Sông Xanh
02-09-2009, 08:53 AM
Thưa anh, có chuyện gì không
Để em uống cạn suối sông một lần...
----------------------------------------
http://farm1.static.flickr.com/29/47604380_c79a1f3e30.jpg
Water Lily by Steve
BỒ TÁT CHƯA HIỂU RÕ về TÁNH KHÔNG
Giọng đọc Phạm Thùy Dương
Audio: http://www.imeem.com/people/xMNRUt7/music/pMOHUXt-/duc-dat-lai-lat-ma-chua-hieu-ro-ve-tanh-khong-td/
Có thể có những vị Bồ Tát chưa hiểu rõ về tánh Không, nhưng tâm họ khao khát đáp ứng được mọi ước nguyện của chúng sanh. Do ước vọng đó, họ có thể nảy sinh ra tâm ý muốn đạt đạo để giúp mọi người và mọi loài. Nhưng thường khi nói tới tâm tỉnh giác, ta nói tới ý nguyện muốn tìm hiểu coi có thể chấm dứt được khổ đau cho đại chúng không, và nếu được thì nên làm cách nào để giúp chúng sanh dứt khổ. Căn cứ vào các tư tưởng đó, ta xét tới ý nghĩa của sự giác ngộ, theo hai điều sau đây:
- Từ bi nhằm vào chúng sanh.
- Trí tuệ chủ vào giác ngộ.
Khi chúng ta nuôi dưỡng tâm cao quý mong được giác ngộ để giúp chúng sanh, vì biết ta có thể đạt tới trình độ đó, thì tâm ta trở nên huyền diệu và kiên cường.
Sự khác biệt sẽ rất lớn lao khi tâm từ bi được trí tuệ hỗ trợ. Bình thường khi nhìn vào chúng sanh khốn khổ, ta sanh ra một tâm niệm rất mãnh liệt muốn giúp họ đở khổ, vì ta không chịu nỗi những cảnh đau lòng đó. Nhưng nếu ta nhìn và phân tích sâu hơn ta sẽ hiểu vì đâu mà họ khổ và biết họ có khả năng nuôi dưỡng những yếu tố diệt khổ của chính họ. Ta có thể nhìn ra những điều đó trong người kia nhưng chính họ thì bị bấn loạn trước các sự kiện và không biết cách phát hiện những yếu tố tích cực nói trên. Ta có thể nhìn thấy người kia không những đang bị đau khổ mà còn đang bị vướng vào những hành nghiệp bất thiện nữa. Họ đang bị lầm lạc, hướng vào những hành sử gây ra đau khổ liên tục trong tương lai.
Chúng ta sẽ khởi lên những tâm niệm từ bi, thương xót chúng sanh khi nhìn rõ khả năng thoát khổ của họ mà vì u mê, họ chưa nhìn ra con đường đó được. Cũng giống như khi ta thấy một con người có thể giải quyết vấn đề của họ một cách dễ dàng mà họ không làm nổi vì u mê hay vì thiếu sáng kiến. Nhìn thấy người khác đang khổ, ta nên biết rằng họ cũng giống mình, không hề muốn bị khổ. Ta phát khởi ước mong: "Nếu sự đau khổ này chấm dứt được thì hay lắm, cầu xin cho nỗi khổ đó sớm chấm dứt!" Khi ta đã biết con đường và những phương cách thoát khổ, thì nhìn người kia ta càng thấy thương xót họ nhiều hơn.
Khi tu tập để có tâm tỉnh giác, chúng ta nên có hai mục tiêu: mong đạt tới quả vị Bụt và mong độ được cho người khác. Tâm tỉnh giác hướng về tha nhân, không chỉ lo cho mình mà muốn giúp người, đó là lòng từ bi. Muốn nuôi dưỡng tâm từ bi đích thật, ta không những cần quan tâm tới những người đang đau khổ, mà còn cần coi họ như những con người dễ thương, dễ mến nữa. Ðồng thời ta phải có khả năng nhìn thấu bản chất khổ đau của họ.
Muốn nhận diện rõ ràng những niềm đau nỗi khổ, trước hết ta hãy nghĩ tới những kinh nghiệm mình đã trải qua. Nhận diện theo cách đó dễ dàng hơn.
Trích @: http://www.thuvienhoasen.org/songhanhphuc-01.htm
SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN
The Joy of Living - Dying in Peace
Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14
Dịch: Chân Huyền
Để em uống cạn suối sông một lần...
