Dan Lee
03-06-2009, 09:00 PM
CHÚA NHẬT II MC năm B
MUÔN NGÀN TRẠNG THÁI
Thưa quý vị.
Khi nghe tác giả Tin mừng kể: "Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ" như thánh Marcô làm hôm nay, chúng ta liền liên tưởng đến một điều mặc khải đặc biệt dành cho các ông. Những lần khác thánh Marcô nhắc tới là đoạn 4 câu 34, đoạn 13 câu 3. Tuy nhiên, chúng ta không hiểu chính xác Chúa đã mặc khải điều gì trong ngày hôm nay, bởi lẽ cứ như mạch văn thì chẳng biết câu truyện biến hình xảy ra ở đâu và lúc nào.
"Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo mình... tới một ngọn núi cao".
Một vài nhà chú giải cho là câu truyện xảy ra sau khi Ngài chỗi dậy từ cõi chết. Thánh Marcô đặt lên sớm hơn để giúp đỡ độc giả nhận ra ý nghĩa thâm sâu những điều Chúa dậy và thực hiện trong sứ vụ rao giảng của Ngài. Lý do, cụm từ "sáu ngày sau" thường được hiểu là sau cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài. Câu truyện biến đổi hình dạng cũng có nhiệm vụ giúp đỡ độc giả định giá lại cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu trong ánh sáng phục sinh, bởi lẽ chính Chúa Giêsu cũng đã nói đến biến cố đó khi các ngài từ trên núi đi xuống, trở về với cuộc sống bận rộn thường nhật. "Ở trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại".
Phúc âm nhấn mạnh sự xuất hiện của Êlia và Môsê. Nhưng tại sao lại hai ông mà không phải các nhân vật Thánh kinh khác? Ví dụ như Abraham và Sara, hai tổ phụ vĩ đại của đức tin? Họ chẳng thích hợp cho bối cảnh hay sao? Còn vua Đavit? Ông vua danh tiếng của đạo Do thái, đứng làm biểu tượng cho rất nhiều giá trị đạo, đời? Ông vua dũng mãnh nhất trong lịch sử, đứng đối lập với vai trò người tôi tớ đau khổ của Giavê, tức Đức Giêsu, không thích hợp lắm sao? Thực tế thì chúng ta chỉ có Êlia và Môsê với ý nghĩa thần học vững vàng. Theo quan niệm Do thái, Êlia phải đến trước dọn đường cho Đấng Messia, tức Đấng Thiên Sai. Êlia là một ngôn sứ lớn. Như vậy, sự hiện diện của ông gợi lên ước vọng thiên sai của dân tộc Do thái, đồng thời giữ vai trò người tôi tớ trung tín của sách Isaia. Chúa Giêsu vừa là Đấng Thiên Sai, vừa là tôi trung của Giavê Thiên Chúa. Nhân vật Môsê đã đưa Israel thoát khỏi kiếp sống nô lệ ở Ai-cập, Chúa Giêsu cũng sẽ thực hiện công việc như thế, nhưng rộng lớn hơn, không phải cho một dân tộc, mà là toàn thể loài người khỏi vòng kìm kẹp của tội lỗi. Điều quan trọng là cả hai Môsê và Êlia đều phai mờ vào trong đám mây, còn lại một mình Chúa Giêsu trước mặt các tông đồ. Bây giờ họ chẳng còn phải nhìn vào ai nữa ngoài Chúa Giêsu. Đây là bài học cho các tín hữu. Chúng ta nhìn vào đâu để tìm ra tiếng nói ngôn sứ và sự cứu thoát khỏi tội lỗi? Chính là vào Chúa Giêsu biến hình !
Một ý tưởng khác về Đấng Thiên Sai nằm ở ước vọng của thánh Phêrô làm ba lều tưởng niệm giây phút hiển dung. Khi tôi còn là một đứa trẻ sống ở Brooklyn, New York, Mỹ, gần những người bạn Do thái láng giềng. Để cử hành lễ Sukkoth (lễ lều trại), họ làm những chiếc lều bằng gỗ trên các cổng ra vào hay trong các sân sau nhà. Đây là dịp lễ truyền thống để tạ ơn Thiên Chúa sau mùa gặt hái. Chuyển ý sang cho chúng ta là Bí tích Thánh thể, Hội thánh cũng gọi là "tạ ơn", tiếng Latinh là Eucharistia. Chúa Giêsu là mùa màng bội thu của mọi tín hữu. Bánh rượu là những hoa màu ruộng đất, cộng với lao động của con người thành lễ vật chúng ta dâng tiến Thiên Chúa làm lễ tạ ơn. Như thế, trong Đức Ki-tô chúng ta nhận ra được đầy đủ những ơn huệ thượng đế ban cho loài người. Trong bài đọc thứ hai thánh Phaolô quả quyết: "Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta sao? ". Vậy, ơn cứu độ là ơn nhưng không thượng đế ban qua Chúa Giêsu, và chúng ta được tự do vào thiên đàng miễn là theo đúng con đường Đức Ki-tô đã chỉ vẽ.
Ba "lều" thánh Phêrô đề nghị còn gợi nhớ lại con đường gập ghềnh dân Do thái phải trải qua trong sa mạc để đến đất hứa. Con đường này chính Thiên Chúa đã chọn và dẫn đưa họ đến bến bờ tự do. Bao nhiêu gian khổ, nhọc nhằn đến nỗi Thiên Chúa đã tự mạc khải mình để củng cố Đức tin cho họ. Dầu vậy, họ vẫn phản bội, thất bại trong nếp sống đạo đức của cả một dân tộc, kêu ca, bái lạy tà thần, nhát đảm, nhiều lần nổi dậy chống lại Moisen, chống lại Đức Chúa của mình. Đó cũng là hình ảnh của chúng ta, của Hội thánh hữu hình hôm nay. Chúng ta cũng cần dừng lại trong "lều" nội tâm để nhìn lại tư cách sống trước Thánh thể, lễ tạ ơn của mỗi người. Một mặt để cử hành, tưởng niệm lòng trung tín của Đức Chúa Trời, mặt khác để chúng ta đủ can đảm bỏ ngọn núi diễm phúc, trở về với đời sống thánh hiến như của Chúa Giêsu, hoạt động giữa đồng bào, đồng loại, thi thố từ bi bác ái, giúp đỡ tha nhân, làm chứng cho một Thiên Chúa tốt lành, rộng lượng. Chẳng phải tiền bạc là thứ duy nhất chúng ta buộc cho đi, còn nhiều cái khác nữa như lòng nhân ái, thông cảm, tính hoà đồng, hy vọng, tha thứ... và nhất là sự thật. Bởi sự thật sẽ giải phóng và cứu rỗi nhân loại. Sở dĩ còn chiến tranh, thiếu vắng hoà bình là bởi vì nhân loại chưa có sự thật, còn nghi ngờ lẫn nhau, cho nên còn hận thù, ghen ghét. Sự đe doạ nổ ra chiến cuộc ở Iraq là một bằng chứng rất cụ thể. Đối với người tín hữu, không có lâu đài vĩnh viễn, không có "hồng lâu mộng" trên đỉnh núi Tabor. Họ phải dựng "lều" khắp thế gian để rao truyền lòng Chúa xót thương. Phêrô đã lầm, bởi ông ích kỷ, muốn "định chế hoá" những gì ông được xem thấy trên ngọn núi cao. Nhưng Chúa Giêsu dẫn ông xuống núi và không cho tiết lộ hạnh phúc tương lai, phải trở về với những khó khăn, nhọc nhằn thường nhật giữa các môn đệ khác, anh em, đồng bào của mình. Đây là điểm hết sức quan trọng chúng ta phải ghi nhớ: Chia sẻ hạnh phúc với người khác trong gian khổ, bất hạnh và gian truân. Không đứng trên nơi cao nhìn xuống đồng loại đang quằn quại trong đau thương. Khuynh hướng chung hiện thời là giống ký lục, biệt phái thuở xưa, "định chế hoá" đức tin bằng những ngôi nhà thờ kiên cố, huy hoàng, rồi ngày ngày lui tới tận hưởng an toàn, ấm cúng. Trong khi đáng lý phải quan tâm đến những nơi khác cần thiết hơn. Tôi biết ở một giáo xứ kia, người ta tối thiểu hoá ngân sách giúp đỡ người nghèo để có tiền tân trang ngôi nhà nguyện Thánh thể. Đúng không thưa quí vị? Câu trả lời hợp lý là không đúng. Tuy nhiên, đại loại là vẫn như thế cả, vì danh dự cá nhân.
Sở dĩ Chúa cấm các môn đệ không được tiết lộ biến cố huy hoàng mà họ vừa được mục kích, là vì họ chưa hiểu hoàn toàn đầy đủ ý nghĩa cuộc đời của Ngài. Ngài còn phải trải qua chống đối, đau khổ, nhục nhã và cái chết. Chỉ khi nào họ chứng kiến Ngài sống lại và lên trời, lúc ấy mới thấy được toàn bộ ý nghĩa sự hiện diện của Ngài giữa họ, giữa dân tộc Do thái và loài người.
Đến đây tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm mà tôi vừa trải qua trong gia đình. Sớm muộn quí vị cũng có dịp tiếp cận với nó. Được tin cấp báo, tôi trở về Brooklyn. Cha tôi 96 tuổi đang hấp hối. Khi còn khoẻ mạnh cụ luôn có thái độ lạc quan, yêu đời. Cụ làm nghề đưa thơ, là nguồn vui hàng ngày cho gia đình và hàng xóm láng giềng. Bất cứ cái gì cụ cũng là niềm vui cả. Ngày lễ, Chúa nhật, thức ăn, đồ uống, quần áo, chó mèo, gà vịt, những cuộc đi dã ngoại xa gần... Chúng tôi cứ nhìn cụ mà vui đùa. Bỗng nhiên cụ bị bạo bệnh, nằm liệt, bất động trên giường, vật lộn để thở và thiếp ngủ suốt ngày. Bây giờ cụ gầy ốm trông thấy, hình hài cụ đang phai mờ dần. Trông thấy cụ tôi lại được yên ủi bởi nhớ đến câu truyện Chúa Giêsu biến đổi hình dạng. Hôm qua chúng tôi đã xức dầu bệnh nhân cho cụ. Cụ vui vẻ hẳn, cứ gọi con cháu đến mà khoe, khoe cái cuộc đời theo Chúa của cụ. Ngày mai cụ sẽ được biến hình với Chúa, tôi hy vọng như vậy, không phải nhất thời mà vĩnh viễn. Một ngày nào đó chúng ta sẽ được chia sẻ biến cố đó với cụ, vui như cụ. Câu truyện gia đình tôi là vậy, tôi tin chắc nó cũng là câu truyện của mọi gia đình trong xứ đạo.
Chính xác thì biến cố hiển dung giữ vai trò nào trong cuộc sống của Chúa Giêsu? Chắc chắn Ngài không thường xuyên biến đổi hình dạng. Điệu bộ Ngài vẫn là một bác thợ mộc nghèo khổ làng Nazareth, bỏ nghề đi lang thang với một nhóm người hiếu kỳ theo sau. Quần áo Ngài vẫn chẳng khi nào nên "trắng như tuyết "”. Nhưng sự biến hình của Ngài liên tục xảy ra trong lời giảng dạy và công việc Ngài làm. Nó biến đổi thiên hạ nên tốt, nên bạn hữu với Đức Chúa Trời: Kẻ có tội ăn năn thống hối, người nghèo khổ, quân vô lại được mời vào bàn tiệc hoàng gia. Người tứ thế cô thân được trao quyền bính nước trời. Đàn bà, con nít (thời đó bị khinh bỉ) được tôn lên hàng khanh tướng. Hạng khố rách áo ôm được phong làm vua chúa, mặc cẩm bào rực rỡ. Người quyền thế, kẻ giàu sang bán hết gia tài phân phát cho người nghèo hèn, trở thành những môn đệ nhân từ, đạo hạnh. Người ốm đau được ban sức khỏe, què quặt đi được, người câm nói được, người mù xem thấy ánh sáng Chúa phục sinh, nhảy nhót như nai rừng.
Ngày nay, ơn hiển dung của Chúa Giêsu vẫn còn chiếu toả trên Giáo hội và thế giới. Chúng ta không thể chối cãi chân lý này. Nó là một điều lương tâm phải tin nhận. Nhưng nó biến đổi chúng ta ra sao? Liệu nó có đủ sức mạnh tẩy não chúng ta từ những tư tưởng bè phái, khép kín, giai cấp, đặc quyền, đặc lợi, loại trừ, xa lạ thành những con người yêu thương, nhân ái, cởi mở, chấp nhận người khác như anh chị em mình? Liệu nó có khả năng thúc giục chúng ta nhìn Giáo hội như những dân cư “lều trại” cùng đồng hành với nhau vượt sa mạc hơn là các công nhân xây dựng đền đài? Liệu chúng ta có đủ can đảm luôn đeo băng "WWJD" và nhìn thấy nhu cầu chung quanh để hy sinh cứu giúp? (WWJD = what would Jesus do? = Chúa Giêsu làm gì trong hoàn cảnh này?). Chúng ta thành thật kêu xin Chúa Thánh thể hôm nay để ơn hiển dung của Ngài thực sự biến đổi chúng ta, toàn giáo xứ, thành những con người tốt, bạn của Thiên Chúa. Xin thánh nhan Ngài chiếu toả hơn nữa trên tâm hồn các tín hữu, để qua họ, thiên hạ nhận ra lòng Thiên Chúa tốt lành. Tội lỗi đến mấy đi nữa thì cũng được vào sống trong Nước Ngài.
Chúa Kitô đã phục sinh và chúng ta đã được nghe toàn thể câu truyện. Ơn hiển dung của Ngài không phải là "tia chớp từ đáy chảo", "thỏi vàng của đứa điên rồ, phỉnh gạt". Tuy nó không luôn luôn sáng chói, dễ nhận ra. Nhưng mãi mãi là chân thật. Nếu chúng ta cất công nhìn kỹ hơn vào muôn vàn hình thức nguỵ trang của nó, trên những mảnh đời bất hạnh, chúng ta sẽ ngạc nhiên nhận ra nó có mặt ở đấy từ lâu. Ngài cũng hiện diện và biến đổi chúng ta khi vâng lời Ngài, chúng ta tha thứ cho nhau, ôm hôn nhau trong bình an và nhất là rước lễ sốt sắng. Giống như các tông đồ, Ngài cũng dẫn đưa chúng ta đi riêng ra một chỗ, chỉ mình Ngài với chúng ta, khi cử hành Phụng vụ Thánh lễ. Rồi trở lại đời sống thường nhật, chúng ta sẽ cũng lại thấy Ngài tàng hình khéo léo trong muôn ngàn trạng thái thần linh. Amen
Lm. Jude Siciliano, OP.
MUÔN NGÀN TRẠNG THÁI
Thưa quý vị.
Khi nghe tác giả Tin mừng kể: "Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ" như thánh Marcô làm hôm nay, chúng ta liền liên tưởng đến một điều mặc khải đặc biệt dành cho các ông. Những lần khác thánh Marcô nhắc tới là đoạn 4 câu 34, đoạn 13 câu 3. Tuy nhiên, chúng ta không hiểu chính xác Chúa đã mặc khải điều gì trong ngày hôm nay, bởi lẽ cứ như mạch văn thì chẳng biết câu truyện biến hình xảy ra ở đâu và lúc nào.
"Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo mình... tới một ngọn núi cao".
Một vài nhà chú giải cho là câu truyện xảy ra sau khi Ngài chỗi dậy từ cõi chết. Thánh Marcô đặt lên sớm hơn để giúp đỡ độc giả nhận ra ý nghĩa thâm sâu những điều Chúa dậy và thực hiện trong sứ vụ rao giảng của Ngài. Lý do, cụm từ "sáu ngày sau" thường được hiểu là sau cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài. Câu truyện biến đổi hình dạng cũng có nhiệm vụ giúp đỡ độc giả định giá lại cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu trong ánh sáng phục sinh, bởi lẽ chính Chúa Giêsu cũng đã nói đến biến cố đó khi các ngài từ trên núi đi xuống, trở về với cuộc sống bận rộn thường nhật. "Ở trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại".
