Dan Lee
02-14-2009, 03:54 PM
Dơ bẩn
Có người bị chỉ trích ăn dơ, ở bẩn. Có người bị phê bình ăn bẩn, ở dơ. Lại cũng có người bị bình phẩm là sạch sẽ quá mức đến độ ra vào thăm hỏi cũng thấy ngại vì sợ làm phiền lòng chủ.
Thực ra khó mà xác định ranh giới dơ sạch của các món ăn hàng ngày. Món nào dơ, món nào sạch có lẽ tuỳ thuộc từng cá nhân, lệ thuộc xóm làng, phong tục dân tộc và điều kiện sinh sống địa phương.
Cóc, nhái, ếch, rắn, rết, bò cạp, lươn, dế, kiến, cào cào, châu chấu. Kẻ kị thứ này, người sợ thứ khác. Kẻ cho là ghê, kẻ khác lại khoái khẩu. Ăn vào thấy ngon, tăng sức khoẻ vì có nhiều chất dinh dưỡng. Ăn thường xuyên cảm thấy ngán; lâu lâu ăn một lần thấy ngon; ăn lần đầu thấy ơn ớn. Diễn tả bạo ăn hay kén ăn nghe êm tai hơn là nói ăn sạch, ăn dơ.
Phong tục xưa
Phong tục xưa tối kị một số điều
Thứ nhất một số món ăn.
Thứ hai phong cách ăn.
Thứ ba người ăn chung bàn.
Thứ tư tình trạng sức khoẻ.
Thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là các loại ghi cấm kị trong sách luật Levi chương 11.
Cách ăn được coi là sạch khi người đó rửa tay trước khi ăn. Ăn mà không rửa tay coi như là ăn dơ. Đi đường về mà ăn không rửa tay là dơ.
‘họ không ăn gì khi chưa rửa tay cẩn thận. Thức gì mua ngoài chợ về cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn. Họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng’ Mc 7,4
Ngồi chung bàn ăn với phường trộm cắp, giới thu thuế bị coi là người tội lỗi là người ăn dơ, ở bẩn. Mc 2,16.
Sờ tay vào xác chết coi như bị ô uế. Mắc bệnh nan y không chữa trị được bị coi là ô uế. Bị loại khỏi cộng đoàn. Sống tách biệt một nơi. Trở thành kẻ vô gia cư. Vô thân thích vì không được đến gần những người thân. Xã hội coi họ như đã chết.
Xã hội đương thời
Chỉ có một món ăn dơ, không phải chiên, xào, nấu, nướng. Món ăn này không phải chuẩn bị, lúc nào cũng có sẵn, không bao giờ thiếu. Không ai tặng kẻ làm cho mình bực, tức, nóng, giận ăn những món trong sạch, ngon lành. Món cho ăn trong lúc bực tức, nóng giận phải là món dơ, bẩn bởi vì cho ăn trong lúc thiếu tự chủ, trong lúc cả giận mất khôn. Cho người ăn để hả cơn giận, giảm bực tức, hả dạ, thoả lòng. Dơ bẩn hiểu theo nghĩa trên không phải là những gì từ bên ngoài vào mà là những gì sẵn trong lòng gặp cơ hội thuận tiện sẽ phát ra. Đâu mấy ai ý thức là trước khi cho người thưởng thức món dơ, tục tĩu chính họ là nạn nhân vì nó phát ra từ trong lòng; trong khi người nghe chưa chắc đã ăn trúng.
Thời xưa ăn dơ, ở bẩn chú trọng nhiều đến thực phẩm ảnh hưởng đến thân xác. Ngày nay quan niệm ăn dơ, ở bẩn biến thái, chú trọng nhiều đến phần tinh thần và tâm linh hơn thân xác. Người ta dùng thân xác để làm nhục thân xác. Làm cho xấu hổ, làm bại hoại tinh thần. Hầu hết các câu nói dơ bẩn đều ít nhiều liên quan đến thân xác. Bình thường thì che đậy khi cả giận lại phơi ra. Tệ hơn nữa phong trào tục hoá đang xúc phạm đến đức tin và Thiên Chúa bằng cách biến những câu nói thánh thiện, hình ảnh Chúa nhân lành thành các câu chửi rủa để nhục mạ niềm tin người khác.
