Dan Lee
03-01-2009, 01:22 AM
BA CHƯỚC CÁM DỖ
Đời tôi là một cuộc chiến đấu triền miên. Chiến đấu vì nhiều mục đích. Mục đích quan trọng nhất là để chọn lựa những gì Chúa muốn.
Những gì Chúa muốn tôi chọn trên đường làm chứng cho Chúa không luôn dễ dàng. Những gì Chúa muốn tôi chọn trên đường truyền giáo càng không luôn nhẹ nhàng.
Chuyện Chúa Giêsu bị cám dỗ trong hoang địa là một khuyến cáo.
1/ Gương Chúa Giêsu
Phúc Âm thánh Luca viết: "Đức Giêsu được đầy Thánh thần, từ sông Giođan trở về, được Thánh thần dẫn đi trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu quỷ cám dỗ. Trong những ngày ấy, Người không ăn gì cả. Hết thời gian đó, Người thấy đói. Bấy giờ quỷ nói với Người: 'Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hoá bánh'. Nhưng Đức Giêsu đáp lại: 'Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh'.
"Sau đó, quỷ đem Đức Giêsu lên cao, và trong giây lát, nó chỉ cho Người thấy tất cả các nước thiên hạ. Rồi nó nói với Người: 'Tôi sẽ cho ông toàn quyền cai trị cùng với vinh quang lợi lộc các nước này, vì quyền hành ấy đã được trao cho tôi, và tôi muốn cho ai tuỳ ý. Vậy nếu ông bái lạy tôi, thì tất cả sẽ thuộc về ông'. Đức Giêsu đáp lại: 'Đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi'.
"Quỷ đem Đức Giêsu đến Giêrusalem, và đặt Người trên nóc đền thờ, rồi nói với Người: 'Nếu ông là Con Thiên Chúa thì đứng dậy mà nhảy xuống đi. Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ gìn giữ bạn'; Lại còn chép rằng: 'Thiên sứ sẽ ra tay đỡ nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá'. Bấy giờ Đức Giêsu đáp lại: 'Đã có lời rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi'.
"Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ đợi thời cơ" (Lc 4,1-12).
Chúng ta có thể thấy: Cả ba cám dỗ đều nhắm vào quyền lực.
Biến đá thành bánh là quyền lực kinh tế. Chiếm đoạt các nước là quyền lực chính trị. Nhảy từ cao xuống là quyền lực thần thiêng, thắng mọi hiểm nguy, kể cả sự chết.
Cả ba quyền lực đó có vẻ rất thuận lợi, để làm chứng cho Chúa, và mở rộng đạo Chúa.
Nhưng Chúa Giêsu đã chối từ dứt khoát. Người không coi quyền lực là chiến lược làm chứng cho Chúa và truyền giáo. Dùng quyền lực không là ý Chúa Cha.
Thánh ý Chúa Cha trên đường làm chứng cho Chúa và truyền giáo là:
- Cầu nguyện,
- Sám hối,
- Chay tịnh,
- Yêu thương đến cùng, dù phải chịu chết.
Gương Chúa Giêsu là thế. Gương đó đề cao những lựa chọn theo thánh ý Chúa. Để lựa chọn đúng, Đức Kitô đã phấn đấu. Phấn đấu ấy có những từ bỏ không dễ dàng.
2/ Trước gương Chúa Giêsu
Chúa Giêsu bị ma quỷ cám dỗ trong hoang địa, trước khi Người lên đường rao giảng Tin Mừng. Thiết tưởng, khi ghi lại chuyện đó trong Phúc Âm, Chúa muốn nhắn gởi các môn đệ Người một điều quan trọng. Điều quan trọng đó là:
Suốt đời, trên đường thi hành sứ vụ, người rao giảng Tin Mừng sẽ là người bị ma quỷ theo sát và mời mọc.
Cám dỗ thường xuyên nhất ma quỷ đưa ra sẽ là:
- ham mê tiền bạc, của cải,
- ham mê địa vị, danh vọng,
- ham mê quyền phép phi thường thắng vượt mọi thứ cản trở.
Những cám dỗ đó thường rất ngọt ngào, có vẻ hợp lý, có thể trở thành chiến lược truyền giáo.
