Dan Lee
03-10-2009, 11:18 PM
CHÚA NHẬT III MC năm B
THĂNH ĐƯỜNG ĐIỂM HẸN
Một giáo xứ miền quê nọ đã được thành lập từ lâu, nhưng chưa có một ngôi nhà thờ xây cất hẳn hoi. Giáo dân lại nằm rải rác trong hai ngôi làng sát cạnh nhau. Khát vọng duy nhất của giáo dân là được có nơi thờ phượng đàng hoàng. Với sự hăng say bộc phát của những người nông dân, mọi người đã quảng đại đáp lại lời kêu gọi của cha chính xứ: kẻ góp công, người góp của. Thế nhưng vấn đề cơ bản vẫn là: đâu là địa điểm xứng hợp nhất để xây cất ngôi nhà thờ mới. Người ở làng bên này thì muốn ngôi nhà thờ toạ lạc trong làng của mình. Người ở làng bên kia thì lại muốn nhà thờ được xây cất gần bên chỗ mình ở. Thế là hai bên cứ tranh luận, không bên nào muốn nhường bên nào. Tiền của đã có sẵn, vật liệu cũng không thiếu, nhưng không biết phải đặt viên đá đầu tiên ở đâu.
Giữa lúc vấn đề địa điểm xây cất chưa ngã ngũ, một nạn hạn hán trầm trọng đang đe doạ dân chúng trong cả hai làng. Thế là người ta chỉ còn nghĩ đến việc chống hạn hán hơn là xây cất nhà thờ. Năm ấy toàn dân trong hai làng đều phải chịu cảnh đói khát. Trong cảnh túng quẫn, lá lành đùm lá rách, dân làng hai bên mới nghĩ đến nhau. Một đêm kia, dân làng bên này lặng lẽ phân chia lúa thóc rồi mang qua cứu trợ dân làng bên kia. Trong khi đó, dân làng biên kia cũng có một ý nghĩ tương tự, họ cũng mang lúa thóc qua cứu trợ dân làng bên này. Giữa đêm tối, không hẹn mà hò, dân làng hai bên đã gặp nhau trong cùng một ý nghĩ và hành động. Không cần một lời giải thích, không cần một lời chào hỏi, họ đã hiểu nhau: Họ đặt những bao lúa xuống đất và ôm chầm lấy nhau… Điểm gặp gỡ của tình tương thân tương ái, của tình liên đới chia sẻ ấy đã được giáo dân gọi là “đất thánh” và họ đã nhất trí chọn địa điểm này làm nơi đặt viên đá đầu tiên xây cất ngôi nhà thờ mới của giáo xứ.
Thưa anh chị em,
Nhà thờ đúng là nơi hẹn hò gặp gỡ: hẹn hò gặp gỡ với Thiên Chúa và với anh em đồng bào. Không ai đến nhà thờ mà không tìm gặp được sức mạnh từ chính Chúa, sự an ủi nâng đỡ từ cộng đoàn anh em. Do đó, nhà thờ phải là điểm hẹn của mọi nẻo đường, là nơi hội tụ của mọi xây dựng, là giải đáp của mọi tranh luận, là nơi gặp gỡ của tình yêu thương.
Đền thờ Giêrusalem là nơi tập họp của dân Do Thái trên mọi khắp mọi miền đất nước vào dịp lễ Vượt Qua hằng năm, mừng kỷ niệm dân được Thiên Chúa giải phóng khỏi ách nô lệ Ai Cập, vượt qua Biển Đỏ về miền Đất Hứa. Năm ấy, Chúa Giêsu cũng hoà mình vào đoàn dân tiến bước về đền thờ. Vừa bước vào đền thờ, Chúa Giêsu đã chứng kiến những cảnh chướng tai gai mắt: buôn bán chiên bò, trao đổi tiền bạc, đám đông ồn ào náo nhiệt, vô trật tự. Không cầm mình được trước cảnh tượng đền thờ linh thiêng bị biến thành thị trường, sào huyệt của bọn đầu trộn đuôi cướp, Chúa Giêsu đã “nhào vô” thẳng tay đánh đuổi những kẻ buôn thần bán thánh, thanh tẩy đền thờ, trả lại sự trong sáng cho nơi cầu nguyện và gặp gỡ của Cha Ngài và của mọi người.
Nhưng không phải chỉ có thế. Dưới ngòi bút của Thánh sử Gioan, hãnh động của Chúa Giêsu còn mang một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc hơn nhiều, khi Gioan nói: “Các ông cứ phá hủy Đền thờ này đi, nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại”. Sau này, dưới anh sáng Phục Sinh, các môn đệ mới hiểu đền thờ Chúa muốn nói ở đây chính là thân xác của Chúa Giêsu sẽ được Phục Sinh sau ba ngày ở trong mồ.
Chúa Giêsu đã xua đuổi bọn con buôn, xô đổ lật nhào bàn ghế những người đổi tiền. Ngài phá hủy không phải chỉ để phá hủy. Phá hủy sẽ không có nghĩa gì cả, nếu không găn liền với xây dựng. Ngài chỉ phá hủy những gì hủy hoại con người, hủy hoại mốt tương giao giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Thực ra, chính việc buôn bán đổi chác, ồn ào trong đền thờ mới phá hủy đền thờ, làm cho đền thờ không còn là đền thờ, không còn là nơi gặp gỡ Thiên Chúa và anh em đồng bào, trái lại trở thành sào huyệt trộm cướp, bóc lột, cắt cổ nhau. Chính vì thế, việc phá đổ, giết chết, đánh mất ý nghĩa là “việc của các ông”: “Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi”. Còn “việc của Thiên Chúa” là xây dựng lại đền thờ mới, là cứu sống và tái tạo tất cả trong Đức Giêsu khi cho Ngài Phục Sinh sau ba ngày ở trong mồ, và đặt Ngài làm Đức Chúa, để từ nay, Đức Giêsu Kitô trở thành trung tâm phụng tự duy nhất. Trong Ngài toàn thể nhân loại sẽ “thờ phượng Thiên Chúa trong Thánh Thần và chân lý”.
Anh chị em thân mến,
Thời Cựu Ước, dân Do Thái tôn thờ Thiên Chúa một cách vụ hình thức, bôi bác, máy móc. Họ nghĩ rằng, cứ dâng cúng vào đền thờ nhiều tiền của, nhiều lễ vật là Chúa hài lòng, Chúa sẽ xí xóa mọi tội lỗi cho họ. Họ tưởng dùng tiền của, lễ vật, quà cáp là mua chuộc, hối lộ được Thiên Chúa. Thành thử ra, dù có sống gian tà, xảo trá, độc ác, bất công, chỉ cần đợi dịp đại lễ hành hương lên đền thờ, dâng cúng cho nhiều, thế là vừa bình an trong lương tâm vừa được tiếng đạo đức. Chính ngôn sứ Giêrêmia đã thốt lên lời sấm chống lại đền thờ, vì ở đó không còn nền thờ phượng đích thực nữa. Dân chúng chỉ sống đạo bề ngoài mà không hoán cải đời sống, không tuân giữ Giao Ước mười điều răn của Thiên Chúa (x.Bđ.1). ngôn sứ nói: “Chúa phán: Sao? trộm cướp, giết người, ngoại tình, thề dối, thờ cúng Thần Baal, đi theo các tà thần, rồi chạy vào đến trước mặt Ta trong đền thờ này, các ngươi cho thế là thoát nợ, để rồi tiếp tục cái trò quái gở ấy ư? Các ngươi đã biến đền thờ này là nơi Danh Ta được kêu cầu thành sào huyệt trộm cướp” (Gr 7,9-11). Điều Thiên Chúa muốn, rõ ràng không chỉ là thái độ phải có trong đền thờ mà là thái độ phải có trong cả cuộc sống.
