Dan Lee
02-27-2009, 04:37 PM
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY (Năm B)
NGUỜI ĐẸP VÀ QUÁI THÚ
Mc 1, 12 – 15
Báo chí Hoa Kỳ đưa tin bà thống đốc bang Alaska Sarah Palin bị buộc phải trả lại gần bảy ngàn đô la cho ngân sách bang, vì đã chi cho chuyến du lịch của bà với con cái, trong đó có việc cô con gái Bristol Palin của bà đi xem vở kịch Người Đẹp và Quái Thú. Câu chuyện nầy được Hãng phim Walt Disney dựng phim hoạt hình và trình chiếu lần đầu ngày 13.11.1991 dựa trên truyện cổ tích về một cô gái tên Belle bị một con quái thú bắt nhốt trong một toà lâu đài. Quái thú nầy vốn là một vị hoàng tử kiêu căng, không hề biết yêu thương, cho nên đã bị lời nguyền biến thành quái vật xấu xí và chỉ có thể trở lại thành người khi có một cô gái thực lòng yêu thương. Belle bị bắt do đi tìm cha cô tên là Maurice bị quái thú giữ và chỉ được thả ra nếu cô gái đồng ý ở lại. Dần dần cô phát hiện cuộc sống nơi đây không đáng sợ như lúc đầu cô mới bước chân vào. Còn Quái vật thì không hề đáng sợ như vẻ ngoài của anh ta. Bên trong cái vỏ bọc gớm ghiếc là một trái tim dũng cảm của một người anh hùng, khi dám hy sinh mạng sống của mình để cứu Belle. Người đẹp và Quái Thú quả là một câu chuyện lãng mạn ngọt ngào với tình yêu cao đẹp, khiến chúng ta thực sự mong một cái kết có hậu dành cho họ. Lòng nhân hậu có thể hoá giải những cách biệt, hận thù, và tội lỗi và thay đổi con người.
Từ những hậu qủa nhãn tiền của biến đổi khí hậu do chính bàn tay con người (mà thay vì đổ lỗi cho “thiên tai”, nay người ta đã đấm ngực thừa nhận đó là “nhân tai”), cho đến vụ chay rừng ở Úc đầu tháng hai nầy gây nên hàng trăm thương vong, nạn hạn hán ảnh hưởng trên hơn một triệu hec-ta đất đai ở Trung Quốc (sau vụ địa chấn kinh hoàng vào tháng 05.2008 ở Tứ Xuyên), lũ lụt liên tục ở Việt-Nam, cái đói đang đe dọa gần một tỷ con người, v..v…cho thấy sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên bị phá vỡ do lòng tham lam, ich kỷ và độc ác của con người. Vừa qua, người ta đọc thấy vài mẫu tin khá lạ: việc tổ chức nữ giới bảo vệ động vật đệ trình Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI kiến nghị xin Người thôi khoác tấm khăn vai bằng lông thú, vốn từ bao đời đi kèm lễ phục của Giáo Hoàng. Kế đến là chuyện tàu của phong trào Sea Shepherd đụng độ với tàu săn bắt cá voi của Nhật vào đầu tháng hai nầy. Tất cả cho thấy sự ý thức bảo tồn thiên nhiên, động vật đã bị con ngừơi lạm dụng qúa mức, dù muộn vẫn còn hơn không.
