Dan Lee
02-06-2009, 04:32 PM
Cái Chết và Gia Tài Của Thánh Phaolô
Ngày 4 tháng Hai vừa qua, nhân ngày Giáo Hội dành riêng cho những người sống cuộc sống tận hiến, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI có gặp mặt một nhóm tu sĩ nam nữ tới Rôma tham dự một thánh lễ do Đức Hồng Y Franc Rodé, tổng trưởng Thánh Bộ Các Viện Tận Hiến và Các Hội Tông Đồ, cử hành. Trong bài nói truyện, Đức Thánh Cha lấy Thánh Phaolô làm mẫu mực cho lối sống của họ.
Các lời khuyên của phúc âm
Vì theo Đức Thánh Cha, đời sống truyền giáo của Thánh Phaolô đã được gợi hứng bởi ba lời khuyên của phúc âm về đức khó nghèo, đức khiết tịnh và đức vâng lời. Thực vậy, Thánh Phaolô đã sống ba lời khấn mà mọi người tận hiến đều đã long trọng thề hứa ngày họ công khai tận hiến cuộc sống cho Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha cho hay: “Trong cuộc sống khó nghèo, Thánh Phaolô thấy việc công bố Phúc Âm bảo đảm sẽ được hoàn tất một cách hoàn toàn nhưng không”. Ta cũng thấy rõ tình liên đới hết sức cụ thể của Thánh Nhân đối với anh em túng quẫn.
Theo Đức Thánh Cha, “Tiếp nhận lời Chúa kêu gọi sống khiết tịnh, Thánh Tông Đồ Dân Ngoại đã hiến tặng trọn vẹn trái tim của Ngài cho Chúa để có thể phục vụ anh em mình một cách tự do và đầy tận tụy hơn; đàng khác, trong một thế giới ít người bước theo đức Khiết Tịnh Kitô Giáo, Thánh Nhân đã cung cấp cho ta một quy chiếu đáng tin cậy về tác phong”.
Còn về đức vâng lời, Đức Thánh Cha nói rằng: “Việc hoàn tất ý Chúa và trách nhiệm hàng ngày của Thánh Nhân, việc chăm sóc mọi Cộng Đoàn mà Ngài từng hiến mạng sống cho, đã lên khuôn và chiếm hữu trọn cuộc hiện sinh của Ngài, và được Ngài dâng lên Chúa làm lễ hy sinh đẹp lòng Người”.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến sự liên kết giữa cuộc sống tận hiến và cuộc sống truyền giáo trong dung mạo Thánh Phaolô. “Nơi Ngài, một người kết hợp hết sức mật thiết với bản vị Chúa Kitô, ta nhận thấy khả năng sâu sắc biết nối kết cuộc sống thiêng liêng với hoạt động truyền giáo; nơi Ngài, hai chiều kích ấy luôn luôn đòi hỏi lẫn nhau”
Gia tài thiêng liêng
Cũng trong ngày 4 tháng Hai vừa qua, trong buổi dạy giáo lý hàng tuần, diễn ra tại Đại Sảnh Đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cho hay dung mạo Thánh Phaolô hết sức căn bản đối với Giáo Hội vì gia tài thiêng liêng “ngoại thường” Ngài để lại qua các lá thư của mình. Đây cũng là bài sau cùng Đức Thánh Cha dành nói về Thánh Phaolô trong loạt bài giáo ly bắt đầu từ mùa Hè năm ngoái nhân dịp khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 2,000 năm ngày sinh nhật của Thánh Nhân.
Đề cập tới cái chết của Thánh Tông Đồ Dân Ngoại, Đức Thánh Cha cho hay ngày tháng về cái chết này “thay đổi theo nhiều nguồn cổ xưa; các nguồn này đặt ngày chết của Ngài giữa cơn bách hại của chính Nêrông sau khi ông ta cho đốt thành Rôma vào tháng Bẩy năm 64 và năm cuối cùng thời ông trị vì vào năm 68”.
“Chứng cớ rõ ràng đầu tiên nói về ngày sau cùng của Thánh Phaolô đến với chúng ta từ giữa thập niên 90 của thế kỷ thứ nhất, và do đó, khoảng hơn 30 năm sau ngày Ngài qua đời. Chứng cớ này đến từ lá thư Giáo Hội Rôma, do đức Clêmentê I cai quản, viết cho Giáo Hội Côrintô”.
Đức Thánh Cha trích dẫn thư trên như sau: “Vì ganh ghét và bất hòa, Thánh Phaolô buộc phải cho ta thấy làm thế nào để giật được phần thưởng kiên nhẫn. Bị bắt bẩy lần, bị đầy biệt xứ, bị ném đá, Thánh Nhân là người rao truyền Chúa Kitô khắp từ Đông sang Tây, và vì đức tin của mình, Ngài đã nhận được vinh quang tinh ròng”.
Dù thiếu chi tiết về cái chết của Thánh Phaolô, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng tư tưởng của Thánh Nhân đã gây ảnh hưởng xiết bao đối với nền thần học trong suốt lịch sử của Giáo Hội, nhất là trong hai hế kỷ 19 và 20. Đức Thánh Cha nói: “Dung mạo của Thánh Phaolô đã được khuếch đại vượt quá cuộc sống trần gian và cái chết của Ngài; nhưng Ngài quả đã để lại một gia tài thiêng liêng ngoại thường. Trong tư cách môn đệ đích thực của Chúa Kitô, Ngài cũng đã trở thành một dấu chỉ của mâu thuẫn”
Tiếp tục hiện diện
Đức giáo hoàng nói tiếp: “Điều quan trọng cần xác nhận là ngay khi các thư của Thánh Phaolô vừa được đưa vào phụng vụ, thì cấu trúc tiên tri và tông đồ của phúc âm liền trở thành yếu tố quyết định đối với hình thức phụng vụ Lời Chúa. Như thế, nhờ sự ‘hiện diện’ này trong phụng vụ của Giáo Hội, mà tư tưởng của vị Tông Đồ ngay lập tức trở thành của nuôi dưỡng thiêng liêng cho tín hữu mọi thời”
Đức Thánh Cha giải thích hiện tượng các giáo phụ đầu tiên, bắt đầu từ Origen, rồi tới Thánh Augustinô và Thánh Tôma Aquinô, hết thẩy đã rút tỉa ra sao từ các trước tác và nền linh đạo của Thánh Phaolô.
Đức Thánh Cha nói thêm: “Điểm chuyển thực sự đã được kiểm nghiệm trong thế kỷ 16 với phong trào Cải Cách Thệ Phản. Giây phút quyết định trong cuộc đời của Luthêrô là biến cố tự nhận là Turmerlebnis (1517) trong đó, bỗng nhiên ông bắt gặp lối giải thích mới về học lý công chính hóa của Thánh Phaolô. Một lối giải thích đã giải thoát ông khỏi những bối rối và xao xuyến của quãng đời trước đó và đem lại cho ông niềm tin tưởng mới, có tính triệt để vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng tha thứ mọi sự cách vô điều kiện.
“Từ giây phút ấy, Luthêrô đồng hóa chủ nghĩa duy luật lệ trong Do Thái Giáo và Kitô Giáo, từng bị Thánh Tông Đồ Dân Ngoại kết án, với trật tự sống trong Giáo Hội Công Giáo. Và đối với ông, Giáo Hội xuất hiện như một biểu thức nô lệ lề luật bị ông chống đối bằng nền tự do của Phúc Âm”.
