Dan Lee
03-07-2009, 03:04 PM
ĐỒNG LAO CỘNG KHỔ
(CN II MCB – Mc 9, 2-10)
Mùa Chay năm nay, nhất là sau khi lắng nghe được lời mời gọi tha thiết của Chúa Cha là “hãy vâng nghe lời Con Yêu Dấu của Ngài”, tôi nhớ lại tâm tình của thánh Phaolô: “Tôi cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những ngừơi Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Kitô Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời” (2Tm 2, 10). Đồng thời, rút tỉa được kinh nghiệm gắn bó kết hợp mật thiết với Đấng đã yêu mến ngài, nên ngài đã khuyên nhủ môn đệ Timôthê rằng: “Anh hãy đồng lao cộng khổ như một ngừơi lính giỏi của Đức Kitô Giêsu” (2Tm 2, 2).
Thánh Phanxicô Khó Khăn, sau khi được Chúa chụp bắt, đã trở thành một người điên trước mắt bè bạn, người thân thuộc và gần như cả thành phố nơi ngài sinh sống. Tại sao ngài lại phải ra nông nỗi đến như thế? Là vì ngài đã từ bỏ tất cả để sống theo Tin Mừng. Ngài nghe được tiếng gọi thâm sâu trong cõi lòng: “Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi, như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép.” (Lc 10, 3-4a). Thánh Phanxicô đã là người điên trong Chúa, đã trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, đã mặc lấy Đức Kitô.
Từ đó, theo cảm nghiệm của tôi, để sống Mùa Chay có ý nghĩa đích thực là phải thanh luyện, gìn giữ che chở cho cuộc sống của Thiên Chúa luôn tràn đầy trong tâm hồn trái tim và phải chiếu tỏa được sự trong sáng đó ra để những ngừơi khác có thể hít thở được, hầu giúp họ hưởng nếm được vinh quang muôn đời là tận hưởng được cuộc biến hình với Đức Kitô như tại núi Tabor. Hơn nữa, để thanh luyện và để được hưởng phúc vinh quang không có con đường nào khác là lãnh nhận và thực hành Lời Chúa như thánh Giacôbê khuyên nhủ:
“Anh em hãy giũ sạch mọi điều ô uế và mọi thứ độc ác còn lan tràn; hãy khiêm tốn đón nhận lời đã được gieo vào lòng anh em; lời ấy có sức cứu độ linh hồn anh em. Anh em hãy đem lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình. Thật vậy, ai lắng nghe Lời Chúa mà không thực hành, thì giống như ngừơi soi gương thấy khuôn mặt tự nhiên của mình. Ngừơi ấy soi gương rồi đi, và quên ngay không nhớ mặt mình thế nào. Ai thiết tha và trung thành tuân giữ luật trọn hảo – luật mang lại tự do – ai thi hành luật Chúa, chứ không nghe qua rôi bỏ, thì sẽ tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm” (Gc 1, 21-25)
Từ đọan thư trên của thánh Giacôbê, con đường biến hình thiêng liêng đặt nền tảng trên Lời Chúa, một con đường mở ngỏ cho mọi người và nhất là con đường ấy không dừng lại ở việc lắng nghe rồi chiêm niệm mà đòi hỏi phải đi đến hành động. Như vậy, lộ trình để tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm là một cuộc hành trình gian khổ đòi buộc phải trải qua ba giai đọan mới trờ nên “như một người lính giỏi của Đức Kitô”.
1) Lắng nghe Lời Chúa
Bước đầu tiên trên lộ trình này là lắng nghe Lời Chúa hay “hãy khiêm tốn đón nhận lời đã được gieo vào lòng anh em”. Tiến trình này cũng được Hiến Chế Mặc Khải nói rằng: “Thánh Công Đồng tha thiết và đặc biệt khuyến khích mọi Kitô hữu, cách riêng các tu sĩ hãy năng đọc Thánh Kinh để học biết “khoa học siêu việt của Chúa Kitô” (Pl 3, 8)... Ước gì họ hăng hái tiếp xúc với chính bản văn Kinh Thánh, nhờ Phụng Vụ Thánh dồi dào Lời Chúa, hoặc nhờ sốt sắng đọc Thánh Kinh hay nhờ những tổ chức học hỏi thích hợp hoặc bất cứ phương thế nào mà ngày nay đã được các chủ chăn trong Giáo Hội chấp nhận và ân cần phổ biến khắp nơi” (MK 25). Để lắng nghe được tiếng Chúa nói với chính mình, chứ không nghe qua rồi bỏ, người lắng nghe phải nhìn mình trong gương để rồi từ đó, hóan cải sửa chữa “vì lời ấy có sức cứu độ linh hồn”.
