Dan Lee
01-29-2009, 06:36 PM
CHÚA NHẬT IV TN B
HÃY XUẤT KHỎI NGƯỜI NÀY
Tiếp nối tư tưởng của 2 Chúa nhật trước, hôm nay Phụng vụ còn muốn cho chúng ta được nhìn thấy Ðức Yêsu hoạt động ở Galilêa, để không những chúng ta hiểu rõ vai trò cứu thế của Người hơn, nhưng cũng để chúng ta nhìn vào Người mà nhận ra ơn gọi của mình.
Chúng ta sẽ thấy Người vượt xa hình ảnh vị tiên tri mà sách Thứ luật đã nói tới. Việc Người trừ quỷ có một ý nghĩa rất sâu xa. Và vì thế chúng ta được kêu gọi đi vào nếp sống đặc biệt mà Người đã mở ra.
1. Vị Tiên Tri Của Sách Thứ Luật
Chúng ta biết Thứ luật là cuốn sách cuối cùng trong bộ Ngũ thư tức là 5 quyển sách đầu của bộ Cựu Ước. Nó được trình bày như là những lời di chúc của Môsê. Ông sắp lìa trần nên cố gắng nhắn nhủ dân những lời cuối cùng để họ thi hành khi vào đất hứa. Ông lấy lại luật pháp của Giao ước Sinai, quảng diễn ra cho phù hợp với hoàn cảnh của dân sắp đặt chân vào đất Canaan. Chính vì vậy mà các dịch giả bản 70 gọi quyển sách này là Thứ luật, tức là quyển luật pháp thứ 2, quảng diễn luật pháp 10 giới răn đã được ban hành ở núi Sinai, là luật pháp thứ nhất.
Nhưng sự thật không đơn sơ như vậy.
Rất nhiều sách trong bộ Cựu Ước không phải là tác phẩm của một người, viết trong một giai đoạn nào nhất định. Nhiều quyển là kết quả sưu tầm góp nhặt nhiều bản văn ở nhiều thời đại khác nhau về cùng một vấn đề. Sách Thứ luật đây là một thí dụ. Có lẽ nói đã thành hình vào khoảng giữa thế kỷ 7 trước Công nguyên, nghĩa là 5, 6 trăm năm sau khi Môsê từ trần. Nhưng nó có rất nhiều đoạn đã manh nha từ thời Môsê. Và nhất là hết mọi đoạn trong sách này đều căn cứ vào luật pháp Môsê mà nó có ý dẫn giải và áp dụng. Gọi nó là Thứ luật chỉ đúng theo nghĩa đó; chứ không phải hết mọi trang trong sách này đều chú giải luật pháp đâu.
Bài đọc I hôm nay chẳng hạn. Rút từ sách Thứ luật nhưng lại bàn về vấn đề tiên tri, và nói về vị tiên tri mà Thiên Chúa hứa ban cho dân sau khi Môsê lìa trần. Chúng ta có thể hình dung bối cảnh của bài Kinh Thánh này như sau.
Bấy giờ dân Dothái sắp vào hứa địa hay mới vào được ít lâu. Chỗ nào họ cũng gặp tà giáo. Và nơi các dân tộc chung quanh cũng vậy. Những thứ tôn giáo sơ khai này lại có nhiều điều hấp dẫn. Ðặc biệt vai trò của các thầy bói, bà đồng và của các nhà tiên tri thật là quan trọng. Dân chúng mê tín luôn luôn tìm đến những con người tự tôn là giao cảm được với thần minh để biết ý trời và hậu vận. Người có óc khoa học ngày nay coi đó là bịp bợm; và người có đức tin chân chính nghĩ đó là "những việc do ma quỷ bày đặt".
