâm nóng toàn cầu rất dễ ngăn chận nếu chúng ta chuyển sang dinh dưỡng không động vật, đổi sang lối sống trường chay; rồi chúng ta sẽ có cơ hội giữ lại ngôi nhà mình hết sức yêu quý, cũng như cho con cháu tương lai của mình.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trong các tháng trước đây, nhiều quốc gia khác nhau đã thỉnh mời Thanh Hải Vô Thượng Sư thuyết giảng về sự thay đổi khí hậu. Các nhà lãnh đạo chính phủ và truyền thông, tôn giáo và giáo dục đã thỉnh cầu lời khuyên của Ngài, trí huệ của một bậc quan tâm sâu xa và ý thức nhất về tình cảnh của nhân loại. Thanh Hải Vô Thượng Sư cũng đã từ ái nhận lời mời của các hội viên chúng tôi trên toàn thế giới, từ Âu châu đến Á châu, Mỹ châu, để giải đáp nhiều câu hỏi của họ về nạn hâm nóng toàn cầu.
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư
tại Trung tâm Surrey, Anh quốc – 12 tháng 6, 2008
Thanh Hải Vô Thượng Sư::Nếu thế giới ăn chay 100% ngay bây giờ, thì kết quả tốt của việc này có thể thấy được trong vòng 60 ngày.
Hội viên của hội: Hay quá!
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư
tại Trung tâm Seattle, Washington, Hoa Kỳ – 6 tháng 7, 2008
Thanh Hải Vô Thượng Sư:: Càng nhiều người ăn chay, ít giết hại thú vật, chúng ta càng có thêm thời gian để cứu tinh cầu và sự sống trên hành tinh.
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư
tại Trung tâm Nữu Ước, Nữu Ước, Hoa Kỳ – 13 tháng 7, 2008
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Quý vị phải hình dung một thế giới khẳng định, một Thiên Đàng tại thế mà mình muốn.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin thành tâm tri ân sự hiện diện giúp mang lại hy vọng của Thanh Hải Vô Thượng Sư. Qua sự hướng dẫn một con đường hữu hiệu mà Ngài ban tặng, mong sao chúng ta nỗ lực tận tâm để bảo vệ môi sinh, cứu mạng sống, và trên hết là chuộc lỗi lầm và nâng cao bản chất cao thượng từ bên trong.
Kính mời quý vị đón xem buổi phát hình trực tiếp đặc biệt trên Truyền Hình Vô Thượng Sư về hai cuộc hội nghị sắp tới. Đầu tiên là Hội nghị Quốc tế về Thay đổi Khí Hậu SOS ở Los Angeles, Hoa Kỳ, thứ bảy, 26 tháng 7, 2008 lúc 1 giờ chiều (giờ địa phương), 10 giờ tối (giờ Trung Âu). Và chủ nhật, 27 tháng 7, SOS: Hội nghị Ngưng Hâm nóng Toàn cầu tại Đông Kinh, Nhật Bản, bắt đầu lúc 5 giờ chiều (giờ địa phương), 10 giờ sáng (giờ Trung Âu).
Ban nhạc ở Costa Rica khuyến khích bảo vệ tinh cầu và ăn chay.
Ban nhạc thế giới đoạt giải Grammy Editus ở Costa Rica mới đây đã bắt đầu chuyến lưu diễn nhạc hội miễn phí tên là “Editus 360” để giúp nâng cao ý thức về nạn hâm nóng toàn cầu. Sau khi thu hút khán giả bằng khúc đồng diễn nhạc cụ được khen ngợi, các nhạc sĩ đã khuyến khích khán giả tham gia chương trình trồng cây mà họ đang ủng hộ cùng chung với tổ chức bất vụ lợi là Trung tâm Khoa học Nhiệt đới. Truyền Hình Vô Thượng Sư đã tiếp chuyện với Editus trong một buổi nhạc hội gần đây vào tuần trước.