Đức Bênêđíctô XVI cho rằng: “Công Đồng Triđentinô, giữa các năm 1545 và 1563, đã sâu sắc giải thích vấn nạn công chính hóa và bắt gặp trong chính dòng truyền thống Công Giáo một tổng hợp giữa lề luật và Phúc Âm, phù hợp với sứ điệp của Sách Thánh đọc trong tính toàn bộ và hợp nhất của nó”.
Khoa chú giải hiện đại
Tuy nhiên, theo Đức Bênêđíctô XVI, đến thế kỷ 19, “nhờ thu lượm được gia tài tốt nhất của Phong Trào Ánh Sáng, ta đã được chứng kiến một sự canh tân mới mẻ về học thuyết của Thánh Phaolô, mà giờ đây, hơn hết, đã được nâng lên bình diện nghiên cứu khoa học do việc giải thích sách Thánh theo lối phê bình lịch sử khai triển ra”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng: “Ở đây, trước nhất, xin nhấn mạnh tới tư tưởng chủ chốt của Thánh Phaolô về ý niệm tự do: trung tâm tư tưởng của Thánh Nhân nằm ở chỗ này, như chính Luthêrô dã trực giá thấy. Nhưng nay, ý niệm tự do này đã được tái giải thích trong ngữ cảnh chủ thuyết tự do hiện đại”.
Theo Đức Giáo Hoàng, “Sau này, sự dị biệt hóa giữa lời công bố của Thánh Phaolô và lời công bố của Chúa Giêsu đã được người ta nhấn mạnh đến nhiều. Và Thánh Phaolô gần như được trình bày như là nhà sáng lập mới của Kitô Giáo… Nhưng tôi xin nói, dù không đi vào chi tiết, rằng chính trong tính trung tâm của Kitô học và mầu nhiệm Vượt Qua, mà Nước Thiên Chúa đã được hoàn tất, mà lời công bố đích thực của Chúa Giêsu đã trở thành cụ thể, hiện thực, và vận hành”.
Đức Thánh Cha nói rõ hơn: “Trong bài giáo lý trước đây, chúng ta đã thấy nét mới mẻ này của Thánh Phaolô chính là lòng trung thành sâu sắc nhất đối với lời giảng của Chúa Giêsu”.
Ngài còn cho rằng: “Trong các tiến bộ của khoa chú giải, nhất là trong 200 năm qua, các hội tụ giữa khoa chú giải Công Giáo và Thệ Phản đã gia tăng, nhờ thế đã đem lại một sự nhất trí đáng kể đối với chính điểm từng là nguồn gốc gây ra sự bất đồng ý kiến lớn nhất trong lịch sử. Cho nên, đây là niềm hy vọng lớn lao đối với chính nghĩa đại kết, một chính nghĩa hết sức chủ yếu của Công Đồng Vatican II”.
Đức Bênêđíctô XVI kết luận: “Trong thực chất, vẫn sáng ngời trước mặt ta khuôn mặt của vị tông đồ và là nhà tư tưởng Kitô Giáo cực kỳ có hiệu quả và sâu sắc, mà mọi người chúng ta đều được hưởng nhờ khi gần gũi với Ngài… Hướng về Ngài, cả trong gương sáng tông đồ lẫn trong học thuyết của Ngài, do đó sẽ là một kích thích, nếu không muốn nói là một đảm bảo, để ta củng cố bản sắc Kitô Giáo nơi mỗi người chúng ta và để canh tân toàn bộ Giáo Hội”.
Nguyên Văn Bài Giáo Lý
Anh chị em thân mến, loạt bài giáo lý về dung mạo Thánh Phaolô đã tới hồi kết thúc: hôm nay chúng ta nói đến ngày cuối cùng trong cuộc sống trần gian của Ngài. Truyền thống Kitô giáo thuở xưa đồng thanh cho rằng cái chết của Thánh Phaolô xẩy ra như hậu quả của việc tử vì đạo ngay tại đây, tại Rôma này. Các trước tác của Tân Ước đã không tiếp nhận sự kiện ấy. Sách Tông Đồ Công Vụ kết thúc trình thuật của mình với việc mô tả hoàn cảnh tù nhân của Thánh Tông Đồ, lúc ấy vẫn có khả năng gặp gỡ mọi người tới viếng thăm (xem Cv 28:30-31)
Chỉ trong Thư Thứ Hai gửi cho Timôtê, ta mới thấy những lời có tính báo trước của chính Ngài: “Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi” (2 Tm 4:6; xem Pl 2:17).
Hai hình ảnh đã được dùng ở đây, một hình ảnh về lễ tế, mà Ngài từng dùng trong thư gửi tín hữu Philiphê, giải thích việc tử đạo như là một phần lễ tế của Chúa Kitô; và hình ảnh kia là hình ảnh con tầu tháo dây cột và trương buồm ra khơi: hai hình ảnh này phối hợp đã kín đáo ám chỉ đến biến cố cái chết, và là cái chết đổ máu.
Chứng cớ rõ ràng đầu tiên ám chỉ ngày sau cùng của Thánh Phaolô đến với chúng ta từ giữa thập niên 90 của thế kỷ thứ nhất, và do đó, vào khoảng 30 năm sau ngày Ngài qua đời. Nó đến từ lá thư được Giáo Hội Rôma, mà giám mục lúc ấy là Đức Clêmentê I, viết cho Giáo Hội Côrintô.
Trong bản văn bức thư ấy, có lời mời gọi phải để gương sáng các tông đồ trước mặt, và sau khi nhắc đến việc tử đạo của Thánh Phêrô, bản văn viết như sau: “Do sự ganh ghét và bất hoà, (Thánh) Phaolô buộc lòng phải chỉ cho chúng tôi cách làm thế nào giật được giải kiên nhẫn. Bị bắt bẩy lần, bị đầy biệt xứ, bị ném đá, Ngài quả là người rao giảng Chúa Kitô khắp bên Đông lẫn bên Tây, và vì đức tin của mình, Ngài đã nhận được vinh quang tinh ròng. Sau khi rao giảng đức công chính trên toàn thế giới, và sau khi đặt chân tới góc biển chân trời Tây Phương, Ngài đã tiếp nhận phúc tử đạo trước mặt các tổng trấn; như thế Ngài đã ra khỏi thế gian và tiến vào nơi thánh thiện, và do đó đã trở thành mẫu mực vĩ đại nhất của lòng kiên nhẫn” (1 Clement 5,2).
Lòng kiên nhẫn mà bức thư trên nói đến là biểu thức của việc Ngài hiệp thông với sự thống khổ của Chúa Kitô, của lòng quảng đại và sự trì chí nhờ đó Ngài chấp nhận con đường đau khổ lâu dài, đến độ có thể nói được rằng: “Tôi mang các dấu vết của Chúa Giêsu trong thân xác tôi” (Gl 6:17).
Trong thư của Đức Clêmentê, ta nghe rằng Thánh Phaolô đã “đặt chân tới góc biển chân trời Tây Phương”. Người ta vẫn còn tranh luận không biết điều ấy có ý nhắc tới chuyến đi Tây Ban Nha mà có thể Thánh Phaolô đã thực hiện hay không. Không có gì chắc chắn về điều ấy cả, mặc dầu quả tình trong thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Nhân có tỏ ý muốn đặt chân tới Nước này (xem Rm 15:24).
Trong thư của Đức Clêmentê, điều khá lý thú là việc để hai tên Phêrô và Phaolô kế tiếp nhau, mặc dù trong chứng tá của Eusebius thành Xêdarê thuộc thế kỷ thứ 4, ta sẽ thấy có sự đảo ngược lại thứ tự. Khi nhắc tới Hoàng Đế Nêrông, vị sau viết: “Dưới triều đại ông, (Thánh) Phaolô đã bị chém đầu ngay tại Rôma còn (Thánh) Phêrô thì bị đóng đinh tại đó. Bản tường trình được xác nhận bởi các tên Phêrô và Phaolô, là hai tên vẫn được bảo tồn tại hầm mộ của các ngài tại thành phố này” (Hist. Eccl. 2,25,5).
Sau đó, Eusebius tiếp tục thuật lại bản tuyên bố trước đó của một trưởng giáo sĩ Rôma tên là Gaius, người có thể đã sống vào đầu thế kỷ thứ hai: “Tôi có thể chỉ cho ngài thấy các chiến tích của các vị tông đồ: nếu ngài tới Vatican hay Đường Ostiense, ngài sẽ thấy ở đấy các chiến tích của các đấng sáng lập ra Hội Thánh” (sách đã dẫn 2,25, 6-7).
“Các chiến tích” nói đây chính là các đền mộ, và các đền mộ này chính là các ngôi mộ của hai Thánh Phêrô và Phaolô mà chúng ta hiện nay đang tôn kính, ở cùng một địa điểm đã hai ngàn năm nay: ở ngay chỗ này trong thành Vatican đối với Thánh Phêrô, ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành trên Đường Ostiense đối với ngôi mộ của Thánh Tông Đồ Các Dân Ngoại.
Điều lý thú cần nhắc đến là hai vị tông đồ vĩ đại cùng được nhắc đến một lượt. Dù không có nguồn cổ xưa nào nói đến thừa tác vụ đồng thời của hai vị tại Rôma, nhưng ý thức liên tiếp của người Kitô hữu về việc các ngài cùng được chôn cất tại thủ đô của đế quốc đồng thời cũng đã liên kết các ngài vào vai trò sáng lập ra Giáo Hội Rôma. Thực thế, ta có thể đọc Thánh Irênê thành Lyons, vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai, khi ngài nói tới việc kế tục tông đồ trong các Giáo Hội riêng rẽ: “Sẽ là điều buồn tẻ nếu phải kể ra sự kế tục của mọi Giáo Hội, nên chúng tôi chỉ xin kể ra (trường hợp của) Giáo hội vĩ đại nhất, cổ xưa nhất và nổi tiếng nhất, tức Giáo Hội đã được thành lập và thiết dựng tại Rôma do hai vị tông đồ hiển vinh nhất, là Phêrô và Phaolô” (Adv. Haer. 3,3,2).
Ta hãy tạm gác qua một bên dung mạo Thánh Phêrô và chỉ tập trung vào dung mạo Thánh Phaolô. Việc tử đạo của ngài được kể lại lần đầu tiên trong sách Công Vụ Thánh Phaolô, được viết vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai. Sách này tường thuật rằng Nêrông kết án tử hình ngài bằng hình phạt chặt đầu, được thi hành ngay lập tức (xem 9:5). Ngày tháng của việc hành quyết này thì thay đổi tùy theo các nguồn cổ xưa, vào khoảng giữa cuộc bách hại Đạo của Nêrông sau khi Rôma bị thiêu rụi vào tháng Bẩy năm 64 và năm cuối triều đại ông này vào năm 68 (cf. Jerome, De Viris Ill. 5,8).
Việc tính toán trên tùy thuộc nhiều vào cách tính niên biểu ngày Thánh Phaolô tới Rôma, một cuộc tranh luận chúng ta không thể bàn ở đây được. Các truyền thống liên tiếp đã chỉ ra hai yếu tố khác. Một yếu tố, phần lớn là dã sử, cho rằng việc tử đạo của ngài xẩy ra tại Acquae Salviae trên đường Laurentina, với thủ cấp nẩy lên ba lần, mỗi lần nẩy khiến một dòng nước vọt lên, chính vì thế đến ngày nay nơi ấy vẫn được gọi là "Tre Fontane" (Ba giếng nước) (Công Vụ Phêrô và Phaolô của Pseudo Marcellus, thế kỷ thứ năm).
Yếu tố kia, phù hợp hơn với các chứng tá cổ xưa đã nhắc đến trên đây, của trưởng giáo sĩ Gaius, cho hay việc chôn cất ngài xẩy ra “không những ở bên ngoài thành phố, vào khoảng dặm thứ hai trên Đường Ostiense” mà còn chính xác hơn “ở trong cánh đồng Lucina”, người vốn là một mệnh phụ Kitô hữu (Cuộc Khổ Nạn của Phaolô, do Pseudo Abdias, thế kỷ thứ sáu, viết).
Vào thế kỷ thứ tư, hoàng đế Constantinô đã xây tại đó một ngôi nhà thờ đầu tiên, sau đó, trong hai thế kỷ thứ tư và thứ năm, các hoàng đế Valentinianus II, Theodosius và Arcadius đã nới rộng nhà thờ ấy rất nhiều. Sau trận hoả hoạn năm 1800, người ta mới xây dựng ngôi Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành hiện nay.
Dù gì đi nữa, dung mạo Thánh Phaolô cũng đã được khuếch đại vượt quá cuộc sống trần gian và cái chết của ngài; nhưng ngài quả tình đã để lại một gia tài thiêng liêng siêu phàm. Và trong tư cách là môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, ngài cũng trở thành dấu chỉ của mâu thuẫn. Trong khi đối với phái tự xưng là Ebionites, một trường phái Kitô giáo gốc Do Thái, ngài chỉ là một tên bỏ đạo khước từ Luật Môsen, thì trong Tông Đồ Công Vụ, ta đã thấy một lòng tôn kính vĩ đại dành cho Thánh Tông Đồ Phaolô rồi.
Giờ đây, tôi xin tạm gác qua một bên các trước tác ngoại thư, như Công Vụ Phaolô và Techla cũng như bộ sưu tầm ngoại thư các trao đổi thư từ giữa Thánh Phaolô và nhà triết học Seneca. Điều quan trọng cần xác nhận là ngay khi các thư của Thánh Phaolô vừa được đưa vào phụng vụ, thì cấu trúc tiên tri và tông đồ của phúc âm liền trở thành yếu tố quyết định đối với hình thức phụng vụ Lời Chúa. Như thế, nhờ sự ‘hiện diện’ này trong phụng vụ của Giáo Hội, mà tư tưởng của vị Tông Đồ ngay lập tức trở thành của nuôi dưỡng thiêng liêng cho tín hữu mọi thời.
Hiển nhiên, các giáo phụ của Giáo Hội và sau đó toàn thể các thần học gia đã rút tỉa từ các thư của Thánh Phaolô và nền linh đạo của ngài. Trong nhiều thế kỷ, và cả ngày nay nữa, ngài vẫn là thầy dạy và tông đồ đích thực của Dân Ngoại. Lời chú giải đầu hết của giáo phụ còn tồn tại với chúng ta liên quan đến việc soạn thảo bộ Tân Ước là của nhà thần học nổi tiếng người Alexandria là Origen. Ông chú giải Thư Thánh Phaolô viết gửi tín hữu Rôma.
Chẳng may, bài chú giải này nay chỉ còn một phần. Thánh Gioan Kim Khẩu, ngoài việc chú giải các thư của Thánh Nhân, còn viết bẩy bài tán tụng nổi tiếng về ngài. Thánh Augustinô cho rằng việc ngài trở lại phần rất lớn là do Thánh Phaolô và suốt đời ngài, ngài luôn nhắc tới Thánh Nhân. Từ cuộc đàm thoại thường xuyên này với Thánh Tông Đồ, mà nền thần học Công Giáo vĩ đại của ngài đã phát sinh, (vĩ đại) cả với người Thệ Phản mọi thời nữa. Thánh Tôma Aquinô cũng để lại cho chúng ta một chú giải rất hay về các thư của Thánh Phaolô, một chú giải tiêu biểu cho hoa trái chín mọng nhất của nền chú giải trung cổ.
Điểm chuyển thực sự đã được kiểm nghiệm trong thế kỷ 16 với phong trào Cải Cách Thệ Phản. Giây phút quyết định trong cuộc đời của Luthêrô là biến cố tự nhận là Turmerlebnis (1517) trong đó, bỗng nhiên ông bắt gặp lối giải thích mới về học lý công chính hóa của Thánh Phaolô. Một lối giải thích đã giải thoát ông khỏi những bối rối và xao xuyến của quãng đời trước đó và đem lại cho ông niềm tin tưởng mới, có tính triệt để vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng tha thứ mọi sự cách vô điều kiện. Từ giây phút ấy, Luthêrô đồng hóa chủ nghĩa duy luật lệ trong Do Thái Giáo và Kitô Giáo, từng bị Thánh Tông Đồ Dân Ngoại kết án, với trật tự sống trong Giáo Hội Công Giáo. Và đối với ông, Giáo Hội xuất hiện như một biểu thức nô lệ lề luật bị ông chống đối bằng nền tự do của Phúc Âm. Công Đồng Triđentinô, giữa các năm 1545 và 1563, đã sâu sắc giải thích vấn nạn công chính hóa và bắt gặp trong chính dòng truyền thống Công Giáo một tổng hợp giữa lề luật và Phúc Âm, phù hợp với sứ điệp của Sách Thánh đọc trong tính toàn bộ và hợp nhất của nó.
Đến thế kỷ 19, nhờ thu lượm được gia tài tốt nhất của Phong Trào Ánh Sáng, ta đã được chứng kiến một sự canh tân mới mẻ về học thuyết của Thánh Phaolô, mà giờ đây, hơn hết, đã được nâng lên bình diện nghiên cứu khoa học do việc giải thích sách Thánh theo lối phê bình lịch sử khai triển ra. Ở đây, ta hãy tạm gác qua một bên sự kiện này là cũng trong thế kỷ ấy, và cả trong thế kỷ 20 nữa, đã xuất hiện việc bôi đen đúng nghĩa đối với Thánh Phaolô. Tôi nghĩ trước hết tới Nietzsche, người đã châm chọc nền thần học khiêm hạ của Thánh Phaolô, chống lại nền thần học ấy bằng nền thần học của ông về con người mạnh và con người hùng. Nhưng ta hãy tạm gác việc đó để khảo sát các luồng suy tư cốt yếu trong lối giải thích mới mẻ đối với Thánh Kinh dựa vào khoa học, cũng như các học lý về Thánh Phaolô trong thế kỷ ấy.
Ở đây, trước nhất, xin nhấn mạnh tới tư tưởng chủ chốt của Thánh Phaolô về ý niệm tự do: trung tâm tư tưởng của Thánh Nhân nằm ở chỗ này, như chính Luthêrô đã trực giá thấy. Nhưng nay, ý niệm tự do này đã được tái giải thích trong ngữ cảnh chủ thuyết tự do hiện đại. Và sau này, sự dị biệt hóa giữa lời công bố của Thánh Phaolô và lời công bố của Chúa Giêsu đã được người ta nhấn mạnh đến nhiều. Và Thánh Phaolô gần như được trình bày là nhà sáng lập mới của Kitô Giáo. Nơi Thánh Phaolô, chắc chắn tính trung tâm của Nước Chúa, một yếu tố vốn trổi vượt trong lời công bố của Chúa Giêsu, đã được biến đổi để tở thành tính trung tâm của Kitô học, mà điểm trổi vượt chính là mầu nhiệm Vượt Qua. Và từ mầu nhiệm Vượt Qua, phát sinh ra các bí tích rửa tội và Thánh Thể, được coi như sự hiện diện thường trực của mầu nhiệm này; chính từ hai bí tích ấy mà Nhiệm Thể Chúa Kitô phát triển, và Giáo Hội được xây dựng.
Nhưng tôi xin nói, dù không đi vào chi tiết, rằng chính trong tính trung tâm của Kitô học và mầu nhiệm Vượt Qua, mà Nước Thiên Chúa đã được hoàn tất, mà lời công bố đích thực của Chúa Giêsu đã trở thành cụ thể, hiện thực, và vận hành. Trong bài giáo lý trước đây, chúng ta đã thấy nét mới mẻ này của Thánh Phaolô chính là lòng trung thành sâu sắc nhất đối với lời giảng của Chúa Giêsu. Trong các tiến bộ của khoa chú giải, nhất là trong 200 năm qua, các hội tụ giữa khoa chú giải Công Giáo và Thệ Phản đã gia tăng, nhờ thế đã đem lại một sự nhất trí đáng kể đối với chính điểm từng là nguồn gốc gây ra sự bất đồng ý kiến lớn nhất trong lịch sử. Cho nên, đây là niềm hy vọng lớn lao đối với chính nghĩa đại kết, một chính nghĩa hết sức chủ yếu của Công Đồng Vatican II.
Ở cuối bài giáo lý này, tôi muốn vắn tắt nhấn mạnh tới một số phong trào tôn giáo, xuất hiện trong thời hiện đại ngay trong lòng Giáo Hội Công Giáo, muốn nhắc đến Thánh Phaolô. Trong thế kỷ 16, ta thấy xuất hiện Dòng Linh Mục Thánh Phaolô, gọi tắt là các cha Barnabites; trong thế kỷ 19, ta có Tu Hội Truyền Giáo Thánh Phaolô Tông Đồ, gọi tắt là Các Cha Paulist; và trong thế kỷ 20, có Gia Đình Phaolô do chân phúc James Alberione sáng lập; ấy là chưa nói tới tu hội đời Đạo Quân Thánh Phaolô (Company of St Paul).
Trong thực chất, vẫn sáng ngời trước mặt ta khuôn mặt của vị tông đồ và là nhà tư tưởng Kitô Giáo cực kỳ có hiệu quả và sâu sắc, mà mọi người chúng ta đều được hưởng nhờ khi gần gũi với Ngài. Trong một bài tán tụng của mình, Thánh Gioan Kim Khẩu, khi độc đáo so sánh Thánh Phaolô với tiên tri Giôna, đã viết như sau: Thánh Phaolô ‘không ghép ván làm tầu, thay vào đó, thay vì kết hợp vác phiến gỗ lại với nhau, ngài đã kết hợp ngôn từ, và nhờ thế đã vớt khỏi nước không phải chỉ hai, ba hay năm thành viên trong gia đình mình, mà là toàn bộ thế giới đang sắp chết đuối” (Paneg. 1,5).
Thánh Phoalô vẫn còn làm được việc đó, và ngài sẽ luôn luôn có thể làm được việc đó. Hướng về Ngài, cả trong gương sáng tông đồ lẫn trong học thuyết của Ngài, do đó sẽ là một kích thích, nếu không muốn nói là một đảm bảo, để ta củng cố bản sắc Kitô Giáo nơi mỗi người chúng ta và để canh tân toàn bộ Giáo Hội”
Vũ Văn An
Ngày 4 tháng Hai vừa qua, nhân ngày Giáo Hội dành riêng cho những người sống cuộc sống tận hiến, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI có gặp mặt một nhóm tu sĩ nam nữ tới Rôma tham dự một thánh lễ do Đức Hồng Y Franc Rodé, tổng trưởng Thánh Bộ Các Viện Tận Hiến và Các Hội Tông Đồ, cử hành. Trong bài nói truyện, Đức Thánh Cha lấy Thánh Phaolô làm mẫu mực cho lối sống của họ.
Các lời khuyên của phúc âm
Vì theo Đức Thánh Cha, đời sống truyền giáo của Thánh Phaolô đã được gợi hứng bởi ba lời khuyên của phúc âm về đức khó nghèo, đức khiết tịnh và đức vâng lời. Thực vậy, Thánh Phaolô đã sống ba lời khấn mà mọi người tận hiến đều đã long trọng thề hứa ngày họ công khai tận hiến cuộc sống cho Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha cho hay: “Trong cuộc sống khó nghèo, Thánh Phaolô thấy việc công bố Phúc Âm bảo đảm sẽ được hoàn tất một cách hoàn toàn nhưng không”. Ta cũng thấy rõ tình liên đới hết sức cụ thể của Thánh Nhân đối với anh em túng quẫn.
Theo Đức Thánh Cha, “Tiếp nhận lời Chúa kêu gọi sống khiết tịnh, Thánh Tông Đồ Dân Ngoại đã hiến tặng trọn vẹn trái tim của Ngài cho Chúa để có thể phục vụ anh em mình một cách tự do và đầy tận tụy hơn; đàng khác, trong một thế giới ít người bước theo đức Khiết Tịnh Kitô Giáo, Thánh Nhân đã cung cấp cho ta một quy chiếu đáng tin cậy về tác phong”.
Còn về đức vâng lời, Đức Thánh Cha nói rằng: “Việc hoàn tất ý Chúa và trách nhiệm hàng ngày của Thánh Nhân, việc chăm sóc mọi Cộng Đoàn mà Ngài từng hiến mạng sống cho, đã lên khuôn và chiếm hữu trọn cuộc hiện sinh của Ngài, và được Ngài dâng lên Chúa làm lễ hy sinh đẹp lòng Người”.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến sự liên kết giữa cuộc sống tận hiến và cuộc sống truyền giáo trong dung mạo Thánh Phaolô. “Nơi Ngài, một người kết hợp hết sức mật thiết với bản vị Chúa Kitô, ta nhận thấy khả năng sâu sắc biết nối kết cuộc sống thiêng liêng với hoạt động truyền giáo; nơi Ngài, hai chiều kích ấy luôn luôn đòi hỏi lẫn nhau”
Gia tài thiêng liêng
Cũng trong ngày 4 tháng Hai vừa qua, trong buổi dạy giáo lý hàng tuần, diễn ra tại Đại Sảnh Đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cho hay dung mạo Thánh Phaolô hết sức căn bản đối với Giáo Hội vì gia tài thiêng liêng “ngoại thường” Ngài để lại qua các lá thư của mình. Đây cũng là bài sau cùng Đức Thánh Cha dành nói về Thánh Phaolô trong loạt bài giáo ly bắt đầu từ mùa Hè năm ngoái nhân dịp khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 2,000 năm ngày sinh nhật của Thánh Nhân.
Đề cập tới cái chết của Thánh Tông Đồ Dân Ngoại, Đức Thánh Cha cho hay ngày tháng về cái chết này “thay đổi theo nhiều nguồn cổ xưa; các nguồn này đặt ngày chết của Ngài giữa cơn bách hại của chính Nêrông sau khi ông ta cho đốt thành Rôma vào tháng Bẩy năm 64 và năm cuối cùng thời ông trị vì vào năm 68”.
“Chứng cớ rõ ràng đầu tiên nói về ngày sau cùng của Thánh Phaolô đến với chúng ta từ giữa thập niên 90 của thế kỷ thứ nhất, và do đó, khoảng hơn 30 năm sau ngày Ngài qua đời. Chứng cớ này đến từ lá thư Giáo Hội Rôma, do đức Clêmentê I cai quản, viết cho Giáo Hội Côrintô”.
Đức Thánh Cha trích dẫn thư trên như sau: “Vì ganh ghét và bất hòa, Thánh Phaolô buộc phải cho ta thấy làm thế nào để giật được phần thưởng kiên nhẫn. Bị bắt bẩy lần, bị đầy biệt xứ, bị ném đá, Thánh Nhân là người rao truyền Chúa Kitô khắp từ Đông sang Tây, và vì đức tin của mình, Ngài đã nhận được vinh quang tinh ròng”.
Dù thiếu chi tiết về cái chết của Thánh Phaolô, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng tư tưởng của Thánh Nhân đã gây ảnh hưởng xiết bao đối với nền thần học trong suốt lịch sử của Giáo Hội, nhất là trong hai hế kỷ 19 và 20. Đức Thánh Cha nói: “Dung mạo của Thánh Phaolô đã được khuếch đại vượt quá cuộc sống trần gian và cái chết của Ngài; nhưng Ngài quả đã để lại một gia tài thiêng liêng ngoại thường. Trong tư cách môn đệ đích thực của Chúa Kitô, Ngài cũng đã trở thành một dấu chỉ của mâu thuẫn”
Tiếp tục hiện diện
Đức giáo hoàng nói tiếp: “Điều quan trọng cần xác nhận là ngay khi các thư của Thánh Phaolô vừa được đưa vào phụng vụ, thì cấu trúc tiên tri và tông đồ của phúc âm liền trở thành yếu tố quyết định đối với hình thức phụng vụ Lời Chúa. Như thế, nhờ sự ‘hiện diện’ này trong phụng vụ của Giáo Hội, mà tư tưởng của vị Tông Đồ ngay lập tức trở thành của nuôi dưỡng thiêng liêng cho tín hữu mọi thời”
Đức Thánh Cha giải thích hiện tượng các giáo phụ đầu tiên, bắt đầu từ Origen, rồi tới Thánh Augustinô và Thánh Tôma Aquinô, hết thẩy đã rút tỉa ra sao từ các trước tác và nền linh đạo của Thánh Phaolô.
Đức Thánh Cha nói thêm: “Điểm chuyển thực sự đã được kiểm nghiệm trong thế kỷ 16 với phong trào Cải Cách Thệ Phản. Giây phút quyết định trong cuộc đời của Luthêrô là biến cố tự nhận là Turmerlebnis (1517) trong đó, bỗng nhiên ông bắt gặp lối giải thích mới về học lý công chính hóa của Thánh Phaolô. Một lối giải thích đã giải thoát ông khỏi những bối rối và xao xuyến của quãng đời trước đó và đem lại cho ông niềm tin tưởng mới, có tính triệt để vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng tha thứ mọi sự cách vô điều kiện.
“Từ giây phút ấy, Luthêrô đồng hóa chủ nghĩa duy luật lệ trong Do Thái Giáo và Kitô Giáo, từng bị Thánh Tông Đồ Dân Ngoại kết án, với trật tự sống trong Giáo Hội Công Giáo. Và đối với ông, Giáo Hội xuất hiện như một biểu thức nô lệ lề luật bị ông chống đối bằng nền tự do của Phúc Âm”.
