Dan Lee
03-12-2009, 11:50 PM
Tài Liệu Tham Khảo Mùa Chay 2009
Lời Ghi Chú & Tri Ân
Lm Tạ Duy Tuyền ước mong gởi đến Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và Mọi Người những bài Tĩnh Tâm Mùa Chay để Quý Cha và Quý Vị tham khảo. Dù sao đây cũng là những đóng góp tuy rằng như Cha Jos Tuyền đã cho Vietcatholic biết: "... là những đóng góp 'nhỏ bé' của Cha trong việc đem Lời Chúa soi chiếu vào trần gian để thánh hóa trần gian..."
Thay mặt Vietcatholic, xin chân thành cám ơn những đóng góp của Cha không những các bài Tĩnh Tâm Mùa Chay mà còn những đóng góp khác của Cha qua các bài chia sẻ hằng tuần. Xin Chúa chúc lành cho Cha trong công việc thiêng liêng tốt đẹp nầy.
Dịp nầy, chúng con cũng mời gọi Quý Cha cũng như Quý Tu Sĩ nếu có điều kiện viết những bài Suy Niệm Hằng Tuần hoặc Hằng Ngày và gởi cho chúng con để Cộng Đồng Dân Chúa luôn được nuôi dưỡng bằng những của ăn thiêng liêng hữu ích nầy.
Lm Francis Lý văn Ca.
BÀI 1: HÃY LÀ MỘT NGƯỜI MẸ XỨNG ĐÁNG
Trước khi bước vào tuần tĩnh tâm các bà mẹ, chúng ta thử nhìn lại dung nhan các bà mẹ qua văn chương Việt Nam để thưởng ngoạn những câu ca dao của người xưa diễn tả thân phận làm vợ, phận làm dâu cũng như vai trò làm mẹ của người phụ nữ Việt Nam, để thấu hiểu, để thương mến, để cảm phục, để chia sẻ ngọt bùi, đắng cay hạnh phúc, khổ sở của những người vợ, nàng dâu, người mẹ Việt Nam cao quý hằng miệt mài cần cù hy sinh tất cả vì chồng, vì con và cho chồng, cho con.
Thân làm vợ:
Sẵn lòng gánh vác việc nhà chồng:
“Có con phải khổ vì con
Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng”
Đôi khi vì chồng mà cam chịu mọi đắng cay
“Có chồng phải luỵ theo chồng
Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải theo
Lên non thiếp cũng lên theo
Tay vịn, chân trèo hái trái nuôi nhau”
Sẵn lòng chịu thiệt thòi, nhịn nhục vì chồng:
“Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì?
Thưa anh thưa giận em chi?
Muốn cưới vợ bé em thì cưới cho”
Nét son của người con gái Việt Nam chính là sự thuỷ chung:
“Theo nhau cho trọn đạo đời
Dẫu rằng không chiếu, trải tơi mà nằm”.
Phận làm dâu thì
Nhẫn nhục với mẹ chồng trong mọi trường hợp:
“Từ khi nàng về làm dâu
Anh thì dặn trước bảo sau mọi lời
Mẹ già dữ lắm em ơi!
Nhịn ăn nhịn mặc nhịn lời mẹ cha
Nhịn cho nên cửa nên nhà
Nên kèo nên cột nên xà tầm vông
Sằn sàng lo cho mẹ chồng
Anh ơi phải lính thì đi
Mẹ cha đơn chiếc đã thì có em
Về Tình mẫu tử của người mẹ Việt Nam
Suốt đời không ngừng thương nghĩ về con:
“Miệng ru mắt nhỏ đôi hàng
Nuôi con càng lớn, mẹ càng thêm lo”
Người mẹ sẵn sàng thức suốt năm canh để ru con ngủ
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài thức trọn năm canh”
Người mẹ còn chấp nhận hao gầy vì con
“Mẹ là chiếc nón vành tre
Nghiêng nghiêng con đội mẹ che trên đầu
Sớm khuya mưa nằng dãi dầu
Thương con tóc mẹ điểm màu gió sương”
Chính vì thế mà công ơn của mẹ còn cao hơn núi:
“Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ”.
Tình mẹ cuồn cuộn như nước nguồn và lai láng như đại dương mênh mông;
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông”
Thế nên, nếu những ai mất mẹ là mất một bầu trời. Bởi vì: “Mất cha con đã u ơ
Mất mẹ con cũng bơ vơ một mình”
Lâm vào hoàn cảnh bi đát như vậy, người con mới cám cảnh mà than:
“Gió đưa cây cửu lý hương
Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn
Quê người nương tựa tháng năm
Thương cha, nhớ mẹ trong lòng không nguôi.”
Đó là những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nhưng liệu rằng những nét đẹp đó còn rạng rỡ trong bầu trời hôm nay? Những người phụ nữ có còn nhịn nhục, hy sinh? Có còn chung thuỷ sắt son tận tuỵ với chồng với con nữa hay không?
Nhìn vào những gì đang diễn ra chung quanh, chúng ta thấy chữ hy sinh đang thiếu dần nơi người phụ nữ, lòng chung thuỷ đang chao đảo, sự từ tâm tận tuỵ với bổn phận đang mờ nhạt.
Nỗi đau của xã hội hôm nay chính là tình mẫu tử xem ra cũng không còn. Nhiều bà mẹ đã không chỉ thiếu trách nhiệm với con cái mà còn sẵn sàng vì một chút danh dự của riêng mình, vì hạnh phúc của mình, họ sẵn sàng giết hại các thai nhi trong cung lòng của mình. Người ta nói rằng mỗi phút qua đi là một thai nhi bị sát hại bởi những người mẹ của mình. Ở cao nguyên người ta đã làm một nghĩa trang dành cho các thai nhi. Ngay cổng nghĩa trang có tấm bảng: “Chúng con tha thứ cho mẹ”. Người ta nói rằng hằng ngày có rất nhiều cô gái còn rất trẻ đứng thẩn thơ nơi nghĩa trang như đang tìm kiếm điều gì đã mất. Có lẽ họ đã mất tính người khi giết con của mình. Họ đã đánh mất thiên chức làm mẹ mà trời đã ban cho họ. Họ muốn tìm lại nhưng bao giờ mới có thể hàn gắn lại vết thương do chính mình gây ra.
Tình mẫu tử từ xưa vẫn coi là tình linh thiêng nhất. Không bao giờ mất. Không bao giờ suy giảm. Thế nhưng những gì đang diễn ra cho chúng ta thấy, tình mẫu tử cũng đang rạn nức bời cả mẹ và lẫn con
Mới đây, Rất nhiều người gần như không tin vào mắt mình khi chứng kiến trên màn hình VTV1 phát cảnh một người đàn ông đánh ngã mẹ mình, tối ngày 19-11. Chuyện xảy ra tại quận Gò Vấp, TP.HCM. Người mẹ đã già lắm rồi, 85 tuổi, và chuyện bà bị đứa con trai đánh đập ấy đã là chuyện thường xuyên, do đó mới được người ở gần nhà canh ghi hình lại dễ dàng.
Đạo đức xã hội đáng được báo động cấp mấy khi nhan nhản trên đường phố, trước cổng trường và trong từng gia đình là cảnh hành hung, bạo lực đầy dẫy? Chỉ cần một ánh mắt ngó thấy ghét, một câu nói nghe không lọt tai, một vụ va quệt nhỏ..., là người ta đã có thể rần rần kéo nhau đi chém giết, cướp đi sinh mạng của người khác dễ dàng như lấy một món đồ trong túi. Cha mẹ hành hạ con như kẻ thù; trò đánh thầy; bảo mẫu tra tấn con trẻ, dán băng keo bịt mồm cho đến chết; đồng môn đồng lớp hở chút là lấy dao đâm...
Dường như con người hôm nay đang đối xử với nhau quá hung hãn, và tình người, lòng nhân ái đã trở thành một thứ hàng hiếm giữa thời buổi này? Những bài giáo dục công dân ở đâu hết rồi?
Nghĩ đến chuyện mẹ tra tấn, cắt gân con, rồi chuyện con đánh mẹ thì thật... quá sức chịu đựng!
Bởi tình mẫu tử vẫn luôn được ngợi ca - và ngợi ca không quá lời - là thứ tình thiêng liêng nhất của trời đất, thứ tình tự nhiên vô tư vô vụ lợi, cho đi không cần lấy lại. Không ai thương yêu mình bằng mẹ của mình. Người duy nhất trên đời có thể gánh chịu tất cả sự thiệt thòi để nhường tất cả những gì tốt đẹp nhất trong phạm vi có thể - thậm chí cả mạng sống, nếu cần - cho ta, chỉ có thể là mẹ ta. Đã có không biết bao nhiêu bài văn, bài thơ, tác phẩm nghệ thuật... được viết ra làm rung động lòng người, đơn giản chỉ về một nhân vật: “Mẹ”. Ấy vậy mà, giờ đây... Một người mẹ cắt gân con, một người con đánh mẹ... Sao mà buồn vậy? Xã hội sẽ đi về đâu?
Bởi nếu những tình cảm thiêng liêng trong gia đình mà cũng mất luôn nữa thì làm sao con người có thể sống được trên đời?
Để có cái nhìn tổng quát về những hình ảnh mù tối của các bà mẹ trong xã hội hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết: “Ác như hiền mẫu” mà Đoàn Dự đã đúc kết qua các sự kiện điển hình như:
+ Bán con lấy tiền trang trải nợ nần
+ Ép con bán dâm để lấy tiền
+ Tức chồng ném con xuống sông
+ Bán con 500.000đ để đánh đề
+ Cảnh thương tâm lan tràn khắp nơi: “Ba đứa trẻ: hai đứa sống – 1 đứa chết”.
Nhìn vào những sự kiện này, chúng ta tự hỏi: Lỗi tại ai? Tại mẹ hay tại con? Lỗi tại ai có lẽ chúng ta để cho lương tâm trả lời. Chính lương tâm là tiếng nói trung thực nhất là toà án công lý mà mỗi người chúng ta trong mọi công việc đều bị xét xử.
Năm nay với chủ đề giáo dục gia đình theo giáo huấn của thánh Phao-lô, chúng ta hãy xét lại đức ái của chúng ta có còn với gia đình chúng ta hay không? Chúng ta có yêu con, yêu chồng hơn cả bản thân? Hay chúng ta chỉ đòi hỏi chồng con chiều chuộng, chăm sóc mình?
Thánh Phaolo nói rằng: “Trên hết mọi sự anh em hãy có lòng bác ái với nhau. Đó là mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3,14). Và Ngài còn mời gọi: “hãy từ bỏ tất cả những cái đó: nào là giận dữ, nóng nảy, độc ác, nào là thoá mạ, ăn nói thô tục”.
Thực vậy, nếu gia đình không có lòng bác ái với nhau sẽ không có cảm thông, nâng đỡ, chia sẻ. Cuộc sống gia đình sẽ thật tẻ nhạt, buồn chán. Và nếu gia đình không có sự tha thứ thì gia đình sẽ biến thành hoả ngục mà mỗi thành viên gia đình đang tự biến thành quỷ dữ để đầy đoạ lẫn nhau.
Ước mong năm giáo dục gia đình, các bà mẹ hãy hoạ khắc lại chân dung người mẹ hiền hậu, nhẫn nại và từ bi cho con cái. Hãy sống đoan trang, mực thước vì hạnh phúc gia đình, đừng sống buông thả theo thói đời “chồng chung vợ chạ”. Con cái chẳng biết con ai. Hãy sống để đức lại cho con, cho đời, đừng để lại gương xấu cho con cái đời sau, vì tội lỗi quá khứ của mẹ mà con cái chẳng dám nhìn đời.
Để kết thúc tôi xin hát tặng mọi người bài “Mỗi mùa xuân sang”.