Buổi hòa nhạc “Trung hòa Thán khí”, La Sabana, San José, Costa Rica
Edín Solís – Nhạc sĩ tây ban cầm, Editus: Chúng tôi đã liên kết với nhiều dự án giúp bảo tồn. Là nhạc sĩ, chúng ta nên dùng âm nhạc như công cụ giúp chuyển đạt thông tin. Và thông điệp hết sức khẩn cấp ngay lúc này là tạo nên ý thức về nạn hâm nóng toàn cầu.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nhạc sĩ chơi bộ gõ của ban nhạc, Carlos Vargas, là người trường chay. Anh sẽ nói thêm về vai trò của việc ăn chay trong thông điệp của họ.
Carlos Vargas (Tapado) – Nhạc sĩ gõ trống, Editus: Thật ra, một trong các nguồn thải thán khí lớn nhất, tạo nên sự ấm lên, là từ chăn nuôi gia súc, việc sản xuất bò, nông trại heo, gà, và nhiều nguồn khác. Người ta có thể thấy rằng ăn chay cũng giúp mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe trong mỗi người.
Rất quan trọng khi mỗi người chúng ta tìm kiếm dữ liệu này. Chúng ta phải trồng cây, nhưng bấy nhiêu chưa đủ, phải nhiều hơn vậy nữa. Việc tiêu thụ thịt là một trong các nguồn gây ô nhiễm lớn nhất trên thế giới, thậm chí hơn cả nhiên liệu nữa. Vậy nên, xin mọi người vui lòng nghiên cứu, hãy có ý thức, góp phần vào sự thay đổi, xin cám ơn quý vị đã đến và loan tin cho thế giới.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn ban nhạc Editus cho nỗ lực tận tâm qua việc dùng nghệ thuật và ảnh hưởng của mình để thức tỉnh người hâm mộ về sự cấp bách của thay đổi khí hậu và tầm quan trọng của việc ăn chay. Cầu chúc nỗ lực của quý vị thành công mỹ mãn.
Ba Tư nhập cảng lúa mì.
Ba Tư bắt đầu nhập cảng ngũ cốc vào tháng tới, khi sản xuất của quốc gia giảm xuống 20% trong năm ngoái do hạn hán nặng nề. 50% nước mưa hàng năm giảm sút khiến việc xuất cảng lúa mì phải ngưng lại vào tháng ba. Phó Bộ trưởng Thương mại của Ba Tư, Majid Parsania, tuyên bố: “Chúng tôi sẽ khởi sự nhập cảng lúa mì tháng tới, với số lượng hàng tháng là 1 triệu tấn.”
Thưa Ba Tư, chúng tôi cầu cho ân điển của mưa bảo đảm lương thực dồi dào cho người dân đẹp đẽ của quý vị. Mong chúng ta cùng lúc mau lẹ thực hiện giải pháp toàn cầu để làm nguội hành tinh nhanh nhất, và bảo đảm thực phẩm dồi dào cho mọi người.
http://www.presstv.com/detail.aspx?id=64280§ionid=351020102,
http://money.ninemsn.com.au/article.aspx?id=594483
Hâm nóng toàn cầu tại Úc Đại Lợi ảnh hưởng trên một triệu người dân.
Với quốc gia hiện trải qua hạn hán nặng nề nhất trong 100 năm qua, tường trình gần đây về nguồn nước từ hệ thống sông Murray-Darling kết luận rằng, mặc dù có đủ nước uống cho đến sang năm (2009), nhưng sau năm đó, nguồn nước sẽ không được bảo đảm. Đề cập về tình trạng hiện thời của lưu vực sông, Bộ trưởng Khí hậu Thay đổi Penny Wong nói rằng hạn hán là sự nhắc nhở rằng Úc Đại Lợi dễ bị ảnh hưởng đến chừng nào bởi khí hậu thay đổi.
Chúng tôi cảm tạ Bộ trưởng Wong, giúp nâng cao ý thức về vấn đề cấp bách nhất này. Xin cầu cho ân điển của mưa đến với Úc Đại Lợi, khi công dân toàn thế giới cố thực hiện các biện pháp cần thiết để hồi phục hòa hợp thiên nhiên trên căn nhà hành tinh này.
http://www.france24.com/en/20080720-drought-threatens-drinking-water-million-australians
http://au.encarta.msn.com/encyclopedia_121646646/Murray-Darling_Basin.html
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=219&page=34#v
Nhím Hoàng Kim
07-26-2011, 04:57 PM
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư ở Hamburg , Đức .
Qua nhiều buổi thảo luận của Thanh Hải Vô Thượng Sư về nạn hâm nóng toàn cầu, mọi người đã có thể hiểu rõ ràng hơn về tình trạng cấp bách và nhiều nguyên nhân của các ảnh hưởng này. Sau những cuộc họp mặt được tổ chức ở các trung tâm của Hội chúng tôi ở Anh và Hoa Kỳ, gần đây nhất Thanh Hải Vô Thượng Sư đã dành thời gian quý báu của Ngài để giải đáp xa hơn về các vấn đề này và nhiều quan tâm khác qua một hội nghị truyền hình vào hôm thứ sáu với các hội viên chúng tôi ở Hamburg, Đức quốc.
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư
tại Trung tâm Hamburg, Đức quốc – 19 tháng 7, 2008
Hội viên của hội: Năm 2004, báo cáo về khí hậu ở Bắc Cực cho chúng ta biết về tốc độ và tầm mức của thay đổi khí hậu toàn cầu. Xã hội hiện đại chưa hề trải qua một sự tăng nhanh như vậy trong nạn hâm nóng toàn cầu. Có điều gì khác để có thể tác động đến nhân loại cho họ bắt đầu các biện pháp đối phó và hành động? Vì sao tốc độ thay đổi trong thiên nhiên đang xảy ra mà không ai chú ý?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: À, có rất nhiều nguyên nhân. Có thể người ta quá bận rộn để nghĩ đến. Thứ nhất là quá bận rộn. Thứ nhì là họ không có đủ thông tin từ chính phủ hoặc giới truyền thông, hay bất kỳ ai có trách nhiệm quan sát thời tiết để thông báo cho mọi người.
Một lý do nữa là trở lực của nhân quả xấu, Ma Vương muốn phá hủy tinh cầu này không để cho mọi người được báo trước hoặc không để cho họ biết về điều đó. Vì nếu mọi người thức tỉnh mau chóng và biết cách ứng phó thì có lẽ họ có thể cứu địa cầu và tiếp tục lối sống đạo đức, là cách giúp góp phần gìn giữ hành tinh.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư, ban tặng lời khuyên vô giá soi sáng cho thế giới. Mong chúng ta mau học cách trông cậy vào bản tính cao cả hơn của mình và lựa chọn sáng suốt để có thể thật sự thay đổi tiến trình trên Địa Cầu thành tốt đẹp hơn.
Kính mời quý vị đón xem Giữa Thầy và Trò trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây, phát hình buổi hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=220&page=34#v
Nhím Hoàng Kim
07-26-2011, 05:00 PM
Các nhà kinh doanh kỹ thuật xanh được khen ngợi .
Thị trường kỹ thuật xanh đang được mở rộng như một trong các lãnh vực mới mẻ và nhiều cơ hội nhất trong mắt của các công ty và chính phủ nhiệt tình. Ngày nay, nhiều quốc gia nhận thấy vai trò “xanh” mẫu mực trong các giải pháp của Đức quốc, nơi các hội viên chúng tôi đã có cơ hội được hầu chuyện với Thanh Hải Vô Thượng Sư về các vấn đề liên quan tới thay đổi khí hậu hiện thời.
Hội thảo truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư
tại Trung tâm Hamburg, Đức quốc – 18 tháng 7, 2008
Hội viên của hội: Do kết quả của nhiều chương trình trợ cấp hầu ủng hộ môi trường và sinh thái, Đức quốc là một trong các quốc gia dẫn đầu dùng năng lượng bền vững. Năm 2007, năng lượng bền vững đã hợp thành 14,2% tổng số năng lượng tiêu thụ trên toàn quốc.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tuyệt vời!
Hội viên của hội: Con xin hỏi sự phát triển này có liên hệ gì với một đẳng cấp tâm thức thăng hoa, hay chỉ là lợi ích tài chính từ các chương trình này?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Việc này có liên quan đến tâm thức thăng hoa, vì mọi người hiểu được tình trạng cấp bách của vấn đề toàn cầu ngay bây giờ, nên họ cố hết sức để phát triển, sáng chế các kỹ thuật mới, hầu mang lại sự thoải mái và bền vững hơn cho tinh cầu, đây là điều rất tốt. Miễn là việc này tốt cho hành tinh, họ rất đáng khen.