Trong cuộc sống, chúng ta thường quan niệm bổn phận đối với Thiên Chúa trong các nhà thờ tách rời khỏi bổn phận đối với anh em ngoài xã hội. Thực ra, thờ phượng Thiên Chúa đâu chỉ là đến nhà thờ đọc kinh, dự lễ và rồi người anh em bên cạnh có chết đói, chết rét, có gặp tai ương hoạn nạn… cũng chỉ là việc riêng tư của họ, không cần biết đến. Người ta không thể xây dựng những ngôi nhà thờ nguy nga đồ sộ mà lại làm ngơ trước những người đang giẫy chết bên cạnh. Người ta không thể nhắm mắt đi đến nhà thờ trong khi bên lề đường có bao nhiêu người lê lết trong đói khổ. Nhà thờ phải là nơi hẹn hò gặp gỡ với Thiên Chúa và với anh em đồng loại. Nhà thờ chỉ có thể xây dựng ngay chính trên “Đất Thánh” của tình yêu thương, chia sẻ, của tình liên đới anh em mà thôi. Và việc đi đến nhà thờ cũng chỉ có ý nghĩa khi nó là điểm hẹn, là biểu tượng của chính những viên đá sống động, những viên gạch bác ái mà người ta không ngừng xây dựng trong cuộc sống hằng ngày. Vì chính các Kitô hữu là đền thờ của Chúa Thánh Thần (x.Cv 7,49-51; 1Cr 3,16; 2Cr 6,16).
Chúng ta đang tham dự Thánh Lễ là lễ tế của Chúa Giêsu trên thập giá. Chính Thánh Thể của Ngài giờ đây vĩnh viễn thay thế mọi lễ tế chiên bò trong đền thờ Giêrusalem và khánh thành một đền thờ mới với một phụng tự mới trong Thánh Thần và chân lý là yêu thương và phục vụ anh em cũng là chi thể của thân xác Chúa Giêsu Phục Sinh và là Đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Góp nhặt
THĂNH ĐƯỜNG ĐIỂM HẸN
Một giáo xứ miền quê nọ đã được thành lập từ lâu, nhưng chưa có một ngôi nhà thờ xây cất hẳn hoi. Giáo dân lại nằm rải rác trong hai ngôi làng sát cạnh nhau. Khát vọng duy nhất của giáo dân là được có nơi thờ phượng đàng hoàng. Với sự hăng say bộc phát của những người nông dân, mọi người đã quảng đại đáp lại lời kêu gọi của cha chính xứ: kẻ góp công, người góp của. Thế nhưng vấn đề cơ bản vẫn là: đâu là địa điểm xứng hợp nhất để xây cất ngôi nhà thờ mới. Người ở làng bên này thì muốn ngôi nhà thờ toạ lạc trong làng của mình. Người ở làng bên kia thì lại muốn nhà thờ được xây cất gần bên chỗ mình ở. Thế là hai bên cứ tranh luận, không bên nào muốn nhường bên nào. Tiền của đã có sẵn, vật liệu cũng không thiếu, nhưng không biết phải đặt viên đá đầu tiên ở đâu.
Giữa lúc vấn đề địa điểm xây cất chưa ngã ngũ, một nạn hạn hán trầm trọng đang đe doạ dân chúng trong cả hai làng. Thế là người ta chỉ còn nghĩ đến việc chống hạn hán hơn là xây cất nhà thờ. Năm ấy toàn dân trong hai làng đều phải chịu cảnh đói khát. Trong cảnh túng quẫn, lá lành đùm lá rách, dân làng hai bên mới nghĩ đến nhau. Một đêm kia, dân làng bên này lặng lẽ phân chia lúa thóc rồi mang qua cứu trợ dân làng bên kia. Trong khi đó, dân làng biên kia cũng có một ý nghĩ tương tự, họ cũng mang lúa thóc qua cứu trợ dân làng bên này. Giữa đêm tối, không hẹn mà hò, dân làng hai bên đã gặp nhau trong cùng một ý nghĩ và hành động. Không cần một lời giải thích, không cần một lời chào hỏi, họ đã hiểu nhau: Họ đặt những bao lúa xuống đất và ôm chầm lấy nhau… Điểm gặp gỡ của tình tương thân tương ái, của tình liên đới chia sẻ ấy đã được giáo dân gọi là “đất thánh” và họ đã nhất trí chọn địa điểm này làm nơi đặt viên đá đầu tiên xây cất ngôi nhà thờ mới của giáo xứ.
Thưa anh chị em,
Nhà thờ đúng là nơi hẹn hò gặp gỡ: hẹn hò gặp gỡ với Thiên Chúa và với anh em đồng bào. Không ai đến nhà thờ mà không tìm gặp được sức mạnh từ chính Chúa, sự an ủi nâng đỡ từ cộng đoàn anh em. Do đó, nhà thờ phải là điểm hẹn của mọi nẻo đường, là nơi hội tụ của mọi xây dựng, là giải đáp của mọi tranh luận, là nơi gặp gỡ của tình yêu thương.
Đền thờ Giêrusalem là nơi tập họp của dân Do Thái trên mọi khắp mọi miền đất nước vào dịp lễ Vượt Qua hằng năm, mừng kỷ niệm dân được Thiên Chúa giải phóng khỏi ách nô lệ Ai Cập, vượt qua Biển Đỏ về miền Đất Hứa. Năm ấy, Chúa Giêsu cũng hoà mình vào đoàn dân tiến bước về đền thờ. Vừa bước vào đền thờ, Chúa Giêsu đã chứng kiến những cảnh chướng tai gai mắt: buôn bán chiên bò, trao đổi tiền bạc, đám đông ồn ào náo nhiệt, vô trật tự. Không cầm mình được trước cảnh tượng đền thờ linh thiêng bị biến thành thị trường, sào huyệt của bọn đầu trộn đuôi cướp, Chúa Giêsu đã “nhào vô” thẳng tay đánh đuổi những kẻ buôn thần bán thánh, thanh tẩy đền thờ, trả lại sự trong sáng cho nơi cầu nguyện và gặp gỡ của Cha Ngài và của mọi người.
Nhưng không phải chỉ có thế. Dưới ngòi bút của Thánh sử Gioan, hãnh động của Chúa Giêsu còn mang một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc hơn nhiều, khi Gioan nói: “Các ông cứ phá hủy Đền thờ này đi, nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại”. Sau này, dưới anh sáng Phục Sinh, các môn đệ mới hiểu đền thờ Chúa muốn nói ở đây chính là thân xác của Chúa Giêsu sẽ được Phục Sinh sau ba ngày ở trong mồ.
Chúa Giêsu đã xua đuổi bọn con buôn, xô đổ lật nhào bàn ghế những người đổi tiền. Ngài phá hủy không phải chỉ để phá hủy. Phá hủy sẽ không có nghĩa gì cả, nếu không găn liền với xây dựng. Ngài chỉ phá hủy những gì hủy hoại con người, hủy hoại mốt tương giao giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Thực ra, chính việc buôn bán đổi chác, ồn ào trong đền thờ mới phá hủy đền thờ, làm cho đền thờ không còn là đền thờ, không còn là nơi gặp gỡ Thiên Chúa và anh em đồng bào, trái lại trở thành sào huyệt trộm cướp, bóc lột, cắt cổ nhau. Chính vì thế, việc phá đổ, giết chết, đánh mất ý nghĩa là “việc của các ông”: “Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi”. Còn “việc của Thiên Chúa” là xây dựng lại đền thờ mới, là cứu sống và tái tạo tất cả trong Đức Giêsu khi cho Ngài Phục Sinh sau ba ngày ở trong mồ, và đặt Ngài làm Đức Chúa, để từ nay, Đức Giêsu Kitô trở thành trung tâm phụng tự duy nhất. Trong Ngài toàn thể nhân loại sẽ “thờ phượng Thiên Chúa trong Thánh Thần và chân lý”.
Anh chị em thân mến,
Thời Cựu Ước, dân Do Thái tôn thờ Thiên Chúa một cách vụ hình thức, bôi bác, máy móc. Họ nghĩ rằng, cứ dâng cúng vào đền thờ nhiều tiền của, nhiều lễ vật là Chúa hài lòng, Chúa sẽ xí xóa mọi tội lỗi cho họ. Họ tưởng dùng tiền của, lễ vật, quà cáp là mua chuộc, hối lộ được Thiên Chúa. Thành thử ra, dù có sống gian tà, xảo trá, độc ác, bất công, chỉ cần đợi dịp đại lễ hành hương lên đền thờ, dâng cúng cho nhiều, thế là vừa bình an trong lương tâm vừa được tiếng đạo đức. Chính ngôn sứ Giêrêmia đã thốt lên lời sấm chống lại đền thờ, vì ở đó không còn nền thờ phượng đích thực nữa. Dân chúng chỉ sống đạo bề ngoài mà không hoán cải đời sống, không tuân giữ Giao Ước mười điều răn của Thiên Chúa (x.Bđ.1). ngôn sứ nói: “Chúa phán: Sao? trộm cướp, giết người, ngoại tình, thề dối, thờ cúng Thần Baal, đi theo các tà thần, rồi chạy vào đến trước mặt Ta trong đền thờ này, các ngươi cho thế là thoát nợ, để rồi tiếp tục cái trò quái gở ấy ư? Các ngươi đã biến đền thờ này là nơi Danh Ta được kêu cầu thành sào huyệt trộm cướp” (Gr 7,9-11). Điều Thiên Chúa muốn, rõ ràng không chỉ là thái độ phải có trong đền thờ mà là thái độ phải có trong cả cuộc sống.
Trong cuộc sống, chúng ta thường quan niệm bổn phận đối với Thiên Chúa trong các nhà thờ tách rời khỏi bổn phận đối với anh em ngoài xã hội. Thực ra, thờ phượng Thiên Chúa đâu chỉ là đến nhà thờ đọc kinh, dự lễ và rồi người anh em bên cạnh có chết đói, chết rét, có gặp tai ương hoạn nạn… cũng chỉ là việc riêng tư của họ, không cần biết đến. Người ta không thể xây dựng những ngôi nhà thờ nguy nga đồ sộ mà lại làm ngơ trước những người đang giẫy chết bên cạnh. Người ta không thể nhắm mắt đi đến nhà thờ trong khi bên lề đường có bao nhiêu người lê lết trong đói khổ. Nhà thờ phải là nơi hẹn hò gặp gỡ với Thiên Chúa và với anh em đồng loại. Nhà thờ chỉ có thể xây dựng ngay chính trên “Đất Thánh” của tình yêu thương, chia sẻ, của tình liên đới anh em mà thôi. Và việc đi đến nhà thờ cũng chỉ có ý nghĩa khi nó là điểm hẹn, là biểu tượng của chính những viên đá sống động, những viên gạch bác ái mà người ta không ngừng xây dựng trong cuộc sống hằng ngày. Vì chính các Kitô hữu là đền thờ của Chúa Thánh Thần (x.Cv 7,49-51; 1Cr 3,16; 2Cr 6,16).
Chúng ta đang tham dự Thánh Lễ là lễ tế của Chúa Giêsu trên thập giá. Chính Thánh Thể của Ngài giờ đây vĩnh viễn thay thế mọi lễ tế chiên bò trong đền thờ Giêrusalem và khánh thành một đền thờ mới với một phụng tự mới trong Thánh Thần và chân lý là yêu thương và phục vụ anh em cũng là chi thể của thân xác Chúa Giêsu Phục Sinh và là Đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Góp nhặt