Dan Lee
02-13-2009, 05:13 PM
Chứng từ ơn gọi: Đời sống siêu nhiên của người tận hiến
PARIS - Chủ nhật 08 tháng 02 năm 2009, tại Giáo Xứ Việt Nam, chị Maria Vũ Thị Minh, thuộc tu hội đời “Thiên Chúa Tình Yêu” (Deus caritas) cho chứng từ về đề tài “Đời sống siêu nhiên của người tận hiến”. Đây là đề tài học hỏi thứ ba trong chương trình “chứng từ ơn gọi”, được thực hiện vào mỗi chủ nhật thứ hai mỗi tháng, trong “Năm cầu cho ơn gọi 2009» tại GXVN Paris.
Chứng từ ơn gọi, bài 1, đã được cha Nguyễn Bình chia sẻ vào chủ nhật 14.12.08 về vấn đề «Làm sao biết Chúa gọi mình» ?
Chứng từ ơn gọi bài 2, đã được cha Phan Tấn Khánh chia sẻ vào chủ nhật 11.01.2009 về đề tài “Tự do trong đời sống tận hiến”.
http://vietcatholic.net/pics/90213SrMinh.jpg
Sau phúc âm, cha chủ tế Đinh Đồng Thượng Sách đã giới thiệu sơ qua về chị Minh, người đã từng giúp dậy giáo lý cho các em thiếu nhi và mời chị lên nói với cộng đoàn về ơn gọi tận hiến của mình. Chị Maria Vũ Thị Minh là người việt nam đầu tiên gia nhập Tu Hội đời (1) Thiên Chúa Tình Yêu (2), từ trên 8 năm nay. Chị đã khấn tạm 3 lần. Tháng chín 2009 tới chị sẽ khấn trọn đời.
Chị Minh chia sẻ về “Ơn gọi ở ngoài đời” của mình qua 4 điểm (3):
1. Những nét đặc biệt của ơn gọi tận hiến giữa đời
1. Không sống chung trong một cộng đoàn. Không bỏ chung của cải, mỗi người phải tự lo lấy đời sống tinh thần và vật chất của mình.
2. Người nào có nghề gì thì vẫn tiếp tục làm việc trong nghề đó. Nếu ở chung với cha mẹ thì cứ tiếp tục như vậy. Tóm lại, bề ngoài không có gì thay đổi.
3. Cũng không có một dấu hiệu bề ngoài nào đánh dấu sự khác biệt với người, cả về y phục lẫn cách xưng hô. Không gọi là sơ.
4. Sống thật hòa mình với mọi người chung quanh trong hoàn cảnh Chúa đã đặt mình.
5. Nhiều hội viên, vì sợ gặp khó khăn trong gia đình, chỗ làm việc hay chỗ làm việc tông đồ, nên giữ bí mật không nói cho ai biết mình thuộc vào một tu hội.
6. Tất cả là ở trong nội tâm.
2. Đời sống thiêng liêng và nội tâm
Về đời sống thiêng liêng và nội tâm, ơn gọi giữa đời thật là một ơn gọi, như các ơn gọi khác ở trong các dòng; tức là hoàn toàn tận hiến thân cho Chúa để đáp lại tình yêu của Chúa và làm như ý Chúa muốn.
Khi mới nhập hội, phải qua hai năm học hỏi về ba lời khấn: sống trinh khiết, khó nghèo và vâng lời; sống cầu nguyện, nguyện ngắm, luôn chịu các phép bí tích giải tội và thánh thể. Sau đó, tu hội khuyến khích các hội viên tiếp tục tu bổ, học hỏi thêm về thánh kinh, về giáo hội, về tất cả những gì giúp tăng thêm đức tin, đức cậy và đức mến. Và cả tu bổ cho chính nghề nghiệp của mình nữa.
Sau một thời gian dài trau dồi và suy nghĩ chín chắn về ơn gọi của mình, hết thảy là 8 năm, hội viên có thể khấn trọn đời.
Sống ở ngoài đời, nên lề luật của tu hội không chặt chẽ như ở trong dòng. Mỗi tháng, từng miền họp mặt từng nhómp độ 10, 12 người, để chia sẻ phúc âm và thông tin cho nhau. Ba tháng một lần, có tĩnh tâm một ngày. Mỗi năm cấm phòng một tuần lễ trong im lặng hoàn toàn. Ngoài ra, mỗi hội viên tự thu xếp chương trình trong mỗi ngày, để cầu nguyện, xem lễ, nguyện ngắm, tùy theo công việc làm hay hoàn cảnh sống của mình.
