Dan Lee
02-13-2009, 04:39 PM
Suy Niệm Phúc Âm Chúa Nhật VI Quanh Năm B
YÊU THƯƠNG KẺ KHỐN CÙNG (Mc 1:40-45)
=====================================
Một ngày nọ, Cha Gioan Cassaigne, một linh mục thuộc Hội Truyền Giáo Thừa Sai Paris được Bề Trên sai đến Việt Nam truyền giảng tin mừng. Khi tham quan vùng cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng: bất ngờ Ngài gặp một người cùi bị bỏ rơi trong căn chòi hoang vắng sát bìa rừng. Động lòng thương, Cha Cassaigne tìm cách giúp đỡ chăm sóc người đàn ông bất hạnh ấy. Dần dần, Ngài khám phá ra cả một làng dân tộc thiểu số, đa số là người Thượng, rất nhiều người mắc bệnh phong hủi. Cha bèn qui tụ họ lại sống thành nhóm liên kết nhau: chữa trị thuốc men, thắp sáng niềm hy vọng phục hồi, giúp họ học biết giáo lý và sống tuyên xưng danh Chúa.
Năm 1941, Toà Thánh chọn Linh mục Gioan Cassaigne làm Giám Mục Saigon. Giã từ vùng cao nguyên yêu dấu với 133 tín hữu cùi, Cha vâng lệnh Đức Giáo Hoàng trở về thành phố hoa lệ vui nhận nhiệm vụ mới. Có ai ngờ dấu hiệu cùi lây lan chớm nở trên thân xác Ngài, Đức Cha Gioan xin từ chức sau 2 năm làm Chủ Chăn Giáo Phận. Ngài xin trở lại Di Linh tiếp tục sống chia sẻ buồn vui với giáo dân phong hủi. Khát vọng duy nhất của Đức Cha: “ao ước được an nghỉ giữa anh em đau khổ của mình”. Ngài không ngừng phục vụ bệnh nhân cùi, sống trọn kiếp người cùng khổ với họ. Vi trùng cùi mỗi lúc một hủy hoại thân xác Ngài. Năm 1972, trên giường bệnh, Đức Cha đã được Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu trao tặng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương: tri ân Ngài đã lặng lẽ dành cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam. Đầu tháng 11 năm 1973, Đức Giám Mục Gioan Cassaigne đã an nghỉ trong Chúa, nằm giữa làng cùi Di Linh, hưởng thọ 79 tuổi.
Một con người ước ao được chia sẻ chén đắng với Chúa, sẵn sàng chấp nhận sống cực khổ với tha nhân và mong muốn được yên nghỉ giữa những anh chị em của mình: thật nể phục dường bao!!
A. Thực trạng bệnh phong cùi.
Cùi là một căn bệnh nan y thời xa xưa, chẳng khác gì bệnh AIDS nguy hiểm thời hiện đại.
Bệnh thường xuất hiện nơi những người sống trong môi trường ẩm thấp, thiếu tiện nghi, ít vệ sinh thân thể thường xuyên. Ban đầu, dấu hiệu vi trùng cùi ( Hansen ) phát sinh, khó ai biết. Tự dưng thân thể có mụn nhọt, những vết đốm lác đác trên da, toàn thân như bị lở loét. Dần dần, mặt mũi sưng phù, đôi tai to ra rỉ máu. Ngón tay ngón chân thay nhau rụng rời, cụt mất từ từ. Da sần sùi, trong người toát ra mùi hôi hám khó chịu.
Dấu hiệu bệnh phong hủi đã rõ rệt, bó buộc thân nhân phải tìm phương thế cách ly người cùi. Họ được đưa đến những nơi vắng vẻ: đồi núi, rừng hoang, chòi canh xa xôi, bên đường biên giới
(Lc 17:11), sống cô lập tách biệt khỏi cộng đồng.
