Dan Lee
02-05-2009, 04:16 PM
PHỤC VỤ
http://vietcatholic.net/pics/120103_emTE15_prv.gif
Mọi người đều biết đại sư thích làm việc hơn là về ở ẩn, nhưng cái mà đại sư thường nhấn mạnh là làm việc “trong hoàn cảnh giác ngộ.”
Các đệ tử truy hỏi “hoàn cảnh giác ngộ” là ý nghĩa gì, nó có phải chỉ đến “động cơ thuần túy” không?”
- “Tuyệt đối không phải”, đại sư nói: “Thử nghĩ coi, khi con khỉ nắm đuôi con cá từ trong suối ra, động cơ của nó thuần túy biết bao.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
“Động cơ thuần túy” là làm theo bản năng của mình.
Con khỉ nắm đuôi kéo con cá từ trong suối ra, thì lý luận theo bản năng của nó là để cứu con cá khỏi chết đuối, mà không biết rằng, cá ra khỏi nước là cá chết.
Có một vài người Ki-tô hữu thường cầu nguyện theo “động cơ thuần túy” của mình, nên cứ cầu nguyện những lời theo thói quen mỗi ngày, mà không suy niệm đến những ơn lành mà Chúa đã ban cho mình trong cuộc sống, họ cầu nguyện hết xin ơn này rồi đến xin ơn nọ, họ hết cầu nguyện cho mình rồi đến cầu nguyện cho gia đình, chứ không hề nghĩ đến tha nhân rất cần đến lời cầu nguyện của họ.
Cầu nguyện, đọc kinh hay tham dự thánh lễ theo “động cơ thuần túy” thì chẳng khác gì dì xem kịch nói, chằng khác gì cái máy phát thanh trên tàu lửa hể đến trạm dừng là tự động phát ra lời nhắc nhở.v.v...
Chẳng ích lợi gì cả nếu chúng ta chỉ làm việc theo “động cơ thuần túy” của mình. Bởi vì như thế không phải là động cơ yêu mến và ca ngợi danh Chúa, mà là động cơ vì nhu cầu ích kỷ của mình mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://vietcatholic.net/pics/120103_emTE15_prv.gif
Mọi người đều biết đại sư thích làm việc hơn là về ở ẩn, nhưng cái mà đại sư thường nhấn mạnh là làm việc “trong hoàn cảnh giác ngộ.”
Các đệ tử truy hỏi “hoàn cảnh giác ngộ” là ý nghĩa gì, nó có phải chỉ đến “động cơ thuần túy” không?”
- “Tuyệt đối không phải”, đại sư nói: “Thử nghĩ coi, khi con khỉ nắm đuôi con cá từ trong suối ra, động cơ của nó thuần túy biết bao.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
“Động cơ thuần túy” là làm theo bản năng của mình.
Con khỉ nắm đuôi kéo con cá từ trong suối ra, thì lý luận theo bản năng của nó là để cứu con cá khỏi chết đuối, mà không biết rằng, cá ra khỏi nước là cá chết.
Có một vài người Ki-tô hữu thường cầu nguyện theo “động cơ thuần túy” của mình, nên cứ cầu nguyện những lời theo thói quen mỗi ngày, mà không suy niệm đến những ơn lành mà Chúa đã ban cho mình trong cuộc sống, họ cầu nguyện hết xin ơn này rồi đến xin ơn nọ, họ hết cầu nguyện cho mình rồi đến cầu nguyện cho gia đình, chứ không hề nghĩ đến tha nhân rất cần đến lời cầu nguyện của họ.
Cầu nguyện, đọc kinh hay tham dự thánh lễ theo “động cơ thuần túy” thì chẳng khác gì dì xem kịch nói, chằng khác gì cái máy phát thanh trên tàu lửa hể đến trạm dừng là tự động phát ra lời nhắc nhở.v.v...
Chẳng ích lợi gì cả nếu chúng ta chỉ làm việc theo “động cơ thuần túy” của mình. Bởi vì như thế không phải là động cơ yêu mến và ca ngợi danh Chúa, mà là động cơ vì nhu cầu ích kỷ của mình mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.