Dan Lee
02-22-2009, 09:56 AM
ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng - chứng nhân lịch sử GHVN- đã qua đời
http://www.vietcatholic.org/News/Html/64432.htm
ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng - chứng nhân lịch sử GHVN- đã qua đời
Chúng tôi vừa nhận được tin buồn ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, nguyên Tổng giám mục Hà Nội đã qua đời vào lúc 10:10 sáng Chúa Nhật ngày 22.2.2009 tại Hà Nội. Hưởng thọ 90 tuổi.
http://www.vietcatholic.org/pics/90222DHYTung1.jpg
Đây thực là một đại tang cho Giáo Hội Việt Nam, và riêng cho Giáo Hội tại miền Bắc Việt Nam.
Đức Cố Hồng Y Phaolô là người đạo đức thánh thiện, sống cuộc sống khó nghèo, đơn sơ, khiêm nhường, tính tình cương trực, nhưng rất ân cần và luôn quan tâm tới nhu cầu của mọi người. Ngài là một nhà giáo gương mẫu, một người cha nhân từ và là một người quản trị mẫu mực.
Trong suốt cuộc đời linh mục và giám mục, Ngài đã đảm trách nhiều công tác khác nhau trong Giáo hội. Điểm nổi bật nhất trong đời giám mục của Ngài là lo xây dựng nhân sự cho Giáo hội tại Miền Bắc Việt Nam và chủ trương một đường hướng huấn luyện giáo sĩ trong kỉ luật chặt chẽ và nghiêm minh. Đối với một số người nhận định rằng đường hướng tu đức và giáo dục của Ngài có tính cách quá truyền thống và có thể không đáp ứng được với những thay đổi của thế giới hiện đại. Tuy nhiên, nhìn lại trong bối cảnh lịch sử và chính trị tại Việt Nam, nhờ chính vào một nếp sống khuôn phép và nghiêm ngặt như vậy mà thành phần giáo sĩ cũng như giáo dân dưới sự hướng dẫn của Ngài đã giữ vững được đức tin trung kiên trước bao thử thách và phong ba của diễn biến chính trị tại Việt nam.
Trong thời kì chiến tranh Việt Minh vào thập niên 1950, bao nhiêu người dân đã phải bỏ nhà cửa ruộng vườn ra đi không nơi nương tựa thì chính vị linh mục trẻ tuổi này đã thành lập nhà tế bần Bạch Mai nhằm cứu giúp các nạn nhân chiến tranh nghèo khổ từ các vùng nông thôn trôi dạt về Hà Nội.
Điểm nổi bật của Ngài là không nhượng bộ áp lực chính trị bất kì từ đâu đến dù phải trả một giá rất đắt. Điển hình là vào năm 1960, vì muốn bảo vệ sự độc lập của Giáo Hội trong lãnh vực đào tạo giáo sĩ, vì không muốn các chủng sinh phải giao tiếp với các giáo viên đến từ bên ngoài và học những môn nguy hiểm cho đức tin và cho đời tu mà nhà nước áp đặt trong chương trình, Ngài đã cùng các đấng hữu trách quyết định cho các chủng sinh về lại các giáo phận của mình, chấp nhận giải tán tiểu chủng viện.
Cùng chia buồn với Tổng giáo phận Hà nội nói riêng và Giáo hội Việt Nam, chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho linh hồn Đức cố Hồng Y Phaolô.
Sau đây chúng tôi xin mời qúi độc giả ôn lại bài viết của Thanh Bình về cuộc đời Đức Cố Hồng Y Phạm Đình Tụng đăng trên VietCatholic VietCatholic News (Thứ Năm 24/01/2008 15:22) với nhan đề:
ĐHY Phạm Đình Tụng: chứng nhân lịch sử của thời đại chúng ta
Sơ Lược về Quá Trình Hiện Diện và Phục Vụ của ĐHY Phaolô Tụng (1919-2009)
Đức Hồng Y sinh ngày 20.05.1919 trong một gia đình gia giáo và đạo đức tại thôn Cầu Mễ, xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, thuộc Giáo xứ Quảng Nạp, Giáo phận Phát Diệm. Thân phụ của ngài cụ cố Phêrô Phạm Văn Hiến, một người đạo đức và có học trong làng, còn thân mẫu của ngài là cụ cố Anna Nguyễn Thị Bống vốn là một người hiền lành, giầu lòng hy sinh và bác ái.
ĐGH Gioan Phaolô II trao mũ cho ĐHY Phạm Đình Tụng ngày 26.11.1994
Năm 1925 ngài bắt đầu đi học tiểu học tại trường làng và năm 1927 ngài theo linh mục nghĩa phụ Phêrô Phạm Bá Trực lên học tại Hà Nội.
Năm 1929 ngài được gia nhập Trường thử Hà Nội. Năm 1931, ngài thi đậu bằng sơ học yếu lược và được tuyển vào Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Hà Tây.
Năm 1940, ngài được gọi vào Đại Chủng viện Liễu Giai, Hà Nội. Sau hai năm học triết học, ngài đi thực tập mục vụ tại Giáo xứ Khoan Vĩ. Mãn hạn thực tập mục vụ, ngài trở lại Đại Chủng viện để tiếp tục chương trình thần học.
Năm 1945 Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, đất nước loạn ly, Đại Chủng viện Liễu Giai phải đóng cửa, ngài tạm thời phải dừng việc học tập và tu dưỡng.
Năm 1948, tình hình chính trị xã hội ở Hà Nội tạm ổn định, ngài được gọi về Đại Chủng viện Hà Nội mới được thành lập ở số 40 Nhà Chung để hoàn tất chương trình đào tạo. Hằng ngày ngài cũng các chủng sinh khác sang học thần học tại Học viện Dòng Chúa Cứu Thế ở tu viện Thái Hà Ấp, Hà Nội.
Ngày 06.06.1949, ngài được thụ phong linh mục tại Nhà thờ Chính Toà Hà Nội và được Bản quyền Giáo phận Hà Nội bổ nhiệm về phục vụ tại Cô Nhi viện Têrêxa do Đức cha Paul Seitz - khi ấy hãy còn là linh mục-làm giám đốc.
Năm 1950, ngài được bổ nhiệm làm Phó xứ Hàm Long, Hà Nội. Trong thời gian này ngài thành lập nhà tế bần Bạch Mai nhằm cứu giúp các nạn nhân chiến tranh nghèo khổ từ các vùng nông thôn trôi dạt về Hà Nội.
http://www.vietcatholic.org/pics/90222DHYTung2.jpg
Mừng thượng thọ tại Hà nội tháng 5-2008
Năm 1955, ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh Gioan Hà Nội- Một tiểu chủng viện liên giáo phận với khoảng hơn 200 chủng sinh thuộc hầu hết các giáo phận ở Miền Bắc lúc bấy giờ.
Năm 1960, vì muốn bảo vệ sự độc lập của Giáo Hội trong lãnh vực đào tạo giáo sĩ, vì không muốn các chủng sinh phải giao tiếp với các giáo viên đến từ bên ngoài và học những môn nguy hiểm cho đức tin và cho đời tu mà nhà nước áp đặt trong chương trình, ngài đã cùng các đấng hữu trách quyết định cho các chủng sinh về lại các giáo phận của mình, chấp nhận giải tán tiểu chủng viện.
Năm 1963, ngài được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Tông toà Giáo phận Bắc Ninh và ngài đã thụ phong giám mục tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội ngày 15.08.1963. Khẩu hiệu giám mục của ngài là “Tôi tin vào tình yêu Thiên Chúa”. Tại giáo phận đã bị tan nát vì chiến tranh này, trong thiếu thốn, khổ đau, cấm cách và bắt bớ, ngài đã có nhiều sáng kiến độc đáo trong lãnh vực mục vụ để giữ vững đức tin, chăm sóc các tín hữu, bảo vệ và xây dựng Giáo Hội. Ngài cũng đã âm thầm và kín đáo đào tạo và phong chức linh mục cho một số ứng viên mà ngài xét là xứng đáng đồng thời thành lập Nữ Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất Bắc Ninh.
Năm 1990 ngài còn được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Toà Giáo phận Hà Nội. Đến ngày 13.04.1994, ngài chính thức được Toà Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Hà Nội và ngày 26.11.1994, ngài được phong Hồng Y. Trong thời gian này ngài còn kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như: Giám đốc Chủng viện Hà Nội (1990-2003), Giám quản Tông Toà Giáo phận Lạng Sơn (1998-1999), Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (1995-2001).
Ngoài những việc mục vụ thông thường, trong vị thế của mình, ngài đã ra sức tái thiết Đại Chủng viện Hà Nội, tìm cách đối thoại với chính quyền để Giáo hội được độc lập và tự chủ hơn trong việc tuyển chọn chủng sinh, tìm cách cho các linh mục thụ phong âm thầm được ra làm mục vụ công khai, xúc tiến mối liên hệ giữa Toà Thánh và chính quyền Việt Nam, tổ chức và xây dựng nhân sự lãnh đạo cho các giáo phận ở Miền Bắc. Ngài còn sáng lập Nam Tu đoàn Truyền tin và Nữ Tu đoàn Truyền giáo Truyền tin tại Tổng Giáo phận Hà Nội.
http://www.vietcatholic.org/pics/16.JPG
Thi thể ĐHY Phaolô được quàng tại Hà Nội
Năm 2003, ngài được Toà Thánh chấp thuận cho nghỉ hưu ở tuổi 84 sau khi đã lo liệu cho Tổng Giáo Phận Hà Nội được có người kế vị là Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt. Mặc dù tuổi cao, sức yếu, ngài vẫn sẵn sàng tiếp đón và giúp đỡ mọi người đến với ngài ở Toà Giám Mục trong mức độ có thể được. Ngài cũng tiếp tục quan tâm tới các vấn đề của Giáo hội và xã hội, cầu nguyện và chúc lành cho mọi người.
Ngài là một trong những gương mặt vĩ đại của Giáo Hội Việt Nam, là chứng nhân lịch sử của Giáo Hội ở Miền Bắc trong hơn 70 năm qua. Ngài đã góp phần to lớn và quan trọng trong việc xây dựng Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt là trong các lãnh vực tông đồ, đào tạo, tổ chức nhân sự và quan hệ ngoại giao. Cuộc đời phục vụ của ngài còn để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong công cuộc xây dựng Giáo Hội hôm nay.
LM Trần Công Nghị
http://www.vietcatholic.org/News/Html/64432.htm
ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng - chứng nhân lịch sử GHVN- đã qua đời
Chúng tôi vừa nhận được tin buồn ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, nguyên Tổng giám mục Hà Nội đã qua đời vào lúc 10:10 sáng Chúa Nhật ngày 22.2.2009 tại Hà Nội. Hưởng thọ 90 tuổi.
http://www.vietcatholic.org/pics/90222DHYTung1.jpg
Đây thực là một đại tang cho Giáo Hội Việt Nam, và riêng cho Giáo Hội tại miền Bắc Việt Nam.
Đức Cố Hồng Y Phaolô là người đạo đức thánh thiện, sống cuộc sống khó nghèo, đơn sơ, khiêm nhường, tính tình cương trực, nhưng rất ân cần và luôn quan tâm tới nhu cầu của mọi người. Ngài là một nhà giáo gương mẫu, một người cha nhân từ và là một người quản trị mẫu mực.
Trong suốt cuộc đời linh mục và giám mục, Ngài đã đảm trách nhiều công tác khác nhau trong Giáo hội. Điểm nổi bật nhất trong đời giám mục của Ngài là lo xây dựng nhân sự cho Giáo hội tại Miền Bắc Việt Nam và chủ trương một đường hướng huấn luyện giáo sĩ trong kỉ luật chặt chẽ và nghiêm minh. Đối với một số người nhận định rằng đường hướng tu đức và giáo dục của Ngài có tính cách quá truyền thống và có thể không đáp ứng được với những thay đổi của thế giới hiện đại. Tuy nhiên, nhìn lại trong bối cảnh lịch sử và chính trị tại Việt Nam, nhờ chính vào một nếp sống khuôn phép và nghiêm ngặt như vậy mà thành phần giáo sĩ cũng như giáo dân dưới sự hướng dẫn của Ngài đã giữ vững được đức tin trung kiên trước bao thử thách và phong ba của diễn biến chính trị tại Việt nam.
Trong thời kì chiến tranh Việt Minh vào thập niên 1950, bao nhiêu người dân đã phải bỏ nhà cửa ruộng vườn ra đi không nơi nương tựa thì chính vị linh mục trẻ tuổi này đã thành lập nhà tế bần Bạch Mai nhằm cứu giúp các nạn nhân chiến tranh nghèo khổ từ các vùng nông thôn trôi dạt về Hà Nội.
Điểm nổi bật của Ngài là không nhượng bộ áp lực chính trị bất kì từ đâu đến dù phải trả một giá rất đắt. Điển hình là vào năm 1960, vì muốn bảo vệ sự độc lập của Giáo Hội trong lãnh vực đào tạo giáo sĩ, vì không muốn các chủng sinh phải giao tiếp với các giáo viên đến từ bên ngoài và học những môn nguy hiểm cho đức tin và cho đời tu mà nhà nước áp đặt trong chương trình, Ngài đã cùng các đấng hữu trách quyết định cho các chủng sinh về lại các giáo phận của mình, chấp nhận giải tán tiểu chủng viện.
Cùng chia buồn với Tổng giáo phận Hà nội nói riêng và Giáo hội Việt Nam, chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho linh hồn Đức cố Hồng Y Phaolô.
Sau đây chúng tôi xin mời qúi độc giả ôn lại bài viết của Thanh Bình về cuộc đời Đức Cố Hồng Y Phạm Đình Tụng đăng trên VietCatholic VietCatholic News (Thứ Năm 24/01/2008 15:22) với nhan đề:
ĐHY Phạm Đình Tụng: chứng nhân lịch sử của thời đại chúng ta
Sơ Lược về Quá Trình Hiện Diện và Phục Vụ của ĐHY Phaolô Tụng (1919-2009)
Đức Hồng Y sinh ngày 20.05.1919 trong một gia đình gia giáo và đạo đức tại thôn Cầu Mễ, xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, thuộc Giáo xứ Quảng Nạp, Giáo phận Phát Diệm. Thân phụ của ngài cụ cố Phêrô Phạm Văn Hiến, một người đạo đức và có học trong làng, còn thân mẫu của ngài là cụ cố Anna Nguyễn Thị Bống vốn là một người hiền lành, giầu lòng hy sinh và bác ái.
ĐGH Gioan Phaolô II trao mũ cho ĐHY Phạm Đình Tụng ngày 26.11.1994
Năm 1925 ngài bắt đầu đi học tiểu học tại trường làng và năm 1927 ngài theo linh mục nghĩa phụ Phêrô Phạm Bá Trực lên học tại Hà Nội.
Năm 1929 ngài được gia nhập Trường thử Hà Nội. Năm 1931, ngài thi đậu bằng sơ học yếu lược và được tuyển vào Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Hà Tây.
Năm 1940, ngài được gọi vào Đại Chủng viện Liễu Giai, Hà Nội. Sau hai năm học triết học, ngài đi thực tập mục vụ tại Giáo xứ Khoan Vĩ. Mãn hạn thực tập mục vụ, ngài trở lại Đại Chủng viện để tiếp tục chương trình thần học.
Năm 1945 Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, đất nước loạn ly, Đại Chủng viện Liễu Giai phải đóng cửa, ngài tạm thời phải dừng việc học tập và tu dưỡng.
Năm 1948, tình hình chính trị xã hội ở Hà Nội tạm ổn định, ngài được gọi về Đại Chủng viện Hà Nội mới được thành lập ở số 40 Nhà Chung để hoàn tất chương trình đào tạo. Hằng ngày ngài cũng các chủng sinh khác sang học thần học tại Học viện Dòng Chúa Cứu Thế ở tu viện Thái Hà Ấp, Hà Nội.
Ngày 06.06.1949, ngài được thụ phong linh mục tại Nhà thờ Chính Toà Hà Nội và được Bản quyền Giáo phận Hà Nội bổ nhiệm về phục vụ tại Cô Nhi viện Têrêxa do Đức cha Paul Seitz - khi ấy hãy còn là linh mục-làm giám đốc.
Năm 1950, ngài được bổ nhiệm làm Phó xứ Hàm Long, Hà Nội. Trong thời gian này ngài thành lập nhà tế bần Bạch Mai nhằm cứu giúp các nạn nhân chiến tranh nghèo khổ từ các vùng nông thôn trôi dạt về Hà Nội.
http://www.vietcatholic.org/pics/90222DHYTung2.jpg
Mừng thượng thọ tại Hà nội tháng 5-2008
Năm 1955, ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh Gioan Hà Nội- Một tiểu chủng viện liên giáo phận với khoảng hơn 200 chủng sinh thuộc hầu hết các giáo phận ở Miền Bắc lúc bấy giờ.
Năm 1960, vì muốn bảo vệ sự độc lập của Giáo Hội trong lãnh vực đào tạo giáo sĩ, vì không muốn các chủng sinh phải giao tiếp với các giáo viên đến từ bên ngoài và học những môn nguy hiểm cho đức tin và cho đời tu mà nhà nước áp đặt trong chương trình, ngài đã cùng các đấng hữu trách quyết định cho các chủng sinh về lại các giáo phận của mình, chấp nhận giải tán tiểu chủng viện.
Năm 1963, ngài được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Tông toà Giáo phận Bắc Ninh và ngài đã thụ phong giám mục tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội ngày 15.08.1963. Khẩu hiệu giám mục của ngài là “Tôi tin vào tình yêu Thiên Chúa”. Tại giáo phận đã bị tan nát vì chiến tranh này, trong thiếu thốn, khổ đau, cấm cách và bắt bớ, ngài đã có nhiều sáng kiến độc đáo trong lãnh vực mục vụ để giữ vững đức tin, chăm sóc các tín hữu, bảo vệ và xây dựng Giáo Hội. Ngài cũng đã âm thầm và kín đáo đào tạo và phong chức linh mục cho một số ứng viên mà ngài xét là xứng đáng đồng thời thành lập Nữ Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất Bắc Ninh.
Năm 1990 ngài còn được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Toà Giáo phận Hà Nội. Đến ngày 13.04.1994, ngài chính thức được Toà Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Hà Nội và ngày 26.11.1994, ngài được phong Hồng Y. Trong thời gian này ngài còn kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như: Giám đốc Chủng viện Hà Nội (1990-2003), Giám quản Tông Toà Giáo phận Lạng Sơn (1998-1999), Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (1995-2001).
Ngoài những việc mục vụ thông thường, trong vị thế của mình, ngài đã ra sức tái thiết Đại Chủng viện Hà Nội, tìm cách đối thoại với chính quyền để Giáo hội được độc lập và tự chủ hơn trong việc tuyển chọn chủng sinh, tìm cách cho các linh mục thụ phong âm thầm được ra làm mục vụ công khai, xúc tiến mối liên hệ giữa Toà Thánh và chính quyền Việt Nam, tổ chức và xây dựng nhân sự lãnh đạo cho các giáo phận ở Miền Bắc. Ngài còn sáng lập Nam Tu đoàn Truyền tin và Nữ Tu đoàn Truyền giáo Truyền tin tại Tổng Giáo phận Hà Nội.
http://www.vietcatholic.org/pics/16.JPG
Thi thể ĐHY Phaolô được quàng tại Hà Nội
Năm 2003, ngài được Toà Thánh chấp thuận cho nghỉ hưu ở tuổi 84 sau khi đã lo liệu cho Tổng Giáo Phận Hà Nội được có người kế vị là Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt. Mặc dù tuổi cao, sức yếu, ngài vẫn sẵn sàng tiếp đón và giúp đỡ mọi người đến với ngài ở Toà Giám Mục trong mức độ có thể được. Ngài cũng tiếp tục quan tâm tới các vấn đề của Giáo hội và xã hội, cầu nguyện và chúc lành cho mọi người.
Ngài là một trong những gương mặt vĩ đại của Giáo Hội Việt Nam, là chứng nhân lịch sử của Giáo Hội ở Miền Bắc trong hơn 70 năm qua. Ngài đã góp phần to lớn và quan trọng trong việc xây dựng Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt là trong các lãnh vực tông đồ, đào tạo, tổ chức nhân sự và quan hệ ngoại giao. Cuộc đời phục vụ của ngài còn để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong công cuộc xây dựng Giáo Hội hôm nay.
LM Trần Công Nghị