Dan Lee
03-06-2009, 12:43 AM
CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY B
Lạy Chúa, này con đây
St. 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18; Tv 116; Rom. 8: 31b-34; Mc 9: 2-10
Anh chị em thân mến,
Trong đời sống của mình, đôi khi chúng ta cảm thấy như đang dứng trên một ngọn núi cao, và chúng ta có thể mượn lời thánh Phêrô để nói: "Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay". Đây là những lúc rất đặc biệt, tương tự như đám cưới của mình hay của người trong gia tộc, hoặc khi nhận được một việc làm vừa ý, hay khi đậu vào đại học mình muốn, hay khi được hưu trí sau những năm làm việc cực nhọc.
Và cũng có lúc trong những kinh nghiệm thường ngày, chúng ta thưa với Chúa: "Chúa ơi ở đây thật là hay". Khi chúng ta thấy đứa con đầu lòng của mình đi những bước đầu tiên, khi chúng ta được ngồi vào bàn ăn cùng với đông đủ gia đình vào một ngày đại lễ, khi uống cà phê với bạn bè than thiết, khi tìm được chỗ ngồi tốt để xem đá bóng, xem đứa cháu nội thao diễn tại một lớp mẫu giáo, hay được nhận vào đội bóng đá trường trung học. Đây là những dịp mà chúng ta cảm thấy như đang đứng trên đỉnh núi cao. Rồi chúng ta có thể thốt ra như thánh Phêrô "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay". Rồi chúng ta cảm tạ Chúa về những dịp này.
Tuy nhiên, đời sống của chúng ta không phải lúc nào cũng cảm thấy thoải mái như thánh Phêrô nói. Chúng ta đã gặp những hoàn cảnh mà không thể nói được như lời thánh Phêrô. Trong thực tế, có lần chúng ta không hề muốn có mặt ở chỗ "đó", hay ở chỗ nào khác: ví như chúng ta không muốn đau ốm, không muốn thất nghiệp, không muốn gia đình gặp việc phiền phức, không muốn thi rớt, không muốn ly dị, không muốn đi hóa trị vì bệnh ung thư, hay không muốn làm một việc mà chúng ta không thích. Chúa Nhật vừa qua, sau lễ, một phụ nữ xin tôi cầu nguyện cho người chị bị ung thư não. Bà ta nói: "thật là một ác mộng!" (Mong anh chị em hiệp với tôi cầu nguyện cho người chị bà ấy). Đây là những lúc chúng ta cảm thấy mình không phải đang đứng trên đỉnh núi cao. Và không cảm thấy ở chỗ đó là hay mà là chính chỗ “chúng ta muốn trốn đi”.
Đối với các dân tộc cổ xưa, và thậm chí một số nơi trong thời nay, núi là nơi gặp gỡ đặc biệt với Thượng đế. "Đi lên núi" là một thuật ngữ được sử dụng cho những người tìm kiếm một mối quan hệ đặc biệt với Thượng đế. Đó là những gì xảy ra với thánh Phêrô, thánh Giacôbê và thánh Gioan, khi các ông lên núi với Chúa Giêsu. Lúc đó, các ông được nhìn thấy Chúa Giêsu một cách khác thường. Và các ông nghe tiếng từ trên mây muốn các ông không những nghe lời Chúa Giêsu trên núi mà còn phải nghe lời Ngài suốt cả đời. Hãy lắng nghe Ngài nói về tình yêu của Thiên Chúa cho chúng ta, hãy nghe Ngài nói là Ngài đã tha tội cho chúng ta; hãy nghe lời Ngài dạy chúng ta phải thương yêu nhau như thế nào, thương yêu cả những kẻ nghịch với chúng ta; hãy nghe lời Ngài trong việc chăm sóc cho người nghèo và quan tâm đến người sống ngoài cộng đoàn chúng ta.
Trong đời sống hiện tại, chúng ta nghe lời Chúa Giêsu dạy về những gì? Đang vào mùa chay, có những người trong chúng ta muốn hãm mình đôi chút bằng cách nhịn ăn kẹo bánh, nhịn xem phim, nhịn uống rượu v.v...Những việc đó giúp chúng ta nhớ đến Chúa và đặt Chúa trên hết mọi sự. Tiếng nói từ trên mây "hãy vâng nghe lời Người", khiến chúng ta không những chỉ hãm mình đôi chút trong mùa chay này, mà còn có thể đóng góp số tiền mà chúng ta tiết kiệm được thêm vào cho những chương trình giúp người vô gia cư, người thiếu ăn, giúp những tổ chức lo cho người thất nghiệp v.v..Đây cũng là cách vâng nghe tiếng Chúa Giêsu.
Có người nói rằng thời giờ là tiền bạc. Vậy chúng ta hãy dùng thời giờ quý báu đó để đi thăm người bệnh, thăm người đơn chiếc, người đau khổ, nghèo đói v.v... Chúng ta có thể sử dụng điện thoại để hỏi thăm người khác trong những thì giờ đó. Những việc làm như vậy hy vọng có thể kéo dài qua khỏi mùa chay. Đây là cách nghe lời Chúa Giêsu mọi lúc, không chỉ trong mùa chay mà thôi. Nhưng, trong đời sống hiện tại, chúng ta thường nghe nhiều âm thanh náo nhiệt của cuộc sống vật chất, làm chúng ta không nghe được tiếng Chúa Giêsu dạy phải làm gì.
Mỗi ngày, chúng ta, như những người môn đệ, chúng ta có thể lập một thời gian biểu riêng để đưa tâm hồn “leo núi”. Đó là dành riêng một ít thời gian trong mùa chay này như một sự tập luyện trong thinh lặng để đọc sách thánh và suy ngắm lời Chúa trong Kinh Thánh. Hay chúng ta có thể dự lớp học Kinh Thánh được tổ chức trong giáo xứ. Đó là cách chúng ta không cần leo lên trên đỉnh núi cao mà vẫn nghe được tiếng Chúa Giêsu.
Bài đọc thứ nhất nói về chuyện Abraham và I-xa-ác. "Chúa muốn thử Abraham". Trong sách Sáng Thế, Chúa thử thách Abraham và bà Sara cả thảy 10 lần. Nhưng lần này là độc đáo nhất. Thiên Chúa bảo Abraham đem I-xa-ác làm của lễ toàn thiêu. Trong Do Thái giáo, câu chuyện này được biết đến như là lễ "Akedah" lễ hiến tế, và được coi là nghi thức chính yếu trong truyền thống thần học, linh đạo và phụng vụ của đạo Do Thái.
Thiên Chúa gọi Abraham, và ông thưa "Này tôi đây". Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy nhiều lần Chúa gọi tên một người nào đó để giao cho một việc gì. Người đó trả lời "Này tôi đây" rồi chờ nghe Chúa phán. Cách trả lời của người đó chứng tỏ là họ đã sẵn sàng, lắng nghe, và tuân lệnh. Vậy khi Chúa gọi ông Abraham, Chúa muốn giao cho ông việc gì? Cũng như khi một người bạn gọi tên mình để nhờ việc gì, chúng ta có bao giờ nghĩ người bạn đó sẽ nhờ một việc độc đáo như việc Chúa giao cho ông Abraham không?
Câu chuyện này còn nghiêm trọng hơn là khi Chúa gọi Abraham, Ngài nhấn mạnh vào mối liên hệ thân thiết giữa ông và I-xa-ác: " Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi,.." Nghe lời ấy thật nghiêm trọng. Thử hỏi chúng ta nghĩ gì nếu nghe lời đó trong tình hình tội phạm đối với trẻ em trong Giáo hội và xã hội chúng ta hiện nay?
Chúng ta còn nhớ Abraham kêu van cầu khẩn xin Chúa đừng phạt dân Xơ-đôm, kẻ lành với người dữ (St18:22-33). Chúng ta thử hỏi tại sao Abraham lại không kêu van về điều Chúa bảo ông ta đem con một lên núi "Mô-ri-gia". Núi đó Abraham không biết, nên Chúa chỉ đường cho ông đi. Sau này chúng ta mới biết trên ngọn núi cao "Mô-ri-gia" đó, sau này sẽ xây đền thờ Jerusalem. Thiên Chúa sẽ được thờ phượng trên đó và của hiến tế sẽ được dâng ở đền thờ Jerusalem. Và chính người Con vô tội, người Con yêu dấu, Chúa Kitô, sẽ hiến tế trên thập giá ở núi Jêrusalem.
Abraham và Sara đặt nhiều hy vọng trên người con yêu dấu của mình. Vì đó là lời hứa của Thiên Chúa, người con đó là dòng dõi của ông bà. Dòng dõi nhiều như sao trên trời, như cát biển. Những người trong tộc họ Abraham chắc cũng rất đỗi ngạc nhiên khi nghe câu chuyện lạ lùng ấy, và làm sao họ nghĩ được Thiên Chúa của ông Abraham lại lạ lùng như vậy?
Thật là một vị Thiên Chúa lạ kỳ? Một Thiên Chúa mời gọi chúng ta đáp lời Ngài với trọn vẹn lòng tin về điều Ngài muốn chúng ta làm. Thật khó cho chúng ta khi trong cuộc sống có những câu hỏi muốn biết Thiên Chúa như là chính Ngài. Vì thế Thiên Chúa của Abraham là một vị Thiên Chúa không dễ gì cảm nhận được Ngài. Câu chuyện trong sách Sáng thế hôm nay, Thiên Chúa có vẻ cố chấp. Ở đây chúng ta thấy Abraham không chút nghi ngờ, không đặt câu hỏi, chỉ làm y như lời Chúa bảo. Ông không hỏi Chúa sẽ làm giao ước như thế nào trong khi ông đem người con duy nhất là dấu chỉ của giao ước đó. Vậy câu hỏi của chúng ta đặt ra về câu chuyện này là: Thử hỏi có nên tín nhiệm Thiên Chúa khi không có một dấu chỉ cụ thể nào để chứng tỏ điều Chúa muốn có thật hay không?
Chúng ta phải khâm phục khi thấy câu chuyện như thế lại được đưa vào trong sách đầu tiên của Kinh thánh. Thật là một sự lạ lùng. Thử hỏi những người thời bấy giờ có muốn thờ một Thiên Chúa huyền bí như vậy chăng? Một Thiên Chúa không như những tượng thần họ làm ra đặt trước mặt họ! Trước đó, Abraham đã có lòng không tin vào Chúa. Nhưng Chúa không quên ông. Nhưng bây giờ, Abraham lại không bị lay động. Vậy ông còn tin tưởng vào Thiên Chúa hay không khi việc Ngài muốn ông làm có thể làm sụp đổ tất cả chương trình giao ước mà Ngài đã hứa?
Trong Kinh Thánh, từ ngày Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, loài người cứ từ từ xa Ngài. Rồi trong câu chuyện ông Abraham và I-xa-ác, thì Thiên Chúa lại quên lời giao ước mới lập với loài người, mà đại diện cho loài người lúc đó là ông Abraham. Trong những chuyện khác của Kinh Thánh, chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng đầy tình thương, và Ngài luôn nương tay tha cho loài người, dù con người cứ tiếp tục phản bội. Thế nên, con người vẫn sẽ bị thử thách luôn mãi trong tương lai.
