PDA

View Full Version : Những Cuốn Kinh Thất Lạc



Nhím Hoàng Kim
01-31-2009, 06:52 PM
http://img233.imageshack.us/img233/245/55649457eb8.jpg (http://imageshack.us)

Những Cuốn Kinh Thất Lạc

James Bean , Maine , Hoa Kỳ , ghi chép (Nguyên văn tiếng Anh)

Gần đây trong chương trình "Thức Tỉnh Tâm Linh" trên đài phát thanh , James Bean đã bình luận những sách về tâm linh và đã đọc những bài viết về nhiều kỳ tích , thánh nhân và những kinh điển của Đông và Tây phương .

Gần đây , Thanh Hải Vô Thượng Sư có những đề cập kỳ diệu và thâm sâu liên quan tới những quyển Thánh Kinh thất lạc . Ngài nói : "Luân hồi sanh tử có nghĩa là đầu thai . Đây là từ ngữ Đông Phương . Quý vị không thường nghe nói trong Thánh Kinh , vì Thánh Kinh cũng thường không đầy đủ , như quý vị đã biết . Nó đã 'luân hồi' 2,000 năm gì đó , cho nên có thể bị thiếu sót . Bộ Thánh Kinh thật đã bị khóa lại ở đâu đó , và chúng ta không bao giờ được xem . Nhưng một số mới sách đã được đào lên từ những địa điểm cổ xưa - một vài phần của Thánh Kinh đã lộ ra và có chỗ nói đến luân hồi sinh tử." (Bản Tin Thanh Hải Vô Thượng Sư số 60).

Dựa vào sự nghiên cứu của tôi về những cuốn Kinh thất lạc , tôi thấy lời bình luận của ngài khá chính xác . Trong 200 năm vừa qua , nhiều tài liệu cổ Do Thái và Cơ Đốc Giáo đã được khám phá ra ở Trung Đông . Tôi cũng nên nói rằng có những người Cơ Đốc Giáo hiếu kỳ về những kinh điển bí mật và họ đã bảo tồn những cuốn "Kinh khác" này 2,000 năm nay . Nhiều sưu tập đặc sắc khác về thiên thư , thư sứ đồ , phúc âm , và lời thiên khải đã sống sót qua nhiều thế kỷ , mặc dù chỉ có một ít người tầm đạo , với đầu óc cởi mở , mới coi trọng giá trị tâm linh của nó .

Tôi muốn chia sẻ với các bạn về sự gặp gỡ của tôi với những Thánh Kinh khác này . Tôi muốn phổ biến tin tức đến các bạn về những quyển thơ kỳ bí , những bài giảng để đạt khai ngộ và những tài liệu kỳ diệu khác mà có thể sẽ rất hữu dụng trên con đường học đạo của bạn . Đây là lúc kiến thức này cần được tiết lộ để bất cứ ai cũng có thể biết cách tìm được những quyển sách kinh thất lạc hoặc dấu kín này .

Cách đây rất lâu , khi tôi còn bận rộn nghiên cứu về Thánh Kinh (Kinh điển Do Thái và Kinh Tân Ước), tôi nhận thấy những bộ Kinh của Thiên Chúa Giáo có nhiều quyển mà không có trong bộ Kinh Tin Lành . Những sách này được gọi là sách "Kỳ Bí", trong truyền thống Tin Lành . Mặc dù quyển King James nguyên bản thuộc thời 1611 AD (sau Thiên Chúa) có những quyển này , nhưng dường như những hội đoàn Kinh Thánh Tin Lành đã lấy những sách đó ra khỏi bộ Kinh , khoảng vài trăm năm trước , để làm thành những quyển Kinh nhỏ hơn , rẻ hơn cho đại chúng . Ngày nay đa số tín đồ Tin Lành nghĩ rằng những quyển sách bị tranh luận đó là "Đạo Công giáo", nhưng sự thật những quyển "Kỳ Bí" ấy , qua hàng ngàn năm , theo truyền thống , đã được bao gồm trong bộ Kinh cổ của Hy Lạp chính thống , Syrian , Nga Sô , Armenian , Ai Cập , và tất cả các thánh đường cổ xưa khác .

