Dan Lee
03-07-2009, 12:08 AM
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (76)
761. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau hát kinh Sáng Danh!
Thánh Phanxicô Salêsiô, khi còn nhỏ, thường dừng lại cuộc chơi với các bạn và đưa các bạn vào nhà thờ, đến nơi giếng rửa tội.
Khi cùng các bạn đứng vây quanh Giếng Rửa Tội, Phanxicô Salêsiô nói những lời như sau:
- “Các bạn, đây là nơi thân yêu nhất của chúng ta vì tại nơi đây mà chúng ta được trở thành con Chúa. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau hát kinh Sáng Danh!”
762. Tâm sự của người con gái của Karl Marx
Người con gái của Karl Marx có lần tâm sự với một người bạn như sau:
“Tôi lớn lên mà không hề biết đến bất cứ tôn giáo nào. Tôi cũng không tin tưởng Thiên Chúa. Thế rồi tình cờ, tôi đọc được một quyển sách trong đó, có lời kinh khác lạ. Tôi đọc hết lời kinh ấy và tự nhủ: nếu quả thật Thiên Chúa của lời kinh đó hiện hữu, tôi nghĩ rằng tôi có thể tin Ngài được.”
Người bạn hỏi cho biết đó là lời kinh nào.
Người con gái của Karl mới từ từ đọc Kinh Lạy Cha. (Hạt Giống Nẩy Mầm - tập 6)
763. “Nơi đó, Cha tôi đang ngự trị!”
Không thể chịu dduwngj nổi đức giám mục thánh Gioan Kim-Khẩu, nữ hoàng Eudoxie ra lệnh lưu đày vị thánh nầy.
Trong khi sống cảnh lưu đày, thánh Gioan Kim Khẩu tự an ủi mình bằng câu sau đây:
- “Bất cứ nơi đâu tôi đến, tôi luôn luôn thấy bầu trời trên đầu tôi, nơi đó Cha tôi đang ngự trị. Ngài là Đấng đã dựng nên tôi, là Đấng hướng dẫn tôi và ban của ăn áo mặc cho tôi.”
764. Nếu chúng ta sống trong ơn nghĩa của Chúa, chúng ta không có gì để sợ.
Vua Henri IV thường đi ra khỏi cung một mình, không có cận vệ.
Nhiều quan trong triều khuyên vua đừng đi như vậy. Nhà vua trả lời:
- “Sự sợ hải không được đi vào trong tâm hồn của một vì vua. Khi thức dậy cũng như lúc đi ngủ, trẫm phó thác cho Chúa. Trẫm ở trong tay của Chúa.”
Ý vua Henri IV muốn dạy chúng ta bài học tín thác vào Chúa là Cha. Nếu chúng ta sống trong ơn nghĩa của Chúa, chúng ta không có gì để sợ.
765. Làm sao giải thích được lý do những biến cố phi thường đó?
Ngày nay, người ta còn thấy một số linh hồn sống nội tâm sâu xa, trong khi hoạt động cũng như lúc nghỉ ngơi, vẫn toả rộng làn khí có thể gọi được là huyền nhiệm, thần linh như Chúa Cứu Thế xưa.
Những cuộc trở lại phi thường do các thánh tạo nên nhờ danh thơm nhân đức; những đoàn người khát khao sự thánh thiện xin đi tu, đều nói lên bí quyết đời thầm lặng.
Nhờ thánh Antôn, các sa mạc Đông Phương đã chật ních những người.
Thánh Bênêđictô đã gây lên một phong trào tu sĩ cải tiến văn minh Âu châu.
Thánh Bênađô đã gây ảnh hưởng vô song trong Giáo Hội trước mặt các vua quan và dân tộc.
Thánh Vixentê Ferrier đã khích lệ lòng nhiệt thành khôn tả của quần chúng trên đường ngài qua và đã lôi cuốn bao người trở lại.
Dưới cờ thánh Inhaxiô, một đoàn quân anh dũng đang rầm rộ tiến bước.
Chỉ một mình thánh Phanxicô Xaviê đã đủ để tái sinh hàng trăm ngàn người ngoại giáo.
