Dan Lee
02-22-2009, 01:25 AM
SUY NIỆM LỜI CHÚA - CHÚA NHẬT 7 TN NĂM B
Sao như vậy, hỡi kinh sư?
Mc 2, 1 – 12
Trở lại Caphánaum lần này, Chúa Giêsu phải đối diện với những vấn nạn do các thế lực tôn giáo - vốn đang rất sợ uy thế của Người, gây ra. Chính tại đây, năm cuộc tranh luận diễn ra giữa Chúa Giêsu với giới lãnh đạo tinh thần Dothái. Từ Chúa nhật này trở đi, chúng ta sẽ tìm hiểu một vài điểm tranh luận để thấy đâu là ý nghĩa trọng yếu nơi sứ mạng của Chúa Giêsu và cũng để hiểu thêm đâu là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn ngày càng sâu đậm giữa Chúa Giêsu với mấy ông lãnh đạo tinh thần Dothái giáo.
Cuộc tranh luận thứ nhất diễn ra xung quanh sự kiện Chúa Giêsu chữa lành cho một người bị bệnh bại liệt. Quả thật, khi đọc qua câu chuyện này, ngoài mấy ông kinh sư Dothái, không ai trong chúng ta lại không cảm động trước ước muốn mãnh liệt được gặp Chúa để được chữa lành của người bệnh bại liệt cũng như những người vất vả tìm mọi cách để cho anh tiếp cận với Đấng anh cần tìm. Lẽ ra là người lãnh đạo tinh thần, chứng kiến sự việc này, các ông phải vui mừng vì thấy con dân mình được thoát khỏi sự trói buộc của tội lỗi. Các ông đã không vui mừng thì thôi, lại còn gây khó dễ không chỉ cho Chúa Giêsu mà còn cho chính người bệnh nữa. Điều đó cho thấy tính nệ luật và ích kỷ cố hữu trong con người của mấy ông “kẹ” lãnh đạo tinh thần này.
Không dám nói ra, chỉ lẩm bẩm trong lòng với sự tức tối ra mặt về điều mà các ông cho rằng Chúa Giêsu phạm vào tội “phạm thượng” khi “dám phán” một câu xanh rờn trước mặt bá quan văn võ và trước mặt người bại liệt : “Này con, con đã được tha tội rồi”! Phạm thượng quá rồi còn gì – mấy đấng nhà ta lý luận, vì cứ chiếu theo Cựu ước, chỉ một mình Giavê Thiên Chúa mới có quyền tha tội, vậy mà cái tay Giêsu vô danh này lại dám mở mồm “đao to búa lớn” trước bàn dân thiên hạ thì còn ra thể thống gì nữa ?! Mấy ông kinh sư ơi! Chẳng lẽ các vị không biết hay cố tình không biết theo Cựu ước, lành bệnh là dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa thứ tha tội lỗi hay sao? (x. Tv 103, 3; Is 19, 22; 57, 18-19). Chính sự càn gỡ này của quý vị, mà Chúa Giêsu phải lên tiếng để quý vị hiểu chân lý đích thực đang ở đâu trong bộ óc rỗng tuếch và nông cạn của quý vị.
Chúa Giêsu cần phải lôi những suy nghĩ nông cạn của các kinh sư ra ánh sáng. Người chất vấn các kinh sư về điều mà các ông đang suy nghĩ trong đầu : “Sao trong bụng các ông lại suy nghĩ những điều ấy?... Trong hai điều, điều nào dễ hơn…?”. Không để các kinh sư phải trả lời, vì thật ra, các ông cũng không thể trả lời nổi chất vấn của Chúa Giêsu, Chúa Giêsu lập tức cho các ông thấy quyền năng Thiên Chúa đang tồn tại trong Người. Lần đầu tiên trong Tin mừng Máccô, Chúa Giêsu tự giới thiệu mình là Con Người – Đấng mà tiên tri Đaniel từng loan báo (x. Đn 7, 14). Như thế, Chúa Giêsu cho các kinh sư thấy, chính Người có đầy đủ uy quyền để tha tội. Và, tha tội chính là nền tảng, là trọng tâm của ơn cứu độ. Chính Chúa Giêsu đã tự hiến chính bản thân mình để thứ tha tội lỗi cho nhân loại.
Không biết mấy ông kinh sư nghĩ sao khi tận mắt chứng kiến việc người bại liệt “đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người” nhỉ? Dân chúng thì sủng sốt và tung hô Thiên Chúa là dĩ nhiên rồi. Bởi họ vui mừng vì nhận ra Chúa Giêsu chính là người có uy quyền trong lời nói và cả trong hành động nữa. Chúa Giêsu không nói và làm như mấy vị kinh sư “đáng kính” của họ là suốt ngày rình mò xem ai vi phạm lề luật rồi hỷ hoan lôi họ ra trước toà để luận tội, để phạt. Chúa Giêsu thì không vậy. Người đến để yêu thương, để chữa lành; Người đến để đem lại ơn giải thoát cho nhân loại. Chính điểm rất khác biệt này đã làm cho các kinh sư tức tối. Các ông không như dân chúng, chứng kiến những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện nơi Đức Kytô để tạ ơn và tán tụng Người. Trái lại, các ông cố chấp trong con người nhỏ nhen ích kỷ của mình để rồi đưa đến những cuộc rạn nứt ngày càng lớn giữa các ông với Chúa Giêsu.
Chứng kiến những kỳ công Chúa thực hiện cho anh em đồng loại, dân chúng Dothái sửng sốt và không ngừng chúc tụng Thiên Chúa; mấy ngừơi kinh sư thì xem ra lạnh lùng, tức tối, tìm mọi cách để tấn công nhằm hạ bệ Chúa Giêsu, còn chúng ta – những Kytô hữu, thì sao? Cho hay tự vấn lương tâm của mình để có những điều chỉnh thích hợp với Tin mừng của Thiên Chúa là điều cần thiết lắm thay!
Lm Joseph Phạm Ngọc Ngôn,Csjb
Sao như vậy, hỡi kinh sư?
Mc 2, 1 – 12
Trở lại Caphánaum lần này, Chúa Giêsu phải đối diện với những vấn nạn do các thế lực tôn giáo - vốn đang rất sợ uy thế của Người, gây ra. Chính tại đây, năm cuộc tranh luận diễn ra giữa Chúa Giêsu với giới lãnh đạo tinh thần Dothái. Từ Chúa nhật này trở đi, chúng ta sẽ tìm hiểu một vài điểm tranh luận để thấy đâu là ý nghĩa trọng yếu nơi sứ mạng của Chúa Giêsu và cũng để hiểu thêm đâu là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn ngày càng sâu đậm giữa Chúa Giêsu với mấy ông lãnh đạo tinh thần Dothái giáo.
Cuộc tranh luận thứ nhất diễn ra xung quanh sự kiện Chúa Giêsu chữa lành cho một người bị bệnh bại liệt. Quả thật, khi đọc qua câu chuyện này, ngoài mấy ông kinh sư Dothái, không ai trong chúng ta lại không cảm động trước ước muốn mãnh liệt được gặp Chúa để được chữa lành của người bệnh bại liệt cũng như những người vất vả tìm mọi cách để cho anh tiếp cận với Đấng anh cần tìm. Lẽ ra là người lãnh đạo tinh thần, chứng kiến sự việc này, các ông phải vui mừng vì thấy con dân mình được thoát khỏi sự trói buộc của tội lỗi. Các ông đã không vui mừng thì thôi, lại còn gây khó dễ không chỉ cho Chúa Giêsu mà còn cho chính người bệnh nữa. Điều đó cho thấy tính nệ luật và ích kỷ cố hữu trong con người của mấy ông “kẹ” lãnh đạo tinh thần này.
Không dám nói ra, chỉ lẩm bẩm trong lòng với sự tức tối ra mặt về điều mà các ông cho rằng Chúa Giêsu phạm vào tội “phạm thượng” khi “dám phán” một câu xanh rờn trước mặt bá quan văn võ và trước mặt người bại liệt : “Này con, con đã được tha tội rồi”! Phạm thượng quá rồi còn gì – mấy đấng nhà ta lý luận, vì cứ chiếu theo Cựu ước, chỉ một mình Giavê Thiên Chúa mới có quyền tha tội, vậy mà cái tay Giêsu vô danh này lại dám mở mồm “đao to búa lớn” trước bàn dân thiên hạ thì còn ra thể thống gì nữa ?! Mấy ông kinh sư ơi! Chẳng lẽ các vị không biết hay cố tình không biết theo Cựu ước, lành bệnh là dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa thứ tha tội lỗi hay sao? (x. Tv 103, 3; Is 19, 22; 57, 18-19). Chính sự càn gỡ này của quý vị, mà Chúa Giêsu phải lên tiếng để quý vị hiểu chân lý đích thực đang ở đâu trong bộ óc rỗng tuếch và nông cạn của quý vị.
Chúa Giêsu cần phải lôi những suy nghĩ nông cạn của các kinh sư ra ánh sáng. Người chất vấn các kinh sư về điều mà các ông đang suy nghĩ trong đầu : “Sao trong bụng các ông lại suy nghĩ những điều ấy?... Trong hai điều, điều nào dễ hơn…?”. Không để các kinh sư phải trả lời, vì thật ra, các ông cũng không thể trả lời nổi chất vấn của Chúa Giêsu, Chúa Giêsu lập tức cho các ông thấy quyền năng Thiên Chúa đang tồn tại trong Người. Lần đầu tiên trong Tin mừng Máccô, Chúa Giêsu tự giới thiệu mình là Con Người – Đấng mà tiên tri Đaniel từng loan báo (x. Đn 7, 14). Như thế, Chúa Giêsu cho các kinh sư thấy, chính Người có đầy đủ uy quyền để tha tội. Và, tha tội chính là nền tảng, là trọng tâm của ơn cứu độ. Chính Chúa Giêsu đã tự hiến chính bản thân mình để thứ tha tội lỗi cho nhân loại.
Không biết mấy ông kinh sư nghĩ sao khi tận mắt chứng kiến việc người bại liệt “đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người” nhỉ? Dân chúng thì sủng sốt và tung hô Thiên Chúa là dĩ nhiên rồi. Bởi họ vui mừng vì nhận ra Chúa Giêsu chính là người có uy quyền trong lời nói và cả trong hành động nữa. Chúa Giêsu không nói và làm như mấy vị kinh sư “đáng kính” của họ là suốt ngày rình mò xem ai vi phạm lề luật rồi hỷ hoan lôi họ ra trước toà để luận tội, để phạt. Chúa Giêsu thì không vậy. Người đến để yêu thương, để chữa lành; Người đến để đem lại ơn giải thoát cho nhân loại. Chính điểm rất khác biệt này đã làm cho các kinh sư tức tối. Các ông không như dân chúng, chứng kiến những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện nơi Đức Kytô để tạ ơn và tán tụng Người. Trái lại, các ông cố chấp trong con người nhỏ nhen ích kỷ của mình để rồi đưa đến những cuộc rạn nứt ngày càng lớn giữa các ông với Chúa Giêsu.
Chứng kiến những kỳ công Chúa thực hiện cho anh em đồng loại, dân chúng Dothái sửng sốt và không ngừng chúc tụng Thiên Chúa; mấy ngừơi kinh sư thì xem ra lạnh lùng, tức tối, tìm mọi cách để tấn công nhằm hạ bệ Chúa Giêsu, còn chúng ta – những Kytô hữu, thì sao? Cho hay tự vấn lương tâm của mình để có những điều chỉnh thích hợp với Tin mừng của Thiên Chúa là điều cần thiết lắm thay!
Lm Joseph Phạm Ngọc Ngôn,Csjb