Dan Lee
03-12-2009, 11:28 PM
KHÔN NGOAN HAY ĐIÊN RỒ ?
Cách đây hơn một tuần, vào một buổi sáng Chúa nhật (CN I Mùa Chay), đi lễ về, tôi gặp vài anh bạn rủ đi cà phê bụi (quán cóc lề đường). Vừa nhâm nhi cà phê vừa tán phượu thiên hạ sự, kể cũng thú vị. Hết chuyện điện đóm trong nhà (ông EVN – Cty Điện lực VN đấy ! – kêu lỗ để tăng giá điện vù vù, trong khi lại đề nghị dùng số dư – tiền lời đấy ! – tồn quỹ 102 tỉ đồng làm tiền thưởng cho nhân viên Cty), đến chuyện dài đường phố giăng mắc lô cốt (cứ y như mặt ruộng mới bị bác Sửu kéo cày xới lên vậy). Bỗng một anh bạn vỗ đùi cắt ngang :
- Chuyện dài thời sự VN có nói đến thiên niên kỷ thứ IV cũng chưa hết. Tớ có một thắc mắc đề nghị bác Huấn đức gỡ rối tơ lòng cho. Sáng nay trong Thánh lễ, nơi bài đọc 1 có nhắc đến “cái điên rồ của Thiên Chúa”. Vậy xin hỏi : Thiên Chúa sao lại có thể điên rồ ?
Thôi chết rồi ! Theo phản xạ tự nhiên, tôi lại đưa tay lên gãi đỏ cả tai, rụng cả tóc, tìm kế thoát hiểm, thì vừa lúc đó, một anh bạn khác (anh này không cùng tôn giáo) bồi tiếp :
- Ái chà ! Huấn đức cơ à ? Oai nhỉ ! Tớ cũng có một cái thắc mắc : Thiên Chúa của các cậu quyền năng vô cùng, dựng nên cả vũ trụ, rồi còn dựng nên cả loài người và yêu thương họ như con cái. Đến khi con cái hư hỏng, tại sao không phán một lời tha hết tội lỗi cho chúng, mà lại sai Con Một xuống thế chịu khổ hình rồi chết trên thập giá để cứu chuộc cái đám con hư đốn ấy ? Như thế chẳng phải cũng là một hành động – xin lỗi, cho phép tớ dùng lại tiếng mà bạn X. vừa dùng – một hành động điên rồ sao ?
Tôi vốn cầm tinh chú Mão, đâu có nợ nần gì bác Sửu mà từ đầu năm tới giờ bác chiếu cố kỹ quá vậy ? Có lẽ tại người đời – nhất là dân bợm nhậu – cứ hay gọi tôi là “hổ con” (tiểu hổ), khiến bác Sửu nhớ đến hồi xưa bác xuýt bị hổ vồ, phải đem cái trí khôn của loài người (là cái bắp cày) ra dọa làm hổ ta chạy bán sống bán chết, chăng ? Ôi chao ! Hết “chay tịnh”, giờ lại tới “điên rồ”, kể cũng cám cảnh lắm ru ! Thôi thì bắt chước Dương Nghiễm Mậu, buông ra 2 tiếng “cũng đành”, đốt thêm một điếu thuốc, hắng giọng thật to và … xin phúc đáp vậy :
- E hèm ! Vâng, quả thực đã có nhiều lúc do cái đầu óc được chính các bạn đặt cho biệt hiệu “đa nghi như Tào Tháo”, tôi cũng có những ý nghĩ giống như 2 bạn. Bởi vì tôi cũng chỉ là con người với đầy đủ thất tình, lục dục như mọi người vậy thôi. Hôm vừa rồi, trong một cuộc họp Ban Phục vu Huynh đoàn Giáo phận Saigon, mấy anh em bạn già ngồi với nhau, một anh cũng nói : “Anh em mình đầu bạc hết trơn, mà theo Thánh Kinh, những người bạc đầu là những người khôn ngoan. Vậy thì chúng mình đã trở thành người khôn ngoan cả rồi”. Tôi buột miệng : Riêng tôi thì xin “hổng dám đâu”, bởi tôi có một cái đầu ngoại khổ, muốn có mũ đội thì dù có đi khắp nước hoặc cả thế giới cũng đừng hòng kiếm mua cho được, mà phải tới nơi sản xuất đặt người ta làm cho mới đội vừa. Nhìn lại mình thì thấy nhiều lúc mình cũng tỏ ra con người “chưa được khôn ngoan cho lắm, thẳng thừng mà nói, cứ thấy mình ngu ơi là ngu”, nên tự nhận biệt hiệu bao hàm cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng “To đầu mà dại”.