Những nhà giải thích Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu thêm về câu chuyện của Abraham và I-xa-ác. Họ cho đó là một cách để bãi bỏ thủ tục giết người để tế thần linh của người Ca-na-an. Thiên Chúa của người Israël không đòi hỏi cách tế lễ như vậy. Lời giải thích đó được chứng tỏ trong việc hiến tế I-xa-ác. Câu chuyện này cũng nhắc đến cảnh bắt bớ Dân Chúa đã phải chịu trong lịch sử. Dân Chúa cũng đặt hết niềm tin tưởng vào Chúa như ông Abraham cho dù họ phải trãi qua bao gian nan thử thách.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Lm. Jude Siciliano, OP
Lạy Chúa, này con đây
St. 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18; Tv 116; Rom. 8: 31b-34; Mc 9: 2-10
Anh chị em thân mến,
Trong đời sống của mình, đôi khi chúng ta cảm thấy như đang dứng trên một ngọn núi cao, và chúng ta có thể mượn lời thánh Phêrô để nói: "Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay". Đây là những lúc rất đặc biệt, tương tự như đám cưới của mình hay của người trong gia tộc, hoặc khi nhận được một việc làm vừa ý, hay khi đậu vào đại học mình muốn, hay khi được hưu trí sau những năm làm việc cực nhọc.
Và cũng có lúc trong những kinh nghiệm thường ngày, chúng ta thưa với Chúa: "Chúa ơi ở đây thật là hay". Khi chúng ta thấy đứa con đầu lòng của mình đi những bước đầu tiên, khi chúng ta được ngồi vào bàn ăn cùng với đông đủ gia đình vào một ngày đại lễ, khi uống cà phê với bạn bè than thiết, khi tìm được chỗ ngồi tốt để xem đá bóng, xem đứa cháu nội thao diễn tại một lớp mẫu giáo, hay được nhận vào đội bóng đá trường trung học. Đây là những dịp mà chúng ta cảm thấy như đang đứng trên đỉnh núi cao. Rồi chúng ta có thể thốt ra như thánh Phêrô "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay". Rồi chúng ta cảm tạ Chúa về những dịp này.
Tuy nhiên, đời sống của chúng ta không phải lúc nào cũng cảm thấy thoải mái như thánh Phêrô nói. Chúng ta đã gặp những hoàn cảnh mà không thể nói được như lời thánh Phêrô. Trong thực tế, có lần chúng ta không hề muốn có mặt ở chỗ "đó", hay ở chỗ nào khác: ví như chúng ta không muốn đau ốm, không muốn thất nghiệp, không muốn gia đình gặp việc phiền phức, không muốn thi rớt, không muốn ly dị, không muốn đi hóa trị vì bệnh ung thư, hay không muốn làm một việc mà chúng ta không thích. Chúa Nhật vừa qua, sau lễ, một phụ nữ xin tôi cầu nguyện cho người chị bị ung thư não. Bà ta nói: "thật là một ác mộng!" (Mong anh chị em hiệp với tôi cầu nguyện cho người chị bà ấy). Đây là những lúc chúng ta cảm thấy mình không phải đang đứng trên đỉnh núi cao. Và không cảm thấy ở chỗ đó là hay mà là chính chỗ “chúng ta muốn trốn đi”.
Đối với các dân tộc cổ xưa, và thậm chí một số nơi trong thời nay, núi là nơi gặp gỡ đặc biệt với Thượng đế. "Đi lên núi" là một thuật ngữ được sử dụng cho những người tìm kiếm một mối quan hệ đặc biệt với Thượng đế. Đó là những gì xảy ra với thánh Phêrô, thánh Giacôbê và thánh Gioan, khi các ông lên núi với Chúa Giêsu. Lúc đó, các ông được nhìn thấy Chúa Giêsu một cách khác thường. Và các ông nghe tiếng từ trên mây muốn các ông không những nghe lời Chúa Giêsu trên núi mà còn phải nghe lời Ngài suốt cả đời. Hãy lắng nghe Ngài nói về tình yêu của Thiên Chúa cho chúng ta, hãy nghe Ngài nói là Ngài đã tha tội cho chúng ta; hãy nghe lời Ngài dạy chúng ta phải thương yêu nhau như thế nào, thương yêu cả những kẻ nghịch với chúng ta; hãy nghe lời Ngài trong việc chăm sóc cho người nghèo và quan tâm đến người sống ngoài cộng đoàn chúng ta.