Bài 2: ĐỨC ÁI LÀ NỀN TẢNG HẠNH PHÚC
Sinh ra và lớn lên ở thôn quê, tôi đã rất nhiều lần chứng kiến cảnh “lục đục” của gia đình hàng xóm. Chuyện chồng uống rượu say, về nhà đánh vợ doạ con xảy ra như cơm bữa. Tôi nhớ rất rõ những buổi chiều chạng vạng ấy, cái không khí chờ đợi, sự im lặng căng thẳng trước khi bão nổi: người vợ đang trò chuyện với hàng xóm lo tất tả chạy về nhà, càng tỏ ra bận rộn với công việc nấu nướng quét dọn càng tốt; mấy đứa con đang la ó đùa giỡn ngoài đường bị mẹ gọi vào nhà, con gái ngồi xuống giúp mẹ rửa rau, con trai ra giếng tắm, hay lẻn ra sau hè. Muốn đóng cổng lắm, để tiếng ồn giảm bớt, xấu hổ giảm bớt, nhưng “ổng” về tới nhà mà thấy cổng đóng thì càng thêm rắc rối!
Tôi nhớ rất rõ ánh mắt hoảng sợ của những đứa con khi chúng chạy qua nhà hàng xóm, theo lời dặn của mẹ, chờ đến khi yên lặng rồi hãy về.
Những cảnh bạo hành đó không chỉ xảy ra hôm qua, mà ngay hôm nay vẫn còn đó những cảnh ngược đãi của những người thân trong gia đình dành cho nhau.
Bạo hành trong gia đình được diễn ra dưới nhiều hình thức, bao gồm bạo hành về thể xác; khủng bố về tinh thần; nhục mạ, mắng chửi; kiểm soát kinh tế nhằm tạo lệ thuộc về mặt tài chính; lạm dụng tình dục; kiểm soát từ việc làm đến giao thiệp, thăm hỏi bạn bè, gia đình, họ hàng, v.v.
Nguyên nhân dẫn đến những tình trạng này là rượu. Cộng với rượu là nhiều tác nhân khác, như ghen tuông, cộc tính, thất nghiệp, v.v.
Đánh đập, mắng chửi, cô lập, và cưỡng ép tình dục chỉ là những biểu hiện chứ chưa đủ để định nghĩa bạo hành trong gia đình hay miêu tả đúng bản chất của nó. Bạo hành trong gia đình là một sự áp bức. Giống như bao sự áp bức khác, bạo hành trong gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng có cùng một mục đích: thiết lập quyền lực và gia tăng sự chế ngự của một người đối với người khác,
Bạo hành trong gia đình không bao giờ là một tai nạn hay một rủi ro nhất thời. Bạo hành trong gia đình là một quá trình biến chuyển dai dẳng, và nguyên nhân của bạo hành trong gia đình xét tận gốc rễ là tầng tầng lớp lớp những truyền thống và tiêu chuẩn đạo đức của một xã hội, đã được cá nhân hấp thu và biến chuyển. Người chồng có thể tự cho phép mình đánh đấm, mắng chửi, cô lập hay cưỡng ép tình dục vợ mình, không phải vì anh uống quá say, giận quá mất khôn, quá ghen tuông, hay quá thèm khát tình dục mà không kiềm chế được mình. Anh ta có thể cho phép mình làm những điều đó bởi vì anh tin rằng anh có quyền được uống say, giận, ghen, và quan hệ tình dục với vợ mình vào bất cứ lúc nào, vì anh là chồng, anh là một người đàn ông. Bất cứ ai, ít học hay có học, đều có thể tin rằng mình có quyền như vây.
Lý do tại sao nhiều phụ nữ bị bạo hành vẫn cắn răng chịu đựng thì đã được phân tích nhiều, và văn hoá luôn đóng một vai trò quan trọng. Người phụ nữ Việt Nam vốn tính cam chịu, bởi văn hoá Việt Nam vốn đề cao “một điều nhịn chín điều lành”, trong khi đa số đàn ông Việt Nam tính tình gia trưởng, độc đoán, muốn vợ luôn phải nghe lời mình. Chẳng phải ông bà ta ngày xưa từng dạy: “Chồng giận thì vợ làm lành/Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì?” Người Việt Nam lại chú trọng nhiều đến thể diện, danh giá, nên muốn dấu chuyện gia đình, tránh “vạch áo cho người xem lưng”. Đa số phụ nữ Việt Nam luôn có tính hy sinh, chịu khó cho gia đình, và thường có tâm lý nhịn nhục để khỏi làm mất mặt cha mẹ.
Tuy vậy, xét văn hoá Việt Nam để hiểu thái độ của người Việt Nam đối với bạo hành trong gia đình là cần thiết nhưng chưa đủ. Có phụ nữ Việt Nam không cam chịu, và cũng có nam giới Việt Nam không gia trưởng. Bạo hành trong gia đình là một sự lựa chọn hoàn toàn tự chủ của một cá nhân, bất kể trình độ học vấn hay giàu nghèo. Cá nhân đó tin rằng mình có quyền quyết định cuộc sống của người bạn đời, con cái, người yêu, hay cả những người thân khác.
Ví thế, để tránh đi những bạo hành đáng tiếc cho gia đình, chúng ta hãy học hỏi đức ái Ky-tô giáo mà thánh Phao-lo đã dạy: ‘Đức ái thì bao dung, nhân hậu, không ghen tương. Đức ái thì nhẫn nại, thi hy sinh.. . ” Và ngài đúc kết rằng: “anh em đừng mắc nợ nhau điều gì “ngoài đức bác ái yêu thương”.
1. Đức ái là đón nhận nhau trong yêu thương tha thứ
Gia đình là cộng đoàn hợp nhất yêu thương. Vì chính tình yêu nam nữ làm nên tình nghĩa vợ chồng để cùng nhau xây dựng một mái ấm gia đình. Gia đình hạnh phúc là gia đình có tình yêu. Vì vậy:
Hãy đảm bảo cho mái nhà chúng ta đang sống, đừng còn một em nhỏ nào, một người lớn nào, dù nam hay nữ, cảm thấy không được đoái hoài hay không được yêu thương nơi chính gia đình của mình. Nhiều ông bố, nhiều bà mẹ, nhiều người con đã không muốn trở về nhà vì họ không được quan tâm, chăm sóc và cảm thông từ gia đình. Họ cảm thấy cuộc đời họ thật vô nghĩa khi ở với gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
Đặc biệt hãy chống lại tên phá hoại an bình kinh tởm. Nạn phá thai là tên phá hoại an bình kinh tởm nhất. Nó phá hoại tình yêu. Nó phá hủy hình ảnh Thiên Chúa. Nó phá hoại sự hiện diện của Thiên Chúa. Nó phá hủy lương tâm người mẹ (hổ dữ không ăn thịt con). (Có người hỏi rằng: “đặt vòng có tội không? Thưa có. Phá thai non)
Vì vậy, nơi gia đình mỗi người hãy học cho biết yêu thương. Vì yêu thương là nỗ lực không ngừng biến ác cảm thành thiện cảm. Biến hận thù thành tha thứ. Đây là lãnh vực cần chiến đấu nhiều hơn cả để chế ngự bản năng ganh ghét trong con người của mình, đế sống vị tha hơn giữa anh em.
Người xưa cũng nói rằng: Sống chung là một cuộc chiến đấu liên lỉ. Chén bát còn có khi xô xát, chứ vợ chồng sống chung với nhau lâu ngày, tránh sao cho khỏi những lúc cơm chẳng lành canh chẳng ngọt? Vì bá nhân bá tính mà (mỗi người một tính khác nhau).
Ngọc nhìn lâu sẽ tìm thấy vết,
Hoa để gần sẽ hết mùi hương.
Thực tế cho thấy cuộc sống Hôn nhân không luôn phẳng lặng như mặt nước hồ thu. Bao nhiêu sóng gió nổi lên vì cá tính dị biệt, anh thì chậm rãi nghiêm trang, chị lại mau chân lẹ miệng. Hoặc chồng thì hào hoa phong nhã,, vợ thì kín đáo, keo kiệt, anh mê tân nhạc, chị thích cải lương… Đấy là chưa kể đến vấn đề bất đồng quan điểm trong việc làm ăn, sống theo tôn giáo, dạy bảo con cái…
Nếu sự khác biệt này cứ tiếp diễn bằng sự xung khắc sẽ dẫn đến cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Thế nên chí có tình yêu mới hàn gắn lại những đổ vỡ do sự khác biệt gây nên. Vì
Thương nhau cau bảy bổ ba.
Ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười.
2. Đức ái đòi hỏi phải sống vì người khác
Khi tạo dựng con người, TC đã tạo dựng con người có đôi. Con người phải có tính xã hội, phải biết hoà mình trong số đông nhân loại vì: “Con người ở một mình không tốt” (St2,18)
Thực vậy, con người càng đi tìm chính mình, con người càng đánh mất chính mình. Càng co cụm trong vỏ ốc của mình, con người càng chết dần trong nỗi cô đơn của mình. Nỗi khát khao hạnh phúc của con người chỉ có thể lấp đầy khi đến với tha nhân mà thôi. Đó là chân lý nền tảng về con người.
Qua cuộc sống và cái chết của Ngài, Chúa Giêsu cũng khẳng định chân lý ấy. Ngài nói: “Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm thấy được sự sống muôn đời” (Mt10,39)
Đó là nghịch lý của Kitô giáo, nhưng đó cũng là chân lý của muôn đời. Thật thế, tất cả những ai miệt mài trong danh lợi, chức quyền, lạc thú của riêng mình cũng sẽ chuốc lấy đắng cay, chua xót, muộn phiền mà thôi. Trái lại, một cuộc sống tiêu hao vì người khác sẽ luôn là một cuộc sống tràn đầy, sung mãn. Chính trong phục vụ, con người mới tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Chính trong những nghĩa cử yêu thương, con người mới tìm được nguồn hạnh phúc đích thực.
Trong đời sống gia đình, điều này càng thể hiện rõ nét: chúng ta chỉ sở hữu hạnh phúc từ gia đình khi chúng ta cho đi tình yêu, sự sống, sự hy sinh quên mình là lúc chúng ta đón nhận niềm vui và hạnh phúc. Ngược lại, chúng ta chỉ nhận lãnh sự buồn tẻ, thất vọng, nếu chúng ta chỉ đòi người bạn cưng phụng chúng ta, thì chúng ta sẽ không có cơ hội nhận lãnh hạnh phúc.
3. Đức ái đòi phải chung thuỷ với nhau (bà nào quên mất rồi)
Có một lần trên chuyến xe, tôi đã được nghe mẩu tâm sự vụn giữa mấy bà mấy cô với nhau. Bà thì than rằng ông chồng của mình bê bối. Bà thì bực tức thấy ông nhà đèo bồng mà chẳng làm gì được. Nói ra thì xấu thiếp hổ chàng, còn để vậy thì ấm ức trong lòng. Sau cùng, có một bà đã kết luận: chỉ có mấy bà Công giáo là sướng. Đạo của họ cấm chỉ việc lang bang. Dù sao chăng nữa, thì họ cũng vẫn một lòng một dạ với nhau. Nghe mẩu tâm sự ấy, tôi cũng thấy mừng vì từ ngàn xưa và cho đến ngày hôm nay, sự chung thủy, một vợ một chồng vốn dĩ đã là một nét son của hôn nhân Công giáo.
Chính Chúa Giêsu đã truyền dạy: “Ngay từ đầu, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó, người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ để kết hiệp với vợ mình và cả hai sẽ trở nên một xương một thịt”. Và Ngài đã kết luận: “Vậy sự gì Thiên Chúa đã liên kết thì loài người không được phân ly”. Chính vì thế sự trung thành cùng nhau phải là một bổn phận chung của cả hai người: người chồng cũng như người vợ.
Đây là điều dễ hiểu bởi vì hôn nhân Công giáo là một khế ước song phương, nghĩa là được ký kết giữa hai người. Chúng ta đòi buộc người bạn đời phải tuyệt đối trung thành với chúng ta thế nào, thì chúng ta cũng có bổn phận phải tuyệt đối trung thành với người bạn đời như thế. Chúng ta không thể nào chấp nhận những chia sẻ vụng trộm của người bạn đời thì chính chúng ta cũng không được chia sẻ tình yêu một cách thầm lén cho kẻ khác không phải là người bạn đời của mình. Nếu như những hành vi thầm lén vụng trộm của chúng ta bị đổ bể, bởi vì đi đêm có ngày gặp ma......... thì lúc bấy giờ chắc chắn dư luận sẽ không buông tha chúng ta và gia đình chúng ta chắc chắn sẽ gặp phải nhiều sóng gió.