Hóa cho nên mới có một giai thoại : Có một cụ già ngồi ở bãi biển suy sự Đức Chúa Trời, nhìn thấy một chú nhỏ (Thiên thần) đang cầm cái vỏ hến tát nước biển vào cái hang cua. Tò mò, cụ hỏi : “Cháu làm gì thế ? – Cháu tát biển cho cạn, xem ở dưới đáy có những cái gì. – Ồ ! Một cái hang cua thì làm sao chứa nổi được hết nước biển ?” Em bé cười : “Thì cũng chắng khác những gì cụ đang suy nghĩ về Đức Chúa Trời”. Cứ theo thiển ý của ngu mỗ thì nhiều lúc chúng ta nghe những lời dạy của Đức Kitô nó cứ trái khoáy làm sao ấy, khó lòng mà hiểu được, nếu không cậy nhờ đến Thần Khí Chúa soi sáng (ý tôi muốn nói ở đây là phải cầu nguyện xin ơn soi sáng). Ví dụ : “Hãy để người chết chôn người chết” (Lc 9, 60), “Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng” (Mt 10, 35-36), “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.” (Ga 2, 19) (Đền thờ Giêrusalem phải xây trong 46 năm mà Người chỉ xây trong 3 ngày !).
Chính vì thế, nên phải tìm đến căn nguyên, cội nguồn. Con người được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Người, được ban cho tự do, và tất nhiên được sống theo cái bản năng thụ tạo của mình. Cũng vì được tự do, nên con người đã vướng vào cái tội muốn ngang bằng với Thiên Chúa (Câu chuyện “Ăn trái cấm”, “Xây tháp Babel”). Như vậy, muốn cho loài người hiểu được những lời nói và việc làm của Thiên Chúa, Người phải “dùng cái bất toàn của loài người để diễn tả sự toàn năng, dùng miệng lưỡi nhơ uế của loài người để nói Lời Chí Thánh”. Nói khác hơn, Người phải dùng những hành động, những lời nòi mà loài người thường gặp để họ thấu hiểu được. Nếu chỉ “phán một lời” mà tha hết mọi tội lỗi thì loài người không hiểu được những việc họ làm, những điều họ nghĩ có thực sự cấu thành tội hay không. Và tất nhiên, khi họ không thấy được, không hiểu được đó là tội, thì họ vẫn vô tư, vẫn hồn nhiên vấp phạm. Vì thế, Thiên Chúa phải dùng chính Con Một xuống trần để minh họa cho loài người hiểu được tội lỗi họ vấp phạm sẽ làm cho không chỉ loài người mà cả Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật, phải chịu như vậy.
Còn vấn đề mà bạn X. nêu lên thì xin nghe lại nguyên văn bài đọc 1 : “Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đấng ấy chính là Đức Ki-tô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1Cr 1, 22-25). Nó cũng không khác vấn đề mà tôi đã thưa với bạn Y. ở trên. Với con mắt trần tục, thì hành động và lời nói của chính Đức Giêsu Thiên Chúa – nhất là việc bị chết treo trần truồng trên thập tự – còn bị coi là điên rồ, là ô nhục, huống hồ đây lại là công việc rao giảng về hình ảnh (bị coi là điên rồ, ô nhục) ấy. Lời dạy của Thánh Phaolô Tông đồ đã trả lời thật rõ ràng : “Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1Cr 1, 25).
Chính bản thân tôi bây giờ cũng đang dùng những suy nghĩ nông cạn, những ngôn ngữ bất toàn của con người để diễn tả Lời nói và hành động của Thiên Chúa. Nhưng biết làm sao được, có phải chăng ? Cuối cùng thì xin nhị vị hiểu cho cái Huấn đức của ngu mỗ chỉ bao hàm công việc giúp anh chị em (và cả bản thân mình nữa) cùng học tập về Thánh Kinh, Luật Sống và Tinh thần Dòng Đa Minh thôi, không phải là đi dạy đạo đức cho thiên hạ đâu. Đừng có ham !
Hai ông bạn thân mến của tôi nhất loạt nâng ly đưa về phía tôi : “Ừ ! Có thế chứ ! Nào, trăm phần trăm, dzô … dzô… “. Tôi phì cười : “Cà phê chứ có phải bia đâu mà 100%”. Hai bạn chưng hửng, cứ y như “mèo bị cắt tai” ấy (Tôi lại giật thót mình vì vừa nói chạm đến tên húy của chú Mão mà tôi cầm tinh. Hì hì !).
JM. Lam Thy ĐVD
Cách đây hơn một tuần, vào một buổi sáng Chúa nhật (CN I Mùa Chay), đi lễ về, tôi gặp vài anh bạn rủ đi cà phê bụi (quán cóc lề đường). Vừa nhâm nhi cà phê vừa tán phượu thiên hạ sự, kể cũng thú vị. Hết chuyện điện đóm trong nhà (ông EVN – Cty Điện lực VN đấy ! – kêu lỗ để tăng giá điện vù vù, trong khi lại đề nghị dùng số dư – tiền lời đấy ! – tồn quỹ 102 tỉ đồng làm tiền thưởng cho nhân viên Cty), đến chuyện dài đường phố giăng mắc lô cốt (cứ y như mặt ruộng mới bị bác Sửu kéo cày xới lên vậy). Bỗng một anh bạn vỗ đùi cắt ngang :
- Chuyện dài thời sự VN có nói đến thiên niên kỷ thứ IV cũng chưa hết. Tớ có một thắc mắc đề nghị bác Huấn đức gỡ rối tơ lòng cho. Sáng nay trong Thánh lễ, nơi bài đọc 1 có nhắc đến “cái điên rồ của Thiên Chúa”. Vậy xin hỏi : Thiên Chúa sao lại có thể điên rồ ?
Thôi chết rồi ! Theo phản xạ tự nhiên, tôi lại đưa tay lên gãi đỏ cả tai, rụng cả tóc, tìm kế thoát hiểm, thì vừa lúc đó, một anh bạn khác (anh này không cùng tôn giáo) bồi tiếp :
- Ái chà ! Huấn đức cơ à ? Oai nhỉ ! Tớ cũng có một cái thắc mắc : Thiên Chúa của các cậu quyền năng vô cùng, dựng nên cả vũ trụ, rồi còn dựng nên cả loài người và yêu thương họ như con cái. Đến khi con cái hư hỏng, tại sao không phán một lời tha hết tội lỗi cho chúng, mà lại sai Con Một xuống thế chịu khổ hình rồi chết trên thập giá để cứu chuộc cái đám con hư đốn ấy ? Như thế chẳng phải cũng là một hành động – xin lỗi, cho phép tớ dùng lại tiếng mà bạn X. vừa dùng – một hành động điên rồ sao ?
Tôi vốn cầm tinh chú Mão, đâu có nợ nần gì bác Sửu mà từ đầu năm tới giờ bác chiếu cố kỹ quá vậy ? Có lẽ tại người đời – nhất là dân bợm nhậu – cứ hay gọi tôi là “hổ con” (tiểu hổ), khiến bác Sửu nhớ đến hồi xưa bác xuýt bị hổ vồ, phải đem cái trí khôn của loài người (là cái bắp cày) ra dọa làm hổ ta chạy bán sống bán chết, chăng ? Ôi chao ! Hết “chay tịnh”, giờ lại tới “điên rồ”, kể cũng cám cảnh lắm ru ! Thôi thì bắt chước Dương Nghiễm Mậu, buông ra 2 tiếng “cũng đành”, đốt thêm một điếu thuốc, hắng giọng thật to và … xin phúc đáp vậy :
- E hèm ! Vâng, quả thực đã có nhiều lúc do cái đầu óc được chính các bạn đặt cho biệt hiệu “đa nghi như Tào Tháo”, tôi cũng có những ý nghĩ giống như 2 bạn. Bởi vì tôi cũng chỉ là con người với đầy đủ thất tình, lục dục như mọi người vậy thôi. Hôm vừa rồi, trong một cuộc họp Ban Phục vu Huynh đoàn Giáo phận Saigon, mấy anh em bạn già ngồi với nhau, một anh cũng nói : “Anh em mình đầu bạc hết trơn, mà theo Thánh Kinh, những người bạc đầu là những người khôn ngoan. Vậy thì chúng mình đã trở thành người khôn ngoan cả rồi”. Tôi buột miệng : Riêng tôi thì xin “hổng dám đâu”, bởi tôi có một cái đầu ngoại khổ, muốn có mũ đội thì dù có đi khắp nước hoặc cả thế giới cũng đừng hòng kiếm mua cho được, mà phải tới nơi sản xuất đặt người ta làm cho mới đội vừa. Nhìn lại mình thì thấy nhiều lúc mình cũng tỏ ra con người “chưa được khôn ngoan cho lắm, thẳng thừng mà nói, cứ thấy mình ngu ơi là ngu”, nên tự nhận biệt hiệu bao hàm cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng “To đầu mà dại”.
