Dan Lee
02-11-2009, 11:26 PM
Chúa Nhật VI Thường Niên B
Biệt giam
Con người là con vật có tính xã hội. Có thể nói rằng tính xã hội một cách nào đó chính là một trong những yếu tố cấu thành yếu tình của con người. Thiếu vắng tha nhân thì ta như không còn là ta. Đã có nhiều người phân tích dòng thơ đầu trong “Truyện Kiều” của văn hào Nguyễn Du: “Trăm năm trong cõi người ta”. Có người thì mới có ta. Và có ta thì hẳn phải có người. Quả thật rất nhiều dã thú lẫn vật nuôi, nếu tách riêng, nuôi chúng một mình thì chúng vẫn lớn lên thành chúng. Trái lại, con người khi bị tách biệt khỏi xã hội từ thưở nhỏ thì sẽ không thể ohát triển thành người cách đúng nghĩa.
Một trong những mục đích mà các nhà nước pháp quyền khi sử dụng hình hình thức giam tù phạm nhân, đó là cách ly họ ra khỏi cộng đồng xã hội. Vi phạm pháp luật mà bị toà kết án tù ở là một thảm hoạ. Bị ở tù mà bị biệt giam thì đúng là đại hoạ. Henri Charierre trong tác phẩm nổi tiếng “Papillon, người tù khổ sai” đã từng kể lại chuyện nhiều tù nhân bị biệt giam đã phải chọn con đường tự vẩn, vì không chịu nổi cảnh bị tách biệt một mình.
Phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa nhật VI TN B, đặc biệt qua bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng xoáy sâu vào hình ảnh người bệnh phong hủi, đặc biệt là số phận bất hạnh của họ mà xã hội, qua các luật lệ, đã áp chế trên họ. Với hoàn cảnh xã hội cách đây trên hai nghìn năm, chúng ta có thể thông cảm với những thể chế, quy định áp dụng cho những người mắc bệnh phong hủi, một thứ bệnh truyền nhiểm được xem là nan y, bất trị, với thời bấy giờ. Thế nhưng khi đọc các khoản quy định như: “Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xoả tóc, che râu và kêu lên: ‘Ô uế ! Ô uế !’ Bao lâu còn mắc bệnh người ấy sẽ còn là ô uế. Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại.” ( Lv 13,45-46 ), chúng ta không thể không xót xa.
Nổi bất hạnh đáng nói của người bị phong hủi là bị liệt vào hàng tội lỗi ghê gớm, bị cả Thiên Chúa chúc dữ, mặc dầu bản thân họ chưa hẳn là người có tội. Bênh cạnh nổi tủi nhục ấy thì người bị phong hủi lại bị tách biệt khỏi xã hội loài người. Sự tách biệt biệt này khiến cho họ không chỉ bị xem như là tội nhân mà còn như không phải là người. Ngay cả đến hôm nay, khi nền y học đã khống chế được căn bệnh phong hủi thì những người đã mắc bệnh này vẫn thường được nhà nước các quốc cho sống tập trung biệt riêng ra một nơi để ngăn ngừa sự lây lan và để chữa trị hữu hiệu. Dù với mục đích và ý hướng tốt cho người bệnh, nhưng cái hậu quả là gây mặc cảm tâm lý cho bệnh nhân, khi phải sống tách riêng, một cách nào đó vẫn tồn tại. Cái mặc cảm tâm lý này nhiều lúc gây ra sự bất cần đời và không muốn gặp mặt những người không mắc bệnh phong hủi, vì không muốn cần “sự thương hại” của những người “may mắn”.
Đã từng có mười người phong hủi xin Chúa Giêsu chữa bệnh, nhưng chỉ đứng xa xa mà kêu lớn tiếng ( x. Lc 17,12 ). Thế nhưng, vượt qua rào cản tâm lý tự ti, vượt qua cả quy định của lề luật bấy giờ, nguời phong hủi này đã đến gần Chúa Giêsu, nài xin Người chữa bệnh. Chúa Giêsu không chỉ phán lời chữa bệnh mà còn đặt tay trên người anh ta. Sức mạnh của tình yêu đã làm cho con người xích lại gần nhau và làm cho con người nên thanh sạch. Hơn nữa, chính tình yêu làm cho con người thành người trong cộng đoàn xã hội.
Con người thường thích biểu lộ tình yêu hay ý muốn của mình bằng uy quyền, còn Thiên Chúa lại thích biểu lộ ý muốn và quyền năng của Người bằng tình yêu. Uy quyền hay quyền năng vẫn luôn cần thiết cho cuộc sống xã hội, nếu không sẽ rất dễ đi đến tình trạng rối loạn kiểu “vô chính phủ”. Tuy nhiên quyền uy lại dễ khiến người ta xa cách nhau. Trái lại, với tình yêu và trong tình yêu thì kẻ sạch và người nhơ vẫn có thể chung sống, người công chính lẫn tội nhân đều có thể chung vai sát cánh.
Khởi đầu công cuộc rao giảng tin mừng, Chúa Giêsu đã biểu lộ uy quyền giúp Phêrô được một mẻ cá lạ lùng chất nặng hai thuyền gần chìm. Chứng kiến quyền uy của Chúa Giêsu, Phêrô đã khẩn khoản xin: “ Lạy Thầy, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” ( Lc 5,8 ). Thế nhưng sau ba năm chung sống với Thầy, nhất là khi cảm được cái tình của Thầy, thì cũng trước mẻ cá lạ lùng trên bờ hồ Giênêgiarét, Phêrô đã hăm hở khoác vội cái áo mà bơi vào với Thầy ( x.Ga 21,1-8 ).
Xã hội hôm nay đã tiến bộ nhiều mặt. Nền y học ngày càng hiện đại. Căn bệnh phong hủi không còn là bệnh nan y hay bất trị. Thế nhưng với “uy quyền” chữa bệnh, các y bác sĩ vẫn rất khó đưa những con người dù đã hết bệnh, hoà nhập với cộng đoàn xã hội. Thực tế cho thấy nhiều người bị phong hủi đã được chữa lành nhưng vẫn còn mang mặc cảm mình “chưa thực sự là người” như mọi người. Trái lại với con tim dạt dào tình yêu, mẹ Têrêxa thành Cancutta đã làm cho biết bao người bất hạnh được “trở lại làm người” trong cộng đoàn xã hội.
Vẫn có đó nhiều người không ở tù nhưng đang bị biệt giam. Người ta có thể bị biệt giam ngay giữa đời thường, giữa phố người đông đúc bằng sự phân biệt đối xử do thành kiến hay do chính kiến của người có quyền, có chức. Khi thể hiện ý muốn của mình bằng quyền uy, những người xây tháp Babel năm xưa đã tự chia rẽ và bị phân tán. Trái lại khi thể hiện quyền năng bằng tình yêu tự hiến, chịu chết trên thập giá, Chúa Kitô đã không chỉ chết cho toàn dân được nhờ mà còn để “quy tụ con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi về một mối” ( Ga 11,62 ). Chỉ trong tình yêu, với tình yêu của người anh cả, Giêsu Kitô, người ta mới thực sự là người, không còn là Do Thái hay Hy Lạp, không còn là nô lệ hay tự do…mà tất cả đều là anh em với nhau, con cùng một Cha trên trời.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Biệt giam
Con người là con vật có tính xã hội. Có thể nói rằng tính xã hội một cách nào đó chính là một trong những yếu tố cấu thành yếu tình của con người. Thiếu vắng tha nhân thì ta như không còn là ta. Đã có nhiều người phân tích dòng thơ đầu trong “Truyện Kiều” của văn hào Nguyễn Du: “Trăm năm trong cõi người ta”. Có người thì mới có ta. Và có ta thì hẳn phải có người. Quả thật rất nhiều dã thú lẫn vật nuôi, nếu tách riêng, nuôi chúng một mình thì chúng vẫn lớn lên thành chúng. Trái lại, con người khi bị tách biệt khỏi xã hội từ thưở nhỏ thì sẽ không thể ohát triển thành người cách đúng nghĩa.
Một trong những mục đích mà các nhà nước pháp quyền khi sử dụng hình hình thức giam tù phạm nhân, đó là cách ly họ ra khỏi cộng đồng xã hội. Vi phạm pháp luật mà bị toà kết án tù ở là một thảm hoạ. Bị ở tù mà bị biệt giam thì đúng là đại hoạ. Henri Charierre trong tác phẩm nổi tiếng “Papillon, người tù khổ sai” đã từng kể lại chuyện nhiều tù nhân bị biệt giam đã phải chọn con đường tự vẩn, vì không chịu nổi cảnh bị tách biệt một mình.
Phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa nhật VI TN B, đặc biệt qua bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng xoáy sâu vào hình ảnh người bệnh phong hủi, đặc biệt là số phận bất hạnh của họ mà xã hội, qua các luật lệ, đã áp chế trên họ. Với hoàn cảnh xã hội cách đây trên hai nghìn năm, chúng ta có thể thông cảm với những thể chế, quy định áp dụng cho những người mắc bệnh phong hủi, một thứ bệnh truyền nhiểm được xem là nan y, bất trị, với thời bấy giờ. Thế nhưng khi đọc các khoản quy định như: “Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xoả tóc, che râu và kêu lên: ‘Ô uế ! Ô uế !’ Bao lâu còn mắc bệnh người ấy sẽ còn là ô uế. Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại.” ( Lv 13,45-46 ), chúng ta không thể không xót xa.
Nổi bất hạnh đáng nói của người bị phong hủi là bị liệt vào hàng tội lỗi ghê gớm, bị cả Thiên Chúa chúc dữ, mặc dầu bản thân họ chưa hẳn là người có tội. Bênh cạnh nổi tủi nhục ấy thì người bị phong hủi lại bị tách biệt khỏi xã hội loài người. Sự tách biệt biệt này khiến cho họ không chỉ bị xem như là tội nhân mà còn như không phải là người. Ngay cả đến hôm nay, khi nền y học đã khống chế được căn bệnh phong hủi thì những người đã mắc bệnh này vẫn thường được nhà nước các quốc cho sống tập trung biệt riêng ra một nơi để ngăn ngừa sự lây lan và để chữa trị hữu hiệu. Dù với mục đích và ý hướng tốt cho người bệnh, nhưng cái hậu quả là gây mặc cảm tâm lý cho bệnh nhân, khi phải sống tách riêng, một cách nào đó vẫn tồn tại. Cái mặc cảm tâm lý này nhiều lúc gây ra sự bất cần đời và không muốn gặp mặt những người không mắc bệnh phong hủi, vì không muốn cần “sự thương hại” của những người “may mắn”.
Đã từng có mười người phong hủi xin Chúa Giêsu chữa bệnh, nhưng chỉ đứng xa xa mà kêu lớn tiếng ( x. Lc 17,12 ). Thế nhưng, vượt qua rào cản tâm lý tự ti, vượt qua cả quy định của lề luật bấy giờ, nguời phong hủi này đã đến gần Chúa Giêsu, nài xin Người chữa bệnh. Chúa Giêsu không chỉ phán lời chữa bệnh mà còn đặt tay trên người anh ta. Sức mạnh của tình yêu đã làm cho con người xích lại gần nhau và làm cho con người nên thanh sạch. Hơn nữa, chính tình yêu làm cho con người thành người trong cộng đoàn xã hội.
Con người thường thích biểu lộ tình yêu hay ý muốn của mình bằng uy quyền, còn Thiên Chúa lại thích biểu lộ ý muốn và quyền năng của Người bằng tình yêu. Uy quyền hay quyền năng vẫn luôn cần thiết cho cuộc sống xã hội, nếu không sẽ rất dễ đi đến tình trạng rối loạn kiểu “vô chính phủ”. Tuy nhiên quyền uy lại dễ khiến người ta xa cách nhau. Trái lại, với tình yêu và trong tình yêu thì kẻ sạch và người nhơ vẫn có thể chung sống, người công chính lẫn tội nhân đều có thể chung vai sát cánh.
Khởi đầu công cuộc rao giảng tin mừng, Chúa Giêsu đã biểu lộ uy quyền giúp Phêrô được một mẻ cá lạ lùng chất nặng hai thuyền gần chìm. Chứng kiến quyền uy của Chúa Giêsu, Phêrô đã khẩn khoản xin: “ Lạy Thầy, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” ( Lc 5,8 ). Thế nhưng sau ba năm chung sống với Thầy, nhất là khi cảm được cái tình của Thầy, thì cũng trước mẻ cá lạ lùng trên bờ hồ Giênêgiarét, Phêrô đã hăm hở khoác vội cái áo mà bơi vào với Thầy ( x.Ga 21,1-8 ).
Xã hội hôm nay đã tiến bộ nhiều mặt. Nền y học ngày càng hiện đại. Căn bệnh phong hủi không còn là bệnh nan y hay bất trị. Thế nhưng với “uy quyền” chữa bệnh, các y bác sĩ vẫn rất khó đưa những con người dù đã hết bệnh, hoà nhập với cộng đoàn xã hội. Thực tế cho thấy nhiều người bị phong hủi đã được chữa lành nhưng vẫn còn mang mặc cảm mình “chưa thực sự là người” như mọi người. Trái lại với con tim dạt dào tình yêu, mẹ Têrêxa thành Cancutta đã làm cho biết bao người bất hạnh được “trở lại làm người” trong cộng đoàn xã hội.
Vẫn có đó nhiều người không ở tù nhưng đang bị biệt giam. Người ta có thể bị biệt giam ngay giữa đời thường, giữa phố người đông đúc bằng sự phân biệt đối xử do thành kiến hay do chính kiến của người có quyền, có chức. Khi thể hiện ý muốn của mình bằng quyền uy, những người xây tháp Babel năm xưa đã tự chia rẽ và bị phân tán. Trái lại khi thể hiện quyền năng bằng tình yêu tự hiến, chịu chết trên thập giá, Chúa Kitô đã không chỉ chết cho toàn dân được nhờ mà còn để “quy tụ con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi về một mối” ( Ga 11,62 ). Chỉ trong tình yêu, với tình yêu của người anh cả, Giêsu Kitô, người ta mới thực sự là người, không còn là Do Thái hay Hy Lạp, không còn là nô lệ hay tự do…mà tất cả đều là anh em với nhau, con cùng một Cha trên trời.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa