Dan Lee
03-10-2009, 11:25 PM
CHÚA NHẬT III MC năm B
NHÀ CHA TA LÀ NHÀ CẦU NGUYỆN
Theo luật Môi-sen thì việc thờ phượng gồm có mục dâng con vật sống để làm lễ vật hi sinh. Luật Môi-sen buộc cha mẹ phải dâng con đầu lòng cho Thiên Chúa trong đền thờ. Đó là lý do tại sao sau khi Chúa cứu thế giáng sinh thì được cha nuôi và mẹ Người dâng vào đền thờ. Khi dâng Chúa trong đền thờ, ông Giu-se và bà Maria vì nghèo nên chỉ mang được đôi chim câu làm lễ vật.
Vào dịp lễ Vượt qua của người Do Thái, Chúa Giê-su lên Giê-ru-sa-lem, thấy người ta đổi tiền, mua bán súc vật, Người lấy làm khó chịu xua đuổi họ ra khỏi Đền Thờ. Cũng nên biết là những người ở xa đến khó có thể mang theo súc vật để hiến dâng, cho nên việc mua bán súc vật trong đền thờ là cần thiết hay ít ra được dung thứ. Vậy nếu việc mua bán súc vật là tiện lợi cho những người từ xa tới, thì tại sao Chúa Giê-su lại tỏ ra khó chịu, lên tiếng cảnh giác những người buôn bán súc vật quanh đền thờ? Thưa rằng việc dâng hiến lễ vât của họ đã trở thành một việc chỉ nhắm mục đích thương mại. Người bán thì coi đó như là cách thế làm tiền, còn người mua thì coi việc dâng lễ vật như là bổn phận phải làm một cách bất đắc dĩ mà thiếu tâm tình bên trong.
Vì thế trong Phúc âm hôm nay Chúa lên tiếng cảnh giác họ : Đừng biến nhà cha ta thành nơi buôn bán (Ga 2:16). Đây cũng là lời quở trách những nhà lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ đã đồng loã trong việc trần tục hoá và thương mại hoá Đền Thờ. Phúc âm thánh Mát-thêu (21:14), Mác-cô (11:17), và Lu-ca (19:36) còn trích Sách tiên tri Isaia để cảnh giác họ : Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi lại biến thành sào huyệt của bọn cướp (Is 56:7). Người Do thái thường tỏ ra tôn kính đền thờ và bàn thờ dâng lễ vật của họ. Họ thường cảm tạ Thiên Chúa cho họ có được đền thờ và bàn thờ dâng lễ vật. Nếu bạn có dịp sang Giê-ru-sa-lem mà đến đền thờ đã bị phá huỷ, chỉ còn lại một phần tường đền thờ, mà người ta gọi là tường ô nhục, bạn sẽ thấy người Do thái gục đầu vào tường mà than khóc, vì đền thờ của họ đã bị phá huỷ mà chưa xây được đền thờ mới. Còn thực tế và cụ thể hơn, người Hồi giáo khi vào đền thờ của họ, phải để giày bên ngoài. Ta có thể tưởng tượng giả sử có một ngàn người để một ngàn đôi giày, tức là hai ngàn chiếc bên ngoài, ra khỏi đền thờ đi tìm chiếc giày nào là của mình trong hai ngàn chiếc giày thì sẽ lộn xộn và khó khăn thế nào? Tuy nhiên để tỏ ra tôn kính nơi thờ phượng, người Hồi giáo vẫn giữ điều lệ này cho tới ngày nay.
Sống ở đô thị hay ở ngoại quốc, ta có dịp va chạm với nhiều người thuộc các tôn giáo khác nhau, và được mời đến nơi thờ phượng của họ, có thể giúp ta làm tăng triển , hoặc làm giảm căn tính tôn giáo của mình khi vào nhà thờ. Nếu vào nhà thờ có Mình Thánh Chúa ngự, mà ta tỏ ra những cử chỉ như đi đứng nghêng ngang, xỏ tay túi quần giống như vào xem viện bảo tàng hay nhà triển lãm thì ta cần xét lại cái căn tính tôn giáo của mình.
Thánh kinh hôm nay nhắc nhở cho ta : Lòng nhiệt thành đối với nhà Chúa hun đúc tâm hồn tôi (Tv 69:10). Lòng nhiệt thành đối với nhà Chúa phải nhắc nhở cho ta biết tỏ ra tôn kính nhà Chúa, biết giữ gìn sạch sẽ cho nhà Chúa. Lòng nhiệt thành cho nhà Chúa phải nhắc nhở ta dạy cho con cháu biết phân biệt đâu là nơi thờ phượng. Dạy cho con cháu biết trong nhà thờ, nơi thờ phượng thì không chạy nhảy, la hét, không xả rác rưởi, không chơi đồ chơi phát ra tiếng động... Ta cũng nên xét theo phương diện tích cực xem, ta có thể làm gì để tỏ ra tôn kính nhà Chúa như săn sóc, giữ gìn, và bảo trì nhà Chúa.
Lm Trần Bình Trọng, USA
NHÀ CHA TA LÀ NHÀ CẦU NGUYỆN
Theo luật Môi-sen thì việc thờ phượng gồm có mục dâng con vật sống để làm lễ vật hi sinh. Luật Môi-sen buộc cha mẹ phải dâng con đầu lòng cho Thiên Chúa trong đền thờ. Đó là lý do tại sao sau khi Chúa cứu thế giáng sinh thì được cha nuôi và mẹ Người dâng vào đền thờ. Khi dâng Chúa trong đền thờ, ông Giu-se và bà Maria vì nghèo nên chỉ mang được đôi chim câu làm lễ vật.
Vào dịp lễ Vượt qua của người Do Thái, Chúa Giê-su lên Giê-ru-sa-lem, thấy người ta đổi tiền, mua bán súc vật, Người lấy làm khó chịu xua đuổi họ ra khỏi Đền Thờ. Cũng nên biết là những người ở xa đến khó có thể mang theo súc vật để hiến dâng, cho nên việc mua bán súc vật trong đền thờ là cần thiết hay ít ra được dung thứ. Vậy nếu việc mua bán súc vật là tiện lợi cho những người từ xa tới, thì tại sao Chúa Giê-su lại tỏ ra khó chịu, lên tiếng cảnh giác những người buôn bán súc vật quanh đền thờ? Thưa rằng việc dâng hiến lễ vât của họ đã trở thành một việc chỉ nhắm mục đích thương mại. Người bán thì coi đó như là cách thế làm tiền, còn người mua thì coi việc dâng lễ vật như là bổn phận phải làm một cách bất đắc dĩ mà thiếu tâm tình bên trong.
Vì thế trong Phúc âm hôm nay Chúa lên tiếng cảnh giác họ : Đừng biến nhà cha ta thành nơi buôn bán (Ga 2:16). Đây cũng là lời quở trách những nhà lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ đã đồng loã trong việc trần tục hoá và thương mại hoá Đền Thờ. Phúc âm thánh Mát-thêu (21:14), Mác-cô (11:17), và Lu-ca (19:36) còn trích Sách tiên tri Isaia để cảnh giác họ : Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi lại biến thành sào huyệt của bọn cướp (Is 56:7). Người Do thái thường tỏ ra tôn kính đền thờ và bàn thờ dâng lễ vật của họ. Họ thường cảm tạ Thiên Chúa cho họ có được đền thờ và bàn thờ dâng lễ vật. Nếu bạn có dịp sang Giê-ru-sa-lem mà đến đền thờ đã bị phá huỷ, chỉ còn lại một phần tường đền thờ, mà người ta gọi là tường ô nhục, bạn sẽ thấy người Do thái gục đầu vào tường mà than khóc, vì đền thờ của họ đã bị phá huỷ mà chưa xây được đền thờ mới. Còn thực tế và cụ thể hơn, người Hồi giáo khi vào đền thờ của họ, phải để giày bên ngoài. Ta có thể tưởng tượng giả sử có một ngàn người để một ngàn đôi giày, tức là hai ngàn chiếc bên ngoài, ra khỏi đền thờ đi tìm chiếc giày nào là của mình trong hai ngàn chiếc giày thì sẽ lộn xộn và khó khăn thế nào? Tuy nhiên để tỏ ra tôn kính nơi thờ phượng, người Hồi giáo vẫn giữ điều lệ này cho tới ngày nay.
Sống ở đô thị hay ở ngoại quốc, ta có dịp va chạm với nhiều người thuộc các tôn giáo khác nhau, và được mời đến nơi thờ phượng của họ, có thể giúp ta làm tăng triển , hoặc làm giảm căn tính tôn giáo của mình khi vào nhà thờ. Nếu vào nhà thờ có Mình Thánh Chúa ngự, mà ta tỏ ra những cử chỉ như đi đứng nghêng ngang, xỏ tay túi quần giống như vào xem viện bảo tàng hay nhà triển lãm thì ta cần xét lại cái căn tính tôn giáo của mình.
Thánh kinh hôm nay nhắc nhở cho ta : Lòng nhiệt thành đối với nhà Chúa hun đúc tâm hồn tôi (Tv 69:10). Lòng nhiệt thành đối với nhà Chúa phải nhắc nhở cho ta biết tỏ ra tôn kính nhà Chúa, biết giữ gìn sạch sẽ cho nhà Chúa. Lòng nhiệt thành cho nhà Chúa phải nhắc nhở ta dạy cho con cháu biết phân biệt đâu là nơi thờ phượng. Dạy cho con cháu biết trong nhà thờ, nơi thờ phượng thì không chạy nhảy, la hét, không xả rác rưởi, không chơi đồ chơi phát ra tiếng động... Ta cũng nên xét theo phương diện tích cực xem, ta có thể làm gì để tỏ ra tôn kính nhà Chúa như săn sóc, giữ gìn, và bảo trì nhà Chúa.
Lm Trần Bình Trọng, USA