Trong đời sống hiện tại, chúng ta nghe lời Chúa Giêsu dạy về những gì? Đang vào mùa chay, có những người trong chúng ta muốn hãm mình đôi chút bằng cách nhịn ăn kẹo bánh, nhịn xem phim, nhịn uống rượu v.v...Những việc đó giúp chúng ta nhớ đến Chúa và đặt Chúa trên hết mọi sự. Tiếng nói từ trên mây "hãy vâng nghe lời Người", khiến chúng ta không những chỉ hãm mình đôi chút trong mùa chay này, mà còn có thể đóng góp số tiền mà chúng ta tiết kiệm được thêm vào cho những chương trình giúp người vô gia cư, người thiếu ăn, giúp những tổ chức lo cho người thất nghiệp v.v..Đây cũng là cách vâng nghe tiếng Chúa Giêsu.
Có người nói rằng thời giờ là tiền bạc. Vậy chúng ta hãy dùng thời giờ quý báu đó để đi thăm người bệnh, thăm người đơn chiếc, người đau khổ, nghèo đói v.v... Chúng ta có thể sử dụng điện thoại để hỏi thăm người khác trong những thì giờ đó. Những việc làm như vậy hy vọng có thể kéo dài qua khỏi mùa chay. Đây là cách nghe lời Chúa Giêsu mọi lúc, không chỉ trong mùa chay mà thôi. Nhưng, trong đời sống hiện tại, chúng ta thường nghe nhiều âm thanh náo nhiệt của cuộc sống vật chất, làm chúng ta không nghe được tiếng Chúa Giêsu dạy phải làm gì.
Mỗi ngày, chúng ta, như những người môn đệ, chúng ta có thể lập một thời gian biểu riêng để đưa tâm hồn “leo núi”. Đó là dành riêng một ít thời gian trong mùa chay này như một sự tập luyện trong thinh lặng để đọc sách thánh và suy ngắm lời Chúa trong Kinh Thánh. Hay chúng ta có thể dự lớp học Kinh Thánh được tổ chức trong giáo xứ. Đó là cách chúng ta không cần leo lên trên đỉnh núi cao mà vẫn nghe được tiếng Chúa Giêsu.
Bài đọc thứ nhất nói về chuyện Abraham và I-xa-ác. "Chúa muốn thử Abraham". Trong sách Sáng Thế, Chúa thử thách Abraham và bà Sara cả thảy 10 lần. Nhưng lần này là độc đáo nhất. Thiên Chúa bảo Abraham đem I-xa-ác làm của lễ toàn thiêu. Trong Do Thái giáo, câu chuyện này được biết đến như là lễ "Akedah" lễ hiến tế, và được coi là nghi thức chính yếu trong truyền thống thần học, linh đạo và phụng vụ của đạo Do Thái.
Thiên Chúa gọi Abraham, và ông thưa "Này tôi đây". Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy nhiều lần Chúa gọi tên một người nào đó để giao cho một việc gì. Người đó trả lời "Này tôi đây" rồi chờ nghe Chúa phán. Cách trả lời của người đó chứng tỏ là họ đã sẵn sàng, lắng nghe, và tuân lệnh. Vậy khi Chúa gọi ông Abraham, Chúa muốn giao cho ông việc gì? Cũng như khi một người bạn gọi tên mình để nhờ việc gì, chúng ta có bao giờ nghĩ người bạn đó sẽ nhờ một việc độc đáo như việc Chúa giao cho ông Abraham không?
Câu chuyện này còn nghiêm trọng hơn là khi Chúa gọi Abraham, Ngài nhấn mạnh vào mối liên hệ thân thiết giữa ông và I-xa-ác: " Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi,.." Nghe lời ấy thật nghiêm trọng. Thử hỏi chúng ta nghĩ gì nếu nghe lời đó trong tình hình tội phạm đối với trẻ em trong Giáo hội và xã hội chúng ta hiện nay?
Chúng ta còn nhớ Abraham kêu van cầu khẩn xin Chúa đừng phạt dân Xơ-đôm, kẻ lành với người dữ (St18:22-33). Chúng ta thử hỏi tại sao Abraham lại không kêu van về điều Chúa bảo ông ta đem con một lên núi "Mô-ri-gia". Núi đó Abraham không biết, nên Chúa chỉ đường cho ông đi. Sau này chúng ta mới biết trên ngọn núi cao "Mô-ri-gia" đó, sau này sẽ xây đền thờ Jerusalem. Thiên Chúa sẽ được thờ phượng trên đó và của hiến tế sẽ được dâng ở đền thờ Jerusalem. Và chính người Con vô tội, người Con yêu dấu, Chúa Kitô, sẽ hiến tế trên thập giá ở núi Jêrusalem.
Abraham và Sara đặt nhiều hy vọng trên người con yêu dấu của mình. Vì đó là lời hứa của Thiên Chúa, người con đó là dòng dõi của ông bà. Dòng dõi nhiều như sao trên trời, như cát biển. Những người trong tộc họ Abraham chắc cũng rất đỗi ngạc nhiên khi nghe câu chuyện lạ lùng ấy, và làm sao họ nghĩ được Thiên Chúa của ông Abraham lại lạ lùng như vậy?
Thật là một vị Thiên Chúa lạ kỳ? Một Thiên Chúa mời gọi chúng ta đáp lời Ngài với trọn vẹn lòng tin về điều Ngài muốn chúng ta làm. Thật khó cho chúng ta khi trong cuộc sống có những câu hỏi muốn biết Thiên Chúa như là chính Ngài. Vì thế Thiên Chúa của Abraham là một vị Thiên Chúa không dễ gì cảm nhận được Ngài. Câu chuyện trong sách Sáng thế hôm nay, Thiên Chúa có vẻ cố chấp. Ở đây chúng ta thấy Abraham không chút nghi ngờ, không đặt câu hỏi, chỉ làm y như lời Chúa bảo. Ông không hỏi Chúa sẽ làm giao ước như thế nào trong khi ông đem người con duy nhất là dấu chỉ của giao ước đó. Vậy câu hỏi của chúng ta đặt ra về câu chuyện này là: Thử hỏi có nên tín nhiệm Thiên Chúa khi không có một dấu chỉ cụ thể nào để chứng tỏ điều Chúa muốn có thật hay không?
Chúng ta phải khâm phục khi thấy câu chuyện như thế lại được đưa vào trong sách đầu tiên của Kinh thánh. Thật là một sự lạ lùng. Thử hỏi những người thời bấy giờ có muốn thờ một Thiên Chúa huyền bí như vậy chăng? Một Thiên Chúa không như những tượng thần họ làm ra đặt trước mặt họ! Trước đó, Abraham đã có lòng không tin vào Chúa. Nhưng Chúa không quên ông. Nhưng bây giờ, Abraham lại không bị lay động. Vậy ông còn tin tưởng vào Thiên Chúa hay không khi việc Ngài muốn ông làm có thể làm sụp đổ tất cả chương trình giao ước mà Ngài đã hứa?
Trong Kinh Thánh, từ ngày Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, loài người cứ từ từ xa Ngài. Rồi trong câu chuyện ông Abraham và I-xa-ác, thì Thiên Chúa lại quên lời giao ước mới lập với loài người, mà đại diện cho loài người lúc đó là ông Abraham. Trong những chuyện khác của Kinh Thánh, chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng đầy tình thương, và Ngài luôn nương tay tha cho loài người, dù con người cứ tiếp tục phản bội. Thế nên, con người vẫn sẽ bị thử thách luôn mãi trong tương lai.
Những nhà giải thích Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu thêm về câu chuyện của Abraham và I-xa-ác. Họ cho đó là một cách để bãi bỏ thủ tục giết người để tế thần linh của người Ca-na-an. Thiên Chúa của người Israël không đòi hỏi cách tế lễ như vậy. Lời giải thích đó được chứng tỏ trong việc hiến tế I-xa-ác. Câu chuyện này cũng nhắc đến cảnh bắt bớ Dân Chúa đã phải chịu trong lịch sử. Dân Chúa cũng đặt hết niềm tin tưởng vào Chúa như ông Abraham cho dù họ phải trãi qua bao gian nan thử thách.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Lm. Jude Siciliano, OP