Quyết định đi đến hôn nhân là quyết định dứt khoát cho một sự chọn lựa. Mà chọn lựa thì trước hết có nghĩa là chấp nhận. Chúng ta phải chấp nhận người bạn đời với tất cả những sở trường và sở đoản. Bởi vì nhân vô thập toàn, ai cũng có những khuyết điểm của mình. Chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy được người yêu lý tưởng, đủ mọi tiêu chuẩn chúng ta đưa ra trên cõi đời này. Tiếp đến, chọn lựa còn có nghĩa là từ bỏ. Chúng ta phải từ bỏ những cuộc giao du, những cuộc gặp gỡ hay những lần tiếp xúc khả dĩ làm sứt mẻ, rạn vỡ tình yêu của chúng ta. Đó là trong hiện tại, còn trong dĩ vãng thì sao? Chúng ta cũng phải từ bỏ những hình ảnh, những kỷ niệm của một ngày xưa, cho dù đó là một ngày xưa “hoàng thị”, một ngày xưa đằm thắm, với những rạo rực của một thuở mới lớn, với những mộng mơ của những cuộc tình đầu. Nếu chúng ta cứ để cho dĩ vãng ám ảnh, và nhất là nếu chúng ta cứ luôn so sánh hiện tại với dĩ vãng, thì chắc chắn tình yêu của chúng ta sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Và biết đâu, đó cũng là một cách chúng ta ngoại tình trong tư tưởng rồi vậy.
Sau hết, phải trung thành với nhau qua mọi cảnh huống của cuộc sống: khi vui cũng như lúc buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại, khi khỏe mạnh cũng như lúc đau yếu, để yêu thương, để nâng đỡ và để cùng dìu nhau bước đi trong cuộc sống.
Để kết luận chúng ta hãy cùng nghe lời khuyên dạy của thánh Phao-lô tông đồ trong thư I Cor 13:4-7, đã mô tả những đặc điểm của đức ái như sau: "Lòng mến không ghen tương, không ba hoa, không tự mãn, không khiếm nhã, không ích kỷ, không cáu kỉnh, không chấp nhất sự dữ, không mừng trước bất công nhưng biết chia vui một cách chân thành. Trong mọi sự lòng mến hết lòng bao dung, hết lòng kính tin, trông cậy và kiên nhẫn". Đó là những đặc điểm của đời sống Kitô thấm nhuần đức ái và còn có thể có trăm ngàn những đặc điểm khác nữa, vì phải áp dụng đức ái trong trăm ngàn hoàn cảnh khác nhau. Điều quan trọng là phải có đức ái, có lòng yêu mến Chúa chân thành và yêu thương anh chị em như chính mình. Cầu chúc cho các gia đình luôn có đức ái nồng nàn để gia đình luôn hạnh phúc. Amen
BÀI 3: SỐNG ĐỨC ÁI NƠI GIA ĐÌNH
Cuộc đời nếu không có yêu thương?
Đọc bản tin của báo thanh niên online ngày 29.11.2005 có tin: “Ái nữ của ông Samsung tự tử”. Bản tin đó như sau:
“Cuối tuần rồi tập đoàn sản xuất chip điện tử lớn nhất thế giới Samsung đã xác nhận Lee Yoon-Hyung, con gái út của tập đoàn này đã tự kết liễu đời mình”. Lee 26 tuổi đang học cao học ngành quản trị nghệ thuật tại đại học New York đã tự treo cổ bằng dây điện trong căn hộ của cô ở Manhattan.
Cô đang ở tuổi thanh xuân, giầu có, có cổ phần 191 triệu đô la mỹ ở công ty Samsung vào năm 2003, tính đến ngày nay chắc chắn là phải nhiều hơn. Giầu có như vậy tại sao lại tự tử? Cô còn thiếu cái gì?
Chắc chắn cô đâu còn thiếu gì! Cô sống vương giả như một người có quyền thế lớn. Ở nhà đắc tiền. Đi xe sang trọng. Giầu có như cô thật là hiếm có trong thế giới hôm nay. Cô đi đâu người ta vẫn tưởng cô là một viên chức nhà nước đương quyền, có kẻ đón người đưa. Rồi cô bỏ lại tất cả giầu có đó, sang trọng đó, để đi về thế giới bên kia. Tại sao?
Thưa, vì cô thiếu tình thương. Cô có cảm giác ba cô không thương yêu cô khi ngăn cấm tình duyên của cô. (Nhiều trường hợp tự tử vì thiếu sự quan tâm của gia đình, đặc biệt là sự bạo hành)
Trong trại tập trung cùa Đức Quốc xã, các cai tù đã quan xác thấy rằng: những tù nhân nào mà chỉ nghĩ tới mình, chỉ biết sống cho bản thân mình thì cơ may sống sót rất ít. Ngược lại, người nào còn nghĩ tới gia đình, bạn bè, thân thuộc, họ ước ao sống vì những người thân đang cần họ, thì cơ may sống sót nhiều hơn trong trại tù khắt nghiệt của phát xít Đức. Chính những ý tưởng yêu thương đó đã giúp họ sống.
Thực vậy, có thể nói rằng: “người ta sống để yêu và để được yêu”. Không có tình yêu thì sẽ như cây xanh thiếu lá sẽ héo úa theo thời gian. Ngược lại, nếu có tình yêu thì cuộc đời luôn là mùa xuân, là hạnh phúc miên trường.
Hôm nay, chúng ta thử nhìn lại sự yêu thương cùa chúng ta có còn cho gia đình chúng ta hay không? Chúng ta có thực sự dành tình yêu của mình cho gia đình hay chúng ta đang muốn phá huỷ gia đình vì thiếu tình yêu của chúng ta?
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểm: Gia đình ky-tô giáo phải có những đặc điểm nào?
Chúng ta vẫn thường nghe nói: “gia đình là Giáo hội thu nhỏ”, thế nên, gia đình cũng phải mang lấy những đặc tính mà Chúa Giê-su muốn cho Giáo hội của Ngài mang lấy. Những đặc tính ấy chình là: “yêu thương và hợp nhất, thực thi lời Chúa, cử hành phụng vụ và loan truyền tin mừng.
Thực vậy, Chúa Giê-su đã từng nói: “Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau”. Ngài cũng xác định cho chúng ta một dấu hiệu riêng biệt, một bộ đồng phục của người môn đệ. Dấu hiệu ấy không phải là đi nhà thờ, làm dấu thánh giá, tham dự thánh lễ. . . Bộ đồng phục ấy không phải là chiếc áo đủ kiểu đủ màu của từng nhóm, từng hội dòng khác nhau, của từng giới khác nhau, cũng không phải là chiếc khăn theo cấp của thiếu nhi nhưng là tình thương.
Phải, dấu hiệu và bộ đồng phục của người tín hữu chính là tình bác ái yêu thương: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy là các con hãy yêu thương nhau”.
Thế nhưng, xem ra có nhiều người đã không muốn chấp nhận bộ đồng phục này. Họ trang nghiêm sốt sắng trong giờ kinh nguyện, nhưng lại thiếu đứng đắn khi sống giữa đời. Ở nhà thờ họ là con chiên ngoan đạo, nhưng ở trường đời họ mặc áo lang sói, với lòng gian gian tham, độc ác (xin phấn)
Có lẽ vào ngày phán xét chúng ta sẽ ngạc nhiên:
Có những người chúng ta tưởng họ là môn đệ Chúa dựa vào một nếp sống đạo đức giả tạo bên ngoài, nhưng thực sự không phải như thế, chỉ vì họ không thực thi giới luật yêu thương.
Có những người chúng ta tưởng họ là vô thần, là chống đối Thiên Chúa, nhưng thực sự họ là môn đệ của Chúa, chỉ vì họ đã sống tình bác ái. Đức Cha Bùi Tuần trong cuốn “giới luật yêu thương” cũng nói:
“Người vô thần không tin Chúa, chúng ta bảo họ là kẻ vô đạo. Còn chúng ta, mặc dù là tin Chúa, nhưng nếu không thương yêu anh em thì chúng ta cũng chỉ là một loại vô đạo mà thôi.
THỰC HÀNH
Vì vậy, để thực sự trở thành người ky-tô hữu mỗi người đều phải có khả năng yêu thương anh em mình, và người anh em cũng là người thân cận mà chúng ta phải yêu thương chính là gia đình chúng ta. Mỗi thành viên trong gia đình phải biết yêu thương và được yêu thương từ gia đình. Cha mẹ, vợ chồng và con cái phải luôn nghĩ đến nhau, sống cho nhau và có thể chết vì nhau.
Gia đình là trường đào tạo cho đời những con người biết yêu thương thuận lợi và hữu hiệu nhất.
Thuận lợi vì cùng một xương, một thịt, một dòng máu nên dễ dàng yêu thương nhau hơn.
Hữu hiệu vì là bước đầu để từ đó chiếu toả tình yêu ra bên ngoài: Yêu mọi người như chính mình và yêu tha nhân như Chúa đã yêu. Đồng thời cũng biết yêu thương cả kẻ thù chúng ta như Chúa đã dạy và làm gương khi nói lời tha tội cho kẻ làm hại người.
Muốn đạt tới tình yêu này chúng ta phải trau dồi, tu luyện hằng ngày. MỖi ngày phải rà xét lại tình yêu với đồng loại, mỗi ngày phải sống tình yêu đó cho anh em, cho dẫu có thiệt thòi cho bản thân.
Có một chàng thanh niên, gõ cửa một nhà dòng để xin vào tu. Cha bề trên nhìn chàng, khẽ miển cười và hỏi:
- Thế con đã yêu ai chưa?
Chàng thanh niên đỏ mặt, ấp úng trả lời:
- Dạ thưa cha, chưa ạ
Cha bề trên lại mỉn cười và bảo:
Thế thì con hãy về, học yêu thương trước, rồi mới tới tu học sau.
Câu chuyện này chỉ muốn nói lên rằng: chúng ta phải học cả những cái tầm thường như câu tục ngữ đã bảo: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, huống chi là học yêu thương.
Yêu thương thì dài bằng cả cuộc đời. Bao lâu còn sống, chúng ta vẫn phải tập luyện yêu thương, để tình yêu của chúng ta mỗi ngày một thêm tinh tuyền hơn. Vì tình yêu, đầu tiên thường mang tính vị kỷ, chúng ta phải tập luyện để thoát khỏi tình trạng ấu trĩ đó để tiến tới tình yêu vị tha, một tình yêu trưởng thành.
Vậy thế nào là một tình yêu vị kỷ?
Tình yêu vị kỷ là tình yêu vì mình, chúng ta luôn đòi người khác phải phục vụ mình, phải đem lại niềm vui cho chúng ta, giống như đứa bé yêu mẹ nó không phải vì là mẹ nó tốt, mẹ nó đẹp mà vì mẹ nó luôn sẵn sàng sống chết vì nó. Khuynh hướng vị kỷ sẽ làm cho tình yêu chết dần, chết mòn, và nếu tồn tại thì cũng chỉ là một tình yêu èo uột và nhơ nhớp, như hình ảnh Tagor đã dùng để so sánh:
- Tình yêu giống như một con suối, nếu ta đắp đập chặn nước, thì dòng suối sẽ khô. Tình yêu giống như một bông hồng, nếu ta ngắt đi và ép vào ngực, thì chẳng bao lâu bông hồng sẽ héo.
Còn thế nào là tình yêu vị tha?
Tình yêu vị tha là tình yêu vì mọi người. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, chúng ta vui lòng quên mình để dấn thân, đem lại niềm vui mừng và hạnh phúc cho người khác. Đặc tính của loại tình yêu này là cho đi và cho đi không ngừng. Như người mẹ cho con cả cuộc đời vất vả vì con.
