Dan Lee
02-20-2009, 08:04 AM
Phạm thượng
Lộng ngôn phạm thượng ngụ ý diễn tả kẻ dưới đối xử thất lễ với bề trên. Nếu tách từ lộng ngôn khỏi từ phạm thượng thì xã hội tân thời nhân danh nghệ thuật, nhân danh tự do ngôn luận khai tử ý nghĩa này. Dường như ngày nay không còn câu nói nào bị liệt vào câu nói lộng ngôn, không hành động nào gây phạm thượng.
Điểm qua vài sự việc sẽ rõ. Con cháu cãi tay đôi với cha mẹ, ông bà. Ủng hộ lập trường này giải thích là chúng có quyền phát biểu ý kiến. Nếu có hỗn láo chỉ là cả giận mất khôn, không kiềm chế được cơn giận nên đi quá xa một chút. Chấp nhất chi với con nít. Chống lập trường này kết án chúng mất hết nề nếp, gia phong. Thực khó phân biệt làn ranh cãi lại và phát biểu ý kiến. Làn ranh này lu mờ ghê lắm.
Trong nhà thì như thế. Ngoài ngõ không hơn gì. Cảnh trẻ con la ó, chửi thề, thoá mạ người lớn xảy ra khắp nơi. Khách bộ hành có nghe thấy cũng ngoảnh mặt đi cho khuất mắt cảnh trái tai gai mắt. Lên tiếng làm chi đầu chẳng phải, phải tai. Mang vạ vào thân.
Giới bình dân đã vậy, giới trí thức hành xử đôi khi còn tệ hơn nhiều. Người ta dùng hình ảnh Chúa và các thánh làm đề tài gây tiếng vang cá nhân. Nghệ nhân vịn vào lí do nghệ thuật làm nhiều việc kẻ cho là tồi bại, kẻ tích cực ủng hộ. Tất cả đều núp bóng hai chữ nghệ thuật để thực hiện. Nghệ thuật thời đại mới không có ranh giới. Nghệ nhân hoàn toàn tự do sáng tác, phát triển nghệ thuật. Kết quả những sáng tác mới trở thành tin sốt dẻo, gây ồn ào trong giới truyền thông và tạo kinh hoàng cho nhiều tín hữu. Lên tiếng phản đối bị kết án là chậm tiến, phản nghệ thuật. Nhóm tích cực ủng hộ nghệ thuật hầu như luôn thắng trong các vụ tranh tụng trước pháp luật dân sự.
Truyền thông
Một số bồi bút viết lách gây ồn ào. Truyền thông loan tin nóng hổi. Những bài báo viết đả kích, mạ lị tôn giáo thường nhận nhiều bàn luận. Do vậy thu hút độc giả. Sách báo bán chạy hơn. Tiền lời thu nhiều. Nhân danh tự do viết hết điều nghĩ được. Nhóm bài xích tôn giáo tích cực ủng hộ. Có người ủng hộ còn lo gì đến lộng ngôn; ngại gì đến phạm thượng nữa. Rõ ràng nhờ phỉ báng Danh Chúa mà danh con nổi như cồn.
Một số hoạ sĩ, điêu khắc gia, vẽ hình, tạc tượng bôi lọ niềm tin tôn giáo, khơi lên làn sóng phản kháng, phẫn uất. Để biện luận cho việc làm trên họ nhân danh nghệ thuật. Làm vì nghệ thuật, cho nghệ thuật. Đối với họ nghệ thuật quan trọng hơn cả Đấng dựng nên nghệ thuật. Nhân danh nghệ thuật đưa niềm tin ra diễu cợt.