3. Tại sao tôi dấn thân vào đời sống tận hiến trong tu hội Thiên Chúa Tình Yêu ?
Trước hết tôi xin trích lời thánh kinh để cảm tạ Chúa và ngợi khen Ngài “Từ muôn thủa Chúa đã yêu con. Chúa đã chọn con từ trong lòng mẹ”. Quả thật Chúa đã đến tìm tôi trong lúc tôi bơ vơ như thuyền không lái.
Mọi sự bắt đầu từ lúc tôi 10, 11 tuổi. Lúc đó tội chẳng biết gì về đạo. Gia đình tôi, bên nội có đạo, bên ngoại không có đạo. Ba tôi đi làm xa, luôn luôn vắng mặt. Mẹ tôi tuy theo đạo và cho các con rửa tội hết, nhưng cụ bị ảnh hưởng rất nặng về đạo Khổng và đạo Phật, có một tấm lòng trung trực, ngay thẳng, nhưng rất là bi quan. Cụ cũng không biết về đạo Công Giáo nhiều. Nên chúng tôi không được dậy, không được sống trong bầu khí công giáo.
Có một tâm hồn nhậy cảm, tôi thấy chiến tranh, bom đạn, giặc giã, người ta chết chóc rất nhiều, đau khổ, đói khát, bệnh tật. Chính mẹ tôi bị bệnh tim nặng. Tôi thấy chán đời vô cùng, chẳng biết sống để làm gì. Gia đình tôi rất khá giả. Mẹ tôi có nhiều ruộng đất. Nhưng đùng một lúc mất hết vì chiến tranh.
May cho tôi, một hôm, bà chị họ bên nội, tu ở nhà kín Huế, phải ra ngoài một thời gian chữa bệnh, đã đến tạm trú ở gia đình tôi. Thấy tôi và bà chị kế tôi, vừa nhỏ nhất, lại không biết gì về Chúa, chị tu kín liền mỗi tối họp hai chúng tôi lại dậy bổn, nói về tình yêu vô biên của Chúa, về đời sống bà thánhTêrêsa Hài đồng Giêsu đã yêu Chúa đến nỗi đi tu từ lúc 15 tuổi,…
Sung sướng quá, tôi như người đói được ăn, người khát được uống. Tôi tự quyết định dâng mình cho Chúa như bà thánh Têrêsa và quyết đem đời mình đi giúp đỡ, an ủi những người chung quanh, nhất là nhưng người đau khổ, nghèo khó. Từ đó, tôi ôm ấp cái mộng ấy trong lòng và giữ bí một không nói cho gia đình biết. Hồi 14 tuổi, tôi xin mẹ tôi được vào trường Couvent des Oiseaux dể học về đạo cũng như về đời, cho đến tú tài rồi vào đại học.
Sau đó, ngay từ lúc biết được tình yêu của Chúa, tôi bắt đầu sốt sắng mỗi tối tự đọc kinh, đi xưng tội, chịu lễ,… đồng thời bắt tay vào việc tông đồ. Việc tông đồ của tôi được kết quả mỹ mãn.
Trước nhất, mẹ tôi đau nặng được các chị tôi và tôi lo lắng săn sóc ở tại nhà; riêng tôi, tôi lo thêm cho cụ được mọi ơn Chúa trước khi về trời. Tôi mời các bà Đạo binh Đức Mẹ, mời cha chính xứ đến giúp mẹ tôi và lo cho bà được chịu các phép đạo. Sau khi chết, tang lễ cũng đã được cử hành trong bầu không khí đạo. Lúc đó tôi 16 tuổi.
Sau mẹ tôi thì đến ba tôi. Cụ tuy tin Chúa, nhưng mải làm ăn, ít khi đi nhà thờ. Tôi thuyết cụ dần dần. Cuối đời cụ cũng trở nên sốt sắng và được chịu các phép.
Rồi đến các bà chị tôi lấy chồng ngoại đạo. Nhân những dịp các chị tôi gặp khó khăn trong gia đình, tôi khuyên các chị trở về với Chúa. Các chị đã làm như vậy và hiện nay rất sốt sắng.
Đối với những người chung quanh, nhất là những người khó nghèo, tôi muốn trở nên cho họ một nguồn an ủi, một tia sáng trong u tối, một nụ cười làm bớt vết nhăn trên trán người lo âu, và tìm cách tránh trở nên một gánh nặng cho người khác.