Con ngừơi vốn tốt đẹp vì được dựng nên theo hình ảnh Chúa. Con ngừơi ấy đã bị cám dỗ kiêu ngạo và quá no đủ phúc lành, đến mức quên hẳn tình yêu vô biên của Thiên Chúa, mà phạm tội và đã bị lời nguyền bíến thành quái thú, trở nên xấu xí, đáng sợ. Con người tội lỗi và mặc cảm ấy chỉ được giải thoát kiếp quái thú, khi nào có một người nữ thật tình yêu thương nó. Trong sự hài hoà vũ trụ - thiên thời, địa lợi, nhân hoà – thì con người nắm giữ chìa khóa của “hoà”: hoà bình, an hoà, hài hoà, hoà thuận hoà nhã…Con người bằng ích kỷ, tham vọng, đã phá vỡ thế quân bằng mong manh ấy. Mọi sự đều bị xáo trộn, huỷ hoại, tha hoá vá mất đi vẻ đẹp và giá trị mà Thiên Chúa phú cho, khi tạo dựng nên chúng. Muốn lập lại quân bình, muốn tìm lại tư thế như xưa, phải có sự hoá giải và hoà giải. Nhưng con người bị lời nguyền trở thành quái thú, không có khả năng tự mình giải thoát, mà chỉ trông cậy vào lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã làm cuộc giải phóng vĩ đại đó:”Thời kỳ đã mãn và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”. Chỉ còn lại là khát vọng và sự cộng tác tích cực của chúng ta để được hoá giải lời nguyền và hào giải với Thiên Chúa: sám hối và tin vào Tin Mừng! (Mc 1,15)
Chuỗi 40 ngày sống trong hoang địa của Chúa Giêsu chắc chắn không phải để “sám hối” hoặc “tin vào Tin Mừng”, nhưng để bộc lộ tất cả những điểm yếu nơi con người, những kẻ hở dễ dàng để bị Xatan lợi dụng làm cho sa ngã . Bằng chay tịnh - nhịn ăn dài 40 ngày – khiến con người đói lã không còn những mơ ước tầm thường (như ăn uống, tiêu xài) hoặc bình thường (như tình dục), mà bị cám dỗ về những gì thuộc lãnh vực tinh thần, như là quyền bính và kèm theo quyền bình và danh dự và vinh quang. Những điều nầy, con người tự nhiên có thể thủ đắc và phát huy tốt đẹp một cách hợp pháp, nhưng khi ấy Người Tôi Tớ sẽ hết vai trò của Đấng Thiên Sai, lột bỏ thiên-tính và chẳng thể hoá giải lời nguyền cho vũ trụ và con người. Giả thuyết nghe có vẻ hoang đường, nhưng ai nghĩ rằng Chúa Giêsu đã dùng sức mạnh của Ngôi Vị Thiên Chúa – vô cùng thánh thiện, vô cùng quyền năng - để chiến thắng các cơn cám dỗ, là sai lầm lớn. Chúa Giêsu trong toàn bộ nhân tính của Người đã chiền thắng các cám dỗ do Xatan bày ra. Quả thật, cám dỗ do Xatan bày ra, nhưng đó là những thực tế trong cuộc đời, trên thế gian và tự chúng không phải là xấu. Chúng chỉ trở nên xấu, mang tính chất quái thú, khi lọt vào tay con người - quái thú. Chắc chắn Ngừơi sẽ là một minh-quân trần thế. Và đó chình là ý muốn của Xatan: làm biến dạng ơn gọi của Chúa Giêsu, hạ thấp vai trò cứu thế, từ giải phóng con người khỏi sự kìm hãm trói buộc của tội lỗi, sự dữ và hoá giải lời nguyền bằng thực hiện lời hứa cứu độ từ ngàn xưa, xuống chỉ còn giải phóng khỏi nghèo đói,bệnh tật phần xác, đáp ứng những tham vọng của nhân loại, vốn đã nên quái thú vì đã sa ngã trước những cám dỗ ấy, đến mức bỏ quên tình yêu của Chúa và phản bội Người.
40 ngày chay tịnh và cầu nguyện liên lĩ, mới giúp cho Chúa Giêsu – nhân tính khẳng định và kiên vững trong vai trò Người Tôi Tớ: hoá giải lời nguyền mà nhân loại ê chề mang nặng bao năm (Mc 1,13: loài dã thú); để hoà giải đất (Mc 1,12: hoang địa, tượng trưng cho trống vắng, cô đơn, bị bỏ rơi) trời (Mc 1,13: các thiên thần). Tất cả đều mang một thông điệp rõ ràng: bằng chay tịnh và cầu nguyện, con người có thể chiến thắng cám dỗ, khẳng định căn tính, sứ mệnh và ơn gọi của mình, là sống đức tin Kitô hữu (sám hối và tin vào Tin Mừng), nên nhân chứng và nên tông đồ. Không ai tỉnh táo mà lại hảo huyền mơ tới và tự lừa dối mình sẽ được biến đổi một cách vĩ đại toàn diện bằng một “hành trình” Sáu Tuần – 40 ngày. “Thầy không nói bảy lần, mà bảy mươi lần bảy lần” (Mt 18,21): Câu nầy hoàn toàn có thể áp dụng cho việc chay tịnh và cầu nguyện. Bằng ấy thời gian và những cố gắng, may lắm cũng chỉ giúp con người nên tốt hơn, tử tế hơn, chứ không thể nên thánh. Bằng ấy thời gian và nỗ lực, người ta chỉ đủ sơn phết cho mình bộ mặt “người” hơn, nhân bản hơn, kể cả “Kitô giáo” hơn, nhưng không bao giờ đủ để hoá giải lời nguyền, không chỉ với toàn nhân loại cách chung, mà là với nhân loại nơi từng con người, để giúp con người thoát hoàn toàn thân phận quái thú. Phải cần đến lòng thương xót của Chúa qua tình thương yêu thật sự của MỘT NGƯỜI NỮ: Đức Maria.