Phúc âm nhấn mạnh sự xuất hiện của Êlia và Môsê. Nhưng tại sao lại hai ông mà không phải các nhân vật Thánh kinh khác? Ví dụ như Abraham và Sara, hai tổ phụ vĩ đại của đức tin? Họ chẳng thích hợp cho bối cảnh hay sao? Còn vua Đavit? Ông vua danh tiếng của đạo Do thái, đứng làm biểu tượng cho rất nhiều giá trị đạo, đời? Ông vua dũng mãnh nhất trong lịch sử, đứng đối lập với vai trò người tôi tớ đau khổ của Giavê, tức Đức Giêsu, không thích hợp lắm sao? Thực tế thì chúng ta chỉ có Êlia và Môsê với ý nghĩa thần học vững vàng. Theo quan niệm Do thái, Êlia phải đến trước dọn đường cho Đấng Messia, tức Đấng Thiên Sai. Êlia là một ngôn sứ lớn. Như vậy, sự hiện diện của ông gợi lên ước vọng thiên sai của dân tộc Do thái, đồng thời giữ vai trò người tôi tớ trung tín của sách Isaia. Chúa Giêsu vừa là Đấng Thiên Sai, vừa là tôi trung của Giavê Thiên Chúa. Nhân vật Môsê đã đưa Israel thoát khỏi kiếp sống nô lệ ở Ai-cập, Chúa Giêsu cũng sẽ thực hiện công việc như thế, nhưng rộng lớn hơn, không phải cho một dân tộc, mà là toàn thể loài người khỏi vòng kìm kẹp của tội lỗi. Điều quan trọng là cả hai Môsê và Êlia đều phai mờ vào trong đám mây, còn lại một mình Chúa Giêsu trước mặt các tông đồ. Bây giờ họ chẳng còn phải nhìn vào ai nữa ngoài Chúa Giêsu. Đây là bài học cho các tín hữu. Chúng ta nhìn vào đâu để tìm ra tiếng nói ngôn sứ và sự cứu thoát khỏi tội lỗi? Chính là vào Chúa Giêsu biến hình !
Một ý tưởng khác về Đấng Thiên Sai nằm ở ước vọng của thánh Phêrô làm ba lều tưởng niệm giây phút hiển dung. Khi tôi còn là một đứa trẻ sống ở Brooklyn, New York, Mỹ, gần những người bạn Do thái láng giềng. Để cử hành lễ Sukkoth (lễ lều trại), họ làm những chiếc lều bằng gỗ trên các cổng ra vào hay trong các sân sau nhà. Đây là dịp lễ truyền thống để tạ ơn Thiên Chúa sau mùa gặt hái. Chuyển ý sang cho chúng ta là Bí tích Thánh thể, Hội thánh cũng gọi là "tạ ơn", tiếng Latinh là Eucharistia. Chúa Giêsu là mùa màng bội thu của mọi tín hữu. Bánh rượu là những hoa màu ruộng đất, cộng với lao động của con người thành lễ vật chúng ta dâng tiến Thiên Chúa làm lễ tạ ơn. Như thế, trong Đức Ki-tô chúng ta nhận ra được đầy đủ những ơn huệ thượng đế ban cho loài người. Trong bài đọc thứ hai thánh Phaolô quả quyết: "Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta sao? ". Vậy, ơn cứu độ là ơn nhưng không thượng đế ban qua Chúa Giêsu, và chúng ta được tự do vào thiên đàng miễn là theo đúng con đường Đức Ki-tô đã chỉ vẽ.
Ba "lều" thánh Phêrô đề nghị còn gợi nhớ lại con đường gập ghềnh dân Do thái phải trải qua trong sa mạc để đến đất hứa. Con đường này chính Thiên Chúa đã chọn và dẫn đưa họ đến bến bờ tự do. Bao nhiêu gian khổ, nhọc nhằn đến nỗi Thiên Chúa đã tự mạc khải mình để củng cố Đức tin cho họ. Dầu vậy, họ vẫn phản bội, thất bại trong nếp sống đạo đức của cả một dân tộc, kêu ca, bái lạy tà thần, nhát đảm, nhiều lần nổi dậy chống lại Moisen, chống lại Đức Chúa của mình. Đó cũng là hình ảnh của chúng ta, của Hội thánh hữu hình hôm nay. Chúng ta cũng cần dừng lại trong "lều" nội tâm để nhìn lại tư cách sống trước Thánh thể, lễ tạ ơn của mỗi người. Một mặt để cử hành, tưởng niệm lòng trung tín của Đức Chúa Trời, mặt khác để chúng ta đủ can đảm bỏ ngọn núi diễm phúc, trở về với đời sống thánh hiến