Dan Lee
02-23-2009, 11:31 PM
Thứ 4 Lễ Tro: TRO BỤI VINH QUANG
Kính thưa Quí Ông BàAnh Chị Em
Lời bài hát “Ôi Thân Phận Con Người” vang lên như làm cho ngày Lễ Tro thêm phần đặc biệt. Đặc biệt hơn nữa, trong Thánh lễ hôm nay, linh mục làm một cử chỉ rất khác thường: Ngài xức tro trên đầu mình, rồi xức trên đầu các tín hữu và đọc: “Ta là thân cát bụi, sẽ trở về cát bụi”. Câu nói này được rút từ sách Sáng Thế, là lời Thiên Chúa phán với Adam: “Bởi ngươi là đất bụi ngươi sẽ trở về đất bụi”. Vậy thì Nghi Thức Xức Tro nói lên những ý nghĩa nào? Trong tâm tình của ngày lễ, xin được chia sẻ với quí ông bà anh chị em 3 ý nghĩa sau đây của Nghi Thức Xức Tro:
Thân phận con ngu?i, thân phận bụi tro:
Hình ảnh tro bụi được Kinh Thánh dùng rất nhiều lần. Trong sách Sáng Thế, chương 18, Abraham đã nhận mình là thân tro bụi, khi ông mạc cả với Yavê Thiên Chúa nhằm cứu thành Xôđôma khỏi bị diệt vong: “Mặc dầu con chỉ là thân tro bụi, con cũng xin mạn phép thưa với Chúa…”. Còn Thánh Vịnh 104 thì nói: “Người quá biết ta được nhồi nắn bằng gì, hẳn người nhớ: ta chỉ là tro bụi”. Sách Giảng Viên chương 12 cũng có cái nhìn như thế: “Đừng chờ đến khi bụi đất lại trở về với đất. Khi phàm nhân trả lại cho Thiên Chúa hơi thở Người đã ban cho mình”.
Không những ám chỉ thân xác con ngu?i, hình ảnh bụi đất còn diễn chỉ toàn thể thân phận con ngu?i. Dĩ nhiên tro bụi ở đây được hiểu theo nghĩa bóng. Ở bên Ấn độ, có tập tục khi chết, người ta đem thiêu, rồi lấy tro rãi xuống dòng sông Hằng. Tập tục đó muốn diễn tả rằng kiếp người là kiếp tro bụi.
Tro bụi còn ám chỉ cho cả Ngôi Hai Thiên Chúa. Thật thế, Con Thiên Chúa đã hạ mình mặc lấy xác đất vật hèn, mặc lấy thân phận tro bụi như chúng ta. Thánh Gioan đã nói lên ý nghĩa đó khi khẳng định: “Ngôi Hai Thiên Chúa đã trở thành nhục thể” (Ga 1,14). Mà theo cái nhìn của Kinh Thánh, nhục thể và tro bụi đều có ý nghĩa giống nhau.
Thân phận tro bụi, tro bụi sự chết:
Mang thân phận tro bụi, con ngu?i yếu hèn và mỏng manh về mọi phương diện: thân xác, tình cảm, ý chí, lý trí… bởi thế dễ dàng sa ngã vào vòng tỗi lỗi, và nhất là phải chết. Là bụi đất, nên mỗi ngày con ngu?i đều phải chết đi một ít. Mỗi năm trôi qua là bước gần hơn tới mộ phần một bước. Trên thế gian này, con ngu?i là thụ tạo duy nhất hiểu rõ rằng một này nào đó mình phải chết. Ắt đó cũng là thân phận của tro bụi, tro bụi sự chết. Đức Kitô mang lấy nhục thể, mang lấy phận thân tro bụi nên Ngài cũng không được miễn trừ khỏi cái chết. Ngài đã thực sự đi vào cõi đất 3 ngày trước khi sống lại hiển vinh.
Tro bụi sự chết, tro bụi vinh quang:
Linh mục thần học gia Karl Rahner đã gọi tro bụi con ngu?i là tro bụi sự chết, nhưng cũng là tro bụi vinh quang. Vì Ngôi Hai Thiên Chúa đã mặc lấy thân phận tro bụi, đã chết trong tro bụi, nhưng Ngài đã từ cõi tro bụi sống lại vinh quang. Ngài sống lại để nâng con ngu?i lên làm bạn nghĩa thiết với Ngài và cho tham dự vào sự sống thần linh của Ngài.
Lời một ca khúc của linh mục nhạc sĩ Kim Long nói lên điều đó: “Bụi tro ôi thân con là bụi tro đâu đáng. Mà Chúa cao siêu ngập tầng trời đã khắc tên con vào lòng Người nên bạn tâm phúc từ đây….”. Hay bài Hạt Bụi Không Tên của F: “Là hạt bui không tên, con vươin lên. Con vươn lên làm vì sao. Đem sánh sáng của trời chiếu soi cuộc đời”.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có cái nhìn tương tự khi ông gọi thân phận con ngu?i là cát bụi, nhưng lại là cát bụi tuyệt vời: “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi trở về cát bụi... Ôi, cát bụi tuyệt vời”. Nó vẫn tuyệt vời ngay khi “lá úa trên cao rụng đầy”, chứ không phải chỉ tuyệt vời khi “vươn hình hài đứng dậy” mà thôi. Một cái nhìn rất Kitô giáo. Vậy thử hỏi dựa vào đâu mà ông gọi cát bụi con ngu?i là cát bụi tuyệt vời, nếu ông không đặt cái nhìn của mình trong niềm tin vào Đức Kitô.
Quả vậy, bụi tro không còn là cùng đích đời người. Mặc dù con ngu?i vẫn phải trở về tro bụi, nhưng tro bụi không còn là đích điểm phải tới, mà là khởi điểm đưa con ngu?i vào cuộc sống vinh quang bất diệt. Bí tích Thánh tẩy làm cho chúng ta được dự phần vào cái chết của Đức Kitô, để được phục sinh vinh hiển với Ngài. Đây là niềm lạc quan, hy vọng lớn nhất của chúng ta, những kẻ tin vào Đức Kitô. Mặc dù mang thân tro bụi, nhưng chúng ta không bi quan, không tuyệt vọng vì tro bụi đó đã được máu Chúa Giêsu
cứu độ.
Việc ghi hình Thánh giá nói lên ý nghĩa này: qua cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta ơn cứu độ vinh quang của Người.
Kính thưa quí Ông Bà Anh Chị Em
Khi cử hành Nghi Thức Xức Tro trong tâm tình của những ngày xuân, chúng ta cùng nhau nhìn lại thân phận của con ngu?i như thế, không phải để bi quan, nhưng là để khiêm nhường cậy trông và tín thác vào Thiên Chúa là Chúa Xuân của đời ta. Vì chỉ trong Thiên Chúa cuộc đời con ngu?i mới có ý nghĩa và sự sống con ngu?i mới có giá trị, giá trị vì đã được máu Đức Kitô cứu chuộc. Nhận thức này phải dẫn chúng ta đến tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã ban cho chúng ta được làm con của Người, được cứu độ, tức là được tham dự vào sự sống thần linh của Người, qua cái chết và sự phục của Đức Kitô. Amen.
LM. Giuse Nguyễn Thành Long
Kính thưa Quí Ông BàAnh Chị Em
Lời bài hát “Ôi Thân Phận Con Người” vang lên như làm cho ngày Lễ Tro thêm phần đặc biệt. Đặc biệt hơn nữa, trong Thánh lễ hôm nay, linh mục làm một cử chỉ rất khác thường: Ngài xức tro trên đầu mình, rồi xức trên đầu các tín hữu và đọc: “Ta là thân cát bụi, sẽ trở về cát bụi”. Câu nói này được rút từ sách Sáng Thế, là lời Thiên Chúa phán với Adam: “Bởi ngươi là đất bụi ngươi sẽ trở về đất bụi”. Vậy thì Nghi Thức Xức Tro nói lên những ý nghĩa nào? Trong tâm tình của ngày lễ, xin được chia sẻ với quí ông bà anh chị em 3 ý nghĩa sau đây của Nghi Thức Xức Tro:
Thân phận con ngu?i, thân phận bụi tro:
Hình ảnh tro bụi được Kinh Thánh dùng rất nhiều lần. Trong sách Sáng Thế, chương 18, Abraham đã nhận mình là thân tro bụi, khi ông mạc cả với Yavê Thiên Chúa nhằm cứu thành Xôđôma khỏi bị diệt vong: “Mặc dầu con chỉ là thân tro bụi, con cũng xin mạn phép thưa với Chúa…”. Còn Thánh Vịnh 104 thì nói: “Người quá biết ta được nhồi nắn bằng gì, hẳn người nhớ: ta chỉ là tro bụi”. Sách Giảng Viên chương 12 cũng có cái nhìn như thế: “Đừng chờ đến khi bụi đất lại trở về với đất. Khi phàm nhân trả lại cho Thiên Chúa hơi thở Người đã ban cho mình”.
Không những ám chỉ thân xác con ngu?i, hình ảnh bụi đất còn diễn chỉ toàn thể thân phận con ngu?i. Dĩ nhiên tro bụi ở đây được hiểu theo nghĩa bóng. Ở bên Ấn độ, có tập tục khi chết, người ta đem thiêu, rồi lấy tro rãi xuống dòng sông Hằng. Tập tục đó muốn diễn tả rằng kiếp người là kiếp tro bụi.
Tro bụi còn ám chỉ cho cả Ngôi Hai Thiên Chúa. Thật thế, Con Thiên Chúa đã hạ mình mặc lấy xác đất vật hèn, mặc lấy thân phận tro bụi như chúng ta. Thánh Gioan đã nói lên ý nghĩa đó khi khẳng định: “Ngôi Hai Thiên Chúa đã trở thành nhục thể” (Ga 1,14). Mà theo cái nhìn của Kinh Thánh, nhục thể và tro bụi đều có ý nghĩa giống nhau.
Thân phận tro bụi, tro bụi sự chết:
Mang thân phận tro bụi, con ngu?i yếu hèn và mỏng manh về mọi phương diện: thân xác, tình cảm, ý chí, lý trí… bởi thế dễ dàng sa ngã vào vòng tỗi lỗi, và nhất là phải chết. Là bụi đất, nên mỗi ngày con ngu?i đều phải chết đi một ít. Mỗi năm trôi qua là bước gần hơn tới mộ phần một bước. Trên thế gian này, con ngu?i là thụ tạo duy nhất hiểu rõ rằng một này nào đó mình phải chết. Ắt đó cũng là thân phận của tro bụi, tro bụi sự chết. Đức Kitô mang lấy nhục thể, mang lấy phận thân tro bụi nên Ngài cũng không được miễn trừ khỏi cái chết. Ngài đã thực sự đi vào cõi đất 3 ngày trước khi sống lại hiển vinh.
Tro bụi sự chết, tro bụi vinh quang:
Linh mục thần học gia Karl Rahner đã gọi tro bụi con ngu?i là tro bụi sự chết, nhưng cũng là tro bụi vinh quang. Vì Ngôi Hai Thiên Chúa đã mặc lấy thân phận tro bụi, đã chết trong tro bụi, nhưng Ngài đã từ cõi tro bụi sống lại vinh quang. Ngài sống lại để nâng con ngu?i lên làm bạn nghĩa thiết với Ngài và cho tham dự vào sự sống thần linh của Ngài.
Lời một ca khúc của linh mục nhạc sĩ Kim Long nói lên điều đó: “Bụi tro ôi thân con là bụi tro đâu đáng. Mà Chúa cao siêu ngập tầng trời đã khắc tên con vào lòng Người nên bạn tâm phúc từ đây….”. Hay bài Hạt Bụi Không Tên của F: “Là hạt bui không tên, con vươin lên. Con vươn lên làm vì sao. Đem sánh sáng của trời chiếu soi cuộc đời”.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có cái nhìn tương tự khi ông gọi thân phận con ngu?i là cát bụi, nhưng lại là cát bụi tuyệt vời: “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi trở về cát bụi... Ôi, cát bụi tuyệt vời”. Nó vẫn tuyệt vời ngay khi “lá úa trên cao rụng đầy”, chứ không phải chỉ tuyệt vời khi “vươn hình hài đứng dậy” mà thôi. Một cái nhìn rất Kitô giáo. Vậy thử hỏi dựa vào đâu mà ông gọi cát bụi con ngu?i là cát bụi tuyệt vời, nếu ông không đặt cái nhìn của mình trong niềm tin vào Đức Kitô.
Quả vậy, bụi tro không còn là cùng đích đời người. Mặc dù con ngu?i vẫn phải trở về tro bụi, nhưng tro bụi không còn là đích điểm phải tới, mà là khởi điểm đưa con ngu?i vào cuộc sống vinh quang bất diệt. Bí tích Thánh tẩy làm cho chúng ta được dự phần vào cái chết của Đức Kitô, để được phục sinh vinh hiển với Ngài. Đây là niềm lạc quan, hy vọng lớn nhất của chúng ta, những kẻ tin vào Đức Kitô. Mặc dù mang thân tro bụi, nhưng chúng ta không bi quan, không tuyệt vọng vì tro bụi đó đã được máu Chúa Giêsu
cứu độ.
Việc ghi hình Thánh giá nói lên ý nghĩa này: qua cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta ơn cứu độ vinh quang của Người.
Kính thưa quí Ông Bà Anh Chị Em
Khi cử hành Nghi Thức Xức Tro trong tâm tình của những ngày xuân, chúng ta cùng nhau nhìn lại thân phận của con ngu?i như thế, không phải để bi quan, nhưng là để khiêm nhường cậy trông và tín thác vào Thiên Chúa là Chúa Xuân của đời ta. Vì chỉ trong Thiên Chúa cuộc đời con ngu?i mới có ý nghĩa và sự sống con ngu?i mới có giá trị, giá trị vì đã được máu Đức Kitô cứu chuộc. Nhận thức này phải dẫn chúng ta đến tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã ban cho chúng ta được làm con của Người, được cứu độ, tức là được tham dự vào sự sống thần linh của Người, qua cái chết và sự phục của Đức Kitô. Amen.
LM. Giuse Nguyễn Thành Long