Đa số những sách này cũng được dịch ra trong những "Cuốn Kinh Bể Tử." Bản dịch nguyên thủy đầu tiên sang tiếng Hy Lạp của Kinh Cựu Ước , làm tại thành phố Alexandria vào khoảng năm 200 trước Thiên Chúa , cũng gồm những quyển nói trên , mà ngày nay trong Bộ Kinh Tin Lành ở Hoa Kỳ chúng đã biến mất !

Theo quan điểm của tôi , hai quyển hay nhất trong bộ sách "kỳ bí" này là quyển "Trí Huệ của Solomon" và "Trí Huệ của Sirach". Hai quyển này thâu thập rất nhiều cách ngôn và lời vàng ngọc , rất giống trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử .

Nhiều người nghĩ rằng bộ Thánh Kinh mà chúng ta biết hiện giờ là do Chúa Giê Su và các đệ tử của Ngài thâu thập lại trong thế kỷ thứ nhất sau Thiên Chúa , nhưng chắc chắn không phải vậy ! Trong một thời gian dài hơn lịch sử lập quốc của Hoa Kỳ ... trong nhiều thế kỷ , những giáo đường xưa không hề có khái niệm gì về kinh sách bị giới hạn như vậy . Họ cho rằng bộ sách này là những lời khải huyền "cuối cùng" hoặc "duy nhất" về vấn đề tâm linh . Ngược lại , những người Cơ Đốc Giáo , trong thời kỳ khai sáng ấy , tự do viết kinh điển mới , thánh ca , thơ ca tụng , ngụ ngôn , thư từ , những thứ mà họ cảm thấy hay , và những tài liệu khác có tính chất tâm linh . Đây là những năm đầu tiên , khi mà đạo Cơ Đốc còn các Tông Đồ và Thánh nhân tại thế , và đạo Cơ Đốc còn là tôn giáo siêu nhiên hơn bây giờ rất nhiều , một tôn giáo huyền bí , chú trọng nhiều về thể nghiệm "Thiên Quốc" hoặc thế giới tâm linh .

* THIẾT LẬP CHƯƠNG TRÌNH GIÁO HUẤN

Cơ Đốc Giáo , cũng như những tôn giáo khác , đã trải qua một giai đoạn gọi là "giòng chính" nó lắng xuống hoặc cô đọng lại thành một tín ngưỡng có tổ chức , có tiêu chuẩn . Đại đa số tin rằng "thời đại Tông Đồ và Tiên Tri giờ đã qua rồi". Vì lý do Minh Sư và Thánh Nhân (là những người dẫn đường của Thượng Đế) không còn được đại chúng công nhận nữa , nên một số người bắt đầu hướng về các Minh Sư quá khứ để được dìu dắt . Cơ Đốc Giáo bước vào giai đoạn mà Thánh Kinh trở thành Minh Sư : Sách trở thành Thầy .

Giáo đường quốc gia của Đại Đế Constantine ra một bản cố định liệt kê những kinh sách cho mọi thời đại dùng làm giáo điều . Họ cũng viết một danh sách những quyển cần phải được loại ra , không được lưu hành , không còn được coi là kinh điển . Cách thức giới hạn hay kiểm duyệt này , đa số xảy ra vào thế kỷ thứ Tư . Trong giai đoạn này , đa số những "sách khác" này bị mất đi ngôi vị kinh điển . Chỉ có một thiểu số được liệt vào hàng Thánh Kinh Thế Kỷ Thứ Tư , và tiếc thay ! nhiều sách huyền bí quan trọng đã bị bỏ lại .

* Vài thí dụ loại bỏ kinh sách

Nhiều năm trước đây , khi đọc Kinh Tân Ước của Jude , tôi khám phá ra một câu kỳ diệu ... câu này mở đường cho tôi biết thêm những kinh sách khác . Trong quyển sách ngắn của Jude , tiết 14 được giữ lại trong Kinh Tân Ước , ông trích ra những lời trong sách Enoch Đệ Nhất 1:9. Ông cũng trích lời một sách khác không có trong kinh điển của Do Thái , gọi là Kinh của Mười Hai vị Giáo Trưởng . Tôi vô cùng kinh ngạc khi biết có những quyển kinh khác nữa và quyết định rằng , nếu Jude , trong thế kỷ thứ nhất , tìm được những quyển này , thì tôi cũng muốn tìm xem chúng ra sao . Vì vậy , tôi bắt đầu thâu thập những tài liệu bí mật mà đã một thời được coi như kinh điển .

Từ ngữ "sách kỳ bí" có ba nghĩa chính : 1) tài liệu bí mật hoặc bị dấu có tính cách bí truyền ; 2) sách không được nhà thờ ưa chuộng nhưng đọc thấy tâm linh nâng cao ; 3) tài liệu giả tưởng hoặc tưởng tượng . Hiện nay có hàng trăm kinh sách huyền bí tiêu biểu cho cả ba loại trên . Tôi có cố gắng thâu thập tất cả những tài liệu bí mật tìm được và thấy trong số đó có những quyển quan trọng , chứa những giáo huấn tu hành thiết yếu .

Bộ sách của Enoch được tìm thấy trong một vài bộ Kinh Ethiopian và Kinh Bể Tử . Sách diễn tả những chuyến du hành thượng giới của Tông Đồ Enoch qua bảy tầng trời ! Giống như Hermes Trimegistus của Hy Lạp và Kabir vĩ đại và huyền bí của thời Trung Cổ bên Ấn Độ , Enoch tả thể nghiệm của ông trên những cảnh giới cao .

* THƠ CA TẶNG SOLOMON - THƠ TÂN ƯỚC!

Trong số các tài liệu mà tôi thâu thập , tôi nghĩ Thơ Ca Tụng Solomon là hay nhất . Nó là sách sắp ra của Thơ Tân Ước . Tập thơ này được coi như quyển thánh ca đầu tiên của Cơ Đốc Giáo thời xưa . Một vị thông thái bàn về những bài Thơ Tụng này : "Đây là một trong những bài ca hòa bình , hạnh phúc tuyệt vời nhất mà thế gian từng có." Bentley Layton nói trong Kinh Ngộ Đạo rằng Tập Thơ Ca Tụng này được coi như là một kinh điển được ưa chuộng và được hát bởi những người đạo Cơ Đốc sống tại Syria và Mesopotamia khoảng 2000 năm trước .

Một người đạo Cơ Đốc thuộc môn phái Unity đã một lần xuất bản quyển Thơ Ca Tụng này vài năm trước đây và đã tạo thành sự xác nhận hàng ngày dựa trên quyển sách cổ này . Những bản thánh ca hay ngây ngất này khiến tôi nhớ tới thơ tình thương Sufi trong truyền thống "người yêu và người được yêu". Nhiều người tọa thiền quán Thơ Ca Tụng này và cho biết họ cảm thấy tâm hồn tăng thêm lòng cống hiến , như mắc phải lưới tình với Thượng Đế , Bể Tình Thương . Tôi cũng có thể nghiệm như vậy .

"Không gì khó khi con tim giản dị ,
Tư tưởng tốt không tìm thấy vết thương ,
Không mưa bão trong tận cùng tư tưởng sáng .

Giữa đất trời mênh mông ,
Ta không hề lo nghĩ .

Dưới cũng như trên . (từ Thơ Tụng 34)

Hãy mở đôi tai , ta sẽ nói với ngươi ;
dâng hiến ngươi cho ta , để ta dâng hiến cho ngươi .
(từ Thơ Tụng 9)

Người ban cho ta chứa chan lời Chân Lý
để ta cũng nói giống như người .

Chân Lý tuôn ra từ miệng tôi như giòng nước chảy
Đôi môi ta là kết quả ,

Nó cho ta sự hiểu biết bằng vàng
vì lời của Chúa là Lời chân thật
là Cánh Cửa Ánh Sáng của Ngài .

Đấng Tối Cao đem Ngôi Lời đến nhiều thế giới ,
Chúng giải thích vẻ đẹp của Ngài ,
ca tụng ngài thú tội với Ngài ,
là sứ giả của trí óc Ngài
những giáo viên cho công việc của Ngài .

Sự mau lẹ của Ngôi Lời không thể nào nói được
Sự mau lẹ và sắc bén của nó như lời nói của Ngài .

Diễn biến của nó không biết dứt ,
không bao giờ thất bại , đứng vững vàng .
Nguồn gốc của nó và con đường nó đi không thể nào hiểu nổi .

Kết quả của nó như tác phẩm của Ngài
vì nó là ánh sáng và ý nghĩ lúc ban đầu ,

và qua nó mà thế gian đàm luận ...

Miệng của đấng tối cao nói với họ
và Ngôi Lời của Ngài làm sáng tỏ .

Nơi Ngôi Lời ngự là loài người
và chân lý của nó là tình thương . (từ Thơ Tụng 12)

Quyển Thơ Ca Tụng này còn có những đoạn nói về khía cạnh nữ tính của Thượng Đế :

"Ta dựa vào Đức Thánh Thần và Ngài nhấc ta lên cõi thiên đàng."

* SÁCH PHÚC ÂM THEO NGHĨA CỦA MARY MAGDALENE

Sách Phúc Âm của Mary là một trong những sách cổ được tìm thấy vào năm 1945 gần thành phố Nag Hammadi tại Ai Cập . Sự tài giỏi của Mary Magdalene trong sách Phúc Âm này cho thấy tấm gương sáng trong vai trò lãnh đạo của phụ nữ , trong thời phôi thai của đạo Cơ Đốc Giáo .

Mary được diễn tả là một Tông Đồ , giống như 12 Tông Đồ và là một trong những người của nhóm Chúa Giê Su . Nhưng hơn vậy nữa , Mary như là một người thừa tự của Chúa , nhận vai trò của Ngài làm thầy tâm linh cho những đệ tử khác . Trong nhiều cách , nội dung sách đã xác nhận sự lãnh đạo của ngài đối với đệ tử căn cứ vào trí huệ tu hành cao đẳng của ngài .

Là người nhận giáo điều bí mật từ Chúa Phục Sinh , Mary , trong Phúc Âm của ngài , đã dạy đệ tử những hiểu biết về tu hành và cho biết tỉ mỉ các thể nghiệm của ngài , những cuộc du hành lên cảnh giới cao với sự tháp tùng của Hóa Thân Thầy sáng chói , là Chúa Phục Sinh . Ngài để lại cho đệ tử những giáo huấn tu hành và những lời Chúa nói trong những lần gặp mặt với ngài , mà có lẽ đã xảy ra trong lúc cầu nguyện thật sâu , tọa thiền thật lâu .

* SINH HOẠT CỦA PAUL VÀ THECLA

Nói về những Tông Đồ và Thánh Nhân phái nữ trong thời gian Đạo Cơ Đốc Giáo còn mới thì "Những Sinh Hoạt Của Paul và Thecla" là di tích về đời sống và thời gian của Thelca, tín đồ của Thánh Paul Tông Đồ. Sách này đầy những chuyện phi thường và thần kỳ trong đời Thelca , để kêu gọi những Cha và Mẹ của Ai Cập . Sách tả Thecla là một "Giáo đồ của Thượng Đế", mà đôi khi đi xa , đôi khi sống đời tăng ni trong hang động . Ngài cũng là một nhà lãnh đạo tâm linh và là một nhà giáo dạy con người về "con đường của Thượng Đế". Sách ghi rằng "nhiều người bỏ thế gian , sống cuộc đời xuất gia với ngài." Ngài được nhiều người yêu mến tới nỗi một ngôi chùa đã được dựng lên để tưởng nhớ ngài .

* SÁCH PISTIS SOPHIA (ĐỨC TIN - TRÍ HUỆ)

Sau khi nghiên cứu bốn quyển Phúc Âm của Kinh Tân Ước , tôi trở nên vô cùng tò mò và thắc mắc về kết cục của từng quyển . Mỗi quyển chỉ dành ra một hoặc hai chương ngắn ngủi , nói về giáo lý và sinh hoạt của Chúa sau khi phục sinh . Đáng lý , nếu có người đúng dậy sau khi chết như vậy , nó sẽ lập tức trở thành một hiện tượng chính , đầy kinh ngạc , tới nỗi thành trung điểm của sự chú ý chứ ? Dù người viết không muốn ghi lại hiện tượng đó từng chi tiết một ? Chẳng lẽ những lời vàng ngọc và hành động của Chúa Phục Sinh không đáng được làm trung điểm trong nhiều chương sách ? Nếu không phải là cả quyển sách ? Vậy mà , Kinh Tân Ước chỉ nói : "Chúa Giê Su có làm nhiều việc khác nữa." và "Ngài tiếp tục xuất hiện trước mặt đệ tử và dạy họ về Thiên Quốc."

Như vậy , rõ ràng là những điều Chúa dạy sau khi phục sinh , đối với đệ tử , là riêng tư và có trình độ cao , dành cho những tín đồ nào sẵn sàng muốn tu hành nhiều hơn và đang trên đường học đạo . Dù những giáo huấn này rất khó kiếm , nhưng những tài liệu khác cũng có những lời giáo huấn sau khi phục sinh , như : Sách Phục Sinh , Sách Phúc Âm của Mary , Phúc Âm của Thomas , Cuộc Đàm Thoại của Vị Cứu Thế , Phúc Âm của James , Sách của Jeu , Thư Peter gửi Philip , và Sách của Pistis Sophia (Đức Tin-Trí Huệ).

Quyển Phúc Âm lớn nhất từng được khám phá là quyển Pistis Sophia , được mang từ Ai Cập tới Luân Đôn và được A. Askew mua vào năm 1772 . Ông là bác sĩ ở Luân Đôn , chuyên gia sưu tầm tài liệu cổ . Sách này được xuất bản và một trong những độc giả nổi tiếng nhất là ông William Blake , một thi sĩ tài ba huyền bí , đã được rất nhiều ảnh hưởng của sách .

Nội dung sách có nói về một thời gian nào đó , một số người đạo Cơ Đốc tin có luân hồi sanh tử và sự hiện hữu trước đó của linh hồn . Như "thể nghiệm trên đường Damascus" của Thánh Paul được ghi lại trong Kinh Tân Ước , thì Chúa được kể lại là có xuất hiện trước các tín đồ , đến từ hào quang cực kỳ sáng chói và nhiều luồng ánh sáng . Nhiều cuộc đàm thoại hấp dẫn giữa Chúa và những đồng tu đã được ghi lại trong tài liệu này , dài khoảng 11 năm !

Quyển Pistis Sophia cũng gồm có nhiều bản thánh ca hay và lời cầu nguyện . Mặc dù thuyết luân hồi được đề cập là có thật , mục đích của những dạy dỗ này là để giải thoát linh hồn ra khỏi những trói buộc của vật chất , khỏi bánh xe luân hồi . Sự vô minh về thế giới tâm linh được thay thế bằng sự tự do về tâm linh và linh hồn được ban cho khả năng du hành từ quả đất lên thiên đàng , bằng Giòng Ánh Sáng Thánh Thần . "Tất cả các con , hãy đi tìm Ánh Sáng , để lực lượng linh hồn trong các con sống dậy . Ngày đêm tìm kiếm chớ ngừng nghỉ , kiếm cho tới khi các con thấy những bí ẩn của Thế Giới Hào Quang , nó sẽ làm các con trong sạch , làm các con thành ánh sáng tinh khiết , và đưa các con vào Thế Giới của Hào Quang."

Thể nghiệm này xảy ra trong lúc ngồi thiền một mình và suy tưởng .

* LOẠT SÁCH NAG HAMMADI ĐƯỢC KHAI QUẬT TẠI AI CẬP!

Một số các sách vở huyền bí cổ xưa đã được khám phá ra gần thành phố Nag Hammadi , bắc Ai Cập . Chiếc "vỏ thời gian" gần 2000 tuổi này là một cái chai lớn , hàn kín , chứa những tờ giấy bằng da , viết tiếng Coptic , do các nhà sư chôn kín vào thế kỷ thứ Tư , ngày nay được gọi là Bộ sách Nag Hammadi , đã gây nên một cuộc cách mạng về tâm linh .

