Dan Lee
02-08-2009, 01:09 PM
Phái đoàn ngoại giao của Toà thánh sắp đến Hà Nội
http://www.vietcatholic.org/Pics/90208Vatican.jpg
HÀ NỘI - Theo nhiều nguồn tin thông thạo, nhận lời mời của Bộ ngoại giao Việt Nam, phái đoàn ngoại giao của Toà thánh do Đức ông Pietro Parolin- Thứ trưởng ngoại giao của Vatican dẫn đầu sẽ sang thăm và làm việc ở Việt Nam từ 16 đến 21-2-2009. Trong đoàn lần này sẽ không có Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương mà thay bằng một linh mục khác ở Bộ Truyền giáo. Đoàn sẽ có những buổi làm việc với Bộ ngoại giáo, Ban Tôn giáo của chính phủ Việt Nam, gặp gỡ với đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam và đi thăm hai giáo phận Thái Bình và Bùi Chu (khởi đầu trước đây được dòng Đa minh trách nhiệm). Nội dung các buổi làm việc và gặp gỡ chưa được tiết lộ nhưng người ta có thể tiên đoán rằng, vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Vatican sẽ được đặt lên hàng đầu. Vì trong chuyến thăm tháng 6-2008, đoàn đã gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm và hai bên đã giao cho các cơ quan liên hệ để thiết lập lộ trình.
Thời gian vừa qua, Vatican cũng có nhiều động thái muốn vun vén cho quan hệ này tốt đẹp. Rõ nhất là lá thư của Đức Hồng y T. Bertone đề ngày 30-1-2008 đề nghị Toà TGM Hà Nội cho “trở lại cầu nguyện bình thường”, tháo gỡ được một “quả bom’ cho chính quyền với vụ Toà Khâm sứ. Điều này chứng tỏ Vatican không muốn “tham bát bỏ mâm”, muốn bỏ cái nhỏ để tìm kiếm cái lớn hơn là xây dựng quan hệ với Việt Nam một cách đầy đủ hơn.
Tuy nhiên, diễn tiến vụ việc Toà Khâm sứ 42 Nhà Chung và khu đất của giáo xứ Thái Hà đã trở thành rất phức tạp và chính quyền Hà Nội đã dùng mọi biện pháp để biến thành vườn hoa công cộng, mở phiên toà xét xử 8 giáo dân Thái Hà, huy động phương tiện truyền thông thoá mạ Đức TGM Ngô Quang Kiệt, một số giáo sĩ và giáo dân Thái Hà, và đỉnh điểm là chính quyền Hà Nội đã nhiều lần ra văn thư đề nghị thuyên chuyển TGM Ngô Quang Kiệt và một số linh mục Thái Hà ra khỏi địa bàn Hà Nội...
Có tin nói rằng, chính quyền Hà Nội còn thông qua Ban Tôn giáo và Bộ ngoại giao VN đề xuất với Vatican đưa TGM Kiệt ra nước ngoài như trường hợp của TGM Nguyễn Văn Thuận năm 1989 nhưng không được Vatican chấp thuận.
Trong thư gửi Đức TGM Hà Nội ngày 30-1-2008, Toà thánh có cam kết rằng: “sẽ không bỏ lỡ việc giải thích cho chính phủ và quê hương Đức cha những nguyện vọng chính đáng của người công giáo Việt Nam”. Người ta hy vọng chuyến thăm này của đoàn sẽ là cơ hội tốt để Toà thánh làm việc đó.
Với những tin tức xác thực về diễn biến ở Tòa Khâm Sứ và Thái Hà được VietCatholic mau chóng chuyển đạt tới thế giới, nên Nhà nước CSVN không thể che dấu được những bất công và man trá của mình, nhất là qua những tin tức được chuyển dịch ra các ngôn ngữ ngoại quốc, thế giới đã nhìn rỏ và hiểu được rằng: tại Việt Nam không hề có tự do tôn giáo đích thật, và Đảng CSVN ngày nay đã trở thành một Đảng cố tình dùng luật lệ do họ làm ra để chiếm hữu tài sản của nhân dân, nhất là các tài sản thuộc về các tôn giáo, cho lợi ích các nhân của các lãnh đạo Đảng. Sự lạm dụng quyền lực và chính sách thối nát vô luật lệ của các tham quan làm lộ rõ bộ mặt rất tiêu cực và thối nát của Đảng CSVN.