Đằng nào thì họ cũng phải kiếm tiền, họ sẽ kiếm được rất nhiều nếu làm việc này. Vì ngay bây giờ việc này rất hợp thời, là điều thật sự cần thiết, là một hồng ân khi thực hiện nỗ lực cao quý như vậy.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã chia sẻ trí huệ của Ngài về các giải pháp vô cùng thực tiễn. Chúng tôi cũng xin chúc mừng Đức quốc về sự lãnh đạo thế giới đáng khen trong việc trở nên quốc gia có năng lượng sạch. Chúng tôi mong thấy thêm gương sáng ngời của các quốc gia đang xây đắp một tương lai “xanh” hơn và hưng thịnh.
Kính mời quý vị đón xem chương trình Giữa Thầy và Trò trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây, phát hình buổi hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Tầng đất đóng băng vĩnh cửu là yếu tố “không đoán được” trong nạn hâm nóng toàn cầu.
Đất đóng băng được gọi là tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở vùng Bắc Cực tích trữ hàng tỷ đến hàng trăm tỷ tấn khí nhà kính, kể cả độc khí mê-tan. Chương trình Môi sinh của Liên Hiệp Quốc, trong một báo cáo gần đây đã cho biết: “Hậu quả tiềm tàng của lượng khí mê-tan lớn đi vào không khí, từ tầng đất đóng băng vĩnh cửu đang tan hoặc sự thủy hợp bất ổn trong đại dương, dẫn đến các thay đổi bất ngờ trong khí hậu mà có lẽ sẽ không thể đảo ngược. Chúng ta không được vượt qua mức này.” Tiến sĩ Ketil Isaksen ở Viện khí tượng của Na Uy đã giám sát tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Scandinavia trong nhiều năm.
Tiến sĩ Ketil Isaksen, Học viện Thời tiết Na Uy: Các vùng đất đóng băng vĩnh cửu rất nhạy cảm với nhiệt độ cao hơn. Chúng ta biết những khu vực rộng lớn, thí dụ ở Siberia và Gia Nã Đại, nếu nhiệt độ trên mặt đất chỉ cần tăng nhẹ thôi thì cũng sẽ làm tan chảy các vùng đất đóng băng vĩnh cửu rộng lớn.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tầng đất đóng băng vĩnh cửu đang tan chảy cũng khiến các cộng đồng thổ dân từng xem Bắc Cực là nhà của họ trong bao thế kỷ qua phải di tản. Tiến sĩ Isaksen cũng quan sát nhiều vùng núi đang bị ảnh hưởng.
Tiến sĩ Ketil Isaksen: Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng trong mực độ của khí nhà kính đang thoát ra vào không khí, mà còn gây ra hậu quả là khiến mặt đất trở nên rất bất ổn. Thí dụ, ở các dốc núi, có thể có thêm nhiều tình trạng bất ổn hơn với nguy cơ xảy ra tuyết lở gia tăng, đá lăn nhiều hơn, và những việc tương tự.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cám ơn Tiến sĩ Isaksen và nhiều khoa học gia khác đang cảnh báo cho chúng ta về ảnh hưởng lớn hơn mà mình phải tránh. Cầu cho chúng ta có thể ngăn chặn các hiểm họa do hâm nóng toàn cầu và gìn giữ tất cả sự sống trên ngôi nhà địa cầu..
http://news.mongabay.com/2008/0221-methane.html
San hô ngầm ở Nam Á bị hiểm nguy vì sự phát triển kinh tế và thay đổi khí hậu.
Trong Hội nghị San hô Ngầm Quốc tế lần thứ 11 được tổ chức ở Phi Luật Tân, Trung tâm cho Xuất sắc của Đông Nam Á (SEA CoE) tuyên bố rằng san hô tại quốc gia chủ tọa đang bị phá hủy bởi hâm nóng toàn cầu và hành động của con người như là đánh cá. Tổ chức cũng lưu ý rằng nhiều cộng đồng địa phương không hề ý thức về sự quan trọng của san hô, hoặc biết là chúng bị hư hại. San hô ngầm, thường được xem như là rừng mưa của thế giới đại dương, hỗ trợ rất lớn cho sự đa dạng sinh học, với chỉ một cây san hô cũng là nhà cho tới 3.000 loại hải vật.
