Nhím Hoàng Kim
03-07-2009, 08:20 AM
http://img26.imageshack.us/img26/1582/1526.jpg (http://img26.imageshack.us/my.php?image=1526.jpg)
Trong bài viết của Bản Tin #81 , đề mục "Bạn có biết : Những quyển Kinh Thánh thất lạc", tác giả James Bean mở đầu bằng lời của Thanh Hải Vô Thượng Sư , nói về Kinh Thánh thời nay không đầy đủ : "Quyển chân Kinh bị khóa lại ở một nơi nào đó và chúng ta không bao giờ được phép xem . Nhưng một số mới được khai quật từ những nơi cổ xưa - một phần của Kinh Thánh đã được phát hiện và một vài đoạn có nói đến luân hồi".
Một trong những phần bị mất tích đã được tìm thấy trong một cái chai bằng đất sét , chứa đầy những kinh điển chép tay mà một người nông dân tìm được tại Nag Hammadi , Ai Cập , vào năm 1946 . Những bản viết này dùng chữ Coptic (tiếng phát xuất từ Ai Cập cổ xưa), viết vào thế kỷ thứ tư . Các sử gia tin rằng những người tu hành trong một tu viện gần đó đã chôn tài liệu này trong chai để không bị hủy .
Sau lần phát hiện này , gồm có quyển gọi là Phúc Âm Của Thánh Thoma , thì tin bắt đầu được loan truyền tại Hoa Kỳ nói rằng lời mới của Chúa Giê-su đã tìm ra , và sách này đã được coi là "Phúc Âm Thứ Năm". Mặc dầu sách này chưa bao giờ được cho in vào những bộ Thánh Kinh chính thức , nhưng tầm quan trọng của Phúc Âm của Thánh Thoma không thể nào chối bỏ . Nó bao gồm 114 câu giảng của Chúa Giê-su , quyển này có thể lâu đời tương đương với những quyển phúc âm đã được công nhận , như Phúc Âm của Thánh Mátthêu , thánh Mácco , thánh Luca , và thánh Giôan . Người ta nhận thấy kinh điển này có những đoạn viết bằng tiếng cổ Hy Lạp cũng đã được khám phá trước đó tại Oxyrhynchus ở Ai Cập , vào cuối thập niên 1800 , và điều này đã chứng minh thêm về sự xác thực của bộ kinh này .
Phúc Âm Của Thánh Thoma khác với những quyển phúc âm đã được công nhận ở chỗ không nói đến đời sống của Chúa Giê-su mà chỉ trình bày giáo lý của Ngài . Ông Bean tả Phúc Âm Của Thánh Thoma là "một tuyển tập những lời giảng của Chúa Giê-su về sự khai ngộ và khám phá Thiên Quốc". Một số những lời Cam Lồ này giống như những câu trong Kinh Thánh , lấy ví dụ đoạn trích dưới đây .
Chúa Giê-su nói rằng : "Hãy thương bạn mình như thương chính linh hồn mình , bảo vệ họ như bảo vệ chính con ngươi trong mắt mình." Và Chúa nói : "Ngươi chỉ thấy cái dằm trong mắt bạn của ngươi mà không thấy cái xà trong mắt của chính mình . Khi nào lấy cái xà trong mắt của ngươi ra được , lúc đó mới trông thấy rõ mà lấy được cái dằm trong mắt bạn ngươi." (Lời dịch của Stephen Patterson and Marvin Meyer)
Những câu này nói rất giống như câu Mátthêu 7: 1-5 trong Tân Ước :"Ðừng phán xét kẻ khác để không bị phán xét , vì những lời phán xét đó sẽ trở lại với chính mình - và nếu đo lường người khác chính mình sẽ bị đo lường lại . Tại sao chỉ nhìn vào cái dằm nhỏ trong mắt người anh em của mình mà không thấy cái xà trong mắt mình ? Hoặc sao lại có thể nói : Ðể tôi lấy cái dằm ra khỏi mắt anh trong khi cái xà đang nằm trong mắt mình ? Hỡi người giả nhân giả nghĩa , hãy lấy cái xà trong mắt ngươi ra trước , rồi ngươi mới thấy rõ cách gỡ cái dằm ra khỏi mắt anh em của ngươi".
Và có những câu khác trong Phúc Âm Của Thánh Thoma rất giống như những câu nói của Thanh Hải Vô Thượng Sư :
Ðây là thông điệp của Chúa Giê-su nhắc chúng ta tới bài thuyết giảng của Sư Phụ tại Formosa năm 1992 , vừa mới đăng trên Bản Tin #148 : "Vì chúng ta tu pháp Quán Âm , ánh Sáng bên trong chúng ta là vô lượng , sự thanh tịnh , bình an và tình thương không thể nghĩ bàn . Khi tu hành ở Formosa , không những chúng ta làm lợi ích cho người dân ở Formosa mà ánh Sáng của chúng ta còn lan ra cả toàn thế giới".