4. Những khó khăn trên đường tận hiến theo Chúa
http://vietcatholic.net/pics/90213ongoi2.jpg
Đời sống tận hiến có an ủi, nhưng cũng gặp những khó khăn, mà trước nhất là những khó khăn trong gia đình. Gia đình không thể hiểu được tại sao tôi không chịu lập gia đình. Đến tuổi lập gia đình mà không lấy chồng, trong xã hội Việt nam dễ bị chê là ế chồng. Tôi luôn bị chỉ trích. Họ chê tôi là khó tính hay điên khùng. Ai cũng đòi giới thiệu ông này, ông nọ. Một ông kia đã được giới thiệu với tôi. Ông rủ tôi đi chơi. Tôi không biết phải làm sao để từ khưóc. Tôi nhận lời và trên đường đi, rủ ông đến một chỗ có tổ chức một buổi cầu nguyện. Đến nơi, tôi nói với ông nên về đi, vì tôi phải ở lại đây cầu nguyện đến ngày hôm sau. Thấy vậy, ông sợ quá. Bỏ. Tôi được thoát.
Trong chỗ làm việc thì cũng phải tranh đấu để khỏi bị lôi cuốn vào những việc trái với lương tâm của người công giáo. Có những lần họ đòi tôi tiêm thuốc cho bệnh nhân chết đi. Nhưng trái lương tâm, tôi đã không làm. Thêm vào, công việc của một y tá với giờ giấc khác thường, làm sao giữ được sự trung thành trong đời sống cầu nguyện, nguyện ngắm, rước Chúa hằng ngày, dù bận rộn hay mệt nhọc, cũng là một khó khăn không nhỏ, đòi nhiều cố gắng.
Trong việc tông đồ, không tìm những việc lớn lao, không chờ những kết quả nhanh chóng, nhưng chấp nhận, kiên nhẫn trong những thất bại, ngay cả những khi bị vu oan giá họa, bách hại đủ đường. Theo tinh thần của Thiên Chúa Tình Yêu, tức là của chị thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, nết độc đáo quan trọng nhất trong đời sống của một hội viên là sự âm thầm kết hiệp mật thiết với Chúa, trong trông cậy và phó thác.
Tu hội Thiên Chúa Tình Yêu khuyên các hội viên nên luôn luôn học hỏi về đời cũng như về đạo, để kịp theo với sự tiến triển của thế giới ngày nay. Dĩ nhiên điều đó tùy theo khả năng, sức lực, tuổi tác của mỗi người. Nhưng ít nhất, mỗi nghày nên bỏ ra chút thời giờ đọc sách, nghe tin tức để theo dõi thời sự. Riêng tôi, ngoài nghề dậy học trẻ em và nghề y tá, tôi cố gắng đi học thêm buổi tối về tâm lý, về ít bệnh tâm lý, để lợi dụng vào việc tông đồ.
Câu chuyện đã quá dài, tôi muốn kết luận bằng lời của chị thánh TÊRÊSA rằng: “ Tôi đã thấy ơn gọi của tôi. Trong Giáo Hội, tôi là Tình yêu”. Thánh Phaolô cũng nói giống như vậy “Nếu tôi nói được các thứ tiếng của loài người và thiên thần, mà tôi không có bác ái, thì tôi chỉ là tiếng đồng la vang dội, hay nảo bạt vang động. Nếu tôi phân phát mọi của cải tôi có để nuôi kẻ nghèo khó, tôi nộp mình để chịu thiêu đốt, mà tôi không có bác ái, thì không có ích gì cho tôi…. Bác ái không khi nào qua đi, ơn tiên tri sẽ bị hủy diệt, ơn ngôn ngữ sẽ chấm dứt, ơn thông minh sẽ (Corintô, I, 13, 1-13). Hai yếu tố rất quan trọng giúp người tận hiến luôn giữ được niêm tin, duy trì được sự quân bình cũng như an bình và trung kiên bền vũng trong ơn gọi của mình là tình yêu vị tha và đời sống nội tâm cầu nguyện mạnh. Nếu mình làm tông đồ mà không có tình yêu, thì chỉ là tiếng vang rỗng; và nếu không có cầu nguyện, thì tinh thần tông đồ sẽ dần dà phai nhạt.
Paris, ngày 10 tháng 02 năm 2009
Chú thích
(1). Bộ Giáo luật Giáo hội Công giáo 1983 đã dành 21 điều, từ 710-730 để nói về tu hội đời. Điều 710 định nghĩa: “Tu hội đời là một hội dòng tận hiến, trong đó các tín hữu sống giữa đời nhắm tới sự trọn lành của đức ái và dấn thân mưu cầu sự thánh hóa đời ngay từ ở giữa đời”.
Như vậy, tu hội đời là hình thức một số giáo dân và linh mục giáo phận được kêu gọi để sống một đoàn sủng riêng biệt, một hồng ân Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội, để làm “men”, “muối” giữa đời với mục đích để thế giới ngày càng thấm nhuần tinh thần Tin mừng.
