Dan Lee
02-28-2009, 11:44 PM
HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG
“Nước Thiên Chúa đã gần đến: anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”(Mc 1:15)
Bước vào Mùa Chay Thánh, ta thường nghe những bài thánh ca quen thuộc vang vọng trong các nhà thờ: “Lạy Chúa, đoái thương nghe tiếng con phàn nàn. Con hết lòng ăn năn…” (Tâm Bảo) / “Con nay trở về, trở về cùng Chúa, Chúa ơi! Con nay trở về lòng sầu thống hối khôn nguôi”(Hùng Lân) / “Con vươn hồn lên tới Chúa cõi lòng tan nát khiêm cung. Ăn năn vì bao tội khiên tỏ tường trước mặt thẹn thùng” (Hùng Lân)… Nhìn chung, âm điệu của những bài thánh ca này chất chứa một tâm tình dễ thấy: ăn năn đền tội, buồn phiền thống hối về những lỗi lầm đã phạm.
Đúng vậy, Mùa Chay: mùa hồng ân, con người sám hối ăn năn trở lại cùng Thiên Chúa. Giáo Hội nhấn mạnh đến lời mời gọi của Đức Giêsu Kitô, khi Ngài cất cao lời rao giảng công khai đầu tiên: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.
A. Giọt nước mắt của lòng sám hối.
Trong kho tàng văn hoá Hồi Giáo, có thuật lại câu chuyện sau đây: một ngày nọ, Đấng Allah truyền lệnh cho sứ thần từ trời, xuống trần gian tìm một báu vật gì tốt nhất, mang về thiên quốc để dâng tặng Ngài.
Ngày đầu tiên, sứ thần xuống thế trần gặp ngay một trận chiến kinh khủng: bao nhiêu binh sĩ cả hai bên chiến tuyến, đều hăng say chiến đấu, quyết dành ưu thế cho phe mình. Đầu rơi, máu chảy lai láng khắp chiến trường. Viên sứ thần bèn góp nhặt những giọt máu hy sinh ấy dâng về Allah. Ngài vui nhận khích lệ: “Giọt máu hy sinh vì tổ quốc thật qúy giá, nhưng ta nghĩ nó chưa phải là báu vật tốt nhất ở trần gian”.
Ngày kế tiếp, viên sứ thần lại giáng thế lần nữa, đi tìm một báu vật khác ở trần gian xứng đáng hơn. Ông gặp một đám ma đông đảo khách tham dự tiễn biệt người quá cố: họ than khóc, thương tiếc bậc vĩ nhân vừa nằm xuống. Người chết khi còn sống, đã làm phúc giúp đỡ nhiều người. Hôm nay, ngày an táng, bao kẻ thọ ơn đến bày tỏ lòng biết ơn vị Đại Ân Nhân đã ly trần. Viên sứ thần bèn nhặt những hương thơm của lòng biết ơn mang về trời dâng lên Allah. Ngài phán quyết: “Lòng biết ơn là điều tốt đẹp và hiếm có, nhưng Ta nghĩ còn có cái gì khác tốt đẹp hơn nữa.”
Ngày thứ ba, sứ thần vâng lệnh Allah xuống trần gian, cố gắng tìm báu vật có giá trị tuyệt vời cao qúy. Đi khắp tận hang cùng ngõ hẻm, sứ thần vẫn chưa tìm ra được báu vật nào ưng ý. Bất chợt sứ thần thấy một tên tử tù đang ngồi trong xà lim, vừa đấm ngực vừa than khóc vì anh lỡ tay giết chết người vợ oan ức. Sứ thần tiến đến gần phòng giam, anh càng la to hơn, khóc lóc thảm thiết hơn. Sứ thần bèn nhặt những giọt nước mắt thống hối ấy, dâng cho Allah. Ngài khen tặng hết cỡ: “Ngươi đã hoàn thành nhiệm vụ. Thật dưới trần gian không báu vật nào qúy giá bằng lòng sám hối ăn năn”.
Như thế: với Đấng Allah, giọt nước mắt lòng sám hối có giá trị hơn giọt máu hy sinh và hương thơm lòng biết ơn .
