Dan Lee
02-13-2009, 05:22 PM
Chúa Nhật 6 Thường Niên, Năm B
Xin cho được thoát khỏi cảnh cô lập về thể xác và tinh thần
(Lv 13:1-2,44-46; 1Cr 10:31-11:1; Mc 1:40-45)
Ngay từ thời cổ xưa, bệnh phong cùi đã gây ra mối lo sợ cho loài người, tương tự như mối lo sợ của người đời nay về những bệnh nan trị như ung thư, bệnh aids hay si-đa... Ngoài việc phải phấn đấu với chứng bệnh hủy hoại thân thể, người phong cùi còn phải chịu một hình phạt thấm thía hơn về tinh thần: đó là bị người đời xa tránh.
Người phong cùi thời xưa phải sống tách biệt khỏi người lành mạnh. Sách Lêvi ghi lại: Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại (Lv 13:46). Nếu gặp người mạnh khoẻ ngoài đường, họ phải hô hoán lên: Ô uế (Lv 13:45) cho người khác biết mà đề phòng. Ngoài ra người phong cùi không được phép đến nơi thờ phượng công cộng vì bệnh phong cùi bị coi là nhơ bẩn. Vì thế mà người phong cùi trong Phúc âm hôm nay quyết tâm đến gặp Chúa để xin được chữa lành: Nếu Ngài muốn, xin Ngài cứu chữa tôi (Mc 1:40). Ðộng lòng thương xót, Chúa giơ tay động vào người phong mà bảo: Tôi muốn, anh hãy được sạch (Mc 1:42).
Ðọc những vần thơ của Hàn Mặc Tử, người thi sĩ trẻ tuổi tài cao mắc bệnh phong cùi, phải vào ở trại Qui Hoà, biểu lộ những rung cảm trong cảnh buồn tủi và sầu khổ, ta mới hiểu được nỗi đau đớn trong cảnh cô đơn thất vọng của người mắc bệnh như thế nào! Cuối cùng người thi sĩ bệnh phong đã tìm nương tựa vào Chúa và niềm an ủi nơi trinh nữ Maria.
Hình ảnh linh mục Ða-miêng, vị tông đồ người cùi, cho thấy một đời hi sinh quên mình. Khi Ðức cha ở đảo Molokai giới thiệu cha Ðamiêng với dân cùi ở đảo là cha tình nguyện đến phục vụ họ. Cha Ðamiêng rởn tóc gáy khi nhìn thấy họ đến sờ vào thân mình cha. Ðức cha giải thích cho cha Ðamiêng là họ không thể hiểu nổi tại sao một người ở phương xa từ Bỉ quốc, không liên hệ gì với họ, lại còn trẻ, đẹp trai, không bệnh tật như họ, lại có thể đến phục vụ họ trên mảnh đất cùng khốn này. Họ không tin mắt nhìn của mình nên mới đến sờ thử vào người cha, xem cha có thực sự mắc bệnh cùi không? Rồi họ nói với nhau: Không đâu. Dần dần cha Ðamiêng hoà đồng được với họ và không còn cảm thấy ghê tởm như ngày đầu. Một ngày kia đến lượt cha cũng mắc bệnh cùi. 1
Một vị tông đồ khác, Ðức cha Cassaigne, từ chức tổng giám mục Sàigòn để lên phục vụ người cùi ở Di Linh. Ðức cha viết thư về Pháp kể lại: khi những ung nhọt bắt đầu lở loét, khiến người xung quanh tởm ghớm, người cùi không tự giúp mình được nữa, thì dân làng đưa họ vào xó rừng, để người cùi ở lại đó một mình, cô đơn, hiu quạnh, đói khổ mà chết dần chết mòn. Cuối cùng Ðức Cha Cassaigne cũng chết vì mắc bệnh cùi. Tình yêu Chúa còn thúc đẩy những nữ tu và giáo dân như Sơ Maria Goretti và chị Anna Xuân đã phục vụ những trại cùi ở quê nhà. Nữ tu Nguyễn Thị Khuyên sau hai mươi năm săn sóc người cùi ở trại Ja Lai, Kông Tum cũng mắc bệnh mà chết. 2
Khi tổng Giám mục Fulton Sheen, một nhà giảng thuyết hùng biện và cự phách trên truyền hình Mĩ, thấy một chiêu đãi viên trẻ đẹp trên máy bay chở hàng giám mục Mĩ sang La mã họp Công Ðồng Vaticanô II, Ðức cha ghé vào tai hỏi có bao giờ cô đã tạ ơn Chúa về sắc đẹp Chúa ban chưa? Sau đó một thời gian, cô đến xin ý kiến tổng Giám mục Sheen xem cô phải làm gì để tạ ơn Chúa. Bất chợt không sửa soạn, mà lại vừa được tin Tổng Giám mục Sàigòn xin từ chức để phục vụ người phong cùi ở Di Linh, Ðức Cha Sheen đề nghị cô nên sang Việt Nam giúp Ðức Cha Cassaigne phục vụ người cùi ở đây một thời gian để làm dịu bớt những đau khổ và lẻ loi của người xấu số. Thất vọng về lời đề nghị, cô quay ngoắt ra về mà không thèm chào. Không ngờ đến năm 1963, báo chí Sàigòn loan tin về một chiêu đãi viên trẻ đẹp, hãng máy bay PANAM Mĩ, tình nguyện sang phục vụ người phong cùi ở trại Di Linh sáu tháng 3.
Hiện nay vẫn còn có những trại phong cùi trên thế giới. Năm 2005, Liên Hiệp Quốc nhận được con số kê khai là 47.596 người mắc bệnh phong cùi ở Phi châu, 36.877 ở Mỹ châu, 5.398 ở miền tây Ðia Trung Hải, 186.182 ở Ðông Nam Á châu (gồm Việt nam với 28 trại phong cùi) và 10.010 ở phía Tây Thái Bình Dương. Ngày nay vẫn còn có những linh mục, nữ tu, và giáo dân tình nguyện phục vụ họ. Vào Ngày Phong Cùi Thế Giới 29 tháng 01, 2006 Ðức giáo hoàng Bênêđítô XVI cho rằng nguyên nhân của bệnh phong cùi là do sự nghèo đói và kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm cách diệt trừ mầm mống của bệnh này. Bệnh phong cùi ngày nay, nếu được phát hiện sớm, cùng mới thuốc men chữa trị, thì được chữa lành.
Có dịp đi thăm một trại phong cùi, với cặp mắt quan sát bệnh nhân cũng như những người phục vụ họ, cùng với đầu óc suy tư và ghi nhận, ta sẽ thấy đời sống thay đổi. Rồi sẽ thấy mình bớt phạm tội trong tư tưởng, lời nói và việc làm. Và rồi mình cũng sẽ tự hỏi mình xem yếu tố nào đã thúc đẩy những người tình nguyện dám hi sinh quên mình để phục vụ người xấu số như vậy?
Giới tu đức học và dẫn đàng thiêng liêng thường ví tội lỗi như một thứ bệnh cùi thiêng liêng. Nếu bệnh cùi thể xác khiến người ta bị cô lập hoá về phương diện thể lý, thì bệnh cùi thiêng liêng là tội lỗi, cũng khiến người ta bị cô lập về đời sống thiêng liêng. Tội làm sứt mẻ tình bạn với Chúa và tha nhân. Có những tội khiến người ta không còn dám đến nhà thờ và lên rước lễ. Tội còn làm sứt mẻ tình bạn, tình cộng đồng. Có những tội khiến người ta muốn tránh né người khác vì mắc cở. Người khác cũng không muốn gặp người đã xúc phạm đến họ vì không muốn gợi lại những kỉ niệm đau lòng quá khứ và cũng không muốn trở thành nạn nhân lần thứ hai.
Ðể được thoát khỏi cảnh tuyệt vọng, người phong cùi đã tìm đến Chúa để xin được ơn chữa lành. Bệnh nhân đã không để cho thất vọng đè bẹp. Anh ta đã đến kêu cầu với Chúa. Ðiều mà người mắc bệnh cùi thiêng liêng cần có là đức tin và lòng cậy trông như niềm tin cậy của người phong cùi vào quyền năng và lòng thương xót của Chúa. Ðể có thể nại đến lòng thương xót và quyền năng của Chúa, người ta phải nhận mình có bệnh hoặc có tội. Người không nhận mình có bệnh hay có tội, thì không tìm đến thầy thuốc. Họ là những người vô phương cứu chữa.
Lời cầu nguyện cho bệnh nhân phong và những người phục vụ họ:
Lạy Chúa, Chúa đã đến chữa người phong cùi thuở xưa.
Xin Chúa cũng chữa bệnh phong trong thời hiện đại,
ban cho bệnh nhân lòng tin cậy, phó thác vào Chúa.
Xin soi sáng cho giới bác sĩ và khoa học gia
để họ tìm ra thuốc men và cách thế trị bệnh.
Còn những người phục vụ bệnh nhân,
xin Chúa là nguồn sức mạnh và kiên nhẫn của họ
và gìn giữ họ khỏi bị nhiễm bệnh. Amen.
