Dan Lee
02-21-2009, 12:43 PM
BA ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ KHI ĐẾN GẶP CHÚA
Đọc Phúc Âm, tôi thấy cuộc hành trình đến gặp Chúa Giêsu của những bệnh nhân: phong hủi, mù lòa, câm điếc, quỷ ám, què quặt … tương đối dễ dàng. Họ đến gặp Chúa Giêsu dễ như … ăn cháo vậy! Thế nhưng, cuộc hành trình của người bại liệt thì không dễ dàng và thuận lợi chút nào cả! Anh ta đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, cam go, thử thách … rồi thì mới gặp được Ngài. Bạn cứ đọc chậm rãi đoạn trích này thì sẽ thấy: “Hay tin Người ở nhà, dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi trong nhà ngoài sân chứa không hết … Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng.4 Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống (Mc 2:1-4):
Người bị liệt phải nằm trên cáng và nhờ tới bốn người khiêng đi đến gặp Chúa.
Khi đến nơi, Người bị liệt không vào gặp Chúa ngay được bởi anh bị ngăn cản bởi một rừng người, một hàng rào dày đặc những người là người trước mặt.
Còn lành lặn mà leo lên mái nhà còn thấy khó khăn, huống hồ chi bây giờ nằm liệt trên cáng, thế nhưng anh ta cũng phải liều mạng, phải nhắm mắt đưa chân, trao phó mạng sống của anh cho người ta khiêng anh lên nóc nhà, sau đó thòng anh từ trên mái xuống trước mặt Chúa Giêsu.
Qua cuộc hành trình khó nhọc gian lao của người bị liệt khi đến với Chúa, bạn có học được gì nơi anh ta không? Riêng tôi, người bị liệt đã cho tôi ba bài học rất quý giá sau đây:
Thứ nhất, là NIỀM TIN & HY VỌNG (FAITH & HOPE): Người bị liệt đã phải có một lòng tin tuyệt đối và một niềm hy vọng mãnh liệt rằng khi gặp được Đức Giêsu, Ngài sẽ chữa cho anh được lành bệnh. Nếu không có lòng tin và không có niềm hy vọng mãnh liệt như vậy thì tôi dám cá với bạn, anh ta sẽ không dại gì mà tốn công tốn sức, không dám chấp nhận mọi rủi ro, can đảm nằm trên cáng để cho người ta khiêng, rồi còn để người ta kéo lên trên nóc nhà và sau đó thòng mình xuống đất như vậy. Nguy hiểm lắm chứ bộ! Lỡ người ta tuột tay hay sợi giây bất thình lình bị đứt một phát thì sao? Là kể như xong hồ sơ, hết thở luôn chứ đừng nói đến chuyện hết đi!
Thứ hai, là SỰ BỀN CHÍ (PERSEVERANCE): Khi đến nhà Chúa Giêsu, anh thấy một rừng người, một hàng rào dày đặc những người là người che kín cả lối đi khiến anh không thể nào vào gặp Chúa Giêsu được. Thế nhưng anh ta đã không nản chí, anh không bỏ cuộc, không đầu hàng số phận, nhưng đã kiếm đủ mọi cách và bằng mọi giá để đến gặp cho bằng được Ngài. Khoẻ dùng sức, yếu dùng mưu, anh liều mạng đến gặp Chúa bằng cách … hạ thổ.
Thứ ba, là SỰ CẬY NHỜ (RELYING ON): Anh chàng bị bại liệt này không thể tự mình đi đứng, không thể tự mình đi đến gặp Đức Giêsu được cho nên anh ta đã CẬY NHỜ vào những người chung quanh. Anh ta nhờ không phải một người mà nhờ tới bốn người khiêng anh ta đến gặp Đức Giêsu lận.
Bạn thân mến, trong mọi công việc, kể từ việc học hành cho đến việc đi tu hay việc lập gia đình, nếu bạn và tôi không có niềm tin vững mạnh và không có niềm hy vọng mãnh liệt vào cái lý tưởng của mình, thì sẽ không bao giờ chúng mình có thể thành công được. Bạn cứ nghĩ thử mà xem!
Bạn mà không có niềm tin và không mơ ước mãnh liệt rằng bạn sẽ lấy được bằng cấp như BA, BS hay MA hoặc MS hay MD … thì còn lâu, sức mấy mà bạn có đủ nghị lực, đủ kiên nhẫn để thức khuya dậy sớm đọc những cuốn sách dầy cộm, và viết những bài luận án dài lê thê!
Lập gia đình cũng thế, bạn mà không có niềm tin và không ao ước mãnh liệt rằng bạn sẽ lấy được … cô ấy làm vợ hay anh ấy làm chồng thì còn khuya bạn mới có đủ sức và đủ can đảm để vượt qua được những thử thách và gian nan trong thời gian tìm hiểu nhau!
Trên con đường đi tìm Chúa cũng y chang, nếu tôi và bạn không có niềm tin và niềm hy vọng mãnh liệt rằng tôi sẽ gặp được Ngài, thì khi đối diện với những đau khổ, những chông gai, thử thách … thì chúng mình sẽ rất dễ nản chí, giơ tay đầu hàng, bỏ cuộc ngay lập tức!
Bên cạnh NIỀM TIN & HY VỌNG, khi đi tìm Chúa, chúng mình cần phải có sự BỀN CHÍ, phải có sự kiên trì bởi vì chẳng có con đường nào thẳng mãi, cũng chẳng có xa lộ nào trơn tru và phẳng lặng hoài cả. Cuộc hành trình đi gặp Chúa của tôi có lúc thẳng ro và sẽ có lúc cong queo, có lúc êm ái, phẳng lặng nhưng cũng sẽ có những chỗ ghồ ghề, bị dằn, bị sóc, và sẽ có những tảng đá to nằm chình ình trên đường ngăn cản tôi không cho tôi gặp Chúa. Đức kiên nhẫn, bền chí rất cần thiết trên cuộc hành trình đi tìm gặp Chúa bởi vì chính Chúa Giêsu đã phán: “Kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 24:13).
Có niềm tin, có sự hy vọng mãnh liệt và bền tâm vững chí mà thôi thì chưa đủ, muốn gặp được Chúa, muốn diện kiến với Ngài, tôi và bạn còn cần phải biết CẬY NHỜ vào những người chung quanh nữa!
Tại sao muốn gặp được Chúa, tôi lại phải cậy nhờ người khác? Xin thưa là bởi vì tôi là một con người bất toàn, yếu đuối và rất mỏng manh. Tôi không thể tự mình đi đến với Chúa được và cũng chẳng làm nên cơm cháo gì cả nếu không có sự trợ giúp của những người chung quanh. Về chuyện này, tôi có một ít kinh nghiệm muốn chia sẻ với bạn!
Khi sanh ra tôi phải CẬY NHỜ vào sự nuôi dưỡng, cưu mang của ông bà, cha mẹ, họ hàng, anh chị em và nhờ Mẹ Giáo Hội tôi mới được lãnh nhận bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Rước Lễ, Xưng Tội, và các bí tích khác.
Khi đi tu, tôi phải CẬY NHỜ vào sự trợ giúp cả về mặt tài chánh lẫn về mặt tinh thần của ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, ân nhân, bạn bè … để nhờ những lời cầu nguyện và những hy sinh đóng góp của họ, tôi mới có điều kiện để học hành và tu thân tích đức và mới được làm linh mục.
Khi làm linh mục, khi làm việc mục vụ, khi chăm sóc một giáo xứ, tôi phải CẬY NHỜ vào Chúa, vào Mẹ Maria, vào sự trợ giúp của hội dòng, của anh em trong dòng và phải cậy nhờ vào sự cộng tác của Hội Đồng Mục Vụ, và nhất là những sự động viên, nâng đỡ cũng như những lời cầu nguyện của anh chị em giáo dân nữa.
Thánh Phaolô, một người nổi tiếng là sống tự lập kia mà còn phải mở miệng CẬY NHỜ vào người khác nữa thì huống hồ chi là tôi? “Anh em cũng hãy cầu xin cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng nói, thì Thiên Chúa ban lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của Tin Mừng … Anh em hãy cầu xin cho tôi để khi rao giảng Tin Mừng tôi nói năng mạnh dạn, như bổn phận tôi phải nói (Ep 6:19-20).
Bạn có muốn đến gặp Chúa Giêsu không? Nếu bạn không muốn thì thật là đáng tiếc đấy bởi vì bất cứ ai đến gặp được Ngài thì sẽ nhận được những sự an ủi, yêu thương, tha thứ, cảm thông, thương xót và nhất là sẽ được Ngài chữa cho khỏi những căn bệnh cả về phần xác lẫn phần hồn.
Còn nếu bạn muốn đến gặp Chúa Giêsu, muốn được Ngài chữa lành những căn bệnh về tâm linh và về thể xác của bạn thì bạn đừng quên, bạn phải có NIỀM TIN, phải BỀN CHÍ & phải biết CẬY NHỜ vào những người chung quanh thì mới có thể gặp được Ngài. Nhớ nhé!
Lm Ansgar Phạm Tĩnh, SDD
Đọc Phúc Âm, tôi thấy cuộc hành trình đến gặp Chúa Giêsu của những bệnh nhân: phong hủi, mù lòa, câm điếc, quỷ ám, què quặt … tương đối dễ dàng. Họ đến gặp Chúa Giêsu dễ như … ăn cháo vậy! Thế nhưng, cuộc hành trình của người bại liệt thì không dễ dàng và thuận lợi chút nào cả! Anh ta đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, cam go, thử thách … rồi thì mới gặp được Ngài. Bạn cứ đọc chậm rãi đoạn trích này thì sẽ thấy: “Hay tin Người ở nhà, dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi trong nhà ngoài sân chứa không hết … Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng.4 Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống (Mc 2:1-4):
Người bị liệt phải nằm trên cáng và nhờ tới bốn người khiêng đi đến gặp Chúa.
Khi đến nơi, Người bị liệt không vào gặp Chúa ngay được bởi anh bị ngăn cản bởi một rừng người, một hàng rào dày đặc những người là người trước mặt.
Còn lành lặn mà leo lên mái nhà còn thấy khó khăn, huống hồ chi bây giờ nằm liệt trên cáng, thế nhưng anh ta cũng phải liều mạng, phải nhắm mắt đưa chân, trao phó mạng sống của anh cho người ta khiêng anh lên nóc nhà, sau đó thòng anh từ trên mái xuống trước mặt Chúa Giêsu.
Qua cuộc hành trình khó nhọc gian lao của người bị liệt khi đến với Chúa, bạn có học được gì nơi anh ta không? Riêng tôi, người bị liệt đã cho tôi ba bài học rất quý giá sau đây:
Thứ nhất, là NIỀM TIN & HY VỌNG (FAITH & HOPE): Người bị liệt đã phải có một lòng tin tuyệt đối và một niềm hy vọng mãnh liệt rằng khi gặp được Đức Giêsu, Ngài sẽ chữa cho anh được lành bệnh. Nếu không có lòng tin và không có niềm hy vọng mãnh liệt như vậy thì tôi dám cá với bạn, anh ta sẽ không dại gì mà tốn công tốn sức, không dám chấp nhận mọi rủi ro, can đảm nằm trên cáng để cho người ta khiêng, rồi còn để người ta kéo lên trên nóc nhà và sau đó thòng mình xuống đất như vậy. Nguy hiểm lắm chứ bộ! Lỡ người ta tuột tay hay sợi giây bất thình lình bị đứt một phát thì sao? Là kể như xong hồ sơ, hết thở luôn chứ đừng nói đến chuyện hết đi!
Thứ hai, là SỰ BỀN CHÍ (PERSEVERANCE): Khi đến nhà Chúa Giêsu, anh thấy một rừng người, một hàng rào dày đặc những người là người che kín cả lối đi khiến anh không thể nào vào gặp Chúa Giêsu được. Thế nhưng anh ta đã không nản chí, anh không bỏ cuộc, không đầu hàng số phận, nhưng đã kiếm đủ mọi cách và bằng mọi giá để đến gặp cho bằng được Ngài. Khoẻ dùng sức, yếu dùng mưu, anh liều mạng đến gặp Chúa bằng cách … hạ thổ.
Thứ ba, là SỰ CẬY NHỜ (RELYING ON): Anh chàng bị bại liệt này không thể tự mình đi đứng, không thể tự mình đi đến gặp Đức Giêsu được cho nên anh ta đã CẬY NHỜ vào những người chung quanh. Anh ta nhờ không phải một người mà nhờ tới bốn người khiêng anh ta đến gặp Đức Giêsu lận.
Bạn thân mến, trong mọi công việc, kể từ việc học hành cho đến việc đi tu hay việc lập gia đình, nếu bạn và tôi không có niềm tin vững mạnh và không có niềm hy vọng mãnh liệt vào cái lý tưởng của mình, thì sẽ không bao giờ chúng mình có thể thành công được. Bạn cứ nghĩ thử mà xem!
Bạn mà không có niềm tin và không mơ ước mãnh liệt rằng bạn sẽ lấy được bằng cấp như BA, BS hay MA hoặc MS hay MD … thì còn lâu, sức mấy mà bạn có đủ nghị lực, đủ kiên nhẫn để thức khuya dậy sớm đọc những cuốn sách dầy cộm, và viết những bài luận án dài lê thê!
Lập gia đình cũng thế, bạn mà không có niềm tin và không ao ước mãnh liệt rằng bạn sẽ lấy được … cô ấy làm vợ hay anh ấy làm chồng thì còn khuya bạn mới có đủ sức và đủ can đảm để vượt qua được những thử thách và gian nan trong thời gian tìm hiểu nhau!
Trên con đường đi tìm Chúa cũng y chang, nếu tôi và bạn không có niềm tin và niềm hy vọng mãnh liệt rằng tôi sẽ gặp được Ngài, thì khi đối diện với những đau khổ, những chông gai, thử thách … thì chúng mình sẽ rất dễ nản chí, giơ tay đầu hàng, bỏ cuộc ngay lập tức!
Bên cạnh NIỀM TIN & HY VỌNG, khi đi tìm Chúa, chúng mình cần phải có sự BỀN CHÍ, phải có sự kiên trì bởi vì chẳng có con đường nào thẳng mãi, cũng chẳng có xa lộ nào trơn tru và phẳng lặng hoài cả. Cuộc hành trình đi gặp Chúa của tôi có lúc thẳng ro và sẽ có lúc cong queo, có lúc êm ái, phẳng lặng nhưng cũng sẽ có những chỗ ghồ ghề, bị dằn, bị sóc, và sẽ có những tảng đá to nằm chình ình trên đường ngăn cản tôi không cho tôi gặp Chúa. Đức kiên nhẫn, bền chí rất cần thiết trên cuộc hành trình đi tìm gặp Chúa bởi vì chính Chúa Giêsu đã phán: “Kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 24:13).
Có niềm tin, có sự hy vọng mãnh liệt và bền tâm vững chí mà thôi thì chưa đủ, muốn gặp được Chúa, muốn diện kiến với Ngài, tôi và bạn còn cần phải biết CẬY NHỜ vào những người chung quanh nữa!
Tại sao muốn gặp được Chúa, tôi lại phải cậy nhờ người khác? Xin thưa là bởi vì tôi là một con người bất toàn, yếu đuối và rất mỏng manh. Tôi không thể tự mình đi đến với Chúa được và cũng chẳng làm nên cơm cháo gì cả nếu không có sự trợ giúp của những người chung quanh. Về chuyện này, tôi có một ít kinh nghiệm muốn chia sẻ với bạn!
Khi sanh ra tôi phải CẬY NHỜ vào sự nuôi dưỡng, cưu mang của ông bà, cha mẹ, họ hàng, anh chị em và nhờ Mẹ Giáo Hội tôi mới được lãnh nhận bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Rước Lễ, Xưng Tội, và các bí tích khác.
Khi đi tu, tôi phải CẬY NHỜ vào sự trợ giúp cả về mặt tài chánh lẫn về mặt tinh thần của ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, ân nhân, bạn bè … để nhờ những lời cầu nguyện và những hy sinh đóng góp của họ, tôi mới có điều kiện để học hành và tu thân tích đức và mới được làm linh mục.
Khi làm linh mục, khi làm việc mục vụ, khi chăm sóc một giáo xứ, tôi phải CẬY NHỜ vào Chúa, vào Mẹ Maria, vào sự trợ giúp của hội dòng, của anh em trong dòng và phải cậy nhờ vào sự cộng tác của Hội Đồng Mục Vụ, và nhất là những sự động viên, nâng đỡ cũng như những lời cầu nguyện của anh chị em giáo dân nữa.
Thánh Phaolô, một người nổi tiếng là sống tự lập kia mà còn phải mở miệng CẬY NHỜ vào người khác nữa thì huống hồ chi là tôi? “Anh em cũng hãy cầu xin cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng nói, thì Thiên Chúa ban lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của Tin Mừng … Anh em hãy cầu xin cho tôi để khi rao giảng Tin Mừng tôi nói năng mạnh dạn, như bổn phận tôi phải nói (Ep 6:19-20).
Bạn có muốn đến gặp Chúa Giêsu không? Nếu bạn không muốn thì thật là đáng tiếc đấy bởi vì bất cứ ai đến gặp được Ngài thì sẽ nhận được những sự an ủi, yêu thương, tha thứ, cảm thông, thương xót và nhất là sẽ được Ngài chữa cho khỏi những căn bệnh cả về phần xác lẫn phần hồn.
Còn nếu bạn muốn đến gặp Chúa Giêsu, muốn được Ngài chữa lành những căn bệnh về tâm linh và về thể xác của bạn thì bạn đừng quên, bạn phải có NIỀM TIN, phải BỀN CHÍ & phải biết CẬY NHỜ vào những người chung quanh thì mới có thể gặp được Ngài. Nhớ nhé!
Lm Ansgar Phạm Tĩnh, SDD