Chúa Giêsu biết trước sự yếu đuối mê muội của ta, nên đã nêu gương sáng bằng cách chống lại những cám dỗ đó, thay vào đó là hãy ưu tiên dùng sự cầu nguyện, chay tịnh, sám hối, bác ái đến cùng.
Nhưng, trong chiều dài lịch sử, nhất là hiện nay, không thiếu những người lại chấp nhận ba cơn cám dỗ của Satan.
Có loại người đón nhận ba quyền lực mà quỷ đề nghị, chỉ vì động lực mưu tìm tư lợi.
Có loại người đón nhận hoặc cả ba quyền lực, hoặc từng quyền lực tuỳ theo hoàn cảnh, vì động lực có vẻ đạo đức. Như là để mở rộng Hội Thánh, để chiến thắng những người cạnh tranh về đạo, để làm chứng cho Chúa.
Một khi đã say mê với con đường quyền lực, người ta sẽ dễ ơ hờ với cầu nguyện, sám hối, chay tịnh và bác ái, hy sinh từ bỏ cái tôi của mình.
Nhất là khi con đường quyền lực lại được biện minh bằng những lý do đạo đức, người ta sẽ dễ rơi vào cạm bẫy của Satan. Cạm bẫy của Satan thường rất tinh vi và thâm độc.
Hậu quả cay đắng nhất là họ trở nên cứng lòng trong thói quen sai lầm. Họ bị quỷ xiềng xích trong mưu chước của nó, khó gỡ ra được.
Tôi lo sợ điều xấu ấy xảy ra cho chúng ta. Nên phải luôn khiêm tốn. Khiêm tốn là một phấn đấu cam go. Mỗi ngày có những cám dỗ riêng của ngày đó. Mỗi ngày có những phấnđấu mới hợp cho ngày đó.
Phấn đấu quan trọng nhất là phấn đấu với chính mình, để trở nên con người mới. Nhờ thế, càng ngày càng sáng lên nơi ta hình ảnh của Chúa Giêsu sống động, là Đấng Cứu Thế giàu lòng thương xót.
Lạy Chúa, xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.
+GM. Bùi Tuần
Đời tôi là một cuộc chiến đấu triền miên. Chiến đấu vì nhiều mục đích. Mục đích quan trọng nhất là để chọn lựa những gì Chúa muốn.
Những gì Chúa muốn tôi chọn trên đường làm chứng cho Chúa không luôn dễ dàng. Những gì Chúa muốn tôi chọn trên đường truyền giáo càng không luôn nhẹ nhàng.
Chuyện Chúa Giêsu bị cám dỗ trong hoang địa là một khuyến cáo.
1/ Gương Chúa Giêsu
Phúc Âm thánh Luca viết: "Đức Giêsu được đầy Thánh thần, từ sông Giođan trở về, được Thánh thần dẫn đi trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu quỷ cám dỗ. Trong những ngày ấy, Người không ăn gì cả. Hết thời gian đó, Người thấy đói. Bấy giờ quỷ nói với Người: 'Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hoá bánh'. Nhưng Đức Giêsu đáp lại: 'Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh'.
"Sau đó, quỷ đem Đức Giêsu lên cao, và trong giây lát, nó chỉ cho Người thấy tất cả các nước thiên hạ. Rồi nó nói với Người: 'Tôi sẽ cho ông toàn quyền cai trị cùng với vinh quang lợi lộc các nước này, vì quyền hành ấy đã được trao cho tôi, và tôi muốn cho ai tuỳ ý. Vậy nếu ông bái lạy tôi, thì tất cả sẽ thuộc về ông'. Đức Giêsu đáp lại: 'Đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi'.
"Quỷ đem Đức Giêsu đến Giêrusalem, và đặt Người trên nóc đền thờ, rồi nói với Người: 'Nếu ông là Con Thiên Chúa thì đứng dậy mà nhảy xuống đi. Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ gìn giữ bạn'; Lại còn chép rằng: 'Thiên sứ sẽ ra tay đỡ nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá'. Bấy giờ Đức Giêsu đáp lại: 'Đã có lời rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi'.
"Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ đợi thời cơ" (Lc 4,1-12).