Đức Giám Mục J.B. Bùi Tuần đã nói: “Sám hối là nước mắt của một tình yêu khóc một niềm tin hoặc là nước mắt của một niềm tin khóc một tình yêu.” Thánh Augustinô nhấn mạnh hơn: “Người sám hối thật là người nhìn quá khư bằng đôi mắt đẫm lệ và nhìn tương lai bằng trái tim nồng cháy”.
B. Lời Chúa hôm nay: Hãy Sám Hối.
1. Trong bài đọc 1 (St 9:8-15), tác giả cho ta thấy: con người được Thiên Chúa dựng nên thật tốt lành nhưng họ đã phản bội, mất lòng tín trung với Chúa. Càng ngày càng chìm sâu trong dục vọng, con người đã phạm nhiều tội ghê gớm mất lòng Chúa. Chúa đã cho Lụt Hồng Thủy mưa kéo dài suốt 40 ngày đêm tiêu diệt loài người, ngoại trừ gia đình Nôe công chính gồm 8 người biết giữ luật Chúa, được cứu thoát trong chiếc tàu lớn.
Ngày đầu tiên sau khi nước rút, Nôe đã ra khỏi tàu lập bàn thờ để tạ ơn Thiên Chúa. Ông dâng lễ toàn thiêu và sám hối xin Chúa thương xót tha thứ. Chúa đã hứa sẽ không tàn phá địa cầu nữa do lòng thống hối ăn năn của con người.
2. Nơi bài đọc 2 (1 Pr.3:18-22), Thánh Phêrô dạy ta biết rằng: tội Nguyên Tổ phản nghịch, bất tuân luật Chúa đã lưu truyền đến con cháu. Và chính Đức Kitô, Đấng Công Chính đã cứu thoát con người khỏi án phạt muôn đời qua cái chết của Ngài. Phép Thánh Tẩy đòi buộc con người phải sám hối, quyết tâm từ bỏ tội lỗi và mọi liên đới với ma quỉ, mới xứng đáng nhận ơn cứu rỗi.
3. Đặc biệt trong Phúc Âm hôm nay (Mc 1:12-15), Chúa Giêsu cất tiếng công khai: “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng vì nước Thiên Chúa đã gần đến.” Sám hối là bước ngoặt đầu tiên để trở lại cùng Thiên Chúa. Từ bỏ con đường tội lỗi quá khứ để canh tân xây dựng con người hiện tại tốt lành là phương thế giúp Mùa Hồng Ân bừng sáng trong cuộc đời mình.
C. Làm thế nào để có lòng sám hối thực sự?
1. Can đảm nhận mình có lỗi lầm sai sót, đừng cố chấp bảo thủ cho mình đúng hoàn toàn.
+ Luật giao thông nước Úc quy định: tài xế bắt buộc phải thắt dây an toàn (seat belt) khi lái xe,
nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền. Một ngày nọ, người dân Úc xem truyền hình, chợt thấy Thủ Tướng Úc là ông Bép-hốp đang lái xe quên thắt giây an toàn mà không bị thổi còi phạt. Người dân gọi phone đến cảnh sát thành phố thắc mắc. Thủ Tướng đã công khai xin lỗi trên truyền hình toàn quốc, chấp nhận nộp phạt 100 Úc Kim.
+ Lịch sử nước Triều Tiên (Nam Hàn) cũng cho thấy: Tổng Thống Chun Đô Hoan vốn là một vị tướng độc tài khét tiếng. Trong thời gian cầm quyền lãnh đạo Nam Triều Tiên, ông đã nhiều lần thiết quân luật, sử dụng kỷ luật thép, đàn áp sinh viên biểu tình, bắt bớ các nhà chính trị đòi tự do dân chủ độc lập. Cuối cùng, do áp lực quốc dân đè nặng, Chun Đô Hoan phải từ chức.
Trước khi rời nhiệm vụ Tổng Thống, ông đã lên truyền hình nói lời xin lỗi công khai với toàn dân Nam Hàn về những lầm lỗi mà ông đã ra tay ám hại. Sau đó, ông quyết định cùng vợ giam mình ẩn dật trong một ngôi chùa, tu tâm sám hối suốt đời.
2. Quyết tâm xây dựng đời sống hiện tại tốt lành hơn quá khứ tội lỗi.
+ Thánh Phêrô đã yếu đuối 3 lần chối Chúa. Trong sám hối ăn năn, Ngài không ngừng đấm ngực than khóc tội mình. Sau khi Chúa phục sinh, Phêrô đã can đảm đoan hứa với Chúa: sẵn sàng yêu mến Thầy sống quyết tâm phục vụ đàn chiên Chúa cho đến cùng (Ga.21:15-19).
+ Mahatma Gandhi, người cha già Ấn Độ: thời thơ ấu, có mắc nợ một người bạn số tiền rất lớn, khó có khả năng chi trả. Vì người bạn hăm dọa liên tục, ông phải lén về nhà trộm của bố một vòng đeo tay bằng vàng, đem bán trả nợ. Thân phụ ông thấy mất đồ, bèn tra khảo Gandhi nhiều lần, ông chối không biết. Về sau, do lương tâm cắn rứt, Gandhi can đảm thú tội với cha mình và hứa sẽ sống tốt hơn trong tương lai.
Lớn lên trở thành một luật sư tranh đấu cho nền độc lập tự do cho Ấn Độ, Mahatma Gandhi được nhiều bổng lộc giúp đỡ nhưng ông đã không tham ô công qũy bất cứ một đồng xu nào.
Như thế, ta thấy: muốn sám hối thực, cần nhận thức đúng và quyết tâm sửa sai, làm đúng hơn. Bình thường, nói thì rất dễ, nhưng thực hành không đơn giản.
Thay đổi quần áo thì rất dễ, nhưng thay đổi một cách sống đã quen thuộc, thật khó biết bao.
Chính vì vậy, để Sám Hối: cần Can Đảm, Mạnh Dạn, Quyết Tâm.
D. Lời Nguyện kết thúc:
Lạy Chúa ! người con hoang đàng đã quyết tâm tìm về với cha hiền, dù mắc cỡ.
Ông Giakêu sẵn sàng làm lại cuộc đời dù đã quen tham ô thâm thủng.
Xin cho con biết thực tâm sám hối, can đảm sửa chửa lỗi lầm,
tin vào Chúa, tin vào Phúc Âm mỗi ngày. Amen.
Lm Đaminh Trần Văn Điều, SDD
“Nước Thiên Chúa đã gần đến: anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”(Mc 1:15)
Bước vào Mùa Chay Thánh, ta thường nghe những bài thánh ca quen thuộc vang vọng trong các nhà thờ: “Lạy Chúa, đoái thương nghe tiếng con phàn nàn. Con hết lòng ăn năn…” (Tâm Bảo) / “Con nay trở về, trở về cùng Chúa, Chúa ơi! Con nay trở về lòng sầu thống hối khôn nguôi”(Hùng Lân) / “Con vươn hồn lên tới Chúa cõi lòng tan nát khiêm cung. Ăn năn vì bao tội khiên tỏ tường trước mặt thẹn thùng” (Hùng Lân)… Nhìn chung, âm điệu của những bài thánh ca này chất chứa một tâm tình dễ thấy: ăn năn đền tội, buồn phiền thống hối về những lỗi lầm đã phạm.
Đúng vậy, Mùa Chay: mùa hồng ân, con người sám hối ăn năn trở lại cùng Thiên Chúa. Giáo Hội nhấn mạnh đến lời mời gọi của Đức Giêsu Kitô, khi Ngài cất cao lời rao giảng công khai đầu tiên: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.
A. Giọt nước mắt của lòng sám hối.
Trong kho tàng văn hoá Hồi Giáo, có thuật lại câu chuyện sau đây: một ngày nọ, Đấng Allah truyền lệnh cho sứ thần từ trời, xuống trần gian tìm một báu vật gì tốt nhất, mang về thiên quốc để dâng tặng Ngài.
Ngày đầu tiên, sứ thần xuống thế trần gặp ngay một trận chiến kinh khủng: bao nhiêu binh sĩ cả hai bên chiến tuyến, đều hăng say chiến đấu, quyết dành ưu thế cho phe mình. Đầu rơi, máu chảy lai láng khắp chiến trường. Viên sứ thần bèn góp nhặt những giọt máu hy sinh ấy dâng về Allah. Ngài vui nhận khích lệ: “Giọt máu hy sinh vì tổ quốc thật qúy giá, nhưng ta nghĩ nó chưa phải là báu vật tốt nhất ở trần gian”.
