Dan Lee
02-01-2009, 11:24 AM
ĐỔI MỚI – “CHANGE WE NEED”
Trong suốt cuộc vận động bầu cử tổng thống Hoa Kỳ kéo dài mệt mỏi, hao tâm tốn của, người ta thấy luôn xuất hiện ở trước bục diễn văn của thượng nghị sĩ (nay là tổng thống đời thứ 44 của Hoa kỳ) Barack Obama hàng chữ: CHANGE WE NEED. Khẩu hiệu hấp dẫn nầy là kết tinh công phu nghiên cứu của cả một ban vận động đông đảo và hiệu qủa. Nó có ý nghĩa cho cả Đảng Dân Chủ, ứng cử viên tổng thống, lẫn nói thay ý nguyện của dân chúng, đồng thời vận động những ai chưa nghĩ đến một sự thay đổi hoặc còn do dự, Và khẩu hiệu nầy đã đem lại “cú đúp” cho Đảng dân chủ: một chiến thắng áp đảo và một tổng thống da màu đầu tịên trong lịch sử nước Mỹ. Nhưng mọi sự đều có cái giá của nó: khẩu hiệu nầy như con dao hai lưỡi, đã tôn ông Obama (và đảng dân chủ) lên cao, thì cũng sẽ là cái có khả năng nhấn chìm cả cá nhân ông Obama trước tình hình kinh tế lan rộng trên thế giới, mà Hoa Kỳ vừa là nạn nhân vừa là nguyên nhân: suy thoái. Hai điều tân tổng thống thực hiện, lại bắt đầu nghe mùi “mị dân”: ký lệnh đóng cửa nhà tù Guantanamo và đề cập luật nạo phá thai, hiện vẫn đang được đa số cử tri Tin Lành ủng hộ. Cái lõi vấn đề khiến đảng Cộng Hoà mất điểm, cũng không mong gì sẽ sớm sáng sủa hơn đối với Đảng dân chủ hay cá nhân ông Obama. Sợi thòng lọng hay nói văn vẻ hơn, lưỡi gươm Démoclès vẫn treo lơ lững! Phụng vụ hôm nay trình bày một cuộc đổi mới, với những sự kiện khởi sự giống như những vùng áp thấp bắt đầu hình thành, để rồi tăng dần thành bão tố, mà đỉnh điểm sẻ là cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu.
Phúc âm Thánh Mác-cô cô đọng cả về chương đoạn (chỉ nhỉnh hơn phân nửa Phúc Âm Thánh Mat-thêu và Luca) và câu từ. Nếu được diễn giải rõ ràng khúc chiết hơn, thì có thể “chế” một số câu trong đoạn nầy như sau: ”Dân chúng chán ngấy kiểu giảng dạy của các kinh sư: máy móc, đơn điệu, chẳng có chút sinh khí, sáng kiến. Các kinh sư chỉ làm chiếu lệ, cho xong công việc không thể thiếu mà thôi. Cũng bằng ấy câu chữ nơi các kinh sư thì nghe khô khan, buồn nản, khiến cho Lời Chúa không còn chút gì hấp dẫn nữa, nhưng xuất phát từ miệng Chúa Giêsu, thì lại làm say đắm lòng người, bổ dưỡng và chữa lành những tâm hồn nguội lạnh hoặc lở lói, bệnh hoạn, bởi vì nơi Chúa Giêsu, Lời Kinh Thánh và Lời Thiên Chúa nên Một, là Một, là Thần Trí và Sự Sống Trong tiềm thức, dân chúng đang mong đợi một thay đổi toàn diện. Họ muốn một thay đổi nơi bản thân những người rao giảng Sách Thánh qua hai dấu hiệu: quyền bính và quyền năng. Hai điều nầy tự người rao giảng chỉ được ban nếu người đó xác tín và sống thực sự Lời Chúa, nghĩa là khi thực thụ xác tín và thực thi sứ mệnh của một ngôn sứ Đnl 18, 15 – 20). Nói đúng hơn, quyền uy khi giảng dạy và sức mạnh chữa lành - cả bệnh tật linh hồn lẫn thể lý – là hoa trái tất yếu nơi những kẻ rao truyền Lời Chúa với lòng yêu mến, xác tín. Dân chúng không mong đơn thuần một cuộc “đảo chánh “ (coup d’état) – thay quân đổi quan, bình mới rượu cũ - , mà là một cuộc “cách mạng” (revolution), thay da đổi thịt, lột xác và đổi mới, tiên vàn nơi chính người có nhiệm vụ giảng dạy, và lan toả xuống những người đón nhận Lời. Và họ nhận ra tất cả những điều ấy, cũng như ước ao ấp ủ từ lâu của họ, nơi Chúa Giêsu, Đấng giảng dạy có uy quyền và khiến cả qủy thần cũng sợ hãi tuân phục!