Đây là chuyến thăm thứ 16 của phái đoàn Toà thánh tại Việt Nam kể từ năm 1990 và nội dung chủ yếu là về quan hệ song phương. Nhưng trong các lần trước, vấn đề nhân sự cũng được đề cập đến và hiện nay vẫn còn một số giáo phận trống toà như Phát Diệm, Buôn Mê Thuột. Đức cha Thái Bình Nguyễn Văn Sang cũng đã được Toà thánh chấp thuận về hưu cho đến khi tìm được người kế vị. Đức cha Cao Đình Thuyên của Vinh cũng đã bước qua tuổi 82 mà chưa có người thay thế. Không phải ở Việt Nam thiếu nhân sự đủ khả năng. Vấn đề là chưa tìm được sự đồng thuận giữa chính quyền và giáo hội về các ứng viên.
Ông Nguyễn Thế Doanh- Trường ban tôn giáo chính phủ nhiều lần nói với các Giám mục rằng: Với chúng tôi ai là Giám mục cũng được, miễn là vị đó giữ được ổn định địa phương và xây dựng được mối quan hệ tốt đạo đẹp đời. Nghe ra thì đơn giản, nhưng đáp ứng được yêu cầu đó cũng không dễ dàng gì. Cho nên vẫn còn những giáo phận trống toà cho đến hôm nay khi mà giáo phận nào cũng có hàng chục linh mục đạo đức đã có bằng tiến sĩ ở các đại học công giáo nước ngoài.
Những nguồn tin thông thạo từ phía Giáo hội cũng như những tin lọt ra từ phía nhà cầm quyền Hà Nội cho biết: tuy dù lộ trình chính của đôi bên là mục tiêu ngoại giao, tuy nhiên vì những vấn đề nóng bỏng xẩy ra tại Hà Nội trong suốt một năm qua đã làm cho mối tương quan giữa Giáo Hội CGVN và Hà nội trở nên phức tạp hơn, đang khi đó bộ mặt của Nhà nước Việt Nam trên sân chơi quốc tế bị "bể mặt" vì những dối trá và chính sách bài trừ tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, cho nên cuộc đàm phán lần này càng trở nên khó khăn hơn nếu muốn đạt được những thành quả thiết thực và hữu lý.
PV VietCatholic Hà Nội
http://www.vietcatholic.org/Pics/90208Vatican.jpg
HÀ NỘI - Theo nhiều nguồn tin thông thạo, nhận lời mời của Bộ ngoại giao Việt Nam, phái đoàn ngoại giao của Toà thánh do Đức ông Pietro Parolin- Thứ trưởng ngoại giao của Vatican dẫn đầu sẽ sang thăm và làm việc ở Việt Nam từ 16 đến 21-2-2009. Trong đoàn lần này sẽ không có Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương mà thay bằng một linh mục khác ở Bộ Truyền giáo. Đoàn sẽ có những buổi làm việc với Bộ ngoại giáo, Ban Tôn giáo của chính phủ Việt Nam, gặp gỡ với đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam và đi thăm hai giáo phận Thái Bình và Bùi Chu (khởi đầu trước đây được dòng Đa minh trách nhiệm). Nội dung các buổi làm việc và gặp gỡ chưa được tiết lộ nhưng người ta có thể tiên đoán rằng, vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Vatican sẽ được đặt lên hàng đầu. Vì trong chuyến thăm tháng 6-2008, đoàn đã gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm và hai bên đã giao cho các cơ quan liên hệ để thiết lập lộ trình.
Thời gian vừa qua, Vatican cũng có nhiều động thái muốn vun vén cho quan hệ này tốt đẹp. Rõ nhất là lá thư của Đức Hồng y T. Bertone đề ngày 30-1-2008 đề nghị Toà TGM Hà Nội cho “trở lại cầu nguyện bình thường”, tháo gỡ được một “quả bom’ cho chính quyền với vụ Toà Khâm sứ. Điều này chứng tỏ Vatican không muốn “tham bát bỏ mâm”, muốn bỏ cái nhỏ để tìm kiếm cái lớn hơn là xây dựng quan hệ với Việt Nam một cách đầy đủ hơn.
Tuy nhiên, diễn tiến vụ việc Toà Khâm sứ 42 Nhà Chung và khu đất của giáo xứ Thái Hà đã trở thành rất phức tạp và chính quyền Hà Nội đã dùng mọi biện pháp để biến thành vườn hoa công cộng, mở phiên toà xét xử 8 giáo dân Thái Hà, huy động phương tiện truyền thông thoá mạ Đức TGM Ngô Quang Kiệt, một số giáo sĩ và giáo dân Thái Hà, và đỉnh điểm là chính quyền Hà Nội đã nhiều lần ra văn thư đề nghị thuyên chuyển TGM Ngô Quang Kiệt và một số linh mục Thái Hà ra khỏi địa bàn Hà Nội...
Có tin nói rằng, chính quyền Hà Nội còn thông qua Ban Tôn giáo và Bộ ngoại giao VN đề xuất với Vatican đưa TGM Kiệt ra nước ngoài như trường hợp của TGM Nguyễn Văn Thuận năm 1989 nhưng không được Vatican chấp thuận.
Trong thư gửi Đức TGM Hà Nội ngày 30-1-2008, Toà thánh có cam kết rằng: “sẽ không bỏ lỡ việc giải thích cho chính phủ và quê hương Đức cha những nguyện vọng chính đáng của người công giáo Việt Nam”. Người ta hy vọng chuyến thăm này của đoàn sẽ là cơ hội tốt để Toà thánh làm việc đó.
Với những tin tức xác thực về diễn biến ở Tòa Khâm Sứ và Thái Hà được VietCatholic mau chóng chuyển đạt tới thế giới, nên Nhà nước CSVN không thể che dấu được những bất công và man trá của mình, nhất là qua những tin tức được chuyển dịch ra các ngôn ngữ ngoại quốc, thế giới đã nhìn rỏ và hiểu được rằng: tại Việt Nam không hề có tự do tôn giáo đích thật, và Đảng CSVN ngày nay đã trở thành một Đảng cố tình dùng luật lệ do họ làm ra để chiếm hữu tài sản của nhân dân, nhất là các tài sản thuộc về các tôn giáo, cho lợi ích các nhân của các lãnh đạo Đảng. Sự lạm dụng quyền lực và chính sách thối nát vô luật lệ của các tham quan làm lộ rõ bộ mặt rất tiêu cực và thối nát của Đảng CSVN.
Đây là chuyến thăm thứ 16 của phái đoàn Toà thánh tại Việt Nam kể từ năm 1990 và nội dung chủ yếu là về quan hệ song phương. Nhưng trong các lần trước, vấn đề nhân sự cũng được đề cập đến và hiện nay vẫn còn một số giáo phận trống toà như Phát Diệm, Buôn Mê Thuột. Đức cha Thái Bình Nguyễn Văn Sang cũng đã được Toà thánh chấp thuận về hưu cho đến khi tìm được người kế vị. Đức cha Cao Đình Thuyên của Vinh cũng đã bước qua tuổi 82 mà chưa có người thay thế. Không phải ở Việt Nam thiếu nhân sự đủ khả năng. Vấn đề là chưa tìm được sự đồng thuận giữa chính quyền và giáo hội về các ứng viên.
Ông Nguyễn Thế Doanh- Trường ban tôn giáo chính phủ nhiều lần nói với các Giám mục rằng: Với chúng tôi ai là Giám mục cũng được, miễn là vị đó giữ được ổn định địa phương và xây dựng được mối quan hệ tốt đạo đẹp đời. Nghe ra thì đơn giản, nhưng đáp ứng được yêu cầu đó cũng không dễ dàng gì. Cho nên vẫn còn những giáo phận trống toà cho đến hôm nay khi mà giáo phận nào cũng có hàng chục linh mục đạo đức đã có bằng tiến sĩ ở các đại học công giáo nước ngoài.
Những nguồn tin thông thạo từ phía Giáo hội cũng như những tin lọt ra từ phía nhà cầm quyền Hà Nội cho biết: tuy dù lộ trình chính của đôi bên là mục tiêu ngoại giao, tuy nhiên vì những vấn đề nóng bỏng xẩy ra tại Hà Nội trong suốt một năm qua đã làm cho mối tương quan giữa Giáo Hội CGVN và Hà nội trở nên phức tạp hơn, đang khi đó bộ mặt của Nhà nước Việt Nam trên sân chơi quốc tế bị "bể mặt" vì những dối trá và chính sách bài trừ tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, cho nên cuộc đàm phán lần này càng trở nên khó khăn hơn nếu muốn đạt được những thành quả thiết thực và hữu lý.
PV VietCatholic Hà Nội