2) Chiêm niệm Lời Chúa
Trong tấm gương Lời Chúa, ngừơi đọc không những nhìn ra được bản thân, quan trọng hơn, là thấy được Chân Dung của Thiên Chúa, hoặc đúng hơn tấm lòng của Thiên Chúa, bởi thánh Grêgôriô Cả đã nói: “Thánh Kinh là một lá thư Thiên Chúa tòan năng viết cho các thụ tạo; trong đó, chúng ta biết được tấm lòng Thiên Chúa qua Lời của Ngài”.
Như vậy, việc chiêm niệm Lời Chúa đem lại cho người đọc hai kiến thức quan trọng nhất để thăng tiến trên con đường khôn ngoan đích thực: biết mình và biết Chúa. Biết Chúa mà không biết mình sẽ dẫn đến tự phụ; biết mình mà không biết Chúa sẽ đẩy đến tuyệt vọng. Thánh Augustinô hằng cầu xin: “Xin cho con biết con và biết Chúa, biết con để con khinh mình, và biết Chúa để con yêu Chúa”. Thánh Phanxicô Khó Khăn cũng thường trăn trở trong đêm: “Lạy Chúa, Chúa là ai và con là ai?” Để rồi khi nhìn nhận mình là một con người hèn kém, ta mới hướng lòng lên với Chúa, Đấng Tòan Năng và nguyện xin Ngài thương ban sức mạnh để vượt thắng, để “giũ sạch mọi điều ô uế và mọi thứ độc ác còn lan tràn”.
3) Thực hành Lời Chúa
Bước thực hành Lời Chúa rất quan trọng và là một bước mà chính Chúa Giêsu đã khẳng định: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8, 21). Nếu ta không đem Lời Chúa ra thực hành, thì tất cả mãi mãi vẫn là ảo tưởng, là xây nhà trên cát. Hơn nữa, thực hành Lời Chúa còn là phương cách tốt nhất để hiểu biết Lời Chúa. Thánh Grêgôriô Cả đã chia sẻ một thí dụ: “Có một người kia khi đọc lời Đức Kitô phán dạy “Hãy bố thí...” (Lc, 41), người ấy ghi nhớ trong lòng và đem ra thực hành. Giờ đây, sau khi đã được trở nên từ tâm nhờ hành vi bố thí, ngừơi ấy đọc thêm những lời linh hứng khác của Chúa và từ kinh nghiệm, ngừơi ấy sau đó hiểu được tất cả những gì nói về lòng thương xót. Ngừơi ấy đọc: “Ta là ngừơi cha của những kẻ túng thiếu” (G 29, 16), một câu mà ngừơi ấy có thể lướt qua khi đọc Thánh Kinh, nhưng bây giờ, lòng thương xót đã bắt đầu đâm rễ trong tâm hồn, nên khi đọc xong, ngừơi ấy hiểu ngay một người cha của những kẻ túng thiếu có nghĩa là gì. Và khi nhìn vào chính mình, trong lòng ngừơi ấy hiểu ngay những gì đã nghe được từ bên ngoài”.
Như thế, Lời Chúa thực sự, như Chúa Giêsu đã nói, là một khí cụ để “cắt tỉa” đời sống chúng ta, cắt bỏ đi những nhánh khô héo và vô ích. Nhờ Lời Chúa chúng ta được thanh tẩy và có thể “sinh hoa kết trái nhiều hơn” (Ga 15, 2-3). Đã có những linh hồn nên thánh nhờ được Lời Chúa hướng dẫn. Thánh Têrêsa HĐGS đã viết: “Trong Phúc Âm, tôi tìm được mọi sự cần thiết cho linh hồn đáng thương của tôi. Trong đó, tôi luôn tìm được những ánh sáng mới, những ý nghĩa tiềm ẩn và mầu nhiệm. Nhờ kinh nghiệm, tôi hiểu ra và biết rằng “Nước Thiên Chúa ở giữa chúng ta”. Để dậy dỗ các linh hồn, Chúa Giêsu không cần sách vở hay các vị tiến sĩ; Ngài, vị tiến sĩ của các tiến sĩ dậy dỗ mà không cần thanh âm của ngôn từ” (Thủ Bản Tự Thuật A)
Trong sứ điệp Mùa Chay Thánh năm 2009, ĐTC Biển Đức XVI đã tha thiết mời gọi cộng đòan dân Chúa như sau:
“Để giữ cho sống động thái độ đón tiếp và quan tâm đối với anh chị em mà tôi khuyến khích các giáo xứ và mỗi cộng đoàn tăng cường việc thực hành chay tịnh, cá nhân và cộng đoàn, trong Mùa Chay, liên kết với việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và làm phúc. Ngay từ thuở ban đầu, điều ấy đã là dấu các phẩm chất của cộng đoàn kitô hữu, nơi ấy đã có những cuộc lạc quyên đặc biệt (x. 2 Cr 8-9; Rm 15, 25-27), người tín hữu được mời gọi trao ban cho người nghèo những gì họ đã dành dụm được khi ăn chay (Didascalia Ap., V, 20,18). Việc thực hành này cần được tái khám phá và khuyến khích lại trong thời đại chúng ta, đặc biệt trong Mùa Chay”.
Lạy Cha Chí Ái,
Chắc chắn Cha muốn chúng con “đồng lao cộng khổ như những người lính giỏi của Đức Kitô, Con Cha”. Thế nhưng, với xác phàm hèn kém chúng con chưa thực sự “vâng nghe lời Con Yêu Dấu của Cha”, nghĩa là chúng con chưa đủ sức mạnh dấn bước theo chân Người. Nên xin Cha ban Thánh Thần giúp chúng con trao ban cho người nghèo những gì chúng con dành dụm được khi ăn chay, hầu sống xứng đáng sứ điệp Mùa Chay Thánh mà Vị Cha Chung của chúng con mời gọi. Amen.
Chúa Nhật II MCB, 08/03/2009
Email: peterquivu@gmail.com
Phêrô Vũ văn Quí CVK64
(CN II MCB – Mc 9, 2-10)
Mùa Chay năm nay, nhất là sau khi lắng nghe được lời mời gọi tha thiết của Chúa Cha là “hãy vâng nghe lời Con Yêu Dấu của Ngài”, tôi nhớ lại tâm tình của thánh Phaolô: “Tôi cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những ngừơi Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Kitô Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời” (2Tm 2, 10). Đồng thời, rút tỉa được kinh nghiệm gắn bó kết hợp mật thiết với Đấng đã yêu mến ngài, nên ngài đã khuyên nhủ môn đệ Timôthê rằng: “Anh hãy đồng lao cộng khổ như một ngừơi lính giỏi của Đức Kitô Giêsu” (2Tm 2, 2).
Thánh Phanxicô Khó Khăn, sau khi được Chúa chụp bắt, đã trở thành một người điên trước mắt bè bạn, người thân thuộc và gần như cả thành phố nơi ngài sinh sống. Tại sao ngài lại phải ra nông nỗi đến như thế? Là vì ngài đã từ bỏ tất cả để sống theo Tin Mừng. Ngài nghe được tiếng gọi thâm sâu trong cõi lòng: “Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi, như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép.” (Lc 10, 3-4a). Thánh Phanxicô đã là người điên trong Chúa, đã trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, đã mặc lấy Đức Kitô.
Từ đó, theo cảm nghiệm của tôi, để sống Mùa Chay có ý nghĩa đích thực là phải thanh luyện, gìn giữ che chở cho cuộc sống của Thiên Chúa luôn tràn đầy trong tâm hồn trái tim và phải chiếu tỏa được sự trong sáng đó ra để những ngừơi khác có thể hít thở được, hầu giúp họ hưởng nếm được vinh quang muôn đời là tận hưởng được cuộc biến hình với Đức Kitô như tại núi Tabor. Hơn nữa, để thanh luyện và để được hưởng phúc vinh quang không có con đường nào khác là lãnh nhận và thực hành Lời Chúa như thánh Giacôbê khuyên nhủ:
“Anh em hãy giũ sạch mọi điều ô uế và mọi thứ độc ác còn lan tràn; hãy khiêm tốn đón nhận lời đã được gieo vào lòng anh em; lời ấy có sức cứu độ linh hồn anh em. Anh em hãy đem lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình. Thật vậy, ai lắng nghe Lời Chúa mà không thực hành, thì giống như ngừơi soi gương thấy khuôn mặt tự nhiên của mình. Ngừơi ấy soi gương rồi đi, và quên ngay không nhớ mặt mình thế nào. Ai thiết tha và trung thành tuân giữ luật trọn hảo – luật mang lại tự do – ai thi hành luật Chúa, chứ không nghe qua rôi bỏ, thì sẽ tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm” (Gc 1, 21-25)
Từ đọan thư trên của thánh Giacôbê, con đường biến hình thiêng liêng đặt nền tảng trên Lời Chúa, một con đường mở ngỏ cho mọi người và nhất là con đường ấy không dừng lại ở việc lắng nghe rồi chiêm niệm mà đòi hỏi phải đi đến hành động. Như vậy, lộ trình để tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm là một cuộc hành trình gian khổ đòi buộc phải trải qua ba giai đọan mới trờ nên “như một người lính giỏi của Đức Kitô”.
1) Lắng nghe Lời Chúa
Bước đầu tiên trên lộ trình này là lắng nghe Lời Chúa hay “hãy khiêm tốn đón nhận lời đã được gieo vào lòng anh em”. Tiến trình này cũng được Hiến Chế Mặc Khải nói rằng: “Thánh Công Đồng tha thiết và đặc biệt khuyến khích mọi Kitô hữu, cách riêng các tu sĩ hãy năng đọc Thánh Kinh để học biết “khoa học siêu việt của Chúa Kitô” (Pl 3, 8)... Ước gì họ hăng hái tiếp xúc với chính bản văn Kinh Thánh, nhờ Phụng Vụ Thánh dồi dào Lời Chúa, hoặc nhờ sốt sắng đọc Thánh Kinh hay nhờ những tổ chức học hỏi thích hợp hoặc bất cứ phương thế nào mà ngày nay đã được các chủ chăn trong Giáo Hội chấp nhận và ân cần phổ biến khắp nơi” (MK 25). Để lắng nghe được tiếng Chúa nói với chính mình, chứ không nghe qua rồi bỏ, người lắng nghe phải nhìn mình trong gương để rồi từ đó, hóan cải sửa chữa “vì lời ấy có sức cứu độ linh hồn”.
2) Chiêm niệm Lời Chúa
Trong tấm gương Lời Chúa, ngừơi đọc không những nhìn ra được bản thân, quan trọng hơn, là thấy được Chân Dung của Thiên Chúa, hoặc đúng hơn tấm lòng của Thiên Chúa, bởi thánh Grêgôriô Cả đã nói: “Thánh Kinh là một lá thư Thiên Chúa tòan năng viết cho các thụ tạo; trong đó, chúng ta biết được tấm lòng Thiên Chúa qua Lời của Ngài”.
Như vậy, việc chiêm niệm Lời Chúa đem lại cho người đọc hai kiến thức quan trọng nhất để thăng tiến trên con đường khôn ngoan đích thực: biết mình và biết Chúa. Biết Chúa mà không biết mình sẽ dẫn đến tự phụ; biết mình mà không biết Chúa sẽ đẩy đến tuyệt vọng. Thánh Augustinô hằng cầu xin: “Xin cho con biết con và biết Chúa, biết con để con khinh mình, và biết Chúa để con yêu Chúa”. Thánh Phanxicô Khó Khăn cũng thường trăn trở trong đêm: “Lạy Chúa, Chúa là ai và con là ai?” Để rồi khi nhìn nhận mình là một con người hèn kém, ta mới hướng lòng lên với Chúa, Đấng Tòan Năng và nguyện xin Ngài thương ban sức mạnh để vượt thắng, để “giũ sạch mọi điều ô uế và mọi thứ độc ác còn lan tràn”.
3) Thực hành Lời Chúa
Bước thực hành Lời Chúa rất quan trọng và là một bước mà chính Chúa Giêsu đã khẳng định: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8, 21). Nếu ta không đem Lời Chúa ra thực hành, thì tất cả mãi mãi vẫn là ảo tưởng, là xây nhà trên cát. Hơn nữa, thực hành Lời Chúa còn là phương cách tốt nhất để hiểu biết Lời Chúa. Thánh Grêgôriô Cả đã chia sẻ một thí dụ: “Có một người kia khi đọc lời Đức Kitô phán dạy “Hãy bố thí...” (Lc, 41), người ấy ghi nhớ trong lòng và đem ra thực hành. Giờ đây, sau khi đã được trở nên từ tâm nhờ hành vi bố thí, ngừơi ấy đọc thêm những lời linh hứng khác của Chúa và từ kinh nghiệm, ngừơi ấy sau đó hiểu được tất cả những gì nói về lòng thương xót. Ngừơi ấy đọc: “Ta là ngừơi cha của những kẻ túng thiếu” (G 29, 16), một câu mà ngừơi ấy có thể lướt qua khi đọc Thánh Kinh, nhưng bây giờ, lòng thương xót đã bắt đầu đâm rễ trong tâm hồn, nên khi đọc xong, ngừơi ấy hiểu ngay một người cha của những kẻ túng thiếu có nghĩa là gì. Và khi nhìn vào chính mình, trong lòng ngừơi ấy hiểu ngay những gì đã nghe được từ bên ngoài”.
Như thế, Lời Chúa thực sự, như Chúa Giêsu đã nói, là một khí cụ để “cắt tỉa” đời sống chúng ta, cắt bỏ đi những nhánh khô héo và vô ích. Nhờ Lời Chúa chúng ta được thanh tẩy và có thể “sinh hoa kết trái nhiều hơn” (Ga 15, 2-3). Đã có những linh hồn nên thánh nhờ được Lời Chúa hướng dẫn. Thánh Têrêsa HĐGS đã viết: “Trong Phúc Âm, tôi tìm được mọi sự cần thiết cho linh hồn đáng thương của tôi. Trong đó, tôi luôn tìm được những ánh sáng mới, những ý nghĩa tiềm ẩn và mầu nhiệm. Nhờ kinh nghiệm, tôi hiểu ra và biết rằng “Nước Thiên Chúa ở giữa chúng ta”. Để dậy dỗ các linh hồn, Chúa Giêsu không cần sách vở hay các vị tiến sĩ; Ngài, vị tiến sĩ của các tiến sĩ dậy dỗ mà không cần thanh âm của ngôn từ” (Thủ Bản Tự Thuật A)
Trong sứ điệp Mùa Chay Thánh năm 2009, ĐTC Biển Đức XVI đã tha thiết mời gọi cộng đòan dân Chúa như sau:
“Để giữ cho sống động thái độ đón tiếp và quan tâm đối với anh chị em mà tôi khuyến khích các giáo xứ và mỗi cộng đoàn tăng cường việc thực hành chay tịnh, cá nhân và cộng đoàn, trong Mùa Chay, liên kết với việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và làm phúc. Ngay từ thuở ban đầu, điều ấy đã là dấu các phẩm chất của cộng đoàn kitô hữu, nơi ấy đã có những cuộc lạc quyên đặc biệt (x. 2 Cr 8-9; Rm 15, 25-27), người tín hữu được mời gọi trao ban cho người nghèo những gì họ đã dành dụm được khi ăn chay (Didascalia Ap., V, 20,18). Việc thực hành này cần được tái khám phá và khuyến khích lại trong thời đại chúng ta, đặc biệt trong Mùa Chay”.
Lạy Cha Chí Ái,
Chắc chắn Cha muốn chúng con “đồng lao cộng khổ như những người lính giỏi của Đức Kitô, Con Cha”. Thế nhưng, với xác phàm hèn kém chúng con chưa thực sự “vâng nghe lời Con Yêu Dấu của Cha”, nghĩa là chúng con chưa đủ sức mạnh dấn bước theo chân Người. Nên xin Cha ban Thánh Thần giúp chúng con trao ban cho người nghèo những gì chúng con dành dụm được khi ăn chay, hầu sống xứng đáng sứ điệp Mùa Chay Thánh mà Vị Cha Chung của chúng con mời gọi. Amen.
Chúa Nhật II MCB, 08/03/2009
Email: peterquivu@gmail.com
Phêrô Vũ văn Quí CVK64