“Dân” có quyền kỳ vọng và đòi hỏi. Giáo Hội không bao giờ là “dân chủ” – theo cách hiểu thông thường là “của dân, từ dân, do dân, vì dân” - nhưng Giáo Hội còn làm nhiều hơn “vì dân”. Dân Chúa có quyền yêu cầu những người “đựơc Chúa sai đến” phục vụ họ phải có lòng nhiệt thành, sự hiểu biết, niềm xác tín tuyên xưng và sống chết với những gì các Vị rao giảng: lex orandi, lex credendi, lex faciendi (tin những lời mình nói, làm những điều mình tin). Chúng ta đã ngán ngẫm những cán bộ từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất, vì họ nói như những cái máy thu phát, không muốn mà cũng chẳng cần phải hiểu những gì họ phải nói, phải tuyên truyền. Thông thường đó là những mệnh lệnh, những chỉ thị rao báo cho dân thi hành, không mấy khi thực sự áp dụng cho cả cán bộ. Nói “Dân Chúa” có quyền kỳ vọng và đòi hỏi, cũng có nghĩa là họ sẽ thải loại bằng cách nầy hay cách khác những mục tử khô khan, giáo điều, không hề đổi mới trong cung cách sống, phục vụ và rao giảng, chỉ bằng lòng với vốn liếng nhỏ nhoi tối thiểu những ngày trên ghế chủng viện (chưa kể là không ít trong vốn liếng ít oi ấy dần dà theo năm tháng bị rơi rụng, mai một). Với vai trò “nội trợ” nấu dọn cho con cái trong cộng đoàn giáo xứ ăn uống hằng ngày, nhất là Ngày Họp Mặt Mừng Mầu Nhiệm Phục Sinh Chúa Nhật hằng tuần, với các loại “thực phẩm siêu hảo hạng” là Lời Chúa, được bao nhiêu linh mục bỏ công suy nghĩ nhằm chế biến cho thành “bửa ăn” ngon miệng bổ dưỡng cho con cái? Có được bao nhiêu linh mục đem vào các món ăn mốt chút tình thương của người làm mẹ săn sóc sức khoẻ linh hồn con cái? Hay chỉ làm qua loa chiếu lệ? Những thực phẩm đa dạng bổ dưỡng đến đâu, tươi tốt, chất lượng cao đến đâu, nhưng nếu không chịu nấu nướng, thì có khi heo, chó cũng chê, huống gì là con cái.
Tội bỏ lễ Ngày Chúa Nhật không đủ điều kiện cần thiết, theo giáo lý dạy, là một tội trọng, bởi vì đã không tôn trọng ngày họp mặt Suy Tôn Lời Chúa và Bẻ Bánh, coi thường Lời Chúa, coi khinh cộng đoàn. Một linh mục không buồn để tâm, dành thời giờ tối thiểu cho việc “chuẩn vị bửa ăn” cho cộng đoàn, cho con cái, thì chẳng khác nào “đem ngọc mà vứt cho heo”, coi khinh Lời mà các Vị lẽ ra phải sống và phải chết theo, coi khinh cộng đoàn là lẽ sống của các Vị khi được sai đi phục vụ: Vậy nên định nghĩa đó là ‘tội gì”: nặng hay nhẹ? Một vị chủ lễ mà trước đó đã không ngồi trước các bài đọc của ngày lễ hôm ấy ít là 30 phút cho ngày thường và ít nhất 60 phút cho ngày Chúa nhật và lễ trọng, thì không nên - đúng hơn là không được – ngang nhiên giảng Lễ, vì sẽ phạm tội “khinh Lời Chúa, khinh cộng đoàn dân Chúa” - tội không thể là “nhẹ”! Tại sao lại 30 phút và 60 phút? Đó là thời gian tối thiểu để bất cứ bà nội trợ nào dọn được một bửa ăn ngày thường (30 phút) và bửa ăn ngày lễ (60 phút). Không tính đến những Bửa Tiệc luôn đòi hỏi rất nhiều thời gian, tâm sức và kỷ năng. Phần đầu Thánh Lễ luôn là BÀN TIỆC Lời Chúa!