Đạo đức chung
Quan niệm chung của đại đa số chúng ta là những người đạo đức thì ăn dơ, ở bẩn hướng dẫn, điều khiển bởi giác quan và cảm nghiệm. Các câu đại loại như thấy dòi bọ mà sợ. Nghe diễn tả mà ớn lạnh. Sờ vào toàn thân nổi gai ốc. Ngửi vào muốn ngất xỉu. Để tránh cảm giác đó người ta đeo khẩu trang, kính, vớ tay tạo cảm giác an toàn khi phải làm việc hôi hám, khó ngửi mong tránh các loại bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm gây thiệt mạng.
Mặt khác người đạo đức hay tìm cách vụng trộm, ước ao, thèm khát ăn dơ, ở bẩn. Trả tiền để được ăn dơ, lén lút để được ở bẩn. Dối trá dưới mọi hình thức mong không ai biết việc họ làm. Trá hình dưới dạng này, kiểu nọ mong lợi nhuận tối đa, bất chấp lẽ phải, công bằng hay đau khổ gây cho người khác. Làm như thế rõ ràng là cố tình, có mục đích, chủ trương, trong việc ăn dơ, ở bẩn.
Thánh thiện
Người có lòng thánh thiện quan niệm dơ bẩn khác với thành phần đạo đức mà thiếu thánh thiện. Họ không sợ các cặn bã, dơ bẩn thân xác thải ra. Họ tối kị dơ bẩn từ trong lòng phát ra. Mọi hình thức làm cho tâm hồn ra dơ bẩn, biến tâm hồn thành chai đá, chống lại tình yêu Thiên Chúa đều là ăn dơ, ở bẩn. Đều phải xa lánh, hết sức chống lại các cám dỗ dù có phải thiệt thân cũng nên làm. Mọi liên hệ xa gần với Satan đều là dơ bẩn vì chúng là cha của ô uế. Đến gần chúng đã không nên, huống chi để chúng nhập vào người. Đức Kitô nói rõ,
‘không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ trong con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế… Vì từ bên trong, từ lòng người xuất phát những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế’. Mc 7,20tt.
Dơ bẩn thân xác giết chết thân xác, dơ bẩn tâm hồn giết chết linh hồn. Dơ bẩn tâm hồn đáng khiếp hơn dơ bẩn thân xác.
Lm Vũ đình Tường
Có người bị chỉ trích ăn dơ, ở bẩn. Có người bị phê bình ăn bẩn, ở dơ. Lại cũng có người bị bình phẩm là sạch sẽ quá mức đến độ ra vào thăm hỏi cũng thấy ngại vì sợ làm phiền lòng chủ.
Thực ra khó mà xác định ranh giới dơ sạch của các món ăn hàng ngày. Món nào dơ, món nào sạch có lẽ tuỳ thuộc từng cá nhân, lệ thuộc xóm làng, phong tục dân tộc và điều kiện sinh sống địa phương.
Cóc, nhái, ếch, rắn, rết, bò cạp, lươn, dế, kiến, cào cào, châu chấu. Kẻ kị thứ này, người sợ thứ khác. Kẻ cho là ghê, kẻ khác lại khoái khẩu. Ăn vào thấy ngon, tăng sức khoẻ vì có nhiều chất dinh dưỡng. Ăn thường xuyên cảm thấy ngán; lâu lâu ăn một lần thấy ngon; ăn lần đầu thấy ơn ớn. Diễn tả bạo ăn hay kén ăn nghe êm tai hơn là nói ăn sạch, ăn dơ.
Phong tục xưa
Phong tục xưa tối kị một số điều
Thứ nhất một số món ăn.
Thứ hai phong cách ăn.
Thứ ba người ăn chung bàn.
Thứ tư tình trạng sức khoẻ.
Thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là các loại ghi cấm kị trong sách luật Levi chương 11.
Cách ăn được coi là sạch khi người đó rửa tay trước khi ăn. Ăn mà không rửa tay coi như là ăn dơ. Đi đường về mà ăn không rửa tay là dơ.
‘họ không ăn gì khi chưa rửa tay cẩn thận. Thức gì mua ngoài chợ về cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn. Họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng’ Mc 7,4
Ngồi chung bàn ăn với phường trộm cắp, giới thu thuế bị coi là người tội lỗi là người ăn dơ, ở bẩn. Mc 2,16.
