Dan Lee
02-06-2009, 08:02 AM
ĐỨC GIÊSU KITÔ: NGUỒN AN ỦI KHỔ ĐAU
=========================== Mc 1:29-39
Đức Phật Thích Ca đã từng nói: “Đời là bể khổ. Hữu sinh hữu khổ. Cái sinh, cái bệnh, cái già, cái chết đều là khổ”. Ông Gióp đang sung sướng mạnh khoẻ, làm ăn phát tài phát lộc; bổng dưng nhiều tai hoạ đổ xuống gia đình ông: Gióp đau khổ trăm chiều. Bà nhạc mẫu Phêrô đang sinh hoạt bình thường, bất ngờ cơn cảm sốt kéo đến, khiến bà yếu mệt liệt giường liệt chiếu. Dân chúng thành Capharnaum tự nhiên có nhiều người nhuốm bệnh nặng nề, thậm chí có kẻ bị quỷ ám đau đớn triền miên.
Cái khốn khổ, cái đau đớn do đâu mà có? Đứng trước sự khó bất đắc dĩ, con người xử trí ra sao? Đâu là nguồn ủi an, hy vọng giúp con người vượt thắng sự khổ? Thiết tưởng, hình ảnh các bệnh nhân thành Capharnaum ùn ùn tập trung tụ họp trước cửa nhà mẹ vợ Phêrô trong Phúc Âm hôm nay, có thể giúp ta phần nào tìm được câu trả lời thoả đáng cho một vài thắc mắc ấy.
A. Đau khổ trong đời sống con người.
1. Qua bài đọc Cựu Ước (G 7:1-4.6-7), tác giả cho ta thấy hình ảnh ông Gióp, một người tôi trung của Thiên Chúa. Ông là người đạo hạnh ăn ngay ở lành, kính mến Chúa đêm ngày. Chúa ban cho công việc ông ngày càng phát triển, con cái khoẻ mạnh dâu hiền rể thảo. Satan ghen tị Gióp, gièm pha với Chúa rằng: vì Chúa cho Gióp đầy đủ mọi sự tốt đẹp, ông ta mới tôn thờ Chúa; nếu Chúa thử giơ tay làm cho Gióp bị “khủng hoảng kinh tế” xem, chắc chắn ông ta sẽ nguyền rủa Chúa, không còn yêu mến Chúa đâu? Chúa đồng ý để Satan thử thách Gióp.
Một ngày nọ, tin buồn liên tục xảy đến cho Gióp: con trai con gái bị nhà sập đè chết, gia súc bị cướp phá, lửa thiêu rụi chết hết, tài sản trong trang trại phút chốc tan hoang, bản thân Gióp bị ung nhọt ghẻ lở ghê gớm. Đau đớn vì bị phá sản mất hết mọi sự, phải tự làm nuôi thân, Gióp đã than thở xót xa: “Lao động nhọc nhằn là kiếp sống con người trên mặt đất này. Ngày của họ giống như ngày của kẻ làm công, như một người nô lệ…Tôi phải buồn sầu cho đến tối, mắt tôi không thấy hạnh phúc”.
Tâm tư buồn bã, số phận đau khổ, hoàn cảnh mất mát: con người tự than trách về mình.
2. Nơi bài Phúc Âm (Mc 1:29-39), ta lại gặp những trạng huống tương tự: nhạc mẫu Phêrô nhuốm bệnh năng, cảm sốt li bì nằm trên giường mất sức; dân làng lắm người mắc phải những chứng bệnh khác nhau, có kẻ còn bị qủy ám nữa…Ai ai cũng lộ vẻ hốc hác đau đớn vì giảm sút sức khoẻ.
Bệnh tật làm ngao ngán, mệt mỏi tinh thần lẫn thể lý trong con người.
3. Câu hỏi được đặt ra: do đâu mà đau khổ xuất hiện? Có nhiều cách lý giải khác nhau:
+ Một số người cho rằng:
* Cái khổ có là do tự mình tạo ra.
Thí dụ: - tôi uống bia rượu nhiều, ung thư gan phổi là dễ có.
- tôi lái xe lạng lách, tai nạn giao thông là cái chắc.
* Cái khổ đến là do người khác gây nên cho mình.
Thí dụ: - thời chiến tranh, ngồi trong nhà vô tình bị đạn lạc chết bất ngờ.
- ngủ đêm ngon giấc: kẻ trộm vào nhà lấy mất tài sản, tiếc của xót xa.
* Cái khổ xảy ra là do hiện tượng thiên nhiên.
Thí dụ: - động đất lớn ở Trung Quốc, nhiều trường học nhà cửa bị chôn vùi.
- bão lớn Katrina 2005: thành phố New Orleans bị thiệt hại năng nề.
+ Giáo lý nhà Phật giải thích rằng:
* Cái khổ đến là do lòng tham, sân, si tiềm ẩn trong con người.
* Một khi lòng người còn ham muốn, còn khao khát, còn say mê… vẫn còn bị khổ.
Muốn hết khổ, phải diệt dục, diệt cái tham sân si trong mình.
+ Những trang Kinh Thánh (St 3:16-19) giúp ta hiểu rằng:
* Cái khổ là hình phạt do con người phạm tội bất tuân, không vâng lời Thiên Chúa.
Nó là hậu quả tội Nguyên Tổ: Adam Evà đã phạm tội mất nghĩa cùng Thiên Chúa,
và Tội đã xâm nhập vào thế gian, gây đau khổ và sự chết cho muôn người(Rm 5:12).
4. Thế thì: đứng trước cái khổ, con nguời đã xử trí ra sao? Nhìn chung,có 3 thái độ sau đây:
+ can đảm chịu đựng, dũng cảm đối diện.
Thí dụ: - hai kẻ yêu nhau, dù gia đình 2 bên không chấp nhận, họ sẵn sàng
chịu khổ vì tình: quyết một lòng chung thủy với nhau.
- các chiến sĩ hy sinh chiến đấu cho tổ quốc, bảo vệ nền tự do dân chủ.
+ buồn chán thất vọng, tìm cách trốn tránh hoặc tự sát.
Thí dụ: - biến cố 30/4/1975: chồng bị bó buộc đi cải tạo, vợ con ở nhà phải vào
vùng kinh tế mới. Cuộc sống cực khổ, thiếu ăn…đồ đạc trong nhà từ từ bán
hết để giải quyết cái đói. Cuối cùng, không còn gì để mang đi cầm đồ nữa,
mấy mẹ con mua gói thuốc chuột trộn vào cơm, cả nhà cùng ăn rồi chết.
- tài tử Lê Công Tuấn Anh uống độc dược tự tử vì hận tình 17/10/1996.
+ chấp nhận khổ cực cách miễn cuởng, chờ cơ hội thuận lợi sẽ vươn lên.
Thí dụ: - Phim “Papillon, người tù khổ sai”.
Dù đã nhiều lần thực hiện vượt ngục tốt đẹp nhưng Papillon vẫn luôn
bị bắt và chịu mọi cực hình. Bị đày ra một hoang đảo biệt lập đất liền,
Papillon cố nhẫn nhục nuôi ý chí vượt biển, tìm cơ hội thoát thân.
B. “HÃY ĐẾN VỚI TA”: Chúa Giêsu, nguồn ủi an mọi khổ đau con người.
1.Đau khổ là lẽ thường tình trong cuộc sống. Dù chấp nhận hay chối từ, đau khổ vẫn xảy đến
cho con người. Gặp đau khổ, con người đã sử dụng nhiều phương thế để chữa trị:
+ Bệnh nhân đau khổ phần xác, tìm thầy chạy thuốc.
Thí dụ: - gặp Bác Sĩ để chẩn bệnh: chích ngừa, lấy toa mua thuốc uống cho khỏi.
- nghe hàng xóm mách bảo: tập thể dục dưỡng sinh, chạy bộ mỗi sáng.
-được người thân giới thiệu: uống trà Bạch Liên giảm mỡ máu, tiểu đường
+ Bệnh nhân đau khổ tinh thần, tìm các nhà tham vấn tâm lý (counsellor).
Thí dụ: - vợ chồng sống chung lâu ngày: làm ăn vất vả lo toan cuộc sống, nảy sinh
hiểu lầm, lạnh lùng tình cảm, khô khan hạnh phúc..gặp nhà cố vấn tâm lý
mong giúp tìm ra vấn đề giải toả khó khăn cuộc sống.
+ Người có niềm tin đến các trung tâm, cơ sở tôn giáo: xin khấn nguyện, cầu tài…
Thí dụ: - hành hương Lộ Đức, lấy nước suối về uống với niềm tin xin Đức Mẹ
chữa lành bệnh tật.
- xuống Cà Mau đến mộ cha Trương bửu Diệp xin khấn được như ý muốn.
- vào trung tâm Fatima Bình Triệu: mong Đức Mẹ ban ơn theo ý mình xin.