Ngày kế tiếp, viên sứ thần lại giáng thế lần nữa, đi tìm một báu vật khác ở trần gian xứng đáng hơn. Ông gặp một đám ma đông đảo khách tham dự tiễn biệt người quá cố: họ than khóc, thương tiếc bậc vĩ nhân vừa nằm xuống. Người chết khi còn sống, đã làm phúc giúp đỡ nhiều người. Hôm nay, ngày an táng, bao kẻ thọ ơn đến bày tỏ lòng biết ơn vị Đại Ân Nhân đã ly trần. Viên sứ thần bèn nhặt những hương thơm của lòng biết ơn mang về trời dâng lên Allah. Ngài phán quyết: “Lòng biết ơn là điều tốt đẹp và hiếm có, nhưng Ta nghĩ còn có cái gì khác tốt đẹp hơn nữa.”
Ngày thứ ba, sứ thần vâng lệnh Allah xuống trần gian, cố gắng tìm báu vật có giá trị tuyệt vời cao qúy. Đi khắp tận hang cùng ngõ hẻm, sứ thần vẫn chưa tìm ra được báu vật nào ưng ý. Bất chợt sứ thần thấy một tên tử tù đang ngồi trong xà lim, vừa đấm ngực vừa than khóc vì anh lỡ tay giết chết người vợ oan ức. Sứ thần tiến đến gần phòng giam, anh càng la to hơn, khóc lóc thảm thiết hơn. Sứ thần bèn nhặt những giọt nước mắt thống hối ấy, dâng cho Allah. Ngài khen tặng hết cỡ: “Ngươi đã hoàn thành nhiệm vụ. Thật dưới trần gian không báu vật nào qúy giá bằng lòng sám hối ăn năn”.
Như thế: với Đấng Allah, giọt nước mắt lòng sám hối có giá trị hơn giọt máu hy sinh và hương thơm lòng biết ơn .
Đức Giám Mục J.B. Bùi Tuần đã nói: “Sám hối là nước mắt của một tình yêu khóc một niềm tin hoặc là nước mắt của một niềm tin khóc một tình yêu.” Thánh Augustinô nhấn mạnh hơn: “Người sám hối thật là người nhìn quá khư bằng đôi mắt đẫm lệ và nhìn tương lai bằng trái tim nồng cháy”.
B. Lời Chúa hôm nay: Hãy Sám Hối.
1. Trong bài đọc 1 (St 9:8-15), tác giả cho ta thấy: con người được Thiên Chúa dựng nên thật tốt lành nhưng họ đã phản bội, mất lòng tín trung với Chúa. Càng ngày càng chìm sâu trong dục vọng, con người đã phạm nhiều tội ghê gớm mất lòng Chúa. Chúa đã cho Lụt Hồng Thủy mưa kéo dài suốt 40 ngày đêm tiêu diệt loài người, ngoại trừ gia đình Nôe công chính gồm 8 người biết giữ luật Chúa, được cứu thoát trong chiếc tàu lớn.
Ngày đầu tiên sau khi nước rút, Nôe đã ra khỏi tàu lập bàn thờ để tạ ơn Thiên Chúa. Ông dâng lễ toàn thiêu và sám hối xin Chúa thương xót tha thứ. Chúa đã hứa sẽ không tàn phá địa cầu nữa do lòng thống hối ăn năn của con người.
2. Nơi bài đọc 2 (1 Pr.3:18-22), Thánh Phêrô dạy ta biết rằng: tội Nguyên Tổ phản nghịch, bất tuân luật Chúa đã lưu truyền đến con cháu. Và chính Đức Kitô, Đấng Công Chính đã cứu thoát con người khỏi án phạt muôn đời qua cái chết của Ngài. Phép Thánh Tẩy đòi buộc con người phải sám hối, quyết tâm từ bỏ tội lỗi và mọi liên đới với ma quỉ, mới xứng đáng nhận ơn cứu rỗi.