CVK Nguyễn-Thế-Bài
NGUỜI ĐẸP VÀ QUÁI THÚ
Mc 1, 12 – 15
Báo chí Hoa Kỳ đưa tin bà thống đốc bang Alaska Sarah Palin bị buộc phải trả lại gần bảy ngàn đô la cho ngân sách bang, vì đã chi cho chuyến du lịch của bà với con cái, trong đó có việc cô con gái Bristol Palin của bà đi xem vở kịch Người Đẹp và Quái Thú. Câu chuyện nầy được Hãng phim Walt Disney dựng phim hoạt hình và trình chiếu lần đầu ngày 13.11.1991 dựa trên truyện cổ tích về một cô gái tên Belle bị một con quái thú bắt nhốt trong một toà lâu đài. Quái thú nầy vốn là một vị hoàng tử kiêu căng, không hề biết yêu thương, cho nên đã bị lời nguyền biến thành quái vật xấu xí và chỉ có thể trở lại thành người khi có một cô gái thực lòng yêu thương. Belle bị bắt do đi tìm cha cô tên là Maurice bị quái thú giữ và chỉ được thả ra nếu cô gái đồng ý ở lại. Dần dần cô phát hiện cuộc sống nơi đây không đáng sợ như lúc đầu cô mới bước chân vào. Còn Quái vật thì không hề đáng sợ như vẻ ngoài của anh ta. Bên trong cái vỏ bọc gớm ghiếc là một trái tim dũng cảm của một người anh hùng, khi dám hy sinh mạng sống của mình để cứu Belle. Người đẹp và Quái Thú quả là một câu chuyện lãng mạn ngọt ngào với tình yêu cao đẹp, khiến chúng ta thực sự mong một cái kết có hậu dành cho họ. Lòng nhân hậu có thể hoá giải những cách biệt, hận thù, và tội lỗi và thay đổi con người.
Từ những hậu qủa nhãn tiền của biến đổi khí hậu do chính bàn tay con người (mà thay vì đổ lỗi cho “thiên tai”, nay người ta đã đấm ngực thừa nhận đó là “nhân tai”), cho đến vụ chay rừng ở Úc đầu tháng hai nầy gây nên hàng trăm thương vong, nạn hạn hán ảnh hưởng trên hơn một triệu hec-ta đất đai ở Trung Quốc (sau vụ địa chấn kinh hoàng vào tháng 05.2008 ở Tứ Xuyên), lũ lụt liên tục ở Việt-Nam, cái đói đang đe dọa gần một tỷ con người, v..v…cho thấy sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên bị phá vỡ do lòng tham lam, ich kỷ và độc ác của con người. Vừa qua, người ta đọc thấy vài mẫu tin khá lạ: việc tổ chức nữ giới bảo vệ động vật đệ trình Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI kiến nghị xin Người thôi khoác tấm khăn vai bằng lông thú, vốn từ bao đời đi kèm lễ phục của Giáo Hoàng. Kế đến là chuyện tàu của phong trào Sea Shepherd đụng độ với tàu săn bắt cá voi của Nhật vào đầu tháng hai nầy. Tất cả cho thấy sự ý thức bảo tồn thiên nhiên, động vật đã bị con ngừơi lạm dụng qúa mức, dù muộn vẫn còn hơn không.
