Dan Lee
03-11-2009, 12:07 AM
DIỀU HÂU BAY CÁ NHẢY
http://vietcatholic.net/pics/5130861.gif
- “Việc làm tuyệt vời nhất của một người là gì ?”
- “Tĩnh tọa suy tư.”
- “Nhưng chúng tôi rất ít thấy đại sư tự mình tĩnh tọa suy tư. Ông ta cả ngày lo việc nhà và chạy lui chạy tới trong ruộng, hoặc là tiếp khách, hoặc là viết sách.v.v...thậm chí ông ta còn phụ trách chỉnh lý thư viện trong chùa...”
- “Tại sao ông ta đem tất cả thời giờ hao tốn cho công việc ?”
- “Khi một người làm việc thì anh ta chưa cần thiết phải tĩnh tọa suy tư.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Khi luyện tập khí công đã có căn bản rồi, thì bất kỳ ở đâu, đứng hay ngồi, đi hay dừng, hoặc làm bất cứ việc gì, thì cũng có thể điều khiển hơi thở của mình để giữ sức khỏe và tăng tiến khí lực, người ta gọi đó là khí công.
Tĩnh tọa suy tư là bước đầu của người tập thiền, nhưng khi đạt được căn bản thì không cần tĩnh tạ suy tư nữa, mà bất cứ lúc nào, hoàn cảnh nào thì họ cũng có thể để lòng yên tĩnh mà suy tư.
Có những người Ki-tô hữu –nhất là các cụ già- tuy không hiểu Thánh Kinh nhiều như các bạn trẻ, nhưng kinh nào các cụ đọc ra thì thuộc lòng như ăn cháo, đọc say sưa, kính cẩn như mình dăng diện kiến nhan thánh Chúa, đó chính là lòng đạo đã nhập tâm của các cụ, và khó mà có thế lực thế gian nào bắt các cụ từ bỏ niềm tin tín ngưỡng của mình được.
Người luôn cầu nguyện –bằng kinh đọc hoặc bằng Lời Chúa- thì bất cứ hoàn cảnh nào, thuận hay nghịch, vui hay buồn, có hay không có nhà thờ, bay trên trời như chim, hay lặn lội bon chen giữa đời, thì họ vẫn luôn có thể cầu nguyện kết hợp với Chúa Giê-su của mình, bởi vì tĩnh tọa suy tư của họ chính là “luôn kết hợp với Chúa Giê-su” trong cuộc sống của mình.
Từng giây phút kết hợp với Chúa Giê-su chính là tĩnh tọa suy tư rồi vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://vietcatholic.net/pics/5130861.gif
- “Việc làm tuyệt vời nhất của một người là gì ?”
- “Tĩnh tọa suy tư.”
- “Nhưng chúng tôi rất ít thấy đại sư tự mình tĩnh tọa suy tư. Ông ta cả ngày lo việc nhà và chạy lui chạy tới trong ruộng, hoặc là tiếp khách, hoặc là viết sách.v.v...thậm chí ông ta còn phụ trách chỉnh lý thư viện trong chùa...”
- “Tại sao ông ta đem tất cả thời giờ hao tốn cho công việc ?”
- “Khi một người làm việc thì anh ta chưa cần thiết phải tĩnh tọa suy tư.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Khi luyện tập khí công đã có căn bản rồi, thì bất kỳ ở đâu, đứng hay ngồi, đi hay dừng, hoặc làm bất cứ việc gì, thì cũng có thể điều khiển hơi thở của mình để giữ sức khỏe và tăng tiến khí lực, người ta gọi đó là khí công.
Tĩnh tọa suy tư là bước đầu của người tập thiền, nhưng khi đạt được căn bản thì không cần tĩnh tạ suy tư nữa, mà bất cứ lúc nào, hoàn cảnh nào thì họ cũng có thể để lòng yên tĩnh mà suy tư.
Có những người Ki-tô hữu –nhất là các cụ già- tuy không hiểu Thánh Kinh nhiều như các bạn trẻ, nhưng kinh nào các cụ đọc ra thì thuộc lòng như ăn cháo, đọc say sưa, kính cẩn như mình dăng diện kiến nhan thánh Chúa, đó chính là lòng đạo đã nhập tâm của các cụ, và khó mà có thế lực thế gian nào bắt các cụ từ bỏ niềm tin tín ngưỡng của mình được.
Người luôn cầu nguyện –bằng kinh đọc hoặc bằng Lời Chúa- thì bất cứ hoàn cảnh nào, thuận hay nghịch, vui hay buồn, có hay không có nhà thờ, bay trên trời như chim, hay lặn lội bon chen giữa đời, thì họ vẫn luôn có thể cầu nguyện kết hợp với Chúa Giê-su của mình, bởi vì tĩnh tọa suy tư của họ chính là “luôn kết hợp với Chúa Giê-su” trong cuộc sống của mình.
Từng giây phút kết hợp với Chúa Giê-su chính là tĩnh tọa suy tư rồi vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.