Đức Bênêđíctô XVI cho rằng: “Công Đồng Triđentinô, giữa các năm 1545 và 1563, đã sâu sắc giải thích vấn nạn công chính hóa và bắt gặp trong chính dòng truyền thống Công Giáo một tổng hợp giữa lề luật và Phúc Âm, phù hợp với sứ điệp của Sách Thánh đọc trong tính toàn bộ và hợp nhất của nó”.
Khoa chú giải hiện đại
Tuy nhiên, theo Đức Bênêđíctô XVI, đến thế kỷ 19, “nhờ thu lượm được gia tài tốt nhất của Phong Trào Ánh Sáng, ta đã được chứng kiến một sự canh tân mới mẻ về học thuyết của Thánh Phaolô, mà giờ đây, hơn hết, đã được nâng lên bình diện nghiên cứu khoa học do việc giải thích sách Thánh theo lối phê bình lịch sử khai triển ra”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng: “Ở đây, trước nhất, xin nhấn mạnh tới tư tưởng chủ chốt của Thánh Phaolô về ý niệm tự do: trung tâm tư tưởng của Thánh Nhân nằm ở chỗ này, như chính Luthêrô dã trực giá thấy. Nhưng nay, ý niệm tự do này đã được tái giải thích trong ngữ cảnh chủ thuyết tự do hiện đại”.
Theo Đức Giáo Hoàng, “Sau này, sự dị biệt hóa giữa lời công bố của Thánh Phaolô và lời công bố của Chúa Giêsu đã được người ta nhấn mạnh đến nhiều. Và Thánh Phaolô gần như được trình bày như là nhà sáng lập mới của Kitô Giáo… Nhưng tôi xin nói, dù không đi vào chi tiết, rằng chính trong tính trung tâm của Kitô học và mầu nhiệm Vượt Qua, mà Nước Thiên Chúa đã được hoàn tất, mà lời công bố đích thực của Chúa Giêsu đã trở thành cụ thể, hiện thực, và vận hành”.
Đức Thánh Cha nói rõ hơn: “Trong bài giáo lý trước đây, chúng ta đã thấy nét mới mẻ này của Thánh Phaolô chính là lòng trung thành sâu sắc nhất đối với lời giảng của Chúa Giêsu”.
Ngài còn cho rằng: “Trong các tiến bộ của khoa chú giải, nhất là trong 200 năm qua, các hội tụ giữa khoa chú giải Công Giáo và Thệ Phản đã gia tăng, nhờ thế đã đem lại một sự nhất trí đáng kể đối với chính điểm từng là nguồn gốc gây ra sự bất đồng ý kiến lớn nhất trong lịch sử. Cho nên, đây là niềm hy vọng lớn lao đối với chính nghĩa đại kết, một chính nghĩa hết sức chủ yếu của Công Đồng Vatican II”.
Đức Bênêđíctô XVI kết luận: “Trong thực chất, vẫn sáng ngời trước mặt ta khuôn mặt của vị tông đồ và là nhà tư tưởng Kitô Giáo cực kỳ có hiệu quả và sâu sắc, mà mọi người chúng ta đều được hưởng nhờ khi gần gũi với Ngài… Hướng về Ngài, cả trong gương sáng tông đồ lẫn trong học thuyết của Ngài, do đó sẽ là một kích thích, nếu không muốn nói là một đảm bảo, để ta củng cố bản sắc Kitô Giáo nơi mỗi người chúng ta và để canh tân toàn bộ Giáo Hội”.
Nguyên Văn Bài Giáo Lý
Anh chị em thân mến, loạt bài giáo lý về dung mạo Thánh Phaolô đã tới hồi kết thúc: hôm nay chúng ta nói đến ngày cuối cùng trong cuộc sống trần gian của Ngài. Truyền thống Kitô giáo thuở xưa đồng thanh cho rằng cái chết của Thánh Phaolô xẩy ra như hậu quả của việc tử vì đạo ngay tại đây, tại Rôma này. Các trước tác của Tân Ước đã không tiếp nhận sự kiện ấy. Sách Tông Đồ Công Vụ kết thúc trình thuật của mình với việc mô tả hoàn cảnh tù nhân của Thánh Tông Đồ, lúc ấy vẫn có khả năng gặp gỡ mọi người tới viếng thăm (xem Cv 28:30-31)
Chỉ trong Thư Thứ Hai gửi cho Timôtê, ta mới thấy những lời có tính báo trước của chính Ngài: “Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi” (2 Tm 4:6; xem Pl 2:17).
Hai hình ảnh đã được dùng ở đây, một hình ảnh về lễ tế, mà Ngài từng dùng trong thư gửi tín hữu Philiphê, giải thích việc tử đạo như là một phần lễ tế của Chúa Kitô; và hình ảnh kia là hình ảnh con tầu tháo dây cột và trương buồm ra khơi: hai hình ảnh này phối hợp đã kín đáo ám chỉ đến biến cố cái chết, và là cái chết đổ máu.
Chứng cớ rõ ràng đầu tiên ám chỉ ngày sau cùng của Thánh Phaolô đến với chúng ta từ giữa thập niên 90 của thế kỷ thứ nhất, và do đó, vào khoảng 30 năm sau ngày Ngài qua đời. Nó đến từ lá thư được Giáo Hội Rôma, mà giám mục lúc ấy là Đức Clêmentê I, viết cho Giáo Hội Côrintô.
Trong bản văn bức thư ấy, có lời mời gọi phải để gương sáng các tông đồ trước mặt, và sau khi nhắc đến việc tử đạo của Thánh Phêrô, bản văn viết như sau: “Do sự ganh ghét và bất hoà, (Thánh) Phaolô buộc lòng phải chỉ cho chúng tôi cách làm thế nào giật được giải kiên nhẫn. Bị bắt bẩy lần, bị đầy biệt xứ, bị ném đá, Ngài quả là người rao giảng Chúa Kitô khắp bên Đông lẫn bên Tây, và vì đức tin của mình, Ngài đã nhận được vinh quang tinh ròng. Sau khi rao giảng đức công chính trên toàn thế giới, và sau khi đặt chân tới góc biển chân trời Tây Phương, Ngài đã tiếp nhận phúc tử đạo trước mặt các tổng trấn; như thế Ngài đã ra khỏi thế gian và tiến vào nơi thánh thiện, và do đó đã trở thành mẫu mực vĩ đại nhất của lòng kiên nhẫn” (1 Clement 5,2).
Lòng kiên nhẫn mà bức thư trên nói đến là biểu thức của việc Ngài hiệp thông với sự thống khổ của Chúa Kitô, của lòng quảng đại và sự trì chí nhờ đó Ngài chấp nhận con đường đau khổ lâu dài, đến độ có thể nói được rằng: “Tôi mang các dấu vết của Chúa Giêsu trong thân xác tôi” (Gl 6:17).
Trong thư của Đức Clêmentê, ta nghe rằng Thánh Phaolô đã “đặt chân tới góc biển chân trời Tây Phương”. Người ta vẫn còn tranh luận không biết điều ấy có ý nhắc tới chuyến đi Tây Ban Nha mà có thể Thánh Phaolô đã thực hiện hay không. Không có gì chắc chắn về điều ấy cả, mặc dầu quả tình trong thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Nhân có tỏ ý muốn đặt chân tới Nước này (xem Rm 15:24).
Trong thư của Đức Clêmentê, điều khá lý thú là việc để hai tên Phêrô và Phaolô kế tiếp nhau, mặc dù trong chứng tá của Eusebius thành Xêdarê thuộc thế kỷ thứ 4, ta sẽ thấy có sự đảo ngược lại thứ tự. Khi nhắc tới Hoàng Đế Nêrông, vị sau viết: “Dưới triều đại ông, (Thánh) Phaolô đã bị chém đầu ngay tại Rôma còn (Thánh) Phêrô thì bị đóng đinh tại đó. Bản tường trình được xác nhận bởi các tên Phêrô và Phaolô, là hai tên vẫn được bảo tồn tại hầm mộ của các ngài tại thành phố này” (Hist. Eccl. 2,25,5).
Sau đó, Eusebius tiếp tục thuật lại bản tuyên bố trước đó của một trưởng giáo sĩ Rôma tên là Gaius, người có thể đã sống vào đầu thế kỷ thứ hai: “Tôi có thể chỉ cho ngài thấy các chiến tích của các vị tông đồ: nếu ngài tới Vatican hay Đường Ostiense, ngài sẽ thấy ở đấy các chiến tích của các đấng sáng lập ra Hội Thánh” (sách đã dẫn 2,25, 6-7).
“Các chiến tích” nói đây chính là các đền mộ, và các đền mộ này chính là các ngôi mộ của hai Thánh Phêrô và Phaolô mà chúng ta hiện nay đang tôn kính, ở cùng một địa điểm đã hai ngàn năm nay: ở ngay chỗ này trong thành Vatican đối với Thánh Phêrô, ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành trên Đường Ostiense đối với ngôi mộ của Thánh Tông Đồ Các Dân Ngoại.
Điều lý thú cần nhắc đến là hai vị tông đồ vĩ đại cùng được nhắc đến một lượt. Dù không có nguồn cổ xưa nào nói đến thừa tác vụ đồng thời của hai vị tại Rôma, nhưng ý thức liên tiếp của người Kitô hữu về việc các ngài cùng được chôn cất tại thủ đô của đế quốc đồng thời cũng đã liên kết các ngài vào vai trò sáng lập ra Giáo Hội Rôma. Thực thế, ta có thể đọc Thánh Irênê thành Lyons, vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai, khi ngài nói tới việc kế tục tông đồ trong các Giáo Hội riêng rẽ: “Sẽ là điều buồn tẻ nếu phải kể ra sự kế tục của mọi Giáo Hội, nên chúng tôi chỉ xin kể ra (trường hợp của) Giáo hội vĩ đại nhất, cổ xưa nhất và nổi tiếng nhất, tức Giáo Hội đã được thành lập và thiết dựng tại Rôma do hai vị tông đồ hiển vinh nhất, là Phêrô và Phaolô” (Adv. Haer. 3,3,2).
Ta hãy tạm gác qua một bên dung mạo Thánh Phêrô và chỉ tập trung vào dung mạo Thánh Phaolô. Việc tử đạo của ngài được kể lại lần đầu tiên trong sách Công Vụ Thánh Phaolô, được viết vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai. Sách này tường thuật rằng Nêrông kết án tử hình ngài bằng hình phạt chặt đầu, được thi hành ngay lập tức (xem 9:5). Ngày tháng của việc hành quyết này thì thay đổi tùy theo các nguồn cổ xưa, vào khoảng giữa cuộc bách hại Đạo của Nêrông sau khi Rôma bị thiêu rụi vào tháng Bẩy năm 64 và năm cuối triều đại ông này vào năm 68 (cf. Jerome, De Viris Ill. 5,8).
Việc tính toán trên tùy thuộc nhiều vào cách tính niên biểu ngày Thánh Phaolô tới Rôma, một cuộc tranh luận chúng ta không thể bàn ở đây được. Các truyền thống liên tiếp đã chỉ ra hai yếu tố khác. Một yếu tố, phần lớn là dã sử, cho rằng việc tử đạo của ngài xẩy ra tại Acquae Salviae trên đường Laurentina, với thủ cấp nẩy lên ba lần, mỗi lần nẩy khiến một dòng nước vọt lên, chính vì thế đến ngày nay nơi ấy vẫn được gọi là "Tre Fontane" (Ba giếng nước) (Công Vụ Phêrô và Phaolô của Pseudo Marcellus, thế kỷ thứ năm).
Yếu tố kia, phù hợp hơn với các chứng tá cổ xưa đã nhắc đến trên đây, của trưởng giáo sĩ Gaius, cho hay việc chôn cất ngài xẩy ra “không những ở bên ngoài thành phố, vào khoảng dặm thứ hai trên Đường Ostiense” mà còn chính xác hơn “ở trong cánh đồng Lucina”, người vốn là một mệnh phụ Kitô hữu (Cuộc Khổ Nạn của Phaolô, do Pseudo Abdias, thế kỷ thứ sáu, viết).
Vào thế kỷ thứ tư, hoàng đế Constantinô đã xây tại đó một ngôi nhà thờ đầu tiên, sau đó, trong hai thế kỷ thứ tư và thứ năm, các hoàng đế Valentinianus II, Theodosius và Arcadius đã nới rộng nhà thờ ấy rất nhiều. Sau trận hoả hoạn năm 1800, người ta mới xây dựng ngôi Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành hiện nay.
Dù gì đi nữa, dung mạo Thánh Phaolô cũng đã được khuếch đại vượt quá cuộc sống trần gian và cái chết của ngài; nhưng ngài quả tình đã để lại một gia tài thiêng liêng siêu phàm. Và trong tư cách là môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, ngài cũng trở thành dấu chỉ của mâu thuẫn. Trong khi đối với phái tự xưng là Ebionites, một trường phái Kitô giáo gốc Do Thái, ngài chỉ là một tên bỏ đạo khước từ Luật Môsen, thì trong Tông Đồ Công Vụ, ta đã thấy một lòng tôn kính vĩ đại dành cho Thánh Tông Đồ Phaolô rồi.
Giờ đây, tôi xin tạm gác qua một bên các trước tác ngoại thư, như Công Vụ Phaolô và Techla cũng như bộ sưu tầm ngoại thư các trao đổi thư từ giữa Thánh Phaolô và nhà triết học Seneca. Điều quan trọng cần xác nhận là ngay khi các thư của Thánh Phaolô vừa được đưa vào phụng vụ, thì cấu trúc tiên tri và tông đồ của phúc âm liền trở thành yếu tố quyết định đối với hình thức phụng vụ Lời Chúa. Như thế, nhờ sự ‘hiện diện’ này trong phụng vụ của Giáo Hội, mà tư tưởng của vị Tông Đồ ngay lập tức trở thành của nuôi dưỡng thiêng liêng cho tín hữu mọi thời.
Hiển nhiên, các giáo phụ của Giáo Hội và sau đó toàn thể các thần học gia đã rút tỉa từ các thư của Thánh Phaolô và nền linh đạo của ngài. Trong nhiều thế kỷ, và cả ngày nay nữa, ngài vẫn là thầy dạy và tông đồ đích thực của Dân Ngoại. Lời chú giải đầu hết của giáo phụ còn tồn tại với chúng ta liên quan đến việc soạn thảo bộ Tân Ước là của nhà thần học nổi tiếng người Alexandria là Origen. Ông chú giải Thư Thánh Phaolô viết gửi tín hữu Rôma.