Do đó , bài viết đã cho thấy sự liên hệ giữa những lời giảng dạy của các Minh Sư cổ và kim , và thông điệp Chân Lý của Thượng Ðế vượt không gian và thời gian .
Hơn nữa , phần Kinh Thánh mới được khám phá này cho thấy một khía cạnh khác hơn là những bản Kinh Thánh đã được công nhận . Thí dụ , trong Quyển Sách Của Thánh Thoma tiết lộ rằng Chúa Giê-su là một Minh Sư , và Ngài dạy các đệ tử của Ngài : "Chúng ta từ ánh Sáng mà ra , từ nơi mà ánh Sáng tự nó hiện hữu," và "Nếu ai trở nên toàn vẹn , thì người ấy sẽ đầy ánh Sáng", và "Ai uống từ nguồn sống của Ta sẽ trở nên như Ta , và ta sẽ trở nên người đó , và những điều huyền nhiệm sẽ hiển lộ cho người đó". Hình ảnh uống từ nguồn sống của Chúa ám chỉ việc truyền Tâm Ấn - thiền Quán Âm , Thánh Từ hoặc Tiếng thiên đàng của Thượng Ðế .
Do đó , sự khai quật kinh điển như Phúc Âm Của Thánh Thoma giúp chúng ta có một sự hiểu biết đầy đủ , sâu sắc hơn về đời sống của Chúa Giê-su và giáo lý của Ngài . Những quyển như vậy cũng cho độc giả của thế kỷ thứ 21 một sự hiểu biết rõ ràng hơn , Chúa Giê-su là một vị Minh Sư tại thế thời đó , đã mang thông điệp đến để giúp cho con người câu thông trực tiếp với Thượng Ðế bằng cách quán tưởng tới ánh Sáng và Âm Thanh bên trong , giống như lời của Thanh Hải Vô Thượng Sư ngày nay .
Muốn xem thêm tài liệu liên quan tới bài trên , xin đọc :
1. Bài viết trong Bản Tin #81 , trang mạng .
2. Trang phiên dịch sách Phúc Âm Thánh Thoma : http://www.earlychristianwritings.com/thomas.html
3. Nhiều hồ sơ khác tìm thấy tại Nag Hammadi , Ai Cập cũng được phiên dịch . Sách Phúc Âm của Thánh Thoma chỉ là một phần của thư viện này , và được dịch sang nhiều bản Anh ngữ khác nhau tại trang mạng : http://www.gnosis.org/naghamm/nhlalpha.html
152
Trong bài viết của Bản Tin #81 , đề mục "Bạn có biết : Những quyển Kinh Thánh thất lạc", tác giả James Bean mở đầu bằng lời của Thanh Hải Vô Thượng Sư , nói về Kinh Thánh thời nay không đầy đủ : "Quyển chân Kinh bị khóa lại ở một nơi nào đó và chúng ta không bao giờ được phép xem . Nhưng một số mới được khai quật từ những nơi cổ xưa - một phần của Kinh Thánh đã được phát hiện và một vài đoạn có nói đến luân hồi".
Một trong những phần bị mất tích đã được tìm thấy trong một cái chai bằng đất sét , chứa đầy những kinh điển chép tay mà một người nông dân tìm được tại Nag Hammadi , Ai Cập , vào năm 1946 . Những bản viết này dùng chữ Coptic (tiếng phát xuất từ Ai Cập cổ xưa), viết vào thế kỷ thứ tư . Các sử gia tin rằng những người tu hành trong một tu viện gần đó đã chôn tài liệu này trong chai để không bị hủy .
Sau lần phát hiện này , gồm có quyển gọi là Phúc Âm Của Thánh Thoma , thì tin bắt đầu được loan truyền tại Hoa Kỳ nói rằng lời mới của Chúa Giê-su đã tìm ra , và sách này đã được coi là "Phúc Âm Thứ Năm". Mặc dầu sách này chưa bao giờ được cho in vào những bộ Thánh Kinh chính thức , nhưng tầm quan trọng của Phúc Âm của Thánh Thoma không thể nào chối bỏ . Nó bao gồm 114 câu giảng của Chúa Giê-su , quyển này có thể lâu đời tương đương với những quyển phúc âm đã được công nhận , như Phúc Âm của Thánh Mátthêu , thánh Mácco , thánh Luca , và thánh Giôan . Người ta nhận thấy kinh điển này có những đoạn viết bằng tiếng cổ Hy Lạp cũng đã được khám phá trước đó tại Oxyrhynchus ở Ai Cập , vào cuối thập niên 1800 , và điều này đã chứng minh thêm về sự xác thực của bộ kinh này .
