Dan Lee
02-01-2009, 11:34 AM
LỜI QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI RAO GIẢNG
(CN IV TNB – Mc 1, 21-28)
Qua bài Tin Mừng CN III TN, thánh Marcô đã giới thiệu sự kiện quan trọng có một vị trí trong không gian và thời gian nhất định. Sự kiện cao trọng ấy đã thực sự xẩy ra “tại xứ Galilê” vào thời điểm “sau khi Gioan bị bắt”. Sự kiện hệ trọng này được xác định bằng lời “Đức Giêsu rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa”. Biến cố “Thiên Chúa lên tiếng” (Tv 50,1) nay có một khởi đầu, vừa có tính chất mới mẻ không những trong cuộc đời của Chúa Giêsu mà còn là trong chính lịch sử cứu độ nữa. Chúa Giêsu trước khi hoạt động công khai rao giảng đã xác nhận, khi thánh Luca tường thuật lời chứng:
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi,
vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi,
để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.
Người đã sai tôi đi công bố
Cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha,
Cho người mù biết họ được sáng mắt,
Trả lại tự do cho người bị áp bức,
Công bố một năm hồng ân của Chúa. (Lc 4, 18-19)
Và hôm nay, CN IV TN, thánh Marcô tiếp tục giới thiệu tuy ngắn nhưng hàm chứa về lời quyền năng của Đấng Rao Giảng là “Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa” (Mc 1, 1) và về “người giảng dậy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư” (Mc 1, 22)
Trong quyển “Những câu chuyện của khách hành hương Nga”, tôi thấy nhiều người đã được chữa khỏi cố tật say sưa nhờ việc quyết định đọc một đoạn Phúc Âm bất cứ khi nào họ cảm thấy sức cồn cào của ma men. Bình luận về chuyện này, một tu sĩ đã nói: “Những lời trong Phúc Âm có một năng lực ban sức sống, vì đó là những lời đã được viết nên từ những điều Thiên Chúa phán ra. Đừng bao giờ quan tâm đến việc các bạn hiểu đúng hay không; các bạn chỉ cần đọc một cách thành kính là được. Dù bạn không hiểu được Lời Chúa, nhưng ma quỷ chắc chắn hiểu được điều các bạn đang đọc và chúng sẽ run lên khiếp hãi”.
Trong những lời của Thánh Kinh, có một năng lực hoạt động vượt trên mọi giải thích nhân loại, có một sự bất tương xứng giữa dấu chỉ và thực tại được sinh ra từ dấu chỉ ấy, khiến chúng ta phải nghĩ đến cách thế hoạt động của các bí tích. Nơi mọi bí tích đều có một sự dị biệt giữa dấu chỉ hữu hình với thực tại vô hình là ơn thánh. Hình chữ chúng ta đọc trong Kinh Thánh tự thân chỉ là những dấu chỉ chất liệu, một tập hợp các vần chết, hay nói cho cùng, chỉ là những từ ngữ trong kho từ vựng của nhân loại; nhưng với ơn soi sáng can thiệp của Chúa Thánh Thần và với đức tin, qua phương tiện là các dấu chỉ như thế, chúng ta được tiếp xúc với chân lý sống động và ý chí của Thiên Chúa một cách mầu nhiệm.
Trong chương 11 truyện “Một Tâm Hồn”, sau khi tìm hiểu lá thứ thứ nhất gửi cho các tín hữu Côrintô trong đó thánh Phaolô Tông Đồ quả quyết tất cả các ơn trọn hảo nhất đó chẳng là gì, nếu không có tình yêu và Đức Ái là con đường tuyệt hảo nhất để đến được với Chúa cách chắc chắn, chị thánh Têrêsa HĐGS đã vui sướng cực độ và la lên:
“Ôi Giêsu Tình Yêu của con! Ơn gọi của con, cuối cùng con đã tìm thấy! Ơn gọi của con là Tình Yêu! Vâng, con đã tìm thấy chỗ của con trong trong lòng Hội Thánh, và chỗ này, ôi lạy Chúa, chính Người đã ban cho con: Trong lòng Hội Thánh là Mẹ của con, con sẽ là Tình Yêu! ... Như vậy con sẽ là tất cả; giấc mơ của con sẽ được thực hiện!”