Xin đa tạ tất cả các tổ chức giám sát sức khỏe của san hô ngầm và hải vật trên toàn cầu. Xin cầu nguyện cho ngày càng nhiều người hơn sẽ hiểu biết về sự quan trọng của việc ngăn chặn thay đổi khí hậu, để san hô ngầm đẹp đẽ của hành tinh được cứu vãn.
http://nation.ittefaq.com/issues/2008/07/21/news0267.htm
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=221&page=34#v
Nhím Hoàng Kim
07-26-2011, 05:02 PM
Giá trị của hệ sinh thái hải dương .
Sự sống hải dương trên thế giới ngày càng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều đe dọa. Nạn hâm nóng toàn cầu đang tăng nhanh sự tàn phá và sụt giảm của hệ sinh thái hải dương. Đại dương đang thành a-xít do hấp thu quá nhiều thán khí, và nhiệt độ ấm lên khiến nhiều loài thú phải vào các môi trường sống mới. “Những vùng chết” không có sự sống có thể được tìm thấy ở các khu vực rộng hàng chục ngàn dặm vuông, do sự ô nhiễm và việc đánh cá quá mức.
Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc tường trình rằng đến 80% các loài bị đánh bắt hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng. Các loại lưới đánh cá lớn dùng để bắt cá ngừ cũng ảnh hưởng đến hàng trăm loài khác. Trong hội nghị truyền hình gần đây với các hội viên chúng tôi ở Đức quốc, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã giải đáp một câu hỏi liên quan đến lý do con người nên ngưng đánh bắt cá.
Hội thảo truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư
tại Trung tâm Hamburg, Đức quốc – 18 tháng 7, 2008
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Vì việc đánh bắt cá cũng làm kiệt quệ trầm trọng hệ sinh thái trên địa cầu. Người ta đã chứng minh rằng bắt cá mòi quá mức đã gây ra nhiều vùng chết. Có lẽ cá mòi hiện hữu là để o-xy hóa đại dương, mang lại sự sống cho một số loài khác hoặc làm sạch môi sinh. Bất cứ loài gì mà Thượng Đế giữ lại trên Địa Cầu đều có vai trò của chúng. Cũng như con người vậy, chúng ta có việc để làm. Các loài vật cũng có việc để làm.
Ngay cả loài cá nhỏ bé như cá mòi cũng có việc để làm. Chỉ có con người mới nghĩ chúng chỉ là một loài cá nhỏ, họ nghĩ chúng vô dụng nên bắt chúng lên và ăn. Nhưng chúng vô cùng hữu dụng cho hệ sinh thái của chúng ta và sự lành mạnh của Địa Cầu, và do đó, hữu ích cho sức khỏe của con người và tất cả chúng sinh ở đó.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kính xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư cho sự thấu hiểu của Ngài về tầm quan trọng của hệ sinh thái. Cầu mong chúng ta trân quý giá trị và vai trò Trời ban cho từng bạn thú đồng cư của chúng ta.
Kính mời quý vị đón xem Giữa Thầy và Trò trên Truyền Hình Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây, phát hình buổi hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư, được phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
http://disc.gsfc.nasa.gov/oceancolor/scifocus/oceanColor/dead_zones.shtml
http://www.sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?f=/c/a/2008/07/04/BA9011IG0Q.DTL
http://rawstory.com/news/afp/Over_80_percent_of_fisheries_overfi_05262008.html
Gần phân nửa các loài động vật của Phi Luật Tân bị nguy hiểm.