Hoạ sĩ làm được, điêu khắc gia làm được, nhà làm phim cũng làm được. Ngại gì mà không tạo dựng những hình ảnh dựa vào óc giầu tưởng tượng dựng nên. Kết quả phim đạo phản đạo, gây chấn động niềm tin tôn giáo. Xem phim kẻ nhẹ dạ bị khủng hoảng đức tin. Phim bài xích đạo gợi lên cảm xúc bất mãn khiến khán giả cảm thấy họ là nạn nhân của niềm tin. Khủng hoảng đức tin kết quả là bất mãn, tiếp tay phỉ báng. Chống lại cộng đoàn họ là thành viên và phỉ báng Giáo Hội họ từng phục vụ.
Tất cả những việc làm trên đều nhân danh tự do ngôn luận và nhân danh nghệ thuật làm công việc chia rẽ, gây tranh cãi. Tự do ngôn luận và tự do nghệ thuật quan trọng hơn cả niềm tin, lớn hơn thần thánh và đáng tôn thờ hơn cả Thượng Đế. Họ tin thực sự hay có ý đồ mưu cầu lợi nhuận riêng. Việc làm tạo cho họ nổi danh, thu nhiều triệu tiền lời so với ít vốn bỏ ra. Vì nghệ thuật? Vì lợi nhuận? Vì ham nổi danh? Vô thần đội lốt hay việc làm trá hình quỉ dẫn lối, ma đưa đường?
Quyền hành
http://vietcatholic.net/pics/MotherofGod.jpg
Ma quỷ rất sợ quyền hành của Đức Kitô nhưng Ngài cấm chúng nói ra Mc 3,11, Lk 4,41. Đám đông nghe Ngài giảng thì rất đỗi kinh ngạc, hoan hỉ loan truyền về Đấng Thiên Sai.
‘Giáo lí thì mới mẻ, người dạy lại có quyền Mc 1,27’.
Các tông đồ theo Chúa cũng đi từ bỡ ngỡ này đến sững sờ kinh ngạc khác có lần thốt lên
‘người này là ai mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh Mc 4,41’.
Chối bỏ quyền năng Chúa vẫn là các Thượng Tế, Kinh Sư, Kì Mục. Chúa càng được dân chúng theo ủng hộ, họ càng căm thù, giận ghét. Ho kết án Đức Kitô là phạm thượng, tướng quỉ. Không nhận Đức Kitô là Thiên Chúa. Không tin Ngài có quyền tha tội. Họ hạch sách,
Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy? Ai cho quyền ông để ông làm các điều ấy? Mc 11,27.
Đức Kitô đáp lại:
Vậy, để các ông biết ở dưới đất này Con Người có quyền tha tội. Đức Giêsu bảo người bại liệt– Ta truyền cho con: Đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà’. Người bại liệt đứng dậy, lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Mc 2,12.
Những kẻ chống đối Chúa đâu biết làm thế chính là tự tố cáo họ nông cạn. Nghe Đức Kitô giảng, xem phép lạ Người thực hiện, đối thoại với Ngài nhưng không nhận ra Ngài vì tính kiêu căng, tự phụ làm mờ tâm trí họ, khiến họ không nhận ra Người. Phạm thượng là coi thường hay khinh chê quyền hành của người nào đó. Đây chính là hình thức kiêu ngạo trá hình. Tự cho mình quyền phê phán người khác là lạm quyền. Lộng ngôn phạm thượng đến Thiên Chúa là từ chối tôn thờ Thiên Chúa và quyền năng của Ngài.
Ngày nay nói đến lộng ngôn, phạm thượng xã hội không chấp nhận. Tuy thế khó chối bỏ được mọi hình thức lạm dụng quyền hành. Tệ nạn này xảy ra khắp nơi thuộc mọi giai cấp trong xã hội. Nơi nào chối bỏ Thiên Chúa hiện hữu; nơi đó lạm dụng quyền hành thành quốc nạn. Chối bỏ niềm tin tôn giáo sẽ coi thường mạng sống con người. Coi thường mạng người sẽ coi trọng tiền tài, danh vọng. Không sợ lộng ngôn phạm thượng đến Chúa, còn gì không dám làm.
Lm Vũ đình Tường
Lộng ngôn phạm thượng ngụ ý diễn tả kẻ dưới đối xử thất lễ với bề trên. Nếu tách từ lộng ngôn khỏi từ phạm thượng thì xã hội tân thời nhân danh nghệ thuật, nhân danh tự do ngôn luận khai tử ý nghĩa này. Dường như ngày nay không còn câu nói nào bị liệt vào câu nói lộng ngôn, không hành động nào gây phạm thượng.
Điểm qua vài sự việc sẽ rõ. Con cháu cãi tay đôi với cha mẹ, ông bà. Ủng hộ lập trường này giải thích là chúng có quyền phát biểu ý kiến. Nếu có hỗn láo chỉ là cả giận mất khôn, không kiềm chế được cơn giận nên đi quá xa một chút. Chấp nhất chi với con nít. Chống lập trường này kết án chúng mất hết nề nếp, gia phong. Thực khó phân biệt làn ranh cãi lại và phát biểu ý kiến. Làn ranh này lu mờ ghê lắm.
Trong nhà thì như thế. Ngoài ngõ không hơn gì. Cảnh trẻ con la ó, chửi thề, thoá mạ người lớn xảy ra khắp nơi. Khách bộ hành có nghe thấy cũng ngoảnh mặt đi cho khuất mắt cảnh trái tai gai mắt. Lên tiếng làm chi đầu chẳng phải, phải tai. Mang vạ vào thân.
Giới bình dân đã vậy, giới trí thức hành xử đôi khi còn tệ hơn nhiều. Người ta dùng hình ảnh Chúa và các thánh làm đề tài gây tiếng vang cá nhân. Nghệ nhân vịn vào lí do nghệ thuật làm nhiều việc kẻ cho là tồi bại, kẻ tích cực ủng hộ. Tất cả đều núp bóng hai chữ nghệ thuật để thực hiện. Nghệ thuật thời đại mới không có ranh giới. Nghệ nhân hoàn toàn tự do sáng tác, phát triển nghệ thuật. Kết quả những sáng tác mới trở thành tin sốt dẻo, gây ồn ào trong giới truyền thông và tạo kinh hoàng cho nhiều tín hữu. Lên tiếng phản đối bị kết án là chậm tiến, phản nghệ thuật. Nhóm tích cực ủng hộ nghệ thuật hầu như luôn thắng trong các vụ tranh tụng trước pháp luật dân sự.
Truyền thông
Một số bồi bút viết lách gây ồn ào. Truyền thông loan tin nóng hổi. Những bài báo viết đả kích, mạ lị tôn giáo thường nhận nhiều bàn luận. Do vậy thu hút độc giả. Sách báo bán chạy hơn. Tiền lời thu nhiều. Nhân danh tự do viết hết điều nghĩ được. Nhóm bài xích tôn giáo tích cực ủng hộ. Có người ủng hộ còn lo gì đến lộng ngôn; ngại gì đến phạm thượng nữa. Rõ ràng nhờ phỉ báng Danh Chúa mà danh con nổi như cồn.
Một số hoạ sĩ, điêu khắc gia, vẽ hình, tạc tượng bôi lọ niềm tin tôn giáo, khơi lên làn sóng phản kháng, phẫn uất. Để biện luận cho việc làm trên họ nhân danh nghệ thuật. Làm vì nghệ thuật, cho nghệ thuật. Đối với họ nghệ thuật quan trọng hơn cả Đấng dựng nên nghệ thuật. Nhân danh nghệ thuật đưa niềm tin ra diễu cợt.
Hoạ sĩ làm được, điêu khắc gia làm được, nhà làm phim cũng làm được. Ngại gì mà không tạo dựng những hình ảnh dựa vào óc giầu tưởng tượng dựng nên. Kết quả phim đạo phản đạo, gây chấn động niềm tin tôn giáo. Xem phim kẻ nhẹ dạ bị khủng hoảng đức tin. Phim bài xích đạo gợi lên cảm xúc bất mãn khiến khán giả cảm thấy họ là nạn nhân của niềm tin. Khủng hoảng đức tin kết quả là bất mãn, tiếp tay phỉ báng. Chống lại cộng đoàn họ là thành viên và phỉ báng Giáo Hội họ từng phục vụ.
Tất cả những việc làm trên đều nhân danh tự do ngôn luận và nhân danh nghệ thuật làm công việc chia rẽ, gây tranh cãi. Tự do ngôn luận và tự do nghệ thuật quan trọng hơn cả niềm tin, lớn hơn thần thánh và đáng tôn thờ hơn cả Thượng Đế. Họ tin thực sự hay có ý đồ mưu cầu lợi nhuận riêng. Việc làm tạo cho họ nổi danh, thu nhiều triệu tiền lời so với ít vốn bỏ ra. Vì nghệ thuật? Vì lợi nhuận? Vì ham nổi danh? Vô thần đội lốt hay việc làm trá hình quỉ dẫn lối, ma đưa đường?
Quyền hành
http://vietcatholic.net/pics/MotherofGod.jpg
Ma quỷ rất sợ quyền hành của Đức Kitô nhưng Ngài cấm chúng nói ra Mc 3,11, Lk 4,41. Đám đông nghe Ngài giảng thì rất đỗi kinh ngạc, hoan hỉ loan truyền về Đấng Thiên Sai.
‘Giáo lí thì mới mẻ, người dạy lại có quyền Mc 1,27’.
Các tông đồ theo Chúa cũng đi từ bỡ ngỡ này đến sững sờ kinh ngạc khác có lần thốt lên
‘người này là ai mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh Mc 4,41’.
Chối bỏ quyền năng Chúa vẫn là các Thượng Tế, Kinh Sư, Kì Mục. Chúa càng được dân chúng theo ủng hộ, họ càng căm thù, giận ghét. Ho kết án Đức Kitô là phạm thượng, tướng quỉ. Không nhận Đức Kitô là Thiên Chúa. Không tin Ngài có quyền tha tội. Họ hạch sách,
Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy? Ai cho quyền ông để ông làm các điều ấy? Mc 11,27.
Đức Kitô đáp lại:
Vậy, để các ông biết ở dưới đất này Con Người có quyền tha tội. Đức Giêsu bảo người bại liệt– Ta truyền cho con: Đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà’. Người bại liệt đứng dậy, lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Mc 2,12.
Những kẻ chống đối Chúa đâu biết làm thế chính là tự tố cáo họ nông cạn. Nghe Đức Kitô giảng, xem phép lạ Người thực hiện, đối thoại với Ngài nhưng không nhận ra Ngài vì tính kiêu căng, tự phụ làm mờ tâm trí họ, khiến họ không nhận ra Người. Phạm thượng là coi thường hay khinh chê quyền hành của người nào đó. Đây chính là hình thức kiêu ngạo trá hình. Tự cho mình quyền phê phán người khác là lạm quyền. Lộng ngôn phạm thượng đến Thiên Chúa là từ chối tôn thờ Thiên Chúa và quyền năng của Ngài.
Ngày nay nói đến lộng ngôn, phạm thượng xã hội không chấp nhận. Tuy thế khó chối bỏ được mọi hình thức lạm dụng quyền hành. Tệ nạn này xảy ra khắp nơi thuộc mọi giai cấp trong xã hội. Nơi nào chối bỏ Thiên Chúa hiện hữu; nơi đó lạm dụng quyền hành thành quốc nạn. Chối bỏ niềm tin tôn giáo sẽ coi thường mạng sống con người. Coi thường mạng người sẽ coi trọng tiền tài, danh vọng. Không sợ lộng ngôn phạm thượng đến Chúa, còn gì không dám làm.
Lm Vũ đình Tường