Tác giả sách Thứ luật còn đi xa hơn. Ông thấy có nghĩa vụ phải cảnh giác dân Chúa. Ông để cho Môsê nói với dân rằng: khi ngươi vào Ðất hứa sẽ không được gặp thấy nơi người nào người bói quẻ hay phù chú, người lên đồng lên bóng hay chiêm tinh hoặc chiêu hồn. Ngươi phải hoàn hảo đối với Thiên Chúa. Bù lại, Người sẽ cho xuất hiện từ giữa các anh em ngươi một tiên tri như ta, tức là như Môsê đây. Và sở dĩ Người cho như vậy là vì chính ngươi đã xin khi ở dưới chân núi Sinai. Ngày ấy nghe tiếng Chúa, ngươi đã rụng rời và ngươi nài xin Người đừng nói thẳng với ngươi nữa, một xin Người dùng trung gian một người từ giữa các anh em người để đến nói với ngươi nhân danh Người. Kẻ ấy mới thật là tiên tri, vì người chỉ đến nói nhân danh Chúa. Ngươi phải nghe lời người vì đó là Lời Chúa� Còn ngươi sẽ không được nói tự ý mình hoặc nhân danh thần nào khác.
Nội dung bài sách Thứ luật hôm nay là như vậy. Vừa cảnh giác dân vừa hứa hẹn với dân những điều tốt đẹp. Dân đừng bắt chước kẻ ngoại tin vào phù thủy và bói quẻ. Thiên Chúa sẽ ban cho dân những vị tiên tri đích thực: luôn luôn chỉ nói nhân danh Chúa. Và điều này đã xảy ra trong lịch sử dân Chúa. Israel vẫn có các vị tiên tri của Chúa ở giữa mình.
Tuy nhiên Israel vẫn trông chờ một vị tiên tri như Môsê. Và vì thế bài sách Thứ luật hôm nay còn nói về Ðấng Thiên Sai cứu thế sẽ đến. Người sẽ là vị tiên tri trổi vượt trên hết mọi tiên tri. Người chính là Ðức Yêsu Kitô đã khiến người ta phải kinh ngạc như chúng ta vừa nghe đọc trong bài Tin Mừng.
2. Nhà Tiên Tri Ðầy Uy Quyền
Thánh Marcô, tác giả bài Tin Mừng có vẻ lúng túng trước những điều nghe thấy trong hội đường Capharnaum. Ðức Yêsu vừa vào đó với các môn đệ. Chắc là theo như thông lệ chủ hội đường đã mời Người đọc và giải thích Kinh Thánh. Lập tức người ta đã thấy ngay đây là một giáo lý khác thường. Người nói có uy quyền lạ lùng, khác hẳn các luật sĩ xưa nay. Hay Người là vị tiên tri đặc biệt mà sách Thứ luật đã nói? Người ta chưa hết ngạc nhiên thì này có tiếng hét lên. Tiếng quỷ nhập ở trong một người đã công khai thú nhận: "Ngài đến tiêu diệt chúng tôi ư? Tôi biết Ngài là Ðấng Thánh của Thiên Chúa mà!". Ðức Yêsu liền bảo nó câm miệng lại và ra khỏi người đó. Lập tức nói vâng lời. Mọi người lại kinh ngạc. Lời của Người sao mà uy quyền đến thế? Thần ô uế cũng phải vâng theo.
Khi thuật truyện như vậy rõ ràng thánh Marcô chú ý đến cách Ðức Yêsu giảng dạy. Người dùng câu truyện trừ quỷ để minh chứng uy quyền giảng dạy của Ðức Kitô. Người lồng câu truyện đó vào giữa một bài tường thuật mà đoạn đầu và đoạn cuối đều nói về việc người ta kinh ngạc trước lời giảng dạy của nhà tiên tri mới. Chỉ có như vậy mới hiểu được vì sao ma quỷ đã không tru trếu lên ngay khi Ðức Yêsu vừa mới bước chân vào hội đường. Marcô để cho Người lên tiếng dạy dỗ đã, rồi ma quỷ mới được kêu lên, hầu làm chứng Lời của Người có giá trị trừ quỷ. Và như thế Người không phải là vị tiên tri đặc biệt sao?
Ðàng khác, khi mô tả việc trừ quỷ, Marcô đã khéo gói ghém nhiều yếu tố quan trọng... Thường thường vị trừ quỷ phải lên tiếng trước ra lệnh trục xuất thần ô uế ra khỏi người ta. Nhất là nếu có thể, Người phải gọi đích danh quỷ ra, vì biết được tên ai là khống chế được người đó. Nhưng ở đây, chính quỷ lại bị bó buộc tru trếu trước. Nó xưng tên Ðức Yêsu Nadarét và chân tướng của Người ra. Có lẽ nó hy vọng áp đảo được Người. Nhưng Người đã ra lệnh bắt nó phải câm và phải ra khỏi người ta. Người thật là vị trừ quỷ siêu việt. Hơn nữa, có thể nói, Người không cần trừ quỷ. Lời giảng của Người có giá trị xua đuổi nó rồi.