+ Đến với Chúa Giêsu: vị lương y đại tài, làm thuyên giảm bệnh phần hồn phần xác.
Thí dụ: - các bệnh nhân Capharnaum đổ xô đến nhà mẹ vợ Phêrô tìm Chúa Giêsu
xin Ngài ra tay cứu giúp: xua trừ ma qủy, chữa lành mọi bệnh tật.
- người phung hủi van nài Chúa Giêsu thương xót giúp đỡ anh ( Phúc Âm
Chúa Nhật tuần sau: Mc 1:40-45 ).
2. Thật vậy: Chúa Giêsu, Đấng có uy quyền trong lời giảng ( Mc 1:22 ), Ngài cũng đầy quyền năng trong việc chữa trị bá bệnh giúp con người. Bất cứ ai có lòng tin vững mạnh vào Con Thiên Chúa, thì mọi sự sẽ nên trọn cho họ, vì Ngài đến để cứu chữa những gì đã hư mất, Ngài sẵn sàng “mang lấy các tật nguyền và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Is 53:4 / Mt 8:17).
Chúa Giêsu chính là nguồn an ủi cậy trông tối hậu cho mỗi bệnh nhân.
Thí dụ: - Viên sĩ quan đại đội trưởng (Lc 7:1-10) thành Capharnaum khẩn khoản hết
lời xin Chúa cứu giúp người đầy tớ của ông.
- Dù biết rõ em mình đã chết, nhưng Matta vẫn mạnh dạn tin tưởng vào lòng
thương xót của Chúa (Ga 11:21-22) phục hồi sự sống cho Ladarô.
- Người phụ nữ ngoại giáo Canaan (Mt 15:21-28) kiên trì xin Chúa chữa lành
cho con gái bà.
C. Lời nguyện kết:
Lạy Chúa Giêsu!
Mỗi người chúng con ai cũng có cái Khổ riêng mình
( bệnh tật, hạnh phúc gia đình, giáo dục con cái, sự nghiệp làm ăn, cộng đoàn..).
Chúng con muốn đến cùng Chúa,bám chặt nơi Chúa,như dân Capharnaum xưa.
Xin Chúa hãy đến và xoa dịu mọi khổ đau tật nguyền trong chúng con. Amen.
Lm. Dominic Trần Văn Điều, SDD
=========================== Mc 1:29-39
Đức Phật Thích Ca đã từng nói: “Đời là bể khổ. Hữu sinh hữu khổ. Cái sinh, cái bệnh, cái già, cái chết đều là khổ”. Ông Gióp đang sung sướng mạnh khoẻ, làm ăn phát tài phát lộc; bổng dưng nhiều tai hoạ đổ xuống gia đình ông: Gióp đau khổ trăm chiều. Bà nhạc mẫu Phêrô đang sinh hoạt bình thường, bất ngờ cơn cảm sốt kéo đến, khiến bà yếu mệt liệt giường liệt chiếu. Dân chúng thành Capharnaum tự nhiên có nhiều người nhuốm bệnh nặng nề, thậm chí có kẻ bị quỷ ám đau đớn triền miên.
Cái khốn khổ, cái đau đớn do đâu mà có? Đứng trước sự khó bất đắc dĩ, con người xử trí ra sao? Đâu là nguồn ủi an, hy vọng giúp con người vượt thắng sự khổ? Thiết tưởng, hình ảnh các bệnh nhân thành Capharnaum ùn ùn tập trung tụ họp trước cửa nhà mẹ vợ Phêrô trong Phúc Âm hôm nay, có thể giúp ta phần nào tìm được câu trả lời thoả đáng cho một vài thắc mắc ấy.
A. Đau khổ trong đời sống con người.
1. Qua bài đọc Cựu Ước (G 7:1-4.6-7), tác giả cho ta thấy hình ảnh ông Gióp, một người tôi trung của Thiên Chúa. Ông là người đạo hạnh ăn ngay ở lành, kính mến Chúa đêm ngày. Chúa ban cho công việc ông ngày càng phát triển, con cái khoẻ mạnh dâu hiền rể thảo. Satan ghen tị Gióp, gièm pha với Chúa rằng: vì Chúa cho Gióp đầy đủ mọi sự tốt đẹp, ông ta mới tôn thờ Chúa; nếu Chúa thử giơ tay làm cho Gióp bị “khủng hoảng kinh tế” xem, chắc chắn ông ta sẽ nguyền rủa Chúa, không còn yêu mến Chúa đâu? Chúa đồng ý để Satan thử thách Gióp.
