PDA

View Full Version : CHÁNH ĐỊNH vs. TÀ ĐỊNH



Sông Xanh
03-04-2009, 12:19 PM
http://farm4.static.flickr.com/3483/3311324754_057f40919d.jpg?v=0

Hòa thượng Tuyên Hóa (1918-1995) trước cổng tam quan chùa Vạn Phật. Khi được Lão Hòa thượng Hư Vân truyền pháp, Ngài được ban pháp hiệu là Tuyên Hóa. Hòa thượng Tuyên Hoá được Hòa thượng Hư Vân truyền Pháp trước khi rời Trung Hoa đến Hương Cảng rồi sang Hoa Kỳ. Do đó, Hòa thượng Tuyên Hoá là tổ thứ bốn mươi lăm từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tổ thứ mười tám tại Trung Hoa, tổ thứ chín dòng thiền Quy Ngưỡng, và là Sơ Tổ tại Tây Phương.

KINH
ĐẠI PHẬT ĐẢNH
NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM

TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN giảng thuật

6 cuốn Thủ Lăng Nghiêm này cần download xuống chứ không đọc online được:

TLN1: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN1.doc
TLN2: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN2.doc
TLN3: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN3.doc
TLN4: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN4.doc
TLN5: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN5_dICH.doc
TLN6: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN_6_dICH1.doc

AUDIO TLN1: http://www.lotuspro.net/MP3/Thulangnghiem-TH.htm

Một phần từ TLN1:


CHÁNH ĐỊNH, TÀ ĐỊNH

Có rất nhiều pháp môn trong việc tu tập định lực. Ngoại đạo cũng có nhiều loại định. Vậy nên trong khi tu tập định lực, chỉ cần:

“Sai chi hào ly,
Thất chi thiên lý”

(chỉ cần sai lầm bằng một mảy tóc, thì sẽ uổng công đi xa cả ngàn dặm)

Do vậy nên quý vị nên tu tập theo chánh định, tránh tu tập theo lối tà định. Các loại định do ngoại đạo và Tiểu thừa tu tập đều là tà định, chẳng phải là chánh định. Vì các loại định ấy không lưu xuất từ chân tánh, nên sẽ không bao giờ đạt được Thánh quả, bất luận tu tập dụng công lâu hay mau. Nên nói:

Tánh định ma phục triêu triêu lạc
Vọng niệm bất khởi xứ xứ an”

(Chân tánh an định, ma chướng bị hàng phục, nên ngày ngày đều sống trong an vui. Vọng niệm không sinh, mọi nơi chốn đều an nhiên.)

Tại sao hành giả bị ma chướng khi tu tập? Tại sao nghiệp chướng sinh khởi. Chỉ vì trong tự tánh của họ chưa có được định lực. Nếu tự tánh thường an trú trong định, tất cả ma sự đều bị hàng phục.

Có rất nhiều loại ma, trong kinh Thủ-lăng-nghiêm giảng giải về Năm mươi loại ấm ma. Thực ra, có rất nhiều, rất nhiều loại ma: thiên ma, địa ma, nhân ma, quỷ ma, yêu ma. Thiên ma là ma ở các cõi trời, thường đến đây để nhiễu loạn những người tu tập thiền định. Địa ma cùng với các loài nhân ma, quỷ ma, yêu ma thì ở trên đất và các loài quái dị khác thường quấy phá thiền định của quý vị.

“Tại sao nó làm việc ấy?"

Vì trước khi quý vị chứng được Phật quả, quý vị đã từng là quyến thuộc với ma. Khi quý vị quyết định xa lìa quyến thuộc nhà ma để tu tập thiền định, chấm dứt sinh tử, phá vỡ vòng luân hồi, thì ma vương vẫn còn yêu thích quý vị. Nó yêu thương quý vị, không muốn quý vị bỏ đi. Thế nên nó đến não loạn tinh thần và nhiễu loạn công phu thiền định của quý vị.

Nếu không có đủ định lực, quý vị có thể bị xoay chuyển bởi ma sự và kết cuộc là thành đồ chúng của ma. Nếu quý vị có được định lực thì không bị nó sai sử, quý vị sẽ được “như như bất động, liễu liễu thường minh.”

Như như bất động là có định lực, liễu liễu thường minh là có năng lực trí tuệ sáng suốt. Có được đầy đủ năng lực trí tuệ và có định lực thì chẳng có loài ma nào có thể xoay chuyển được quý vị. Nhưng nếu không có được đầy đủ năng lực định huệ, quý vị sẽ thành quyến thuộc với ma, thành con cháu của chúng. Điều ấy cực kỳ nguy hiểm.

Lý do ngoại đạo không có được tánh định vì họ chỉ dụng công ở ngành ngọn chứ không dụng công ở phần gốc rễ, họ công phu ngay nơi xác thân hư huyễn. Sai lầm của họ là đồng nhất thức thứ sáu, là tâm thức thường nghiệm với chân tâm. Kết quả của sự dụng công ấy là đạt được một chút ít kinh nghiệm ở cảnh giới tịch diệt, nhưng những gì họ cảm nhận được đều là không thực. Họ bắt ép mình không được sinh khởi vọng tưởng nhưng họ không khai quật ra được căn nguyên của vọng tưởng ấy, nên không thể nào chấm dứt sinh tử được. Điều ấy cũng giống như dùng đá đè cỏ vậy... khi dời đá đi, cỏ mọc lại ngay. Khi những người tu theo ngoại đạo buông xả nỗ lực ngăn ngừa vọng niệm, thì cũng như dời đá đi nơi khác. Phương pháp tu tập ấy không đạt được cứu cánh rốt ráo.

Trong công phu thiền định, hành giả nên tham thoại đầu “Ai là người niệm Phật?” Do tham cứu miệt mài đề tài ấy nên hành giả quét sạch tất cả các pháp và lìa tất cả các tướng. Khi tham cứu “ai”, hành giả thâm nhập vào cội nguồn của vọng tưởng và chuyển hóa chúng. Nếu quý vị công phu theo chiều hướng này, sẽ có ngày quý vị hoát nhiên khai ngộ. Lúc ấy quý vị mới biết được mặt mũi mình dọc hay ngang. Còn khi chưa khai ngộ, quý vị chẳng thể biết được mặt mũi mình hướng về phía nào. Nhưng một khi đã khai ngộ rồi, quý vị sẽ biết được hết thảy và đạt được tự tại.

Khi Đức Phật giảng kinh Thủ-lăng-nghiêm này, có rất nhiều phái ngoại đạo ở Ấn Độ không quan tâm đến ý nghĩa giác ngộ, họ thích bắt chước những thói quen của bò và chó, đây là một pháp tu do một số người khi nhập định, thấy được một con bò được tái sinh trong cõi trời, nên họ kết luận. “Ta phải tập theo thói quen của loài bò.” Anh ta bắt đầu ăn cỏ, sống trong chuồng bò, học cả cách ngủ như bò. Khi không ngủ, anh ta có được chút định lực, nhưng anh ta không đạt được kết quả chân thực, vì đó hoàn toàn là tà định.

Thời ấy có ́ ngoại đạo làm như vậy là vì trong khi ngủ, họ mơ thấy một con chó được tái sinh trên cõi trời. Người này quyết định rằng nếu mình bắt chước những hành vi của loài chó thì mình cũng có thể được sinh ở cõi trời. anh ta tự rập khuôn mình theo loài chó, canh chừng cổng nhà, dùng thức ăn và ngủ như loài chó. Nhưng cuối cùng cũng không thành tựu rốt ráo.

Có những ngoại đạo kỳ cựu khác tu tập Vô tưởng định, khi ấy hành giả không còn suy nghĩ về một điều gì cả. Hành giả không còn vọng niệm nữa, cuối cùng hành giả được sinh vào Vô tưởng thiên. Nhưng tái sinh ở Vô tưởng thiên không phải là cứu cánh tối hậu, cuối cùng cũng phải đọa lạc. Đây cũng được xem là một loại tà định. Tất cả phương pháp tập định do ngoại đạo truyền dạy đều không rốt ráo, không có căn bản, không như công phu tu tập chân chính là để nhận ra tự tánh vốn sẵn có nơi mình.

Đem tâm phân biệt (thức) và vọng tưởng mà tu học Phật pháp cũng giống như nấu cát mà mong thành cơm, không thể nào thành tựu được, dù quý vị có tu hành như thế trải qua vô số kiếp, cũng không thể nào thoát khỏi vòng luân hồi, chẳng thể nào thành Phật được. Điều cần yếu cho những người thiết tha tu tập là phải thân cận một bậc minh sư có tri kiến chân chánh, để giúp cho hành giả đạt được định lực chân chính.

Để đạt được năng lực chánh định, có khi hành giả cũng phải trải qua sự khảo nghiệm của ma vương.

Như tôi đã đề cập trước đây, có rất nhiều loại ma: nội ma và ngoại ma. Ngoại ma thì hàng phục không khó mấy, nhưng loài ma phát sinh từ trong tâm minh thì rất khó hàng phục.

vuacorona
04-18-2009, 02:29 PM
Do vậy nên quý vị nên tu tập theo chánh định, tránh tu tập theo lối tà định. Các loại định do ngoại đạo và Tiểu thừa tu tập đều là tà định, chẳng phải là chánh định. Vì các loại định ấy không lưu xuất từ chân tánh, nên sẽ không bao giờ đạt được Thánh quả, bất luận tu tập dụng công lâu hay mau.

Mới đọc qua câu đầu tiên là đã thấy bài viết thật là tiêu cưc. Ngang nhiên phát biểu những gì không theo chân tánh là tà. Ngang nhiên công bố Tiểu thừa là tà, thật không có chút gì gọi là Từ - Bi

Bài viết như vầy sẽ làm cho người đọc hiểu sai về Tiểu thừa.


.

Sông Xanh
04-19-2009, 04:58 AM
Mới đọc qua câu đầu tiên là đã thấy bài viết thật là tiêu cưc. Ngang nhiên phát biểu những gì không theo chân tánh là tà. Ngang nhiên công bố Tiểu thừa là tà, thật không có chút gì gọi là Từ - Bi

Bài viết như vầy sẽ làm cho người đọc hiểu sai về Tiểu thừa.

Bạn,

Đó chỉ là một cách giảng Pháp mà tôi nghĩ là dành cho người theo Tiểu thừa nhưng hạt giống Đại thừa đã bắt đầu cắm rễ. Bài pháp này không dành cho người theo Tiểu thừa mà hạt giống Đại thừa chưa nảy mầm.

Hình Đại lão Hòa thượng Tuyên Hoá (Bắc tông) và Hòa thượng Ajahn Sumedho (Nam tông)

http://www.ayurveda-tcm.com/Ven-Hsuan-Hua-and-Ven-Ajahn-Sumedho.jpg

vuacorona
04-20-2009, 02:45 PM
Mỗi người có mỗi phương pháp giảng giải khác nhạu

Tôi chỉ muốn nhấn mạnh là không nên dùng phương pháp đè bẹp những trường phái khác để nân cao trường phái mình lên vì đây không phải chủ trương của nền tảng Phât Giáo .

Tất cả Nam Tông, Bắc Tông, Mật Tông đều không đi ra ngoài những định luật bất di, bất dịch của vũ trụ: Khổ, Vô Thường, Vô Ngã

Không có tông nào cao hơn tông nào

Sông Xanh
04-20-2009, 02:57 PM
Đây là bài giảng từ kinh Thủ Lăng Nghiệm, mà kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy con đường bồ tát đạo. Lời giảng này nhắm vào hành giả có hạnh nguyện bồ tát, chỉ ra phương pháp thực hành thành bồ tát.

Xin chúc lành.

vuacorona
04-20-2009, 06:53 PM
Kinh Thủ Lăng Nghiêm hay còn gọi là Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội chuyên nói về Định. Nhưng giảng giải nghĩa kinh thì mỗi người một khác, tuỳ theo phương cách hướng dẫn và tâm Từ-Bi-Hỷ-Xã.

Trở lại đề tài bài này nói về Chánh vs. Tà

Đầu tiên cẩn phải định nghĩa như thế nào là Chánh, như thế nào là Tà. Chứ không phải nói ai theo ta là Chánh và nghịch ta thì là Tà.

Cheers,

Sông Xanh
04-20-2009, 07:09 PM
Bài trên chỉ trích một phần đặc biêt. Bài kèm theo 6 cái links của 6 cuốn Thủ Lăng Nghiêm. Xin mời Phật tử đọc trọn 6 cuốn Thủ Lăng Nghiêm để rõ Chánh và Tà ra sao.

Thân mến,

SX

vuacorona
04-20-2009, 08:26 PM
Có cần phải đọc 6 cuốn kinh mới hiểu được Chánh Tà hay sao?

Đức Phật đã đưa ra Bát Chánh Đạo cho thấy rõ ràng và định nghĩa Chánh Tà

Tôi chỉ muốn nói ở đây là bài viết này không thấy được lòng từ bi. Bài viết rõ ràng cho thấy những ai không theo ta đều là tà đạo mà không giải thích rõ ràng Chánh Tà.

Sông Xanh
04-20-2009, 08:57 PM
Có cần phải đọc 6 cuốn kinh mới hiểu được Chánh Tà hay sao?

Chưa hiểu thì đọc, hiểu rồi thì thôi.


Đức Phật đã đưa ra Bát Chánh Đạo cho thấy rõ ràng và định nghĩa Chánh Tà

Bát Chánh đạo được Chư Tăng Nam tông lẫn Bắc tông giảng rộng ra chứ không đơn giản để nguyên cho ai muốn hiểu sao thì hiểu, phải không?


Tôi chỉ muốn nói ở đây là bài viết này không thấy được lòng từ bi. Bài viết rõ ràng cho thấy những ai không theo ta đều là tà đạo mà không giải thích rõ ràng Chánh Tà

Mời bạn đọc 6 cuốn Thủ Lăng Nghiêm để thấy trong đó Chánh Tà được giải thích rõ ràng, nhưng bạn có lẽ chưa đọc nên cho là "không giải thích rõ ràng Chánh Tà". Mời đọc 6 cuốn Thủ Lăng Nghiêm!

Cá nhân bạn không thấy lời dạy của HT Tuyên Hoá từ bi, chứ bản thân tôi chẳng cảm nhận như bạn đâu. Dù sao cũng xin đón nhận ý kiến của bạn. Xin cám ơn.