Lm Trần Bình Trọng, trongtb@yahoo. com
Xin cho được thoát khỏi cảnh cô lập về thể xác và tinh thần
(Lv 13:1-2,44-46; 1Cr 10:31-11:1; Mc 1:40-45)
Ngay từ thời cổ xưa, bệnh phong cùi đã gây ra mối lo sợ cho loài người, tương tự như mối lo sợ của người đời nay về những bệnh nan trị như ung thư, bệnh aids hay si-đa... Ngoài việc phải phấn đấu với chứng bệnh hủy hoại thân thể, người phong cùi còn phải chịu một hình phạt thấm thía hơn về tinh thần: đó là bị người đời xa tránh.
Người phong cùi thời xưa phải sống tách biệt khỏi người lành mạnh. Sách Lêvi ghi lại: Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại (Lv 13:46). Nếu gặp người mạnh khoẻ ngoài đường, họ phải hô hoán lên: Ô uế (Lv 13:45) cho người khác biết mà đề phòng. Ngoài ra người phong cùi không được phép đến nơi thờ phượng công cộng vì bệnh phong cùi bị coi là nhơ bẩn. Vì thế mà người phong cùi trong Phúc âm hôm nay quyết tâm đến gặp Chúa để xin được chữa lành: Nếu Ngài muốn, xin Ngài cứu chữa tôi (Mc 1:40). Ðộng lòng thương xót, Chúa giơ tay động vào người phong mà bảo: Tôi muốn, anh hãy được sạch (Mc 1:42).
Ðọc những vần thơ của Hàn Mặc Tử, người thi sĩ trẻ tuổi tài cao mắc bệnh phong cùi, phải vào ở trại Qui Hoà, biểu lộ những rung cảm trong cảnh buồn tủi và sầu khổ, ta mới hiểu được nỗi đau đớn trong cảnh cô đơn thất vọng của người mắc bệnh như thế nào! Cuối cùng người thi sĩ bệnh phong đã tìm nương tựa vào Chúa và niềm an ủi nơi trinh nữ Maria.
Hình ảnh linh mục Ða-miêng, vị tông đồ người cùi, cho thấy một đời hi sinh quên mình. Khi Ðức cha ở đảo Molokai giới thiệu cha Ðamiêng với dân cùi ở đảo là cha tình nguyện đến phục vụ họ. Cha Ðamiêng rởn tóc gáy khi nhìn thấy họ đến sờ vào thân mình cha. Ðức cha giải thích cho cha Ðamiêng là họ không thể hiểu nổi tại sao một người ở phương xa từ Bỉ quốc, không liên hệ gì với họ, lại còn trẻ, đẹp trai, không bệnh tật như họ, lại có thể đến phục vụ họ trên mảnh đất cùng khốn này. Họ không tin mắt nhìn của mình nên mới đến sờ thử vào người cha, xem cha có thực sự mắc bệnh cùi không? Rồi họ nói với nhau: Không đâu. Dần dần cha Ðamiêng hoà đồng được với họ và không còn cảm thấy ghê tởm như ngày đầu. Một ngày kia đến lượt cha cũng mắc bệnh cùi. 1
Một vị tông đồ khác, Ðức cha Cassaigne, từ chức tổng giám mục Sàigòn để lên phục vụ người cùi ở Di Linh. Ðức cha viết thư về Pháp kể lại: khi những ung nhọt bắt đầu lở loét, khiến người xung quanh tởm ghớm, người cùi không tự giúp mình được nữa, thì dân làng đưa họ vào xó rừng, để người cùi ở lại đó một mình, cô đơn, hiu quạnh, đói khổ mà chết dần chết mòn. Cuối cùng Ðức Cha Cassaigne cũng chết vì mắc bệnh cùi. Tình yêu Chúa còn thúc đẩy những nữ tu và giáo dân như Sơ Maria Goretti và chị Anna Xuân đã phục vụ những trại cùi ở quê nhà. Nữ tu Nguyễn Thị Khuyên sau hai mươi năm săn sóc người cùi ở trại Ja Lai, Kông Tum cũng mắc bệnh mà chết. 2
Khi tổng Giám mục Fulton Sheen, một nhà giảng thuyết hùng biện và cự phách trên truyền hình Mĩ, thấy một chiêu đãi viên trẻ đẹp trên máy bay chở hàng giám mục Mĩ sang La mã họp Công Ðồng Vaticanô II, Ðức cha ghé vào tai hỏi có bao giờ cô đã tạ ơn Chúa về sắc đẹp Chúa ban chưa? Sau đó một thời gian, cô đến xin ý kiến tổng Giám mục Sheen xem cô phải làm gì để tạ ơn Chúa. Bất chợt không sửa soạn, mà lại vừa được tin Tổng Giám mục Sàigòn xin từ chức để phục vụ người phong cùi ở Di Linh, Ðức Cha Sheen đề nghị cô nên sang Việt Nam giúp Ðức Cha Cassaigne phục vụ người cùi ở đây một thời gian để làm dịu bớt những đau khổ và lẻ loi của người xấu số. Thất vọng về lời đề nghị, cô quay ngoắt ra về mà không thèm chào. Không ngờ đến năm 1963, báo chí Sàigòn loan tin về một chiêu đãi viên trẻ đẹp, hãng máy bay PANAM Mĩ, tình nguyện sang phục vụ người phong cùi ở trại Di Linh sáu tháng 3.
