Dan Lee
02-26-2009, 05:16 PM
CHÚA NHẬT I MC năm B
TRUNG THÀNH VỚI PHÉP RỬA
Theo Thánh kinh, thì mỗi thoả thuận giữa Thiên Chúa và loài người được gọi là một giao ước. Thiên Chúa khởi sự cái giao ước bằng việc bày tỏ tình yêu của Người cho nhân loại. Và Thiên Chúa mời gọi loài người đáp trả cái tình yêu đó. Cái giao ước đầu tiên được ghi lại trong Thánh kinh là giao ước giữaThiên Chúa và ông No-e. Còn cái giao ước quan trọng nhất trong thời Cựu Ước là giao ước trên núi Si-nai.
Trong thời Cựu Ước, qua các tiên tri, Thiên Chúa luôn nhắc nhở cho dân phải trung thành với lời giao ước. Tuy nhiên dân riêng Chúa không mấy khi giữ lời giao ước. Họ thường bất trung, phản bội. Sau cùng Thiên Chúa làm một giao ước vĩnh cửu với nhân loại qua chính Con Một Người. Và giao ước đó được ký kết, không phải bằng máu hiến tế của chiên cừu trong Cưu Ước, nhưng bằng máu Con Thiên Chúa, đổ ra để chuộc tội nhân loại.
Trong bài trích thư thứ nhất của Thánh Phê-rô tông đồ, Thánh nhân cho thấy có sự song hàng giữa giao ước Chúa kí kết với ông No-e và giao ước Chúa thiết lập trong Bí tích Rửa tội. Theo Thánh Phê-rô thì cái việc gia đình ông Noe được cứu thoát khỏi nạn lụt đại hồng thuỷ, là cái dấu báo hiệu " cũng được cứu thoát qua nước rửa tội" Hôm nay Giáo hội muốn nhắc nhở cho ta một biến cố đã xẩy ra cho mỗi người khi còn ở tuổi măng sữa : đó là Bí Tích Rửa Tội. Bí tích Rửa tội là một biến cố vĩ đại, bất kể khi rửa tội, ta còn nhỏ bé như thế nào. Các nhà tâm lý học thường nhấn mạnh đến những gì ta có kinh nghiệm, bất kể lúc còn nhỏ tuổi thế nào đi nữa, đều có ảnh hưỏng đến đời sống hiện tại. Hoặc ta chịu phép Rửa tội khi còn ở tuổi măng sữa, hay khi đã lớn, ta phải tìm cho ra cái ý nghĩa và sống ý nghĩa đó. Bài Trích Sách Sáng Thế hôm nay ghi lại sau khi Chúa cứu gia đình ông Noe khỏi nước lụt hồng thuỷ, thì Chúa cho cái cầu vồng xuất hiện như là một biểu hiệu của lòng nhân từ hay thương xót của Chúa. Cái cầu vồng là biểu hiệu của giao ước giữa Thiên Chúa và ông No-e có nghĩa là bão táp đã qua đi và nước lụt đã rút xuống. Bí Tích Rửa tội cũng là một giao ước giữa Thiên Chúa với loài người. Trong Bí tích Rửa tội, Thiên Chúa ban tình yêu và lòng thương xót, còn người chịu phép rửa tội hứa giữ lòng trung tín, lo tròn bổn phận làm con.
Theo truyền thống cổ xưa, thì Giáo hội luôn nhấn mạnh việc rửa tội người dự tòng trong mùa chay. Ngay từ đầu, Giáo hội đòi hỏi người dự tòng phải dùng suốt mùa chay để học đạo, sửa soạn cho việc rửa tội trong đêm thánh vọng phục sinh. Ngày nay giáo hội khuyến khích ta giữ cái truyền thống tinh thần mùa chay, cái thời gian ăn năn sám hối và đền tội. Cũng vào cuối mùa chay, Giáo hội mời gọi ta ôn lại lời hứa khi chịu phép rửa tội là từ bỏ ma quỉ và tội lỗi và những lời hứa hão huyền của ma quỉ.
Giáo hội thiết lập mùa chay kéo dài 40 ngày để ghi nhớ 40 ngày Chúa Giê-su ăn chay và cầu nguyện trong sa mạc, cũng để giúp ta từ bỏ tội lỗi, cải tạo đời sống và thực thi đức tin. Để sửa soạn cho cái giao ước trên núi Si-nai, Mai sen cũng ăn chay 40 ngày... Elia, vị tiên tri vĩ đại cũng ăn chay 40 ngày trong cuộc hành trình lên núi Horeb. Gio-an tiền hô cũng ăn chay 40 ngày trước khi được gọi để sửa soạn cho việc Chúa đến bằng cách kêu gọi dân chúng chịp phép rửa thống hói. Trong đêm thánh vọng Phục sinh, ta sẽ lặp lại lời hứa khi chịu phép rửa tội. Để cho cái việc ôn lại lời hưá khi chịu phép rửa tội khỏi trở thành trống rỗng, ta cần sống tinh thần mùa chay: đó là tinh thần ăn năn sám hối.
NS Dân Chúa Mỹ Châu
Lm.Trần Bình Trọng, USA
TRUNG THÀNH VỚI PHÉP RỬA
Theo Thánh kinh, thì mỗi thoả thuận giữa Thiên Chúa và loài người được gọi là một giao ước. Thiên Chúa khởi sự cái giao ước bằng việc bày tỏ tình yêu của Người cho nhân loại. Và Thiên Chúa mời gọi loài người đáp trả cái tình yêu đó. Cái giao ước đầu tiên được ghi lại trong Thánh kinh là giao ước giữaThiên Chúa và ông No-e. Còn cái giao ước quan trọng nhất trong thời Cựu Ước là giao ước trên núi Si-nai.
Trong thời Cựu Ước, qua các tiên tri, Thiên Chúa luôn nhắc nhở cho dân phải trung thành với lời giao ước. Tuy nhiên dân riêng Chúa không mấy khi giữ lời giao ước. Họ thường bất trung, phản bội. Sau cùng Thiên Chúa làm một giao ước vĩnh cửu với nhân loại qua chính Con Một Người. Và giao ước đó được ký kết, không phải bằng máu hiến tế của chiên cừu trong Cưu Ước, nhưng bằng máu Con Thiên Chúa, đổ ra để chuộc tội nhân loại.
Trong bài trích thư thứ nhất của Thánh Phê-rô tông đồ, Thánh nhân cho thấy có sự song hàng giữa giao ước Chúa kí kết với ông No-e và giao ước Chúa thiết lập trong Bí tích Rửa tội. Theo Thánh Phê-rô thì cái việc gia đình ông Noe được cứu thoát khỏi nạn lụt đại hồng thuỷ, là cái dấu báo hiệu " cũng được cứu thoát qua nước rửa tội" Hôm nay Giáo hội muốn nhắc nhở cho ta một biến cố đã xẩy ra cho mỗi người khi còn ở tuổi măng sữa : đó là Bí Tích Rửa Tội. Bí tích Rửa tội là một biến cố vĩ đại, bất kể khi rửa tội, ta còn nhỏ bé như thế nào. Các nhà tâm lý học thường nhấn mạnh đến những gì ta có kinh nghiệm, bất kể lúc còn nhỏ tuổi thế nào đi nữa, đều có ảnh hưỏng đến đời sống hiện tại. Hoặc ta chịu phép Rửa tội khi còn ở tuổi măng sữa, hay khi đã lớn, ta phải tìm cho ra cái ý nghĩa và sống ý nghĩa đó. Bài Trích Sách Sáng Thế hôm nay ghi lại sau khi Chúa cứu gia đình ông Noe khỏi nước lụt hồng thuỷ, thì Chúa cho cái cầu vồng xuất hiện như là một biểu hiệu của lòng nhân từ hay thương xót của Chúa. Cái cầu vồng là biểu hiệu của giao ước giữa Thiên Chúa và ông No-e có nghĩa là bão táp đã qua đi và nước lụt đã rút xuống. Bí Tích Rửa tội cũng là một giao ước giữa Thiên Chúa với loài người. Trong Bí tích Rửa tội, Thiên Chúa ban tình yêu và lòng thương xót, còn người chịu phép rửa tội hứa giữ lòng trung tín, lo tròn bổn phận làm con.
Theo truyền thống cổ xưa, thì Giáo hội luôn nhấn mạnh việc rửa tội người dự tòng trong mùa chay. Ngay từ đầu, Giáo hội đòi hỏi người dự tòng phải dùng suốt mùa chay để học đạo, sửa soạn cho việc rửa tội trong đêm thánh vọng phục sinh. Ngày nay giáo hội khuyến khích ta giữ cái truyền thống tinh thần mùa chay, cái thời gian ăn năn sám hối và đền tội. Cũng vào cuối mùa chay, Giáo hội mời gọi ta ôn lại lời hứa khi chịu phép rửa tội là từ bỏ ma quỉ và tội lỗi và những lời hứa hão huyền của ma quỉ.
Giáo hội thiết lập mùa chay kéo dài 40 ngày để ghi nhớ 40 ngày Chúa Giê-su ăn chay và cầu nguyện trong sa mạc, cũng để giúp ta từ bỏ tội lỗi, cải tạo đời sống và thực thi đức tin. Để sửa soạn cho cái giao ước trên núi Si-nai, Mai sen cũng ăn chay 40 ngày... Elia, vị tiên tri vĩ đại cũng ăn chay 40 ngày trong cuộc hành trình lên núi Horeb. Gio-an tiền hô cũng ăn chay 40 ngày trước khi được gọi để sửa soạn cho việc Chúa đến bằng cách kêu gọi dân chúng chịp phép rửa thống hói. Trong đêm thánh vọng Phục sinh, ta sẽ lặp lại lời hứa khi chịu phép rửa tội. Để cho cái việc ôn lại lời hưá khi chịu phép rửa tội khỏi trở thành trống rỗng, ta cần sống tinh thần mùa chay: đó là tinh thần ăn năn sám hối.
NS Dân Chúa Mỹ Châu
Lm.Trần Bình Trọng, USA