Sờ tay vào xác chết coi như bị ô uế. Mắc bệnh nan y không chữa trị được bị coi là ô uế. Bị loại khỏi cộng đoàn. Sống tách biệt một nơi. Trở thành kẻ vô gia cư. Vô thân thích vì không được đến gần những người thân. Xã hội coi họ như đã chết.
Xã hội đương thời
Chỉ có một món ăn dơ, không phải chiên, xào, nấu, nướng. Món ăn này không phải chuẩn bị, lúc nào cũng có sẵn, không bao giờ thiếu. Không ai tặng kẻ làm cho mình bực, tức, nóng, giận ăn những món trong sạch, ngon lành. Món cho ăn trong lúc bực tức, nóng giận phải là món dơ, bẩn bởi vì cho ăn trong lúc thiếu tự chủ, trong lúc cả giận mất khôn. Cho người ăn để hả cơn giận, giảm bực tức, hả dạ, thoả lòng. Dơ bẩn hiểu theo nghĩa trên không phải là những gì từ bên ngoài vào mà là những gì sẵn trong lòng gặp cơ hội thuận tiện sẽ phát ra. Đâu mấy ai ý thức là trước khi cho người thưởng thức món dơ, tục tĩu chính họ là nạn nhân vì nó phát ra từ trong lòng; trong khi người nghe chưa chắc đã ăn trúng.
Thời xưa ăn dơ, ở bẩn chú trọng nhiều đến thực phẩm ảnh hưởng đến thân xác. Ngày nay quan niệm ăn dơ, ở bẩn biến thái, chú trọng nhiều đến phần tinh thần và tâm linh hơn thân xác. Người ta dùng thân xác để làm nhục thân xác. Làm cho xấu hổ, làm bại hoại tinh thần. Hầu hết các câu nói dơ bẩn đều ít nhiều liên quan đến thân xác. Bình thường thì che đậy khi cả giận lại phơi ra. Tệ hơn nữa phong trào tục hoá đang xúc phạm đến đức tin và Thiên Chúa bằng cách biến những câu nói thánh thiện, hình ảnh Chúa nhân lành thành các câu chửi rủa để nhục mạ niềm tin người khác.
Đạo đức chung
Quan niệm chung của đại đa số chúng ta là những người đạo đức thì ăn dơ, ở bẩn hướng dẫn, điều khiển bởi giác quan và cảm nghiệm. Các câu đại loại như thấy dòi bọ mà sợ. Nghe diễn tả mà ớn lạnh. Sờ vào toàn thân nổi gai ốc. Ngửi vào muốn ngất xỉu. Để tránh cảm giác đó người ta đeo khẩu trang, kính, vớ tay tạo cảm giác an toàn khi phải làm việc hôi hám, khó ngửi mong tránh các loại bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm gây thiệt mạng.
Mặt khác người đạo đức hay tìm cách vụng trộm, ước ao, thèm khát ăn dơ, ở bẩn. Trả tiền để được ăn dơ, lén lút để được ở bẩn. Dối trá dưới mọi hình thức mong không ai biết việc họ làm. Trá hình dưới dạng này, kiểu nọ mong lợi nhuận tối đa, bất chấp lẽ phải, công bằng hay đau khổ gây cho người khác. Làm như thế rõ ràng là cố tình, có mục đích, chủ trương, trong việc ăn dơ, ở bẩn.
Thánh thiện
Người có lòng thánh thiện quan niệm dơ bẩn khác với thành phần đạo đức mà thiếu thánh thiện. Họ không sợ các cặn bã, dơ bẩn thân xác thải ra. Họ tối kị dơ bẩn từ trong lòng phát ra. Mọi hình thức làm cho tâm hồn ra dơ bẩn, biến tâm hồn thành chai đá, chống lại tình yêu Thiên Chúa đều là ăn dơ, ở bẩn. Đều phải xa lánh, hết sức chống lại các cám dỗ dù có phải thiệt thân cũng nên làm. Mọi liên hệ xa gần với Satan đều là dơ bẩn vì chúng là cha của ô uế. Đến gần chúng đã không nên, huống chi để chúng nhập vào người. Đức Kitô nói rõ,
‘không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ trong con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế… Vì từ bên trong, từ lòng người xuất phát những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế’. Mc 7,20tt.
Dơ bẩn thân xác giết chết thân xác, dơ bẩn tâm hồn giết chết linh hồn. Dơ bẩn tâm hồn đáng khiếp hơn dơ bẩn thân xác.
Lm Vũ đình Tường