Rồi sau đó, chị thánh quyết tâm thực hiện:
“Con không còn có phương thế nào khác để chứng minh cho Người tình yêu của con ngoài việc tung ném hoa: nghĩa là không để mất một hy sinh nhỏ nào, một cái nhìn nào, một lời nói nào, tận dụng những công việc nhỏ bé, tầm thường nhất và làm vì tình yêu; chính như thế đó mà con sẽ tung những cánh hoa. Con sẽ không để sót một bông hoa nào không được tách cánh ra cho Chúa...”
Quả là Lời Chúa hoạt động bằng một sức mạnh nội tại, như thánh Phaolô đã nói: “Ấy vậy, có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô” (Rm 10, 17). Một khi đã được tung gieo, hạt giống vẫn cứ tự sức nẩy mầm và lớn lên dù cho nhà nông đang thức hay ngủ và chẳng hiểu tại sao (x. Mc 4, 26tt). Tuy nhiên, phải nói rằng năng lực tiềm tàng nơi thánh danh Chúa Giêsu thông thường chỉ hoạt động qua đức tin của người rao giảng. Khi tôn nhận “Đức Giêsu là Chúa”, người rao giảng đích thực không hệ ở việc truyền đạt những mệnh đề về đức tin nhưng cốt yếu ở việc thông truyền đức tin, đồng thời cũng tuyên xưng một điều gì đó về chính bản thân người rao giảng, giống như thánh Phaolô đã nói: “Tôi coi tất cả là sự thiệt thòi, so với mối tuyệt vời là là được biết Đức Kitô Giêsu là Chúa của tôi” (Pl 3, 8)
Vì thế, không cần chứng minh cũng thấy ngay được bí quyết của người rao giảng Phúc Âm đích thực chính là mối tương giao mật thiết giữa họ với Chúa Giêsu, một mối tương giao được tạo nên từ tâm hồn tôn sùng tuyệt đối, mối thân tình và lòng ngưỡng một thắm thiết sâu xa. Giữa thánh Phaolô và Chúa Giêsu có một mối tương giao tương tự như mối quan hệ giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha. Chúa Giêsu cũng xác nhận: “Lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy” (Ga 14, 24).
Một con người sắt thép như thánh Phaolô đã được lò lửa Đức Giêsu làm cho bừng cháy, biến thành một hùng lực rao giảng, đến nỗi tù ngục, xiềng xích cũng không sao cản trở nổi. Chính Chúa Giêsu cũng đã đích thân hiện ra với Khanania để nói về thánh nhân: “Người ấy là lợi khí Ta chọn để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái Israen. Thật vậy, chính Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ ngừơi ấy phải chịu vì danh Ta” (Cv 9, 15-16). Và Vị Tông Đồ Dân Ngoại cũng đã xác tín: “Chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa; còn chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Kitô” (2Cr 4, 5).
Qua bài Tin Mừng hôm nay, tôi cảm nghiệm được lời Chúa Giêsu mời gọi chúng ta mang thánh danh Ngài đến cho tha nhân và đồng thời kêu gọi chúng ta mang Thập Giá của Ngài như thánh Phaolô đã rao giảng Đức Giêsu là Chúa, vì Satan ngán sợ điều này hơn tất cả; nó không sợ chúng ta thuyết giảng những bài tràng giang đại hải hay uyên thâm nhức nhối về đủ mọi thứ vấn đề, nhưng sợ chúng ta nói về Chúa Giêsu, sợ chúng ta rao giảng Đức Giêsu là Chúa, sợ chúng ta loan truyền cuộc vinh thắng của Ngài và quyền năng vô địch của Bửu Huyết Ngài.
Xin mượn lời sách Khôn ngoan để dâng lên Chúa:
“Tự cõi trời thánh thiêng Chúa ngự,
Xin gửi Đức Khôn Ngoan Ngài tới,
Xin phái đến từ tòa cao vinh hiển,
Để phù trì và đồng lao cộng khổ với con,
Cho con biết điều đẹp ý Chúa.
Vì Đức Khôn Ngoan hiểu biết tất cả,
Sẽ khôn khéo hướng dẫn con trong việc con làm,
Lấy quyền năng vinh hiển mà gìn giữ con” Amen. (Kn 9, 10-11)
Chua Nhật IV TN, 30/01/2009
Phêrô Vũ văn Quí CVK64
Email: peterquivu@gmail.com
(CN IV TNB – Mc 1, 21-28)
Qua bài Tin Mừng CN III TN, thánh Marcô đã giới thiệu sự kiện quan trọng có một vị trí trong không gian và thời gian nhất định. Sự kiện cao trọng ấy đã thực sự xẩy ra “tại xứ Galilê” vào thời điểm “sau khi Gioan bị bắt”. Sự kiện hệ trọng này được xác định bằng lời “Đức Giêsu rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa”. Biến cố “Thiên Chúa lên tiếng” (Tv 50,1) nay có một khởi đầu, vừa có tính chất mới mẻ không những trong cuộc đời của Chúa Giêsu mà còn là trong chính lịch sử cứu độ nữa. Chúa Giêsu trước khi hoạt động công khai rao giảng đã xác nhận, khi thánh Luca tường thuật lời chứng:
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi,
vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi,
để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.
Người đã sai tôi đi công bố
Cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha,
Cho người mù biết họ được sáng mắt,
Trả lại tự do cho người bị áp bức,
Công bố một năm hồng ân của Chúa. (Lc 4, 18-19)
Và hôm nay, CN IV TN, thánh Marcô tiếp tục giới thiệu tuy ngắn nhưng hàm chứa về lời quyền năng của Đấng Rao Giảng là “Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa” (Mc 1, 1) và về “người giảng dậy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư” (Mc 1, 22)
Trong quyển “Những câu chuyện của khách hành hương Nga”, tôi thấy nhiều người đã được chữa khỏi cố tật say sưa nhờ việc quyết định đọc một đoạn Phúc Âm bất cứ khi nào họ cảm thấy sức cồn cào của ma men. Bình luận về chuyện này, một tu sĩ đã nói: “Những lời trong Phúc Âm có một năng lực ban sức sống, vì đó là những lời đã được viết nên từ những điều Thiên Chúa phán ra. Đừng bao giờ quan tâm đến việc các bạn hiểu đúng hay không; các bạn chỉ cần đọc một cách thành kính là được. Dù bạn không hiểu được Lời Chúa, nhưng ma quỷ chắc chắn hiểu được điều các bạn đang đọc và chúng sẽ run lên khiếp hãi”.
Trong những lời của Thánh Kinh, có một năng lực hoạt động vượt trên mọi giải thích nhân loại, có một sự bất tương xứng giữa dấu chỉ và thực tại được sinh ra từ dấu chỉ ấy, khiến chúng ta phải nghĩ đến cách thế hoạt động của các bí tích. Nơi mọi bí tích đều có một sự dị biệt giữa dấu chỉ hữu hình với thực tại vô hình là ơn thánh. Hình chữ chúng ta đọc trong Kinh Thánh tự thân chỉ là những dấu chỉ chất liệu, một tập hợp các vần chết, hay nói cho cùng, chỉ là những từ ngữ trong kho từ vựng của nhân loại; nhưng với ơn soi sáng can thiệp của Chúa Thánh Thần và với đức tin, qua phương tiện là các dấu chỉ như thế, chúng ta được tiếp xúc với chân lý sống động và ý chí của Thiên Chúa một cách mầu nhiệm.
Trong chương 11 truyện “Một Tâm Hồn”, sau khi tìm hiểu lá thứ thứ nhất gửi cho các tín hữu Côrintô trong đó thánh Phaolô Tông Đồ quả quyết tất cả các ơn trọn hảo nhất đó chẳng là gì, nếu không có tình yêu và Đức Ái là con đường tuyệt hảo nhất để đến được với Chúa cách chắc chắn, chị thánh Têrêsa HĐGS đã vui sướng cực độ và la lên:
“Ôi Giêsu Tình Yêu của con! Ơn gọi của con, cuối cùng con đã tìm thấy! Ơn gọi của con là Tình Yêu! Vâng, con đã tìm thấy chỗ của con trong trong lòng Hội Thánh, và chỗ này, ôi lạy Chúa, chính Người đã ban cho con: Trong lòng Hội Thánh là Mẹ của con, con sẽ là Tình Yêu! ... Như vậy con sẽ là tất cả; giấc mơ của con sẽ được thực hiện!”
Rồi sau đó, chị thánh quyết tâm thực hiện:
“Con không còn có phương thế nào khác để chứng minh cho Người tình yêu của con ngoài việc tung ném hoa: nghĩa là không để mất một hy sinh nhỏ nào, một cái nhìn nào, một lời nói nào, tận dụng những công việc nhỏ bé, tầm thường nhất và làm vì tình yêu; chính như thế đó mà con sẽ tung những cánh hoa. Con sẽ không để sót một bông hoa nào không được tách cánh ra cho Chúa...”
Quả là Lời Chúa hoạt động bằng một sức mạnh nội tại, như thánh Phaolô đã nói: “Ấy vậy, có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô” (Rm 10, 17). Một khi đã được tung gieo, hạt giống vẫn cứ tự sức nẩy mầm và lớn lên dù cho nhà nông đang thức hay ngủ và chẳng hiểu tại sao (x. Mc 4, 26tt). Tuy nhiên, phải nói rằng năng lực tiềm tàng nơi thánh danh Chúa Giêsu thông thường chỉ hoạt động qua đức tin của người rao giảng. Khi tôn nhận “Đức Giêsu là Chúa”, người rao giảng đích thực không hệ ở việc truyền đạt những mệnh đề về đức tin nhưng cốt yếu ở việc thông truyền đức tin, đồng thời cũng tuyên xưng một điều gì đó về chính bản thân người rao giảng, giống như thánh Phaolô đã nói: “Tôi coi tất cả là sự thiệt thòi, so với mối tuyệt vời là là được biết Đức Kitô Giêsu là Chúa của tôi” (Pl 3, 8)
Vì thế, không cần chứng minh cũng thấy ngay được bí quyết của người rao giảng Phúc Âm đích thực chính là mối tương giao mật thiết giữa họ với Chúa Giêsu, một mối tương giao được tạo nên từ tâm hồn tôn sùng tuyệt đối, mối thân tình và lòng ngưỡng một thắm thiết sâu xa. Giữa thánh Phaolô và Chúa Giêsu có một mối tương giao tương tự như mối quan hệ giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha. Chúa Giêsu cũng xác nhận: “Lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy” (Ga 14, 24).
Một con người sắt thép như thánh Phaolô đã được lò lửa Đức Giêsu làm cho bừng cháy, biến thành một hùng lực rao giảng, đến nỗi tù ngục, xiềng xích cũng không sao cản trở nổi. Chính Chúa Giêsu cũng đã đích thân hiện ra với Khanania để nói về thánh nhân: “Người ấy là lợi khí Ta chọn để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái Israen. Thật vậy, chính Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ ngừơi ấy phải chịu vì danh Ta” (Cv 9, 15-16). Và Vị Tông Đồ Dân Ngoại cũng đã xác tín: “Chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa; còn chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Kitô” (2Cr 4, 5).
Qua bài Tin Mừng hôm nay, tôi cảm nghiệm được lời Chúa Giêsu mời gọi chúng ta mang thánh danh Ngài đến cho tha nhân và đồng thời kêu gọi chúng ta mang Thập Giá của Ngài như thánh Phaolô đã rao giảng Đức Giêsu là Chúa, vì Satan ngán sợ điều này hơn tất cả; nó không sợ chúng ta thuyết giảng những bài tràng giang đại hải hay uyên thâm nhức nhối về đủ mọi thứ vấn đề, nhưng sợ chúng ta nói về Chúa Giêsu, sợ chúng ta rao giảng Đức Giêsu là Chúa, sợ chúng ta loan truyền cuộc vinh thắng của Ngài và quyền năng vô địch của Bửu Huyết Ngài.
Xin mượn lời sách Khôn ngoan để dâng lên Chúa:
“Tự cõi trời thánh thiêng Chúa ngự,
Xin gửi Đức Khôn Ngoan Ngài tới,
Xin phái đến từ tòa cao vinh hiển,
Để phù trì và đồng lao cộng khổ với con,
Cho con biết điều đẹp ý Chúa.
Vì Đức Khôn Ngoan hiểu biết tất cả,
Sẽ khôn khéo hướng dẫn con trong việc con làm,
Lấy quyền năng vinh hiển mà gìn giữ con” Amen. (Kn 9, 10-11)
Chua Nhật IV TN, 30/01/2009
Phêrô Vũ văn Quí CVK64
Email: peterquivu@gmail.com