Thái độ xem thường Lời Chúa, coi khinh cộng đoàn đã khiến cho Lời Chúa “mất giá”. Trong thư thứ hai gửi Timôthê, Thánh Phaolô đã gióng tiếng chuông cảnh tỉnh điều nầy:“Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh” (II Tim 4, 3 – 5). Không khỏi tê tái nhói đau trong tim, khi thấy có những chức sắc đạo mù quáng suy tôn những trang sách đựơc viết thật hay,thật “kêu”, làm cho các Vị vui tai và các Vị đã không ngần ngại đem gieo vãi chúng khắp nơi một một nhiệt tâm khó tả hết. Nếu chịu bỏ ra bằng ấy thời giờ để đọc, suy gẫm, truyền rao Lời Chúa, thì lời giảng dạy của các Vị cũng đã có quyền uy” hơn nhiều, khi đó là Lời của và từ Hội Thánh “duy nhất – thánh thiện – công giáo – tông truyền”.
Khi không tìm được nương tựa nơi tình yêu và hôn nhân, người ta dễ bị rơi vào phản bội, ngoại tình. Khi người ta cố tình hay vô tình đi tìm hư danh, khăng khăng bảo vệ cái sai của mình, thì đánh mất bản ngã và việc sa vào lầm lạc chỉ là hậu quả tất yếu. Khi người ta không tìm được hoặc không chịu tìm nương tựa nơi Hội Thánh (mà Đầu là Chúa Kitô), thì việc “ngoại tình” – tìm đến, ngất ngây vì những lời mật ngọt – chỉ là chuyện thời gian, không xa lạ gì. Nó được ví như những đứa bé: có bánh trái ngon lành, song vẫn thèm thuồng nhìn bánh trái tầm thường của những trẻ hàng xóm. Nó giống như người đang dùng “hàng hiệu”, tiền vàng thật, nhưng cứ ao ước những bộ “hàng mã” loè loẹt, những đồng tiền thỏi vàng “âm phủ” chẳng chút giá trị nơi hàng quán.
CHANGE WE NEED! Chúng ta cần phải thay đổi. Chúng con cần được đổi thay! Không thay đổi, không chỉ lẹt đẹt đi sau người, thần phục người, nên cái bóng của người, mà còn bị đào thải, mất hết tác dụng, hoá nên vô dụng. Lạy Chúa, xin sai Thánh Linh, để Người đổi mới mặt địa cầu và [bắt đầu bằng ] cuộc đời chúng con!
CVK Nguyễn-Thế-Bài
Trong suốt cuộc vận động bầu cử tổng thống Hoa Kỳ kéo dài mệt mỏi, hao tâm tốn của, người ta thấy luôn xuất hiện ở trước bục diễn văn của thượng nghị sĩ (nay là tổng thống đời thứ 44 của Hoa kỳ) Barack Obama hàng chữ: CHANGE WE NEED. Khẩu hiệu hấp dẫn nầy là kết tinh công phu nghiên cứu của cả một ban vận động đông đảo và hiệu qủa. Nó có ý nghĩa cho cả Đảng Dân Chủ, ứng cử viên tổng thống, lẫn nói thay ý nguyện của dân chúng, đồng thời vận động những ai chưa nghĩ đến một sự thay đổi hoặc còn do dự, Và khẩu hiệu nầy đã đem lại “cú đúp” cho Đảng dân chủ: một chiến thắng áp đảo và một tổng thống da màu đầu tịên trong lịch sử nước Mỹ. Nhưng mọi sự đều có cái giá của nó: khẩu hiệu nầy như con dao hai lưỡi, đã tôn ông Obama (và đảng dân chủ) lên cao, thì cũng sẽ là cái có khả năng nhấn chìm cả cá nhân ông Obama trước tình hình kinh tế lan rộng trên thế giới, mà Hoa Kỳ vừa là nạn nhân vừa là nguyên nhân: suy thoái. Hai điều tân tổng thống thực hiện, lại bắt đầu nghe mùi “mị dân”: ký lệnh đóng cửa nhà tù Guantanamo và đề cập luật nạo phá thai, hiện vẫn đang được đa số cử tri Tin Lành ủng hộ. Cái lõi vấn đề khiến đảng Cộng Hoà mất điểm, cũng không mong gì sẽ sớm sáng sủa hơn đối với Đảng dân chủ hay cá nhân ông Obama. Sợi thòng lọng hay nói văn vẻ hơn, lưỡi gươm Démoclès vẫn treo lơ lững! Phụng vụ hôm nay trình bày một cuộc đổi mới, với những sự kiện khởi sự giống như những vùng áp thấp bắt đầu hình thành, để rồi tăng dần thành bão tố, mà đỉnh điểm sẻ là cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu.
Phúc âm Thánh Mác-cô cô đọng cả về chương đoạn (chỉ nhỉnh hơn phân nửa Phúc Âm Thánh Mat-thêu và Luca) và câu từ. Nếu được diễn giải rõ ràng khúc chiết hơn, thì có thể “chế” một số câu trong đoạn nầy như sau: ”Dân chúng chán ngấy kiểu giảng dạy của các kinh sư: máy móc, đơn điệu, chẳng có chút sinh khí, sáng kiến. Các kinh sư chỉ làm chiếu lệ, cho xong công việc không thể thiếu mà thôi. Cũng bằng ấy câu chữ nơi các kinh sư thì nghe khô khan, buồn nản, khiến cho Lời Chúa không còn chút gì hấp dẫn nữa, nhưng xuất phát từ miệng Chúa Giêsu, thì lại làm say đắm lòng người, bổ dưỡng và chữa lành những tâm hồn nguội lạnh hoặc lở lói, bệnh hoạn, bởi vì nơi Chúa Giêsu, Lời Kinh Thánh và Lời Thiên Chúa nên Một, là Một, là Thần Trí và Sự Sống Trong tiềm thức, dân chúng đang mong đợi một thay đổi toàn diện. Họ muốn một thay đổi nơi bản thân những người rao giảng Sách Thánh qua hai dấu hiệu: quyền bính và quyền năng. Hai điều nầy tự người rao giảng chỉ được ban nếu người đó xác tín và sống thực sự Lời Chúa, nghĩa là khi thực thụ xác tín và thực thi sứ mệnh của một ngôn sứ Đnl 18, 15 – 20). Nói đúng hơn, quyền uy khi giảng dạy và sức mạnh chữa lành - cả bệnh tật linh hồn lẫn thể lý – là hoa trái tất yếu nơi những kẻ rao truyền Lời Chúa với lòng yêu mến, xác tín. Dân chúng không mong đơn thuần một cuộc “đảo chánh “ (coup d’état) – thay quân đổi quan, bình mới rượu cũ - , mà là một cuộc “cách mạng” (revolution), thay da đổi thịt, lột xác và đổi mới, tiên vàn nơi chính người có nhiệm vụ giảng dạy, và lan toả xuống những người đón nhận Lời. Và họ nhận ra tất cả những điều ấy, cũng như ước ao ấp ủ từ lâu của họ, nơi Chúa Giêsu, Đấng giảng dạy có uy quyền và khiến cả qủy thần cũng sợ hãi tuân phục!
“Dân” có quyền kỳ vọng và đòi hỏi. Giáo Hội không bao giờ là “dân chủ” – theo cách hiểu thông thường là “của dân, từ dân, do dân, vì dân” - nhưng Giáo Hội còn làm nhiều hơn “vì dân”. Dân Chúa có quyền yêu cầu những người “đựơc Chúa sai đến” phục vụ họ phải có lòng nhiệt thành, sự hiểu biết, niềm xác tín tuyên xưng và sống chết với những gì các Vị rao giảng: lex orandi, lex credendi, lex faciendi (tin những lời mình nói, làm những điều mình tin). Chúng ta đã ngán ngẫm những cán bộ từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất, vì họ nói như những cái máy thu phát, không muốn mà cũng chẳng cần phải hiểu những gì họ phải nói, phải tuyên truyền. Thông thường đó là những mệnh lệnh, những chỉ thị rao báo cho dân thi hành, không mấy khi thực sự áp dụng cho cả cán bộ. Nói “Dân Chúa” có quyền kỳ vọng và đòi hỏi, cũng có nghĩa là họ sẽ thải loại bằng cách nầy hay cách khác những mục tử khô khan, giáo điều, không hề đổi mới trong cung cách sống, phục vụ và rao giảng, chỉ bằng lòng với vốn liếng nhỏ nhoi tối thiểu những ngày trên ghế chủng viện (chưa kể là không ít trong vốn liếng ít oi ấy dần dà theo năm tháng bị rơi rụng, mai một). Với vai trò “nội trợ” nấu dọn cho con cái trong cộng đoàn giáo xứ ăn uống hằng ngày, nhất là Ngày Họp Mặt Mừng Mầu Nhiệm Phục Sinh Chúa Nhật hằng tuần, với các loại “thực phẩm siêu hảo hạng” là Lời Chúa, được bao nhiêu linh mục bỏ công suy nghĩ nhằm chế biến cho thành “bửa ăn” ngon miệng bổ dưỡng cho con cái? Có được bao nhiêu linh mục đem vào các món ăn mốt chút tình thương của người làm mẹ săn sóc sức khoẻ linh hồn con cái? Hay chỉ làm qua loa chiếu lệ? Những thực phẩm đa dạng bổ dưỡng đến đâu, tươi tốt, chất lượng cao đến đâu, nhưng nếu không chịu nấu nướng, thì có khi heo, chó cũng chê, huống gì là con cái.