Nhiều loại hầu như tuyệt chủng ở Phi Luật Tân chỉ có thể tìm thấy trên các đảo của quốc gia này, như là Đại bàng Phi Luật Tân và Chim mỏ sừng Sulu. Đề cập đến tương lai của động vật trong quốc gia, Giám đốc Văn phòng Vùng Bảo vệ và Hoang thú, Mundita Lim, nói rằng nếu không có biện pháp bảo tồn thích đáng, chúng sẽ biến mất vĩnh viễn trong vòng 10 đến 20 năm, và kêu gọi mọi người hành động để giúp cứu các bạn thú đồng cư trong quốc gia này.
Cám ơn PAWB và chính phủ Phi Luật Tân, đã giúp mọi người lưu ý đến tình trạng báo động này. Xin cầu nguyện cho tất cả công dân thực hiện các biện pháp tức khắc để cứu đời sống mọi loài vật, qua lối sống xanh và dinh dưỡng không thịt.
http://www.gmanews.tv/story/108594/50-of-RP-animal-species-are-endangered---wildlife-group
Các khoa học gia đo lường lượng thải khí nhà kính từ gia súc.
Để định giá chính xác bao nhiêu khí nhà kính thải ra từ nông súc, khoa học gia Á Căn Đình buộc một thùng nhựa vào đàng sau hơn 10 con bò và an toàn thu thập khí của bò bằng một ống nối liền với bao tử của bò. Guillermo Berra, nghiên cứu gia tại Viện Kỹ thuật Nông nghiệp Quốc gia nói: “Khi nhận được kết quả đầu tiên, chúng tôi rất ngạc nhiên. 30% của tổng số khí nhà kính ở Á Căn Đình có thể đã đến từ gia súc.” Các nghiên cứu gia giải thích rằng hệ thống tiêu hóa chậm chạp của bò khiến cho bò sản xuất lượng khí mê-tan to lớn. Tuy nhiên, họ không dự kiến tìm thấy rằng bò thải ra từ 800 đến 1.000 lít khí mỗi ngày. Mê-tan là khí nhà kính mạnh mẽ, tính trung bình trên 20 năm, được biết là có thể giam giữ nhiều gấp 72 lần lượng nhiệt trong khí quyển so với thán khí.
Chúng tôi tri ân sâu xa các khoa học gia Á Căn Đình cho nghiên cứu đầy sáng kiến và tiết lộ nhiều điều. Chúng tôi cầu mọi người lưu tâm đến khám phá này và đổi sang lối dinh dưỡng chay để hồi phục địa cầu.
http://www.news.com.au/heraldsun/story/0,21985,23995421-663,00.html,
http://en.wikipedia.org/wiki/Methane,
http://www.physorg.com/news135003243.html
http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=222&page=34#v
Nhím Hoàng Kim
01-28-2012, 01:29 PM
183. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU
Chính phủ và truyền thông dẫn đầu lý tưởng tốt đẹp (http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=223&page=39#v)
Nhím Hoàng Kim
01-28-2012, 01:31 PM
184. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU
Do khí mê-tan , kỹ nghệ thịt còn độc hại hơn than đá (http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=224&page=39#v)
Nhím Hoàng Kim
01-28-2012, 01:33 PM
185. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU
Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư ở Âu Lạc (Việt Nam) (http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=225&page=39#v)
Nhím Hoàng Kim
01-28-2012, 01:35 PM
186. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU
Vọng Các , Thái Lan tổ chức hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư (http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=226&page=39#v)
Nhím Hoàng Kim
01-28-2012, 01:37 PM
VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU
Giải pháp kỹ thuật không đủ để ngưng nạn hâm nóng toàn cầu (http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=227&page=39#v)
Nhím Hoàng Kim
01-28-2012, 01:38 PM
VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU
Hội Nghị Quốc Tế Về Thay Đổi Khí Hậu Với Thanh Hải Vô Thượng Sư (http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=228&page=39#v)
Nhím Hoàng Kim
01-28-2012, 01:40 PM
VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU
Hội nghị Khí hậu Thay đổi ở Đông Kinh , Nhật Bản (http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=229&page=39#v)
Nhím Hoàng Kim
01-28-2012, 01:41 PM
VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU
Chương trình TV “Hippy Gourmet” phỏng vấn Thanh Hải Vô Thượng Sư (http://www.suprememastertv.com/au/save-our-planet/?wr_id=230&page=39#v)
Powered by vBulletin® Version 4.2.0 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.