Khuôn mẫu lý tưởng cho tình yêu vị tha là chính Chúa Giê-su, Ngài đã nói và đã làm: Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu dám hiến mạng vì bạn hữu.
Nhưng để có một tình yêu vị tha như Chúa, chúng ta phải tập luyện hằng ngày, và không một môi trường nào thuận tiện cho việc tập luyện bằng đời sống gia đình. Vì “Tu đâu cho bằng tu nhà – Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”.
Nếu chúng ta không yêu thương chính những người cùng máu huyết với mình, làm sao chúng ta có thể yêu thương người dưng nước lã và hơn nữa, còn phải yêu thương cả kẻ thù mình.
Trong năm giáo dục gia đình, chúng ta hãy cùng nhau thực hiện cho gia đình mình một số ưu tiên sau:
1. Hãy biết tha thứ cho nhau
Vì cuộc sống chúng, chúng ta không thể tránh hết được những va chạm, những bực bội, những buồn phiền, hiểu lầm, vì “bá nhân bá tánh”, và lại “nhân vô thập toàn” nên cần phải tôn trọng và cảm thông với nhau. Phải biết quên đi và tha thứ, biết nhường nhịn và chịu đựng, vì một sự nhịn là chín sự lành, để nhờ đó bầu khí gia đình sẽ luôn hoà thuận, bằng không đời sống gia đình sẽ luôn là bãi chiến trường căng thẳng. rồi dần dần “già néo thì đứt dây” sẽ dẫn đến sự đỏ vỡ của gia đình.
2. Hãy giúp đỡ nhau
Phải, hãy giúp đỡ nhau chu toàn những công việc nhỏ bé trong đời sống thường ngày, cộng tác với nhau rong sinh kế làm ăn, hầu bảo đảm một đời sống vật chất ấm no.
Nói tóm lại, những người trong gia đình, phải biết nghĩ đến nhau, phải biết sống cho nhau và có thể dám chết vi nhau, để biến gia đình thành một cộng đoàn ngập tràn yêu thương
Với tình yêu, chúng ta sẽ thấy cuộc đời thật đáng sống, dù có phải vất vả, cực nhọc, dù có phải nghèo túng:
“Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa”
“Canh tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”
Tình yêu còn có khả năng mang lại nguồn nghị lực mới để vượt qua mọi khó khăn:
“Thuận vợ, thuận chồng, tát bể đông cũng cạn”
Trái lại, không có tình yêu gia đình sẽ trở thành một địa ngục, một nhà tù, trong đó người này cầm chân và giam hãm người kia.
Ước gì mỗi người chúng ta đều có một trái tim hãy dành tình yêu đó cho gia đình. Mỗi người hãy sống tình yêu bao dung và dâng hiến cho gia đình được mãi êm ấm thuận hoà và hạnh phúc.
BÀI 4: NGƯỜI CHA HOÀN HẢO
MỖi người sinh ra đều có một người cha. Một người cha cộng tác trong việc sinh ra chúng ta. Một người cha nuôi dưỡng chúng ta. Một người cha cho chúng ta một dòng máu, một dòng tộc ở đời. Thế nên cũng có thể nói: mỗi người chúng ta đều có một người cha gắn bó với chúng ta. Ông là người mang lại cho chúng ta vinh dự hay tủi nhục. Ông là người mang lại cho chúng ta hạnh phúc hay bất hạnh. Ông là người cha gương mẫu hay bệnh hoạn bởi thói hư tật xấu.
Chị Liên vẫn cho mình là một đứa trẻ bất hạnh vì mồ côi cha ngay từ nhỏ. Chị chỉ thấy bóng hình cha qua người khác kể và những tấm ảnh cũ nát theo thời gian. Chỉ rất tủi khi nhìn thấy bạn bè được có cha yêu thương dạy dỗ. Nhưng trường hợp anh Vinh lại khác. Anh có cha và còn cha. Nhưng cha lại quá khắt khe với anh, luôn dùng hình phạt để răn dạy anh. Ông nói là ông thương anh “thương cho roi cho vọt”, nhưng anh lại nghĩ vì ông quá đòi hỏi nơi anh. Ông đòi anh phải học thật giỏi, phải nổi bật giữa bạn bè để ông được nở mày nở mặt, nhưng anh đã không làm được điều đó nên ông đánh đập anh.
Kinh nghiệm của chị Tuyết thì lại khác. Chị thương cha và cha cũng thương chị. Nhưng ông hiền lành và nhu nhược quá. Ông yếu đuối với người chung quanh. Ông không hướng dẫn gia đình, ông trao phó mọi việc cho vợ con. Con cái muốn làm gì cũng được nên không đứa nào học hành đến nơi đến chốn. Thậm chí lấy vợ lấy chồng cũng tuỳ ý, chứ không có sự định hướng của cha mẹ. Vì thế mà bây giờ người nào cũng sống trong khó khăn, thiếu thốn. Từ khi còn nhỏ, chị luôn mong cha chỉ dạy, hướng dẫn nhưng cha chẳng bao giờ có ý kiến hay có tiêu chuẩn gì rõ ràng để định hướng cho con vào đời. Chị có cha nhưng vẫn phải một mình vật lộn với đời.
HÔm nay khởi đầu ngày tĩnh tâm dành cho quý vị gia trường, chúng ta cùng chiêm ngắm bóng hình người cha hoàn hảo trên trời để chúng ta cũng có gắng hoạ lại chân dung đó trong vai trò làm cha của mình.
1. Chúa là người cha giầu lòng thương xót và nhân từ
Thiên Chúa biết rằng: con người là tạo vật mong manh yếu đuối, được tạo dựng bằng cát bụi, một ngày kia cũng trở về cát bụi. Vì thế Chúa yêu thương, thương xót chúng ta. Là những người con yếu đuối vụng về, nhiều lỗi lầm, chúng ta cần có một người cha có lòng thương xót như Chúa biết rõ những yếu đuối của chúng ta và sẵn sàng thông cảm tha thứ những vấp vấp ấy của chúng ta.
Thế nhưng, nhiều ông bố của chúng ta lại thiếu lòng từ bi và nhân hậu. Ông chỉ biết roi vọt và doạ nạt ngoài ra chẳng có sáng kiến gì giúp con sửa đổi. Roi vọt và doạ nạt không phải là dạy dỗ mà là trừng phạt và khủng bố. Con cái rất cần những lời răn dạy bảo ban trong tinh thần nhân ái từ bi của cha. Đó là bài học mà các người cha phải kiên nhẫn giáo dục liên tục cho đến khi con trưởng thành.
Có một ông bố khi thấy con hút thuốc, ông đã không giận dữ quạt nạt mà ông dẫn đứa con ra sau bếp và chỉ cho nó thấy mùn hóng từ khói đã bám vào mái nhà thế nào, thì người hút thuốc cũng bị khói bám vào phổi như vậy. Thiết tưởng đó là bài học nhân từ và hiệu quả hơn là dành điếu thuốc, đánh đập con cái.
2. Chúa là người Cha lo lắng cho con cái.
Chúa Giê-su đã từng nói: đừng quá lo lắng về cơm ăn, áo mặc, vì Cha anh em đã cho chim trời thức ăn, cho hoa ngoài đồng những màu sắc tươi đẹp. Ngài chắc chắn sẽ cung ứng cho chúng ta (Mt 6,32).
Người cha trong gia đình dù bất toàn nhưng vẫn luôn muốn cung ứng mọi nhu cầu cho con, nhưng lắm khi vì hoàn cảnh khó khăn, không thể cho con điều con cần. Người cha trên trời của chúng ta trái lại, là Đấng quyền năng giầu có vô hạn. Ngài có thể đáp lại mọi lời con cái kêu xin. Tuy nhiên, với một điều kiện “hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, còn những điều khác Ngài sẽ ban cho sau” (Mt 6,33)
Và như vậy, người cha trong gia đình điều cần mang lại cho con chính là biết dạy con, cái đức thành người, biết sống theo lẽ phải, biết hướng về thiện, biết tìm kiếm nước Chúa. Của cải vật chất mãi mãi chúng ta không lo đủ và vừa lòng con cái. Vì được voi đòi tiên, và đôi khi “có tiền sinh tật”. Chúng ta đừng hổ thẹn vì mình không giầu có để thoả mãn nhu cầu cho con cái, nhưng chúng ta phải xấu hổ vì không cho con cái cái đức thành người.
3. Chúa là người Cha yêu thương và tha thứ
Thánh Gioan đã viết: Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Và ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,7)
Chúng ta cảm tạ Chúa vì không những Ngài yêu chúng ta vô điều kiện mà còn yêu chúng ta trước. Ngài yêu chúng ta ngay khi chúng ta còn là tội nhân.
Ngài không yêu chúng ta bằng lời nói như bằng những việc làm cụ thể. Ngài đã đến trần gian làm người hy sinh chịu chết thay cho chúng ta. Ngài là người cha luôn luôn tha thứ. Mỗi lần lỡ phạm tội, nếu chúng ta cầu xin Chúa tha thứ, Ngài chẳng những tha thứ mà còn quên hết tả lỗi lầm của chúng ta.
Thế nhưng, nhiều ông bố lại quá cố chấp với con cái, thái độ gia trưởng của các ông bố dễ làm cho con cái xa cách. Nhiều đứa con đã thực sự không muốn ở nhà vì bố quá hà khắc, thiếu từ nhân. Thiết nghĩ sự dữ dằn không mang lại hạnh phúc cho gia đình, biến gia đình thành nơi tố tụng hình sự thì chắc chắc chẳng mang lại niềm vui cho con.
4. Chúa là người cha không bao giờ thay đổi
Tình yêu Chúa dành cho chúng ta là tình yêu đời đời. Ngài yêu ai thì yêu cho đến cùng. Kinh thánh luôn luôn nhắc rằng: “lòng nhân từ của Đức Chúa Trời còn đến muôn đời.
Người cha trong gia đình có thể vì một cám dỗ nào đó, bỏ quên con cái, nhưng Chúa không bao giờ quên chúng ta, dù chúng ta tội lỗi xấu xa, làm cho Chúa buồn lòng. Ngài cũng không bảo giờ bỏ chúng ta. Nếu khi nào chúng ta xa Chúa là vì chúng ta đã từ bỏ Ngài mà thôi.
Ngày nay người ta đang sợ những đứa con của các gia đình ly dị, ly thân, không có tình thương, sự chăm sóc của cha mẹ liệu rằng chúng sẽ ra sao?
Vì vậy, hãy dừng lại đúng lúc, đừng quá đi sâu vào những tình cảm bất chính để rồi chia đàn xẻ nghé vợ con. Chúng ta không thể vì niềm vui của minh, hạnh phúc của mình mà không cảm thấy có trách nhiệm với gia đình vợ con của mình.
Nhiều người cha vẫn đang đi tìm một mối tình khác, một niềm vui trong các quán Café ôm, có ai nghĩ rằng trong bóng tối của cuộc vui chúng ta là bóng tối của cô đơn, thất vọng của vợ con. Chúng ta vui về mối tình vụng trộm, nhưng lại trút gánh nặng kinh tế cho gia đình, bởi những đồng tiền đáng lý được trang trải cho gia đình lại phung phí cho bản thân.
Ước mong trong năm giáo dục gia đình, mỗi người chúng ta hãy ý thức mình là người giáo dục, hãy ý thức “sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó. Chúng ta sống không nghiêm túc thì không thể có những đứa con ngoan ngãn vâng lời. Chúng ta không dạy con cái những bài học mực thước, đoan trang từ trong cách sống của chúng ta thì làm sao chúng ta có được những đứa con sống đoan trang thuỳ mỵ ở đời. Chúng ta không dạy con cái lòng nhan ái bao dung trong sự nhẫn nại, hy sinh của chúng ta làm sao chúng ta có được những người con hiền lành hiếu đức. Chúng ta không dạy con cái sống có trách nhiệm qua đời sống chu toàn bổn phận làm cha của mình, thì làm sao chúng ta có được những người con biết sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình.
Nguyện xin Thiên Chúa là người cha vô cùng nhân ái, bao dung dạy chúng ta biết theo gương Ngài mà hoạ lại tình yêu của Chúa cho gia đình chúng ta.