B. Tâm trạng đau khổ của người cùi.
1. Người cùi, một khi đã nhuốm bệnh nặng, được tách ra nơi riêng sống cô lập với mọi người.
Sách Lêvi diễn tả: họ mặc áo rách, xoã tóc, để đầu trần (Lv 13:45) chân đeo chuông leng keng. Đi ra ngoài, phải lấy áo che miệng và hô to, để người khác biết mà tránh xa sợ lây nhiễm. Nếu người cùi đứng ở đầu gió, các kẻ chung quanh phải cách xa người ấy khoảng 45 mét, tránh hơi thở bệnh nhân tỏa lan mùi hôi thối. Nói chung, bệnh nhân luôn mặc cảm, tự giam mình nơi hẻo lánh xa xôi
2. Anh cùi trong Phúc Âm (Mc 1:40-45) tuyệt vọng vì chứng bệnh nan y trên người. Gặp Chúa Giêsu đi ngang qua, lòng tin vào Chúa và khát vọng mong được khỏi bệnh bừng cháy trong anh: anh vội vã qùy xuống hết lời van xin Ngài cứu giúp. Lòng thương xót của Chúa đã đến: Ngài chữa lành bệnh cùi, phá tan mặc cảm cô độc và khôi phục niềm tin cho anh. Tình yêu thương chân thật đã xoa dịu vết thương đau thể xác rất nhiều.
3. Vào một buổi tối nọ, trên chuyến xe lam từ Ngã Ba Ông Tạ Chí Hoà về Chợ Bến Thành Sàigòn, một hành khất cùi bất ngờ đón xe khách dọc đường. Anh ngồi cạnh một cô gái bán bar đang trên đường đến tiệm làm. Mùi hôi hám từ thân xác anh cùi khiến các hành khách trên xe ai cũng tế nhị, khéo léo lách xa chỗ anh ngồi. Cô gái đẹp nặc mùi nước hoa thơm tho, tỏ thái độ ra mặt: cô luôn tay dùng khăn mouchoir che mũi, lộ vẻ khinh bỉ, khó chịu. Đau buồn và mặc cảm tự ti.
Xe lam vừa đến trạm cuối của tuyến đường, anh cùi vội vã xuống xe dúi mạnh vết thương cùi vào bàn tay cô gái, rồi biến mất trong sự căm thù bực tức về tình người trớ trêu chung quanh.
C. Hãy yêu thương kẻ khốn cùng.
1.Chúa Giêsu đã thương mến anh cùi cách đặc biệt. Thấy rõ lòng tin và khát vọng chân thành
của anh, Người giơ tay cứu chữa. Thực sự, Chúa đã biến đổi não trạng bi thảm thành niềm vui hạnh phúc cho bệnh nhân, Ngài cũng thay đổi tâm lý tuyệt vọng bằng cảm nhận lạc quan cho cuộc sống anh
2. Ngày 05/12/1984,tại Toà Thánh Vatican: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tiếp đón một người Brazil bị cùi từ lúc 20 tuổi. Ngài ôm hôn, trìu mến bệnh nhân không chút sợ hãi. Thái độ yêu thương ấy để lại trong tâm hồn Anthony Magalhaes, người cùi; một ấn tương tốt. Ông nói: “Tôi chưa thấy người nào tỏ tình thân mật với tôi như thế”.
3. Trong những tháng hè của các Đại Chủng Sinh, Ban Giám Đốc Đại Chủng Viện Hà Nội thường tổ chức cho các Thầy tham quan các cơ quan cứu tế xã hội: thăm viếng, an ủi, săn sóc và giúp vui các bệnh nhân. Một chuyến đi thăm trại phong Văn Môn (Thái Bình) gặp gỡ các cụ già bệnh nhân: đã giúp các Thầy một cảm nghiệm sinh động về tình người yêu thương.
4. Mỗi lần về thăm quê hương: bạn thử đến các trại phong Qui Hoà (Qui Nhơn), Bến Sắn (Bình Dương), Di Linh (Lâm Đồng)…quan sát tinh thần phục vụ người cùi không mỏi mệt của các Soeurs Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn Phaolô, bạn mới nể phục lòng hy sinh vô vị lợi của họ và cảm nhận ra rằng: mình hạnh phúc dường bao.
D. Sống Đạo hôm nay.
+ Nước Mỹ là một cường quốc văn minh, khoa học tân tiến, vệ sinh môi trường sạch sẽ: nên hiếm thấy bệnh cùi lan tràn trong xã hội. Song le Hoa Kỳ đang đối diện một cơn bệnh phong cùi khác: bệnh AIDS. Vi trùng HIV lây lan qua đường máu (kim chích thuốc phiện…), qua đường sinh dục (ăn chơi trác táng, tội lỗi…) gây nguy hiểm lan tràn. Cho đến nay, chưa có vaccine dứt bệnh AIDS, cũng chưa tìm ra thuốc ngừa bệnh ấy: người đã nhiễm HIV đang phải chết dần mòn tàn tạ theo tháng ngày.
Bệnh nhân mang nỗi sầu cá biệt, chờ đợi lưỡi hái tử thần đến với mình.
Họ cần sự nâng đỡ, ủi an…giúp họ thắp sáng hy vọng, kiên vững lòng tin đến phút cuối đời.
+ Sinh hoạt trong giáo xứ: thái độ ích kỷ, bảo thủ, lập dị, độc đoán…không thể hoà hợp với mọi người, đôi khi đã hình thành trong tôi một bệnh cùi tinh thần. Tự dưng tôi cao ngạo, mong muốn mọi ý kiến tôi đưa ra phải được tôn trọng, chú ý; tôi muốn “mọi người vì mình” hơn là “mình vì mọi người”. Với tính khí “đặc biệt” như thế, tôi càng ngày càng xa lạ, khó có một tiếng nói chung với tập thể, vô tình tôi đã nhiễm vi trùng cùi và “tự cô lập”trong thế giới riêng mình.
E. Lời nguyện kết.
[CENTER]
Lạy Chúa! Không ai là một hòn đảo,
Con sống là sống với, sống cho và sống cùng mọi người.
Xin đừng để con bị lây nhiễm bệnh cùi ích kỷ, dị hợm, thiếu thích nghi với người khác.
Chỉ có Ơn Thánh Chúa giúp con lớn lên mỗi ngày trong vị tha, quảng đại, khoan dung
với anh em chung quanh con. Amen.
Lm. Dominic Trần Văn Điều, SDD
YÊU THƯƠNG KẺ KHỐN CÙNG (Mc 1:40-45)
=====================================
Một ngày nọ, Cha Gioan Cassaigne, một linh mục thuộc Hội Truyền Giáo Thừa Sai Paris được Bề Trên sai đến Việt Nam truyền giảng tin mừng. Khi tham quan vùng cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng: bất ngờ Ngài gặp một người cùi bị bỏ rơi trong căn chòi hoang vắng sát bìa rừng. Động lòng thương, Cha Cassaigne tìm cách giúp đỡ chăm sóc người đàn ông bất hạnh ấy. Dần dần, Ngài khám phá ra cả một làng dân tộc thiểu số, đa số là người Thượng, rất nhiều người mắc bệnh phong hủi. Cha bèn qui tụ họ lại sống thành nhóm liên kết nhau: chữa trị thuốc men, thắp sáng niềm hy vọng phục hồi, giúp họ học biết giáo lý và sống tuyên xưng danh Chúa.
Năm 1941, Toà Thánh chọn Linh mục Gioan Cassaigne làm Giám Mục Saigon. Giã từ vùng cao nguyên yêu dấu với 133 tín hữu cùi, Cha vâng lệnh Đức Giáo Hoàng trở về thành phố hoa lệ vui nhận nhiệm vụ mới. Có ai ngờ dấu hiệu cùi lây lan chớm nở trên thân xác Ngài, Đức Cha Gioan xin từ chức sau 2 năm làm Chủ Chăn Giáo Phận. Ngài xin trở lại Di Linh tiếp tục sống chia sẻ buồn vui với giáo dân phong hủi. Khát vọng duy nhất của Đức Cha: “ao ước được an nghỉ giữa anh em đau khổ của mình”. Ngài không ngừng phục vụ bệnh nhân cùi, sống trọn kiếp người cùng khổ với họ. Vi trùng cùi mỗi lúc một hủy hoại thân xác Ngài. Năm 1972, trên giường bệnh, Đức Cha đã được Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu trao tặng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương: tri ân Ngài đã lặng lẽ dành cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam. Đầu tháng 11 năm 1973, Đức Giám Mục Gioan Cassaigne đã an nghỉ trong Chúa, nằm giữa làng cùi Di Linh, hưởng thọ 79 tuổi.
Một con người ước ao được chia sẻ chén đắng với Chúa, sẵn sàng chấp nhận sống cực khổ với tha nhân và mong muốn được yên nghỉ giữa những anh chị em của mình: thật nể phục dường bao!!
A. Thực trạng bệnh phong cùi.
Cùi là một căn bệnh nan y thời xa xưa, chẳng khác gì bệnh AIDS nguy hiểm thời hiện đại.
Bệnh thường xuất hiện nơi những người sống trong môi trường ẩm thấp, thiếu tiện nghi, ít vệ sinh thân thể thường xuyên. Ban đầu, dấu hiệu vi trùng cùi ( Hansen ) phát sinh, khó ai biết. Tự dưng thân thể có mụn nhọt, những vết đốm lác đác trên da, toàn thân như bị lở loét. Dần dần, mặt mũi sưng phù, đôi tai to ra rỉ máu. Ngón tay ngón chân thay nhau rụng rời, cụt mất từ từ. Da sần sùi, trong người toát ra mùi hôi hám khó chịu.
Dấu hiệu bệnh phong hủi đã rõ rệt, bó buộc thân nhân phải tìm phương thế cách ly người cùi. Họ được đưa đến những nơi vắng vẻ: đồi núi, rừng hoang, chòi canh xa xôi, bên đường biên giới
(Lc 17:11), sống cô lập tách biệt khỏi cộng đồng.
B. Tâm trạng đau khổ của người cùi.
1. Người cùi, một khi đã nhuốm bệnh nặng, được tách ra nơi riêng sống cô lập với mọi người.
Sách Lêvi diễn tả: họ mặc áo rách, xoã tóc, để đầu trần (Lv 13:45) chân đeo chuông leng keng. Đi ra ngoài, phải lấy áo che miệng và hô to, để người khác biết mà tránh xa sợ lây nhiễm. Nếu người cùi đứng ở đầu gió, các kẻ chung quanh phải cách xa người ấy khoảng 45 mét, tránh hơi thở bệnh nhân tỏa lan mùi hôi thối. Nói chung, bệnh nhân luôn mặc cảm, tự giam mình nơi hẻo lánh xa xôi
2. Anh cùi trong Phúc Âm (Mc 1:40-45) tuyệt vọng vì chứng bệnh nan y trên người. Gặp Chúa Giêsu đi ngang qua, lòng tin vào Chúa và khát vọng mong được khỏi bệnh bừng cháy trong anh: anh vội vã qùy xuống hết lời van xin Ngài cứu giúp. Lòng thương xót của Chúa đã đến: Ngài chữa lành bệnh cùi, phá tan mặc cảm cô độc và khôi phục niềm tin cho anh. Tình yêu thương chân thật đã xoa dịu vết thương đau thể xác rất nhiều.
3. Vào một buổi tối nọ, trên chuyến xe lam từ Ngã Ba Ông Tạ Chí Hoà về Chợ Bến Thành Sàigòn, một hành khất cùi bất ngờ đón xe khách dọc đường. Anh ngồi cạnh một cô gái bán bar đang trên đường đến tiệm làm. Mùi hôi hám từ thân xác anh cùi khiến các hành khách trên xe ai cũng tế nhị, khéo léo lách xa chỗ anh ngồi. Cô gái đẹp nặc mùi nước hoa thơm tho, tỏ thái độ ra mặt: cô luôn tay dùng khăn mouchoir che mũi, lộ vẻ khinh bỉ, khó chịu. Đau buồn và mặc cảm tự ti.
Xe lam vừa đến trạm cuối của tuyến đường, anh cùi vội vã xuống xe dúi mạnh vết thương cùi vào bàn tay cô gái, rồi biến mất trong sự căm thù bực tức về tình người trớ trêu chung quanh.
C. Hãy yêu thương kẻ khốn cùng.
1.Chúa Giêsu đã thương mến anh cùi cách đặc biệt. Thấy rõ lòng tin và khát vọng chân thành
của anh, Người giơ tay cứu chữa. Thực sự, Chúa đã biến đổi não trạng bi thảm thành niềm vui hạnh phúc cho bệnh nhân, Ngài cũng thay đổi tâm lý tuyệt vọng bằng cảm nhận lạc quan cho cuộc sống anh
2. Ngày 05/12/1984,tại Toà Thánh Vatican: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tiếp đón một người Brazil bị cùi từ lúc 20 tuổi. Ngài ôm hôn, trìu mến bệnh nhân không chút sợ hãi. Thái độ yêu thương ấy để lại trong tâm hồn Anthony Magalhaes, người cùi; một ấn tương tốt. Ông nói: “Tôi chưa thấy người nào tỏ tình thân mật với tôi như thế”.
3. Trong những tháng hè của các Đại Chủng Sinh, Ban Giám Đốc Đại Chủng Viện Hà Nội thường tổ chức cho các Thầy tham quan các cơ quan cứu tế xã hội: thăm viếng, an ủi, săn sóc và giúp vui các bệnh nhân. Một chuyến đi thăm trại phong Văn Môn (Thái Bình) gặp gỡ các cụ già bệnh nhân: đã giúp các Thầy một cảm nghiệm sinh động về tình người yêu thương.
4. Mỗi lần về thăm quê hương: bạn thử đến các trại phong Qui Hoà (Qui Nhơn), Bến Sắn (Bình Dương), Di Linh (Lâm Đồng)…quan sát tinh thần phục vụ người cùi không mỏi mệt của các Soeurs Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn Phaolô, bạn mới nể phục lòng hy sinh vô vị lợi của họ và cảm nhận ra rằng: mình hạnh phúc dường bao.
D. Sống Đạo hôm nay.
+ Nước Mỹ là một cường quốc văn minh, khoa học tân tiến, vệ sinh môi trường sạch sẽ: nên hiếm thấy bệnh cùi lan tràn trong xã hội. Song le Hoa Kỳ đang đối diện một cơn bệnh phong cùi khác: bệnh AIDS. Vi trùng HIV lây lan qua đường máu (kim chích thuốc phiện…), qua đường sinh dục (ăn chơi trác táng, tội lỗi…) gây nguy hiểm lan tràn. Cho đến nay, chưa có vaccine dứt bệnh AIDS, cũng chưa tìm ra thuốc ngừa bệnh ấy: người đã nhiễm HIV đang phải chết dần mòn tàn tạ theo tháng ngày.
Bệnh nhân mang nỗi sầu cá biệt, chờ đợi lưỡi hái tử thần đến với mình.
Họ cần sự nâng đỡ, ủi an…giúp họ thắp sáng hy vọng, kiên vững lòng tin đến phút cuối đời.
+ Sinh hoạt trong giáo xứ: thái độ ích kỷ, bảo thủ, lập dị, độc đoán…không thể hoà hợp với mọi người, đôi khi đã hình thành trong tôi một bệnh cùi tinh thần. Tự dưng tôi cao ngạo, mong muốn mọi ý kiến tôi đưa ra phải được tôn trọng, chú ý; tôi muốn “mọi người vì mình” hơn là “mình vì mọi người”. Với tính khí “đặc biệt” như thế, tôi càng ngày càng xa lạ, khó có một tiếng nói chung với tập thể, vô tình tôi đã nhiễm vi trùng cùi và “tự cô lập”trong thế giới riêng mình.
E. Lời nguyện kết.
[CENTER]
Lạy Chúa! Không ai là một hòn đảo,
Con sống là sống với, sống cho và sống cùng mọi người.
Xin đừng để con bị lây nhiễm bệnh cùi ích kỷ, dị hợm, thiếu thích nghi với người khác.
Chỉ có Ơn Thánh Chúa giúp con lớn lên mỗi ngày trong vị tha, quảng đại, khoan dung
với anh em chung quanh con. Amen.
Lm. Dominic Trần Văn Điều, SDD