Bị chôn dấu dưới cát của Ai Cập trong nhiều thế kỷ , những kinh điển bị cắt xén và bỏ quên này , trong những năm đầu của Đạo Cơ Đốc Giáo Ngộ Đạo , có thể phổ biến tới những người tầm đạo ngày nay những sự hiểu biết về nhiều truyền thống huyền bí mà một thời đã có ở Tây Phương . Loạt sách cổ này chứa những bài giảng tu hành từ những phong trào tu hành như là Cơ Đốc , Ngộ Đạo , Do Thái , Pi-ta-go , Hermetic , v..v... Những giáo lý bí ẩn đã trở lại với chúng ta . Những thầy Ngộ Đạo truyền Tâm Ấn cho học trò của họ vào "Những Bí ẩn của Thế Giới Ánh Sáng" và viết lại những bài tả về cuộc hành trình lên thế giới khác bên trong . Một trong những quyển Nag Hammadi được nói đến nhiều nhất là Phúc Âm của Thomas , đây là tập sưu tầm những lời dạy của Chúa Giê Su về việc đạt khai ngộ .

* NHỮNG LỜI CỦA CHÚA GIÊ SU VỀ ÁNH SÁNG VÀ ÂM THANH

Phúc Âm Thomas là quyển "Phúc Âm Lời", một sưu tập về những cách ngôn , và những chuyện ngụ ngôn của Chúa nói về sự khám phá ra Thiên Quốc . Chủ đề của những tập kinh đầy trí huệ này là : Đấng Tối Cao là Ánh Sáng , linh hồn chúng ta là bằng Ánh Sáng , và nếu quán tưởng về Ánh Sáng Sống này , chúng ta sẽ có thể trở lên thiên đường .

Trong Sách Thomas có ghi Chúa Giê Su là một minh sư , dạy để tử của ngài rằng "chúng ta từ Ánh Sáng mà ra , từ nơi mà Ánh Sáng tự nó hình thành"; "Trong người Ánh Sáng có Hào Quang , và nó chiếu sáng toàn thế giới"; và "nếu ta nguyên vẹn , ta sẽ tràn đầy Ánh Sáng"; hay là "Ai uống từ miệng ta sẽ trở thành như ta ; Ta sẽ thành người đó , và những bí mật sẽ được tiết lộ ra cho người đó." Hình ảnh uống từ miệng Chúa ý chỉ sự lắng nghe Âm Thanh , Ngôi Lời hoặc Giọng Nói của Thượng Đế , nó làm biến đổi người nghe , đem họ vào thực tại bí ẩn , cao hơn . Những lời trích dẫn này là từ quyển Phúc Âm Thomas , Marvin Meyer , do Harper Collins xuất bản .

* THUYẾT THẦN BÍ VÀ ÁNH SÁNG CỦA GNOSTICS , TRƯỚC KIA VÀ BÂY GIỜ

Một trong những giáo lý chính của những vị thánh Gnostic là thể nghiệm Ánh Sáng bên trong . Thật ra , thấy Hào Quang là một thể nghiệm phổ thông ; người trên thế giới thuộc mọi văn hóa khác nhau đã ghi chép những thể nghiệm về Thiên Đàng và những gặp gỡ "Hào Quang bên trong". Nhiều người diễn tả rất hay trong sách vở bí mật của họ những lúc họ trông thấy Ánh Sáng tới từ bên ngoài bóng tối . Nhiều thánh nhân và người kỳ bí , kể cả những người viết các bài Nag Hammadi khác nhau , đã diễn tả Thượng Đế hoặc Chúng Sanh Tối Thượng là một Thượng Đế Vô Sở Bất Tại , Thanh Khiết , Sáng Ngời , Hào Quang . Họ cũng tin rằng chúng ta là linh hồn (con người thật của chúng ta), là "những tia sáng", rằng trong thực tế chúng ta là "Con Cái của Ánh Sáng".

Những thể nghiệm Ánh Sáng nội tại xảy ra trong lúc ta quán tưởng hoặc thiền . "Những tia sáng nguyên thủy , soi sáng những linh hồn trong sạch với những sự hiểu biết tâm linh , không những cho họ tràn đầy những phước lộc và ánh sáng , mà còn đưa họ tới những cảnh giới Noetic , bằng cách thiền quán bản thể bên trong của vạn vật . Vì thế , Thánh Neilos nói : "Trạng thái đúng của người có trí thông minh là chiều cao lý trí , tương tự như màu trời đầy Hào Quang của Ba Ngôi Thánh Thần trong lúc cầu nguyện." (Quyển Philokalia , tập IV , bài viết của các Thánh Hy Lạp , Sách Faber).

"Thượng Đế là Ánh Sáng , và trong Ngài không có bóng tối." Và "Những người có tâm hồn thanh khiết được gia trì , vì họ sẽ được nhìn thấy Thượng Đế." (Tân Ước)

"Hãy hiểu Ánh Sáng Vĩ Đại đó là gì." (Bộ sách Nag Hammadi , tiếng Anh , nhà xuất bản Harper Collin)

"Ta là Ánh Sáng trên cùng khắp mọi vật." (Phúc Âm Thomas)

"Rồi chúng tôi lên tới cảnh giới thứ sáu . Tôi chăm chú nhìn lên và trông thấy Ánh Sáng thật lớn đang rọi xuống cảnh giới thứ sáu." (từ Sách Khải Huyền của Paul , Tập sách Nag Nammadi , tiếng Anh).

Trong cuốn Bể Tử có nói - bản dịch mới , Harper Collin - "Từ Cội Nguồn của Trí Huệ ngài , Ánh Sáng của ta phát ra phía trước ; trước những ngạc nhiên của Ngài , mắt ta nhìn chăm chú."

Và "Đức Thánh Thần soi sáng những u tối trong tim của bầy tôi tớ của ngài bằng Hào Quang như mặt trời".

Xa hơn nữa về Phương Đông , Thánh Kabir Trung Cổ nói : "Ánh Sáng của linh hồn bằng 16 lần mặt trời."

Đạo Mandaean của Iraq có nhiều bản thánh ca hay và những lời cầu nguyện đến Ánh Sáng và những thể nghiệm thiên đàng tương tự như những người suýt chết trở về. "Ánh Sáng của Ngài soi sáng . Hào Quang của Ngài làm sáng ngời thế giới và những chúng sanh thánh thiện đang đứng trước ngài . Họ sáng trong hào quang của họ và trong Hào Quang Vĩ Đại đang soi trên người họ."

Quyển Pistis Sophia là do hãng sách E. J. Brill xuất bản . Enoch , Thơ Ca Tụng Solomon và Thelca được tìm thấy từ trong những quyển kinh thất lạc và Những Quyển Bị Lãng Quên của Eden , Meridian , do Penguin Books xuất bản . Các sách của Thomas , Mary , James , và những sách khác được tìm thấy trong bộ Phúc Âm Trọn Vẹn , nhà in Polebridge . Một tập kinh bí ẩn rất hay mà tôi đề nghị là Quyển Kinh Khác , do Harper Collins xuất bản . Những sách hay khác gồm có : Kinh Jerusalem Mới , Doubleday và Bộ Sách Nag Hammadi bằng tiếng Anh , nhà xuất bản Harper Collins .

Như các bạn đã thấy từ những thí dụ ngắn ngủi này của kinh điển bí mật , những sách bị bỏ ra khỏi Kinh Thánh Thế Kỷ Thứ Tư này có khuynh hướng khuyến khích thể nghiệm tu hành cá nhân và sự tọa thiền . Truyền thống tu hành thời trước chưa bao giờ được hiểu thấu ở phương Tây , và theo tôi nghĩ , đó là lý do tại sao những quyển khác này bị bỏ lại .

Hồi xưa , một nhà thần bí kiêm thi sĩ tài ba nói rằng : "Ma vương đã che đậy giáo lý của các thánh nhân và không cho loài người biết."

Muốn biết thêm chi tiết và nhận danh sách miễn phí về bản dịch của những quyển kinh thất lạc , xin thư về : James Bean , PO Box 7 , New Port , Maine 04953-0007 , USA .