Các tu hội đời có thể là tu hội giáo dân, giáo sĩ, hoặc hỗn hợp vừa giáo dân vừa giáo sĩ. Mỗi thành viên sẽ hoạt động theo bậc sống của mình. Họ cũng có những ràng buộc thánh, như: lời thề, lời hứa, sự thánh hiến, lời khấn nhưng không phải là lời “khấn công” như các lời khấn dòng của tu sĩ trong các dòng tu. Cách thức sinh sống của người thánh hiến giữa đời thì tùy vào hiến pháp, quy định của từng tu hội: có thể là đơn độc với nghề nghiệp của mình, có thể là sống tập thể với những hoạt động cá nhân hay tập thể… nhưng vẫn luôn giữ nét “giữa đời” của mình.
Điều 713 xác định sứ mệnh của các thành viên của tu hội đời rằng: (1) Các phần tử của các tu hội diễn tả và thực hành sự tận hiến qua hoạt động tông đồ, và tựa như men bột, họ hãy cố gắng thấm nhiễm hết mọi sự với tinh thần Phúc Âm, ngõ hầu củng cố và tăng triển nhiệm thể Ðức Kitô. (2) Các phần tử giáo dân tham gia vào nhiệm vụ giảng truyền Phúc Âm của Giáo Hội giữa đời và từ môi trường đời, hoặc bằng chứng tá của đời sống Kitô Giáo và của lòng trung thành với sự tận hiến của mình, hoặc bằng sự cộng tác nhằm việc quy hướng các sự việc thế trần về với Thiên Chúa cùng lấy sức mạnh Phúc Âm để làm sống động thế giới. Họ cũng cộng tác vào việc phục vụ giáo đoàn, dựa theo lối sống ngoài đời của họ. (3) Các phần tử giáo sĩ, nhờ việc chứng tá của đời tận hiến, nhất là giữa linh mục đoàn, hỗ trợ các anh em đồng nghiệp do đức ái tông đồ trổi vượt; và khi thi hành chức vụ thánh trong dân Chúa, họ kiện toàn sự thánh hóa trần thế.
Về mặt lịch sử, việc xuất hiện tu hội đời đã được manh nha từ thế kỷ XVI và kéo dài đến thế kỷ giữa thế kỷ XX mới được chính thức công nhận như một hình thức mới của bậc trọn lành, bên cạnh đời sống linh mục giáo phận và tu trì vẫn có trong Giáo Hội xưa nay. Sau nhiều “thử thách” lẫn “thử nghiệm”, ngày 02.02.1947, Đức Giáo hoàng Piô XII ban hành Tông hiến có tên Giáo hội là Mẹ luôn lo lắng (Provida Mater Ecclesia). Tông hiến này (chứ không phải tên của một tu hội đời đâu) được xem như là “đại hiến chương” của các tu hội đời vì thừa nhận tính cách thần học và pháp lý của lối sống này trong sinh hoạt của Giáo hội.
Đọc sách “Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Niên giám 2004”, người ta thấy giới thiệu 10 tu hội đời trong sổ các Tổ chức tu trì thuộc đời sống thánh hiến.
Năm dành cho nam giới (Sđd, tr. 342-347). Đó là:
Tu hội Pradô
Tu hội Chúa Giêsu, TP-HCM
Tu hội Đắc Lộ, TH-HCM
Tu hội gia đình Na Gia, TP- HCM
Tu hội Nhà Chúa Thánh Gioan Tiền Sứ, TP-HCM
Năm dành cho nữ giới (Sđd, tr. 416-419)
Tu hội Dâng Truyền (OMMI)
Tu hội nữ lam động thừa sai (TM)
Tu hội hiện diện và sống, TP-HCM
Tu hội nô tỳ Thiên Chúa, TP-HCM
Tu hộitôi tá Thánh Tâm, TP-HCM
(2). Tu hội đời “Thiên Chúa Tình Yêu” là một trong những tu hội đời có ở Pháp hiện nay. Cổng thông tin http://fr.wikikto.eu/index.php/Liste_des_instituts_s%C3%A9culiers nêu ra một bản liệt kê trên 30 tu hội đời.
Được thành lập vào năm 1963 do cha Victor PUAUD ở LISIEUX, tu hội đời Thiên Chúa Tình Yêu đã được chính thức công nhận vào năm 1979. Là một tu hội đời nữ, Tu hội Thiên Chúa Tình Yêu đề nghị cới các giáo hữu nữ giới, độc thân hay góa, một đời sống tận hiến giữa đời, theo tinh thần thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Hiện có mặt trên khắp năm châu, trừ ở Á Châu.
(3). Bài này phần lớn lấy từ bản thảo chị Minh đã viết và đã trao cho người viết. Xin cám ơn chi Minh rất nhiều. Một vài chi tiết, chị không viết nhưng đã kể trước cộng đoàn, người viết đã mãn phép chị được ghi thêm.