Tội bỏ lễ Ngày Chúa Nhật không đủ điều kiện cần thiết, theo giáo lý dạy, là một tội trọng, bởi vì đã không tôn trọng ngày họp mặt Suy Tôn Lời Chúa và Bẻ Bánh, coi thường Lời Chúa, coi khinh cộng đoàn. Một linh mục không buồn để tâm, dành thời giờ tối thiểu cho việc “chuẩn vị bửa ăn” cho cộng đoàn, cho con cái, thì chẳng khác nào “đem ngọc mà vứt cho heo”, coi khinh Lời mà các Vị lẽ ra phải sống và phải chết theo, coi khinh cộng đoàn là lẽ sống của các Vị khi được sai đi phục vụ: Vậy nên định nghĩa đó là ‘tội gì”: nặng hay nhẹ? Một vị chủ lễ mà trước đó đã không ngồi trước các bài đọc của ngày lễ hôm ấy ít là 30 phút cho ngày thường và ít nhất 60 phút cho ngày Chúa nhật và lễ trọng, thì không nên - đúng hơn là không được – ngang nhiên giảng Lễ, vì sẽ phạm tội “khinh Lời Chúa, khinh cộng đoàn dân Chúa” - tội không thể là “nhẹ”! Tại sao lại 30 phút và 60 phút? Đó là thời gian tối thiểu để bất cứ bà nội trợ nào dọn được một bửa ăn ngày thường (30 phút) và bửa ăn ngày lễ (60 phút). Không tính đến những Bửa Tiệc luôn đòi hỏi rất nhiều thời gian, tâm sức và kỷ năng. Phần đầu Thánh Lễ luôn là BÀN TIỆC Lời Chúa!
Thái độ xem thường Lời Chúa, coi khinh cộng đoàn đã khiến cho Lời Chúa “mất giá”. Trong thư thứ hai gửi Timôthê, Thánh Phaolô đã gióng tiếng chuông cảnh tỉnh điều nầy:“Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh” (II Tim 4, 3 – 5). Không khỏi tê tái nhói đau trong tim, khi thấy có những chức sắc đạo mù quáng suy tôn những trang sách đựơc viết thật hay,thật “kêu”, làm cho các Vị vui tai và các Vị đã không ngần ngại đem gieo vãi chúng khắp nơi một một nhiệt tâm khó tả hết. Nếu chịu bỏ ra bằng ấy thời giờ để đọc, suy gẫm, truyền rao Lời Chúa, thì lời giảng dạy của các Vị cũng đã có quyền uy” hơn nhiều, khi đó là Lời của và từ Hội Thánh “duy nhất – thánh thiện – công giáo – tông truyền”.
Khi không tìm được nương tựa nơi tình yêu và hôn nhân, người ta dễ bị rơi vào phản bội, ngoại tình. Khi người ta cố tình hay vô tình đi tìm hư danh, khăng khăng bảo vệ cái sai của mình, thì đánh mất bản ngã và việc sa vào lầm lạc chỉ là hậu quả tất yếu. Khi người ta không tìm được hoặc không chịu tìm nương tựa nơi Hội Thánh (mà Đầu là Chúa Kitô), thì việc “ngoại tình” – tìm đến, ngất ngây vì những lời mật ngọt – chỉ là chuyện thời gian, không xa lạ gì. Nó được ví như những đứa bé: có bánh trái ngon lành, song vẫn thèm thuồng nhìn bánh trái tầm thường của những trẻ hàng xóm. Nó giống như người đang dùng “hàng hiệu”, tiền vàng thật, nhưng cứ ao ước những bộ “hàng mã” loè loẹt, những đồng tiền thỏi vàng “âm phủ” chẳng chút giá trị nơi hàng quán.
CHANGE WE NEED! Chúng ta cần phải thay đổi. Chúng con cần được đổi thay! Không thay đổi, không chỉ lẹt đẹt đi sau người, thần phục người, nên cái bóng của người, mà còn bị đào thải, mất hết tác dụng, hoá nên vô dụng. Lạy Chúa, xin sai Thánh Linh, để Người đổi mới mặt địa cầu và [bắt đầu bằng ] cuộc đời chúng con!
CVK Nguyễn-Thế-Bài