3. Đặc biệt trong Phúc Âm hôm nay (Mc 1:12-15), Chúa Giêsu cất tiếng công khai: “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng vì nước Thiên Chúa đã gần đến.” Sám hối là bước ngoặt đầu tiên để trở lại cùng Thiên Chúa. Từ bỏ con đường tội lỗi quá khứ để canh tân xây dựng con người hiện tại tốt lành là phương thế giúp Mùa Hồng Ân bừng sáng trong cuộc đời mình.
C. Làm thế nào để có lòng sám hối thực sự?
1. Can đảm nhận mình có lỗi lầm sai sót, đừng cố chấp bảo thủ cho mình đúng hoàn toàn.
+ Luật giao thông nước Úc quy định: tài xế bắt buộc phải thắt dây an toàn (seat belt) khi lái xe,
nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền. Một ngày nọ, người dân Úc xem truyền hình, chợt thấy Thủ Tướng Úc là ông Bép-hốp đang lái xe quên thắt giây an toàn mà không bị thổi còi phạt. Người dân gọi phone đến cảnh sát thành phố thắc mắc. Thủ Tướng đã công khai xin lỗi trên truyền hình toàn quốc, chấp nhận nộp phạt 100 Úc Kim.
+ Lịch sử nước Triều Tiên (Nam Hàn) cũng cho thấy: Tổng Thống Chun Đô Hoan vốn là một vị tướng độc tài khét tiếng. Trong thời gian cầm quyền lãnh đạo Nam Triều Tiên, ông đã nhiều lần thiết quân luật, sử dụng kỷ luật thép, đàn áp sinh viên biểu tình, bắt bớ các nhà chính trị đòi tự do dân chủ độc lập. Cuối cùng, do áp lực quốc dân đè nặng, Chun Đô Hoan phải từ chức.
Trước khi rời nhiệm vụ Tổng Thống, ông đã lên truyền hình nói lời xin lỗi công khai với toàn dân Nam Hàn về những lầm lỗi mà ông đã ra tay ám hại. Sau đó, ông quyết định cùng vợ giam mình ẩn dật trong một ngôi chùa, tu tâm sám hối suốt đời.
2. Quyết tâm xây dựng đời sống hiện tại tốt lành hơn quá khứ tội lỗi.
+ Thánh Phêrô đã yếu đuối 3 lần chối Chúa. Trong sám hối ăn năn, Ngài không ngừng đấm ngực than khóc tội mình. Sau khi Chúa phục sinh, Phêrô đã can đảm đoan hứa với Chúa: sẵn sàng yêu mến Thầy sống quyết tâm phục vụ đàn chiên Chúa cho đến cùng (Ga.21:15-19).
+ Mahatma Gandhi, người cha già Ấn Độ: thời thơ ấu, có mắc nợ một người bạn số tiền rất lớn, khó có khả năng chi trả. Vì người bạn hăm dọa liên tục, ông phải lén về nhà trộm của bố một vòng đeo tay bằng vàng, đem bán trả nợ. Thân phụ ông thấy mất đồ, bèn tra khảo Gandhi nhiều lần, ông chối không biết. Về sau, do lương tâm cắn rứt, Gandhi can đảm thú tội với cha mình và hứa sẽ sống tốt hơn trong tương lai.
Lớn lên trở thành một luật sư tranh đấu cho nền độc lập tự do cho Ấn Độ, Mahatma Gandhi được nhiều bổng lộc giúp đỡ nhưng ông đã không tham ô công qũy bất cứ một đồng xu nào.
Như thế, ta thấy: muốn sám hối thực, cần nhận thức đúng và quyết tâm sửa sai, làm đúng hơn. Bình thường, nói thì rất dễ, nhưng thực hành không đơn giản.
Thay đổi quần áo thì rất dễ, nhưng thay đổi một cách sống đã quen thuộc, thật khó biết bao.
Chính vì vậy, để Sám Hối: cần Can Đảm, Mạnh Dạn, Quyết Tâm.
D. Lời Nguyện kết thúc:
Lạy Chúa ! người con hoang đàng đã quyết tâm tìm về với cha hiền, dù mắc cỡ.
Ông Giakêu sẵn sàng làm lại cuộc đời dù đã quen tham ô thâm thủng.
Xin cho con biết thực tâm sám hối, can đảm sửa chửa lỗi lầm,
tin vào Chúa, tin vào Phúc Âm mỗi ngày. Amen.
Lm Đaminh Trần Văn Điều, SDD