Trần Văn Cảnh
PARIS - Chủ nhật 08 tháng 02 năm 2009, tại Giáo Xứ Việt Nam, chị Maria Vũ Thị Minh, thuộc tu hội đời “Thiên Chúa Tình Yêu” (Deus caritas) cho chứng từ về đề tài “Đời sống siêu nhiên của người tận hiến”. Đây là đề tài học hỏi thứ ba trong chương trình “chứng từ ơn gọi”, được thực hiện vào mỗi chủ nhật thứ hai mỗi tháng, trong “Năm cầu cho ơn gọi 2009» tại GXVN Paris.
Chứng từ ơn gọi, bài 1, đã được cha Nguyễn Bình chia sẻ vào chủ nhật 14.12.08 về vấn đề «Làm sao biết Chúa gọi mình» ?
Chứng từ ơn gọi bài 2, đã được cha Phan Tấn Khánh chia sẻ vào chủ nhật 11.01.2009 về đề tài “Tự do trong đời sống tận hiến”.
http://vietcatholic.net/pics/90213SrMinh.jpg
Sau phúc âm, cha chủ tế Đinh Đồng Thượng Sách đã giới thiệu sơ qua về chị Minh, người đã từng giúp dậy giáo lý cho các em thiếu nhi và mời chị lên nói với cộng đoàn về ơn gọi tận hiến của mình. Chị Maria Vũ Thị Minh là người việt nam đầu tiên gia nhập Tu Hội đời (1) Thiên Chúa Tình Yêu (2), từ trên 8 năm nay. Chị đã khấn tạm 3 lần. Tháng chín 2009 tới chị sẽ khấn trọn đời.
Chị Minh chia sẻ về “Ơn gọi ở ngoài đời” của mình qua 4 điểm (3):
1. Những nét đặc biệt của ơn gọi tận hiến giữa đời
1. Không sống chung trong một cộng đoàn. Không bỏ chung của cải, mỗi người phải tự lo lấy đời sống tinh thần và vật chất của mình.
2. Người nào có nghề gì thì vẫn tiếp tục làm việc trong nghề đó. Nếu ở chung với cha mẹ thì cứ tiếp tục như vậy. Tóm lại, bề ngoài không có gì thay đổi.
3. Cũng không có một dấu hiệu bề ngoài nào đánh dấu sự khác biệt với người, cả về y phục lẫn cách xưng hô. Không gọi là sơ.
4. Sống thật hòa mình với mọi người chung quanh trong hoàn cảnh Chúa đã đặt mình.
5. Nhiều hội viên, vì sợ gặp khó khăn trong gia đình, chỗ làm việc hay chỗ làm việc tông đồ, nên giữ bí mật không nói cho ai biết mình thuộc vào một tu hội.
6. Tất cả là ở trong nội tâm.
2. Đời sống thiêng liêng và nội tâm
Về đời sống thiêng liêng và nội tâm, ơn gọi giữa đời thật là một ơn gọi, như các ơn gọi khác ở trong các dòng; tức là hoàn toàn tận hiến thân cho Chúa để đáp lại tình yêu của Chúa và làm như ý Chúa muốn.
Khi mới nhập hội, phải qua hai năm học hỏi về ba lời khấn: sống trinh khiết, khó nghèo và vâng lời; sống cầu nguyện, nguyện ngắm, luôn chịu các phép bí tích giải tội và thánh thể. Sau đó, tu hội khuyến khích các hội viên tiếp tục tu bổ, học hỏi thêm về thánh kinh, về giáo hội, về tất cả những gì giúp tăng thêm đức tin, đức cậy và đức mến. Và cả tu bổ cho chính nghề nghiệp của mình nữa.
Sau một thời gian dài trau dồi và suy nghĩ chín chắn về ơn gọi của mình, hết thảy là 8 năm, hội viên có thể khấn trọn đời.
Sống ở ngoài đời, nên lề luật của tu hội không chặt chẽ như ở trong dòng. Mỗi tháng, từng miền họp mặt từng nhómp độ 10, 12 người, để chia sẻ phúc âm và thông tin cho nhau. Ba tháng một lần, có tĩnh tâm một ngày. Mỗi năm cấm phòng một tuần lễ trong im lặng hoàn toàn. Ngoài ra, mỗi hội viên tự thu xếp chương trình trong mỗi ngày, để cầu nguyện, xem lễ, nguyện ngắm, tùy theo công việc làm hay hoàn cảnh sống của mình.