như của Chúa Giêsu, hoạt động giữa đồng bào, đồng loại, thi thố từ bi bác ái, giúp đỡ tha nhân, làm chứng cho một Thiên Chúa tốt lành, rộng lượng. Chẳng phải tiền bạc là thứ duy nhất chúng ta buộc cho đi, còn nhiều cái khác nữa như lòng nhân ái, thông cảm, tính hoà đồng, hy vọng, tha thứ... và nhất là sự thật. Bởi sự thật sẽ giải phóng và cứu rỗi nhân loại. Sở dĩ còn chiến tranh, thiếu vắng hoà bình là bởi vì nhân loại chưa có sự thật, còn nghi ngờ lẫn nhau, cho nên còn hận thù, ghen ghét. Sự đe doạ nổ ra chiến cuộc ở Iraq là một bằng chứng rất cụ thể. Đối với người tín hữu, không có lâu đài vĩnh viễn, không có "hồng lâu mộng" trên đỉnh núi Tabor. Họ phải dựng "lều" khắp thế gian để rao truyền lòng Chúa xót thương. Phêrô đã lầm, bởi ông ích kỷ, muốn "định chế hoá" những gì ông được xem thấy trên ngọn núi cao. Nhưng Chúa Giêsu dẫn ông xuống núi và không cho tiết lộ hạnh phúc tương lai, phải trở về với những khó khăn, nhọc nhằn thường nhật giữa các môn đệ khác, anh em, đồng bào của mình. Đây là điểm hết sức quan trọng chúng ta phải ghi nhớ: Chia sẻ hạnh phúc với người khác trong gian khổ, bất hạnh và gian truân. Không đứng trên nơi cao nhìn xuống đồng loại đang quằn quại trong đau thương. Khuynh hướng chung hiện thời là giống ký lục, biệt phái thuở xưa, "định chế hoá" đức tin bằng những ngôi nhà thờ kiên cố, huy hoàng, rồi ngày ngày lui tới tận hưởng an toàn, ấm cúng. Trong khi đáng lý phải quan tâm đến những nơi khác cần thiết hơn. Tôi biết ở một giáo xứ kia, người ta tối thiểu hoá ngân sách giúp đỡ người nghèo để có tiền tân trang ngôi nhà nguyện Thánh thể. Đúng không thưa quí vị? Câu trả lời hợp lý là không đúng. Tuy nhiên, đại loại là vẫn như thế cả, vì danh dự cá nhân.
Sở dĩ Chúa cấm các môn đệ không được tiết lộ biến cố huy hoàng mà họ vừa được mục kích, là vì họ chưa hiểu hoàn toàn đầy đủ ý nghĩa cuộc đời của Ngài. Ngài còn phải trải qua chống đối, đau khổ, nhục nhã và cái chết. Chỉ khi nào họ chứng kiến Ngài sống lại và lên trời, lúc ấy mới thấy được toàn bộ ý nghĩa sự hiện diện của Ngài giữa họ, giữa dân tộc Do thái và loài người.
Đến đây tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm mà tôi vừa trải qua trong gia đình. Sớm muộn quí vị cũng có dịp tiếp cận với nó. Được tin cấp báo, tôi trở về Brooklyn. Cha tôi 96 tuổi đang hấp hối. Khi còn khoẻ mạnh cụ luôn có thái độ lạc quan, yêu đời. Cụ làm nghề đưa thơ, là nguồn vui hàng ngày cho gia đình và hàng xóm láng giềng. Bất cứ cái gì cụ cũng là niềm vui cả. Ngày lễ, Chúa nhật, thức ăn, đồ uống, quần áo, chó mèo, gà vịt, những cuộc đi dã ngoại xa gần... Chúng tôi cứ nhìn cụ mà vui đùa. Bỗng nhiên cụ bị bạo bệnh, nằm liệt, bất động trên giường, vật lộn để thở và thiếp ngủ suốt ngày. Bây giờ cụ gầy ốm trông thấy, hình hài cụ đang phai mờ dần. Trông thấy cụ tôi lại được yên ủi bởi nhớ đến câu truyện Chúa Giêsu biến đổi hình dạng. Hôm qua chúng tôi đã xức dầu bệnh nhân cho cụ. Cụ vui vẻ hẳn, cứ gọi con cháu đến mà khoe, khoe cái cuộc đời theo Chúa của cụ. Ngày mai cụ sẽ được biến hình với Chúa, tôi hy vọng như vậy, không phải nhất thời mà vĩnh viễn. Một ngày nào đó chúng ta sẽ được chia sẻ biến cố đó với cụ, vui như cụ. Câu truyện gia đình tôi là vậy, tôi tin chắc nó cũng là câu truyện của mọi gia đình trong xứ đạo.