Chẳng may, bài chú giải này nay chỉ còn một phần. Thánh Gioan Kim Khẩu, ngoài việc chú giải các thư của Thánh Nhân, còn viết bẩy bài tán tụng nổi tiếng về ngài. Thánh Augustinô cho rằng việc ngài trở lại phần rất lớn là do Thánh Phaolô và suốt đời ngài, ngài luôn nhắc tới Thánh Nhân. Từ cuộc đàm thoại thường xuyên này với Thánh Tông Đồ, mà nền thần học Công Giáo vĩ đại của ngài đã phát sinh, (vĩ đại) cả với người Thệ Phản mọi thời nữa. Thánh Tôma Aquinô cũng để lại cho chúng ta một chú giải rất hay về các thư của Thánh Phaolô, một chú giải tiêu biểu cho hoa trái chín mọng nhất của nền chú giải trung cổ.
Điểm chuyển thực sự đã được kiểm nghiệm trong thế kỷ 16 với phong trào Cải Cách Thệ Phản. Giây phút quyết định trong cuộc đời của Luthêrô là biến cố tự nhận là Turmerlebnis (1517) trong đó, bỗng nhiên ông bắt gặp lối giải thích mới về học lý công chính hóa của Thánh Phaolô. Một lối giải thích đã giải thoát ông khỏi những bối rối và xao xuyến của quãng đời trước đó và đem lại cho ông niềm tin tưởng mới, có tính triệt để vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng tha thứ mọi sự cách vô điều kiện. Từ giây phút ấy, Luthêrô đồng hóa chủ nghĩa duy luật lệ trong Do Thái Giáo và Kitô Giáo, từng bị Thánh Tông Đồ Dân Ngoại kết án, với trật tự sống trong Giáo Hội Công Giáo. Và đối với ông, Giáo Hội xuất hiện như một biểu thức nô lệ lề luật bị ông chống đối bằng nền tự do của Phúc Âm. Công Đồng Triđentinô, giữa các năm 1545 và 1563, đã sâu sắc giải thích vấn nạn công chính hóa và bắt gặp trong chính dòng truyền thống Công Giáo một tổng hợp giữa lề luật và Phúc Âm, phù hợp với sứ điệp của Sách Thánh đọc trong tính toàn bộ và hợp nhất của nó.
Đến thế kỷ 19, nhờ thu lượm được gia tài tốt nhất của Phong Trào Ánh Sáng, ta đã được chứng kiến một sự canh tân mới mẻ về học thuyết của Thánh Phaolô, mà giờ đây, hơn hết, đã được nâng lên bình diện nghiên cứu khoa học do việc giải thích sách Thánh theo lối phê bình lịch sử khai triển ra. Ở đây, ta hãy tạm gác qua một bên sự kiện này là cũng trong thế kỷ ấy, và cả trong thế kỷ 20 nữa, đã xuất hiện việc bôi đen đúng nghĩa đối với Thánh Phaolô. Tôi nghĩ trước hết tới Nietzsche, người đã châm chọc nền thần học khiêm hạ của Thánh Phaolô, chống lại nền thần học ấy bằng nền thần học của ông về con người mạnh và con người hùng. Nhưng ta hãy tạm gác việc đó để khảo sát các luồng suy tư cốt yếu trong lối giải thích mới mẻ đối với Thánh Kinh dựa vào khoa học, cũng như các học lý về Thánh Phaolô trong thế kỷ ấy.
Ở đây, trước nhất, xin nhấn mạnh tới tư tưởng chủ chốt của Thánh Phaolô về ý niệm tự do: trung tâm tư tưởng của Thánh Nhân nằm ở chỗ này, như chính Luthêrô đã trực giá thấy. Nhưng nay, ý niệm tự do này đã được tái giải thích trong ngữ cảnh chủ thuyết tự do hiện đại. Và sau này, sự dị biệt hóa giữa lời công bố của Thánh Phaolô và lời công bố của Chúa Giêsu đã được người ta nhấn mạnh đến nhiều. Và Thánh Phaolô gần như được trình bày là nhà sáng lập mới của Kitô Giáo. Nơi Thánh Phaolô, chắc chắn tính trung tâm của Nước Chúa, một yếu tố vốn trổi vượt trong lời công bố của Chúa Giêsu, đã được biến đổi để tở thành tính trung tâm của Kitô học, mà điểm trổi vượt chính là mầu nhiệm Vượt Qua. Và từ mầu nhiệm Vượt Qua, phát sinh ra các bí tích rửa tội và Thánh Thể, được coi như sự hiện diện thường trực của mầu nhiệm này; chính từ hai bí tích ấy mà Nhiệm Thể Chúa Kitô phát triển, và Giáo Hội được xây dựng.
Nhưng tôi xin nói, dù không đi vào chi tiết, rằng chính trong tính trung tâm của Kitô học và mầu nhiệm Vượt Qua, mà Nước Thiên Chúa đã được hoàn tất, mà lời công bố đích thực của Chúa Giêsu đã trở thành cụ thể, hiện thực, và vận hành. Trong bài giáo lý trước đây, chúng ta đã thấy nét mới mẻ này của Thánh Phaolô chính là lòng trung thành sâu sắc nhất đối với lời giảng của Chúa Giêsu. Trong các tiến bộ của khoa chú giải, nhất là trong 200 năm qua, các hội tụ giữa khoa chú giải Công Giáo và Thệ Phản đã gia tăng, nhờ thế đã đem lại một sự nhất trí đáng kể đối với chính điểm từng là nguồn gốc gây ra sự bất đồng ý kiến lớn nhất trong lịch sử. Cho nên, đây là niềm hy vọng lớn lao đối với chính nghĩa đại kết, một chính nghĩa hết sức chủ yếu của Công Đồng Vatican II.
Ở cuối bài giáo lý này, tôi muốn vắn tắt nhấn mạnh tới một số phong trào tôn giáo, xuất hiện trong thời hiện đại ngay trong lòng Giáo Hội Công Giáo, muốn nhắc đến Thánh Phaolô. Trong thế kỷ 16, ta thấy xuất hiện Dòng Linh Mục Thánh Phaolô, gọi tắt là các cha Barnabites; trong thế kỷ 19, ta có Tu Hội Truyền Giáo Thánh Phaolô Tông Đồ, gọi tắt là Các Cha Paulist; và trong thế kỷ 20, có Gia Đình Phaolô do chân phúc James Alberione sáng lập; ấy là chưa nói tới tu hội đời Đạo Quân Thánh Phaolô (Company of St Paul).
Trong thực chất, vẫn sáng ngời trước mặt ta khuôn mặt của vị tông đồ và là nhà tư tưởng Kitô Giáo cực kỳ có hiệu quả và sâu sắc, mà mọi người chúng ta đều được hưởng nhờ khi gần gũi với Ngài. Trong một bài tán tụng của mình, Thánh Gioan Kim Khẩu, khi độc đáo so sánh Thánh Phaolô với tiên tri Giôna, đã viết như sau: Thánh Phaolô ‘không ghép ván làm tầu, thay vào đó, thay vì kết hợp vác phiến gỗ lại với nhau, ngài đã kết hợp ngôn từ, và nhờ thế đã vớt khỏi nước không phải chỉ hai, ba hay năm thành viên trong gia đình mình, mà là toàn bộ thế giới đang sắp chết đuối” (Paneg. 1,5).
Thánh Phoalô vẫn còn làm được việc đó, và ngài sẽ luôn luôn có thể làm được việc đó. Hướng về Ngài, cả trong gương sáng tông đồ lẫn trong học thuyết của Ngài, do đó sẽ là một kích thích, nếu không muốn nói là một đảm bảo, để ta củng cố bản sắc Kitô Giáo nơi mỗi người chúng ta và để canh tân toàn bộ Giáo Hội”
Vũ Văn An