Dan Lee
02-03-2009, 08:55 PM
Chúa Nhật 5 Thường niên Năm B
Một ngày bận rộn
(Mc 1,29-39)
Bài Tin Mừng cho thấy một ngày bận rộn của Chúa Giêsu. Giảng dạy trong hội đường rồi đến nhà chữa bệnh cho nhạc mẫu Phêrô. Buổi chiều cho đến tối mịt, Chúa chữa lành dân chúng đủ loại bệnh hoạn tật nguyền. Sáng sớm tinh mơ, Chúa dành thời gian đẹp nhất một ngày mới để cầu nguyện cùng Chúa Cha.
Công việc bề bộn của Chúa Giêsu tạo nên khuôn mẫu cho tất cả các môn sinh. Nhịp sống mỗi ngày của Chúa với khởi đầu là cầu nguyện rồi rao giảng và chữa lành thể xác tâm hồn cho con người.
1. Cầu nguyện:
Sáng sớm, Chúa Giêsu tìm nơi thanh vắng cầu nguyện (1,35). Suốt ngày lo toan với bao nhiêu là công việc, tiếp xúc đủ thứ hạng người, Chúa Giêsu dành buổi sáng tinh mơ để tâm sự trao đổi với Cha. Cầu nguyện là nhu cầu thật sự của Chúa Giêsu. Người cần có thời gian sống riêng tư một mình. Người cần sống bên Cha, tâm sự về gánh nặng công việc, về nổi đau khổ của loài người, về cuộc chiến chống Satan. Người thấy mình cần được Cha cảm thông và nâng đỡ, cần ánh sáng và nghị lực để làm tròn sứ mạng.Người cầu nguyện vì yêu mến, khao khát được kết hiệp với Cha. Một ngày mới khởi đầu như thế để múc nguồn sức mạnh cho hoạt động truyền giáo.
2. Rao giảng
Việc quan trọng thứ hai là rao giảng Tin mừng. “Ngày Sabát, Chúa Giêsu vào hội đường giảng dạy”(1,21). Người đọc Sách Thánh và giải nghĩa. “Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền” (1,22). Cả phương pháp và bầu khí giảng dạy của Người đều như một sự mạc khải mới mẻ. Chúa giảng với một uy quyền vượt xa các luật sĩ kinh sư thời đó. Chúa giảng như Đấng có thẩm quyền của chính Thiên Chúa tối cao. Chúa hoàn toàn độc lập khi giảng dạy. Người không trích dẫn, không dựa vào thế giá một chuyên viên nào. Vì thế, giáo lý của Chúa mới mẻ, người nghe đón nhận như luồng gió mát dịu từ thiên đàng thổi tới, lòng người cảm mến hân hoan, tâm hồn rộng mở hướng về trời cao với Chúa Cha. Trong Bài Đọc II, Thánh Phaolô nói đến bổn phận rao giảng Phúc Âm mà ngài đã lãnh nhận. Thánh nhân đã chu toàn và để công cuộc rao giảng được kết quả, “tôi đã trở nên yếu đuối với người yếu đuối… trở nên mọi sự cho mọi người.”
3. Chữa lành thể xác tâm hồn.
Lời giảng dạy thể hiện bằng hành vi yêu thương. Lời nói đi đôi với việc làm. Đó chính là yếu tố làm cho lời nói có sức thuyết phục. “Ra khỏi hội đường, Chúa Giêsu vào nhà ông Simon… Bà nhạc của ông Simon đang bị sốt. Chúa Giêsu đến bên giường, cầm tay bà mà đỡ dậy;cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài” (1,29-31).Chúa Giêsu làm một cử chỉ thân ái là cầm lấy tay bà và nâng dậy, như sau này Người cầm tay đứa con gái ông trưởng hội đường, một cô bé mười hai tuổi đã chết lại đứng dậy được (Mc 5,41), như sau này Người cầm tay cậu bé bị động kinh nằm trên đất, nâng cậu dậy và cho cậu đứng lên (Mc 9,27).
“Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người” (1,32). Căn nhà ông Simon nhỏ hẹp, các bệnh nhân phải đứng thành nhiều vòng bên ngoài chờ đợi đến lượt mình. Tất cả đều được Chúa chữa lành. Tác giả Thánh vịnh trong bài đáp ca cũng có cùng một cảm nghiệm đó khi nói: “Chính Người chữa những kẻ dập nát tâm can, và băng bó vết thương tâm của họ”. Thánh Phêrô trong sách Công vụ Tông đồ cũng đã làm chứng: “Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người” (Cv 10,38). Chúa Giêsu đụng chạm đến biển khổ của nhân loại. Người không mong múc cạn, chỉ mong làm vơi đi, chỉ mong cùng chia sẻ và ban cho nó một ý nghĩa. Chúa Giêsu có một trái tim rung động “chạnh lòng thương”, một tấm lòng bao dung vô bờ bến.Rao giảng Tin Mừng yêu thương, làm phép lạ chữa lành, mở rộng vòng tay đón nhận và tha thứ những kẻ tội lỗi. Chúa chữa lành bệnh tật thể xác và tâm hồn con người. Gặp Chúa, những ai sống ích kỷ đều trở nên quãng đại, những ai ghen ghét hận thù đều trở thành yêu thương tha thứ. Gặp Chúa, con người tìm được mùa xuân cuộc đời.
4. Một ngày làm việc của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI
5:30 sáng: Khi công trường Thánh Phêrô còn đang yên tĩnh trong bầu khí buổi sáng sớm của thành Rôma và chờ đợi những đoàn du khách sẽ lần lượt kéo đến, trên tầng thứ ba của tòa nhà nơi Đức Gáo Hoàng cư ngụ và làm việc, người ta thấy ánh sáng đèn bắt đầu chiếu lên; đó là lúc Đức Giáo Hoàng thức dậy và bắt đầu một ngày mới với những giờ phút cầu nguyện và tĩnh tâm sáng.
7:00 sáng: Đức Giáo Hoàng dâng Thánh Lễ tại nhà nguyện riêng cùng với sự hiện diện của hai Đức Ông Goerg Gaenswein và Alfred Zuereb (hai vị Thư Ký của Đức Giáo Hoàng) và bốn người giúp việc. Thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì thường có thêm một số khách được vào cùng dâng lễ.
8:30 sáng: Đức Giáo Hoàng làm việc tại Văn phòng riêng. Nếu trời tốt, cửa sổ nhìn ra công trường Thánh Phêrô sẽ mở (chính từ cửa sổ này, vào mỗi trưa Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng nguyện kinh Truyền Tin cùng với các khách hành hương tụ tập tại công trường Thánh Phêrô phía dưới). Một trong hai Đức Ông Thư ký sẽ đem đến cho Đức Giáo Hoàng tập các văn kiện, bản tóm lược các tin tức quan trọng trên thế giới, chương trình làm việc trong ngày, những người Ngài sẽ gặp và những đề tài chính sẽ đề cập đến.
11:00 Trưa: Đức Giáo Hoàng xuống phòng tiếp tân ở tầng hai để tiếp các vị thủ lãnh các quốc gia, các vị Giám Mục, các nhân vật quan trọng… đã được sắp xếp theo chương trình. Sau đó Ngài tiếp các khách đến viếng thăm tại thư viện riêng.
1:30 Trưa: Đức Giáo Hoàng dùng bữa trưa đơn giản tại phòng ăn ở tầng ba với các viên chức hoặc đôi khi có khách được mời. Sau đó Đức Giáo Hoàng thường chơi Piano, đặc biệt những bản của Mozart, rồi đi dạo một chút trước khi nghỉ trưa.
3:30 Chiều: Đức Giáo Hoàng lại làm việc tại văn phòng để duyệt lại các văn kiện và các bài diển văn.
