PDA

View Full Version : N - Nơi bảo đảm tuyệt đối của chúng ta là Thiên Chúa



Dan Lee
02-06-2009, 03:37 PM
Chúa Nhật 5 thường niên B

Nơi bảo đảm tuyệt đối của chúng ta là Thiên Chúa

(Job 7:1-4, 6-7; Psalm 147; 1 Corinthians 9: 16-19, 22-23; Mark 1: 29-39)

Khi người ta còn trẻ, một năm dường như là một khoảng thời gian dài vô tận – nhất là một năm học ôi sao mà dài thế! Không ai có thể tưởng tượng mình như là "lão". Nhưng năm tháng cứ vùn vụt qua đi như bóng câu cửa sổ ngay khi và trước khi chúng ta biết nó, chúng ta là "thế đó". Rồi cuộc đời dường như thật ngắn và, đối với một vài người, thậm chí nó có thể là kiếp khổ đau được miêu tả trong sách Job. Và thậm chí lai còn những người có thể bị xúc động trước nghi vấn về tất cả ý nghĩa cuộc đời – hôm nay ở đây và ngày mai ra đi, nay đây mai đó - biết ra sao ngày sau.

Nhưng đó là chìa khóa: ý nghĩa. Mất ý nghĩa có lẽ là một trong những thử thách lớn nhất mà con người hiện đại đang đối diện. Khi ý nghĩa làm rã rời tuyệt vọng, hành vi tự hủy diệt và yếm thế không xa phía sau. Lời than vãn của Job trong bối cảnh đau khổ của ông không thể giải thích được. Ông không hiểu được – lương tâm của mình trong sáng – và tuy nhiên thế giới của ông tiếp tục đổ vỡ xung quanh ông. Ý nghĩa đã chạy trốn. Nhưng niềm tin của ông đối với Thiên Chúa mãi mãi không cùng, bất chấp tất cả lời khuyên có ý tốt mà ông nhận được. Niềm tin cậy và phó thác vào Thiên Chúa quan trọng hơn niềm mong mỏi của ông đối với ý nghĩa đau khổ của mình. Cuối cùng, đức tin của ông đã được chứng minh, sức khỏe của ông được hồi phục và ông trở nên giàu có, nhưng ông không bao giờ nhận được một lời giải thích cho tất cả những gì mà ông đã trải qua.

Và vì thế nó cùng với chúng ta: đôi khi chúng ta muốn hiểu "tại sao" về hoàn cảnh của mình, nhưng thường chúng ta không biết và sẽ không bao giờ biết. Một nguồn nghị lực và sức mạnh mà chúng ta được bảo đảm an toàn là sự hiện diện của Thiên Chúa (ngay cả khi chúng ta chưa nhận ra điều đó) với tình yêu chung thủy của Người. Chúng ta có thể chấp nhận những đấu tranh gian khổ và vượt qua những chối bỏ của cuộc sống đã làm u ám tâm hồn và ý chí của chúng ta hoặc lấy mất niềm tin của chúng ta – và còn nhiều thứ nữa. Về phương diện khác, có thể tự chấp nhận để được hình thành niềm tin bởi chúng – sự lựa chọn này là của chúng ta. Chúng ta luôn nhớ rằng Thiên Chúa không bao giờ vắng mặt và cũng không bao giờ bỏ mặc chúng ta.

Bản ngã và bản chất có thể làm việc vượt thời gian qui định phá vỡ luật lệ những chịu đựng của chúng ta để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Sự hưởng ứng của Paul (mặc dù đôi khi ông vấp ngã với thời gian ngắn ngủi) đơn giản là chỉ để chúng ta cho đi tất cả những chống đỡ để hình thành bản chất con người. Ông không cố gắng để đóng vai một người cai trị bằng vũ lực hoặc người nắm quyền lực tinh thần, và ông cũng chẳng ôm ấp những thành tựu, địa vị trước đó của mình như một Pharisee. Việc chối từ để ở lại xa rời những người thường và những quan hệ, có nghĩa ông bằng lòng hơn để nói lên ngôn ngữ ẩn dụ của họ và đồng hành với họ. Trong một cách thức tương tự, chúng ta nên noi gương sự độ lượng và lòng nhân ái thánh thiện bằng cách đưa tay đón nhận và gặp gỡ mọi người nơi mà họ mong muốn, nơi mà chúng ta muốn mời gọi họ.

Những biểu tượng đạo đức của chúng ta nói với chúng ta rằng, chúng ta không phải chỉ tuân theo bản tính thiêng liêng cùa Chúa Kitô một cách nghiêm ngặt mà còn phải tuân theo bản tính loài người của Người. Điều này quả khó đối với các Kitô hữu để thực hiện vì hầu như luôn có sự đảm đương mọi việc một cách dễ dàng đối với Chúa Jesus, và rằng Người có thể phúc đáp mọi việc ngay tức khắc. Sự việc này Mark cũng đề cập đến. Sau khi thực hiện và hoàn thành chữa trị lành bệnh và xua đuổi ma quỷ bằng phép lạ và lời cầu nguyện, chúa Jesu đã tự thấy mình như lênh đênh giữa đại dương cùng khổ của loài người. Nhiều người đã rơi vào tuyệt vọng và họ, từng đoàn đã tìm đến Người.Chúa Jesus cảm thấy rất cần cả hai: được một mình, và cầu nguyện cho họ. Người cần thiết hơn nhiều mà chúng ta tưởng tượng. Người đã phải định hướng lại sứ mệnh ban đầu của mình để nhận thức rõ những gì nên làm sắp tới. Người đã phải tìm kiếm sự hướng dẫn và giải đáp cho chúng ta kịp thời và đúng lúc. Khi các Tông đồ tìm thấy Người, họ hổn hển báo tin cho Người biết rằng có nhiều người đang tìm kiếm Người – có lẽ hy vọng và mong rằng lại được chữa bệnh bằng quyền năng siêu nhiên. Nhưng điều đó đã không xảy ra.

Với ý thức minh bạch về sứ mệnh và mục đích, Người đã tuyên bố kiên quyết rằng họ phải tiếp tục đi tới. Sứ mệnh của Người là để rao giảng Tin Mừng cho những thị trấn và những thành phố khác, và đó là những gì Người đã có ý định thực hiện.

Thông thường những chọn lựa khó khăn nhất của chúng ta không phải là giữa cái thiện và cái ác, mà đó là giữa cái thiện và cái vượt trên biểu tượng của cái thiện – chí thiện. Vào những lúc này, thử thách là để duy trì sự tập trung vào nhiệm vụ cuộc sống của chúng ta, sự đoan kết và việc tốt lành hơn. Cầu nguyện và đàm tâm là những người bạn tuyệt vời nhất khi chúng ta phải đối mặt trước những lựa chọn này.

Nguồn: Regis College – School of Theology
Tú Nạc