Chúng ta có thể thấy: Cả ba cám dỗ đều nhắm vào quyền lực.
Biến đá thành bánh là quyền lực kinh tế. Chiếm đoạt các nước là quyền lực chính trị. Nhảy từ cao xuống là quyền lực thần thiêng, thắng mọi hiểm nguy, kể cả sự chết.
Cả ba quyền lực đó có vẻ rất thuận lợi, để làm chứng cho Chúa, và mở rộng đạo Chúa.
Nhưng Chúa Giêsu đã chối từ dứt khoát. Người không coi quyền lực là chiến lược làm chứng cho Chúa và truyền giáo. Dùng quyền lực không là ý Chúa Cha.
Thánh ý Chúa Cha trên đường làm chứng cho Chúa và truyền giáo là:
- Cầu nguyện,
- Sám hối,
- Chay tịnh,
- Yêu thương đến cùng, dù phải chịu chết.
Gương Chúa Giêsu là thế. Gương đó đề cao những lựa chọn theo thánh ý Chúa. Để lựa chọn đúng, Đức Kitô đã phấn đấu. Phấn đấu ấy có những từ bỏ không dễ dàng.
2/ Trước gương Chúa Giêsu
Chúa Giêsu bị ma quỷ cám dỗ trong hoang địa, trước khi Người lên đường rao giảng Tin Mừng. Thiết tưởng, khi ghi lại chuyện đó trong Phúc Âm, Chúa muốn nhắn gởi các môn đệ Người một điều quan trọng. Điều quan trọng đó là:
Suốt đời, trên đường thi hành sứ vụ, người rao giảng Tin Mừng sẽ là người bị ma quỷ theo sát và mời mọc.
Cám dỗ thường xuyên nhất ma quỷ đưa ra sẽ là:
- ham mê tiền bạc, của cải,
- ham mê địa vị, danh vọng,
- ham mê quyền phép phi thường thắng vượt mọi thứ cản trở.
Những cám dỗ đó thường rất ngọt ngào, có vẻ hợp lý, có thể trở thành chiến lược truyền giáo.
Chúa Giêsu biết trước sự yếu đuối mê muội của ta, nên đã nêu gương sáng bằng cách chống lại những cám dỗ đó, thay vào đó là hãy ưu tiên dùng sự cầu nguyện, chay tịnh, sám hối, bác ái đến cùng.
Nhưng, trong chiều dài lịch sử, nhất là hiện nay, không thiếu những người lại chấp nhận ba cơn cám dỗ của Satan.
Có loại người đón nhận ba quyền lực mà quỷ đề nghị, chỉ vì động lực mưu tìm tư lợi.
Có loại người đón nhận hoặc cả ba quyền lực, hoặc từng quyền lực tuỳ theo hoàn cảnh, vì động lực có vẻ đạo đức. Như là để mở rộng Hội Thánh, để chiến thắng những người cạnh tranh về đạo, để làm chứng cho Chúa.
Một khi đã say mê với con đường quyền lực, người ta sẽ dễ ơ hờ với cầu nguyện, sám hối, chay tịnh và bác ái, hy sinh từ bỏ cái tôi của mình.
Nhất là khi con đường quyền lực lại được biện minh bằng những lý do đạo đức, người ta sẽ dễ rơi vào cạm bẫy của Satan. Cạm bẫy của Satan thường rất tinh vi và thâm độc.
Hậu quả cay đắng nhất là họ trở nên cứng lòng trong thói quen sai lầm. Họ bị quỷ xiềng xích trong mưu chước của nó, khó gỡ ra được.
Tôi lo sợ điều xấu ấy xảy ra cho chúng ta. Nên phải luôn khiêm tốn. Khiêm tốn là một phấn đấu cam go. Mỗi ngày có những cám dỗ riêng của ngày đó. Mỗi ngày có những phấnđấu mới hợp cho ngày đó.
Phấn đấu quan trọng nhất là phấn đấu với chính mình, để trở nên con người mới. Nhờ thế, càng ngày càng sáng lên nơi ta hình ảnh của Chúa Giêsu sống động, là Đấng Cứu Thế giàu lòng thương xót.
Lạy Chúa, xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.
+GM. Bùi Tuần