Dan Lee
02-06-2009, 04:26 PM
SUY NIỆM LỜI CHÚA - CHÚA NHẬT 5 TN NĂM B
Lao động và cầu nguyện
- Mc 1, 29 – 39
Một ngày ở Caphácnaum được sánh ví như “ngày làm việc mẫu” của Chúa Giêsu. Trong ngày đó, chúng ta thấy Chúa Giêsu không chỉ làm việc liên lỉ, rao giảng Tin mừng, chữa lành bệnh hoạn tật nguyền cho dân chúng,… mà còn không ngừng kết hiệp với Chúa Cha qua đời sống cầu nguyện.
Ra khỏi hội đường Dothái, công việc tiếp theo của Chúa Giêsu là đến thăm viếng bà nhạc mẫu Simon Phêrô. Chính tại đây, Chúa Giêsu không chỉ giúp cho bà khỏi căn bệnh sốt mà còn chữa nhiều người khỏi bệnh. Thời Chúa Giêsu, người ta quan niệm bệnh sốt là do ma quỷ nhập khiến người bệnh khi nóng khi lạnh rất khó kiểm soát. Chính vì thế, việc Chúa Giêsu chữa bệnh cho bà nhạc mẫu của Phêrô còn mang ý nghĩa biểu tượng. Chúa Kytô không chỉ đến để giải thoát nhân loại khỏi quyền lực ma quỷ mà còn để minh chứng cho nhân loại thấy chính Người là Đấng Mêsia đến để phục hồi vương quyền nước Thiên Chúa. Điều này chúng ta thấy rất rõ khi thánh sử Máccô dùng động từ “chỗi dậy” (Egeirein) khi chữa bệnh cho bà nhạc mẫu Phêrô. Động từ egeirein có nghĩa đặc biệt, chỉ sự chỗi dậy từ cõi chết. Chính Máccô trong Tin mừng của mình còn dùng ít là bốn lần nữa để chỉ tình trạng chỗi dậy từ cõi chết (x. 5, 41-42; 9, 27; 12, 26; 16, 6). Như thế, qua việc bà nhạc mẫu của Phêrô và dân chúng được khỏi bệnh, cho thấy vương quyền của Thiên Chúa đã đến thật sự. Chúa Giêsu đã chiến thắng sự dữ, chiến thắng tử thần bằng hành động cho bà nhạc mẫu Phêrô, dân chúng và cuối cùng chính Người cũng chỗi dậy từ cõi chết. Không những thế, một ngày hoạt động liên lỉ không biết mệt mỏi của Chúa Giêsu cho thấy Người yêu thương con người, muốn giải thoát con người khỏi sự kiềm kẹp của bóng đêm tội lỗi, dẫn đưa họ bước vào đường nẻo bình an, vào vinh quang bất diệt của hồng ân cứu độ.
Không chỉ làm việc, Chúa Giêsu còn tìm mọi thời gian, bao có thể để cầu nguyện. Có thể nói, cầu nguyện là điều không thể thiếu trong đời sống tại thế của Chúa Giêsu. Người làm việc không ngừng, nhưng cũng kết hiệp với Chúa Cha cách liên lỉ. Chúng ta thấy Chúa Giêsu luôn kết hiệp với Chúa Cha, trò chuyện tâm sự với Cha của Người. Cầu nguyện không ngừng nhất là trong những công việc quan trọng cần đến sự cố vấn của Chúa Cha luôn là điểm nổi bật trong cuộc đời Chúa Giêsu. Chính vì thế, đời sống cầu nguyện của Chúa Giêsu là mẫu gương cho mỗi người chúng ta.
Thế nhưng cầu nguyện là gì ? Chúng ta có thể hiểu đơn giản thế này. Cầu nguyện là một cuộc nói chuyện thân mật giữa chúng ta với Thiên Chúa như hai người bạn thân. Trong cuộc trò chuyện đó, chúng ta chia sẻ với Chúa những niềm vui, nổi buồn trong cuộc sống nhân sinh; đồng thời cũng là lúc chúng ta lắng nghe Chúa “chia sẻ” với chúng ta những nổi niềm riêng tư của Người. Sau cuộc trò chuyện, điều gì sẽ xảy đến? Chúng ta thường nói niềm vui nếu được chia sẻ sẽ nhân lên gấp bội và, nổi buồn nếu được sẻ chia sẽ vơi đi một nửa. Chính vì thế, hiệu quả của việc cầu nguyện là gì nếu không phải là việc tâm hồn chúng ta được thư thái, bình an, được cảm thông và tăng thêm sức mạnh cho tâm hồn? Không chỉ vậy, cầu nguyện còn giúp chúng ta có được sự cố vấn cần thiết để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống nhờ vị Cố vấn kỳ diệu là Thiên Chúa. Chúng ta sẽ không sợ lạc lối vì biết rõ đường lối của Thiên Chúa rất mực công minh và ngay thẳng nếu chúng ta tuân giữ những hướng dẫn của Người.
Chúa Giêsu đã đi bước trước làm mẫu gương cho chúng ta trong đời sống lao động và cầu nguyện. Lao động mà không cầu nguyện sẽ làm cuộc sống con người mệt mỏi và đơn điệu; ngược lại cầu nguyện mà không lao động khiến con người trở nên sống hình thức, lười biếng và ỷ lại. Vì thế, xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết kết hợp cách hài hoà giữa lao động và cầu nguyện để nhờ đó, nhân loại không chỉ biết trân trọng những giá trị do lao động mang lại mà còn biết trân quý hiệu quả lớn lao của đời sống kết hiệp với Thiên Chúa.
Lm Joseph Phạm Ngọc Ngôn,Csjb
Lao động và cầu nguyện
- Mc 1, 29 – 39
Một ngày ở Caphácnaum được sánh ví như “ngày làm việc mẫu” của Chúa Giêsu. Trong ngày đó, chúng ta thấy Chúa Giêsu không chỉ làm việc liên lỉ, rao giảng Tin mừng, chữa lành bệnh hoạn tật nguyền cho dân chúng,… mà còn không ngừng kết hiệp với Chúa Cha qua đời sống cầu nguyện.
Ra khỏi hội đường Dothái, công việc tiếp theo của Chúa Giêsu là đến thăm viếng bà nhạc mẫu Simon Phêrô. Chính tại đây, Chúa Giêsu không chỉ giúp cho bà khỏi căn bệnh sốt mà còn chữa nhiều người khỏi bệnh. Thời Chúa Giêsu, người ta quan niệm bệnh sốt là do ma quỷ nhập khiến người bệnh khi nóng khi lạnh rất khó kiểm soát. Chính vì thế, việc Chúa Giêsu chữa bệnh cho bà nhạc mẫu của Phêrô còn mang ý nghĩa biểu tượng. Chúa Kytô không chỉ đến để giải thoát nhân loại khỏi quyền lực ma quỷ mà còn để minh chứng cho nhân loại thấy chính Người là Đấng Mêsia đến để phục hồi vương quyền nước Thiên Chúa. Điều này chúng ta thấy rất rõ khi thánh sử Máccô dùng động từ “chỗi dậy” (Egeirein) khi chữa bệnh cho bà nhạc mẫu Phêrô. Động từ egeirein có nghĩa đặc biệt, chỉ sự chỗi dậy từ cõi chết. Chính Máccô trong Tin mừng của mình còn dùng ít là bốn lần nữa để chỉ tình trạng chỗi dậy từ cõi chết (x. 5, 41-42; 9, 27; 12, 26; 16, 6). Như thế, qua việc bà nhạc mẫu của Phêrô và dân chúng được khỏi bệnh, cho thấy vương quyền của Thiên Chúa đã đến thật sự. Chúa Giêsu đã chiến thắng sự dữ, chiến thắng tử thần bằng hành động cho bà nhạc mẫu Phêrô, dân chúng và cuối cùng chính Người cũng chỗi dậy từ cõi chết. Không những thế, một ngày hoạt động liên lỉ không biết mệt mỏi của Chúa Giêsu cho thấy Người yêu thương con người, muốn giải thoát con người khỏi sự kiềm kẹp của bóng đêm tội lỗi, dẫn đưa họ bước vào đường nẻo bình an, vào vinh quang bất diệt của hồng ân cứu độ.
Không chỉ làm việc, Chúa Giêsu còn tìm mọi thời gian, bao có thể để cầu nguyện. Có thể nói, cầu nguyện là điều không thể thiếu trong đời sống tại thế của Chúa Giêsu. Người làm việc không ngừng, nhưng cũng kết hiệp với Chúa Cha cách liên lỉ. Chúng ta thấy Chúa Giêsu luôn kết hiệp với Chúa Cha, trò chuyện tâm sự với Cha của Người. Cầu nguyện không ngừng nhất là trong những công việc quan trọng cần đến sự cố vấn của Chúa Cha luôn là điểm nổi bật trong cuộc đời Chúa Giêsu. Chính vì thế, đời sống cầu nguyện của Chúa Giêsu là mẫu gương cho mỗi người chúng ta.
Thế nhưng cầu nguyện là gì ? Chúng ta có thể hiểu đơn giản thế này. Cầu nguyện là một cuộc nói chuyện thân mật giữa chúng ta với Thiên Chúa như hai người bạn thân. Trong cuộc trò chuyện đó, chúng ta chia sẻ với Chúa những niềm vui, nổi buồn trong cuộc sống nhân sinh; đồng thời cũng là lúc chúng ta lắng nghe Chúa “chia sẻ” với chúng ta những nổi niềm riêng tư của Người. Sau cuộc trò chuyện, điều gì sẽ xảy đến? Chúng ta thường nói niềm vui nếu được chia sẻ sẽ nhân lên gấp bội và, nổi buồn nếu được sẻ chia sẽ vơi đi một nửa. Chính vì thế, hiệu quả của việc cầu nguyện là gì nếu không phải là việc tâm hồn chúng ta được thư thái, bình an, được cảm thông và tăng thêm sức mạnh cho tâm hồn? Không chỉ vậy, cầu nguyện còn giúp chúng ta có được sự cố vấn cần thiết để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống nhờ vị Cố vấn kỳ diệu là Thiên Chúa. Chúng ta sẽ không sợ lạc lối vì biết rõ đường lối của Thiên Chúa rất mực công minh và ngay thẳng nếu chúng ta tuân giữ những hướng dẫn của Người.
Chúa Giêsu đã đi bước trước làm mẫu gương cho chúng ta trong đời sống lao động và cầu nguyện. Lao động mà không cầu nguyện sẽ làm cuộc sống con người mệt mỏi và đơn điệu; ngược lại cầu nguyện mà không lao động khiến con người trở nên sống hình thức, lười biếng và ỷ lại. Vì thế, xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết kết hợp cách hài hoà giữa lao động và cầu nguyện để nhờ đó, nhân loại không chỉ biết trân trọng những giá trị do lao động mang lại mà còn biết trân quý hiệu quả lớn lao của đời sống kết hiệp với Thiên Chúa.
Lm Joseph Phạm Ngọc Ngôn,Csjb