PDA

View Full Version : M - Một quyết định tồi tệ của tổng thống Barack Obama



Dan Lee
02-05-2009, 07:20 AM
Một quyết định tồi tệ của tổng thống Barack Obama


Một số nhận định của giáo sư Steven W. Mosher, Chủ tịch Học viện nghiên cứu dân số Hoa Kỳ, về quyết định của tân tổng thống Barack Obama gia tăng ngân qũy liên bang để tài trợ phá thai

Chiều tối ngày 23-1-2009 tổng thống tân cử Barack Obama đã ký sắc lệnh hủy bỏ việc cấm sử dụng ngân qũy liên bang để tài trợ và thăng tiến việc phá thai tại các nước đang trên đường phát triển, với mục đích gọi là để ”bảo vệ quyền lựa chọn của nữ giới”. Quyết định gia tăng ngân khoản tài trợ phá thai của tổng thống Obama đã tái mở ra cuộc tranh luận liên quan tới phá thai tại Hoa Kỳ, và đang di chuyển theo hướng đi dẫn tới chỗ đẩy mạnh việc nghiên cứu các tế bào gốc lấy từ phôi thai người.

Sắc lệnh của tổng thống tân cử Obama hủy bỏ lệnh cấm do tổng thống George Bush ký trước đây. Năm 1984 tổng thống Ronald Reagan đã thiết định điều sau này được gọi là ”lý thuyết của thành phố Mehicô”, do sự kiện Liên Hiệp Quốc đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh về dân số tại thành phố này trong năm đó. Một cách cụ thể, tổng thống Reagan cấm không được dùng ngân qũy liên bang để tài trợ cho các tổ chức phi chính quyền, các nhóm cổ võ phá thai và các nhà thương phá thai, hay tài trợ cho các chương trình kế hoạch hóa gia đình, trong đó người ta khuyến khích và thăng tiến việc phá thai.

Ngày 22-1-1993 tổng tống Bill Clinton đã ký sắc lệnh hủy bỏ lệnh cấm của tổng thống Reagan. Ông chọn ngày 22 tháng Giêng để ghi nhớ ngày Hoa Kỳ chấp nhận luật cho phép phá thai hồi năm 1973. Khi đắc cử tổng thống năm 2001, tổng tống George Bush ký sắc lệnh cấm dùng ngân khoản liên bang để tài trợ cho các hoạt động phá thai, cũng vào ngày 22 tháng Giêng.

Trước đây tổng thống Barack Obama đã cho biết là ông sẽ hủy bỏ sắc lệnh của tổng thống Bush. Tuy nhiên vì ngày 22 tháng Giêng đã có hàng chục ngàn người thuộc các phong trào bảo vệ sự sống biếu tình trước Tòa Bạch Ốc, nên tổng thống Obama dời ngày ký sắc lệnh vào hôm sau. Nó diễn tả ý hướng của ông không muốn đụng độ với phong trào bảo vệ sự sống và gây chia rẽ trong nước, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng tài chánh kinh tế trầm trọng hiện nay, đang cần sự dấn thân và đoàn kết của mọi thành phần nhân dân.

Thật ra trước đó Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã mạnh mẽ lên tiếng bầy tỏ sự bất đồng lớn với chính quyền trong vấn đề này. Đức Hồng Y Joseph Rigali, Tổng Giám Mục Philadelfia, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ sự sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã khẳng định rằng: ”Một chính quyền muốn giảm các vụ phá thai, thì không được dành ngân khoản liên bang cho các nhóm thăng tiến phá thai”. Ngoài ra Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ cũng lo sợ rằng người ta sẽ đi tới chỗ tái thảo luận các luật lệ liên bang và tiểu bang đã được đưa ra nhằm giảm bớt hậu qủa tai hại của luật cho phép phá thai, được quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua cách đây 36 năm.

Đức Cha Thomas Gerard Wenski, Giám Mục Orlando, tiểu bang Florida, tuyên bố: ”Chúng tôi lo âu về sự kiện các nhà ý thức hệ phò phá thai có thể thắng thế trong quốc hội và đề nghị lên tổng thống Obama một dự thảo luật cho phép phá thai một cách tự do và triệt để hơn”.

Báo Quan Sát Viên Roma của Tòa Thánh coi quyết định này của tổng thống Obama là một ”quyết định rất gây thất vọng”. Giáo Hội sẵn sàng tranh đấu nếu tổng thống Obama ký nhận một đạo luật hủy bỏ tất cả các hạn chế phá thai đã được chấp nhận trên bình diện liên bang cũng như tiểu bang.

Theo tổng thống Obama trong 8 năm vừa qua các hạn chế phá thai đã ”gây thiệt hại cho các nỗ lực thăng tiến chương trình gia đình an ninh và hữu hiệu tại các nước đang trên đường phát triển”. Trong các tuần tới đây chính quyền Hoa Kỳ sẽ bắt đầu nói chuyện thẳng thắn về việc kế hoạch hóa gia đình và hoạt động để tìm ra một khoảng trống chung nhằm đáp ứng các nhu cầu của nữ giới và gia đình tại Hoa Kỳ và trên thế giới. Một cách cụ thể đó là tái cho phép dùng ngân khoản liên bang để tài trợ cho hoạt động của các tổ chức tự do lựa chọn phá thai. Nó cũng liên quan tới việc dùng ngân qũy liên bang để tài trợ cho việc nghiên cứu các tế bào gốc lấy từ các phôi thai người.

Lựa chọn của tổng thống tân cử Obama khiến cho các tổ chức bảo vệ sự sống thất vọng. Bà Charmaine Yoest, Chủ tịch Liên Minh bảo vệ sự sống Hoa Kỳ tuyên bố rằng: “Tài trợ phá thai là phỉ nhổ vào mặt người dân Hoa Kỳ”.

Bình luận về quyết định trên đây của tống thống Obama, Đức Cha Elio Sgreccia, nguyên Chủ tịch Hàn Lâm viện Sự sống của Tòa Thánh nói: ”Có biết bao nhiêu điều tốt lành có thể chọn lựa nhưng tổng thống Obama đã không làm, mà lại lựa chọn điều xấu nhất: đó là tàn sát trẻ em vô tội”.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của giáo sư Steven W. Mosher, Chủ tịch Học viện nghiên cứu dân số Hoa Kỳ, về quyết định của tân tổng thống Barack Obama gia tăng ngân qũy liên bang để tài trợ các vụ phá thai.

Vào đầu thập niên 1980 ông Mosher đã là nhà báo đầu tiên trên thế giới nghiên cứu về các hành động tàn ác của nhà nước cộng sản Bắc Kinh trong việc áp dụng “đường lối chính trị mỗi gia đình một con”. Ông cũng đã công bố bản tường trình chứng minh cho thấy ”Ngân Qũy dân số của Liên Hiệp Quốc” và ”Liên hiệp quốc tế làm cha mẹ có kế hoạch” có liên lụy tới các vụ phá thai và làm tuyệt đường sinh sản tại Trung Quốc. Chính bản tường trình này của ông đã khiến cho tổng thống George Bush quyết định không tài trợ cho hai cơ quan này nữa.

Hỏi: Thưa giáo sư Mosher, giáo sư nghĩ gì về quyết định trên đây của tổng thống Barack Obama?

Đáp: Quyết định, qua đó tổng thống tân cử Barack Obama cho phép sử dụng ngân khoản liên bang để tài trợ cho các tổ chức phò phá thai, là một thí dụ của ”đế quốc Mỹ”. Trong khi đa số các nước trên thế giới cấm phá thai hay chỉ cho phép phá thai trong một số trường hợp, mà tổng thống Obama lại đưa ra quyết định như thế là vi phạm các nguyên tắc của tất cả mọi tôn giáo trên thế giới dậy tôn trọng phẩm giá và sự sống con người.

Hỏi: Luật chống phá thai do tổng thống Ronald Reagan thông qua hồi năm 1984 dựa trên các nguyên tắc nào thưa giáo sư?

Đáp: Tư tường hướng dẫn nòng cốt đó là phá thai luôn luôn là một biến cố gậy tranh luận tại khắp nơi trên thế giới này. Đa số người dân Mỹ chống lại sư kiện chính quyền sử dụng ngân qũy liên bang, phát xuất từ tiền thuế của họ, để tài trợ các vụ phá thai. Và đa số các quốc gia trên thế giới đều đưa ra rất nhiều hạn chế đối với việc phá thai. Đó là chưa kể tới các quốc gia hoàn toàn cấm phá thai. Các tổ chức Mỹ cổ động việc phá thai khiến cho Hoa Kỳ có một bộ mặt xấu xa đối với nữ giới thuộc các nước đang trên đường phát triển.

Hỏi: Ai là người thủ lợi và ai là kẻ bị thiệt thòi trong vụ thay đổi luật lệ và đường hướng chính trị này thưa giáo sư?

Đáp: Những kẻ được lợi đầu tiên là các tỗ chức cổ võ phá thai thuộc ”Liên hiệp quốc tế làm cha mẹ có kế hoạch”. Họ sẽ thăng tiến phá thai tại những nơi nào được phép phá thai, họ sẽ tranh đấu để cho luật phá thai được chấp nhận tại những nơi nào chưa được chấp nhận bằng cách thực hiện nhiều cuộc phá thai hơn tại và thách thức các luật lệ địa phương.

Hiện nay trên thế giới có 130 quốc gia cấm phá thai hay chỉ chấp nhận cho phép phá thai trong một số tình trạng đặc biệt. Chẳng hạn nhiều nước Mỹ châu Latinh minh định rằng sự sống con người bắt đầu từ lúc thụ thai do đó chính quyền bảo vệ trẻ em chưa sinh ra. Nhưng các tổ chức như ”Ngân Qũy dân số của Liên Hiệp Quốc” và ”Liên hiệp quốc tế làm cha mẹ có kế hoạch” và các tổ chức tương tự phò phá thai thì lại thàch đố các luật lệ và quyền tối thượng của các nước này, và muốn thay đổi mọi sự.

Họ bêu riếu trẻ em chưa sinh ra, và coi các em như một vật gì đó chứ không phải là người, có phẩm giá và tất cả mọi quyền thiêng liêng của một con người, trong đó có quyền nền tảng đầu tiên là quyền sống.

Nhưng chính vì không coi các bào thai là người, nên các tổ chức nói trên tìm cách tước đoạt quyền sống của các thai nhi, không bảo vệ chúng, và thực hiện các vụ phá thai bất hợp pháp. Một cung cách hành xử như thế lại chẳng phài là “chủ nghĩa đế quốc văn hóa, thì còn là cái gì nữa?

(Avvenire 25-1-2209)
Linh Tiến Khải