Dan Lee
03-12-2009, 11:30 PM
CHÚNG TA CÓ THỂ LÀ CON CHÍ ÁI KHÔNG ?
Bài Phúc âm « Chúa biến hình »(M 9, 2-9) cho chúng ta biết mấy điểm Chúa: I-Chúa Kitô là ai ? 2- Ngài làm gì ? 3- Các Tồng đồ xem Chúa là ai ? Chúa trao cho các môn đệ và chúng ta sứ mạng gì ?
Trước hết, Chúa biến hình nghĩa là Ngài để thiên tính mà hằng ngày Ngài dấu trong con người phàm tự hạ (kenosis) của Ngài và Ngài biểu lộ ra một vẻ sáng ngời tuyệt diệu, thánh thiện và tinh khiết vô biên.
Quang cảnh cũng giúp ta hiểu biết Ngài có bản tính Thiên Chúa một phần nào : núi, mây, y phục trắng ngần, hai nhân vật quan trọng của Cựu Ước là thánh Môisen và Tiên tri Elia.
Núi là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa, nơi nhận mạc khải của Thiên Chúa. Chính thánh Môisen đã lên núi gặp Chúa và Chúa trao cho thánh nhân Mười Giới răn. Chính Tiên tri Elia đã lên núi để gặp Chúa.
Thánh sử Mathêu và Marcô ghi rõ sự kiện Chúa biến hình xảy ra sau sáu ngày : sau sáu ngày có thể là thời gian thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Đức Kitô, nhưng còn có thể nói tới sáu ngày thánh Môisen lên núi có mây bao phủ, tới ngày thứ bảy, Thiên Chúa mới gọi thánh nhân, mạc khải cho thánh nhân.
Tiếp đến là mây, mây chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa mà Cựu Ước đã nói tới trong thời dân Israen đi trong sa mạc suốt 40 năm trường : ban ngày có đám mây che phủ Lều Giao ước, ban đêm có cột lửa.
Y phục trắng ngần chỉ sự vinh quang của cánh chung, nay đã hiện diện nơi Chúa Kitô nên Chúa Kitô phải là Đấng thuộc thiên giới.
Môisen, lãnh tụ dân Israen đã lên núi Sinai gặp Thiên Chúa, nay xuất hiện để gặp Chúa Kitô, Elia đã được đưa lên trời, sống trong thiên giới, nay trở lại gặp Chúa Kitô.
Quang cảnh nói lên thời cánh chung, thời sau cùng của loài người, của vũ trụ, Thiên Chúa sẽ phán xét, sẽ tiêu diệt tội lỗi, mọi xác phàm sẽ thấy vinh quang Chúa. Thời cánh chung đã được thực hiện nơi Chúa Kitô và hoàn thành trong ngày tận thế. Dĩ nhiên, quang cảnh với núi, mây rõ ràng mô tả việc Thiên Chúa xuất hiện.
Ba môn đệ là Phêrô, Giacôbê và Gioan có gặp Thiên Chúa như thánh Môisen đã gặp trên núi không ? – Bài Phúc âm trả lời : họ gặp Chúa Kitô biểu lộ vinh quang Thiên Chúa, họ gặp thánh Môisen chỉ cho biết Chúa Kitô là vị Tiên tri lớn mà trước khi qua đời thánh Môisen là dặn dân phải nghe lời Ngài, họ gặp Tiên tri Elia nói về Đức Kitô là Tôi tớ Thiên Chúa sẽ phải chịu đau khổ, chịu chết nhưng họ chưa biết rõ con người Chúa Kytô. Thật vậy, phản ứng của thánh Phêrô là tình nguyện làm ba lều một cho Chúa, một cho Môisen, một cho Elia để thánh Phêrô cùng được ở trên núi, hưởng vinh quang, hạnh phúc của Chúa Kitô. Lời nói của thánh nhân hàm chứa một hiểu lầm vì xem Chúa Kitô ngang với Môisen và Elia hoặc cho hơn một chút.
Phải có mạc khải của Chúa Cha tới can thiệp bằng tiếng phán từ đám mây : Nầy là Con chí ái của Ta, các ngươi hãy nghe Lời Ngài. Chúa Kitô là Con thật Chúa Cha, là Tôi tớ của Chúa Cha, phải chịu đau khổ, bổn phận của của các Tông đồ ( và của mọi người theo Chúa) phải vâng lời Chúa Kitô. Nhưng xem ra các ngài còn rất “lơ mơ” về Chúa Kytô.