Con ngừơi vốn tốt đẹp vì được dựng nên theo hình ảnh Chúa. Con ngừơi ấy đã bị cám dỗ kiêu ngạo và quá no đủ phúc lành, đến mức quên hẳn tình yêu vô biên của Thiên Chúa, mà phạm tội và đã bị lời nguyền bíến thành quái thú, trở nên xấu xí, đáng sợ. Con người tội lỗi và mặc cảm ấy chỉ được giải thoát kiếp quái thú, khi nào có một người nữ thật tình yêu thương nó. Trong sự hài hoà vũ trụ - thiên thời, địa lợi, nhân hoà – thì con người nắm giữ chìa khóa của “hoà”: hoà bình, an hoà, hài hoà, hoà thuận hoà nhã…Con người bằng ích kỷ, tham vọng, đã phá vỡ thế quân bằng mong manh ấy. Mọi sự đều bị xáo trộn, huỷ hoại, tha hoá vá mất đi vẻ đẹp và giá trị mà Thiên Chúa phú cho, khi tạo dựng nên chúng. Muốn lập lại quân bình, muốn tìm lại tư thế như xưa, phải có sự hoá giải và hoà giải. Nhưng con người bị lời nguyền trở thành quái thú, không có khả năng tự mình giải thoát, mà chỉ trông cậy vào lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã làm cuộc giải phóng vĩ đại đó:”Thời kỳ đã mãn và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”. Chỉ còn lại là khát vọng và sự cộng tác tích cực của chúng ta để được hoá giải lời nguyền và hào giải với Thiên Chúa: sám hối và tin vào Tin Mừng! (Mc 1,15)
Chuỗi 40 ngày sống trong hoang địa của Chúa Giêsu chắc chắn không phải để “sám hối” hoặc “tin vào Tin Mừng”, nhưng để bộc lộ tất cả những điểm yếu nơi con người, những kẻ hở dễ dàng để bị Xatan lợi dụng làm cho sa ngã . Bằng chay tịnh - nhịn ăn dài 40 ngày – khiến con người đói lã không còn những mơ ước tầm thường (như ăn uống, tiêu xài) hoặc bình thường (như tình dục), mà bị cám dỗ về những gì thuộc lãnh vực tinh thần, như là quyền bính và kèm theo quyền bình và danh dự và vinh quang. Những điều nầy, con người tự nhiên có thể thủ đắc và phát huy tốt đẹp một cách hợp pháp, nhưng khi ấy Người Tôi Tớ sẽ hết vai trò của Đấng Thiên Sai, lột bỏ thiên-tính và chẳng thể hoá giải lời nguyền cho vũ trụ và con người. Giả thuyết nghe có vẻ hoang đường, nhưng ai nghĩ rằng Chúa Giêsu đã dùng sức mạnh của Ngôi Vị Thiên Chúa – vô cùng thánh thiện, vô cùng quyền năng - để chiến thắng các cơn cám dỗ, là sai lầm lớn. Chúa Giêsu trong toàn bộ nhân tính của Người đã chiền thắng các cám dỗ do Xatan bày ra. Quả thật, cám dỗ do Xatan bày ra, nhưng đó là những thực tế trong cuộc đời, trên thế gian và tự chúng không phải là xấu. Chúng chỉ trở nên xấu, mang tính chất quái thú, khi lọt vào tay con người - quái thú. Chắc chắn Ngừơi sẽ là một minh-quân trần thế. Và đó chình là ý muốn của Xatan: làm biến dạng ơn gọi của Chúa Giêsu, hạ thấp vai trò cứu thế, từ giải phóng con người khỏi sự kìm hãm trói buộc của tội lỗi, sự dữ và hoá giải lời nguyền bằng thực hiện lời hứa cứu độ từ ngàn xưa, xuống chỉ còn giải phóng khỏi nghèo đói,bệnh tật phần xác, đáp ứng những tham vọng của nhân loại, vốn đã nên quái thú vì đã sa ngã trước những cám dỗ ấy, đến mức bỏ quên tình yêu của Chúa và phản bội Người.
40 ngày chay tịnh và cầu nguyện liên lĩ, mới giúp cho Chúa Giêsu – nhân tính khẳng định và kiên vững trong vai trò Người Tôi Tớ: hoá giải lời nguyền mà nhân loại ê chề mang nặng bao năm (Mc 1,13: loài dã thú); để hoà giải đất (Mc 1,12: hoang địa, tượng trưng cho trống vắng, cô đơn, bị bỏ rơi) trời (Mc 1,13: các thiên thần). Tất cả đều mang một thông điệp rõ ràng: bằng chay tịnh và cầu nguyện, con người có thể chiến thắng cám dỗ, khẳng định căn tính, sứ mệnh và ơn gọi của mình, là sống đức tin Kitô hữu (sám hối và tin vào Tin Mừng), nên nhân chứng và nên tông đồ. Không ai tỉnh táo mà lại hảo huyền mơ tới và tự lừa dối mình sẽ được biến đổi một cách vĩ đại toàn diện bằng một “hành trình” Sáu Tuần – 40 ngày. “Thầy không nói bảy lần, mà bảy mươi lần bảy lần” (Mt 18,21): Câu nầy hoàn toàn có thể áp dụng cho việc chay tịnh và cầu nguyện. Bằng ấy thời gian và những cố gắng, may lắm cũng chỉ giúp con người nên tốt hơn, tử tế hơn, chứ không thể nên thánh. Bằng ấy thời gian và nỗ lực, người ta chỉ đủ sơn phết cho mình bộ mặt “người” hơn, nhân bản hơn, kể cả “Kitô giáo” hơn, nhưng không bao giờ đủ để hoá giải lời nguyền, không chỉ với toàn nhân loại cách chung, mà là với nhân loại nơi từng con người, để giúp con người thoát hoàn toàn thân phận quái thú. Phải cần đến lòng thương xót của Chúa qua tình thương yêu thật sự của MỘT NGƯỜI NỮ: Đức Maria.
CVK Nguyễn-Thế-Bài