Thành ra chúng ta có thể nhận xét thêm: khi mô tả việc trừ quỷ như trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Marcô dường như một đàng muốn chú trọng đến uy quyền của Ðức Yêsu khi giảng dạy và đàng khác cũng muốn lưu ý chúng ta về uy quyền của Lời Chúa hiện nay đang được rao giảng ở trong Giáo Hội. Nói cách khác, trong bài Tin Mừng này, thánh Marcô vừa muốn giới thiệu Ðức Kitô là nhà tiên tri xuất sắc, vừa muốn nói đến uy quyền của Lời rao giảng Phúc Âm hiện nay. Hình như người muốn khẳng định rằng: cũng như Lời Ðức Yêsu rao giảng ngày trước đã có uy quyền xua đuổi tà thần thế nào, thì hiện nay cũng vậy, Lời rao giảng về Người ở trong Hội Thánh cũng sẽ giải thoát người ta khỏi vòng nô lệ tà thần.
Tuy nhiên thánh Marcô cũng muốn đề phòng mọi lạm dụng. Người không muốn cho người ta kêu tên Chúa Yêsu một cách vô cớ, tức là một cách không xứng đáng. Vì thế sách Tin Mừng của người luôn luôn cấm người ta nói đến danh tánh Ðức Yêsu. Phải đợi đến khi Thánh giá được dựng lên, người ta mới được quyền tuyên xưng Ðức Yêsu là Con Thiên Chúa (15,39). Nghĩa là theo thánh Marcô, chỉ những ai chấp nhận đi qua mầu nhiệm thập giá mới hiểu được Chúa và mới được quyền đọc tên Chúa, mới có Thánh Thần giúp đỡ để kêu tên Yêsu khiến ma quỷ, tội lỗi rời xa.
Do đó ngoài việc giới thiệu Ðức Yêsu là vị tiên tri đặc biệt như bài sách Thứ luật đã gợi lên, và ngoài việc khẳng định Lời Chúa hiện nay vẫn đầy uy quyền ở trong Hội Thánh, bài Tin Mừng hôm nay còn muốn cảnh giác chúng ta, đừng tưởng được nghe Lời Chúa và kêu tên Người là đủ để xua đuổi được tà thần ra khỏi tâm hồn và đời sống của mình; nhưng còn phải cùng Ðức Yêsu đi qua mầu nhiệm thánh giá nữa. Có kết hợp với mầu nhiệm Tử nạn của Người, chúng ta mới có sự sống mới Người đem xuống trần gian. Bấy giờ chúng ta mới dễ chấp nhận lời khuyên của bài thư Phaolô hôm nay.
3. Sống Theo Thần Khí
Bài thư này tiếp nối thư Chúa nhật trước. Thánh tông đồ đang khuyên nhủ giáo dân Côrintô. Người nói thời buổi đã đến lúc sung mãn. Ðức Yêsu Kitô đã giáng thế, tử nạn và phục sinh, tức là đã khai trương một nếp sống mới. Người không đưa môn đệ ra khỏi thế gian nhưng họ không còn thuộc về thế gian nữa, tức là không ở trong luật lệ của tà thần và tội lỗi nữa. Họ có thể vẫn cưới xin và sống bậc gia đình, nhưng đừng để xác thịt làm khổ mình. Hơn nữa ơn của mầu nhiệm phục sinh còn có thể giúp họ sống vượt khỏi các đòi hỏi của xác thịt. Người ta có thể sống bậc đồng trinh và độc thân, và sống như vậy sẽ đỡ nhiều lo âu hơn khi sống có gia đình.
Những lo âu nào? Có phải những lo âu về đời sống vật chất cho gia đình không? Hay là những lo âu về đời sống xã hội? Ở đây, thánh Phaolô không có ý nói đến những lo âu như thế. Ðàng khác ai mến Chúa yêu người mà không phải để tâm săn sóc đến đời sống vật chất và xã hội của người khác? Chính việc săn sóc này, cũng là nghĩa vụ phải chu toàn để đưa Nước Chúa đến chỗ Trời mới và Ðất mới. Ở đây thánh Phaolô nói đến những lo âu về tình yêu, tức là những ràng buộc của lòng mến. Người đồng trinh vì mến Chúa thì chỉ lo đẹp lòng Chúa. Còn người lập gia đình còn phải lo đẹp lòng bạn mình. Một đàng có trái tim toàn khối; còn đàng kia có trái tim chia sẻ. Và chắc chắn như vậy.
Nhưng không phải ai ai cũng được ơn gọi sống độc thân vì Nước Trời. Tuy nhiên ở bậc nào mọi người cũng phải sống đoan chính, và khắng khít với Chúa không hề lơi, bởi vì Chúa phục sinh đang ở giữa chúng ta và chúng ta đang ở trong thời buổi sung mãn.
Như vậy bài thư Phaolô cũng như bài Tin Mừng Marcô. Cả hai đều khẳng định Ðức Kitô đã đến và đem vào thế gian, không những một giáo lý mới, mà còn một uy lực mới, để chúng ta sống xa được sức mạnh của tà thần. Như vậy, Người là vị tiên tri mà sách Thứ luật đã loan báo. Thế nên chúng ta không được tin vào những tiên tri của thế gian. Họ không nói tư tưởng của Chúa mà chỉ đưa ra những ý nghĩ của lòng họ hoặc của các ngẫu tượng họ thờ. Nghe theo lời họ sẽ bị rơi vào vòng kìm hãm của tà thần mà đời sống nặng nề xác thịt là một dấu hiệu. Ðem những lời đó đến so với Lời Chúa giảng dạy trong Hội Thánh, chúng ta sẽ thấy chúng la lên và dằn vặt chúng ta: lúc ấy niềm tin vào Lời Chúa và quyết tâm thi hành thánh ý Người sẽ giải cứu và ban bình an cho chúng ta. Hôm nay, chúng ta thử đưa những lời Thánh Kinh vừa nghe đọc vào lòng xem. Có thể chúng ta sẽ thấy mau mau đến với Chúa trong Thánh Thể để được bình an. Giả có như vậy thì quả thật chúng ta cũng còn có phước và đã được phúc do Thánh lễ này.
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
HÃY XUẤT KHỎI NGƯỜI NÀY
Tiếp nối tư tưởng của 2 Chúa nhật trước, hôm nay Phụng vụ còn muốn cho chúng ta được nhìn thấy Ðức Yêsu hoạt động ở Galilêa, để không những chúng ta hiểu rõ vai trò cứu thế của Người hơn, nhưng cũng để chúng ta nhìn vào Người mà nhận ra ơn gọi của mình.
Chúng ta sẽ thấy Người vượt xa hình ảnh vị tiên tri mà sách Thứ luật đã nói tới. Việc Người trừ quỷ có một ý nghĩa rất sâu xa. Và vì thế chúng ta được kêu gọi đi vào nếp sống đặc biệt mà Người đã mở ra.
1. Vị Tiên Tri Của Sách Thứ Luật
Chúng ta biết Thứ luật là cuốn sách cuối cùng trong bộ Ngũ thư tức là 5 quyển sách đầu của bộ Cựu Ước. Nó được trình bày như là những lời di chúc của Môsê. Ông sắp lìa trần nên cố gắng nhắn nhủ dân những lời cuối cùng để họ thi hành khi vào đất hứa. Ông lấy lại luật pháp của Giao ước Sinai, quảng diễn ra cho phù hợp với hoàn cảnh của dân sắp đặt chân vào đất Canaan. Chính vì vậy mà các dịch giả bản 70 gọi quyển sách này là Thứ luật, tức là quyển luật pháp thứ 2, quảng diễn luật pháp 10 giới răn đã được ban hành ở núi Sinai, là luật pháp thứ nhất.
Nhưng sự thật không đơn sơ như vậy.
Rất nhiều sách trong bộ Cựu Ước không phải là tác phẩm của một người, viết trong một giai đoạn nào nhất định. Nhiều quyển là kết quả sưu tầm góp nhặt nhiều bản văn ở nhiều thời đại khác nhau về cùng một vấn đề. Sách Thứ luật đây là một thí dụ. Có lẽ nói đã thành hình vào khoảng giữa thế kỷ 7 trước Công nguyên, nghĩa là 5, 6 trăm năm sau khi Môsê từ trần. Nhưng nó có rất nhiều đoạn đã manh nha từ thời Môsê. Và nhất là hết mọi đoạn trong sách này đều căn cứ vào luật pháp Môsê mà nó có ý dẫn giải và áp dụng. Gọi nó là Thứ luật chỉ đúng theo nghĩa đó; chứ không phải hết mọi trang trong sách này đều chú giải luật pháp đâu.
Bài đọc I hôm nay chẳng hạn. Rút từ sách Thứ luật nhưng lại bàn về vấn đề tiên tri, và nói về vị tiên tri mà Thiên Chúa hứa ban cho dân sau khi Môsê lìa trần. Chúng ta có thể hình dung bối cảnh của bài Kinh Thánh này như sau.
Bấy giờ dân Dothái sắp vào hứa địa hay mới vào được ít lâu. Chỗ nào họ cũng gặp tà giáo. Và nơi các dân tộc chung quanh cũng vậy. Những thứ tôn giáo sơ khai này lại có nhiều điều hấp dẫn. Ðặc biệt vai trò của các thầy bói, bà đồng và của các nhà tiên tri thật là quan trọng. Dân chúng mê tín luôn luôn tìm đến những con người tự tôn là giao cảm được với thần minh để biết ý trời và hậu vận. Người có óc khoa học ngày nay coi đó là bịp bợm; và người có đức tin chân chính nghĩ đó là "những việc do ma quỷ bày đặt".
Tác giả sách Thứ luật còn đi xa hơn. Ông thấy có nghĩa vụ phải cảnh giác dân Chúa. Ông để cho Môsê nói với dân rằng: khi ngươi vào Ðất hứa sẽ không được gặp thấy nơi người nào người bói quẻ hay phù chú, người lên đồng lên bóng hay chiêm tinh hoặc chiêu hồn. Ngươi phải hoàn hảo đối với Thiên Chúa. Bù lại, Người sẽ cho xuất hiện từ giữa các anh em ngươi một tiên tri như ta, tức là như Môsê đây. Và sở dĩ Người cho như vậy là vì chính ngươi đã xin khi ở dưới chân núi Sinai. Ngày ấy nghe tiếng Chúa, ngươi đã rụng rời và ngươi nài xin Người đừng nói thẳng với ngươi nữa, một xin Người dùng trung gian một người từ giữa các anh em người để đến nói với ngươi nhân danh Người. Kẻ ấy mới thật là tiên tri, vì người chỉ đến nói nhân danh Chúa. Ngươi phải nghe lời người vì đó là Lời Chúa� Còn ngươi sẽ không được nói tự ý mình hoặc nhân danh thần nào khác.
Nội dung bài sách Thứ luật hôm nay là như vậy. Vừa cảnh giác dân vừa hứa hẹn với dân những điều tốt đẹp. Dân đừng bắt chước kẻ ngoại tin vào phù thủy và bói quẻ. Thiên Chúa sẽ ban cho dân những vị tiên tri đích thực: luôn luôn chỉ nói nhân danh Chúa. Và điều này đã xảy ra trong lịch sử dân Chúa. Israel vẫn có các vị tiên tri của Chúa ở giữa mình.
Tuy nhiên Israel vẫn trông chờ một vị tiên tri như Môsê. Và vì thế bài sách Thứ luật hôm nay còn nói về Ðấng Thiên Sai cứu thế sẽ đến. Người sẽ là vị tiên tri trổi vượt trên hết mọi tiên tri. Người chính là Ðức Yêsu Kitô đã khiến người ta phải kinh ngạc như chúng ta vừa nghe đọc trong bài Tin Mừng.
2. Nhà Tiên Tri Ðầy Uy Quyền
Thánh Marcô, tác giả bài Tin Mừng có vẻ lúng túng trước những điều nghe thấy trong hội đường Capharnaum. Ðức Yêsu vừa vào đó với các môn đệ. Chắc là theo như thông lệ chủ hội đường đã mời Người đọc và giải thích Kinh Thánh. Lập tức người ta đã thấy ngay đây là một giáo lý khác thường. Người nói có uy quyền lạ lùng, khác hẳn các luật sĩ xưa nay. Hay Người là vị tiên tri đặc biệt mà sách Thứ luật đã nói? Người ta chưa hết ngạc nhiên thì này có tiếng hét lên. Tiếng quỷ nhập ở trong một người đã công khai thú nhận: "Ngài đến tiêu diệt chúng tôi ư? Tôi biết Ngài là Ðấng Thánh của Thiên Chúa mà!". Ðức Yêsu liền bảo nó câm miệng lại và ra khỏi người đó. Lập tức nói vâng lời. Mọi người lại kinh ngạc. Lời của Người sao mà uy quyền đến thế? Thần ô uế cũng phải vâng theo.
Khi thuật truyện như vậy rõ ràng thánh Marcô chú ý đến cách Ðức Yêsu giảng dạy. Người dùng câu truyện trừ quỷ để minh chứng uy quyền giảng dạy của Ðức Kitô. Người lồng câu truyện đó vào giữa một bài tường thuật mà đoạn đầu và đoạn cuối đều nói về việc người ta kinh ngạc trước lời giảng dạy của nhà tiên tri mới. Chỉ có như vậy mới hiểu được vì sao ma quỷ đã không tru trếu lên ngay khi Ðức Yêsu vừa mới bước chân vào hội đường. Marcô để cho Người lên tiếng dạy dỗ đã, rồi ma quỷ mới được kêu lên, hầu làm chứng Lời của Người có giá trị trừ quỷ. Và như thế Người không phải là vị tiên tri đặc biệt sao?
Ðàng khác, khi mô tả việc trừ quỷ, Marcô đã khéo gói ghém nhiều yếu tố quan trọng... Thường thường vị trừ quỷ phải lên tiếng trước ra lệnh trục xuất thần ô uế ra khỏi người ta. Nhất là nếu có thể, Người phải gọi đích danh quỷ ra, vì biết được tên ai là khống chế được người đó. Nhưng ở đây, chính quỷ lại bị bó buộc tru trếu trước. Nó xưng tên Ðức Yêsu Nadarét và chân tướng của Người ra. Có lẽ nó hy vọng áp đảo được Người. Nhưng Người đã ra lệnh bắt nó phải câm và phải ra khỏi người ta. Người thật là vị trừ quỷ siêu việt. Hơn nữa, có thể nói, Người không cần trừ quỷ. Lời giảng của Người có giá trị xua đuổi nó rồi.
Thành ra chúng ta có thể nhận xét thêm: khi mô tả việc trừ quỷ như trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Marcô dường như một đàng muốn chú trọng đến uy quyền của Ðức Yêsu khi giảng dạy và đàng khác cũng muốn lưu ý chúng ta về uy quyền của Lời Chúa hiện nay đang được rao giảng ở trong Giáo Hội. Nói cách khác, trong bài Tin Mừng này, thánh Marcô vừa muốn giới thiệu Ðức Kitô là nhà tiên tri xuất sắc, vừa muốn nói đến uy quyền của Lời rao giảng Phúc Âm hiện nay. Hình như người muốn khẳng định rằng: cũng như Lời Ðức Yêsu rao giảng ngày trước đã có uy quyền xua đuổi tà thần thế nào, thì hiện nay cũng vậy, Lời rao giảng về Người ở trong Hội Thánh cũng sẽ giải thoát người ta khỏi vòng nô lệ tà thần.
Tuy nhiên thánh Marcô cũng muốn đề phòng mọi lạm dụng. Người không muốn cho người ta kêu tên Chúa Yêsu một cách vô cớ, tức là một cách không xứng đáng. Vì thế sách Tin Mừng của người luôn luôn cấm người ta nói đến danh tánh Ðức Yêsu. Phải đợi đến khi Thánh giá được dựng lên, người ta mới được quyền tuyên xưng Ðức Yêsu là Con Thiên Chúa (15,39). Nghĩa là theo thánh Marcô, chỉ những ai chấp nhận đi qua mầu nhiệm thập giá mới hiểu được Chúa và mới được quyền đọc tên Chúa, mới có Thánh Thần giúp đỡ để kêu tên Yêsu khiến ma quỷ, tội lỗi rời xa.
Do đó ngoài việc giới thiệu Ðức Yêsu là vị tiên tri đặc biệt như bài sách Thứ luật đã gợi lên, và ngoài việc khẳng định Lời Chúa hiện nay vẫn đầy uy quyền ở trong Hội Thánh, bài Tin Mừng hôm nay còn muốn cảnh giác chúng ta, đừng tưởng được nghe Lời Chúa và kêu tên Người là đủ để xua đuổi được tà thần ra khỏi tâm hồn và đời sống của mình; nhưng còn phải cùng Ðức Yêsu đi qua mầu nhiệm thánh giá nữa. Có kết hợp với mầu nhiệm Tử nạn của Người, chúng ta mới có sự sống mới Người đem xuống trần gian. Bấy giờ chúng ta mới dễ chấp nhận lời khuyên của bài thư Phaolô hôm nay.
3. Sống Theo Thần Khí
Bài thư này tiếp nối thư Chúa nhật trước. Thánh tông đồ đang khuyên nhủ giáo dân Côrintô. Người nói thời buổi đã đến lúc sung mãn. Ðức Yêsu Kitô đã giáng thế, tử nạn và phục sinh, tức là đã khai trương một nếp sống mới. Người không đưa môn đệ ra khỏi thế gian nhưng họ không còn thuộc về thế gian nữa, tức là không ở trong luật lệ của tà thần và tội lỗi nữa. Họ có thể vẫn cưới xin và sống bậc gia đình, nhưng đừng để xác thịt làm khổ mình. Hơn nữa ơn của mầu nhiệm phục sinh còn có thể giúp họ sống vượt khỏi các đòi hỏi của xác thịt. Người ta có thể sống bậc đồng trinh và độc thân, và sống như vậy sẽ đỡ nhiều lo âu hơn khi sống có gia đình.
Những lo âu nào? Có phải những lo âu về đời sống vật chất cho gia đình không? Hay là những lo âu về đời sống xã hội? Ở đây, thánh Phaolô không có ý nói đến những lo âu như thế. Ðàng khác ai mến Chúa yêu người mà không phải để tâm săn sóc đến đời sống vật chất và xã hội của người khác? Chính việc săn sóc này, cũng là nghĩa vụ phải chu toàn để đưa Nước Chúa đến chỗ Trời mới và Ðất mới. Ở đây thánh Phaolô nói đến những lo âu về tình yêu, tức là những ràng buộc của lòng mến. Người đồng trinh vì mến Chúa thì chỉ lo đẹp lòng Chúa. Còn người lập gia đình còn phải lo đẹp lòng bạn mình. Một đàng có trái tim toàn khối; còn đàng kia có trái tim chia sẻ. Và chắc chắn như vậy.
Nhưng không phải ai ai cũng được ơn gọi sống độc thân vì Nước Trời. Tuy nhiên ở bậc nào mọi người cũng phải sống đoan chính, và khắng khít với Chúa không hề lơi, bởi vì Chúa phục sinh đang ở giữa chúng ta và chúng ta đang ở trong thời buổi sung mãn.
Như vậy bài thư Phaolô cũng như bài Tin Mừng Marcô. Cả hai đều khẳng định Ðức Kitô đã đến và đem vào thế gian, không những một giáo lý mới, mà còn một uy lực mới, để chúng ta sống xa được sức mạnh của tà thần. Như vậy, Người là vị tiên tri mà sách Thứ luật đã loan báo. Thế nên chúng ta không được tin vào những tiên tri của thế gian. Họ không nói tư tưởng của Chúa mà chỉ đưa ra những ý nghĩ của lòng họ hoặc của các ngẫu tượng họ thờ. Nghe theo lời họ sẽ bị rơi vào vòng kìm hãm của tà thần mà đời sống nặng nề xác thịt là một dấu hiệu. Ðem những lời đó đến so với Lời Chúa giảng dạy trong Hội Thánh, chúng ta sẽ thấy chúng la lên và dằn vặt chúng ta: lúc ấy niềm tin vào Lời Chúa và quyết tâm thi hành thánh ý Người sẽ giải cứu và ban bình an cho chúng ta. Hôm nay, chúng ta thử đưa những lời Thánh Kinh vừa nghe đọc vào lòng xem. Có thể chúng ta sẽ thấy mau mau đến với Chúa trong Thánh Thể để được bình an. Giả có như vậy thì quả thật chúng ta cũng còn có phước và đã được phúc do Thánh lễ này.
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)