Vào Mùa Đông từ 4:00 đến 4:45 chiều (vào mùa Hè từ 6:45 đến 7:30) Ngài ra vườn để đi dạo với hai vị thư ký.
6:00 Chiều: Ngài gặp gỡ tại văn phòng riêng, các vị cố vấn thân cận, như các Đức Hồng Y, các Giám Mục Tổng Trưởng, Tổng Thư Ký các Bộ tại Tòa Thánh.
7:30 Tối: Đức Giáo Hoàng ăn bữa tối, xem tin tức trên truyền hình. Sau đó Ngài vào Nhà Nguyện để cầu nguyện trong yên lặng ban đêm.
Khi chuông Đại Thánh Đường Thánh Phêrô điểm 11 giờ đêm, đèn phòng ngủ của Đức Giáo Hoàng tắt và Ngài bắt đầu nghỉ đêm. ( VietCatholic News 19/06/2008, Lm Anphong Trần Đức Phương Phỏng theo Isabelle de Gaulmyn, “A day in the life of the Pope” trong Catholic Digest April 2008).
Ngày làm việc bận rộn của Chúa Giêsu, ngày làm việc của Đức Giáo Hoàng đều đầy ắp niềm vui cầu nguyện và hoạt động. Đó chính là khuôn mẫu cho mọi tín hữu.Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu (Ecclesia in Asia, 1999) nói đến đời sống cầu nguyện và hoạt động của mọi tín hữu: Muốn có một đời sống Kitô hữu đích thực, mọi người cần xác tín rằng: việc truyền giáo vừa là một hoạt động có chiêm niệm, vừa là một chiêm niệm có hoạt động (số 23). Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo xác định: “cầu nguyện thế nào thì sống như vậy” (số 2725).
Một ngày sống khởi đầu với kinh nguyện, thánh lễ, chúng ta được gia tăng lòng Tin Cậy Mến, nhờ đó mà nhiệt thành làm mọi việc sáng danh Chúa.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Một ngày bận rộn
(Mc 1,29-39)
Bài Tin Mừng cho thấy một ngày bận rộn của Chúa Giêsu. Giảng dạy trong hội đường rồi đến nhà chữa bệnh cho nhạc mẫu Phêrô. Buổi chiều cho đến tối mịt, Chúa chữa lành dân chúng đủ loại bệnh hoạn tật nguyền. Sáng sớm tinh mơ, Chúa dành thời gian đẹp nhất một ngày mới để cầu nguyện cùng Chúa Cha.
Công việc bề bộn của Chúa Giêsu tạo nên khuôn mẫu cho tất cả các môn sinh. Nhịp sống mỗi ngày của Chúa với khởi đầu là cầu nguyện rồi rao giảng và chữa lành thể xác tâm hồn cho con người.
1. Cầu nguyện:
Sáng sớm, Chúa Giêsu tìm nơi thanh vắng cầu nguyện (1,35). Suốt ngày lo toan với bao nhiêu là công việc, tiếp xúc đủ thứ hạng người, Chúa Giêsu dành buổi sáng tinh mơ để tâm sự trao đổi với Cha. Cầu nguyện là nhu cầu thật sự của Chúa Giêsu. Người cần có thời gian sống riêng tư một mình. Người cần sống bên Cha, tâm sự về gánh nặng công việc, về nổi đau khổ của loài người, về cuộc chiến chống Satan. Người thấy mình cần được Cha cảm thông và nâng đỡ, cần ánh sáng và nghị lực để làm tròn sứ mạng.Người cầu nguyện vì yêu mến, khao khát được kết hiệp với Cha. Một ngày mới khởi đầu như thế để múc nguồn sức mạnh cho hoạt động truyền giáo.