Chính xác thì biến cố hiển dung giữ vai trò nào trong cuộc sống của Chúa Giêsu? Chắc chắn Ngài không thường xuyên biến đổi hình dạng. Điệu bộ Ngài vẫn là một bác thợ mộc nghèo khổ làng Nazareth, bỏ nghề đi lang thang với một nhóm người hiếu kỳ theo sau. Quần áo Ngài vẫn chẳng khi nào nên "trắng như tuyết "”. Nhưng sự biến hình của Ngài liên tục xảy ra trong lời giảng dạy và công việc Ngài làm. Nó biến đổi thiên hạ nên tốt, nên bạn hữu với Đức Chúa Trời: Kẻ có tội ăn năn thống hối, người nghèo khổ, quân vô lại được mời vào bàn tiệc hoàng gia. Người tứ thế cô thân được trao quyền bính nước trời. Đàn bà, con nít (thời đó bị khinh bỉ) được tôn lên hàng khanh tướng. Hạng khố rách áo ôm được phong làm vua chúa, mặc cẩm bào rực rỡ. Người quyền thế, kẻ giàu sang bán hết gia tài phân phát cho người nghèo hèn, trở thành những môn đệ nhân từ, đạo hạnh. Người ốm đau được ban sức khỏe, què quặt đi được, người câm nói được, người mù xem thấy ánh sáng Chúa phục sinh, nhảy nhót như nai rừng.
Ngày nay, ơn hiển dung của Chúa Giêsu vẫn còn chiếu toả trên Giáo hội và thế giới. Chúng ta không thể chối cãi chân lý này. Nó là một điều lương tâm phải tin nhận. Nhưng nó biến đổi chúng ta ra sao? Liệu nó có đủ sức mạnh tẩy não chúng ta từ những tư tưởng bè phái, khép kín, giai cấp, đặc quyền, đặc lợi, loại trừ, xa lạ thành những con người yêu thương, nhân ái, cởi mở, chấp nhận người khác như anh chị em mình? Liệu nó có khả năng thúc giục chúng ta nhìn Giáo hội như những dân cư “lều trại” cùng đồng hành với nhau vượt sa mạc hơn là các công nhân xây dựng đền đài? Liệu chúng ta có đủ can đảm luôn đeo băng "WWJD" và nhìn thấy nhu cầu chung quanh để hy sinh cứu giúp? (WWJD = what would Jesus do? = Chúa Giêsu làm gì trong hoàn cảnh này?). Chúng ta thành thật kêu xin Chúa Thánh thể hôm nay để ơn hiển dung của Ngài thực sự biến đổi chúng ta, toàn giáo xứ, thành những con người tốt, bạn của Thiên Chúa. Xin thánh nhan Ngài chiếu toả hơn nữa trên tâm hồn các tín hữu, để qua họ, thiên hạ nhận ra lòng Thiên Chúa tốt lành. Tội lỗi đến mấy đi nữa thì cũng được vào sống trong Nước Ngài.
Chúa Kitô đã phục sinh và chúng ta đã được nghe toàn thể câu truyện. Ơn hiển dung của Ngài không phải là "tia chớp từ đáy chảo", "thỏi vàng của đứa điên rồ, phỉnh gạt". Tuy nó không luôn luôn sáng chói, dễ nhận ra. Nhưng mãi mãi là chân thật. Nếu chúng ta cất công nhìn kỹ hơn vào muôn vàn hình thức nguỵ trang của nó, trên những mảnh đời bất hạnh, chúng ta sẽ ngạc nhiên nhận ra nó có mặt ở đấy từ lâu. Ngài cũng hiện diện và biến đổi chúng ta khi vâng lời Ngài, chúng ta tha thứ cho nhau, ôm hôn nhau trong bình an và nhất là rước lễ sốt sắng. Giống như các tông đồ, Ngài cũng dẫn đưa chúng ta đi riêng ra một chỗ, chỉ mình Ngài với chúng ta, khi cử hành Phụng vụ Thánh lễ. Rồi trở lại đời sống thường nhật, chúng ta sẽ cũng lại thấy Ngài tàng hình khéo léo trong muôn ngàn trạng thái thần linh. Amen
Lm. Jude Siciliano, OP.