3. Tại sao tôi dấn thân vào đời sống tận hiến trong tu hội Thiên Chúa Tình Yêu ?
Trước hết tôi xin trích lời thánh kinh để cảm tạ Chúa và ngợi khen Ngài “Từ muôn thủa Chúa đã yêu con. Chúa đã chọn con từ trong lòng mẹ”. Quả thật Chúa đã đến tìm tôi trong lúc tôi bơ vơ như thuyền không lái.
Mọi sự bắt đầu từ lúc tôi 10, 11 tuổi. Lúc đó tội chẳng biết gì về đạo. Gia đình tôi, bên nội có đạo, bên ngoại không có đạo. Ba tôi đi làm xa, luôn luôn vắng mặt. Mẹ tôi tuy theo đạo và cho các con rửa tội hết, nhưng cụ bị ảnh hưởng rất nặng về đạo Khổng và đạo Phật, có một tấm lòng trung trực, ngay thẳng, nhưng rất là bi quan. Cụ cũng không biết về đạo Công Giáo nhiều. Nên chúng tôi không được dậy, không được sống trong bầu khí công giáo.
Có một tâm hồn nhậy cảm, tôi thấy chiến tranh, bom đạn, giặc giã, người ta chết chóc rất nhiều, đau khổ, đói khát, bệnh tật. Chính mẹ tôi bị bệnh tim nặng. Tôi thấy chán đời vô cùng, chẳng biết sống để làm gì. Gia đình tôi rất khá giả. Mẹ tôi có nhiều ruộng đất. Nhưng đùng một lúc mất hết vì chiến tranh.
May cho tôi, một hôm, bà chị họ bên nội, tu ở nhà kín Huế, phải ra ngoài một thời gian chữa bệnh, đã đến tạm trú ở gia đình tôi. Thấy tôi và bà chị kế tôi, vừa nhỏ nhất, lại không biết gì về Chúa, chị tu kín liền mỗi tối họp hai chúng tôi lại dậy bổn, nói về tình yêu vô biên của Chúa, về đời sống bà thánhTêrêsa Hài đồng Giêsu đã yêu Chúa đến nỗi đi tu từ lúc 15 tuổi,…
Sung sướng quá, tôi như người đói được ăn, người khát được uống. Tôi tự quyết định dâng mình cho Chúa như bà thánh Têrêsa và quyết đem đời mình đi giúp đỡ, an ủi những người chung quanh, nhất là nhưng người đau khổ, nghèo khó. Từ đó, tôi ôm ấp cái mộng ấy trong lòng và giữ bí một không nói cho gia đình biết. Hồi 14 tuổi, tôi xin mẹ tôi được vào trường Couvent des Oiseaux dể học về đạo cũng như về đời, cho đến tú tài rồi vào đại học.
Sau đó, ngay từ lúc biết được tình yêu của Chúa, tôi bắt đầu sốt sắng mỗi tối tự đọc kinh, đi xưng tội, chịu lễ,… đồng thời bắt tay vào việc tông đồ. Việc tông đồ của tôi được kết quả mỹ mãn.
Trước nhất, mẹ tôi đau nặng được các chị tôi và tôi lo lắng săn sóc ở tại nhà; riêng tôi, tôi lo thêm cho cụ được mọi ơn Chúa trước khi về trời. Tôi mời các bà Đạo binh Đức Mẹ, mời cha chính xứ đến giúp mẹ tôi và lo cho bà được chịu các phép đạo. Sau khi chết, tang lễ cũng đã được cử hành trong bầu không khí đạo. Lúc đó tôi 16 tuổi.
Sau mẹ tôi thì đến ba tôi. Cụ tuy tin Chúa, nhưng mải làm ăn, ít khi đi nhà thờ. Tôi thuyết cụ dần dần. Cuối đời cụ cũng trở nên sốt sắng và được chịu các phép.
Rồi đến các bà chị tôi lấy chồng ngoại đạo. Nhân những dịp các chị tôi gặp khó khăn trong gia đình, tôi khuyên các chị trở về với Chúa. Các chị đã làm như vậy và hiện nay rất sốt sắng.
Đối với những người chung quanh, nhất là những người khó nghèo, tôi muốn trở nên cho họ một nguồn an ủi, một tia sáng trong u tối, một nụ cười làm bớt vết nhăn trên trán người lo âu, và tìm cách tránh trở nên một gánh nặng cho người khác.
