PDA

View Full Version : G - Giới công nhân Việt Nam cam chịu một Năm Mới buồn tẻ



Dan Lee
01-31-2009, 11:17 AM
Giới công nhân Việt Nam cam chịu một Năm Mới buồn tẻ


Việt Nam đang hứng chịu cơn khủng hoảng kinh tế, nhất là vào thời điểm Tến Nguyên Đán. Trong khi các công ty xí nghiệp đóng cửa và việc vay vốn bị đóng băng, thì hơn bao giờ hết các nhà đầu tư nước ngoài có mặt tại đây nhiều chưa từng thấy.

Thương buồn bã, thả người trên giường, tay cầm cái điều khiển tivi, mắt dõi theo chương trình truyền hình trong một căn phòng thuê rất khiêm tốn trong vùng vành đai của thành phố Hồ Chí Minh. Thỉnh thoảng cô lại quay sang nói chuyện với những người bên cạnh trong gian phòng ước chừng mười chỗ ngủ dành cho công nhân. Cô gái trẻ 28 tuổi này năm nay không có Tết. Năm Mới tại Việt nam được mừng cùng ngày với Trung Quốc. « Tôi chỉ mua chút gạo và trái cây. Ngoài ra không làm gì hết theo truyền thống. Năm ngoái tôi còn có thể nấu bếp với chút cá và thịt », cô ta tâm sự.

Thương đã mất việc làm từ hai tuần nay, vì công ty dệt của cô đã đóng cửa với lý do không có hàng đặt. « Tôi không biết đến khi nào mới có việc trở lại. Chị tôi làm việc cho một công ty giầy cũng đang bị thất nghiệp », cô công nhân này ái ngại. Thông thường vào dịp này hàng năm các xí nghiệp thưởng cho công nhân trị giá bằng một tháng lương. Năm nay, Thương không những không có khoản tiền đó, mà ngay cả những ngày thất nghiệp cũng chẳng được được trợ cấp gì hết. Như bao người Việt Nam khác, cô ta thích ăn Tết cùng với những thân tại quê nhà. Tuy nhiên cô lại không đủ tiền để trở về quê hương.

Kể từ bảy năm nay, cô vạch nét bút chì trên cơ man bao nhiêu là mét vải để làm ra những sản phẩm xuất sang thị trường Âu và Mỹ. Bảy năm làm việc cần mẫn và vất vả với mức lương khoảng 45€/tháng. Với khoản thu nhập này, mỗi tháng cô dành dụm được chừng 3,6 francs: « Tôi tiết kiệm được khoản tiền trị giá tương đương với một vé xe, hòng khi không còn việc làm nữa thì trở về quê. Tôi cũng tính đến chuyện về hẳn và xoay sang việc nuôi bò ở đấy ».

Tại khu lân cận của Dĩ An, dù lạm phát tăng 28% nhưng nhiều người vẫn thích bám trụ lại ở thành phố. Toan rảo khắp các đường phố của khu phụ cận này với chiếc cân và thước đo chiều cao dùng để kiếm tiền từ những người muốn cân và đo. « Khi tôi lấy chồng, tôi không có gì hết. Thành phố là một niềm hy vọng của tôi. Tôi nghĩ rằng mình đã có lựa chọn đúng đắn khi đặt chân đến đây », cô ấy dãi bày. Cô ta không bao giờ có một món tiền khá để trở về quê giáp với biên giới Trung Quốc. Tại đó, cô để lại một đứa con gái mà cách đây tám năm ròng chưa được gặp mặt. « Xin đừng hỏi tôi rằng liệu tôi có thích đón Tết với con gái của tôi », cô ta khóc nức nở.

Giấc mơ gặp lại người thân trong gia đình tại quê hương đối với số đông người Việt nam xa nhà là rất quan trọng. Cơn khủng hoảng kinh tế làm nhiều gia đình điêu đứng và cũng làm tan nát bao con tim.

Trong vòng 6 tháng, 7000 công nhân thuộc vùng công nghiệp phía Đông-Nam thành phố Hồ Chí Minh bị mất việc làm. Và những tuần lễ tới đây có đầy những âu lo. Sự vay vốn có định kỳ thường diễn ra vào dịp Tết. Không ai biết được là có bao nhiêu công ty có khả năng chi trả. « Sự phục hồi phụ thuộc vào việc vay vốn. Tuy nhiên vào thời điểm hiện nay không có một đồng đô la nhàn rỗi nào cả, một nhà kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh bộc bạch. Phiá ngân hàng thì định giá thấp số vốn kinh doanh của các công ty. Do đó phía xã hội không muốn cầm cố. Thế là bị kẹt cứng ».

Những đơn vị kinh tế mang tính độc lập thì luôn thì luôn nhắc nhở về những điều cảnh báo: sự tăng trưởng về xuất khẩu hoàn toàn vô nghĩa cũng như sự tăng 2% tổng sản phẩm quốc nội. Việt Nam thường có thói quen nhìn vào tỷ suất và con số. Kể từ một tháng nay, chính phủ đã hành động bằng cách phá giá đồng tiền và chi khoảng 4,5 tỷ € vào việc nâng đỡ các khu vực gặp khó khăn. Ngoài ra cũng có chính sách giảm thuế cho các công ty vừa và nhỏ.

Về phía những nhà đầu tư đă lấy lại được chữ tín. Trong số họ, có một số đang rình chờ những cơ hội tốt. « Một số người cách đây một vài tháng có chớm ý định bám công ty của họ thì nay không thực hiện được nữa vì giá bán quá rẻ, Philippe Serene, Tổng giám đốc người Pháp của một công ty nông nghiệp thực phẩm Việt Nam tỏ vẻ vui mừng. Tôi đã mua lại một nhà máy với giá rẻ chỉ bằng phân nửa giá. Khủng hoảng kinh tế cũng là mối lợi bất ngờ ». Kẻ lớn thì càng lớn thêm, còn kẻ bé mọn thì bị tiêu tan.

Liệu phía chính phủ có sẵn sàng chống lại nạn tham nhũng một cách hiệu quả để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phục hồi nền kinh tế ? Vào thời điểm này, không có một động thái nào. Vào ngày 1 tháng một đầu năm vừa qua, chính phủ đã không ngần ngại ngưng chức của hai Tổng Biên Tập vốn từng nhập cuộc trong việc chống hối lộ liên quan đến một vị Bộ Trưởng. « Trong thực tế, nạn tham nhũng không làm cho các nhà đầu tư khó chịu. Nó được coi như là một phần của tập quán. Những lợi thế, nhất là vai trò ổn định chính trị, còn quan trọng hơn nhiều sự bất tiện đó », một nhà quan sát bí danh cho biết. Ông ta căn cứ vào con số mà đưa ra lý luận trên. Đầu tư nước ngoài đã không ngừng tăng trưởng tại Việt Nam trong năm 2008. Với tổng số vốn đầu tư 11 tỷ €, Việt Nam chỉ đúng sau Trung Quốc trong danh sách các nước Châu Á thu hút đầu tư nước ngoài. Trong năm 2009, đất nước này có những may mắn thu hút nguồn vốn so với các nước trong khu vực vốn dĩ vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc suy thoái kinh tế. Cuộc chiến chống tham nhũng vẫn là một sự đợi chờ.

(Dịch từ báo La croix, thứ tư ngày 28 tháng 1 năm 2009)
Lữ Khách