2. Rao giảng
Việc quan trọng thứ hai là rao giảng Tin mừng. “Ngày Sabát, Chúa Giêsu vào hội đường giảng dạy”(1,21). Người đọc Sách Thánh và giải nghĩa. “Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền” (1,22). Cả phương pháp và bầu khí giảng dạy của Người đều như một sự mạc khải mới mẻ. Chúa giảng với một uy quyền vượt xa các luật sĩ kinh sư thời đó. Chúa giảng như Đấng có thẩm quyền của chính Thiên Chúa tối cao. Chúa hoàn toàn độc lập khi giảng dạy. Người không trích dẫn, không dựa vào thế giá một chuyên viên nào. Vì thế, giáo lý của Chúa mới mẻ, người nghe đón nhận như luồng gió mát dịu từ thiên đàng thổi tới, lòng người cảm mến hân hoan, tâm hồn rộng mở hướng về trời cao với Chúa Cha. Trong Bài Đọc II, Thánh Phaolô nói đến bổn phận rao giảng Phúc Âm mà ngài đã lãnh nhận. Thánh nhân đã chu toàn và để công cuộc rao giảng được kết quả, “tôi đã trở nên yếu đuối với người yếu đuối… trở nên mọi sự cho mọi người.”
3. Chữa lành thể xác tâm hồn.
Lời giảng dạy thể hiện bằng hành vi yêu thương. Lời nói đi đôi với việc làm. Đó chính là yếu tố làm cho lời nói có sức thuyết phục. “Ra khỏi hội đường, Chúa Giêsu vào nhà ông Simon… Bà nhạc của ông Simon đang bị sốt. Chúa Giêsu đến bên giường, cầm tay bà mà đỡ dậy;cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài” (1,29-31).Chúa Giêsu làm một cử chỉ thân ái là cầm lấy tay bà và nâng dậy, như sau này Người cầm tay đứa con gái ông trưởng hội đường, một cô bé mười hai tuổi đã chết lại đứng dậy được (Mc 5,41), như sau này Người cầm tay cậu bé bị động kinh nằm trên đất, nâng cậu dậy và cho cậu đứng lên (Mc 9,27).
“Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người” (1,32). Căn nhà ông Simon nhỏ hẹp, các bệnh nhân phải đứng thành nhiều vòng bên ngoài chờ đợi đến lượt mình. Tất cả đều được Chúa chữa lành. Tác giả Thánh vịnh trong bài đáp ca cũng có cùng một cảm nghiệm đó khi nói: “Chính Người chữa những kẻ dập nát tâm can, và băng bó vết thương tâm của họ”. Thánh Phêrô trong sách Công vụ Tông đồ cũng đã làm chứng: “Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người” (Cv 10,38). Chúa Giêsu đụng chạm đến biển khổ của nhân loại. Người không mong múc cạn, chỉ mong làm vơi đi, chỉ mong cùng chia sẻ và ban cho nó một ý nghĩa. Chúa Giêsu có một trái tim rung động “chạnh lòng thương”, một tấm lòng bao dung vô bờ bến.Rao giảng Tin Mừng yêu thương, làm phép lạ chữa lành, mở rộng vòng tay đón nhận và tha thứ những kẻ tội lỗi. Chúa chữa lành bệnh tật thể xác và tâm hồn con người. Gặp Chúa, những ai sống ích kỷ đều trở nên quãng đại, những ai ghen ghét hận thù đều trở thành yêu thương tha thứ. Gặp Chúa, con người tìm được mùa xuân cuộc đời.
4. Một ngày làm việc của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI
5:30 sáng: Khi công trường Thánh Phêrô còn đang yên tĩnh trong bầu khí buổi sáng sớm của thành Rôma và chờ đợi những đoàn du khách sẽ lần lượt kéo đến, trên tầng thứ ba của tòa nhà nơi Đức Gáo Hoàng cư ngụ và làm việc, người ta thấy ánh sáng đèn bắt đầu chiếu lên; đó là lúc Đức Giáo Hoàng thức dậy và bắt đầu một ngày mới với những giờ phút cầu nguyện và tĩnh tâm sáng.
7:00 sáng: Đức Giáo Hoàng dâng Thánh Lễ tại nhà nguyện riêng cùng với sự hiện diện của hai Đức Ông Goerg Gaenswein và Alfred Zuereb (hai vị Thư Ký của Đức Giáo Hoàng) và bốn người giúp việc. Thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì thường có thêm một số khách được vào cùng dâng lễ.
8:30 sáng: Đức Giáo Hoàng làm việc tại Văn phòng riêng. Nếu trời tốt, cửa sổ nhìn ra công trường Thánh Phêrô sẽ mở (chính từ cửa sổ này, vào mỗi trưa Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng nguyện kinh Truyền Tin cùng với các khách hành hương tụ tập tại công trường Thánh Phêrô phía dưới). Một trong hai Đức Ông Thư ký sẽ đem đến cho Đức Giáo Hoàng tập các văn kiện, bản tóm lược các tin tức quan trọng trên thế giới, chương trình làm việc trong ngày, những người Ngài sẽ gặp và những đề tài chính sẽ đề cập đến.
11:00 Trưa: Đức Giáo Hoàng xuống phòng tiếp tân ở tầng hai để tiếp các vị thủ lãnh các quốc gia, các vị Giám Mục, các nhân vật quan trọng… đã được sắp xếp theo chương trình. Sau đó Ngài tiếp các khách đến viếng thăm tại thư viện riêng.
1:30 Trưa: Đức Giáo Hoàng dùng bữa trưa đơn giản tại phòng ăn ở tầng ba với các viên chức hoặc đôi khi có khách được mời. Sau đó Đức Giáo Hoàng thường chơi Piano, đặc biệt những bản của Mozart, rồi đi dạo một chút trước khi nghỉ trưa.
3:30 Chiều: Đức Giáo Hoàng lại làm việc tại văn phòng để duyệt lại các văn kiện và các bài diển văn.
Vào Mùa Đông từ 4:00 đến 4:45 chiều (vào mùa Hè từ 6:45 đến 7:30) Ngài ra vườn để đi dạo với hai vị thư ký.
6:00 Chiều: Ngài gặp gỡ tại văn phòng riêng, các vị cố vấn thân cận, như các Đức Hồng Y, các Giám Mục Tổng Trưởng, Tổng Thư Ký các Bộ tại Tòa Thánh.
7:30 Tối: Đức Giáo Hoàng ăn bữa tối, xem tin tức trên truyền hình. Sau đó Ngài vào Nhà Nguyện để cầu nguyện trong yên lặng ban đêm.
Khi chuông Đại Thánh Đường Thánh Phêrô điểm 11 giờ đêm, đèn phòng ngủ của Đức Giáo Hoàng tắt và Ngài bắt đầu nghỉ đêm. ( VietCatholic News 19/06/2008, Lm Anphong Trần Đức Phương Phỏng theo Isabelle de Gaulmyn, “A day in the life of the Pope” trong Catholic Digest April 2008).
Ngày làm việc bận rộn của Chúa Giêsu, ngày làm việc của Đức Giáo Hoàng đều đầy ắp niềm vui cầu nguyện và hoạt động. Đó chính là khuôn mẫu cho mọi tín hữu.Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu (Ecclesia in Asia, 1999) nói đến đời sống cầu nguyện và hoạt động của mọi tín hữu: Muốn có một đời sống Kitô hữu đích thực, mọi người cần xác tín rằng: việc truyền giáo vừa là một hoạt động có chiêm niệm, vừa là một chiêm niệm có hoạt động (số 23). Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo xác định: “cầu nguyện thế nào thì sống như vậy” (số 2725).
Một ngày sống khởi đầu với kinh nguyện, thánh lễ, chúng ta được gia tăng lòng Tin Cậy Mến, nhờ đó mà nhiệt thành làm mọi việc sáng danh Chúa.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An