----------------------------------------
http://farm1.static.flickr.com/29/47604380_c79a1f3e30.jpg
Water Lily by Steve
BỒ TÁT CHƯA HIỂU RÕ về TÁNH KHÔNG
Giọng đọc Phạm Thùy Dương
Audio: http://www.imeem.com/people/xMNRUt7/music/pMOHUXt-/duc-dat-lai-lat-ma-chua-hieu-ro-ve-tanh-khong-td/
Có thể có những vị Bồ Tát chưa hiểu rõ về tánh Không, nhưng tâm họ khao khát đáp ứng được mọi ước nguyện của chúng sanh. Do ước vọng đó, họ có thể nảy sinh ra tâm ý muốn đạt đạo để giúp mọi người và mọi loài. Nhưng thường khi nói tới tâm tỉnh giác, ta nói tới ý nguyện muốn tìm hiểu coi có thể chấm dứt được khổ đau cho đại chúng không, và nếu được thì nên làm cách nào để giúp chúng sanh dứt khổ. Căn cứ vào các tư tưởng đó, ta xét tới ý nghĩa của sự giác ngộ, theo hai điều sau đây:
- Từ bi nhằm vào chúng sanh.
- Trí tuệ chủ vào giác ngộ.
Khi chúng ta nuôi dưỡng tâm cao quý mong được giác ngộ để giúp chúng sanh, vì biết ta có thể đạt tới trình độ đó, thì tâm ta trở nên huyền diệu và kiên cường.
Sự khác biệt sẽ rất lớn lao khi tâm từ bi được trí tuệ hỗ trợ. Bình thường khi nhìn vào chúng sanh khốn khổ, ta sanh ra một tâm niệm rất mãnh liệt muốn giúp họ đở khổ, vì ta không chịu nỗi những cảnh đau lòng đó. Nhưng nếu ta nhìn và phân tích sâu hơn ta sẽ hiểu vì đâu mà họ khổ và biết họ có khả năng nuôi dưỡng những yếu tố diệt khổ của chính họ. Ta có thể nhìn ra những điều đó trong người kia nhưng chính họ thì bị bấn loạn trước các sự kiện và không biết cách phát hiện những yếu tố tích cực nói trên. Ta có thể nhìn thấy người kia không những đang bị đau khổ mà còn đang bị vướng vào những hành nghiệp bất thiện nữa. Họ đang bị lầm lạc, hướng vào những hành sử gây ra đau khổ liên tục trong tương lai.
Chúng ta sẽ khởi lên những tâm niệm từ bi, thương xót chúng sanh khi nhìn rõ khả năng thoát khổ của họ mà vì u mê, họ chưa nhìn ra con đường đó được. Cũng giống như khi ta thấy một con người có thể giải quyết vấn đề của họ một cách dễ dàng mà họ không làm nổi vì u mê hay vì thiếu sáng kiến. Nhìn thấy người khác đang khổ, ta nên biết rằng họ cũng giống mình, không hề muốn bị khổ. Ta phát khởi ước mong: "Nếu sự đau khổ này chấm dứt được thì hay lắm, cầu xin cho nỗi khổ đó sớm chấm dứt!" Khi ta đã biết con đường và những phương cách thoát khổ, thì nhìn người kia ta càng thấy thương xót họ nhiều hơn.
Khi tu tập để có tâm tỉnh giác, chúng ta nên có hai mục tiêu: mong đạt tới quả vị Bụt và mong độ được cho người khác. Tâm tỉnh giác hướng về tha nhân, không chỉ lo cho mình mà muốn giúp người, đó là lòng từ bi. Muốn nuôi dưỡng tâm từ bi đích thật, ta không những cần quan tâm tới những người đang đau khổ, mà còn cần coi họ như những con người dễ thương, dễ mến nữa. Ðồng thời ta phải có khả năng nhìn thấu bản chất khổ đau của họ.
Muốn nhận diện rõ ràng những niềm đau nỗi khổ, trước hết ta hãy nghĩ tới những kinh nghiệm mình đã trải qua. Nhận diện theo cách đó dễ dàng hơn.
Trích @: http://www.thuvienhoasen.org/songhanhphuc-01.htm
SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN
The Joy of Living - Dying in Peace
Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14
Dịch: Chân Huyền