4. Những khó khăn trên đường tận hiến theo Chúa
http://vietcatholic.net/pics/90213ongoi2.jpg
Đời sống tận hiến có an ủi, nhưng cũng gặp những khó khăn, mà trước nhất là những khó khăn trong gia đình. Gia đình không thể hiểu được tại sao tôi không chịu lập gia đình. Đến tuổi lập gia đình mà không lấy chồng, trong xã hội Việt nam dễ bị chê là ế chồng. Tôi luôn bị chỉ trích. Họ chê tôi là khó tính hay điên khùng. Ai cũng đòi giới thiệu ông này, ông nọ. Một ông kia đã được giới thiệu với tôi. Ông rủ tôi đi chơi. Tôi không biết phải làm sao để từ khưóc. Tôi nhận lời và trên đường đi, rủ ông đến một chỗ có tổ chức một buổi cầu nguyện. Đến nơi, tôi nói với ông nên về đi, vì tôi phải ở lại đây cầu nguyện đến ngày hôm sau. Thấy vậy, ông sợ quá. Bỏ. Tôi được thoát.
Trong chỗ làm việc thì cũng phải tranh đấu để khỏi bị lôi cuốn vào những việc trái với lương tâm của người công giáo. Có những lần họ đòi tôi tiêm thuốc cho bệnh nhân chết đi. Nhưng trái lương tâm, tôi đã không làm. Thêm vào, công việc của một y tá với giờ giấc khác thường, làm sao giữ được sự trung thành trong đời sống cầu nguyện, nguyện ngắm, rước Chúa hằng ngày, dù bận rộn hay mệt nhọc, cũng là một khó khăn không nhỏ, đòi nhiều cố gắng.
Trong việc tông đồ, không tìm những việc lớn lao, không chờ những kết quả nhanh chóng, nhưng chấp nhận, kiên nhẫn trong những thất bại, ngay cả những khi bị vu oan giá họa, bách hại đủ đường. Theo tinh thần của Thiên Chúa Tình Yêu, tức là của chị thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, nết độc đáo quan trọng nhất trong đời sống của một hội viên là sự âm thầm kết hiệp mật thiết với Chúa, trong trông cậy và phó thác.
Tu hội Thiên Chúa Tình Yêu khuyên các hội viên nên luôn luôn học hỏi về đời cũng như về đạo, để kịp theo với sự tiến triển của thế giới ngày nay. Dĩ nhiên điều đó tùy theo khả năng, sức lực, tuổi tác của mỗi người. Nhưng ít nhất, mỗi nghày nên bỏ ra chút thời giờ đọc sách, nghe tin tức để theo dõi thời sự. Riêng tôi, ngoài nghề dậy học trẻ em và nghề y tá, tôi cố gắng đi học thêm buổi tối về tâm lý, về ít bệnh tâm lý, để lợi dụng vào việc tông đồ.
Câu chuyện đã quá dài, tôi muốn kết luận bằng lời của chị thánh TÊRÊSA rằng: “ Tôi đã thấy ơn gọi của tôi. Trong Giáo Hội, tôi là Tình yêu”. Thánh Phaolô cũng nói giống như vậy “Nếu tôi nói được các thứ tiếng của loài người và thiên thần, mà tôi không có bác ái, thì tôi chỉ là tiếng đồng la vang dội, hay nảo bạt vang động. Nếu tôi phân phát mọi của cải tôi có để nuôi kẻ nghèo khó, tôi nộp mình để chịu thiêu đốt, mà tôi không có bác ái, thì không có ích gì cho tôi…. Bác ái không khi nào qua đi, ơn tiên tri sẽ bị hủy diệt, ơn ngôn ngữ sẽ chấm dứt, ơn thông minh sẽ (Corintô, I, 13, 1-13). Hai yếu tố rất quan trọng giúp người tận hiến luôn giữ được niêm tin, duy trì được sự quân bình cũng như an bình và trung kiên bền vũng trong ơn gọi của mình là tình yêu vị tha và đời sống nội tâm cầu nguyện mạnh. Nếu mình làm tông đồ mà không có tình yêu, thì chỉ là tiếng vang rỗng; và nếu không có cầu nguyện, thì tinh thần tông đồ sẽ dần dà phai nhạt.
Paris, ngày 10 tháng 02 năm 2009
Chú thích
(1). Bộ Giáo luật Giáo hội Công giáo 1983 đã dành 21 điều, từ 710-730 để nói về tu hội đời. Điều 710 định nghĩa: “Tu hội đời là một hội dòng tận hiến, trong đó các tín hữu sống giữa đời nhắm tới sự trọn lành của đức ái và dấn thân mưu cầu sự thánh hóa đời ngay từ ở giữa đời”.
Như vậy, tu hội đời là hình thức một số giáo dân và linh mục giáo phận được kêu gọi để sống một đoàn sủng riêng biệt, một hồng ân Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội, để làm “men”, “muối” giữa đời với mục đích để thế giới ngày càng thấm nhuần tinh thần Tin mừng.