Phúc Âm Của Thánh Thoma khác với những quyển phúc âm đã được công nhận ở chỗ không nói đến đời sống của Chúa Giê-su mà chỉ trình bày giáo lý của Ngài . Ông Bean tả Phúc Âm Của Thánh Thoma là "một tuyển tập những lời giảng của Chúa Giê-su về sự khai ngộ và khám phá Thiên Quốc". Một số những lời Cam Lồ này giống như những câu trong Kinh Thánh , lấy ví dụ đoạn trích dưới đây .
Chúa Giê-su nói rằng : "Hãy thương bạn mình như thương chính linh hồn mình , bảo vệ họ như bảo vệ chính con ngươi trong mắt mình." Và Chúa nói : "Ngươi chỉ thấy cái dằm trong mắt bạn của ngươi mà không thấy cái xà trong mắt của chính mình . Khi nào lấy cái xà trong mắt của ngươi ra được , lúc đó mới trông thấy rõ mà lấy được cái dằm trong mắt bạn ngươi." (Lời dịch của Stephen Patterson and Marvin Meyer)
Những câu này nói rất giống như câu Mátthêu 7: 1-5 trong Tân Ước :"Ðừng phán xét kẻ khác để không bị phán xét , vì những lời phán xét đó sẽ trở lại với chính mình - và nếu đo lường người khác chính mình sẽ bị đo lường lại . Tại sao chỉ nhìn vào cái dằm nhỏ trong mắt người anh em của mình mà không thấy cái xà trong mắt mình ? Hoặc sao lại có thể nói : Ðể tôi lấy cái dằm ra khỏi mắt anh trong khi cái xà đang nằm trong mắt mình ? Hỡi người giả nhân giả nghĩa , hãy lấy cái xà trong mắt ngươi ra trước , rồi ngươi mới thấy rõ cách gỡ cái dằm ra khỏi mắt anh em của ngươi".
Và có những câu khác trong Phúc Âm Của Thánh Thoma rất giống như những câu nói của Thanh Hải Vô Thượng Sư :
Ðây là thông điệp của Chúa Giê-su nhắc chúng ta tới bài thuyết giảng của Sư Phụ tại Formosa năm 1992 , vừa mới đăng trên Bản Tin #148 : "Vì chúng ta tu pháp Quán Âm , ánh Sáng bên trong chúng ta là vô lượng , sự thanh tịnh , bình an và tình thương không thể nghĩ bàn . Khi tu hành ở Formosa , không những chúng ta làm lợi ích cho người dân ở Formosa mà ánh Sáng của chúng ta còn lan ra cả toàn thế giới".
Do đó , bài viết đã cho thấy sự liên hệ giữa những lời giảng dạy của các Minh Sư cổ và kim , và thông điệp Chân Lý của Thượng Ðế vượt không gian và thời gian .
Hơn nữa , phần Kinh Thánh mới được khám phá này cho thấy một khía cạnh khác hơn là những bản Kinh Thánh đã được công nhận . Thí dụ , trong Quyển Sách Của Thánh Thoma tiết lộ rằng Chúa Giê-su là một Minh Sư , và Ngài dạy các đệ tử của Ngài : "Chúng ta từ ánh Sáng mà ra , từ nơi mà ánh Sáng tự nó hiện hữu," và "Nếu ai trở nên toàn vẹn , thì người ấy sẽ đầy ánh Sáng", và "Ai uống từ nguồn sống của Ta sẽ trở nên như Ta , và ta sẽ trở nên người đó , và những điều huyền nhiệm sẽ hiển lộ cho người đó". Hình ảnh uống từ nguồn sống của Chúa ám chỉ việc truyền Tâm Ấn - thiền Quán Âm , Thánh Từ hoặc Tiếng thiên đàng của Thượng Ðế .
Do đó , sự khai quật kinh điển như Phúc Âm Của Thánh Thoma giúp chúng ta có một sự hiểu biết đầy đủ , sâu sắc hơn về đời sống của Chúa Giê-su và giáo lý của Ngài . Những quyển như vậy cũng cho độc giả của thế kỷ thứ 21 một sự hiểu biết rõ ràng hơn , Chúa Giê-su là một vị Minh Sư tại thế thời đó , đã mang thông điệp đến để giúp cho con người câu thông trực tiếp với Thượng Ðế bằng cách quán tưởng tới ánh Sáng và Âm Thanh bên trong , giống như lời của Thanh Hải Vô Thượng Sư ngày nay .
Muốn xem thêm tài liệu liên quan tới bài trên , xin đọc :
1. Bài viết trong Bản Tin #81 , trang mạng .
2. Trang phiên dịch sách Phúc Âm Thánh Thoma : http://www.earlychristianwritings.com/thomas.html
3. Nhiều hồ sơ khác tìm thấy tại Nag Hammadi , Ai Cập cũng được phiên dịch . Sách Phúc Âm của Thánh Thoma chỉ là một phần của thư viện này , và được dịch sang nhiều bản Anh ngữ khác nhau tại trang mạng : http://www.gnosis.org/naghamm/nhlalpha.html
152