Chỉ có quyền lực Thiên Chúa phản chiếu qua các vị tông đồ ấy mới có thể giải thích lý do những biến cố phi thường đó. (Hồn Tông Đồ)
766. Các nhà khoa học trong hội trường đều cười vang không ngớt!
Một nhà triết học đã nói:
- “Sự tổn thất lớn nhất trong một ngày, là không cười một tiếng nào.”
Lunly, nhà sinh vật học Đức, suốt đời nghiên cứu cơ năng sinh lý cơ thể con người.
Khi ông ta về già 92 tuổi, đã được Nhà Nước tặng thưởng huy chương vinh dự tại buỗi lễ trao thưởng.
Sau khi nhận xong huy chương, ông đã phát biểu ý kiến. Ông ta đã không nói gì về cảm tưởng vinh dự được nhận huy chương và cũng không biểu thị cảm tạ đối với các nhà khoa học đang ngồi trong hội trường...
Đáp từ của ông Lunly như sau:
- “Hôm nay, rất nhiều người đến dự đại hội tuổi tác đã không còn trẻ nữa. Đối với họ, điều quan trọng là tiết kiệm tinh lực của mình, khiến cho mình kéo dài tuổi thọ, chậm bị lão hoá, mãi mãi thanh xuân. Vì chỉ có như thế, mới thu được thành tích càng lớn trên mặt trận khoa học, cống hiến càng nhiều cho nhân loại...”
Các nhà khoa học trong hội trường, bị lời đáp từ có phong cách khác thường của ông ta thu hút, đều hết sức chăm chú nghe.
- “Có lẽ các bạn không biết, hoặc giả không biết rõ như tôi. Một người, nếu cau mặt một cái, cần đến 30 cơ bắp vận động. Còn nụ cười, chỉ cần có 13 cơ bắp vận động. Cho nên năng lượngn tiêu hao khi cười giảm hơn rất nhiều so với cau mày...”
Cả hội trường rộ lên tiếng cười.
Ông Lunly tiếp tục cuộc diễn thuyết của mình.
- “Hơn nữa, cau mày là co cơ bắp lại, còn cười thì lại dãn cơ bắp ra. Công dụng của nó cũng khác nhau. Vì thế, các bạn đồng hành thân mến, xin hãy thường xuyên cười vào!”
Chưa đợi ông ta nói hết lời, các nhà khoa học trong hội trường đều cười vang không ngớt. (120 Lời Khuyên Làm Thay Đổi Cuộc Sống)
767. Thất bại vì không nỗ lực hoàn thành công việc 100 phần trăm
Gần đây, tôi (Richard Carlson. Ph.D.) thuê người đến sửa vài thứ trong nhà.
Anh ta có tay nghề giỏi, có kỹ thuật, nhưng để lại một mớ bừa bộn trên sàn nhà chúng tôi.
Thành thật, tôi quan tâm quan tâm mớ bừa bộn bẩn thỉu hơn tôi ấn tượng với công việc của anh ta.
Dù anh ta chú ý hay không, nhưng chúng tôi sẽ không mướn anh ta lần nữa, cũng không nhận lời giới thiệu anh ta cho người khác.
Nếu anh ta mất thêm vài phút để hoàn thành công việc, nó đã không thành vấn đề. (Đừng Quá Lo Lắng Về Những Việc Nhỏ)
768. Đừng khinh dễ chi tiết nhỏ!
Có một công ty ở Mỹ, quy mô tuy không lớn, nhưng nhờ vào thái độ làm việc của công nhân mà trở nên nổi tiếng.
Có một lần, một công nhân làm ca đã để thiết bị đảm bảo an toàn trên bàn làm việc sang một bênđể rộng chỗ đặt các sản phẩm, và như vậy, cũng sẽ tiết kiệm được thời gian. Nhưng không may, hành động của anh ta bị người quản lý phát hiện.
Người quản lý rất tức giận, lập tức bảo anh ta lắp ngay thiết bị an toàn đó vào vị trí cũ và tuyên bố phạt anh ta ngay trước mặt mọi người: phải tự kiểm điểm mình ngay tại đó và phạt một ngày làm việc công ích.
Ngày hôm sau, khi đi làm, anh ta được gọi lên gặp giám đốc.