Hiện nay vẫn còn có những trại phong cùi trên thế giới. Năm 2005, Liên Hiệp Quốc nhận được con số kê khai là 47.596 người mắc bệnh phong cùi ở Phi châu, 36.877 ở Mỹ châu, 5.398 ở miền tây Ðia Trung Hải, 186.182 ở Ðông Nam Á châu (gồm Việt nam với 28 trại phong cùi) và 10.010 ở phía Tây Thái Bình Dương. Ngày nay vẫn còn có những linh mục, nữ tu, và giáo dân tình nguyện phục vụ họ. Vào Ngày Phong Cùi Thế Giới 29 tháng 01, 2006 Ðức giáo hoàng Bênêđítô XVI cho rằng nguyên nhân của bệnh phong cùi là do sự nghèo đói và kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm cách diệt trừ mầm mống của bệnh này. Bệnh phong cùi ngày nay, nếu được phát hiện sớm, cùng mới thuốc men chữa trị, thì được chữa lành.
Có dịp đi thăm một trại phong cùi, với cặp mắt quan sát bệnh nhân cũng như những người phục vụ họ, cùng với đầu óc suy tư và ghi nhận, ta sẽ thấy đời sống thay đổi. Rồi sẽ thấy mình bớt phạm tội trong tư tưởng, lời nói và việc làm. Và rồi mình cũng sẽ tự hỏi mình xem yếu tố nào đã thúc đẩy những người tình nguyện dám hi sinh quên mình để phục vụ người xấu số như vậy?
Giới tu đức học và dẫn đàng thiêng liêng thường ví tội lỗi như một thứ bệnh cùi thiêng liêng. Nếu bệnh cùi thể xác khiến người ta bị cô lập hoá về phương diện thể lý, thì bệnh cùi thiêng liêng là tội lỗi, cũng khiến người ta bị cô lập về đời sống thiêng liêng. Tội làm sứt mẻ tình bạn với Chúa và tha nhân. Có những tội khiến người ta không còn dám đến nhà thờ và lên rước lễ. Tội còn làm sứt mẻ tình bạn, tình cộng đồng. Có những tội khiến người ta muốn tránh né người khác vì mắc cở. Người khác cũng không muốn gặp người đã xúc phạm đến họ vì không muốn gợi lại những kỉ niệm đau lòng quá khứ và cũng không muốn trở thành nạn nhân lần thứ hai.
Ðể được thoát khỏi cảnh tuyệt vọng, người phong cùi đã tìm đến Chúa để xin được ơn chữa lành. Bệnh nhân đã không để cho thất vọng đè bẹp. Anh ta đã đến kêu cầu với Chúa. Ðiều mà người mắc bệnh cùi thiêng liêng cần có là đức tin và lòng cậy trông như niềm tin cậy của người phong cùi vào quyền năng và lòng thương xót của Chúa. Ðể có thể nại đến lòng thương xót và quyền năng của Chúa, người ta phải nhận mình có bệnh hoặc có tội. Người không nhận mình có bệnh hay có tội, thì không tìm đến thầy thuốc. Họ là những người vô phương cứu chữa.
Lời cầu nguyện cho bệnh nhân phong và những người phục vụ họ:
Lạy Chúa, Chúa đã đến chữa người phong cùi thuở xưa.
Xin Chúa cũng chữa bệnh phong trong thời hiện đại,
ban cho bệnh nhân lòng tin cậy, phó thác vào Chúa.
Xin soi sáng cho giới bác sĩ và khoa học gia
để họ tìm ra thuốc men và cách thế trị bệnh.
Còn những người phục vụ bệnh nhân,
xin Chúa là nguồn sức mạnh và kiên nhẫn của họ
và gìn giữ họ khỏi bị nhiễm bệnh. Amen.
Lm Trần Bình Trọng, trongtb@yahoo. com