Dan Lee
02-10-2009, 10:19 PM
CHÚA NHẬT VI TN B
NẾU NGÀI MUỐN ...
Một cuộc gặp gỡ thường tình như bao cuộc gặp gỡ khác giữa Đức Kitô và các bệnh nhân đến với Ngài. Ngài đã động lòng thương xót người phong cùi và chữa lành bệnh cho anh. Thánh sử Marcô chú ý sắp đặt câu chuyện vào đầu cuộc đời công khai của Chúa Kitô. Bằng vào khung cảnh lịch sử về tôn giáo, về luật Mai-sen liên quan đến bệnh phong hủi, dựa vào những lời đối thoại của Đức Kitô và người phong hủi, diễn biến hôm nay mang thật nhiều ý nghĩa: "Nếu Ngài muốn Ngài có thể làm cho tôi sạch".
Sách Lêvi đã dành câu 13,14 đề cập đến bệnh phung. Theo quan niệm Do Thái thời đó và thời Đức Kitô rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, người nào mắc bệnh phung đều bị coi là "nhơ bẩn" trước mặt xã hội loài người và nhất là trước Thiên Chúa. Vì thế, họ bị xua đuổi ra ngoài lề xã hội, tuyệt giao với mọi người kể cả bạn bè thân thuộc. Về mặt tôn giáo, họ không được phép lai vãng đến các hội đường để tham dự các lễ nghi, các việc phụng tự. Bao lâu còn mang vết phung trên thân xác, họ phải "ở riêng một mình, chỗ nó ở phải ở bên ngoài trại" (Lv 8,46). Lời van xin của người phung diễn tả tâm trạng trên đây. Hơn nữa, việc Đức Kitô truyền người đó "hãy đi trình diện với tư tế, và vì được sạch rồi thì hãy dâng lễ vật như Mai-sen đã truyền dạy" diễn đạt ý nghĩa lễ tạ tội (Lc 14,1-31; 49-53). Bệnh phung trở thành dấu chỉ của sự "nhơ bẩn" nội tâm, hậu quả của tội ác.
Thánh sử Marcô ghi chú việc Đức Kitô "giơ tay đụng đến" người phung. Việc đụng chạm này đã khiến người phung được chữa lành cả các vết thương thể xác và tâm hồn. Quả thật, Ngài đã gánh lấy tội ác của nhân loại và trở nên đồng hình đồng dạng với các tội nhân. Thánh Gioan Tiền Hô đã chẳng giới thiệu với môn đệ đó sao: "Này là Chiên của Thiên Chúa, Đấng đã gánh tội trần gian" (Ga 1,19). Cũng như con chiên vẹn sạch đã trở nên hiến lễ trong Hy Lễ Thập Giá để tẩy sạch mọi vết nhơ trong cõi đời ô trọc này, Đức Kitô đã rửa con người khỏi mọi tội khiên, trao ban quyền làm con cái Thiên Chúa, xứng với phẩm giá con người, là hình ảnh của Thiên Chúa. Người mắc bệnh phung hôm nay đã được hồi sinh, vì kể từ đây, ông ta được quyền trở lại nếp sống con người, mọi giao tế gia đình và xã hội được hoàn trả, được sinh hoạt giữa xã hội loài người với tất cả quyền công dân, và nhất là được quyền tham dự các buổi phụng tự trong hội đường, nghĩa là được giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi, tái lập mọi thông hảo với Thiên Chúa. Trước phép lạ cả thể như vậy, làm sao ông ta có thể ngậm miệng làm thinh, "và từ khắp nơi, người ta kéo đến với Ngài" (Mc 1,45).
Trường hợp của người phung hủi hôm nay khiến chúng ta chạnh lòng nghĩ tới hằng bao nhiêu triệu anh em phung cùi trên thế giới, nhất là tại những nước chậm tiến, trong đó có Quê Hương chúng ta. Hàng ngàn hàng vạn những người anh em đau khổ ở trong các trại cùi Di Linh, Qui Hòa... Trong những xã hội văn minh tân tiến, những người mắc bệnh "phung" sống bên lề xã hội cũng không phải là ít: những thanh thiếu niên phạm pháp, những người thiếu nữ buôn son bán phấn, những người di dân bị xua đuổi, những người cô thân cô thế, già nua tuổi tác... tất cả những lời van xin thống thiết, những vết thương lở loét của nhân loại, đang cần những tình thương băng bó, cần những bàn tay dìu dắt, cần những cuộc đời xả thân phụng sự.
"Anh em hãy theo gương tôi, cũng như tôi đối với Đức Kitô"
Hãy theo gương Thánh Phaolô, vị tông đồ dân ngoại, đến gặp gỡ những người "phung cùi" của xã hội hôm nay. Hãy góp phần để chiến đấu cho một xã hội công bình. Hãy nói lên tiếng nói của công lý nơi nào sự thật bị chà đạp, nhân quyền bị vi phạm. Hãy dám đi ngược với trào lưu xã hội để xây dựng cho Nước Thiên Chúa, nước công bình bác ái mau hiển trị. Đó là sứ mệnh của mọi Kitô hữu.
Hơn nữa, tự ý thức rằng, mình cũng là những người mắc bệnh "phung" trong tâm hồn, mọi người chúng ta cũng cần phải đến gặp gỡ Đức Kitô để xin Ngài thanh tẩy và làm phục sinh đời sống con cái Thiên Chúa đã bị tội nhơ hủy hoại hoặc làm mất cân bằng.