Một ngày nọ, tin buồn liên tục xảy đến cho Gióp: con trai con gái bị nhà sập đè chết, gia súc bị cướp phá, lửa thiêu rụi chết hết, tài sản trong trang trại phút chốc tan hoang, bản thân Gióp bị ung nhọt ghẻ lở ghê gớm. Đau đớn vì bị phá sản mất hết mọi sự, phải tự làm nuôi thân, Gióp đã than thở xót xa: “Lao động nhọc nhằn là kiếp sống con người trên mặt đất này. Ngày của họ giống như ngày của kẻ làm công, như một người nô lệ…Tôi phải buồn sầu cho đến tối, mắt tôi không thấy hạnh phúc”.
Tâm tư buồn bã, số phận đau khổ, hoàn cảnh mất mát: con người tự than trách về mình.
2. Nơi bài Phúc Âm (Mc 1:29-39), ta lại gặp những trạng huống tương tự: nhạc mẫu Phêrô nhuốm bệnh năng, cảm sốt li bì nằm trên giường mất sức; dân làng lắm người mắc phải những chứng bệnh khác nhau, có kẻ còn bị qủy ám nữa…Ai ai cũng lộ vẻ hốc hác đau đớn vì giảm sút sức khoẻ.
Bệnh tật làm ngao ngán, mệt mỏi tinh thần lẫn thể lý trong con người.
3. Câu hỏi được đặt ra: do đâu mà đau khổ xuất hiện? Có nhiều cách lý giải khác nhau:
+ Một số người cho rằng:
* Cái khổ có là do tự mình tạo ra.
Thí dụ: - tôi uống bia rượu nhiều, ung thư gan phổi là dễ có.
- tôi lái xe lạng lách, tai nạn giao thông là cái chắc.
* Cái khổ đến là do người khác gây nên cho mình.
Thí dụ: - thời chiến tranh, ngồi trong nhà vô tình bị đạn lạc chết bất ngờ.
- ngủ đêm ngon giấc: kẻ trộm vào nhà lấy mất tài sản, tiếc của xót xa.
* Cái khổ xảy ra là do hiện tượng thiên nhiên.
Thí dụ: - động đất lớn ở Trung Quốc, nhiều trường học nhà cửa bị chôn vùi.
- bão lớn Katrina 2005: thành phố New Orleans bị thiệt hại năng nề.
+ Giáo lý nhà Phật giải thích rằng:
* Cái khổ đến là do lòng tham, sân, si tiềm ẩn trong con người.
* Một khi lòng người còn ham muốn, còn khao khát, còn say mê… vẫn còn bị khổ.
Muốn hết khổ, phải diệt dục, diệt cái tham sân si trong mình.
+ Những trang Kinh Thánh (St 3:16-19) giúp ta hiểu rằng:
* Cái khổ là hình phạt do con người phạm tội bất tuân, không vâng lời Thiên Chúa.
Nó là hậu quả tội Nguyên Tổ: Adam Evà đã phạm tội mất nghĩa cùng Thiên Chúa,
và Tội đã xâm nhập vào thế gian, gây đau khổ và sự chết cho muôn người(Rm 5:12).
4. Thế thì: đứng trước cái khổ, con nguời đã xử trí ra sao? Nhìn chung,có 3 thái độ sau đây:
+ can đảm chịu đựng, dũng cảm đối diện.
Thí dụ: - hai kẻ yêu nhau, dù gia đình 2 bên không chấp nhận, họ sẵn sàng
chịu khổ vì tình: quyết một lòng chung thủy với nhau.
- các chiến sĩ hy sinh chiến đấu cho tổ quốc, bảo vệ nền tự do dân chủ.
+ buồn chán thất vọng, tìm cách trốn tránh hoặc tự sát.
Thí dụ: - biến cố 30/4/1975: chồng bị bó buộc đi cải tạo, vợ con ở nhà phải vào
vùng kinh tế mới. Cuộc sống cực khổ, thiếu ăn…đồ đạc trong nhà từ từ bán
hết để giải quyết cái đói. Cuối cùng, không còn gì để mang đi cầm đồ nữa,
mấy mẹ con mua gói thuốc chuột trộn vào cơm, cả nhà cùng ăn rồi chết.
- tài tử Lê Công Tuấn Anh uống độc dược tự tử vì hận tình 17/10/1996.
+ chấp nhận khổ cực cách miễn cuởng, chờ cơ hội thuận lợi sẽ vươn lên.