Giám đốc nói:
- “Anh đã là một nhân viên giàu kinh nghiệm. Anh sẽ rõ hơn người khác: an toàn có nghĩa như thế nào đối với công ty. Hôm nay, anh có thể làm ít đi một sản phẩm, tiền lưọi nhuận của công ty ít đi, nhưng công ty có thể dùng người khác lao động để bù vào. Nhưng nếu anh có xảy ra việc gì mà mất đi sức lao động, thì công ty cũng không có cách nào bù đắp được...”
Ngày hôm đó, khi ra về, anh ta đã khóc. Làm việc bao nhiêu năm, đây là lần đầu tiên, anh mắc sai lầm như vậy.
Trong quản lý thực tế, người quản lý luôn luôn phải tỉnh táo: đối với những hành vi phạm tội nhỏ, cũng cần phải có sự răn đe thích hợp. (99 Nguyên Tắc Giản Đơn Quyết Định Trong Cuộc Sống)
769. Quá trình chỉ trích nên bắt đầu bằng việc khen ngợi và đánh giá thật lòng.
Chỉ trích và khiển trách thường chỉ làm cho người ta giấu mình và né tránh.
Người bị chỉ trích nặng nề thường không thích mạo hiểm, không còn sáng tạo, không muốn làm bất kỳ điều gì khác.
. .. Tất cả chúng ta đều biết hầu như chẳng có ai thích nhận những lời chỉ trích, và có quá nhiều người muốn đưa ra lời chỉ trích.
Khiển trách một người, hiếm khi cải thiện được tình hình.
Tất nhiên là cũng có những ngoại lệ. Đôi khi, người ta cũng cần nhận được những chỉ trích mang tính xây dựng.
Nếu nhu cầu là cấp bách, nếu nguy cơ là nghiêm trọng, và nếu như sai lầm được lặp lại quá nhiều lần, thì cũng cần phải nói gì đó.
Nếu sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, bạn quyết định cần phải chỉ trích, thì hãy chỉ trích một cách tôn trọng.
. .. Hãy bước nhẹ nhàng và hãy vất sự áp đặt bằng quyền lực... Hãy kiềm chế bản thân. Hãy làm theo một số thủ thuật cơ bản và bạn sẽ thấy những từ bạn nói, được mọi người lắng nghe.
Hãy tạo ra một môi trường dễ tiếp thu để bạn có thể nói. Trongb khi mọi người thường không muốn nghe những điều tiêu cực về bản thân, họ lại dễ dàng tiếp thu nếu bạn tập trung vào những điều họ làm đúng, cũng như những điều họ làm sai.
Dale Carnegie nói:
- “Quá trình chỉ trích nên bắt đầu bằng việc khen ngợi và đánh giá thật lòng.”
Mary Poppins cũng có suy nghĩ tương tự khi nói:
- “Một thìa đường sẽ giúp mọi người uống thuốc dễ hơn.”
. .. Hãy sử dụng sự khuyến khích. Hãy làm cho những lỗi sai trở nên dễ sửa. Đây cũng là nguyên tắc được áp dụng ở (công ty) New York Life của Fred Sievert.... Ông nói:
- “Tôi bắt đầu bằng cách nói về những điều tích cực mà một người đã làm được. Sau đó, chúng tôi nói về những vấn đề phát triển và cải thiện. Cuối cùng, chúng tôi tiến tời thảo luận ý nghĩa của người đó với New York Lìe. Việc làm ấy luôn luôn có tác dụng.
Một lần, có một ông chủ đã cùng tôi làm điều đó, và tôi thường đi ra khỏi phòng, gãi đầu và nói: “Gee, tôi thật sự thấy thoải mái khi nhân được lời chỉ trích.”
Một điều quan trọng không kém, là bạn. .. không bao giờ được tranh cãi, hạ phẩm giá của mình, hay quát tháo người khác. nếu bạn tranh cãi với người khác, thì bạn đã thua rồi. Bạn đã mất bình tĩnh. Bạn đã mất tiền đồ. Và nhất là, bạn đã mất mục tiêu phải giao tiếp, phải thuyết phục và phải thúc đẩy của mình.
. .. Hãy giữ thể diện cho người khác bằng bất cứ giá nào.
Điều nầy có thể có nghĩa là rút lui trong một cuộc thảo luận...