Các tu hội đời có thể là tu hội giáo dân, giáo sĩ, hoặc hỗn hợp vừa giáo dân vừa giáo sĩ. Mỗi thành viên sẽ hoạt động theo bậc sống của mình. Họ cũng có những ràng buộc thánh, như: lời thề, lời hứa, sự thánh hiến, lời khấn nhưng không phải là lời “khấn công” như các lời khấn dòng của tu sĩ trong các dòng tu. Cách thức sinh sống của người thánh hiến giữa đời thì tùy vào hiến pháp, quy định của từng tu hội: có thể là đơn độc với nghề nghiệp của mình, có thể là sống tập thể với những hoạt động cá nhân hay tập thể… nhưng vẫn luôn giữ nét “giữa đời” của mình.
Điều 713 xác định sứ mệnh của các thành viên của tu hội đời rằng: (1) Các phần tử của các tu hội diễn tả và thực hành sự tận hiến qua hoạt động tông đồ, và tựa như men bột, họ hãy cố gắng thấm nhiễm hết mọi sự với tinh thần Phúc Âm, ngõ hầu củng cố và tăng triển nhiệm thể Ðức Kitô. (2) Các phần tử giáo dân tham gia vào nhiệm vụ giảng truyền Phúc Âm của Giáo Hội giữa đời và từ môi trường đời, hoặc bằng chứng tá của đời sống Kitô Giáo và của lòng trung thành với sự tận hiến của mình, hoặc bằng sự cộng tác nhằm việc quy hướng các sự việc thế trần về với Thiên Chúa cùng lấy sức mạnh Phúc Âm để làm sống động thế giới. Họ cũng cộng tác vào việc phục vụ giáo đoàn, dựa theo lối sống ngoài đời của họ. (3) Các phần tử giáo sĩ, nhờ việc chứng tá của đời tận hiến, nhất là giữa linh mục đoàn, hỗ trợ các anh em đồng nghiệp do đức ái tông đồ trổi vượt; và khi thi hành chức vụ thánh trong dân Chúa, họ kiện toàn sự thánh hóa trần thế.
Về mặt lịch sử, việc xuất hiện tu hội đời đã được manh nha từ thế kỷ XVI và kéo dài đến thế kỷ giữa thế kỷ XX mới được chính thức công nhận như một hình thức mới của bậc trọn lành, bên cạnh đời sống linh mục giáo phận và tu trì vẫn có trong Giáo Hội xưa nay. Sau nhiều “thử thách” lẫn “thử nghiệm”, ngày 02.02.1947, Đức Giáo hoàng Piô XII ban hành Tông hiến có tên Giáo hội là Mẹ luôn lo lắng (Provida Mater Ecclesia). Tông hiến này (chứ không phải tên của một tu hội đời đâu) được xem như là “đại hiến chương” của các tu hội đời vì thừa nhận tính cách thần học và pháp lý của lối sống này trong sinh hoạt của Giáo hội.
Đọc sách “Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Niên giám 2004”, người ta thấy giới thiệu 10 tu hội đời trong sổ các Tổ chức tu trì thuộc đời sống thánh hiến.
Năm dành cho nam giới (Sđd, tr. 342-347). Đó là:
Tu hội Pradô
Tu hội Chúa Giêsu, TP-HCM
Tu hội Đắc Lộ, TH-HCM
Tu hội gia đình Na Gia, TP- HCM
Tu hội Nhà Chúa Thánh Gioan Tiền Sứ, TP-HCM
Năm dành cho nữ giới (Sđd, tr. 416-419)
Tu hội Dâng Truyền (OMMI)
Tu hội nữ lam động thừa sai (TM)
Tu hội hiện diện và sống, TP-HCM
Tu hội nô tỳ Thiên Chúa, TP-HCM
Tu hộitôi tá Thánh Tâm, TP-HCM
(2). Tu hội đời “Thiên Chúa Tình Yêu” là một trong những tu hội đời có ở Pháp hiện nay. Cổng thông tin http://fr.wikikto.eu/index.php/Liste_des_instituts_s%C3%A9culiers nêu ra một bản liệt kê trên 30 tu hội đời.
Được thành lập vào năm 1963 do cha Victor PUAUD ở LISIEUX, tu hội đời Thiên Chúa Tình Yêu đã được chính thức công nhận vào năm 1979. Là một tu hội đời nữ, Tu hội Thiên Chúa Tình Yêu đề nghị cới các giáo hữu nữ giới, độc thân hay góa, một đời sống tận hiến giữa đời, theo tinh thần thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Hiện có mặt trên khắp năm châu, trừ ở Á Châu.
(3). Bài này phần lớn lấy từ bản thảo chị Minh đã viết và đã trao cho người viết. Xin cám ơn chi Minh rất nhiều. Một vài chi tiết, chị không viết nhưng đã kể trước cộng đoàn, người viết đã mãn phép chị được ghi thêm.
Trần Văn Cảnh