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
Lời Ghi Chú & Tri Ân
Lm Tạ Duy Tuyền ước mong gởi đến Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và Mọi Người những bài Tĩnh Tâm Mùa Chay để Quý Cha và Quý Vị tham khảo. Dù sao đây cũng là những đóng góp tuy rằng như Cha Jos Tuyền đã cho Vietcatholic biết: "... là những đóng góp 'nhỏ bé' của Cha trong việc đem Lời Chúa soi chiếu vào trần gian để thánh hóa trần gian..."
Thay mặt Vietcatholic, xin chân thành cám ơn những đóng góp của Cha không những các bài Tĩnh Tâm Mùa Chay mà còn những đóng góp khác của Cha qua các bài chia sẻ hằng tuần. Xin Chúa chúc lành cho Cha trong công việc thiêng liêng tốt đẹp nầy.
Dịp nầy, chúng con cũng mời gọi Quý Cha cũng như Quý Tu Sĩ nếu có điều kiện viết những bài Suy Niệm Hằng Tuần hoặc Hằng Ngày và gởi cho chúng con để Cộng Đồng Dân Chúa luôn được nuôi dưỡng bằng những của ăn thiêng liêng hữu ích nầy.
Lm Francis Lý văn Ca.
BÀI 1: HÃY LÀ MỘT NGƯỜI MẸ XỨNG ĐÁNG
Trước khi bước vào tuần tĩnh tâm các bà mẹ, chúng ta thử nhìn lại dung nhan các bà mẹ qua văn chương Việt Nam để thưởng ngoạn những câu ca dao của người xưa diễn tả thân phận làm vợ, phận làm dâu cũng như vai trò làm mẹ của người phụ nữ Việt Nam, để thấu hiểu, để thương mến, để cảm phục, để chia sẻ ngọt bùi, đắng cay hạnh phúc, khổ sở của những người vợ, nàng dâu, người mẹ Việt Nam cao quý hằng miệt mài cần cù hy sinh tất cả vì chồng, vì con và cho chồng, cho con.
Thân làm vợ:
Sẵn lòng gánh vác việc nhà chồng:
“Có con phải khổ vì con
Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng”
Đôi khi vì chồng mà cam chịu mọi đắng cay
“Có chồng phải luỵ theo chồng
Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải theo
Lên non thiếp cũng lên theo
Tay vịn, chân trèo hái trái nuôi nhau”
Sẵn lòng chịu thiệt thòi, nhịn nhục vì chồng:
“Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì?
Thưa anh thưa giận em chi?
Muốn cưới vợ bé em thì cưới cho”
Nét son của người con gái Việt Nam chính là sự thuỷ chung:
“Theo nhau cho trọn đạo đời
Dẫu rằng không chiếu, trải tơi mà nằm”.
Phận làm dâu thì
Nhẫn nhục với mẹ chồng trong mọi trường hợp:
“Từ khi nàng về làm dâu
Anh thì dặn trước bảo sau mọi lời
Mẹ già dữ lắm em ơi!
Nhịn ăn nhịn mặc nhịn lời mẹ cha
Nhịn cho nên cửa nên nhà
Nên kèo nên cột nên xà tầm vông
Sằn sàng lo cho mẹ chồng
Anh ơi phải lính thì đi
Mẹ cha đơn chiếc đã thì có em
Về Tình mẫu tử của người mẹ Việt Nam
Suốt đời không ngừng thương nghĩ về con:
“Miệng ru mắt nhỏ đôi hàng
Nuôi con càng lớn, mẹ càng thêm lo”
Người mẹ sẵn sàng thức suốt năm canh để ru con ngủ
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài thức trọn năm canh”
Người mẹ còn chấp nhận hao gầy vì con
“Mẹ là chiếc nón vành tre
Nghiêng nghiêng con đội mẹ che trên đầu
Sớm khuya mưa nằng dãi dầu
Thương con tóc mẹ điểm màu gió sương”
Chính vì thế mà công ơn của mẹ còn cao hơn núi:
“Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ”.
Tình mẹ cuồn cuộn như nước nguồn và lai láng như đại dương mênh mông;
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông”
Thế nên, nếu những ai mất mẹ là mất một bầu trời. Bởi vì: “Mất cha con đã u ơ
Mất mẹ con cũng bơ vơ một mình”
Lâm vào hoàn cảnh bi đát như vậy, người con mới cám cảnh mà than:
“Gió đưa cây cửu lý hương
Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn
Quê người nương tựa tháng năm
Thương cha, nhớ mẹ trong lòng không nguôi.”
Đó là những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nhưng liệu rằng những nét đẹp đó còn rạng rỡ trong bầu trời hôm nay? Những người phụ nữ có còn nhịn nhục, hy sinh? Có còn chung thuỷ sắt son tận tuỵ với chồng với con nữa hay không?
Nhìn vào những gì đang diễn ra chung quanh, chúng ta thấy chữ hy sinh đang thiếu dần nơi người phụ nữ, lòng chung thuỷ đang chao đảo, sự từ tâm tận tuỵ với bổn phận đang mờ nhạt.
Nỗi đau của xã hội hôm nay chính là tình mẫu tử xem ra cũng không còn. Nhiều bà mẹ đã không chỉ thiếu trách nhiệm với con cái mà còn sẵn sàng vì một chút danh dự của riêng mình, vì hạnh phúc của mình, họ sẵn sàng giết hại các thai nhi trong cung lòng của mình. Người ta nói rằng mỗi phút qua đi là một thai nhi bị sát hại bởi những người mẹ của mình. Ở cao nguyên người ta đã làm một nghĩa trang dành cho các thai nhi. Ngay cổng nghĩa trang có tấm bảng: “Chúng con tha thứ cho mẹ”. Người ta nói rằng hằng ngày có rất nhiều cô gái còn rất trẻ đứng thẩn thơ nơi nghĩa trang như đang tìm kiếm điều gì đã mất. Có lẽ họ đã mất tính người khi giết con của mình. Họ đã đánh mất thiên chức làm mẹ mà trời đã ban cho họ. Họ muốn tìm lại nhưng bao giờ mới có thể hàn gắn lại vết thương do chính mình gây ra.
Tình mẫu tử từ xưa vẫn coi là tình linh thiêng nhất. Không bao giờ mất. Không bao giờ suy giảm. Thế nhưng những gì đang diễn ra cho chúng ta thấy, tình mẫu tử cũng đang rạn nức bời cả mẹ và lẫn con
Mới đây, Rất nhiều người gần như không tin vào mắt mình khi chứng kiến trên màn hình VTV1 phát cảnh một người đàn ông đánh ngã mẹ mình, tối ngày 19-11. Chuyện xảy ra tại quận Gò Vấp, TP.HCM. Người mẹ đã già lắm rồi, 85 tuổi, và chuyện bà bị đứa con trai đánh đập ấy đã là chuyện thường xuyên, do đó mới được người ở gần nhà canh ghi hình lại dễ dàng.
Đạo đức xã hội đáng được báo động cấp mấy khi nhan nhản trên đường phố, trước cổng trường và trong từng gia đình là cảnh hành hung, bạo lực đầy dẫy? Chỉ cần một ánh mắt ngó thấy ghét, một câu nói nghe không lọt tai, một vụ va quệt nhỏ..., là người ta đã có thể rần rần kéo nhau đi chém giết, cướp đi sinh mạng của người khác dễ dàng như lấy một món đồ trong túi. Cha mẹ hành hạ con như kẻ thù; trò đánh thầy; bảo mẫu tra tấn con trẻ, dán băng keo bịt mồm cho đến chết; đồng môn đồng lớp hở chút là lấy dao đâm...
Dường như con người hôm nay đang đối xử với nhau quá hung hãn, và tình người, lòng nhân ái đã trở thành một thứ hàng hiếm giữa thời buổi này? Những bài giáo dục công dân ở đâu hết rồi?
Nghĩ đến chuyện mẹ tra tấn, cắt gân con, rồi chuyện con đánh mẹ thì thật... quá sức chịu đựng!
Bởi tình mẫu tử vẫn luôn được ngợi ca - và ngợi ca không quá lời - là thứ tình thiêng liêng nhất của trời đất, thứ tình tự nhiên vô tư vô vụ lợi, cho đi không cần lấy lại. Không ai thương yêu mình bằng mẹ của mình. Người duy nhất trên đời có thể gánh chịu tất cả sự thiệt thòi để nhường tất cả những gì tốt đẹp nhất trong phạm vi có thể - thậm chí cả mạng sống, nếu cần - cho ta, chỉ có thể là mẹ ta. Đã có không biết bao nhiêu bài văn, bài thơ, tác phẩm nghệ thuật... được viết ra làm rung động lòng người, đơn giản chỉ về một nhân vật: “Mẹ”. Ấy vậy mà, giờ đây... Một người mẹ cắt gân con, một người con đánh mẹ... Sao mà buồn vậy? Xã hội sẽ đi về đâu?
Bởi nếu những tình cảm thiêng liêng trong gia đình mà cũng mất luôn nữa thì làm sao con người có thể sống được trên đời?
Để có cái nhìn tổng quát về những hình ảnh mù tối của các bà mẹ trong xã hội hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết: “Ác như hiền mẫu” mà Đoàn Dự đã đúc kết qua các sự kiện điển hình như:
+ Bán con lấy tiền trang trải nợ nần
+ Ép con bán dâm để lấy tiền
+ Tức chồng ném con xuống sông
+ Bán con 500.000đ để đánh đề
+ Cảnh thương tâm lan tràn khắp nơi: “Ba đứa trẻ: hai đứa sống – 1 đứa chết”.
Nhìn vào những sự kiện này, chúng ta tự hỏi: Lỗi tại ai? Tại mẹ hay tại con? Lỗi tại ai có lẽ chúng ta để cho lương tâm trả lời. Chính lương tâm là tiếng nói trung thực nhất là toà án công lý mà mỗi người chúng ta trong mọi công việc đều bị xét xử.
Năm nay với chủ đề giáo dục gia đình theo giáo huấn của thánh Phao-lô, chúng ta hãy xét lại đức ái của chúng ta có còn với gia đình chúng ta hay không? Chúng ta có yêu con, yêu chồng hơn cả bản thân? Hay chúng ta chỉ đòi hỏi chồng con chiều chuộng, chăm sóc mình?
Thánh Phaolo nói rằng: “Trên hết mọi sự anh em hãy có lòng bác ái với nhau. Đó là mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3,14). Và Ngài còn mời gọi: “hãy từ bỏ tất cả những cái đó: nào là giận dữ, nóng nảy, độc ác, nào là thoá mạ, ăn nói thô tục”.
Thực vậy, nếu gia đình không có lòng bác ái với nhau sẽ không có cảm thông, nâng đỡ, chia sẻ. Cuộc sống gia đình sẽ thật tẻ nhạt, buồn chán. Và nếu gia đình không có sự tha thứ thì gia đình sẽ biến thành hoả ngục mà mỗi thành viên gia đình đang tự biến thành quỷ dữ để đầy đoạ lẫn nhau.
Ước mong năm giáo dục gia đình, các bà mẹ hãy hoạ khắc lại chân dung người mẹ hiền hậu, nhẫn nại và từ bi cho con cái. Hãy sống đoan trang, mực thước vì hạnh phúc gia đình, đừng sống buông thả theo thói đời “chồng chung vợ chạ”. Con cái chẳng biết con ai. Hãy sống để đức lại cho con, cho đời, đừng để lại gương xấu cho con cái đời sau, vì tội lỗi quá khứ của mẹ mà con cái chẳng dám nhìn đời.
Để kết thúc tôi xin hát tặng mọi người bài “Mỗi mùa xuân sang”.
