Dan Lee
02-20-2009, 04:47 PM
VĂN TỰ
http://vietcatholic.net/pics/5116205.gif
Các đệ tử hăng say thảo luận câu danh ngôn của Lão tử: “Trí giả bất ngôn, ngôn giả bất trí.”
Vừa lúc ấy đại sư đi vào, các đệ tử thỉnh giáo ông ta hàm ý của lời này.
Đại sư nói: “Ai trong các con biết được mùi hương của hoa hồng ?”
Mọi người đều biết.
Ông ta nói tiếp: “Dùng văn tự bày tỏ.”
Các đệ tử đều trầm mặc lại.
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Ở đời, thường những người ít học hoặc biết một chút chữ nghĩa thì thường hay nói nhiều, thường hay tranh biện, thường hay phê bình cái hay của người khác, tại sao vậy ? Thưa, dễ ợt à, là bởi vì họ muốn chứng tỏ mình là người trí thức chữ nghĩa đầy mình, là bởi vì họ muốn dùng nhiều lời nói để che lấp cái dốt chữ nghĩa nửa vời của mình, mà người ta thường nói đó là sự tự ti mặc cảm.
Có một vài linh mục trẻ làm cha sở, vì để tỏ ra mình là người học thức biết nhiều hiểu rộng, nên thường làm ra vẻ bề trên ta đây với giáo dân, mở miệng ra là luật này luật nọ, mở miệng ra là chê bai giáo dân không biết gì, mà những giáo dân “không biết gì đó” lại là những vị giáo sư đại học của các trường đại học danh tiếng, họ đã vì Chúa mà hy sinh đến phục vụ giáo xứ dưới quyền một cha sở trẻ mà tuổi đời chỉ như hàng con cháu của họ mà thôi. Các vị linh mục trẻ này không hiểu câu nói của Lão tử: “trí giả bất ngôn, ngôn giả bất trí”, nghĩa là người có trí thì không nhiều lời, người nhiều lời thì không có trí.
Đừng nói nhiều, nhưng hãy dùng hành động của mình để làm thành văn tự dạy dỗ người khác; đừng nói nhiều, nhưng hãy suy tư ngẫm nghĩ nhiều hơn.
Đó là “trí giả (知者)” vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://vietcatholic.net/pics/5116205.gif
Các đệ tử hăng say thảo luận câu danh ngôn của Lão tử: “Trí giả bất ngôn, ngôn giả bất trí.”
Vừa lúc ấy đại sư đi vào, các đệ tử thỉnh giáo ông ta hàm ý của lời này.
Đại sư nói: “Ai trong các con biết được mùi hương của hoa hồng ?”
Mọi người đều biết.
Ông ta nói tiếp: “Dùng văn tự bày tỏ.”
Các đệ tử đều trầm mặc lại.
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Ở đời, thường những người ít học hoặc biết một chút chữ nghĩa thì thường hay nói nhiều, thường hay tranh biện, thường hay phê bình cái hay của người khác, tại sao vậy ? Thưa, dễ ợt à, là bởi vì họ muốn chứng tỏ mình là người trí thức chữ nghĩa đầy mình, là bởi vì họ muốn dùng nhiều lời nói để che lấp cái dốt chữ nghĩa nửa vời của mình, mà người ta thường nói đó là sự tự ti mặc cảm.
Có một vài linh mục trẻ làm cha sở, vì để tỏ ra mình là người học thức biết nhiều hiểu rộng, nên thường làm ra vẻ bề trên ta đây với giáo dân, mở miệng ra là luật này luật nọ, mở miệng ra là chê bai giáo dân không biết gì, mà những giáo dân “không biết gì đó” lại là những vị giáo sư đại học của các trường đại học danh tiếng, họ đã vì Chúa mà hy sinh đến phục vụ giáo xứ dưới quyền một cha sở trẻ mà tuổi đời chỉ như hàng con cháu của họ mà thôi. Các vị linh mục trẻ này không hiểu câu nói của Lão tử: “trí giả bất ngôn, ngôn giả bất trí”, nghĩa là người có trí thì không nhiều lời, người nhiều lời thì không có trí.
Đừng nói nhiều, nhưng hãy dùng hành động của mình để làm thành văn tự dạy dỗ người khác; đừng nói nhiều, nhưng hãy suy tư ngẫm nghĩ nhiều hơn.
Đó là “trí giả (知者)” vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.