Điều nầy cũng có thể có nghĩa là để dành những lời chỉ trích đó cho ngày hôm sau.
Dù bạn có chọn cách nào, thì mục tiêu cũng vẫn vậy thôi: vẫn phải nhẹ nhàng.
Ngay cả khi một người hoàn toàn không đồng ý với quan điểm của bạn, thì với sự khéo léo, bạn vẫn có thể khiến người đó nhận ra một điểm đáng khen nào đó trong bạn.
Nhưng nếu bạn quá gay gắt, nếu bạn dùng những từ mạnh như đúng và sai, thông minh và ngu ngốc, bạ sẽ không bao giừo thuyết phục được họ. (Phát Huy Giá Trị - Con Đường Nhanh Nhất Đi Đến Thành Công)
770. Thuyết phục nhẹ nhàng thường có hiệu quả hơn la hét.
Thuyết phục nhẹ nhàng thường có hiệu quả hơn la hét. Khi bạn cần nhắc mình điều nầy, hãy nhớ lại câu truyện ngụ ngôn Aesop về cuộc thi giữa Gió và Mặt Trời.
Một hôm, Gió và Mặt Trời tranh luận xem ai khỏe hơn.
Gió là người khởi xướng, và khi nhận thấy một ông già đi dạo trên phố, Gió đưa ra điều kiện là người nào có thể làm cho ông già đó cởi áo ra trước, người đó sẽ thắng.
Mặt trời đồng ý. Và Gió làm trước.
Gió thổi, mỗi lúc một mạnh hơn, cho tới khi Gió mạnh gần như chuyển thành bão táp. Nhưng Gió càng thổi, người đàn ông càng giữ chặt áo hơn.
Khi Gió từ bỏ, đến lượt mặt trời.
Mặt trời chiếu ánh sáng nhẹ vào ông già, ấm dần, ấm dần lên cho tới khiông lau trán và cởi chiếc áo khoác ra.
Mặt trời nói cho Gió biết bí mật của mình, là nhẹ nhàng và thân thiện. Điều đó mạnh hơn là bạo lực và giận dữ. (Phát Huy Giá Trị - Con Đường Nhanh Nhất Đi Đến Thành Công)
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
761. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau hát kinh Sáng Danh!
Thánh Phanxicô Salêsiô, khi còn nhỏ, thường dừng lại cuộc chơi với các bạn và đưa các bạn vào nhà thờ, đến nơi giếng rửa tội.
Khi cùng các bạn đứng vây quanh Giếng Rửa Tội, Phanxicô Salêsiô nói những lời như sau:
- “Các bạn, đây là nơi thân yêu nhất của chúng ta vì tại nơi đây mà chúng ta được trở thành con Chúa. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau hát kinh Sáng Danh!”
762. Tâm sự của người con gái của Karl Marx
Người con gái của Karl Marx có lần tâm sự với một người bạn như sau:
“Tôi lớn lên mà không hề biết đến bất cứ tôn giáo nào. Tôi cũng không tin tưởng Thiên Chúa. Thế rồi tình cờ, tôi đọc được một quyển sách trong đó, có lời kinh khác lạ. Tôi đọc hết lời kinh ấy và tự nhủ: nếu quả thật Thiên Chúa của lời kinh đó hiện hữu, tôi nghĩ rằng tôi có thể tin Ngài được.”
Người bạn hỏi cho biết đó là lời kinh nào.
Người con gái của Karl mới từ từ đọc Kinh Lạy Cha. (Hạt Giống Nẩy Mầm - tập 6)
763. “Nơi đó, Cha tôi đang ngự trị!”
Không thể chịu dduwngj nổi đức giám mục thánh Gioan Kim-Khẩu, nữ hoàng Eudoxie ra lệnh lưu đày vị thánh nầy.
Trong khi sống cảnh lưu đày, thánh Gioan Kim Khẩu tự an ủi mình bằng câu sau đây:
- “Bất cứ nơi đâu tôi đến, tôi luôn luôn thấy bầu trời trên đầu tôi, nơi đó Cha tôi đang ngự trị. Ngài là Đấng đã dựng nên tôi, là Đấng hướng dẫn tôi và ban của ăn áo mặc cho tôi.”
764. Nếu chúng ta sống trong ơn nghĩa của Chúa, chúng ta không có gì để sợ.
Vua Henri IV thường đi ra khỏi cung một mình, không có cận vệ.
Nhiều quan trong triều khuyên vua đừng đi như vậy. Nhà vua trả lời:
- “Sự sợ hải không được đi vào trong tâm hồn của một vì vua. Khi thức dậy cũng như lúc đi ngủ, trẫm phó thác cho Chúa. Trẫm ở trong tay của Chúa.”
Ý vua Henri IV muốn dạy chúng ta bài học tín thác vào Chúa là Cha. Nếu chúng ta sống trong ơn nghĩa của Chúa, chúng ta không có gì để sợ.
765. Làm sao giải thích được lý do những biến cố phi thường đó?
Ngày nay, người ta còn thấy một số linh hồn sống nội tâm sâu xa, trong khi hoạt động cũng như lúc nghỉ ngơi, vẫn toả rộng làn khí có thể gọi được là huyền nhiệm, thần linh như Chúa Cứu Thế xưa.
Những cuộc trở lại phi thường do các thánh tạo nên nhờ danh thơm nhân đức; những đoàn người khát khao sự thánh thiện xin đi tu, đều nói lên bí quyết đời thầm lặng.
Nhờ thánh Antôn, các sa mạc Đông Phương đã chật ních những người.
Thánh Bênêđictô đã gây lên một phong trào tu sĩ cải tiến văn minh Âu châu.
Thánh Bênađô đã gây ảnh hưởng vô song trong Giáo Hội trước mặt các vua quan và dân tộc.
Thánh Vixentê Ferrier đã khích lệ lòng nhiệt thành khôn tả của quần chúng trên đường ngài qua và đã lôi cuốn bao người trở lại.
Dưới cờ thánh Inhaxiô, một đoàn quân anh dũng đang rầm rộ tiến bước.
Chỉ một mình thánh Phanxicô Xaviê đã đủ để tái sinh hàng trăm ngàn người ngoại giáo.
Chỉ có quyền lực Thiên Chúa phản chiếu qua các vị tông đồ ấy mới có thể giải thích lý do những biến cố phi thường đó. (Hồn Tông Đồ)
766. Các nhà khoa học trong hội trường đều cười vang không ngớt!
Một nhà triết học đã nói:
- “Sự tổn thất lớn nhất trong một ngày, là không cười một tiếng nào.”
Lunly, nhà sinh vật học Đức, suốt đời nghiên cứu cơ năng sinh lý cơ thể con người.
Khi ông ta về già 92 tuổi, đã được Nhà Nước tặng thưởng huy chương vinh dự tại buỗi lễ trao thưởng.
Sau khi nhận xong huy chương, ông đã phát biểu ý kiến. Ông ta đã không nói gì về cảm tưởng vinh dự được nhận huy chương và cũng không biểu thị cảm tạ đối với các nhà khoa học đang ngồi trong hội trường...
Đáp từ của ông Lunly như sau:
- “Hôm nay, rất nhiều người đến dự đại hội tuổi tác đã không còn trẻ nữa. Đối với họ, điều quan trọng là tiết kiệm tinh lực của mình, khiến cho mình kéo dài tuổi thọ, chậm bị lão hoá, mãi mãi thanh xuân. Vì chỉ có như thế, mới thu được thành tích càng lớn trên mặt trận khoa học, cống hiến càng nhiều cho nhân loại...”
Các nhà khoa học trong hội trường, bị lời đáp từ có phong cách khác thường của ông ta thu hút, đều hết sức chăm chú nghe.
- “Có lẽ các bạn không biết, hoặc giả không biết rõ như tôi. Một người, nếu cau mặt một cái, cần đến 30 cơ bắp vận động. Còn nụ cười, chỉ cần có 13 cơ bắp vận động. Cho nên năng lượngn tiêu hao khi cười giảm hơn rất nhiều so với cau mày...”
Cả hội trường rộ lên tiếng cười.
Ông Lunly tiếp tục cuộc diễn thuyết của mình.
- “Hơn nữa, cau mày là co cơ bắp lại, còn cười thì lại dãn cơ bắp ra. Công dụng của nó cũng khác nhau. Vì thế, các bạn đồng hành thân mến, xin hãy thường xuyên cười vào!”
Chưa đợi ông ta nói hết lời, các nhà khoa học trong hội trường đều cười vang không ngớt. (120 Lời Khuyên Làm Thay Đổi Cuộc Sống)
767. Thất bại vì không nỗ lực hoàn thành công việc 100 phần trăm
Gần đây, tôi (Richard Carlson. Ph.D.) thuê người đến sửa vài thứ trong nhà.
Anh ta có tay nghề giỏi, có kỹ thuật, nhưng để lại một mớ bừa bộn trên sàn nhà chúng tôi.
Thành thật, tôi quan tâm quan tâm mớ bừa bộn bẩn thỉu hơn tôi ấn tượng với công việc của anh ta.
Dù anh ta chú ý hay không, nhưng chúng tôi sẽ không mướn anh ta lần nữa, cũng không nhận lời giới thiệu anh ta cho người khác.
Nếu anh ta mất thêm vài phút để hoàn thành công việc, nó đã không thành vấn đề. (Đừng Quá Lo Lắng Về Những Việc Nhỏ)
768. Đừng khinh dễ chi tiết nhỏ!
Có một công ty ở Mỹ, quy mô tuy không lớn, nhưng nhờ vào thái độ làm việc của công nhân mà trở nên nổi tiếng.
Có một lần, một công nhân làm ca đã để thiết bị đảm bảo an toàn trên bàn làm việc sang một bênđể rộng chỗ đặt các sản phẩm, và như vậy, cũng sẽ tiết kiệm được thời gian. Nhưng không may, hành động của anh ta bị người quản lý phát hiện.
Người quản lý rất tức giận, lập tức bảo anh ta lắp ngay thiết bị an toàn đó vào vị trí cũ và tuyên bố phạt anh ta ngay trước mặt mọi người: phải tự kiểm điểm mình ngay tại đó và phạt một ngày làm việc công ích.
Ngày hôm sau, khi đi làm, anh ta được gọi lên gặp giám đốc.
Giám đốc nói:
- “Anh đã là một nhân viên giàu kinh nghiệm. Anh sẽ rõ hơn người khác: an toàn có nghĩa như thế nào đối với công ty. Hôm nay, anh có thể làm ít đi một sản phẩm, tiền lưọi nhuận của công ty ít đi, nhưng công ty có thể dùng người khác lao động để bù vào. Nhưng nếu anh có xảy ra việc gì mà mất đi sức lao động, thì công ty cũng không có cách nào bù đắp được...”
Ngày hôm đó, khi ra về, anh ta đã khóc. Làm việc bao nhiêu năm, đây là lần đầu tiên, anh mắc sai lầm như vậy.
Trong quản lý thực tế, người quản lý luôn luôn phải tỉnh táo: đối với những hành vi phạm tội nhỏ, cũng cần phải có sự răn đe thích hợp. (99 Nguyên Tắc Giản Đơn Quyết Định Trong Cuộc Sống)
769. Quá trình chỉ trích nên bắt đầu bằng việc khen ngợi và đánh giá thật lòng.
Chỉ trích và khiển trách thường chỉ làm cho người ta giấu mình và né tránh.
Người bị chỉ trích nặng nề thường không thích mạo hiểm, không còn sáng tạo, không muốn làm bất kỳ điều gì khác.
. .. Tất cả chúng ta đều biết hầu như chẳng có ai thích nhận những lời chỉ trích, và có quá nhiều người muốn đưa ra lời chỉ trích.
Khiển trách một người, hiếm khi cải thiện được tình hình.
Tất nhiên là cũng có những ngoại lệ. Đôi khi, người ta cũng cần nhận được những chỉ trích mang tính xây dựng.
Nếu nhu cầu là cấp bách, nếu nguy cơ là nghiêm trọng, và nếu như sai lầm được lặp lại quá nhiều lần, thì cũng cần phải nói gì đó.
Nếu sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, bạn quyết định cần phải chỉ trích, thì hãy chỉ trích một cách tôn trọng.
. .. Hãy bước nhẹ nhàng và hãy vất sự áp đặt bằng quyền lực... Hãy kiềm chế bản thân. Hãy làm theo một số thủ thuật cơ bản và bạn sẽ thấy những từ bạn nói, được mọi người lắng nghe.