Bài 2: ĐỨC ÁI LÀ NỀN TẢNG HẠNH PHÚC
Sinh ra và lớn lên ở thôn quê, tôi đã rất nhiều lần chứng kiến cảnh “lục đục” của gia đình hàng xóm. Chuyện chồng uống rượu say, về nhà đánh vợ doạ con xảy ra như cơm bữa. Tôi nhớ rất rõ những buổi chiều chạng vạng ấy, cái không khí chờ đợi, sự im lặng căng thẳng trước khi bão nổi: người vợ đang trò chuyện với hàng xóm lo tất tả chạy về nhà, càng tỏ ra bận rộn với công việc nấu nướng quét dọn càng tốt; mấy đứa con đang la ó đùa giỡn ngoài đường bị mẹ gọi vào nhà, con gái ngồi xuống giúp mẹ rửa rau, con trai ra giếng tắm, hay lẻn ra sau hè. Muốn đóng cổng lắm, để tiếng ồn giảm bớt, xấu hổ giảm bớt, nhưng “ổng” về tới nhà mà thấy cổng đóng thì càng thêm rắc rối!
Tôi nhớ rất rõ ánh mắt hoảng sợ của những đứa con khi chúng chạy qua nhà hàng xóm, theo lời dặn của mẹ, chờ đến khi yên lặng rồi hãy về.
Những cảnh bạo hành đó không chỉ xảy ra hôm qua, mà ngay hôm nay vẫn còn đó những cảnh ngược đãi của những người thân trong gia đình dành cho nhau.
Bạo hành trong gia đình được diễn ra dưới nhiều hình thức, bao gồm bạo hành về thể xác; khủng bố về tinh thần; nhục mạ, mắng chửi; kiểm soát kinh tế nhằm tạo lệ thuộc về mặt tài chính; lạm dụng tình dục; kiểm soát từ việc làm đến giao thiệp, thăm hỏi bạn bè, gia đình, họ hàng, v.v.
Nguyên nhân dẫn đến những tình trạng này là rượu. Cộng với rượu là nhiều tác nhân khác, như ghen tuông, cộc tính, thất nghiệp, v.v.
Đánh đập, mắng chửi, cô lập, và cưỡng ép tình dục chỉ là những biểu hiện chứ chưa đủ để định nghĩa bạo hành trong gia đình hay miêu tả đúng bản chất của nó. Bạo hành trong gia đình là một sự áp bức. Giống như bao sự áp bức khác, bạo hành trong gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng có cùng một mục đích: thiết lập quyền lực và gia tăng sự chế ngự của một người đối với người khác,
Bạo hành trong gia đình không bao giờ là một tai nạn hay một rủi ro nhất thời. Bạo hành trong gia đình là một quá trình biến chuyển dai dẳng, và nguyên nhân của bạo hành trong gia đình xét tận gốc rễ là tầng tầng lớp lớp những truyền thống và tiêu chuẩn đạo đức của một xã hội, đã được cá nhân hấp thu và biến chuyển. Người chồng có thể tự cho phép mình đánh đấm, mắng chửi, cô lập hay cưỡng ép tình dục vợ mình, không phải vì anh uống quá say, giận quá mất khôn, quá ghen tuông, hay quá thèm khát tình dục mà không kiềm chế được mình. Anh ta có thể cho phép mình làm những điều đó bởi vì anh tin rằng anh có quyền được uống say, giận, ghen, và quan hệ tình dục với vợ mình vào bất cứ lúc nào, vì anh là chồng, anh là một người đàn ông. Bất cứ ai, ít học hay có học, đều có thể tin rằng mình có quyền như vây.
Lý do tại sao nhiều phụ nữ bị bạo hành vẫn cắn răng chịu đựng thì đã được phân tích nhiều, và văn hoá luôn đóng một vai trò quan trọng. Người phụ nữ Việt Nam vốn tính cam chịu, bởi văn hoá Việt Nam vốn đề cao “một điều nhịn chín điều lành”, trong khi đa số đàn ông Việt Nam tính tình gia trưởng, độc đoán, muốn vợ luôn phải nghe lời mình. Chẳng phải ông bà ta ngày xưa từng dạy: “Chồng giận thì vợ làm lành/Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì?” Người Việt Nam lại chú trọng nhiều đến thể diện, danh giá, nên muốn dấu chuyện gia đình, tránh “vạch áo cho người xem lưng”. Đa số phụ nữ Việt Nam luôn có tính hy sinh, chịu khó cho gia đình, và thường có tâm lý nhịn nhục để khỏi làm mất mặt cha mẹ.
Tuy vậy, xét văn hoá Việt Nam để hiểu thái độ của người Việt Nam đối với bạo hành trong gia đình là cần thiết nhưng chưa đủ. Có phụ nữ Việt Nam không cam chịu, và cũng có nam giới Việt Nam không gia trưởng. Bạo hành trong gia đình là một sự lựa chọn hoàn toàn tự chủ của một cá nhân, bất kể trình độ học vấn hay giàu nghèo. Cá nhân đó tin rằng mình có quyền quyết định cuộc sống của người bạn đời, con cái, người yêu, hay cả những người thân khác.
Ví thế, để tránh đi những bạo hành đáng tiếc cho gia đình, chúng ta hãy học hỏi đức ái Ky-tô giáo mà thánh Phao-lo đã dạy: ‘Đức ái thì bao dung, nhân hậu, không ghen tương. Đức ái thì nhẫn nại, thi hy sinh.. . ” Và ngài đúc kết rằng: “anh em đừng mắc nợ nhau điều gì “ngoài đức bác ái yêu thương”.
1. Đức ái là đón nhận nhau trong yêu thương tha thứ
Gia đình là cộng đoàn hợp nhất yêu thương. Vì chính tình yêu nam nữ làm nên tình nghĩa vợ chồng để cùng nhau xây dựng một mái ấm gia đình. Gia đình hạnh phúc là gia đình có tình yêu. Vì vậy:
Hãy đảm bảo cho mái nhà chúng ta đang sống, đừng còn một em nhỏ nào, một người lớn nào, dù nam hay nữ, cảm thấy không được đoái hoài hay không được yêu thương nơi chính gia đình của mình. Nhiều ông bố, nhiều bà mẹ, nhiều người con đã không muốn trở về nhà vì họ không được quan tâm, chăm sóc và cảm thông từ gia đình. Họ cảm thấy cuộc đời họ thật vô nghĩa khi ở với gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
Đặc biệt hãy chống lại tên phá hoại an bình kinh tởm. Nạn phá thai là tên phá hoại an bình kinh tởm nhất. Nó phá hoại tình yêu. Nó phá hủy hình ảnh Thiên Chúa. Nó phá hoại sự hiện diện của Thiên Chúa. Nó phá hủy lương tâm người mẹ (hổ dữ không ăn thịt con). (Có người hỏi rằng: “đặt vòng có tội không? Thưa có. Phá thai non)
Vì vậy, nơi gia đình mỗi người hãy học cho biết yêu thương. Vì yêu thương là nỗ lực không ngừng biến ác cảm thành thiện cảm. Biến hận thù thành tha thứ. Đây là lãnh vực cần chiến đấu nhiều hơn cả để chế ngự bản năng ganh ghét trong con người của mình, đế sống vị tha hơn giữa anh em.
Người xưa cũng nói rằng: Sống chung là một cuộc chiến đấu liên lỉ. Chén bát còn có khi xô xát, chứ vợ chồng sống chung với nhau lâu ngày, tránh sao cho khỏi những lúc cơm chẳng lành canh chẳng ngọt? Vì bá nhân bá tính mà (mỗi người một tính khác nhau).
Ngọc nhìn lâu sẽ tìm thấy vết,
Hoa để gần sẽ hết mùi hương.
Thực tế cho thấy cuộc sống Hôn nhân không luôn phẳng lặng như mặt nước hồ thu. Bao nhiêu sóng gió nổi lên vì cá tính dị biệt, anh thì chậm rãi nghiêm trang, chị lại mau chân lẹ miệng. Hoặc chồng thì hào hoa phong nhã,, vợ thì kín đáo, keo kiệt, anh mê tân nhạc, chị thích cải lương… Đấy là chưa kể đến vấn đề bất đồng quan điểm trong việc làm ăn, sống theo tôn giáo, dạy bảo con cái…
Nếu sự khác biệt này cứ tiếp diễn bằng sự xung khắc sẽ dẫn đến cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Thế nên chí có tình yêu mới hàn gắn lại những đổ vỡ do sự khác biệt gây nên. Vì
Thương nhau cau bảy bổ ba.
Ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười.
2. Đức ái đòi hỏi phải sống vì người khác
Khi tạo dựng con người, TC đã tạo dựng con người có đôi. Con người phải có tính xã hội, phải biết hoà mình trong số đông nhân loại vì: “Con người ở một mình không tốt” (St2,18)
Thực vậy, con người càng đi tìm chính mình, con người càng đánh mất chính mình. Càng co cụm trong vỏ ốc của mình, con người càng chết dần trong nỗi cô đơn của mình. Nỗi khát khao hạnh phúc của con người chỉ có thể lấp đầy khi đến với tha nhân mà thôi. Đó là chân lý nền tảng về con người.
Qua cuộc sống và cái chết của Ngài, Chúa Giêsu cũng khẳng định chân lý ấy. Ngài nói: “Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm thấy được sự sống muôn đời” (Mt10,39)
Đó là nghịch lý của Kitô giáo, nhưng đó cũng là chân lý của muôn đời. Thật thế, tất cả những ai miệt mài trong danh lợi, chức quyền, lạc thú của riêng mình cũng sẽ chuốc lấy đắng cay, chua xót, muộn phiền mà thôi. Trái lại, một cuộc sống tiêu hao vì người khác sẽ luôn là một cuộc sống tràn đầy, sung mãn. Chính trong phục vụ, con người mới tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Chính trong những nghĩa cử yêu thương, con người mới tìm được nguồn hạnh phúc đích thực.
Trong đời sống gia đình, điều này càng thể hiện rõ nét: chúng ta chỉ sở hữu hạnh phúc từ gia đình khi chúng ta cho đi tình yêu, sự sống, sự hy sinh quên mình là lúc chúng ta đón nhận niềm vui và hạnh phúc. Ngược lại, chúng ta chỉ nhận lãnh sự buồn tẻ, thất vọng, nếu chúng ta chỉ đòi người bạn cưng phụng chúng ta, thì chúng ta sẽ không có cơ hội nhận lãnh hạnh phúc.
3. Đức ái đòi phải chung thuỷ với nhau (bà nào quên mất rồi)
Có một lần trên chuyến xe, tôi đã được nghe mẩu tâm sự vụn giữa mấy bà mấy cô với nhau. Bà thì than rằng ông chồng của mình bê bối. Bà thì bực tức thấy ông nhà đèo bồng mà chẳng làm gì được. Nói ra thì xấu thiếp hổ chàng, còn để vậy thì ấm ức trong lòng. Sau cùng, có một bà đã kết luận: chỉ có mấy bà Công giáo là sướng. Đạo của họ cấm chỉ việc lang bang. Dù sao chăng nữa, thì họ cũng vẫn một lòng một dạ với nhau. Nghe mẩu tâm sự ấy, tôi cũng thấy mừng vì từ ngàn xưa và cho đến ngày hôm nay, sự chung thủy, một vợ một chồng vốn dĩ đã là một nét son của hôn nhân Công giáo.
Chính Chúa Giêsu đã truyền dạy: “Ngay từ đầu, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó, người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ để kết hiệp với vợ mình và cả hai sẽ trở nên một xương một thịt”. Và Ngài đã kết luận: “Vậy sự gì Thiên Chúa đã liên kết thì loài người không được phân ly”. Chính vì thế sự trung thành cùng nhau phải là một bổn phận chung của cả hai người: người chồng cũng như người vợ.
Đây là điều dễ hiểu bởi vì hôn nhân Công giáo là một khế ước song phương, nghĩa là được ký kết giữa hai người. Chúng ta đòi buộc người bạn đời phải tuyệt đối trung thành với chúng ta thế nào, thì chúng ta cũng có bổn phận phải tuyệt đối trung thành với người bạn đời như thế. Chúng ta không thể nào chấp nhận những chia sẻ vụng trộm của người bạn đời thì chính chúng ta cũng không được chia sẻ tình yêu một cách thầm lén cho kẻ khác không phải là người bạn đời của mình. Nếu như những hành vi thầm lén vụng trộm của chúng ta bị đổ bể, bởi vì đi đêm có ngày gặp ma......... thì lúc bấy giờ chắc chắn dư luận sẽ không buông tha chúng ta và gia đình chúng ta chắc chắn sẽ gặp phải nhiều sóng gió.
Quyết định đi đến hôn nhân là quyết định dứt khoát cho một sự chọn lựa. Mà chọn lựa thì trước hết có nghĩa là chấp nhận. Chúng ta phải chấp nhận người bạn đời với tất cả những sở trường và sở đoản. Bởi vì nhân vô thập toàn, ai cũng có những khuyết điểm của mình. Chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy được người yêu lý tưởng, đủ mọi tiêu chuẩn chúng ta đưa ra trên cõi đời này. Tiếp đến, chọn lựa còn có nghĩa là từ bỏ. Chúng ta phải từ bỏ những cuộc giao du, những cuộc gặp gỡ hay những lần tiếp xúc khả dĩ làm sứt mẻ, rạn vỡ tình yêu của chúng ta. Đó là trong hiện tại, còn trong dĩ vãng thì sao? Chúng ta cũng phải từ bỏ những hình ảnh, những kỷ niệm của một ngày xưa, cho dù đó là một ngày xưa “hoàng thị”, một ngày xưa đằm thắm, với những rạo rực của một thuở mới lớn, với những mộng mơ của những cuộc tình đầu. Nếu chúng ta cứ để cho dĩ vãng ám ảnh, và nhất là nếu chúng ta cứ luôn so sánh hiện tại với dĩ vãng, thì chắc chắn tình yêu của chúng ta sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Và biết đâu, đó cũng là một cách chúng ta ngoại tình trong tư tưởng rồi vậy.
Sau hết, phải trung thành với nhau qua mọi cảnh huống của cuộc sống: khi vui cũng như lúc buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại, khi khỏe mạnh cũng như lúc đau yếu, để yêu thương, để nâng đỡ và để cùng dìu nhau bước đi trong cuộc sống.
Để kết luận chúng ta hãy cùng nghe lời khuyên dạy của thánh Phao-lô tông đồ trong thư I Cor 13:4-7, đã mô tả những đặc điểm của đức ái như sau: "Lòng mến không ghen tương, không ba hoa, không tự mãn, không khiếm nhã, không ích kỷ, không cáu kỉnh, không chấp nhất sự dữ, không mừng trước bất công nhưng biết chia vui một cách chân thành. Trong mọi sự lòng mến hết lòng bao dung, hết lòng kính tin, trông cậy và kiên nhẫn". Đó là những đặc điểm của đời sống Kitô thấm nhuần đức ái và còn có thể có trăm ngàn những đặc điểm khác nữa, vì phải áp dụng đức ái trong trăm ngàn hoàn cảnh khác nhau. Điều quan trọng là phải có đức ái, có lòng yêu mến Chúa chân thành và yêu thương anh chị em như chính mình. Cầu chúc cho các gia đình luôn có đức ái nồng nàn để gia đình luôn hạnh phúc. Amen
BÀI 3: SỐNG ĐỨC ÁI NƠI GIA ĐÌNH
Cuộc đời nếu không có yêu thương?
Đọc bản tin của báo thanh niên online ngày 29.11.2005 có tin: “Ái nữ của ông Samsung tự tử”. Bản tin đó như sau:
“Cuối tuần rồi tập đoàn sản xuất chip điện tử lớn nhất thế giới Samsung đã xác nhận Lee Yoon-Hyung, con gái út của tập đoàn này đã tự kết liễu đời mình”. Lee 26 tuổi đang học cao học ngành quản trị nghệ thuật tại đại học New York đã tự treo cổ bằng dây điện trong căn hộ của cô ở Manhattan.
Cô đang ở tuổi thanh xuân, giầu có, có cổ phần 191 triệu đô la mỹ ở công ty Samsung vào năm 2003, tính đến ngày nay chắc chắn là phải nhiều hơn. Giầu có như vậy tại sao lại tự tử? Cô còn thiếu cái gì?
Chắc chắn cô đâu còn thiếu gì! Cô sống vương giả như một người có quyền thế lớn. Ở nhà đắc tiền. Đi xe sang trọng. Giầu có như cô thật là hiếm có trong thế giới hôm nay. Cô đi đâu người ta vẫn tưởng cô là một viên chức nhà nước đương quyền, có kẻ đón người đưa. Rồi cô bỏ lại tất cả giầu có đó, sang trọng đó, để đi về thế giới bên kia. Tại sao?
Thưa, vì cô thiếu tình thương. Cô có cảm giác ba cô không thương yêu cô khi ngăn cấm tình duyên của cô. (Nhiều trường hợp tự tử vì thiếu sự quan tâm của gia đình, đặc biệt là sự bạo hành)
Trong trại tập trung cùa Đức Quốc xã, các cai tù đã quan xác thấy rằng: những tù nhân nào mà chỉ nghĩ tới mình, chỉ biết sống cho bản thân mình thì cơ may sống sót rất ít. Ngược lại, người nào còn nghĩ tới gia đình, bạn bè, thân thuộc, họ ước ao sống vì những người thân đang cần họ, thì cơ may sống sót nhiều hơn trong trại tù khắt nghiệt của phát xít Đức. Chính những ý tưởng yêu thương đó đã giúp họ sống.
Thực vậy, có thể nói rằng: “người ta sống để yêu và để được yêu”. Không có tình yêu thì sẽ như cây xanh thiếu lá sẽ héo úa theo thời gian. Ngược lại, nếu có tình yêu thì cuộc đời luôn là mùa xuân, là hạnh phúc miên trường.
Hôm nay, chúng ta thử nhìn lại sự yêu thương cùa chúng ta có còn cho gia đình chúng ta hay không? Chúng ta có thực sự dành tình yêu của mình cho gia đình hay chúng ta đang muốn phá huỷ gia đình vì thiếu tình yêu của chúng ta?
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểm: Gia đình ky-tô giáo phải có những đặc điểm nào?
Chúng ta vẫn thường nghe nói: “gia đình là Giáo hội thu nhỏ”, thế nên, gia đình cũng phải mang lấy những đặc tính mà Chúa Giê-su muốn cho Giáo hội của Ngài mang lấy. Những đặc tính ấy chình là: “yêu thương và hợp nhất, thực thi lời Chúa, cử hành phụng vụ và loan truyền tin mừng.
Thực vậy, Chúa Giê-su đã từng nói: “Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau”. Ngài cũng xác định cho chúng ta một dấu hiệu riêng biệt, một bộ đồng phục của người môn đệ. Dấu hiệu ấy không phải là đi nhà thờ, làm dấu thánh giá, tham dự thánh lễ. . . Bộ đồng phục ấy không phải là chiếc áo đủ kiểu đủ màu của từng nhóm, từng hội dòng khác nhau, của từng giới khác nhau, cũng không phải là chiếc khăn theo cấp của thiếu nhi nhưng là tình thương.
Phải, dấu hiệu và bộ đồng phục của người tín hữu chính là tình bác ái yêu thương: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy là các con hãy yêu thương nhau”.
Thế nhưng, xem ra có nhiều người đã không muốn chấp nhận bộ đồng phục này. Họ trang nghiêm sốt sắng trong giờ kinh nguyện, nhưng lại thiếu đứng đắn khi sống giữa đời. Ở nhà thờ họ là con chiên ngoan đạo, nhưng ở trường đời họ mặc áo lang sói, với lòng gian gian tham, độc ác (xin phấn)
Có lẽ vào ngày phán xét chúng ta sẽ ngạc nhiên:
Có những người chúng ta tưởng họ là môn đệ Chúa dựa vào một nếp sống đạo đức giả tạo bên ngoài, nhưng thực sự không phải như thế, chỉ vì họ không thực thi giới luật yêu thương.
Có những người chúng ta tưởng họ là vô thần, là chống đối Thiên Chúa, nhưng thực sự họ là môn đệ của Chúa, chỉ vì họ đã sống tình bác ái. Đức Cha Bùi Tuần trong cuốn “giới luật yêu thương” cũng nói:
“Người vô thần không tin Chúa, chúng ta bảo họ là kẻ vô đạo. Còn chúng ta, mặc dù là tin Chúa, nhưng nếu không thương yêu anh em thì chúng ta cũng chỉ là một loại vô đạo mà thôi.
THỰC HÀNH
Vì vậy, để thực sự trở thành người ky-tô hữu mỗi người đều phải có khả năng yêu thương anh em mình, và người anh em cũng là người thân cận mà chúng ta phải yêu thương chính là gia đình chúng ta. Mỗi thành viên trong gia đình phải biết yêu thương và được yêu thương từ gia đình. Cha mẹ, vợ chồng và con cái phải luôn nghĩ đến nhau, sống cho nhau và có thể chết vì nhau.
Gia đình là trường đào tạo cho đời những con người biết yêu thương thuận lợi và hữu hiệu nhất.
Thuận lợi vì cùng một xương, một thịt, một dòng máu nên dễ dàng yêu thương nhau hơn.
Hữu hiệu vì là bước đầu để từ đó chiếu toả tình yêu ra bên ngoài: Yêu mọi người như chính mình và yêu tha nhân như Chúa đã yêu. Đồng thời cũng biết yêu thương cả kẻ thù chúng ta như Chúa đã dạy và làm gương khi nói lời tha tội cho kẻ làm hại người.
Muốn đạt tới tình yêu này chúng ta phải trau dồi, tu luyện hằng ngày. MỖi ngày phải rà xét lại tình yêu với đồng loại, mỗi ngày phải sống tình yêu đó cho anh em, cho dẫu có thiệt thòi cho bản thân.
Có một chàng thanh niên, gõ cửa một nhà dòng để xin vào tu. Cha bề trên nhìn chàng, khẽ miển cười và hỏi:
- Thế con đã yêu ai chưa?
Chàng thanh niên đỏ mặt, ấp úng trả lời:
- Dạ thưa cha, chưa ạ
Cha bề trên lại mỉn cười và bảo:
Thế thì con hãy về, học yêu thương trước, rồi mới tới tu học sau.
Câu chuyện này chỉ muốn nói lên rằng: chúng ta phải học cả những cái tầm thường như câu tục ngữ đã bảo: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, huống chi là học yêu thương.
Yêu thương thì dài bằng cả cuộc đời. Bao lâu còn sống, chúng ta vẫn phải tập luyện yêu thương, để tình yêu của chúng ta mỗi ngày một thêm tinh tuyền hơn. Vì tình yêu, đầu tiên thường mang tính vị kỷ, chúng ta phải tập luyện để thoát khỏi tình trạng ấu trĩ đó để tiến tới tình yêu vị tha, một tình yêu trưởng thành.
Vậy thế nào là một tình yêu vị kỷ?
Tình yêu vị kỷ là tình yêu vì mình, chúng ta luôn đòi người khác phải phục vụ mình, phải đem lại niềm vui cho chúng ta, giống như đứa bé yêu mẹ nó không phải vì là mẹ nó tốt, mẹ nó đẹp mà vì mẹ nó luôn sẵn sàng sống chết vì nó. Khuynh hướng vị kỷ sẽ làm cho tình yêu chết dần, chết mòn, và nếu tồn tại thì cũng chỉ là một tình yêu èo uột và nhơ nhớp, như hình ảnh Tagor đã dùng để so sánh:
- Tình yêu giống như một con suối, nếu ta đắp đập chặn nước, thì dòng suối sẽ khô. Tình yêu giống như một bông hồng, nếu ta ngắt đi và ép vào ngực, thì chẳng bao lâu bông hồng sẽ héo.
Còn thế nào là tình yêu vị tha?
Tình yêu vị tha là tình yêu vì mọi người. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, chúng ta vui lòng quên mình để dấn thân, đem lại niềm vui mừng và hạnh phúc cho người khác. Đặc tính của loại tình yêu này là cho đi và cho đi không ngừng. Như người mẹ cho con cả cuộc đời vất vả vì con.
Khuôn mẫu lý tưởng cho tình yêu vị tha là chính Chúa Giê-su, Ngài đã nói và đã làm: Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu dám hiến mạng vì bạn hữu.
Nhưng để có một tình yêu vị tha như Chúa, chúng ta phải tập luyện hằng ngày, và không một môi trường nào thuận tiện cho việc tập luyện bằng đời sống gia đình. Vì “Tu đâu cho bằng tu nhà – Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”.
Nếu chúng ta không yêu thương chính những người cùng máu huyết với mình, làm sao chúng ta có thể yêu thương người dưng nước lã và hơn nữa, còn phải yêu thương cả kẻ thù mình.
Trong năm giáo dục gia đình, chúng ta hãy cùng nhau thực hiện cho gia đình mình một số ưu tiên sau:
1. Hãy biết tha thứ cho nhau
Vì cuộc sống chúng, chúng ta không thể tránh hết được những va chạm, những bực bội, những buồn phiền, hiểu lầm, vì “bá nhân bá tánh”, và lại “nhân vô thập toàn” nên cần phải tôn trọng và cảm thông với nhau. Phải biết quên đi và tha thứ, biết nhường nhịn và chịu đựng, vì một sự nhịn là chín sự lành, để nhờ đó bầu khí gia đình sẽ luôn hoà thuận, bằng không đời sống gia đình sẽ luôn là bãi chiến trường căng thẳng. rồi dần dần “già néo thì đứt dây” sẽ dẫn đến sự đỏ vỡ của gia đình.
2. Hãy giúp đỡ nhau
Phải, hãy giúp đỡ nhau chu toàn những công việc nhỏ bé trong đời sống thường ngày, cộng tác với nhau rong sinh kế làm ăn, hầu bảo đảm một đời sống vật chất ấm no.
Nói tóm lại, những người trong gia đình, phải biết nghĩ đến nhau, phải biết sống cho nhau và có thể dám chết vi nhau, để biến gia đình thành một cộng đoàn ngập tràn yêu thương
Với tình yêu, chúng ta sẽ thấy cuộc đời thật đáng sống, dù có phải vất vả, cực nhọc, dù có phải nghèo túng:
“Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa”
“Canh tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”
Tình yêu còn có khả năng mang lại nguồn nghị lực mới để vượt qua mọi khó khăn:
“Thuận vợ, thuận chồng, tát bể đông cũng cạn”
Trái lại, không có tình yêu gia đình sẽ trở thành một địa ngục, một nhà tù, trong đó người này cầm chân và giam hãm người kia.
Ước gì mỗi người chúng ta đều có một trái tim hãy dành tình yêu đó cho gia đình. Mỗi người hãy sống tình yêu bao dung và dâng hiến cho gia đình được mãi êm ấm thuận hoà và hạnh phúc.
BÀI 4: NGƯỜI CHA HOÀN HẢO
MỖi người sinh ra đều có một người cha. Một người cha cộng tác trong việc sinh ra chúng ta. Một người cha nuôi dưỡng chúng ta. Một người cha cho chúng ta một dòng máu, một dòng tộc ở đời. Thế nên cũng có thể nói: mỗi người chúng ta đều có một người cha gắn bó với chúng ta. Ông là người mang lại cho chúng ta vinh dự hay tủi nhục. Ông là người mang lại cho chúng ta hạnh phúc hay bất hạnh. Ông là người cha gương mẫu hay bệnh hoạn bởi thói hư tật xấu.
Chị Liên vẫn cho mình là một đứa trẻ bất hạnh vì mồ côi cha ngay từ nhỏ. Chị chỉ thấy bóng hình cha qua người khác kể và những tấm ảnh cũ nát theo thời gian. Chỉ rất tủi khi nhìn thấy bạn bè được có cha yêu thương dạy dỗ. Nhưng trường hợp anh Vinh lại khác. Anh có cha và còn cha. Nhưng cha lại quá khắt khe với anh, luôn dùng hình phạt để răn dạy anh. Ông nói là ông thương anh “thương cho roi cho vọt”, nhưng anh lại nghĩ vì ông quá đòi hỏi nơi anh. Ông đòi anh phải học thật giỏi, phải nổi bật giữa bạn bè để ông được nở mày nở mặt, nhưng anh đã không làm được điều đó nên ông đánh đập anh.
Kinh nghiệm của chị Tuyết thì lại khác. Chị thương cha và cha cũng thương chị. Nhưng ông hiền lành và nhu nhược quá. Ông yếu đuối với người chung quanh. Ông không hướng dẫn gia đình, ông trao phó mọi việc cho vợ con. Con cái muốn làm gì cũng được nên không đứa nào học hành đến nơi đến chốn. Thậm chí lấy vợ lấy chồng cũng tuỳ ý, chứ không có sự định hướng của cha mẹ. Vì thế mà bây giờ người nào cũng sống trong khó khăn, thiếu thốn. Từ khi còn nhỏ, chị luôn mong cha chỉ dạy, hướng dẫn nhưng cha chẳng bao giờ có ý kiến hay có tiêu chuẩn gì rõ ràng để định hướng cho con vào đời. Chị có cha nhưng vẫn phải một mình vật lộn với đời.
HÔm nay khởi đầu ngày tĩnh tâm dành cho quý vị gia trường, chúng ta cùng chiêm ngắm bóng hình người cha hoàn hảo trên trời để chúng ta cũng có gắng hoạ lại chân dung đó trong vai trò làm cha của mình.
1. Chúa là người cha giầu lòng thương xót và nhân từ
Thiên Chúa biết rằng: con người là tạo vật mong manh yếu đuối, được tạo dựng bằng cát bụi, một ngày kia cũng trở về cát bụi. Vì thế Chúa yêu thương, thương xót chúng ta. Là những người con yếu đuối vụng về, nhiều lỗi lầm, chúng ta cần có một người cha có lòng thương xót như Chúa biết rõ những yếu đuối của chúng ta và sẵn sàng thông cảm tha thứ những vấp vấp ấy của chúng ta.
Thế nhưng, nhiều ông bố của chúng ta lại thiếu lòng từ bi và nhân hậu. Ông chỉ biết roi vọt và doạ nạt ngoài ra chẳng có sáng kiến gì giúp con sửa đổi. Roi vọt và doạ nạt không phải là dạy dỗ mà là trừng phạt và khủng bố. Con cái rất cần những lời răn dạy bảo ban trong tinh thần nhân ái từ bi của cha. Đó là bài học mà các người cha phải kiên nhẫn giáo dục liên tục cho đến khi con trưởng thành.
Có một ông bố khi thấy con hút thuốc, ông đã không giận dữ quạt nạt mà ông dẫn đứa con ra sau bếp và chỉ cho nó thấy mùn hóng từ khói đã bám vào mái nhà thế nào, thì người hút thuốc cũng bị khói bám vào phổi như vậy. Thiết tưởng đó là bài học nhân từ và hiệu quả hơn là dành điếu thuốc, đánh đập con cái.
2. Chúa là người Cha lo lắng cho con cái.
Chúa Giê-su đã từng nói: đừng quá lo lắng về cơm ăn, áo mặc, vì Cha anh em đã cho chim trời thức ăn, cho hoa ngoài đồng những màu sắc tươi đẹp. Ngài chắc chắn sẽ cung ứng cho chúng ta (Mt 6,32).
Người cha trong gia đình dù bất toàn nhưng vẫn luôn muốn cung ứng mọi nhu cầu cho con, nhưng lắm khi vì hoàn cảnh khó khăn, không thể cho con điều con cần. Người cha trên trời của chúng ta trái lại, là Đấng quyền năng giầu có vô hạn. Ngài có thể đáp lại mọi lời con cái kêu xin. Tuy nhiên, với một điều kiện “hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, còn những điều khác Ngài sẽ ban cho sau” (Mt 6,33)
Và như vậy, người cha trong gia đình điều cần mang lại cho con chính là biết dạy con, cái đức thành người, biết sống theo lẽ phải, biết hướng về thiện, biết tìm kiếm nước Chúa. Của cải vật chất mãi mãi chúng ta không lo đủ và vừa lòng con cái. Vì được voi đòi tiên, và đôi khi “có tiền sinh tật”. Chúng ta đừng hổ thẹn vì mình không giầu có để thoả mãn nhu cầu cho con cái, nhưng chúng ta phải xấu hổ vì không cho con cái cái đức thành người.
3. Chúa là người Cha yêu thương và tha thứ
Thánh Gioan đã viết: Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Và ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,7)
Chúng ta cảm tạ Chúa vì không những Ngài yêu chúng ta vô điều kiện mà còn yêu chúng ta trước. Ngài yêu chúng ta ngay khi chúng ta còn là tội nhân.
Ngài không yêu chúng ta bằng lời nói như bằng những việc làm cụ thể. Ngài đã đến trần gian làm người hy sinh chịu chết thay cho chúng ta. Ngài là người cha luôn luôn tha thứ. Mỗi lần lỡ phạm tội, nếu chúng ta cầu xin Chúa tha thứ, Ngài chẳng những tha thứ mà còn quên hết tả lỗi lầm của chúng ta.
Thế nhưng, nhiều ông bố lại quá cố chấp với con cái, thái độ gia trưởng của các ông bố dễ làm cho con cái xa cách. Nhiều đứa con đã thực sự không muốn ở nhà vì bố quá hà khắc, thiếu từ nhân. Thiết nghĩ sự dữ dằn không mang lại hạnh phúc cho gia đình, biến gia đình thành nơi tố tụng hình sự thì chắc chắc chẳng mang lại niềm vui cho con.
4. Chúa là người cha không bao giờ thay đổi
Tình yêu Chúa dành cho chúng ta là tình yêu đời đời. Ngài yêu ai thì yêu cho đến cùng. Kinh thánh luôn luôn nhắc rằng: “lòng nhân từ của Đức Chúa Trời còn đến muôn đời.
Người cha trong gia đình có thể vì một cám dỗ nào đó, bỏ quên con cái, nhưng Chúa không bao giờ quên chúng ta, dù chúng ta tội lỗi xấu xa, làm cho Chúa buồn lòng. Ngài cũng không bảo giờ bỏ chúng ta. Nếu khi nào chúng ta xa Chúa là vì chúng ta đã từ bỏ Ngài mà thôi.
Ngày nay người ta đang sợ những đứa con của các gia đình ly dị, ly thân, không có tình thương, sự chăm sóc của cha mẹ liệu rằng chúng sẽ ra sao?
Vì vậy, hãy dừng lại đúng lúc, đừng quá đi sâu vào những tình cảm bất chính để rồi chia đàn xẻ nghé vợ con. Chúng ta không thể vì niềm vui của minh, hạnh phúc của mình mà không cảm thấy có trách nhiệm với gia đình vợ con của mình.
Nhiều người cha vẫn đang đi tìm một mối tình khác, một niềm vui trong các quán Café ôm, có ai nghĩ rằng trong bóng tối của cuộc vui chúng ta là bóng tối của cô đơn, thất vọng của vợ con. Chúng ta vui về mối tình vụng trộm, nhưng lại trút gánh nặng kinh tế cho gia đình, bởi những đồng tiền đáng lý được trang trải cho gia đình lại phung phí cho bản thân.
Ước mong trong năm giáo dục gia đình, mỗi người chúng ta hãy ý thức mình là người giáo dục, hãy ý thức “sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó. Chúng ta sống không nghiêm túc thì không thể có những đứa con ngoan ngãn vâng lời. Chúng ta không dạy con cái những bài học mực thước, đoan trang từ trong cách sống của chúng ta thì làm sao chúng ta có được những đứa con sống đoan trang thuỳ mỵ ở đời. Chúng ta không dạy con cái lòng nhan ái bao dung trong sự nhẫn nại, hy sinh của chúng ta làm sao chúng ta có được những người con hiền lành hiếu đức. Chúng ta không dạy con cái sống có trách nhiệm qua đời sống chu toàn bổn phận làm cha của mình, thì làm sao chúng ta có được những người con biết sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình.
Nguyện xin Thiên Chúa là người cha vô cùng nhân ái, bao dung dạy chúng ta biết theo gương Ngài mà hoạ lại tình yêu của Chúa cho gia đình chúng ta.
Lm Jos Tạ Duy Tuyền