Hóa cho nên mới có một giai thoại : Có một cụ già ngồi ở bãi biển suy sự Đức Chúa Trời, nhìn thấy một chú nhỏ (Thiên thần) đang cầm cái vỏ hến tát nước biển vào cái hang cua. Tò mò, cụ hỏi : “Cháu làm gì thế ? – Cháu tát biển cho cạn, xem ở dưới đáy có những cái gì. – Ồ ! Một cái hang cua thì làm sao chứa nổi được hết nước biển ?” Em bé cười : “Thì cũng chắng khác những gì cụ đang suy nghĩ về Đức Chúa Trời”. Cứ theo thiển ý của ngu mỗ thì nhiều lúc chúng ta nghe những lời dạy của Đức Kitô nó cứ trái khoáy làm sao ấy, khó lòng mà hiểu được, nếu không cậy nhờ đến Thần Khí Chúa soi sáng (ý tôi muốn nói ở đây là phải cầu nguyện xin ơn soi sáng). Ví dụ : “Hãy để người chết chôn người chết” (Lc 9, 60), “Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng” (Mt 10, 35-36), “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.” (Ga 2, 19) (Đền thờ Giêrusalem phải xây trong 46 năm mà Người chỉ xây trong 3 ngày !).
Chính vì thế, nên phải tìm đến căn nguyên, cội nguồn. Con người được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Người, được ban cho tự do, và tất nhiên được sống theo cái bản năng thụ tạo của mình. Cũng vì được tự do, nên con người đã vướng vào cái tội muốn ngang bằng với Thiên Chúa (Câu chuyện “Ăn trái cấm”, “Xây tháp Babel”). Như vậy, muốn cho loài người hiểu được những lời nói và việc làm của Thiên Chúa, Người phải “dùng cái bất toàn của loài người để diễn tả sự toàn năng, dùng miệng lưỡi nhơ uế của loài người để nói Lời Chí Thánh”. Nói khác hơn, Người phải dùng những hành động, những lời nòi mà loài người thường gặp để họ thấu hiểu được. Nếu chỉ “phán một lời” mà tha hết mọi tội lỗi thì loài người không hiểu được những việc họ làm, những điều họ nghĩ có thực sự cấu thành tội hay không. Và tất nhiên, khi họ không thấy được, không hiểu được đó là tội, thì họ vẫn vô tư, vẫn hồn nhiên vấp phạm. Vì thế, Thiên Chúa phải dùng chính Con Một xuống trần để minh họa cho loài người hiểu được tội lỗi họ vấp phạm sẽ làm cho không chỉ loài người mà cả Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật, phải chịu như vậy.
Còn vấn đề mà bạn X. nêu lên thì xin nghe lại nguyên văn bài đọc 1 : “Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đấng ấy chính là Đức Ki-tô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1Cr 1, 22-25). Nó cũng không khác vấn đề mà tôi đã thưa với bạn Y. ở trên. Với con mắt trần tục, thì hành động và lời nói của chính Đức Giêsu Thiên Chúa – nhất là việc bị chết treo trần truồng trên thập tự – còn bị coi là điên rồ, là ô nhục, huống hồ đây lại là công việc rao giảng về hình ảnh (bị coi là điên rồ, ô nhục) ấy. Lời dạy của Thánh Phaolô Tông đồ đã trả lời thật rõ ràng : “Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1Cr 1, 25).
Chính bản thân tôi bây giờ cũng đang dùng những suy nghĩ nông cạn, những ngôn ngữ bất toàn của con người để diễn tả Lời nói và hành động của Thiên Chúa. Nhưng biết làm sao được, có phải chăng ? Cuối cùng thì xin nhị vị hiểu cho cái Huấn đức của ngu mỗ chỉ bao hàm công việc giúp anh chị em (và cả bản thân mình nữa) cùng học tập về Thánh Kinh, Luật Sống và Tinh thần Dòng Đa Minh thôi, không phải là đi dạy đạo đức cho thiên hạ đâu. Đừng có ham !
Hai ông bạn thân mến của tôi nhất loạt nâng ly đưa về phía tôi : “Ừ ! Có thế chứ ! Nào, trăm phần trăm, dzô … dzô… “. Tôi phì cười : “Cà phê chứ có phải bia đâu mà 100%”. Hai bạn chưng hửng, cứ y như “mèo bị cắt tai” ấy (Tôi lại giật thót mình vì vừa nói chạm đến tên húy của chú Mão mà tôi cầm tinh. Hì hì !).
JM. Lam Thy ĐVD