Dan Lee
03-06-2009, 01:08 AM
SUY NIỆM LỜI CHÚA CHÚA NHẬT II MÙA CHAY
Chiêm ngưỡng trước vinh quang
Mc 9, 2-10
Sáu ngày sau, rất có thể là sau ngày Phêrô tuyên tín Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống và cũng sau khi ông bị khiển trách là Xatan vì khuyên can Thầy đừng đi vào con đường khổ nạn như Người đã tiên báo, được thánh sử Mátthêu ghi lại (x. Mt 16, 13-23), Chúa Giêsu dẫn ba môn đệ lên núi, cho các ông chiêm ngưỡng vinh quang rạng ngời của Thiên Chúa đúng như Phêrô đã tuyên xưng trước đó. Với biến cố này, Chúa Giêsu muốn cho Phêrô, Giacôbê và Gioan cũng như cho mỗi người chúng ta chiêm ngưỡng trước vinh quang mà Người sẽ lãnh nhận cách hoàn hảo sau cuộc Thương Khó.
Đem ba môn đệ đi theo mình, Chúa Giêsu không chỉ muốn các ông chứng kiến, chạm đến con người Thiên tính của Người; không chỉ muốn các ông nghe trực tiếp lời minh chứng của Chúa Cha về Người mà còn để củng cố niềm tin cho các ông nữa. Lý do vì các ông là những người đầu tiên bước theo Chúa. Các ông là những cột trụ của Giáo hội sau này. Chính vì thế, biến cố hôm nay là một biến cố rất quan trọng cho đức tin của các ông mà Chúa Giêsu cách nào đó muốn tỏ hiện để củng cố niềm tin vốn còn non yếu nơi con người các ông.
Ba môn đệ đã thấy gì? Tin mừng cho chúng ta biết các ông đã thấy Chúa Giêsu tạm thời từ bỏ hình dạng bình thường của con người để mặc lấy một hình dạng khác ẩn chứa một bản tính vô hình. Các ông còn được chiêm ngưỡng y phục của Thầy “trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy”. Chúng ta biết, các tác giả thể văn khải huyền thường miêu tả sự sáng ngời của những người lành thánh bằng hình ảnh sáng chói rực rỡ tựa mặt trời. Như thế, hình dạng và y phục của Chúa Giêsu cho thấy hào quang Thiên tính trong ngày hiển dung không thể diễn tả, nhằm giúp cho các môn đệ chiêm ngưỡng vẻ đẹp vinh quang rạng ngời của Chúa Giêsu.
Bên cạnh đó, cả ba môn đệ đều chứng kiến sự hiện diện của hai nhân vật vĩ đại trong Cựu ước là Môsê và Êlia đàm đạo với Chúa Giêsu. Chiêm ngưỡng cảnh huy hoàng này khiến thánh phêrô phải thốt lên : “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay” và xin được dựng lều ngay lập tức để giữ mãi giây phút thiên đàng ấy. Không phải ngẫu nhiên mà Tin mừng Nhất lãm đều nói đến sự hiện diện của hai nhân vật trong Cựu ước là Môsê và Êlia.
Chúng ta biết, Môsê và Êlia là hai nhân vật quan trọng của Cựu ước cũng như trong lịch sử dân Dothái. Môsê đại diện cho Lề luật Dothái. Thông qua ông, Giavê Thiên Chúa đã ban xuống cho dân Người những giới luật làm kim chỉ nam, hướng dẫn tinh thần cho dân tộc Dothái. Môsê chính là con người của Biển Đỏ, con người của núi Xinai và là con người của cuộc Xuất hành. Còn Êlia là một Ngôn sứ vĩ đại, ông đại diện các Ngôn sứ. Chính ông là người chịu nhiều đau khổ vì Giavê Thiên Chúa, vì dân tộc Israel để rồi sau đó được cất lên trong vinh quang.
Cả hai ông đều có kinh nghiệm tiếp xúc với Giavê Thiên Chúa và được chiêm ngưỡng vinh quang của Người trên núi Sinai và Khôrếp. Đặc biệt hơn, khi nhắc đến tên hai ông, Tin mừng Nhất lãm không chỉ chỉ nhắc đến những công trạng của các ông mà còn nhắc đến toàn bộ Kinh thánh Cựu ước mà hai ông đại diện. Mà Kinh thánh Cựu ước là gì nếu không phải là lời loan báo về một Đấng Mêsia chịu nhiều đau khổ để đạt đến vinh quang?