Hãy tạo ra một môi trường dễ tiếp thu để bạn có thể nói. Trongb khi mọi người thường không muốn nghe những điều tiêu cực về bản thân, họ lại dễ dàng tiếp thu nếu bạn tập trung vào những điều họ làm đúng, cũng như những điều họ làm sai.
Dale Carnegie nói:
- “Quá trình chỉ trích nên bắt đầu bằng việc khen ngợi và đánh giá thật lòng.”
Mary Poppins cũng có suy nghĩ tương tự khi nói:
- “Một thìa đường sẽ giúp mọi người uống thuốc dễ hơn.”
. .. Hãy sử dụng sự khuyến khích. Hãy làm cho những lỗi sai trở nên dễ sửa. Đây cũng là nguyên tắc được áp dụng ở (công ty) New York Life của Fred Sievert.... Ông nói:
- “Tôi bắt đầu bằng cách nói về những điều tích cực mà một người đã làm được. Sau đó, chúng tôi nói về những vấn đề phát triển và cải thiện. Cuối cùng, chúng tôi tiến tời thảo luận ý nghĩa của người đó với New York Lìe. Việc làm ấy luôn luôn có tác dụng.
Một lần, có một ông chủ đã cùng tôi làm điều đó, và tôi thường đi ra khỏi phòng, gãi đầu và nói: “Gee, tôi thật sự thấy thoải mái khi nhân được lời chỉ trích.”
Một điều quan trọng không kém, là bạn. .. không bao giờ được tranh cãi, hạ phẩm giá của mình, hay quát tháo người khác. nếu bạn tranh cãi với người khác, thì bạn đã thua rồi. Bạn đã mất bình tĩnh. Bạn đã mất tiền đồ. Và nhất là, bạn đã mất mục tiêu phải giao tiếp, phải thuyết phục và phải thúc đẩy của mình.
. .. Hãy giữ thể diện cho người khác bằng bất cứ giá nào.
Điều nầy có thể có nghĩa là rút lui trong một cuộc thảo luận...
Điều nầy cũng có thể có nghĩa là để dành những lời chỉ trích đó cho ngày hôm sau.
Dù bạn có chọn cách nào, thì mục tiêu cũng vẫn vậy thôi: vẫn phải nhẹ nhàng.
Ngay cả khi một người hoàn toàn không đồng ý với quan điểm của bạn, thì với sự khéo léo, bạn vẫn có thể khiến người đó nhận ra một điểm đáng khen nào đó trong bạn.
Nhưng nếu bạn quá gay gắt, nếu bạn dùng những từ mạnh như đúng và sai, thông minh và ngu ngốc, bạ sẽ không bao giừo thuyết phục được họ. (Phát Huy Giá Trị - Con Đường Nhanh Nhất Đi Đến Thành Công)
770. Thuyết phục nhẹ nhàng thường có hiệu quả hơn la hét.
Thuyết phục nhẹ nhàng thường có hiệu quả hơn la hét. Khi bạn cần nhắc mình điều nầy, hãy nhớ lại câu truyện ngụ ngôn Aesop về cuộc thi giữa Gió và Mặt Trời.
Một hôm, Gió và Mặt Trời tranh luận xem ai khỏe hơn.
Gió là người khởi xướng, và khi nhận thấy một ông già đi dạo trên phố, Gió đưa ra điều kiện là người nào có thể làm cho ông già đó cởi áo ra trước, người đó sẽ thắng.
Mặt trời đồng ý. Và Gió làm trước.
Gió thổi, mỗi lúc một mạnh hơn, cho tới khi Gió mạnh gần như chuyển thành bão táp. Nhưng Gió càng thổi, người đàn ông càng giữ chặt áo hơn.
Khi Gió từ bỏ, đến lượt mặt trời.
Mặt trời chiếu ánh sáng nhẹ vào ông già, ấm dần, ấm dần lên cho tới khiông lau trán và cởi chiếc áo khoác ra.
Mặt trời nói cho Gió biết bí mật của mình, là nhẹ nhàng và thân thiện. Điều đó mạnh hơn là bạo lực và giận dữ. (Phát Huy Giá Trị - Con Đường Nhanh Nhất Đi Đến Thành Công)
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang