Dan Lee
03-08-2009, 12:24 PM
TRỞ VỀ
http://vietcatholic.net/pics/5130861.gif
- “Hành động tuyệt vời nhất của một người là gì ?”
- “Tĩnh tọa suy tư.”
- “Đó không phải dẫn tới vô vi sao ?”
- “Nó là vô vi.”
- “Vậy thì vô vi thắng hữu vi phải không ?”
- “Vô vì là động năng của hữu vi, rời bỏ ngọn nguồn thì tất cả hành vi đều phải chết.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Tĩnh tọa để suy tư là hành động tuyệt vời nhất của người tu thiền, bởi vì trong tĩnh tọa họ có thể thấy một sức mạnh từ nội tâm phát ra, và trong suy tư họ nhận ra được thánh ý từ trời cao.
Thiên Chúa là ngọn nguồn của vũ trụ vạn vật, nếu con người rời bỏ ngọn nguồn ấy thì sẽ trở về với hư không.
Tĩnh tọa của người Ki-tô hữu là cầu nguyện, vào phòng đóng kín cửa lại mà cầu nguyện cùng với Cha của mình (Mt 6, 6), thì chắc chắn sẽ nhận ra rất rõ là tiếng của Cha trên trời đang nói với mình.
Hữu vi (hành động bên ngoài) là động năng của vô vi (sức sống bên trong), đó chính là lao động và cầu nguyện mà thánh Biển Đức đã dạy cho con cái của mình vậy. Đó chính là sự trở về với Thiên Chúa trong thân phận vừa là con người được tạo dựng từ bùn đất, vừa là con cái của Thiên Chúa vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://vietcatholic.net/pics/5130861.gif
- “Hành động tuyệt vời nhất của một người là gì ?”
- “Tĩnh tọa suy tư.”
- “Đó không phải dẫn tới vô vi sao ?”
- “Nó là vô vi.”
- “Vậy thì vô vi thắng hữu vi phải không ?”
- “Vô vì là động năng của hữu vi, rời bỏ ngọn nguồn thì tất cả hành vi đều phải chết.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Tĩnh tọa để suy tư là hành động tuyệt vời nhất của người tu thiền, bởi vì trong tĩnh tọa họ có thể thấy một sức mạnh từ nội tâm phát ra, và trong suy tư họ nhận ra được thánh ý từ trời cao.
Thiên Chúa là ngọn nguồn của vũ trụ vạn vật, nếu con người rời bỏ ngọn nguồn ấy thì sẽ trở về với hư không.
Tĩnh tọa của người Ki-tô hữu là cầu nguyện, vào phòng đóng kín cửa lại mà cầu nguyện cùng với Cha của mình (Mt 6, 6), thì chắc chắn sẽ nhận ra rất rõ là tiếng của Cha trên trời đang nói với mình.
Hữu vi (hành động bên ngoài) là động năng của vô vi (sức sống bên trong), đó chính là lao động và cầu nguyện mà thánh Biển Đức đã dạy cho con cái của mình vậy. Đó chính là sự trở về với Thiên Chúa trong thân phận vừa là con người được tạo dựng từ bùn đất, vừa là con cái của Thiên Chúa vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.