Các môn đệ còn được nghe tiếng nói phát xuất từ Chúa Cha xác nhận nhân thân của Thầy: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người”. Chúng ta nghe rất quen câu nói này, bởi đã một lần được nhắc đến trên dòng sông Giođan khi Chúa Giêsu chịu phép rửa. Đồng thời chúng ta cũng thấy lạ, bởi hôm nay Chúa Cha không chỉ tái khẳng định lời Người đã nói mà còn kéo thêm một lệnh truyền: hãy vâng nghe lời Người. Ngày xưa, dân Dothái được khuyên nhủ hãy vâng nghe lời Môsê và các ngôn sứ là những người thay mặt Giavê Thiên Chúa đến lãnh đạo họ. Ngày nay, Chúa Giêsu chính là Môsê mới và chính Chúa Cha nhắc nhớ các môn đệ cũng như cho tất cả chúng ta hãy vâng nghe lời Người, mời gọi các ông biết đón nhận những biến cố trong cuộc Khổ nạn – Phục sinh của Thầy để có thể trở nên những chứng nhân đích thực.
Mùa Chay chỉ thực sự có ý nghĩa khi mỗi người chúng ta để cho Chúa biến đổi đời sống mình. Biến hình là hiến mình. Chúa biến hình nhằm giúp chúng ta ý thức rằng vinh quang mà Chúa tỏ hiện hôm nay sẽ trở nên trọn vẹn khi Người chấp nhận cuộc Khổ nạn, chấp nhận thập giá để cứu rỗi nhân loại. Mỗi người chúng ta cũng được mời gọi biến đổi khi biết chấp nhận một cuộc thanh tẩy tâm hồn, tránh xa những cạm bẫy tội lỗi, những tư lợi nhỏ nhen ích kỷ hầu có thể đón nhận ơn thánh Chúa.
Lm Joseph Phạm Ngọc Ngôn,Csjb
Chiêm ngưỡng trước vinh quang
Mc 9, 2-10
Sáu ngày sau, rất có thể là sau ngày Phêrô tuyên tín Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống và cũng sau khi ông bị khiển trách là Xatan vì khuyên can Thầy đừng đi vào con đường khổ nạn như Người đã tiên báo, được thánh sử Mátthêu ghi lại (x. Mt 16, 13-23), Chúa Giêsu dẫn ba môn đệ lên núi, cho các ông chiêm ngưỡng vinh quang rạng ngời của Thiên Chúa đúng như Phêrô đã tuyên xưng trước đó. Với biến cố này, Chúa Giêsu muốn cho Phêrô, Giacôbê và Gioan cũng như cho mỗi người chúng ta chiêm ngưỡng trước vinh quang mà Người sẽ lãnh nhận cách hoàn hảo sau cuộc Thương Khó.
Đem ba môn đệ đi theo mình, Chúa Giêsu không chỉ muốn các ông chứng kiến, chạm đến con người Thiên tính của Người; không chỉ muốn các ông nghe trực tiếp lời minh chứng của Chúa Cha về Người mà còn để củng cố niềm tin cho các ông nữa. Lý do vì các ông là những người đầu tiên bước theo Chúa. Các ông là những cột trụ của Giáo hội sau này. Chính vì thế, biến cố hôm nay là một biến cố rất quan trọng cho đức tin của các ông mà Chúa Giêsu cách nào đó muốn tỏ hiện để củng cố niềm tin vốn còn non yếu nơi con người các ông.
Ba môn đệ đã thấy gì? Tin mừng cho chúng ta biết các ông đã thấy Chúa Giêsu tạm thời từ bỏ hình dạng bình thường của con người để mặc lấy một hình dạng khác ẩn chứa một bản tính vô hình. Các ông còn được chiêm ngưỡng y phục của Thầy “trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy”. Chúng ta biết, các tác giả thể văn khải huyền thường miêu tả sự sáng ngời của những người lành thánh bằng hình ảnh sáng chói rực rỡ tựa mặt trời. Như thế, hình dạng và y phục của Chúa Giêsu cho thấy hào quang Thiên tính trong ngày hiển dung không thể diễn tả, nhằm giúp cho các môn đệ chiêm ngưỡng vẻ đẹp vinh quang rạng ngời của Chúa Giêsu.
Bên cạnh đó, cả ba môn đệ đều chứng kiến sự hiện diện của hai nhân vật vĩ đại trong Cựu ước là Môsê và Êlia đàm đạo với Chúa Giêsu. Chiêm ngưỡng cảnh huy hoàng này khiến thánh phêrô phải thốt lên : “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay” và xin được dựng lều ngay lập tức để giữ mãi giây phút thiên đàng ấy. Không phải ngẫu nhiên mà Tin mừng Nhất lãm đều nói đến sự hiện diện của hai nhân vật trong Cựu ước là Môsê và Êlia.
Chúng ta biết, Môsê và Êlia là hai nhân vật quan trọng của Cựu ước cũng như trong lịch sử dân Dothái. Môsê đại diện cho Lề luật Dothái. Thông qua ông, Giavê Thiên Chúa đã ban xuống cho dân Người những giới luật làm kim chỉ nam, hướng dẫn tinh thần cho dân tộc Dothái. Môsê chính là con người của Biển Đỏ, con người của núi Xinai và là con người của cuộc Xuất hành. Còn Êlia là một Ngôn sứ vĩ đại, ông đại diện các Ngôn sứ. Chính ông là người chịu nhiều đau khổ vì Giavê Thiên Chúa, vì dân tộc Israel để rồi sau đó được cất lên trong vinh quang.
Cả hai ông đều có kinh nghiệm tiếp xúc với Giavê Thiên Chúa và được chiêm ngưỡng vinh quang của Người trên núi Sinai và Khôrếp. Đặc biệt hơn, khi nhắc đến tên hai ông, Tin mừng Nhất lãm không chỉ chỉ nhắc đến những công trạng của các ông mà còn nhắc đến toàn bộ Kinh thánh Cựu ước mà hai ông đại diện. Mà Kinh thánh Cựu ước là gì nếu không phải là lời loan báo về một Đấng Mêsia chịu nhiều đau khổ để đạt đến vinh quang?
Các môn đệ còn được nghe tiếng nói phát xuất từ Chúa Cha xác nhận nhân thân của Thầy: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người”. Chúng ta nghe rất quen câu nói này, bởi đã một lần được nhắc đến trên dòng sông Giođan khi Chúa Giêsu chịu phép rửa. Đồng thời chúng ta cũng thấy lạ, bởi hôm nay Chúa Cha không chỉ tái khẳng định lời Người đã nói mà còn kéo thêm một lệnh truyền: hãy vâng nghe lời Người. Ngày xưa, dân Dothái được khuyên nhủ hãy vâng nghe lời Môsê và các ngôn sứ là những người thay mặt Giavê Thiên Chúa đến lãnh đạo họ. Ngày nay, Chúa Giêsu chính là Môsê mới và chính Chúa Cha nhắc nhớ các môn đệ cũng như cho tất cả chúng ta hãy vâng nghe lời Người, mời gọi các ông biết đón nhận những biến cố trong cuộc Khổ nạn – Phục sinh của Thầy để có thể trở nên những chứng nhân đích thực.
Mùa Chay chỉ thực sự có ý nghĩa khi mỗi người chúng ta để cho Chúa biến đổi đời sống mình. Biến hình là hiến mình. Chúa biến hình nhằm giúp chúng ta ý thức rằng vinh quang mà Chúa tỏ hiện hôm nay sẽ trở nên trọn vẹn khi Người chấp nhận cuộc Khổ nạn, chấp nhận thập giá để cứu rỗi nhân loại. Mỗi người chúng ta cũng được mời gọi biến đổi khi biết chấp nhận một cuộc thanh tẩy tâm hồn, tránh xa những cạm bẫy tội lỗi, những tư lợi nhỏ nhen ích kỷ hầu có thể đón nhận ơn thánh Chúa.
Lm Joseph Phạm Ngọc Ngôn,Csjb