Thí dụ: - Phim “Papillon, người tù khổ sai”.
Dù đã nhiều lần thực hiện vượt ngục tốt đẹp nhưng Papillon vẫn luôn
bị bắt và chịu mọi cực hình. Bị đày ra một hoang đảo biệt lập đất liền,
Papillon cố nhẫn nhục nuôi ý chí vượt biển, tìm cơ hội thoát thân.
B. “HÃY ĐẾN VỚI TA”: Chúa Giêsu, nguồn ủi an mọi khổ đau con người.
1.Đau khổ là lẽ thường tình trong cuộc sống. Dù chấp nhận hay chối từ, đau khổ vẫn xảy đến
cho con người. Gặp đau khổ, con người đã sử dụng nhiều phương thế để chữa trị:
+ Bệnh nhân đau khổ phần xác, tìm thầy chạy thuốc.
Thí dụ: - gặp Bác Sĩ để chẩn bệnh: chích ngừa, lấy toa mua thuốc uống cho khỏi.
- nghe hàng xóm mách bảo: tập thể dục dưỡng sinh, chạy bộ mỗi sáng.
-được người thân giới thiệu: uống trà Bạch Liên giảm mỡ máu, tiểu đường
+ Bệnh nhân đau khổ tinh thần, tìm các nhà tham vấn tâm lý (counsellor).
Thí dụ: - vợ chồng sống chung lâu ngày: làm ăn vất vả lo toan cuộc sống, nảy sinh
hiểu lầm, lạnh lùng tình cảm, khô khan hạnh phúc..gặp nhà cố vấn tâm lý
mong giúp tìm ra vấn đề giải toả khó khăn cuộc sống.
+ Người có niềm tin đến các trung tâm, cơ sở tôn giáo: xin khấn nguyện, cầu tài…
Thí dụ: - hành hương Lộ Đức, lấy nước suối về uống với niềm tin xin Đức Mẹ
chữa lành bệnh tật.
- xuống Cà Mau đến mộ cha Trương bửu Diệp xin khấn được như ý muốn.
- vào trung tâm Fatima Bình Triệu: mong Đức Mẹ ban ơn theo ý mình xin.
+ Đến với Chúa Giêsu: vị lương y đại tài, làm thuyên giảm bệnh phần hồn phần xác.
Thí dụ: - các bệnh nhân Capharnaum đổ xô đến nhà mẹ vợ Phêrô tìm Chúa Giêsu
xin Ngài ra tay cứu giúp: xua trừ ma qủy, chữa lành mọi bệnh tật.
- người phung hủi van nài Chúa Giêsu thương xót giúp đỡ anh ( Phúc Âm
Chúa Nhật tuần sau: Mc 1:40-45 ).
2. Thật vậy: Chúa Giêsu, Đấng có uy quyền trong lời giảng ( Mc 1:22 ), Ngài cũng đầy quyền năng trong việc chữa trị bá bệnh giúp con người. Bất cứ ai có lòng tin vững mạnh vào Con Thiên Chúa, thì mọi sự sẽ nên trọn cho họ, vì Ngài đến để cứu chữa những gì đã hư mất, Ngài sẵn sàng “mang lấy các tật nguyền và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Is 53:4 / Mt 8:17).
Chúa Giêsu chính là nguồn an ủi cậy trông tối hậu cho mỗi bệnh nhân.
Thí dụ: - Viên sĩ quan đại đội trưởng (Lc 7:1-10) thành Capharnaum khẩn khoản hết
lời xin Chúa cứu giúp người đầy tớ của ông.
- Dù biết rõ em mình đã chết, nhưng Matta vẫn mạnh dạn tin tưởng vào lòng
thương xót của Chúa (Ga 11:21-22) phục hồi sự sống cho Ladarô.
- Người phụ nữ ngoại giáo Canaan (Mt 15:21-28) kiên trì xin Chúa chữa lành
cho con gái bà.
C. Lời nguyện kết:
Lạy Chúa Giêsu!
Mỗi người chúng con ai cũng có cái Khổ riêng mình
( bệnh tật, hạnh phúc gia đình, giáo dục con cái, sự nghiệp làm ăn, cộng đoàn..).
Chúng con muốn đến cùng Chúa,bám chặt nơi Chúa,như dân Capharnaum xưa.
Xin Chúa hãy đến và xoa dịu mọi khổ đau tật nguyền trong chúng con. Amen.
Lm. Dominic Trần Văn Điều, SDD