Vâng lời Chúa Kitô trong bài học ở đây là chấp nhận đau khổ. Theo tâm lý, ai cũng chạy trốn đau khổ. Chính Chúa Kitô cũng giải thoát đau khổ cho bệnh nhân để cho biết cứu chuộc là giải thoát đau khổ, đưa ta đến hạnh phúc.
Tuy nhiên, trong trăm ngàn khổ sở, có thứ đau khổ để làm chứng cho Chúa, để thi hành Ý Chúa,
Thật vậy, Chúa Kytô chịu đau khổ, chịu chết để chứng minh Giáo lý của Ngài giảng dạy là thật từ trời, từ Chúa Cha . Nếu Chúa Kytô sợ chết , trốn đi thì Giáo lý Ngài giảng chẳng ai theo, chẳng ai tin . Nếu Chúa Kytô sợ chết , trốn đi thì Ngài không vâng lời Chúa Cha , và chỉ là một thứ “lính đào ngũ” vì Chúa Cha sai Ngài xuống làm người rao giảng chân lý, rao giảng về Chúa Cha và chịu chết để kéo nhân loại về với Chúa Cha . Chúa Kitô đã chịu chết để cho nhân loai biết tội ác của nhân loại xấu xa, ghê tởm vì giết Đấng Thánh , Đấng thương yêu hết mọi người và Chúa Kytô chịu chết để cho nhân loại biết Thiên Chúa thương yêu nhân loại đến nỗi cho con Một Của Ngài chịu chết để cứu nhân loại .
Chúa Kytô muốn mọi người cùng chịu với Ngài. Sống với Thánh giá Chúa Kytô, thánh Phaolô mạnh dạn nói lên :”Tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà chính Đức Kytô sống trong tôi” (Galata 2,19-20) và đi truyền giáo , chịu nhiều đau khổ , thánh Phaolo trở nên “đồng hình đồng dạng vơi Chúa Kytô , và ngài nuôi một hy vọng lớn lao :”Chúa Kytô sẽ làm cho thân xác khốn khổ của ta được biến đổi nên đồng hình đồng dạng với thân xác vinh quang của Chúa Kytô”(Philip 3,21) .
Sống Mùa chay, ý chí luyện tập nhân đức, chịu buồn phiền đề xây dựng tình yêu thương, bac ái, học tạp Lời Chúa đều đòi chút ít đau khổ .
Lm Nguyễn Hùng Oánh
Bài Phúc âm « Chúa biến hình »(M 9, 2-9) cho chúng ta biết mấy điểm Chúa: I-Chúa Kitô là ai ? 2- Ngài làm gì ? 3- Các Tồng đồ xem Chúa là ai ? Chúa trao cho các môn đệ và chúng ta sứ mạng gì ?
Trước hết, Chúa biến hình nghĩa là Ngài để thiên tính mà hằng ngày Ngài dấu trong con người phàm tự hạ (kenosis) của Ngài và Ngài biểu lộ ra một vẻ sáng ngời tuyệt diệu, thánh thiện và tinh khiết vô biên.
Quang cảnh cũng giúp ta hiểu biết Ngài có bản tính Thiên Chúa một phần nào : núi, mây, y phục trắng ngần, hai nhân vật quan trọng của Cựu Ước là thánh Môisen và Tiên tri Elia.
Núi là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa, nơi nhận mạc khải của Thiên Chúa. Chính thánh Môisen đã lên núi gặp Chúa và Chúa trao cho thánh nhân Mười Giới răn. Chính Tiên tri Elia đã lên núi để gặp Chúa.
Thánh sử Mathêu và Marcô ghi rõ sự kiện Chúa biến hình xảy ra sau sáu ngày : sau sáu ngày có thể là thời gian thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Đức Kitô, nhưng còn có thể nói tới sáu ngày thánh Môisen lên núi có mây bao phủ, tới ngày thứ bảy, Thiên Chúa mới gọi thánh nhân, mạc khải cho thánh nhân.
Tiếp đến là mây, mây chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa mà Cựu Ước đã nói tới trong thời dân Israen đi trong sa mạc suốt 40 năm trường : ban ngày có đám mây che phủ Lều Giao ước, ban đêm có cột lửa.
Y phục trắng ngần chỉ sự vinh quang của cánh chung, nay đã hiện diện nơi Chúa Kitô nên Chúa Kitô phải là Đấng thuộc thiên giới.
Môisen, lãnh tụ dân Israen đã lên núi Sinai gặp Thiên Chúa, nay xuất hiện để gặp Chúa Kitô, Elia đã được đưa lên trời, sống trong thiên giới, nay trở lại gặp Chúa Kitô.
Quang cảnh nói lên thời cánh chung, thời sau cùng của loài người, của vũ trụ, Thiên Chúa sẽ phán xét, sẽ tiêu diệt tội lỗi, mọi xác phàm sẽ thấy vinh quang Chúa. Thời cánh chung đã được thực hiện nơi Chúa Kitô và hoàn thành trong ngày tận thế. Dĩ nhiên, quang cảnh với núi, mây rõ ràng mô tả việc Thiên Chúa xuất hiện.
Ba môn đệ là Phêrô, Giacôbê và Gioan có gặp Thiên Chúa như thánh Môisen đã gặp trên núi không ? – Bài Phúc âm trả lời : họ gặp Chúa Kitô biểu lộ vinh quang Thiên Chúa, họ gặp thánh Môisen chỉ cho biết Chúa Kitô là vị Tiên tri lớn mà trước khi qua đời thánh Môisen là dặn dân phải nghe lời Ngài, họ gặp Tiên tri Elia nói về Đức Kitô là Tôi tớ Thiên Chúa sẽ phải chịu đau khổ, chịu chết nhưng họ chưa biết rõ con người Chúa Kytô. Thật vậy, phản ứng của thánh Phêrô là tình nguyện làm ba lều một cho Chúa, một cho Môisen, một cho Elia để thánh Phêrô cùng được ở trên núi, hưởng vinh quang, hạnh phúc của Chúa Kitô. Lời nói của thánh nhân hàm chứa một hiểu lầm vì xem Chúa Kitô ngang với Môisen và Elia hoặc cho hơn một chút.
Phải có mạc khải của Chúa Cha tới can thiệp bằng tiếng phán từ đám mây : Nầy là Con chí ái của Ta, các ngươi hãy nghe Lời Ngài. Chúa Kitô là Con thật Chúa Cha, là Tôi tớ của Chúa Cha, phải chịu đau khổ, bổn phận của của các Tông đồ ( và của mọi người theo Chúa) phải vâng lời Chúa Kitô. Nhưng xem ra các ngài còn rất “lơ mơ” về Chúa Kytô.
Vâng lời Chúa Kitô trong bài học ở đây là chấp nhận đau khổ. Theo tâm lý, ai cũng chạy trốn đau khổ. Chính Chúa Kitô cũng giải thoát đau khổ cho bệnh nhân để cho biết cứu chuộc là giải thoát đau khổ, đưa ta đến hạnh phúc.
Tuy nhiên, trong trăm ngàn khổ sở, có thứ đau khổ để làm chứng cho Chúa, để thi hành Ý Chúa,
Thật vậy, Chúa Kytô chịu đau khổ, chịu chết để chứng minh Giáo lý của Ngài giảng dạy là thật từ trời, từ Chúa Cha . Nếu Chúa Kytô sợ chết , trốn đi thì Giáo lý Ngài giảng chẳng ai theo, chẳng ai tin . Nếu Chúa Kytô sợ chết , trốn đi thì Ngài không vâng lời Chúa Cha , và chỉ là một thứ “lính đào ngũ” vì Chúa Cha sai Ngài xuống làm người rao giảng chân lý, rao giảng về Chúa Cha và chịu chết để kéo nhân loại về với Chúa Cha . Chúa Kitô đã chịu chết để cho nhân loai biết tội ác của nhân loại xấu xa, ghê tởm vì giết Đấng Thánh , Đấng thương yêu hết mọi người và Chúa Kytô chịu chết để cho nhân loại biết Thiên Chúa thương yêu nhân loại đến nỗi cho con Một Của Ngài chịu chết để cứu nhân loại .
Chúa Kytô muốn mọi người cùng chịu với Ngài. Sống với Thánh giá Chúa Kytô, thánh Phaolô mạnh dạn nói lên :”Tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà chính Đức Kytô sống trong tôi” (Galata 2,19-20) và đi truyền giáo , chịu nhiều đau khổ , thánh Phaolo trở nên “đồng hình đồng dạng vơi Chúa Kytô , và ngài nuôi một hy vọng lớn lao :”Chúa Kytô sẽ làm cho thân xác khốn khổ của ta được biến đổi nên đồng hình đồng dạng với thân xác vinh quang của Chúa Kytô”(Philip 3,21) .
Sống Mùa chay, ý chí luyện tập nhân đức, chịu buồn phiền đề xây dựng tình yêu thương, bac ái, học tạp Lời Chúa đều đòi chút ít đau khổ .
Lm Nguyễn Hùng Oánh