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
NẾU NGÀI MUỐN ...
Một cuộc gặp gỡ thường tình như bao cuộc gặp gỡ khác giữa Đức Kitô và các bệnh nhân đến với Ngài. Ngài đã động lòng thương xót người phong cùi và chữa lành bệnh cho anh. Thánh sử Marcô chú ý sắp đặt câu chuyện vào đầu cuộc đời công khai của Chúa Kitô. Bằng vào khung cảnh lịch sử về tôn giáo, về luật Mai-sen liên quan đến bệnh phong hủi, dựa vào những lời đối thoại của Đức Kitô và người phong hủi, diễn biến hôm nay mang thật nhiều ý nghĩa: "Nếu Ngài muốn Ngài có thể làm cho tôi sạch".
Sách Lêvi đã dành câu 13,14 đề cập đến bệnh phung. Theo quan niệm Do Thái thời đó và thời Đức Kitô rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, người nào mắc bệnh phung đều bị coi là "nhơ bẩn" trước mặt xã hội loài người và nhất là trước Thiên Chúa. Vì thế, họ bị xua đuổi ra ngoài lề xã hội, tuyệt giao với mọi người kể cả bạn bè thân thuộc. Về mặt tôn giáo, họ không được phép lai vãng đến các hội đường để tham dự các lễ nghi, các việc phụng tự. Bao lâu còn mang vết phung trên thân xác, họ phải "ở riêng một mình, chỗ nó ở phải ở bên ngoài trại" (Lv 8,46). Lời van xin của người phung diễn tả tâm trạng trên đây. Hơn nữa, việc Đức Kitô truyền người đó "hãy đi trình diện với tư tế, và vì được sạch rồi thì hãy dâng lễ vật như Mai-sen đã truyền dạy" diễn đạt ý nghĩa lễ tạ tội (Lc 14,1-31; 49-53). Bệnh phung trở thành dấu chỉ của sự "nhơ bẩn" nội tâm, hậu quả của tội ác.
Thánh sử Marcô ghi chú việc Đức Kitô "giơ tay đụng đến" người phung. Việc đụng chạm này đã khiến người phung được chữa lành cả các vết thương thể xác và tâm hồn. Quả thật, Ngài đã gánh lấy tội ác của nhân loại và trở nên đồng hình đồng dạng với các tội nhân. Thánh Gioan Tiền Hô đã chẳng giới thiệu với môn đệ đó sao: "Này là Chiên của Thiên Chúa, Đấng đã gánh tội trần gian" (Ga 1,19). Cũng như con chiên vẹn sạch đã trở nên hiến lễ trong Hy Lễ Thập Giá để tẩy sạch mọi vết nhơ trong cõi đời ô trọc này, Đức Kitô đã rửa con người khỏi mọi tội khiên, trao ban quyền làm con cái Thiên Chúa, xứng với phẩm giá con người, là hình ảnh của Thiên Chúa. Người mắc bệnh phung hôm nay đã được hồi sinh, vì kể từ đây, ông ta được quyền trở lại nếp sống con người, mọi giao tế gia đình và xã hội được hoàn trả, được sinh hoạt giữa xã hội loài người với tất cả quyền công dân, và nhất là được quyền tham dự các buổi phụng tự trong hội đường, nghĩa là được giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi, tái lập mọi thông hảo với Thiên Chúa. Trước phép lạ cả thể như vậy, làm sao ông ta có thể ngậm miệng làm thinh, "và từ khắp nơi, người ta kéo đến với Ngài" (Mc 1,45).
Trường hợp của người phung hủi hôm nay khiến chúng ta chạnh lòng nghĩ tới hằng bao nhiêu triệu anh em phung cùi trên thế giới, nhất là tại những nước chậm tiến, trong đó có Quê Hương chúng ta. Hàng ngàn hàng vạn những người anh em đau khổ ở trong các trại cùi Di Linh, Qui Hòa... Trong những xã hội văn minh tân tiến, những người mắc bệnh "phung" sống bên lề xã hội cũng không phải là ít: những thanh thiếu niên phạm pháp, những người thiếu nữ buôn son bán phấn, những người di dân bị xua đuổi, những người cô thân cô thế, già nua tuổi tác... tất cả những lời van xin thống thiết, những vết thương lở loét của nhân loại, đang cần những tình thương băng bó, cần những bàn tay dìu dắt, cần những cuộc đời xả thân phụng sự.
"Anh em hãy theo gương tôi, cũng như tôi đối với Đức Kitô"
Hãy theo gương Thánh Phaolô, vị tông đồ dân ngoại, đến gặp gỡ những người "phung cùi" của xã hội hôm nay. Hãy góp phần để chiến đấu cho một xã hội công bình. Hãy nói lên tiếng nói của công lý nơi nào sự thật bị chà đạp, nhân quyền bị vi phạm. Hãy dám đi ngược với trào lưu xã hội để xây dựng cho Nước Thiên Chúa, nước công bình bác ái mau hiển trị. Đó là sứ mệnh của mọi Kitô hữu.
Hơn nữa, tự ý thức rằng, mình cũng là những người mắc bệnh "phung" trong tâm hồn, mọi người chúng ta cũng cần phải đến gặp gỡ Đức Kitô để xin Ngài thanh tẩy và làm phục sinh đời sống con cái Thiên Chúa đã bị tội nhơ hủy hoại hoặc làm mất cân bằng.
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu